MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương I 3
Cơ sở lý luận xác định phí bảo vệ môi trường 3
1.1. Khái niệm và các nguyên tắc trong xác định mức phí bảo vệ môi trường 3
1.1.1.Khái niệm 3
1.1.2. Các nguyên tắc trong xác định mức phí bảo vệ môi trường. 3
1.2. Lý luận chung về hàng hoá công cộng 4
1.2.1. Hàng hoá công cộng 4
1.2.2. Đường cầu về hàng hoá công cộng. 5
1.3. Phương pháp xác định mức phí bảo vệ môi trường 6
1.3.1. Cơ sở đánh giá chi phí- lợi ích môi trường 6
1.3.2. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 7
1.3.3. Kinh nghiệm áp dụng phương pháp CVM 10
1.4. Xử lý kỹ thuật cho tính toán. 12
1.4.1. Cơ sở toán học xây dựng mô hình xác định phí 12
1.4.2. Giá trị tương lai (FV) của khoản tiền phát sinh đều đặn hàng năm 12
1.4.3. Phần mềm xử lý số liệu 13
Chương II 14
Hiện trạng ô nhiễm nước và Dự án cải tạo hệ thống thoát nước 14
2.1. Hiện trạng ô nhiễm nước ở hà nội 14
2.1.1.Tình trạng ô nhiễm môi trường nước Hà Nội 14
2.1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Tô Lịch 15
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực sông Tô Lịch 19
2.2.1. Thu nhập của các gia đình còn ở mức thấp 19
2.2.2. Cấp thoát nước vệ sinh và môi trường 19
2.3. Dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội 20
2.2.1. Nội dung của phương án cải tạo 20
2.2.2. Ưu nhược điểm của phương án cải tạo 21
2.2.3. Chi phí đầu tư 21
Chương III 23
Xây dựng mô hình và áp dụng xác định mức phí huy động từ dân cho việc cải thiện môi trường sông Tô lịch 23
3.1. Phương thức tiến hành nghiên cứu thực Địa và thu thập thông tin 23
3.1.1. Quá trình điều tra 23
3.1.2. Mối quan hệ giữa WTP với các tình huống 24
3.2. Mô hình xác định mức phí 25
Tổng lợi ích của dự án tối thiểu Nhà nước có thể thu được trong 1 tháng: 27
3.3. kết quả nghiên cứu thu được từ cuộc điều tra lần 1. 27
3.3.1. Xác định mức phí cho các tình huống 27
a. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn I 27
b. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn II 30
c. Đối với tình huống 3 (nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước có thể sử dụng vào mục đích giải trí) 31
3.3.2. Các yếu tố tác động tới WTP 34
3.4. Đánh giá kết quả của cuộc điều tra lần 2. 39
Chương iv: kết luận và kiến nghị 42
4.1. Về mặt phương pháp 42
4.1.1. Kết Luận 42
4.1.2. Kiến nghị 44
4.2.2. Cách thu phí 45
4.2.3. Hướng sử dụng Tổng số phí thu được 48
4.2.4 Thực thi một số biện pháp hỗ trợ cho dự án 48
4.2.5. Một số kiến nghị về mặt chính sách huy động đầu tư tài chính từ cộng đồng cho việc bảo vệ môi trường 49
Lời Kết 50
Danh sách các từ viết tắt 52
58 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng mô hình xác định mức phí đóng góp của cộng đồng dân cư trực tiếp hưởng lợi từ việc cải thiệnmôi trường sông Tô Lịch giúp giảm bớt gánh nặng chi tiêu Ngân sách Nhà (Trường hợp nghiên cứu mẫu: Dự án cải tạo sông Tô Lịch), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là hố xí tự hoại (hơn 80%), còn lại gồm 20% số hộ được phỏng vấn dùng xí công cộng hoặc xí hai ngăn, phần này chủ yếu thuộc các xã phía nam hoặc tây nam, các gia đình này dùng phân để phục vụ cho nông nghiệp.
Hệ thống thu gom rác: tại các nơi tập trung dân cư đông hoặc các nhà cao tầng, rác được tập trung vào các bể chứa sau đó công nhân viên chức của Công ty Môi trường đô thị lấy rác đi vào các buổi chiều. Một số dân cư sóng dọc hai bên bờ sông thường có thói quen vứt rác và các loại phế thải xuống lòng sông gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường.
Hệ thống thoát nước: tại khu vực nghiên cứu hệ thống thoát nước cũng bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt và sản xuất gây ra. Hệ thống thoát nước gồm các cống kín và các ao hồ, kênh mương hở.
