MỤC LỤC
Chương 1: . . . . 3
I. Giới thiệu một số mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật . . 3
1. Zaibatsu (literally finacial cliques): . . . 3
1.1. “Zaibatsu” là gì?: . . . . 3
1.2. Những ảnh hưởng trong thời đương đại: . . . 5
2. Kinh nghiệm từ mô hình ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế của Nhật: . 6
2.1. Tính ưu việt của mô hình tập đoàn của Nhật: . . 7
2.2. Những mặt hạn chế của mô hình tập đoàn của Nhật . . 7
II. Giới thiệu một số mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng trên thế giới: . 8
1. Đặc trưng chung của các mô hình tập đoàn tài chính trên thế giới: . . 8
2. Mô hình tập đoàn tài chính một số nước: . . . 9
III. Lịch sử và điều kiện hình thành TĐKT ở Việt Nam . . 11
1. Tầm quan trọng của các Tổng công ty Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân: . 12
2. So sánh giữ a mô hình T ập đoàn kinh doanh và mô hình T ổ ng công ty Việt
Nam: 14
3. Thực tr ạng tổ chức quả n lý trong các T ổ ng công ty của Việt Nam: . 16
3.1. Thực tr ạng: . . . . 16
3.2. Nguyên nhân chủ yếu của nhữ ng t ồ n t ạ i trong t ổ chức quả n lý của các T ổ ng
công ty Việt Nam hiệ n nay: . . . 18
3.2.1. Nguyên nhân khách quan: . . . 18
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan: . . . 19
IV. Đánh giá thực trạng ngân hàng Việt Nam:. . . 20
1.1. Thực trạng ngành ngân hàng từ trước tới nay. . 20
1.2. Minh họa cho rủi ro ti ềm ẩn thực tế . . . 25
Chương 2: . . . . 27
I. Đánh giá hạn chế của tập đoàn hiện nay và ảnh hưởng của nó lên việc thành lập ngân
hàng: . . . . . 28
1. Các hạn chế đến nay vẫn chưa khắc phục được và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của
các tập đoàn hiện tại: . . . . 28
1.1. Về tổ chức quản lý: . . . 28
1.2. Sự hình thành Tổng công ty theo phương pháp "cộng dồn"có kéo theo sự hình thành
Tập đoàn theo phương pháp “cộng dồn”? . . . 29
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý chưa hoàn thiện. . . 31
1.4. Về quản lý hoạt dộng kinh doanh . . . 32
1.5. Sự minh bạch về sở hữu vốn trong các tập đoàn: . . 32
2. Xu hướng cho phép các tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng hiện nay nên được chấp
nhận hay không? . . . . 34
2.1. Giả định 1: Không chấp nhận cho các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng . 34
2.2. Giả định 2: Chấp nhận cho các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng . 35
II. Một số kiến nghị về xây dựng mô hình tập đoàn và cơ chế quản lý hoạt động ngân hàng
trong tập đoàn . . . . 37
1. Mô hình tập đoàn đề xuất: . . . 37
1.1. Tổ chức quản lý:. . . . 38
1.1.1. Quyền quản lý tài sản và kinh doanh: . . . 38
1.1.2. Quyền phân chia lợi ích bên trong t ập đoàn: . . 38
1.2. Về báo cáo tài chính hợp nhất:. . . 39
1.3. Cơ chế khuyến khích kết quả hoạt động. . . 39
1.4. Quan hệ giữa Chính phủ và tập đoàn: . . . 40
2
1.5. Mối quan hệ trong các tập đoàn kinh tế và ngân hàng: . . 40
1.6. Nguồn nhân lực: . . . . 43
2. Mô hình đề xuất thành l ập ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế : . . 44
Phụ l ục
Danh sách tài liệu tham khảo
52 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng mô hình ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế hiện đại cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ban cán sự Đảng, Tổng giám đốc và các cơ quan
quản lý Nhà nước
Việc quản lý hoạt động kinh doanh còn nhiều yếu kém
- Cơ cấu sản xuất hàng hóa không hợp lý, năng suất, chất lượng hàng hoá chưa cao
- Chi phí hành chính và tiếp khách còn lớn
- Việc liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài chưa đạt hiệu quả cao
