Chuyên đề Xây dựng phần mềm quản lí nhân sự và lương tại Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG NHNN 2

1.1. Quá trình hình thành trung tâm thông tin tín dụng 2

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm thông tin tín dụng 3

1.2.1. Chức năng 3

1.2.2. Nhiệm vụ 3

1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin tín dụng: (Organization Structure Of The CIC) 4

1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 4

1.3.2. Các phòng, ban trực thuộc 4

1.3.2.1. Phòng Tổng hợp ( kí hiệu TTTD1) 4

1.3.2.2. Phòng Xử lý thông tin (kí hiệu TTTD2) 5

1.3.2.3. Phòng Phân tích (kí hiệu TTTD3) 6

1.3.2.4. Phòng Kỹ thuật (kí hiệu TTTD4) 7

1.3.2.5. Phòng Tài vụ (Kí hiêu TTTD5) 8

1.3.2.6. Ban Bản tin 9

1.4. Quy trình nghiệp vụ của CIC 11

1.4.1. Thu thập thông tin 11

1.4.1.1. Nguồn thu thập 12

1.4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin 12

1.4.1.3. Quy trình thu thập 13

1.4.1.4. Phạm vi thu thập tin 13

1.4.2. Lưu trữ thông tin 13

1.4.3. Xử lý thông tin 13

1.4.4 Cung cấp thông tin. 14

1.5. Tình hình tin học hoá tại trung tâm thông tin tín dụng 14

1.5.1. Tình hình tin học hoá: 14

1.5.2. Các phần mềm hiện tại của CIC và chức năng của chúng 15

1.5.2.1. Phần mềm Quản lí TTTD 15

1.5.2.2. Phần mềm Quản lí người sử dụng và tính phí 15

1.5.2.3. Hỏi tin trong nước 15

1.5.2.4. Hỏi tin nước ngoài 15

1.5.2.5. Phân tích doanh nghiệp 16

1.5.2.6. Web nghiệp vụ của CIC 16

1.5.2.7. Web dịch vụ 16

1.5.2.8. Web bản tin 16

1.6. Các sản phẩm của CIC và lợi ích của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm của CIC 17

1.6.1. Các sản phẩm của CIC 17

1.6.2. Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của CIC 17

1.7. Tình hình hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng 18

1.7.1. Thành tựu 18

1.7.1.1. Về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động TTTD 18

1.7.1.2. Về thu thập, xử lý thông tin 19

1.7.1.3. Về khai thác sử dụng thông tin 20

1.7.1.4. Quản lý kho dữ liệu TTTD quốc gia 22

1.7.2. Hạn chế 22

1.8. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới 23

2.1. Lí do chọn đề tài 25

2.2. Đề tài thực tập tốt nghiệp 25

2.3. Chức năng của phần mềm 25

2.4. Thông tin đầu vào và đầu ra của phần mềm 26

2.4.1 Thông tin đầu vào 26

2.4.2. Thông tin đầu ra 26

2.5. Các giao diện (form) dự kiến 27

2.6. Lợi ích của đề tài 27

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM 28

2.1. Phương pháp luận chung về xây dựng phần mềm 28

2.1.1. Khái niệm phần mềm 28

2.1.2. Sự tiến hoá của phần mềm 28

2.1.3. Các đặc trưng của phần mềm 28

2.1.4. Ngôn ngữ thiết kế phần mềm 29

2.1.5. Phân loại phần mềm 30

2.1.6. Vòng đời của phần mềm 31

2.1.7. Vai trò của thiết kế phần mềm 34

2.1.8. Quy trình thiết kế phần mềm ứng dụng 35

2.1.8.1. Xây dựng và quản lí hợp đồng phần mềm 35

2.1.8.2. Xác định yêu cầu 36

2.1.8.3. Thiết kế 37

2.1.8.4. Lập trình 38

2.1.8.5. Test phần mềm 39

2.1.8.6. Triển khai 41

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM 43

3.1. Khảo sát sơ bộ 43

3.1.1. Tìm hiểu tình hình thực tế 43

3.1.2. Phân tích nghiệp vụ 43

3.2. Thiết kế 45

3.2.1. Thiết kế sơ đồ 45

3.2.1.1. Thiết kế sơ đồ luồng thông tin 45

3.2.1.2. Thiết kế sơ đồ chức năng 49

