Chuyên đề Xây Dựng một số quan điểm chính trong chiến lược đấu thầu của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Giai đoạn 2001- 2010

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG. 3

I - Lý luận chung về đấu thầu : 3

1. Khái niệm và phạm vi áp dụng quy chế đấu thầu : 3

1.1. Khái niệm : 3

2. Các nguyên tắc và điều kiện thực hiện đấu thầu : 6

3.Các hình thức lựa chọn Nhà thầu và phương thức đấu thầu : 9

3.1. Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu thông qua các hình thức sau : 9

4. Sự cần thiết khách quan và vai trò của công tác đấu thầu : 11

4.1. Sự cần thiết khách quan. 11

4.2. Vai trò của đấu thầu trong xây dựng: 12

II. Trình tự Công tác đấu thầu trong các doanh nghiệp xây dựng: 14

1. Sơ đồ quá trình đấu thầu : 15

2. Trình tự và nội dung tổ chức đấu thầu xây lắp công trình giao thông: 16

2.1. Chuẩn bị đấu thầu: 16

2.2. Sơ tuyển nhà thầu: 18

2.3. Lập hồ sơ mời thầu: 18

2.4. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu : 19

2.5. Mở thầu : 19

2.6. Đánh giá, xếp hạng nhà thầu : 20

2.7. Trình duyệt kết quả đấu thầu : 21

2.8. Công bố trúng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng : 21

2.9. Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng : 21

III. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình đấu thầu xây dựng : 23

1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh : 23

1.1. Các hình thức cạnh tranh trong đấu thầu : 24

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh : 25

1.3. Phương thức cạnh tranh chủ yếu của đấu thầu : 27

2. Những yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng : 29

2.1. Những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài: 29

2.2.Những ảnh hưởng từ phía chủ đầu tư : 30

2.3. Những ảnh hưởng từ khả năng, nguồn lực và các chính sách của doanh nghiệp : 32

3. Một số yếu tố khác: 37

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH THAM GIA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I 39

I. Giới thiệu chung về Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I: 39

1. Quá trình hình thành và nhiệm vụ của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I : 39

2. Quá trình phát triển của Tổng công ty : 40

II. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đấu thầu và nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong đấu thầu của Tổng công ty xây dựng CTGT I. 43

1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường của Tổng công ty : 43

2. Đặc điểm về lao động : 45

3. Đặc điểm về thiết bị, công nghệ : 46

4. Đặc điểm về vốn kinh doanh: 49

5. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 50

III. thực trạng công tác đấu thầu và khả năng đấu thầu của Tổng công ty XD CTGT I. 57

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT XDCTGT I. 57

2. Phân tích thực trạng đấu thầu và khả năng cạnh tranh trong công tác đấu thầu của Tổng công ty xây dựng CTGT I. 59

3. Phân tích thực trạng quy trình đấu thầu của Tổng công ty 63

3.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động đấu thầu xây lắp của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 như sau : 64

3.2. Quy trình thực hiện công tác đấu thầu của Tổng công ty: 66

3.3. Tổng kết và rút bài học kinh nghiệm sau đấu thầu. 72

4. Đánh giá chung tình hình thực hiện công tác đấu thầu và hiệu quả đấu thầu tại Tổng công ty công ty xây dựng CTGT I. 72

5. Một số nhận định về quan điểm đấu thầu của Tổng công ty giai đoạn 1996 -2000: 74

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRONG CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I – GIAI ĐOẠN 2001 – 2010. 77

I. Phương hướng phát triển của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 giai đoạn 2001 –2010. 77

II. Một số Quan điểm chính trong chiến lược đấu thầu của Tổng công ty XDCTGT I giai đoạn 2001-2010. 78

1. Cơ hội: 78

2. Nguy cơ: 80

a. Quan điểm lựa chọn thị trường: 82

b. Quan điểm về chiến lược giá: 83

c. Quan điểm về chiến lược đào tạo nguồn nhân lực: 84

d. Quan điểm về chiến lược liên kết trong đấu thầu:

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu theo các quan điểm định hướng chiến lược đã đề ra. 85