Mối quan hệ giữa TCT với các doanh nghiệp thành viên và giữa các doanh nghiệp
thành viên với nhau chưa tốt
- Các hình thức khoán được áp dụng ở các doanh nghiệp thành viên chưa có hiệu
quả cao
- Tính độc lập tự chủ kinh doanh của TCT đối với các cấp quản lí và của các doanh
nghiệp thành viên đối với Tổng công chưa được thực hiện
Việc triển khai thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu còn chậm chạp
20
IV. Đánh giá thực trạng ngân hàng Việt Nam:
1.1. Thực trạng ngành ngân hàng từ trước tới nay
Dù thực tế hiện nay ngành Ngân hàng nói riêng cũng như tài chính nói chung gặp nhiều
khó khăn trong năm 2008. Tuy nhiên sự khó khăn này chỉ là vấn đề tạm thời và sẽ sớm được
khắc phục khi nền kinh tế Việt Nam trở lại đúng quỹ đạo tăng trưởng như trước đây. Nếu nhìn
kỹ hơn sẽ thấy được tiềm năng to lớn của ngành Ngân hàng ở nước ta khi có sự tăng lên nhanh
chóng về số lượng ngân hàng, về qui mô vốn điều lệ, về mạng lưới chi nhánh. Hơn thế, Việt
Nam lại là một nước đông dân cư (hơn 80 triệu người), mà dân số đa phần ở độ tuổi còn trẻ,
các tiện ích dịch vụ ngân hàng là không thể thiếu trong đời sống hằng ngày như thẻ tín dụng,
vay vốn, ngân hàng internet…..Thế nhưng hiện nay chỉ chưa tới 10% dân số Việt Nam được
tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng. Cho thấy tiềm năng phát triễn là còn rất lớn.
Quan trọng hơn chính là quan điểm xuyên suốt của Chính phủ Nền kinh tế Việt Nam
đang trên đưòng xây dựng thành một nền kinh tế thị trường tự do. Muốn xây dựng được một
nền kinh tế thị trường thành công thì phải xây dựng được một hệ thống ngân hàng đủ mạnh.
Từ tất cả dự liệu trên cho thấy ngành ngân hàng sẽ sánh vai cùng với nền kinh tế Việt
Nam không chỉ trong giai đoạn khó khăn mà còn hướng tới tương lai.
Về năng lực tài chính.
Năng lực tài chính được xem xét trên các mặt:
- Về vốn chủ sở hữu
+ Các tư liệu thống kê cho thấy, vốn tự có của các NHTM Việt Nam quá thấp.
NHNo&PTNT Việt Nam với vốn tự có được xem là lớn nhất, song cũng chỉ đạt
khoảng 400 triệu $, thấp xa so với các NHTM các nước
Bảng 2.4: Quy mô vốn tự có của một số NHTM trong khu vực
(ĐVT: Triệu USD)
Ngân hàng 2004 2005 2006
Bangkok (Thái Lan) 2.588 2.950,5 3.674,2
Maybank (Malaysia) 3.653 3.963 4.214
21
Lippo Bank (Indonesia) 285 667.5
4 Bank of China 30.907 52.884
Woori (Hàn Quốc) 6.734 7.332 9.579
Kookmin (Hàn Quốc) 8.637 9.526
UOB (Singapore) (triệu SGD) 14.924 16.791
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Fitch Rating;
www.bangkokbank.co.tl; www.maybank.com.my; www.uob.com.sg;
Xét theo tiêu chuẩn Basel thì hầu hết các NHTM ở Việt Nam đều không đáp ứng được
(Hệ số CAR chỉ đạt bình quân xấp xỉ 5%) trong khi đó, hầu hết các NHTM trong khu vực hệ
số này đã đạt trên 8%. Chẳng hạn: Hệ số CAR bình quân của các NH khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương (gồm 52 NH thuộc10 nước - là 13,1%); của các NH các nước Châu Á mới nổi
(Gồm 14 NH của Thailand, Indonesia, Malaysia, Phillipines) là 12,3%.
- Về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NH. Khả năng sinh
lời được thể hiện qua các chỉ số ROE và ROA.
Về hệ số ROA (tỷ lệ lợi nhuận ròng sau thuế so với tổng tài sản): Do chất lượng tín dụng
kém, trong khi đó các hoạt động kinh doanh khác chưa phát triển, nên hệ số ROA của NHTM
Việt Nam khá thấp, khoảng 0,38%. Trong khi đó, hệ số này của NHTM các nước trong khu
vực là tương đối cao. Cụ thể: Hệ số ROA của nhóm các NH khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương (gồm 52 NHTM thuộc 10 nước) là 0,94. Hệ số ROA ở các NH thuộc các nước mới nổi
(Gồm 14 NH của các nước Thailand, Indonesia, Malaysia, Phillipines) là 0,77.