Các bệnh truyền nhiễm: Việc sống không vệ sinh, vứt rác và các phế thải bừa bãi gây mất vệ sinh gây ra bệnh đường ruột, bệnh về mắt. Theo số liệu điều tra năm 1996, số người điều tra bị mắc bệnh đường ruột là 10%, số bệnh nhân bị đau mắt là 12% và các bệnh khác có liên quan đến môi trường 8%.
Tất cả các hộ gia đình được phỏng vấn đều nhận thấy tầm quan trọng của việc cải tạo môi trường sông Tô Lịch. Lý do chính cần để cải thiện là: không bị ảnh hưởng mùi, sâu bọ, ruồi muỗi và có nguồn nước an toàn (do sợ ảnh hưởng của nước mặt ô nhiễm tới tầng nước ngầm). Khoảng 60% số hộ gia đình bị ảnh hưởng của việc ngập úng xảy ra hơn một lần trong một năm và có hơn 40% số hộ gia đình bị úng ngập hơn 5 lần trong một năm.
2.3. Dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội
Xuất phát từ thực trạng sông Tô Lịch và những ảnh hưởng của nó tới sản xuất, đời sống của dân cư và nhất là đời sống của dân cư hai bên bờ sông, yêu cầu đặt ra là phải có những giải pháp biểu hiện đề ra để khắc phục những ảnh hưởng này. Cải tạo sông Tô Lịch là giải pháp có tính khả thi có thể giải quyết những yêu cầu trên và là phương án cải tạo triệt để, tận gốc những vấn đề bức xúc nhất hiện nay về môi trường không những cho khu vực dân cư xung quanh hai bên bờ sông Tô Lịch mà còn cho cả toàn thành phố Hà Nội.
Nhà nước đang thực hiện Dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội bằng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản. Theo dự kiến của chủ đầu tư là Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà Nội, nguồn vốn để hoàn trả là hoàn toàn từ ngân sách Nhà nước bởi đây là loại công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật không có thu để tự trang trải.
2.2.1. Nội dung của phương án cải tạo
a. Giai đoạn I: Cải tạo sông mương
- Việc này bao gồm các phần việc : đào đắp bờ sông, nạo vét đáy sông tạo độ dốc thủy lực nhằm giải quyết tình trạng lắng đọng bùn ở đáy sông.
- Kè bờ, làm đường hai bên bờ sông. Cải tạo xây dựng lại các cống, giải quyết tình trạng co thắt dòng chảy, nâng khả năng tiêu thoát của sông.
b. Giai đoạn II: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải :
- Hệ thống xử lý tại chỗ : xử lý nước thải cho từng cụm nhà ở, nhà máy.
- Hệ thống xử lý tập trung : Xử lý nước thải cho cả vùng.
Chia khu vực nghiên cứu thành 7 vùng xử lý nước thải, vị trí cụ thể như sau
Vùng 1 : Đặt tại Bưởi
Vùng 2 : Đặt tại xã Trần Phú
Vùng 3 : Đặt tại Láng Hạ
Vùng 4 : Đặt tại sân bay Bạch Mai
Vùng 5 : Đặt tại xã Trung Hoà
Vùng 6 : Đặt tại xã Tân Triều
Vùng 7 : Thuộc huyện Thanh Trì
Chất lượng nước sau khi xử lý được đề xuất tuỳ thuộc vào mật độ dân số ở khu vực xử lý.
* Khu vực có mật độ dân số thấp: Mật độ dân số < 50 người/ha, mức độ xử lý đề xuất là 75%. Chất lượng nước sau khi xử lý: 90 mg/l tính theo BOD với nước thải sinh hoạt, 50 mg/l tính theo BOD với nước thải công nghiệp.
* Khu vực có mật độ dân số trung bình: Mật độ dân số từ 50 đến 100 người/ha, mức độ xử lý đề xuất là 80%. Chất lượng nước sau khi xử lý: 60 mg/l tính theo BOD với nước thải sinh hoạt, 50 mg/l tính theo BOD với nước thải công nghiệp.
* Khu vực có mật độ dân số cao:
Mật độ dân số trên 350 người/ ha, mức độ xử lý đề xuất là 85%. Chất lượng nước sau khi xử lý: 50 mg/l tính theo BOD với nước thải sinh hoạt,
50 mg/l tính theo BOD với nước thải công nghiệp.
2.2.2. Ưu nhược điểm của phương án cải tạo
Phương án này tất nhiên là có rất nhiều điểm mạnh như giải quyết triệt để nguồn gây ô nhiễm, tạo nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Những nhược điểm của nó cũng không phải là không có, nhưng những lợi ích của nó mang lại thực sự rất lớn không chỉ về mặt môi trường mà còn cả về vấn đề quy hoạch đô thị, ổn định dân cư trong chiến lược mở rộng và phát triển thành phố Hà Nội. Nhược điểm lớn nhất hiện nay của phương án này là đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, công nghệ hiện đại và giải pháp đưa ra là bước đầu sẽ vay vốn nước ngoài để thực hiện và sau đó là dựa vào phí thu được sẽ góp phần trả nợ .