1. Giải pháp về năng lực thiết bị: 86

2. Giải pháp về giá: 87

3. Giải pháp về công tác tổ chức lao động : 89

4. Giải pháp về tài chính: 91

III. Một số kiến nghị với nhà nước : 92

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây Dựng một số quan điểm chính trong chiến lược đấu thầu của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Giai đoạn 2001- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí nhiều, thời gian thi công dài và khai thác sử dụng kéo dài. Vì vậy khi lập hồ sơ dự thầu, Tổng công ty phải chú trọng tới khâu thiết kế thi công công trình và đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt. Ngoài ra sản phẩm là các công trình giao thông cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương. Vì vậy khi chủ đầu tư cần tổ chức đấu thầu xây dựng một công trình giao thông nào đó thì cần phải xem xét điều kiện tự nhiên và tổ chức giải phóng mặt bằng như thế nào cho hợp lý để khi xây dựng các hộ dân cư không làm chậm tiến độ thi công của các Nhà thầu. Còn đối với phía nhà thầu, khi lập hồ sơ dự thầu thì khâu khảo sát hiện trường cực kỳ quan trọng, vì nó quyết định tới việc lập giá dự thầu của Nhà thầu sau này. Một điều quan trọng, đó là sản phẩm của ngành giao thông có ý nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế quốc dân - là mạch máu lưu thông có ý nghĩa toàn diện cả về kinh tế - chính trị - xã hội - văn hoá - quốc phòng. Đặc điểm kỹ thuật của ngành xây dựng công trình giao thông : Sản xuất xây dựng nếu xét về phương diện kỹ thuật sản xuất là tổng hợp các yếu tố : vật liệu, kết cấu, kiến trúc và phương pháp thi công. Nét đặc thù của ngành sản xuất xây dựng công trình giao thông so với các hoạt động khác thể hiện ở chỗ : Sản xuất xây dựng thường mang tính đơn chiếc, có chu kỳ sản xuất kéo dài và thường phải di chuyển địa điểm. Tổ chức sản xuất và quản lý xây dựng luôn bị biến đổi theo các giai đoạn xây dựng và theo trình tự công nghệ xây dựng. Công trình xây dựng thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và điều kiện địa phương. Sản xuất xây dựng có công nghệ và tổ chức sản xuất phức tạp, khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hơn so với các ngành sản xuất khác. Chi phí cấu thành công trình lớn, lại xây dựng trong thời gian dài với khối lượng công việc lớn, nhiều khoản mục, vì vậy việc hạch toán chi phí phức tạp. Vấn đề kiểm tra đánh giá chất lượng công trình khó, phụ thuộc cả vào ý thức công nhân xây dựng. Đặc điểm thị trường : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I là một Tổng công ty mạnh thuộc Bộ giao thông vận tải. Với kinh nghiệm 38 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty đã xây dựng nhiều công trình giao thông quan trọng phục vụ cho cả nước như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 2, Quốc lộ3, Quốc lộ 5, đường Bắc Thăng Long Nội Bài, Cảng Sài Gòn, Sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Đà Nẵng,…Tổng công ty đang ngày càng tăng cường mở rộng thị trường trong nước, thành lập chi nhánh ở khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam của Tổ quốc.Từ năm 1990, Tổng công ty bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra nước ngoài và tham gia đấu thầu các dự án quốc tế. Công trình thắng thầu quốc tế đầu tiên của Tổng công ty là dự án cải tạo đường thứ 4 ( ADB 4), đường 13 Bắc Lào, từ Luông Prabăng- Văng Viêng, với giá trị trên 30 triệu USD. Dự án đã hoàn thành trước thời hạn một tháng. Hiện nay, ngoài thị trường Lào, Tổng công ty chưa hề có một dự án được triển khai tại thị trường ngoài nước. Vì vậy, Chiến lược dài hạn của Tổng công ty là tìm cách mở rộng thị trường nước ngoài. Với tình hình đấu thầu trong nước hiện nay, sự cạnh tranh