3.2.1.3. Thiết kế sơ đồ luồng dữ liệu 50

3.2.1.4. Sơ đồ phân giã chức năng 52

3.2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu 56

3.2.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu 56

3.2.2.2. Thiết kế các tệp cơ sở dữ liệu 57

3.2.2.3. Mối quan hệ giữa các tệp CSDL 60

3.2.3. Thiết kế thuật toán 61

3.2.3.1. Thuật toán đăng nhập 61

3.2.3.2. Thuật toán cập nhật 62

3.2.3.3. Thuật toán tìm kiếm 63

3.2.3.4. Thuật toán in báo cáo 64

3.2.4. Thiết kế vật lí ngoài 65

3.2.4.1. Thiết kế vào 65

3.2.4.2. Thiết kế ra 65

3.2.5. Thiết kế cách thức giao tác với phần tin học hoá 65

3.2.6. Thiết kế giao diện nhập liệu và giao diện khai thác tìm tin 65

3.2.6.1. Giao diện đăng nhập 65

3.2.6.2. Giao diện chính 65

3.2.6.3. Giao diện đăng kí tài khoản 66

3.2.6.4. Giao diện cập nhật hồ sơ nhân viên 66

3.2.6.5. Giao diện cập nhật danh mục phòng ban 68

3.2.6.6. Giao diện tìm kiếm 69

3.2.6.7. Các mẫu báo cáo của chương trình 70

3.3. Cài đặt và đào tạo người sử dụng 70

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng phần mềm quản lí nhân sự và lương tại Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xử lí thông tin với tốc độ cao, đưa ra các báo cáo nhanh và chính xác nhất. CIC xử lí các thông tin để đưa ra các thông tin tổng hợp về khách hàng dư nợ lớn, thông tin dự nợ từng ngân hàng, thông tin về đối tác trong và ngoài nước, phân tích, đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp theo các chỉ tiêu …. 1.4.4 Cung cấp thông tin. Theo quy định hiện hành, đối tượng được sử dụng thông tin của CIC bao gồm: Các TCTD, các tổ chức, bộ, ban, ngành của chính phủ, Các doanh nhiệp và cá nhân được CIC cho phép. CIC cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng dưới dạng các văn bản hoặc file số liệu, thường xuyên thoặc định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật (đối với NH) hoặc theo thoả thuận (đối với các tổ chức khác). Khi có nhu cầu, đối tượng sử dụng thông tin có văn bản đề nghị cấp thông tin. Các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân có thể được cung cấp thông tin miễn phí hay phải chịu chi phí theo quy định của CIC. 1.5. Tình hình tin học hoá tại trung tâm thông tin tín dụng 1.5.1. Tình hình tin học hoá: Với vai trò là kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, mỗi tháng CIC xử lí hàng chục triệu bản ghi. Vì thế CIC có cơ sở vật chất và hệ thống máy tính hiện đại đáp ứng được nhu cầu thu thập, xử lý, phân tích và đưa ra các thông tin với tốc độ cao. Tại trụ sở của CIC có hơn 80 máy tính cá nhân trang bị cho nhân viên đều được nối mạng Internet. Ngoài ra CIC có 1 hệ thống các Server với mỗi Server giá trị hàng tỉ đồng. Hệ thông Server của CIC bao gồm: Web Server: 3 cái Database Server: 6 cái Backup Server: 1 cái Internet Proxy Server: 1 cái DNS Server: 1 cái DHCP Server: 1 cái File Server: 1 cái Trụ sở CIC gồm 2 tầng: tầng 9 và tầng 10 được kết nối thông qua 1 cáp quang, 1 Switch trung tâm và 7 Swith ở các phòng ban. Do hệ thống chứa số lượng thông tin rất lớn và quan trọng nên CIC có hệ thống File wall phần cứng rất an toàn tránh sự truy cập trái phép và sự phá hoại của các đối tượng bên ngoài. 