2.2.3. Chi phí đầu tư
a. Chi phí đầu tư cho giai đoạn I
Chi phí đầu tư theo dự tính cho giai đoạn I của dự án này bao gồm 13 hạng mục công trình cơ bản, với tổng giá trị ước tính là 416.286.000 USD. Các hạng mục công trình trong giai đoạn I phục vụ cho mục đích chuẩn bị mặt bằng, cải tạo bước đầu mặt nước và chuẩn bị để thực hiện giai đoạn II. Đây là giai đoạn quan trọng, có thể kéo dài lâu do công tác giải phóng mặt bằng nhìn chung hiện nay của thành phố gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 7: Tổng chi phí xử lý nước sông về mức tiêu chuẩn tương ứng với giai đoạn I của dự án Đơn vị tính: 1000USD
STT
Danh mục công trình
Kinh phí
1
Công việc chuẩn bị mặt bằng
723
2
Công việc xây dựng chính
85.068
3
Cải tạo mương thoát nước
4.548
4
Cải tạo hồ
19.918
5
Cải tạo và xây dựng cống
10.032
6
Cung cấp thiết bị để nạo vét cống và mương thoát nước
9.650
7
Chi phí hành chính
3.401
8
Chi phí thu hồi dền bù đất
15.180
9
Chi phí dịch vụ kỹ thuật
15.388
10
Thuế nhập khẩu
3.979
11
Trượt giá
21.791
12
Dự phòng phí
26.289
Tổng cộng
216.268
b. Chi phí đầu tư cho giai đoạn II
Chi phí đầu tư cho giai đoạn II của dự án ước tính vào khoảng 511.608.000 USD, bao gồm tổng chi phí của giai đoạn I và các chi phí để xây dựng các trạm xử lý nước.
Bảng 8: Tổng chi phí xử lý nước sông về mức tiêu chuẩn tương ứng với giai đoạn II của dự án Đơn vị tính: 1000USD
STT
Hạng mục công trình
Kinh phí
1
Tổng chi phí giai đoạn I
216.268
2
Chi phí 7 trạm xử lý nước thải
295.340
Tổng cộng
511.608
Như vậy sau khi xem xét thực trạng ô nhiễm sông Tô Lịch và Dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội kết hợp với những cơ sở lý luận đã nghiên cứu giải pháp được đưa ra là bước đầu chúng ta sẽ vay vốn nước ngoài để thực hiện và sau đó là dựa vào phí thu được sẽ góp phần hỗ trợ trả nợ dần. Trong phạm vi đề tài chỉ tiến hành xác định mức phí cho những người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Chương III
Xây dựng mô hình và áp dụng xác định mức phí huy động từ dân cho việc cải thiện môi trường sông Tô lịch
3.1. Phương thức tiến hành nghiên cứu thực Địa và thu thập thông tin
Khu vực điều tra được tiến hành trên 3 phường có sông Tô Lịch chảy qua: phường Thượng Đình, Phường Hạ Đình và phường Yên Hoà. Trong quá trình phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra thực tế 130 hộ tiêu biểu, trong đó thu được 127 phiếu hợp lệ.
3.1.1. Quá trình điều tra
Quá trình điều tra được thực hiện theo các bước sau:
* Xác định đối tượng điều tra
Chia các hộ điều tra thành 3 lớp:
- Lớp 1 là các hộ ở sát ven bên bờ sông( 59 hộ).
- Lớp 2 là các hộ ở cách ven bờ sông 1 lớp nhà (38 hộ).
- Lớp 3 là các hộ dân cách bờ sông nhiều hơn 2 lớp nhà (30 hộ).
Mẫu điều tra được chia ra thành 3 lớp với mục đích đánh giá được mức độ ảnh hưởng của sự ô nhiễm tới nhiều đối tượng khác nhau nhằm tạo ra mẫu điều tra tổng quát và chính xác hơn.
* Nội dung phỏng vấn và điều tra
- Trình độ văn hóa của người điền phiếu:
Trong thực tế giữa trình độ và mức sẵn lòng chi trả ( WTP) của người trả lời được điều tra có thể có mối liên quan nhất định, khi có sự khác nhau về trình độ văn hoá thì sự hiểu biết của họ về bảo vệ môi trường cũng khác nhau. Từ đây đánh giá của bản thân họ về mức sẵn lòng chi trả cho chất lượng nước sông cũng khác nhau, chính vì vậy thông qua số liệu thu được sẽ thiết lập nên mối quan hệ giữa trình độ văn hoá và WTP.