Về hệ số ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn): Hệ số này của các NHTM Việt Nam cũng khá
thấp.
Bảng 2.5: Tỷ lệ lợi nhuận/vốn của các NHTM Việt Nam giai đoạn 1998 - 2007
Đơn vị tính: %
Trong khi đó, hệ số này của NHTM các nước luôn ở mức trên 15%. Rõ ràng là các
NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh với hiệu quả khá thấp
22
Mức sinh lời ROA, ROE của NHTM Việt Nam đạt thấp do các nguyên nhân chủ yếu
sau đây: (1) Do vốn tự có của NHTM nhỏ, đương nhiên làm giảm khả năng tăng lợi nhuận
(theo nguyên tắc đòn bẩy tài chính); (2) Tỷ lệ tài sản có không sinh lời/ tổng tài sản có quá cao
nên làm giảm thu nhập của NH; (3) Do mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến hạn chế, tỷ lệ giao
dịch tự động còn thấp nên năng suất lao động kém; (4) Cơ cấu thu nhập của các NHTM còn
chưa hợp lý, chỉ có khoảng 10% là từ dịch vụ. Trong khi khả năng sinh lời từ hoạt động dịch
vụ cao hơn nhiều so với khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng.
Qua sơ bộ thống kê, ta có thể nhận thấy lý do chủ yếu khiến cho trong giai đoạn này mặc
dù chính phủ khuyến khích việc thành lập các NH nhưng do khả năng sinh lợi của hệ thống
NH trong giai đoạn này không cao nên không thu hút được lượng vốn đầu tư thành lập thêm
NH. Thống kê cho thấy hệ thống NHTM CP đã giảm từ 51 NH (1997) xuống còn 35 NH
(2006).
Bảng 2.6: Số lượng các ngân hàng thương mại (NHTM) từ năm 1991-2006
Năm 1991 1992 1993 1997 2000 2001 2002 2006
NHTM Nhà nước 4 4 4 5 5 5 5 5
NHTM cổ phần 4 22 41 51 48 43 36 34
NHTM liên doanh 1 2 3 4 5 5 5 5
Chi nhánh NH nước ngoài 0 5 8 24 26 26 26 31
Nguồn: website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năng lực hoạt động kinh doanh
Năng lực hoạt động của một NHTM thông thường được xem xét trên các mặt:
- Năng lực huy động vốn
Do nhu cầu vốn hoạt động từ các khách hàng một số năm gần đây khá lớn, nên các
NHTM đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, hậu mãi để huy động vốn, sự cạnh tranh nhìn
chung là khá quyết liệt. Tuy nhiên, có thể thấy là các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng
công cụ giá thấp để huy động vốn. Một số NHTM cũng sử dụng biện pháp mở rộng chi nhánh
để tiến gần hơn tới khách hàng, tuy nhiên, việc mở chi nhánh hiện nay là khá ồ ạt, chưa thực
sự tính đến hiệu quả gây khó khăn cho công tác quản trị, gia tăng rủi ro. Rõ ràng là, với đối
sách tăng lãi suất để huy động vốn ít nhiều sẽ làm suy giảm lợi nhuận của các NHTM. Từ đó
23
cho thấy hiệu quả hoạt động của ngành NH trước năm 2006 không thu hút nhiều sự quan tâm
của dư luận và các tập đoàn là do năng lực thu hút vốn thấp mà một phần cũng là do hạn chế
về vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên tiền đề cho sự phát triển của ngành NH, một ngành tiêu biểu cho nền kinh tế
Việt Nam cũng được dự báo khả quan thông qua các bảng báo cáo và dự báo của các tổ chức
quốc tế uy tín như ADP,IMF,WB….Mà căn cứ có tính thuyết phục và minh họa cho điều đó
chính là năng lực phát triển tín dụng của Việt Nam qua các năm.
- Năng lực đầu tư tín dụng.