ngày một gay gắt của các Tổng công ty xây dựng mạnh trong nước như CIENCO 8, CIENCO 4, CIENCO 5, CIENCO 6, VINACONEX, Tổng công ty xây dựng Thăng Long,…và những công ty nước ngoài dày dạn kinh nghiệm như: ANAM, SAMWAM, KUMAGAI,…đòi hỏi Tổng công ty phải phấn đấu hơn nữa, Tổng công ty nên mở rộng quan hệ thị trường, tìm hiểu trao đổi kinh nghiệm và nắm bắt những thông tin cần thiết của đối tác để phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả trong cạnh tranh của công tác đấu thầu. Thị trườngViệt Nam vẫn mang nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Đây là một cơ hội mới chứa trong những thách thức lớn cho Tổng công ty trong việc tranh giành cơ hội bao thầu xây lắp. Đặc điểm về lao động : Lao động là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới việc thắng thầu các dự án. Trình độ của lao động có quan hệ tới việc thi công các công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cho phép. Cùng với công tác tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, Tổng công ty luôn chú trọng đến công tác củng cố, hoàn thiện và từng bước nâng cao chất lượng, sức mạnh của đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật các đơn vị thành viên, cơ quan quản lý, điều hành của Tổng công ty. Đội ngũ cán bộ công nhân viên Tổng công ty ngày càng được lớn mạnh cả về chất lượng cũng như số lượng. Lực lượng lao động thường xuyên hiện nay của Tổng công ty là trên 8000 người, trong đó có : 3 Tiến sĩ khoa học kỹ thuật 27 cao học 517 cán bộ quản lý 1385 kỹ sư các ngành nghề 548 trung cấp 4947 lao động lành nghề 881 lao động phổ thông Ngoài lực lượng lao động thường xuyên trên, Tổng công ty còn có một đội ngũ lao động được hợp đồng theo thời vụ là trên 3000 người. Cùng với đội ngũ lao động trên, TCT còn có một đội ngũ lao động của các đơn vị phối thuộc, khoảng trên 1500 người. Mặt khác, Tổng công ty đã duy trì và làm tốt chế độ chính sách như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lao động, tiền lương, tiền thưởng nâng cao từng bước chất lượng cuộc sống của người lao động, tạo được sự gắn bó cả về tình cảm và trách nhiệm đối với sự nghiệp của Tổng công ty. Thường xuyên chăm lo, động viên các Bà mẹViệt Nam anh hùng, tích cực đóng góp, giúp đỡ, chăm sóc trẻ em, giúp đỡ đồng bào vùng bị lũ lụt . Trong những năm tới, Tổng công ty có ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ, tuyển chọn và đào tạo những công nhân am hiểu công nghệ, kỹ thuật nghề nghiệp, đảm đương công việc đảm bảo chất lượng, tiến độ. Đặc biệt chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để họ tương xứng với công việc được giao, năng động, sáng tạo, làm việc mẫn cán. Tổng công ty nên đãi ngộ xứng đáng với người có công, giao việc cho người có năng lực mà không giao cho người có công nhưng năng lực yếu, để các cán bộ trẻ phát huy được năng lực của mình, từ đó nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu. Đặc điểm về thiết bị, công nghệ : Do đặc điểm sản phẩm xây dựng và đặc điểm của ngành xây dựng công trình giao thông như đã trình bày ở trên nên để thi công, Tổng công ty phải có rất nhiều loại thiết bị, máy móc khác nhau với số lượng tương đối lớn. Máy móc thiết bị đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình. Nếu máy móc thiết bị lạc hậu, việc thi công sẽ gặp khó khăn, chất lượng công trình kém, tiến độ thi công chậm, thậm chí còn không an toàn cho công nhân lao động. Chính vì thế Tổng công ty đã chú trọng đến vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, lập quy chế phân cấp sử dụng vật tư và mua sắm máy móc thiết bị,…để có khả năng đáp ứng được về năng lực thiết bị cho các dự án có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu trong vốn cố định của Tổng công ty và phần nào đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện nay của chủ đầu tư. Số lượng thiết bị khá dồi dào(Xem chi tiết ở biểu 2) đã giúp Tổng công ty khi thi công các công trình sử dụng phần lớn thiết bị của mình nên có tính chủ động cao. Đây là một lợi thế lớn của Tổng công ty trong việc tham gia đấu thầu các dự án trong và ngoài nước. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều máy móc thiết bị hư hỏng, không thể sửa chữa hoặc quá lạc hậu không thể sử dụng để thi công. Số lượng máy móc thiết bị này làm ứ đọng một lượng vốn đáng kể. Nếu Tổng công ty không lập kế hoạch thanh lý nhanh sẽ làm hạn chế nguồn vốn, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng vốn cho công trình và ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu. Biểu2: Một số máy móc thiết bị chủ yếu của Tổng công ty . ( Tính đến 31/12/2001) TT Tên và mã hiệu của thiết bị Số lượng Năng lực hoạt động Ghi chú 1 Xe đúc hẫng VSL- khẩu độ 102m 2 Tiên tiến Thuỵ sỹ 2 Tổ hợp máy nghiền NAKAYAMA 1 Tiên tiến Nhật Bản 3 Máy san KOMATSUGO 511, MITSUBISHI 11 Hiện đại Đức 4 Máy khoan ống vách VRM 1500 - 400kw 2 Tiên tiến Đức 5 Khoan nhồi BauerBS 680 - 291kw 1 Tiên tiến Đức 6 Máy rải thảm DEMAC 2 Tiên tiến Nhật Bản 7 MáyxúcHITACHI,KAWASAKI, KOMASU 21 Tiên tiến Nhật – Nga 8 Máy xúc các loại 59 Trung bình Nhật – Nga 9 Máy ủi các loại 47 Trung bình Nhật – Nga 10 Lu SAKAI 14 Tiên tiến Nhật Bản 11 Máy lu tĩnh 15 Tiên tiến Nhật Bản 12 Máy lu các loại 92 Trung bình Nhật –Nga 13 Trạm trộn bê tông 10 Tiên tiến Đức 14 Trạm trộn bê tông 32 Trung bình Đức - NHật 15 Máy trộn vữa 2 Tiên tiến Nhật Bản 16 Máy trộn vữa 27 Trung bình Đức, Nhật 17 Xe trộn bê tông 10 Tiên tiến Hàn Quốc 18 Máy đẩy bêtông BSA1407 2 Tiên tiến Đức 19 Máy đẩy bê tông 25 Trung bình Đức 20 Máy đo đạc thiết bị thí nghiệm 14 Tiên tiến Nhật Bản 21 Máy đo đạc - thiết bị thí nghiệm 53 Trung bình Đức, Nhật 22 máy ép bấc thấm 7 Trung bình Đức 23 Kích căng kéo VSL+ trạm bơm 1 Tiên tiến Thuỵ Sỹ 24 Kích nâng FKK 3 Tiên tiến Nhật Bản Nguồn: Phòng Kế hoạch - Thống kê. Qua bảng trên có thể thấy, thực tế hiện nay những thiết bị của Tổng công ty chủ yếu dùng trong thi công đường bộ, vì vậy các công trình cải tạo nâng cấp đường bộ thì Tổng công ty có khả năng đáp ứng được về năng lực máy móc thiết bị. Còn thi công cầu, hầm thì số thiết bị còn hạn chế. Vì vậy Tổng công ty cần phải có chiến lược dài hạn về đầu tư trang thiết bị về thi công cầu, hầm. Yếu tố quan trọng về thiết bị trong mỗi dự án không phải là số lượng mà đó là việc đáp ứng yêu cầu thi công bằng các máy móc chuyên dùng. Thiết bị đúng chủng loại giúp cho Tổng công ty đánh giá đúng khả năng đáp ứng tiến độ công việc, chủ động được biện pháp thi công, huy động thiết bị hợp lý. Nếu thiết bị đúng chủng loại mà lạc hậu sẽ khó đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nhưng thực tế dù bỏ ra nhiều vốn để đầu tư máy móc thiết bị thì đây vẫn là một điểm yếu của Tổng công ty do tình trạng đầu tư thiêú tính hiệu quả. Tổng công ty đã ban hành quy chế đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị nhưng còn nhiều đơn vị thành viên vẫn không tuân thủ, việc mua sắm thiết bị chưa vì lợi ích của tập thể, còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân. Những nguyên nhân trên đã làm cho máy móc thiết bị của Tổng công ty không thể đáp ứng được nhu cầu thi công xây dựng công trình, kể cả thi công đường bộ là lĩnh vực được xem là thế mạnh của Tổng công ty. Bảng sau cho ta thấy tình trạng thừa thiếu của một số máy móc thiết bị phục vụ công tác thi công đường bộ của Tổng công ty: Biểu 3: Tình trạng thừa thiếu máy móc thiết bị thi công : Loại thiết bị Nhu cầu Hiện có Thừa Thiếu 