- Mức chi tiêu của hộ gia đình: Câu hỏi mức chi tiêu về thực chất phản ánh mức sống của những người được điều tra, mức sống của họ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mức sẵn lòng chi trả, khi mức sống của họ có sự chênh lệch thì nhu cầu về chất lượng môi trường sống của họ cũng khác nhau. Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến khả năng chi trả của họ.
- Mức giá sẵn lòng trả: mục đích của nội dung này nhằm tìm hiểu người dân sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền để cải tạo chất lượng nước sông lên 1 trong 3 mức sau:
+ Tình huống 1: Nâng cao chất lượng nước sông từ mức nước ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn I của dự án.
+ Tình huống 2: Nâng cao chất lượng nước hơn nữa từ mức hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn II của dự án.
+ Tình huống 3: Nâng cao chất lượng nước hơn nữa từ mức hiện tại lên mức nước có thể giải trí như câu cá, bơi lội (tình huống giả định).
Bảng 9. Số hộ sẵn sàng chi trả của 3 tình huống
WTP (đ)
Số hộ 1
Số hộ 2
Số hộ 3
0
22
12
13
1000
2
0
0
2000
4
5
0
3000
5
4
5
5000
15
11
8
7000
2
3
3
10000
18
18
17
14000
5
11
5
20000
11
6
10
30000
4
9
5
40000
0
6
6
50000
3
5
12
70000
0
0
3
100000
3
4
3
200000
3
3
2
350000
0
0
1
Tổng
97
97
97
3.1.2. Mối quan hệ giữa WTP với các tình huống
Số liệu được tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS kết hợp với kiến thức kinh tế môi trường, thu được đường cầu của xã hội về Mức giá sẵn lòng trả để cải tạo môi trường sông Tô Lịch, từ đây tính được tổng lợi ích thu được từ người dân và đưa ra mức phí thường kỳ tạo thêm nguồn thu cho hoạt động cải tạo và bảo vệ môi trường.
Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên CVM, phương pháp này bỏ qua nhu cầu tham khảo giá thị trường bằng cách hỏi thẳng từng cá nhân một cách rõ ràng để đánh giá tài sản môi trường. Vì vậy trong thực tế chỉ tiến hành lập mẫu điều tra và phỏng vấn nhân dân sống sát hai bên bờ sông Tô Lịch, tuy nhiên do thời gian có hạn nên điều tra chọn mẫu tại 3 phường Thượng Đình, Hạ Đình, Yên Hòa với số hộ mẫu là 130 hộ trong đó có 127 phiếu hợp lệ.
Bảng 10: Mức giá sẵn lòng trả trung bình mẫu.
Tình huống 1
Tình huống 2
Tình huống 3
WTP trung bình mẫu(đồng)
18110
22024
32739
Tuy nhiên sau khi xử lý số liệu thu thập được kết quả cho thấy mức WTP do các hộ ở lớp 3 trên hầu hết bằng 0, cho nên khi tiến hành dựng đường cầu xã hội số liệu sử dụng chủ yếu là số liệu của lớp 1 và lớp 2. Vì vậy khi dựng đường cầu xã hội ở phần sau chỉ dựa trên đường cầu lớp 1 và lớp 2.
3.2. Mô hình xác định mức phí
Kết hợp giữa phương pháp CVM, lý thuyết hàng hoá công cộng (có tính tới tác động của “người ăn theo” ) xây dựng mô hình xác định mức phí đối với hàng hoá môi trường theo nguyên tắc “người hưởng lợi phải trả tiền”.
Đường cầu thể hiện mối tương quan giữa mức giá và lượng cầu về chất lượng nước sông dựa trên 3 giả thiết:
- Giả thiết 1: Mức giá P thể hiện Mức giá sẵn lòng chi trả WTP của người dân để có chất lượng nước sông tốt hơn (do việc thụ hưởng chất lượng nước sông không có giá trên thị trường).
- Giả thiết 2: Mỗi hộ dân (có số thành viên khác nhau) đều thụ hưởng cùng một lượng chất lượng môi trường như nhau.