Do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao, dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của
các NHTM rất lớn, dư nợ cho vay tăng rất mạnh một số năm gần đây. Cụ thể: Tốc độ tăng
trưởng tín dụng bình quân của các NHTM khoảng trên 25%/năm, cá biệt có những ngân hàng
có tốc độ tăng trưởng tới 30 - 40%/năm - một mức tăng trưởng quá cao, vượt xa mức trung
bình của NHTM các nước trong khu vực. (Hầu hết NHTM các nước trong khu vực đều có
mức tăng trưởng tín dụng dưới 10%. Trung Quốc mức tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng
20%/năm so với mức tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm)
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000 – 2006 (Đơn vị: %)
Năm 2000
2001
so với
2000
2002
so với
2001
2003
so với
2002
2004
so với
2003
2005
so với
2004
2006
so với
2005
NHTMNN 100 127 133 126 120 n.a n.a
NHTMCP 100 121 133 151 140 n.a n.a
NHLD và NH nước
ngoài 100 105 130 129 127 n.a n.a
Toàn ngành 100 123 130 129 141,65 131,1 119,69
Nguồn: website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Từ đây, ta có thể lại thấy được sự gia tăng tốc độ tín dụng có thể là do chính sách của
NH nhà nước trong việc duy trì thặng dư cung tiền để kích thích nền kinh tế. Một dấu hiệu
khác cho thấy tiềm năng phát triển ngành NH dù việc đó có thể rất rủi ro về dài hạn do năng
lực quản trị rủi ro của NH còn nhiều hạn chế trong một môi trường kinh doanh đầy rủi ro có
thể dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao, xói mòn sự ổn định vĩ mô của hệ thống tiền tệ
ngân hàng trong dài hạn.
Vậy do đâu mà việc thành lập NH lại nở rộ vào năm 2007?
24
Để trả lời cho câu hỏi đó ta hãy nhìn sơ lại quá trình phát triển của đất nước Việt Nam để thấy
rõ nguyên nhân chủ yếu.
Năm 2007, mặc dù chịu những diễn biến bất lợi từ thị trường tài chính quốc tế (khủng
hoảng thị trường nhà đất và tín dụng bất động sản của Mỹ, đồng USD yếu,...) cũng như bất
cập trong điều hành chính sách tiến tệ của NH Nhà nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam về cơ
bản vẫn phát triển an toàn, lành mạnh để đóng góp quan trọng vào thành tích tăng trưởng
chung của nền kinh tế. Cụ thể:
Thứ nhất, như đã phân tích ở trên hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) có tốc độ tăng
trưởng rất lớn về tài sản có, dư nợ tín dụng, huy động vốn và nguồn vốn chủ sở hữu. So với
GDP, tổng tài sản có đạt mức 150%, tổng dư nợ đạt 85%. So với cuối năm 2006, tổng tài sản
có của hệ thống các TCTD tăng trưởng khoảng 44%,góp phần làm dư nơ tín dụng tăng 54%
như trên đã nói. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng cũng tăng trên 50%, chủ yếu là vốn điều lệ. Vốn
điều lệ của các TCTD nhà nước tăng 57%; con số này là hơn 70% đối với các TCTD cổ phần.
Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ khoảng 2%. Hầu hết các TCTD kinh doanh có lãi, đặc biệt là
khối các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đạt mức chênh lệch thu chi lớn.
Thứ hai, hầu hết các TCTD đạt tỷ lệ an toàn vốn 8%, có một số ngân hàng thương mại
nhà nước (NHTMNN) đã đạt mức trên 10% do vốn tự có (chủ yếu là vốn điều lệ) của các ngân
hàng tiếp tục được bổ sung mạnh trong năm 2007 (NHTMNN tăng 50% và NHTMCP tăng
67%). Đặc biệt, vào những ngày cuối cùng của năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
đã trở thành NHTMNN đầu tiên thực hiện IPO thành công đợt phát hành 97,5 triệu cổ phiếu
với sự tham gia của 9326 nhà đầu tư với mức giá trúng thầu bình quân 107.860 đồng/cổ phiếu
và đây cũng là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay.
Thứ ba, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển theo chiều hướng đa
dạng hoá, hiện đại hoá. Các ngân hàng thương mại (NHTM) tập trung khai thác thị trường
dịch vụ ngân hàng bán lẻ hết sức tiềm năng. Các NHTM tung ra thị trường nhiều dịch vụ ngân
hàng hấp dẫn như tài khoản cá nhân, ATM, thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng. Dịch vụ thẻ có
bước phát triển về chiều rộng và chiều sâu, công nghệ thẻ chuyển sang áp dụng tiêu chuẩn
EMV, nhiều dịch vụ gia tăng của thẻ thanh toán đã được triển khai. Đặc biệt tháng 11/2007,
thị trường thẻ Việt Nam đã chứng kiến một sự kiện đột phá đó là việc đạt được thỏa thuận kết
nối giữa hai hệ thống thẻ thanh toán lớn nhất Việt Nam (Công ty chuyển mạch tài chính Quốc
25
gia Việt Nam BanknetVn và Công ty Smartlink) để tạo ra một hạ tầng kỹ thuật chấp nhận thẻ
với 4500 máy ATM và hơn 2 vạn thiết bị đọc thẻ POS. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc triển khai trả lương qua tài khoản là bước tích cực về
mặt chính sách có tác dụng thúc đẩy dịch vụ thẻ phát triển.