1. Máy rải bê tông nhựa (Khẩu độ 3,8M; 7M) 15 25 10 2. Máy rải bê tông nhựa ( khẩu độ 12M) 4 2 2 3. Máy khai khoáng xây dựng 4 3 1 4. Xe Ben tự đổ 60 98 38 Nguồn: Phòng Vật tư thiết bị Các năm tới, với thị trường thi công rộng và nằm rải rác ở nhiều tỉnh cách xa nhau, khối lượng rải thảm bê tông nhựa rất lớn. Nhưng các máy rải thảm bê tông nhựa hiện có của Tổng công ty lại không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra của chủ đầu tư. Hiện nay thi công đường bộ lòng đường rộng từ 12 – 15M, thảm hai làn thì các máy khẩu độ 3,8M không thể thi công được. Các máy thảm khẩu độ 7M dùng thảm hai làn cũng đã bắt đầu trở nên lạc hậu, vì yêu cầu trong tương lai tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ chỉ được thảm một làn, để nâng cao độ mịn, phẳng. Hiện nay, Tổng công ty vẫn tiếp tục mua mới máy rải thảm bê tông nhựa khẩu độ nhỏ thì sẽ không có cơ hội để khấu hao, và không thể đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Điều này đã làm cho Tổng công ty bỏ ra nhiều vốn đầu tư máy rải thảm nhưng kết quả là vẫn phải đi thuê máy trong năm 1999 gây tình trạng lãng phí và giảm hiệu quả của đấu thầu. Tóm lại, năng lực thiết bị ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thắng thầu. Phải công nhận rằng năng lực thiết bị của Tổng công ty về thi công đường tương đối mạnh so với các Tổng công ty cùng ngành nhưng rõ ràng công tác đầu tư mua sắm chưa được phát huy đúng trọng điểm, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư. Việc đầu tư máy móc thiết bị tràn lan không tính đến sự đi lên của công nghệ sẽ làm cho các máy đầu tư bị lạc hậu nhanh không thể sử dụng trong nhiều dự án, khiến cho tỷ lệ khấu hao trong một dự án cao, đẩy giá thành lên cao, thậm chí có máy mua về tốn nhiều tiền nhưng không thể đưa vào thi công và không có cơ hội tính khấu hao, gây tồn đọng vốn. Đây cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ giảm sút xác suất trúng thầu của Tổng công ty. Trong thời gian tới Tổng công ty nên có biện pháp khắc phục ngay nếu không hậu quả của đầu tư tràn lan sẽ làm giảm nguồn vốn, máy móc dù mới nhưng không sử dụng được, không tính được khấu hao thì Tổng công ty sẽ không cải thiện được tình hình hiệu quả đấu thầu suy giảm trong hai năm gần đây. Đặc điểm về vốn kinh doanh: Biểu4: Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công xd CTGT I. (Đơn vị : Tỷ đồng) Thông tin tài chính 1999 2000 2001 1. Tổng tài sản có 2. Tài sản lưu động 3. Tổng số nợ phải trả 4. Nợ phải trả trong kỳ 5. Nguồn vốn kinh doanh 6. Nguồn vốn chủ sở hữu 7. Lợi tức gộp 8. Tổng lợi tức trước thuế 9. Tổng lợi tức sau thuế 10. Doanh thu thuần 1580 1241 1412 454 165 168 120 18 14 1113 1740 1350 1560 550 166 180 133 24 18 1220 1899 1420 1627 621 168 192 145 31 25 1562 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán. Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I tăng liên tục trong 3 năm 1999 đến 2001. Nguồn vốn tăng này chứng tỏ rằng Tổng công ty đã quản lý chặt chẽ công tác thi công các công trình thắng thầu, giảm bớt được chi phí thi công, làm giảm giá thành công trình và tăng lợi nhuận cho Tổng công ty. Trong ba năm 1999 – 2000 – 2001 Tổng công ty đã tích luỹ được lượng vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận bổ sung lên tới 192 tỷ đồng năm 2001. Có thể nói đây là kết quả đáng khích lệ nhằm tạo ra lượng vốn đáp ứng kịp thời cho thi công, hoàn thành công trình với chất lượng cao, giải quyết phần nào tình trạng thiếu vốn của Tổng công ty hiện nay. Từ các số liệu trên có thể thấy, tình hình tài chính của Tổng công ty có nhiều triển vọng, dù lượng vốn vay lớn và liên tục tăng có thể làm cho Tổng công ty phải gánh lãi nhiều nhưng nó bù đắp rất nhiều tình trạng thiếu vốn của Tổng công ty. Các nguồn vốn khác liên tục tăng sẽ làm nền tài chính của Tổng công ty được chủ đầu tư đánh giá là lớn mạnh. Điều này góp phần nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty, giúp Tổng công ty có ưu thế mạnh về hồ sơ đấu thầu, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong công tác đấu thầu của Tổng công ty. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Đặc điểm về tổ chức sản xuất Sơ đồ2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Tổng công ty Cơ quan TCT XDCTGT 1 Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phù trợ Bộ phận sản xuất phụ DN hạch toán độc lập DN hạch toán phụ thuộc Liên danh, liên doanh Công ty vật tư thiết bị Công ty tư vấn XDCTGT1 TrườngKT nghiệp vụ Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế Đội sản xuất Đội sản xuất Đội sản xuất Công ty sản xuất vật liệu XDCTI Cơ cấu sản xuất của Tổng công ty gồm các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc và các liên danh, liên doanh. Bộ phận sản xuất chính của doanh nghiệp là các công ty thành viên hạch toán độc lập và các liên doanh. Mỗi Công ty thành viên đều có các đội xây dựng chuyên môn hoá trực tiếp thi công công trình tạo ra sản lượng xây lắp chính cho Tổng công ty. Các liên doanh không mang tính ổn định như các doanh nghiệp thành viên bởi nó phụ thuộc vào từng dự án thắng thầu mà Tổng công ty thực hiện. Liên danh là hình thức mà Tổng công ty thực hiện để nâng cao năng lực trong những dự án lớn khi đấu thầu, bởi vậy tuy mọi liên danh chỉ tồn tại trung bình từ 2-5 năm nhưng giá trị sản lượng hàng năm của những liên danh tạo ra lại đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định sự phát triển của Tổng công ty. Điều này chứng tỏ công tác đấu thầu và thắng thầu mang lại những nhiệm vụ xây lắp chính cho Tổng công ty cũng như ở mỗi đơn vị thành viên và sự tồn tại của các liên danh trong cơ cấu sản xuất của Tổng công ty. Bên cạnh đó, Tổng công ty có bộ phận sản xuất phù trợ là Công ty VTTB giao thông 1 và Công ty tư vấn XDCTGT 1,…Đây là một thuận lợi cho việc thi công các công trình bởi các Công ty này có thể giúp việc tư vấn, điều phối vật tư trong nội bộ Tổng công ty. Tổng công ty có các trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế –Trường kỹ thuật nghiệp vụ,…đảm đương nhiệm vụ sản xuất phụ. Tổng công ty là cấp quản lý cao nhất đóng vai trò điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp thành viên để bổ sung hỗ trợ cho nhau. Nhưng đồng thời các doanh nghiệp thành viên cũng có sự độc lập với nhau và mỗi doanh nghiệp thành viên cùng có tư cách tham gia đấu thầu độc lập và năng lực đấu thầu mỗi Công ty thành viên đều có ảnh hưởng lớn tới uy tín và năng lực của Tổng công ty khi tham gia đấu thầu. Hình thức tổ chức bộ phận sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất: Hình thức tổ chức sản xuất : Tuỳ thuộc vào từng công trình, Tổng công ty phân chia dự án thành các phần cho các Công ty thành viên. Như vậy, với Tổng công ty thì các Công ty thành viên tổ chức các bộ phận sản xuất theo hình thức đối tượng, nghĩa là mỗi Công ty đều thực hiện các công việc như nhau trên các đoạn đường khác nhau. Các Công ty thành viên tổ chức các bộ phận sản xuất theo hình thức công nghệ: đội chuyên rải nhựa, đội đào đất,… Phương pháp tổ chức sản xuất. Do đặc điểm của thi công công trình xây dựng, các dự án đều tổ chức theo phương pháp sản xuất theo dây chuyền, nghĩa là làm xong bước công việc này mới tới bước công việc tiếp theo, theo một trình tự nhất định, từng đội chuyên môn hoá lần lượt làm các công việc theo đúng quy trình công nghệ thi công công trình. Theo hình thức và phương pháp tổ chức sản xuất này, Tổng công ty có được trên mỗi địa bàn những lực lượng đảm nhiệm việc thi công có trình độ đồng đều. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc hỗ trợ và huy động thiết bị lẫn nhau để nâng cao năng lực của Tổng công ty góp phần tăng khả năng thắng thầu. Đặc điểm về tổ chức quản lý: Phó Tổng giám đốc kỹ thuật, công nghệ thi công đường, sân bay Phó Tổng giám đốc quản lý thi công đường, sân bay Phó Tổng giám đốc quản lý thi công, VTTB Phó Tổng giám đốc quản lý thi công Phó Tổng giám đốc quản lý thi công, thông tin thị trường Phó Tổng giám đốc kỹ thuật công nghệ thi công cầu, cảng Phòng KH thống kê Phòng quản lý thiết bị, vật tư Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng TCCB-Đ Phòng thông tin thị trường Phòng TC- Kế toán Văn phòng Các ban điều hành Các dự án ở nước ngoài Các Ban ĐH các DA trong nước HĐQT Tổng giám đốc Sơ đồ 3: Tổ chức quản lý Tổng công ty XDCTGT 1 Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình của Tổng công ty lớn. Hội đồng quản trị: HĐQT của Tổng công ty có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, nhiệm kì của HĐQT là 5 năm. HĐQT là cấp quản lý cao nhất trong doanh nghiệp. HĐQT có nhiệm vụ xét duyệt những vấn đề chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch 5 năm và hàng năm, các dự án đầu tư lớn, dự án liên doanh với nước ngoài, báo cáo tài chính hàng năm, ban hành hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật của Tổng công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thành lập Ban kiểm soát để giúp HĐQT thực hiện việc kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên…. Ban kiểm soát: Ban kiểm sát có 5 thành viên, trong đó 1 thành viên làm trưởng ban theo sự phân công của HĐQT. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát là 5 năm. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên, báo cáo HĐQT hàng quý, năm về kết quả kiểm tra, giám sát và không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được HĐQT cho phép. Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của HĐQT. Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất trong Tổng công ty, giúp việc cho Tổng giám đốc có các phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng. Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc. Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán, tài chính, thống kê của TCT. Các phòng chức năng: Văn phòng và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu giúp việc HĐQT và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. (Xem sơ đồ 3). Để công tác đấu thầu được thực hiện có hiệu quả, các phòng chức năng ngoài nhiệm vụ của mình phải có trách nhiệm hỗ trợ cùng phòng kỹ thuật công nghệ. Hiện nay, việc phối hợp giữa các phòng ban chức năng để lập ra tổ lập hồ sơ dự thầu chưa được chặt chẽ. Nguyên nhân chính là do trình độ cán bộ các phòng chức năng còn yếu và không thông thạo nghiệp vụ. Nhân viên các phòng chưa ý thức được trách nhiệm của mình đối với hiệu quả dự thầu mà còn tồn tại tư tưởng coi đó là trách nhiệm của phòng kỹ thuật công nghệ. Hiệu quả đầu thầu là kết quả của cả một Tổng công ty, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh hàng năm. Để nâng cao được hiệu quả công tác đấu thầu, phòng kỹ thuật công nghệ rất cần được sự hỗ trợ của các phòng chức năng khác. Việc tổ chức quản lý của Tổng công ty cần phải tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phòng kỹ thuật công nghệ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Như vậy, qua phân tích - đánh giá năng lực hoạt động của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I ta có thể rút ra những điểm mạnh và yếu của Tổng công ty như sau: Thứ nhất, về thiết bị công