- Giả thiết 3: Lượng cầu Q thể hiện số hộ dân sẵn lòng trả cho việc cải thiện từ mức ô nhiễm nước ban đầu lên từng mức chất lượng nước (do việc thụ hưởng chất lượng nước sông không quy đổi được thành đơn vị như những hàng hoá thông thường khác nên coi mỗi hộ dân thụ hưởng một lượng chất lượng nước sông như nhau. Vì vậy mỗi hộ dân đại diện cho một đơn vị cầu). Kết hợp giữa phương pháp CVM, lý thuyết hàng hoá công cộng (có tính tới tác động của “người ăn theo” trong mô hình đường cầu xã hội) mô hình xác định mức phí đối với hàng hoá môi trường theo nguyên tắc “người hưởng lợi phải trả tiền” được xác định như sau:
Sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính, ta dựng được 2 hàm cầu.
Trong đó: P là mức WTP mà người dân sẵn sàng trả khi môi trường mà họ quan tâm tới được cải thiện.
Q là số lượng đơn vị hàng hoá công cộng (số hộ dân trả mức WTP tương ứng).
Phương trình đường cầu của các hộ dân thuộc đặc trưng 1(ví dụ các hộ dân ở lớp nhà đầu tiên ven bờ sông, các hộ dân thuộc nhóm có chi tiêu thấp).
D1: P1 = a1 - b1Q1
( tổng số hộ điều tra thuộc đặc trưng 1 là q1)
Phương trình đường cầu của các hộ dân thuộc đặc trưng 2 (ví dụ các hộ dân ở lớp nhà thứ hai ven bờ sông, các hộ dân thuộc nhóm có chi tiêu cao).
D2: P2 = a2 – b2Q2
( tổng số hộ điều tra thuộc đặc trưng 2 là q2).
Từ 2 đường cầu: D1 và D2, với hàng hoá môi trường sử dụng phương pháp cộng dọc 2 đưòng cầu trên ta có đường cầu xã hội D
P = P1+P2= (a1+ a2) - (b1 +b2) Q
( tổng số hộ điều tra là q)
P
(a1+ a2)
a1 D
D1
a2 D2
0 b1 b2 Q
Hình 3: Đường cầu chất lượng môi trường (theo 1 mức đề ra)
Hình 3 cho thấy đường cầu xã hội là một đường gãy khúc bao gồm một phần đường cầu cộng dọc D và một phần đường cầu của nhóm đặc trưng 2: D2. Phần diện tích nằm dưới đường cầu xã hội về mặt lý thuyết sẽ thể hiện phần tổng lợi ích của xã hội. Tuy nhiên trong kinh tế môi trường, việc sử dụng hàng hoá môi trường luôn xuất hiện những người ăn theo( vẫn sử dụng nhưng không chịu trả tiền ). Trong mô hình này có ít số hộ dân nhóm đặc trưng 1 có nhu cầu sử dụng so với số hộ dân nhóm đặc trưng 2 (b1 < b2) đồng thời mức WTP nhóm đặc trưng 1 cao hơn so với mức WTP nhóm đặc trưng 2. Như vậy yêu cầu chất lượng nhóm đặc trưng 1 cao hơn nhóm đặc trưng 2, họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để tiêu thụ cùng một chất lượng môi trường với nhóm đặc trưng 2. Nếu theo nhu cầu của nhóm đặc trưng 2 có nhiều hộ tiêu dùng hơn với mức WTP thấp hơn thì nhóm đặc trưng 1 cũng không chấp nhận trả thêm tiền cho số hộ này (các hộ nằm trong khoảng từ b1 đến b2 trên hình 3), khi đó những người ở nhóm đặc trưng 1 chính là “người ăn theo”. Vì vậy phần diện tích không gạch sọc chính là phần có người ăn theo, không chịu trả tiền.
Khi tính phí vì xuất hiện những “người ăn theo” nên phần xã hội có thể thu được về là phần thể hiện lợi ích thực của xã hội. Như vậy phần lợi ích tối thiểu của xã hội là phần gạch sọc trên hình vẽ.
Tổng lợi ích thực của xã hội khi cải tạo môi trường TBM
Như vậy mức phí của mẫu điều tra được xác định bởi
Trong đó :
TBM : Tổng lợi ích mẫu
F: mức phí trung bình của mẫu/tháng ( đơn vị đ )
q1: số hộ thuộc nhóm đặc trưng 1 trong mẫu điều tra
q2: số hộ thuộc nhóm đặc trưng 2 trong mẫu điều tra
N: Số hộ tổng thể
Theo phương pháp thống kê suy rộng điều tra chọn mẫu ta xác định được mức phí của tổng thể theo trình tự sau :
Trong đó : F là mức phí trung bình của tổng thể/tháng
eF : phạm vi sai số cho phép
eF = t x M
FMIN Ê F Ê FMAX
Như vậy ta có thể tìm được giá trị lợi ích gia tăng mà mỗi hộ trung bình nhận được khi môi trường được cải thiện chính là mức phí F.