Thứ tư, năm 2007 tiếp tục chứng kiến xu hướng hợp tác cùng phát triển giữa các TCTD
và giữa TCTD với các doanh nghiệp thông qua thiết lập các liên minh, liên kết, đối tác chiến
lược hoặc thỏa thuận hợp tác toàn diện. Các NHTM Việt Nam thu hút được sự quan tâm lớn
của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Nhiều định chế tài chính lớn đã trở thành cổ
đông lớn, cổ đông chiến lược hoặc đối tác chiến lược của các NHTM, đồng thời đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản trị, hiện đại hoá công nghệ và phát triển dịch vụ
ngân hàng của các NHTM Việt Nam.
1.2. Minh họa cho rủi ro tiềm ẩn thực tế
Thông qua các qui định rành buộc ta thấy ngân hàng nhà nước rất thận trọng trong việc
cấp giấy phép thành lập ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế lại có nhiều vấn đề phái sinh
không lường trước được như:
Vấn đề bảo mật thông tin
Một ngân hàng có nguồn gốc tập đoàn có dám từ chối cung cấp cho các công ty thành
viên tập đoàn các thông tin mật mà nó đang nắm giữ về các đối thủ cạnh tranh của chính các
công ty nội bộ đó? Liệu luật pháp đã có qui định chặt chẽ về vấn đề này chưa?
Chính sách ưu đãi và việc phân bổ sai lệch nguồn tài nguyên tín dụng
Mặc dù Luật các tổ chức tín dụng hiện hành đã dự liệu các hạn chế cho vay để bảo đảm
an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nhưng làm sao có thể kiểm soát được các mối
quan hệ tham gia vốn chằng chịt trong một tập đoàn, nơi mà công ty mẹ góp vốn vào công ty
con, công ty con sinh ra công ty cháu, và đến lượt nó, công ty cháu, về mặt luật pháp, hoàn
toàn có thể hùn vốn vào một công ty con khác do chính công ty “bà ngoại” của mình lập ra?
Hay như một cách lách luật khác cũng rất phổ biến hiện nay là thông qua thị trường liên
NH. Ví dụ: NH của tập đoàn A vì lý do nào đó không cho A vay được thì chuyển tiền (dưới
hình thức tiền gửi) tại NH khác để NH này cho vay hộ; hay như chuyển vốn cho vay khách
26
hàng của nhau với mục đích đảo nợ không để phải phân vào nhóm nợ xấu và trích lập dự
phòng rủi ro; hoặc chuyển vốn cho nhau để “lách” các quy định của NHNN về các tỷ lệ đảm
bảo an toàn trong hoạt động của TCTD…
Với cách làm này thử hỏi NHNN sẽ kiểm tra như thế nào? Và hậu quả để lại ra sao?
Điển hình, trong năm 2007, có 10 NH từ 20% đến trên 80% dư nợ cho vay là sử dụng vốn từ
liên NH đã dẫn tới tình trạng căn thẳng vốn vào đầu năm 2008. Vấn đề có thể sẽ còn trầm
trọng nếu giả sử các ngân hàng này là của các tập đoàn tài chính. Và hậu quả sẽ là sụp đổ hàng
loạt nếu NH C không đòi được NH B, vì B không đòi được NH A, A không trả được nợ vì
người vay của A chính là tập đoàn A nhưng hiện đang thiếu vốn khả dụng để đáp ứng nhu cầu
đầu tư.