nghệ: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I là một Tổng công ty mạnh, với kinh nghiệm 38 năm xây dựng và trưởng thành trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, do vậy Tổng công ty đã trang bị cho mình một lực lượng hùng hậu về trang thiết bị, đây là điều kiện thuận lợi, giúp cho Tổng công ty giành ưu thế về năng lực thiết bị thi công trong tham dự thầu và làm giảm giá thầu so với các doanh nghiệp xây dựng khác cùng ngành. Tuy nhiên, một số máy móc thiết bị của Tổng công ty đã cũ, do vậy rất tốn nguyên nhiên liệu cho việc vận hành và hiện nay Tổng công ty còn thiếu một số máy móc thiết bị thi công cả về đường, cầu và hầm. Vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc lập hồ sơ dự thầu các công trình. Thứ hai, Về nguồn lực tài chính: Qua phân tích trên ta thấy, tình hình tài chính của Tổng công ty có nhiều triển vọng, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính của Tổng công ty là khá lớn.Vì vậy Tổng công ty có khả năng tự chủ về tài chính cao, có thể tham gia dự thầu độc lập nhiều công trình lớn với thời gian thi công dài. Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn còn khó khăn trong vấn đề huy động vốn nên vẫn còn tình trạng thiếu vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán còn bị hạn chế (năm 2000 là 9,21%, năm 2001 là 8,13%). Thứ ba, về nhân sự : Là một Tổng công ty mạnh với tuổi đời gần 40 năm, nên đội ngũ cán bộ, công nhân viên, có trình độ, năng lực cũng như chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm cao. Toàn Tổng công ty luôn đoàn kết, gắn bó, yêu nghề và hăng say công tác nên đã tạo được môi trường làm việc có hiệu quả và năng suất cao. Tuy nhiên, mạng lưới cán bộ quản lý tại các công trường còn thiếu, công nhân lành nghề còn hạn chế, đôi khi Tổng công ty phải đi thuê ở bên ngoài. Mặt khác, Tổng công ty sẽ và đang có xu hướng trẻ hoá đội ngũ cán bộ nên phải mất nhiều thời gian, chi phí trong việc đào tạo, hướng dẫn học hỏi kinh nghiệm thêm. Thứ tư, Về quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình: Công tác quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình không chỉ đảm bảo cho chất lượng của công trình mà còn được xem như là thước đo trình độ, năng lực, khả năng của một doanh nghiệp, sự tín nhiệm của khách hàng để xem xét và giao thầu. Về mặt này Tổng công ty có điểm mạnh là: Tổng công ty luôn thực hiện đúng như thiết kế và tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật đảm bảo chất lượng công trình, thực hiện nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn, từng phần công việc rất có hiệu quả, do đó ít để lại hậu quả cho giai đoạn sau. Tổng công ty thực hiện kiểm tra, thí nghiệm nguyên vật liệu trước khi đưa vào sử dụng thông qua hệ thống thiết bị thí nghiệm hiện trường. Do vậy các công trình do Tổng công ty thực hiện luôn đảm bảo chất lượng và luôn làm hài lòng Chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong công tác này Tổng công ty không tránh khỏi những hạn chế về mạng lưới cơ sở quản lý chưa đủ lớn để đáp ứng yêu cầu thi công trong điều kiện thi công ở những vùng xa xôi, công trình phân tán. Trên đây là những điểm mạnh và yếu về năng lực của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, dựa vào việc phân tích các đặc điểm này Tổng công ty nên đề ra cho mình Chiến lược đấu thầu hợp lý để tận dụng thế mạnh và khắc phục các điểm yếu của mình. IV. thực trạng công tác đấu thầu và khả năng đấu thầu của Tổng công ty XD CTGT I. 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT XDCTGT I. Hiệu quả công tác đấu thầu ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. Trong tình hình cạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28190.doc
Tài liệu liên quan