Tổng giá trị của việc cải thiện hiện nay được ước tính bằng cách nhân giá trị trung bình của mỗi hộ với số hộ tổng thể (N hộ) là TB (đơn vị đ).
Trên thực tế mức WTP mà người dân đưa ra bao giờ cũng chỉ vào khoảng 70 - 90% số tiền mà cuối cùng họ thực sự trả. Như vậy mức phí thực tế sẽ nằm trong khoảng
FMIN *100/90 Ê P Ê FMAX*100/70
Tổng lợi ích của dự án tối thiểu Nhà nước có thể thu được trong 1 tháng:
TB MIN = PMIN x N
3.3. kết quả nghiên cứu thu được từ cuộc điều tra lần 1.
Qua quá trình điều tra, kết quả thu được có thể phân loại thành 2 mức WTP của các hộ thuộc 2 lớp nhà dân. Từ đó có thể thực hiện được nhiều kết quả phân tích.
3.3.1. Xác định mức phí cho các tình huống
Để tính được tổng giá trị lợi ích của việc cải thiện nước sông lên các mức tình huống 1,2 hoặc 3, đồng thời xác định được mức phí tương đối chính xác, nhất thiết phải xây dựng được đường cầu cho từng chất lượng nước. Đường cầu này thể hiện mối tương quan giữa WTP và số hộ dân sẵn lòng trả cho việc cải thiện từ mức ô nhiễm nước ban đầu lên mức 1, mức 2 hoặc mức 3.
a. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn I
Sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính qua số liệu điều tra, ta dựng được 2 hàm cầu.
Trong đó: P là mức WTP mà người dân sẵn sàng trả khi môi trường mà họ quan tâm tới được cải thiện.
Q là số hộ dân trả mức WTP tương ứng.
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà đầu tiên ven bờ sông(lớp 1)
D11: P11 = 45489 - 2634Q11
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 1 là 59 hộ )
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà thứ hai ven bờ sông(lớp 2)
D12: P12 = 8909 - 388Q12
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 2 là 38 hộ).
Từ 2 đường cầu ở 2 lớp nhà 1và 2: D11 và D12, với hàng hoá môi trường sử dụng phương pháp cộng dọc 2 đưòng cầu trên ta có đường cầu xã hội D1
D1: P1 = P11+P12= 54398 - 3022Q1
( tổng số hộ điều tra là 97 hộ)
P
54398
45489 D1
D11
8909 D12
0 17,26 22,96 Q
Hình 4: Đường cầu chất lượng nước sông trong giai đoạn I
Hình 4 cho thấy đường cầu xã hội là một đường gãy khúc bao gồm một phần đường cầu cộng dọc D1 và một phần đường cầu của lớp 2: D12. Trong mô hình này có ít số hộ dân ở lớp 1 có nhu cầu sử dụng so với số hộ lớp 2 (17,26 < 22,96) đồng thời mức WTP ở lớp 1 cao hơn so với mức WTP ở lớp 2. Như vậy yêu cầu chất lượng ở lớp 1 cao hơn lớp 2, họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để tiêu thụ cùng một chất lượng nước sông với lớp 2. Nếu theo nhu cầu của lớp 2 có nhiều hộ tiêu dùng hơn với mức WTP thấp hơn thì lớp 1 cũng không chấp nhận trả thêm tiền cho số hộ này (các hộ nằm trong khoảng từ 17,26 đến 22,96 trên hình 3), khi đó những người ở lớp 1 chính là “người ăn theo”. Vì vậy phần diện tích không gạch sọc chính là phần có người ăn theo. Khi tính phí vì xuất hiện những “người ăn theo” nên phần xã hội có thể thu được về là phần thể hiện lợi ích thực của xã hội. Như vậy phần lợi ích tối thiểu của xã hội ( của 97 hộ ) là phần gạch sọc trên hình vẽ.
Tổng lợi ích thực của xã hội khi cải tạo nước sông lên mức 1 là TBM ( 1000đ )
Như vậy mức phí của mẫu điều tra được xác định bởi
Trong đó :
TBM : Tổng lợi ích mẫu
F: mức phí trung bình của mẫu/tháng ( đơn vị đ )
Q1: số hộ thuộc lớp nhà 1 trong mẫu điều tra
Q2: số hộ thuộc lớp nhà 2 trong mẫu điều tra
Số hộ tổng thể : 375.000 hộ
Theo phương pháp thống kê suy rộng điều tra chọn mẫu ta xác định được mức phí của tổng thể (với eF = t x M = 1 x 3816,32):
FMIN Ê F Ê FMAX
Như vậy ta có thể tìm được giá trị lợi ích gia tăng mà mỗi hộ trung bình nhận được khi chất lượng nước sông được cải thiện lên mức I được chính là mức phí F.