27
Chương 2:
Một Số Kiến Nghị Về
Xây Dựng Mô Hình Ngân Hàng
Trong Các Tập Đoàn Kinh Tế Tại Việt Nam
Đánh giá triển vọng ngành ngân hàng
Dù thực tế hiện nay ngành Ngân hàng nói riêng cũng như tài chính nói chung gặp nhiều
khó khăn trong năm 2008. Tuy nhiên sự khó khăn này chỉ là vấn đề tạm thời và sẽ sớm được
khắc phục khi nền kinh tế Việt Nam trở lại đúng quỹ đạo tăng trưởng như trước đây. Nếu nhìn
kỹ hơn sẽ thấy được tiềm năng to lớn của ngành Ngân hàng ở nước ta khi có sự tăng lên nhanh
chóng về số lượng ngân hàng, về qui mô vốn điều lệ, về mạng lưới chi nhánh . Hơn thế, Việt
Nam lại là một nước đông dân cư ( hơn 80 triệu người), mà dân số đa phần ở độ tuổi còn trẻ,
các tiện ích dịch vụ ngân hàng là không thể thiếu trong đời sống hằng ngày như thẻ tín dụng,
vay vốn, ngân hàng internet…..Thế nhưng hiện nay chỉ chưa tới 10% dân số Việt Nam được
tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng. Cho thấy tiềm năng phát triển là còn rất lớn .
Quan trọng hơn chính là quan điểm xuyên suốt của Chính phủ đang nỗ lực xây dựng
nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường tự do . Muốn xây dựng được một nền
kinh tế thị trường thành công thì phải xây dựng được những tập đoàn kinh tế vững mạnh đi
cùng với một hệ thống ngân hàng phát triển.
Mặc dù chính phủ đã tạo điều kiện để các TĐKT phát triển một cách thuận lợi nhất trong
việc thu hút vốn thông qua việc hình thành hệ thống ngân hàng riêng, nhưng trong thực tế quá
trình này đang gặp rất nhiều hạn chế khó khăn. Sau đây là một vài nét hạn chế của nó.
28
I. Đánh giá hạn chế của tập đoàn hiện nay và ảnh hưởng của nó lên việc thành lập ngân
hàng:
1. Các hạn chế đến nay vẫn chưa khắc phục được và có thể ảnh hưởng đến hoạt động
của các tập đoàn hiện tại:
1.1. Về tổ chức quản lý:
Cho tới thời điểm hiện nay quá trình đổi mới DNNN mới chỉ khắc phục được các hạn
chế về số lượng DNNN quá nhiều và việc triển khai cổ phần hóa đang được Chính phủ gấp rút
thực hiện. Tuy nhiên, việc sắp xếp lại các DNNN vẫn còn nhiều bất cập.
Cùng với việc sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, từ năm 2001 đến nay, số TCT không giữ
được vai trò chi phối bị giải thể rất ít; nhưng lại thành lập thêm 17 TCT Nhà nước, tổ chức lại
7 TCT thành tập đoàn, đưa một TCT 90 vào cơ cấu của tập đoàn.
Bảng 3.1: Số lượng các doanh nghiệp nhà nước đã sắp xếp
Các chỉ tiêu
Năm
2000 2002 2004 2006 2010 (dự kiến)
Sáp nhập, hợp nhất 401
Trong đó: Số tổng công ty 8
Giao bán, kinh doanh và cho thuê 274
Phá sản 6 12
Giải thể 112
(đáng lưu ý: 18 TCT 91 không
giải thể được, mặc dù chúng
đều đang trong tình trạng phá
sản)
Cổ phần hóa 2.210* 715 3000 1500
Chuyển sang hình thức công ty
TNHH một thành viên chủ sở hữu
Nhà nước hoặc công ty cổ phần
mà cổ đông là DNNN (bắt đầu từ
năm 2003)
55
(trong đó có
13 TCT91)
(*): tổng số doanh nghiệp đã được cổ phần hóa trong hơn 10 năm kể từ 1992
29
1.2. Sự hình thành Tổng công ty theo phương pháp "cộng dồn"có kéo theo sự hình
thành Tập đoàn theo phương pháp “cộng dồn”?
Mô hình đầu tiên: Các “Tổng công ty 90, 91”
Các DNNN và xí nghiệp liên hiệp được sáp nhập “gom” lại thành các TCT theo những
hình thức như cùng ngành nghề (ví dụ, TCT Nông nghiệp gồm các doanh nghiệp của ngành
nông nghiệp...); liên kết dọc (khác ngành nghề nhưng có mối liên kết trong chu trình sản xuất
kinh doanh, ví dụ như khai thác - sản xuất - lưu thông than trong TCT Than) hoặc liên kết hỗn
hợp (nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như TCT Thương mại Sài Gòn). Đến năm 2006, có
18 TCT 91 và 73 TCT 90. Các TCT này chiếm 1/3 về số lượng, 54% về vốn, 62% doanh thu
và 73% số tiền nộp ngân sách của 5970 DNNN.
Bảng 3.2: Số lượng các doanh nghiệp nhà nước qua các năm
Năm Kế hoạch
2000 2002 2004 2006 2010
Tổng số DNNN 5.655 4.296 3.300 2.176 554
TCT 105 26
Nguồn: Tổng hợp
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tại Hội nghị sơ kết
một năm thực hiện chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 3
khoá IX (tháng 12 năm 2002), trong số 78 TCT 90 chỉ có 9 TCT có đủ các điều kiện duy trì
TCT Nhà nước. Tuy nhiên, 18 TCT 91 vẫn được tiếp tục hoạt động và một số khá lớn TCT 90
không đáp ứng tiêu chí trên được sắp xếp lại.
Mô hình thử nghiệm thứ hai: Mô hình công ty mẹ-công ty con
- Thực chất mô hình công ty mẹ – công ty con (CTM – CTC):
Trên thế giới trong nền kinh tế thị trường có mô hình về “công ty nắm vốn”, “công ty
nhận vốn”. Ý nghĩa của việc “ nắm vốn”, “nhận vốn” được gọi một cách khác là “ mẹ – con”.
30
Quan hệ mẹ – con là sự chi phối của các nhà đầu tư (cổ đông) – công ty mẹ vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của các công ty con.
- Vốn được đầu tư vào nhiều công ty với đặc trưng:
+ Tỷ trọng vốn lớn trong công ty con tạo khả năng tác động toàn diện vào công ty
con.
+ Công ty mẹ có thể hoạt động tài chính thuần tuý (chuyên dùng vốn để mua cổ
phiếu tại các công ty con), có thể vừa hoạt động tài chính, vừa trực tiếp sản
xuất kinh doanh.
Thực tế là:
Báo cáo sơ kết thí điểm mô hình CTM - CTC cũng nêu lên thực trạng một số DN vẫn
giữ thói quen điều hành bằng mệnh lệnh hành chính trong quan hệ giữa CTM - CTC. Điều này
dẫn đến sự hình thức trong công việc chuyển đổi này. Nghĩa là gom văn phòng TCT và một
vài doanh nghiệp thành viên độc lập lớn trong TCT để hình thành công ty mẹ. Tình trạng này
có thể gọi là “con có trước mẹ”.
Mô hình thử nghiệm thứ ba: Mô hình tập đoàn kinh tế
Phương án được lựa chọn để tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN từ 2006 đến
2010 là đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hoá các TĐKT, TCT Nhà nước. Theo đó, đến hết năm
2010 sẽ cổ phần hoá khoảng 1.500 doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp thành viên của TCT
Nhà nước phải hoàn thành trong năm 2008), năm 2007 phải cổ phần hoá 550 doanh nghiệp
(có khoảng 20 TCT), số còn lại sẽ thực hiện trong các năm 2008- 2009, một số công ty và số ít
doanh nghiệp chưa cổ phần hoá được sẽ thực hiện trong năm 2010.
Tại hội nghị về sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2006 - 2010 (7/10/2006), Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: dự kiến sẽ phải cổ phần hóa xong 79 TCT trong số 105 TCT và cổ
phần hoá khoảng 1.500 doanh nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp công ích, nông, lâm trường.
Cũng trong năm này, Chính phủ đã phê duyệt thành lập thí điểm 8 TĐKT nhà nước bao gồm
tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, tập
đoàn Dệt may Việt Nam, tập đoàn Cao su Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam, tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam và tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam.
31
Như vậy, lại có hàng loạt TĐKT mới tiếp tục ra đời, trên cơ sở kế thừa các TCT trước
đây.
Không thể phủ nhận rằng mô hình tập đoàn gần với mô hình tổ chức hoạt động của các
TĐKT quốc tế, hoạt động phù hợp với qui luật thị trường hơn. Nhưng tập đoàn kinh doanh
không phải là một doanh nghiệp, một pháp nhân mà chỉ là sự liên kết tự nguyện giữa các
doanh nghiệp độc lập với nhau theo những phương thức khác nhau nhằm những mục đích
nhất định. Vì vậy, với một quyết định hành chính chúng ta thành lập một tập đoàn kinh doanh.
Như vậy, xác định hướng đi hình thành TĐKT Nhà nước thông qua cổ phần hóa các TCT 90,
91, có tránh được hướng hình thành DNNN theo phương pháp “cộng dồn” trước kia?