Tổng giá trị của việc cải thiện hiện nay được ước tính bằng cách nhân giá trị trung bình của mỗi hộ với số hộ tổng thể (375000 hộ) là TB (đơn vị đ).
Trên thực tế mức WTP mà người dân đưa ra bao giờ cũng chỉ vào khoảng 70 - 90% số tiền mà cuối cùng họ thực sự trả. Như vậy mức phí sẽ nằm trong khoảng
FMIN *100/90 Ê P Ê FMAX*100/70
1331,422 Ê P Ê 12315,6
Như vậy mức phí tối thiểu Nhà nước có thể thu được là: 1331,442 đồng. Khi thu phí thường làm tròn số, vì vậy mức phí đề ra là: 1500đồng/hộ/tháng
Tổng lợi ích của dự án tối thiểu Nhà nước có thể thu được trong 1 tháng:
TB MIN = PMIN x N
= 1500 x 375.000 = 562,5 triệu đồng/ tháng
Tổng lợi ích tối thiểu của dự án trong 1 tháng: 562,5 triệu đồng
b. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn II
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà đầu tiên ven bờ sông (lớp 1)
D21: P21 = 75884 - 6994Q21
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 1 là 59 hộ )
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà thứ hai ven bờ sông (lớp 2)
D22 : P22 = 8918 - 444Q22
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 2 là 38 hộ )
Từ 2 đường cầu ở 2 lớp nhà 1và 2: D21 và D22, với hàng hoá môi trường sử dụng phương pháp cộng dọc 2 đường cầu trên ta có đường cầu xã hội D2
Phương trình đường cầu xã hội :
D2 : P2 = P21+P22 = 84802 - 7438Q2
( tổng số hộ điều tra là 97 hộ )
P
84802
75884 D2
D21
D22
0 10,84 20,28 Q
Hình 5: Đường cầu chất lượng nước sông trong giai đoạn II
Tổng lợi ích thực là phần diện tích gạch dọc :
Như vậy mức phí của mẫu điều tra được xác định bởi
Trong đó :
TBM : Tổng lợi ích mẫu
F: mức phí trung bình của mẫu/tháng ( đơn vị đ )
Q1: số hộ thuộc lớp nhà 1 trong mẫu điều tra
Q2: số hộ thuộc lớp nhà 2 trong mẫu đIều tra
Số hộ tổng thể : 375.000 hộ
Theo phương pháp thống kê suy rộng điều tra chọn mẫu ta xác định được mức phí của tổng thể (với eF = t * M = 1*3232,83)
FMIN Ê F Ê FMAX
4971,6 – 3232,83Ê F Ê 4971,6 + 3232,83
1738,77Ê F Ê 8204,43
Mức phí thực tế trong khoảng
FMIN x 100/90 Ê P Ê FMAXx100/70
1738,77x100/90 Ê P Ê 8204,43x100/70
1931,97đồng/ tháng Ê P Ê 11720,6 đồng/ tháng
Như vậy mức phí tối thiểu Nhà nước có thể thu được là: 1931,97đồng. Khi thu phí thường làm tròn số, vì vậy mức phí đề ra là: 2000đồng/hộ/tháng.
Tổng lợi ích của dự án tối thiểu cho phép thu được trong 1 tháng:
TB MIN = PMIN x N
= 2000 x 375.000 = 750 triệu đồng/ tháng
Tổng lợi ích tối thiểu được phép thu trong 1 tháng: 750 triệu đồng
c. Đối với tình huống 3 (nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước có thể sử dụng vào mục đích giải trí)
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà đầu tiên ven bờ sông(lớp 1)
D31: P31 = 113373 – 9952 Q31
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 1 là 59 hộ )
Phương trình đường cầu của các hộ dân ở lớp nhà thứ hai ven bờ sông(lớp 1)
D32: P32 = 23846 – 2360 Q32
( tổng số hộ điều tra thuộc lớp 2 là 38 hộ )
Từ 2 đường cầu ở 2 lớp nhà 1và 2: D31 và D32, với hàng hoá môi trường sử dụng phương pháp cộng dọc 2 đường cầu trên ta có đường cầu xã hội D3
Phương trình đường cầu xã hội :
D3 : P3 = P31+P32 = 137216 – 12312 Q3
( tổng số hộ điều tra là 97 hộ )
P
137219
113373 D3
D31
23846 D32
0 10,1 11,39 Q
Hình 6: Đường cầu chất lượng nước sông trong giai đoạn III
Tổng lợi ích thực là phần diện tích gạch sọc :
Như vậy mức phí của mẫu điều tra được xác định bởi
Trong đó :
TBM : Tổng lợi ích mẫu
F: mức phí trung bình của mẫu/tháng ( đơn vị đồng )
Q1: số hộ thuộc lớp nhà 1 trong mẫu điều tra
Q2: số hộ thuộc lớp nhà 2 trong mẫu đIều tra
Số hộ tổng thể : 375.000 hộ
Theo phương pháp thống kê suy rộng điều tra chọn mẫu ta xác định được mức phí của tổng thể (với eF = t * M = 1*5078,6)
F là mức phí trung bình của tổng thể/tháng, theo số liệu tính toán được, từ trên ta có:
FMIN Ê F Ê FMAX
2735,19 Ê F Ê 12892,39
Mức phí thực tế trong khoảng
FMIN*100/90 Ê P Ê FMAX*100/70
3039,1đồng/ tháng Ê P Ê 18417,7 đồng/ tháng
Như vậy mức phí tối thiểu Nhà nước có thể thu được là: 3039,1đồng. Khi thu phí thường làm tròn số, vì vậy mức phí đề ra là: 3000đồng/hộ/tháng.