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý chưa hoàn thiện
Có thể nói, mô hình công ty mẹ-con đã tạo ra một bước tiến mới trong quá trình đổi mới,
sắp xếp lại khu vực DNNN. Các TCT 90, 91 từ phương thức quản lý theo kiểu hành chính
(cấp trên - cấp dưới) và cơ chế giao vốn đã chuyển sang mối quan hệ bình đẳng, tự nguyện và
cơ chế đầu tư vốn. Khi chuyển thành công ty mẹ, Nhà nước giao quyền và trách nhiệm bảo
toàn vốn của các đơn vị thành viên cho Công ty mẹ. Công ty mẹ được chủ động có các biện
pháp cổ phần hóa các đơn vị này hoặc chuyển thành công ty TNHH một thành viên theo định
hướng của công ty mẹ.
Nhưng trên thực tế hoạt động của các tập đoàn có thực sự có tổ chức quản lý theo kiểu
mô hình công ty mẹ-công ty con?
Theo các chuyên gia, trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện mô hình này là tình trạng
thiếu vốn và yếu về năng lực quản lý. Sự giám sát, quản lý của Nhà nước đối với các tập đoàn
cho đến nay vẫn chưa thể hiện rõ. Chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể TĐKT
hoạt động ra sao, quy mô thế nào.
Báo cáo sơ kết thí điểm mô hình CTM-CTC cũng nêu lên thực trạng sự hình thức trong
công việc chuyển đổi một số doanh nghiệp. Hình thành mang tính hành chính nên việc quản lý
DN cũng không mấy thay đổi.
32
1.4. Về quản lý hoạt dộng kinh doanh
Đa dạng hóa kinh doanh có phải là một chiến lược đúng đối với tập đoàn của Việt
Nam hiện nay?
Thời gian qua, sự nở rộ của TĐKT Nhà nước đã song hành cùng trào lưu đầu tư tài
chính và kinh doanh bất động sản. Các tập đoàn từ dầu khí, điện lực đến hàng hải, hàng không
đều thành lập các công ty, bộ phận kinh doanh ngoài ngành nghề chính như: tài chính, bất
động sản, chứng khoán, quản lý quỹ, đầu tư...Doanh nghiệp đứng ra lập ngân hàng, trường đại
học…
Đa dạng hóa kinh doanh là một trong những chiến lược nhằm tạo thế vững chắc trong
phát triển doanh nghiệp. Nhưng muốn đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp trước
hết phải định vị được lĩnh vực hoạt động, năng lực cốt lõi của mình. Trên thực tế, những hoạt
dộng kinh doanh đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao như tài chính, ngân hàng không thể chỉ cần
có kinh nghiệm đầu tư hay thuê nhân lực có chuyên môn là đủ.
Vậy mô hình tập đoàn có đưa được đơn vị về hoạt động theo đúng nghĩa - là một đơn vị
hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường (những mặt hoạt động công ích sẽ được
hạch toán riêng để đảm bảo báo cáo tài chính phản ánh đúng đắn tình hình tài chính của một
tập đoàn) - hay mô hình này hiện tại đã làm cho các tập đoàn trở nên hoạt động đa lĩnh vực
giống nhau, cùng cạnh tranh với nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của nền
kinh tế Việt Nam?
1.5. Sự minh bạch về sở hữu vốn trong các tập đoàn:
Tập đoàn kinh doanh phải là một tập hợp đa sở hữu. Nếu tập đoàn kinh doanh được
thành lập với một công ty mẹ là DNNN và một loạt công ty TNHH một thành viên là DNNN
thì thực chất đó chỉ là sự đổi tên của TCT hiện nay mà thôi. Vì vậy, dù việc thành lập các
TĐKT mạnh, việc cải tổ các DNNN đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay nhưng cũng không thể
quá vội vã.
Về cơ chế chủ quản với doanh nghiệp nhà nước
Chủ trương xoá bỏ chế độ chủ quản đã được nêu ra từ đầu những năm 1990, nhưng đến
nay vẫn chưa có chuyển biến cơ bản. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là:
33
i) Sự chưa rõ ràng trong xác định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế;
ii) Sự e ngại mất quyền lực và lợi ích khi không còn doanh nghiệp “trực thuộc”
iii) Thói quen của người quản lý doanh nghiệp trong việc tìm chỗ dựa để chia sẻ trách
nhiệm trong hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- Tom tat.pdf