Tổng lợi ích tối thiểu có thể thu được trong 1 tháng:
TB MIN = PMIN x N
= 3000 x 375.000 = 1125 triệu đồng/ tháng
Tổng lợi ích tối thiểu cho phép thu trong 1 tháng: 1125 triệu đồng.
d. Nhận xét
Từ mô hình tính toán được các mức phí đối với 3 tình huống
+ Tình huống 1: 1500 đồng/ hộ/ tháng.
+ Tình huống 2: 2000 đồng/ hộ/ tháng.
+ Tình huống 3: 3000 đồng/ hộ/ tháng.
Như vậy mức phí của mẫu điều tra được xác định bởi
Trong đó :
TBM : Tổng lợi ích mẫu
F: mức phí trung bình của mẫu/tháng ( đơn vị đồng )
Q1: số hộ thuộc lớp nhà 1 trong mẫu điều tra
Q2: số hộ thuộc lớp nhà 2 trong mẫu đIều tra
Số hộ tổng thể : 375.000 hộ
Theo phương pháp thống kê suy rộng điều tra chọn mẫu ta xác định được mức phí của tổng thể (với eF = t * M = 1*5078,6)
F là mức phí trung bình của tổng thể/tháng, theo số liệu tính toán được, từ trên ta có:
FMIN Ê F Ê FMAX
2735,19 Ê F Ê 12892,39
Mức phí thực tế trong khoảng
FMIN*100/90 Ê P Ê FMAX*100/70
35,19x100/90 Ê P Ê 12892,39 x100/70
3039,1đồng/ tháng Ê P Ê 18417,7 đồng/ tháng
Như vậy mức phí tối thiểu Nhà nước có thể thu được là: 3039,1đồng. Khi thu phí thường làm tròn số, vì vậy mức phí đề ra là: 3000đồng/hộ/tháng.
Tổng lợi ích tối thiểu có thể thu được trong 1 tháng:
TB MIN = PMIN x N
= 3000 x 375.000 = 1125 triệu đồng/ tháng
Tổng lợi ích tối thiểu cho phép thu trong 1 tháng: 1125 triệu đồng.
d. Nhận xét
Từ mô hình tính toán được các mức phí đối với 3 tình huống
+ Tình huống 1: 1500 đồng/ hộ/ tháng.
+ Tình huống 2: 2000 đồng/ hộ/ tháng.
+ Tình huống 3: 3000 đồng/ hộ/ tháng.
Bảng 10: Số liệu miêu tả mức Chi tiêu và các mức WTP 3 tình huống của mẫu
Đơn vị: đồng.
N
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
CHI_TIEU
97
150000
3200000
1.234.020,62
WTP1
97
0
200000
18.110,31
WTP2
97
0
200000
22.024,7423
WTP3
97
0
350000
32.739,1753
Mức phí trên đây so với mức WTP trung bình mẫu trong bảng là khá thấp. Sở dĩ xảy ra tình trạng này do xuất hiện người ăn theo. Những người dân sống ở lớp 2 là những người ít phải chịu ô nhiễm môi trường hơn so với lớp 1 nên khi cải tạo sông họ cũng sẽ được hưởng lợi ít hơn. Khi tính lợi ích thực của xã hội đã bỏ đi phần diện tích không gạch sọc (hình 3,4,5) chính là phần có người ăn theo, vì vậy đây là một nguyên nhân dẫn tới mức phí tính toán theo mô hình thấp hơn so với mức WTP trung bình mẫu điều tra.
Mức phí lớn nhất mà người dân sẵn sàng đóng ở tình huống 3 lên tới 350.000đồng/hộ/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0010.doc