1.5.2. Các phần mềm hiện tại của CIC và chức năng của chúng 1.5.2.1. Phần mềm Quản lí TTTD Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ: Chuyển đổi dữ liệu từ các file báo cáo của TCTD. Duyệt, kiểm soát dữ liệu cập nhập. Cấp mã CIC. Các báo cáo thông thống kê. 1.5.2.2. Phần mềm Quản lí người sử dụng và tính phí Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ: Quản lí người sử dụng. Quản lí sản phẩm (tin) cung cấp cho khách hàng – Đơn giá và tính phí. Phát sinh phí phải thu. Phát sinh thu (chí và điểu chỉnh) công nợ. 1.5.2.3. Hỏi tin trong nước Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ Nhận bản hỏi tin. Xử lí bản hỏi tin. Trả lời bản hỏi tin. 1.5.2.4. Hỏi tin nước ngoài Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ: Nhận bản hỏi tin. Xử lí bản hỏi tin. Trả lời bản hỏi tin. 1.5.2.5. Phân tích doanh nghiệp Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ: Nhập, sửa xoá dữ liệu thông tin doanh nghiệp Yêu cầu cung cấp thông tin doanh nghiệp Xử lí yêu cầu cung cấp thông tin Trả lời bản hỏi tin. 1.5.2.6. Web nghiệp vụ của CIC Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ: Báo cáo tín dụng (chi tiết, tổng hợp) Truyền nhận dữ liệu giữa CIC và tổ chức tín dụng. Trang cá nhân. Tìm kiếm hồ sơ khách hang. Truyền nhận dữ liệu giữa CIC và TCTD. 1.5.2.7. Web dịch vụ Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ: Nhận yêu cầu hỏi tin trong nước. Nhận yêu cầu hỏi tin nước ngoài. Trả lời yêu cầu hỏi tin trong nước. Trả lời yêu cầu hỏi tin nước ngoài. Hiển thị trạng thái xử lí yêu cầu thêu yêu cầu tra cứu trạng thái của khách hàng bên ngoài. 1.5.2.8. Web bản tin Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ: Xây dựng bản tin tín dụng Cung cấp bản tin tín dụng với các công cụ tìm kiếm Khảo sát khách hàng lấy bản tin. 1.6. Các sản phẩm của CIC và lợi ích của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm của CIC 1.6.1. Các sản phẩm của CIC Đến với CIC các TCTD, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sẽ nhận được các thông tin sau: Thông tin về hồ sơ pháp lí của khách hàng Thông tin tổng hợp về khách hàng có dư nợ lớn, Thông tin về diễn biến dư nợ Thông tin về quan hệ tín dụng Thông tin về tài sản đảm bảo của khách hàng. Thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng. Thông tin về phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài. Thông tin cập nhật về thị trường ( diễn biến lãi xuất, giá cả, tỉ giá), thông tin cảnh báo và một số thông tin kinh tế chọn lọc khác. Tra cứu miễn phí thông tin về văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động TTTD và hoạt động ngân hàng. Báo cáo dư nợ theo tổng công ty.. Thông tin về bảo lãnh. Bản tin CIC. 1.6.2. Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của CIC Đối với các TCTD: TTTD giúp các TCTD nắm được thông tin về khách hàng vay vốn, lựa chọn được khách hàng tốt, loại bỏ trường hợp khách hàng không đủ điều kiện, hỗ trợ các TCTD trong việc ra quyết định tín dụng (cho vay, bảo lãnh…), góp phần giảm tỉ lệ nợ xấu, giúp công tác quản trị rủi ro tại các TCTD đạt hiệu quả. TTTD còn giúp các TCTD giảm chi phí điều tra trông tin về khách hàng, mở rộng khối lượng tín dụng, đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với doanh nghiệp: TTTD giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực hoạt động của bản thân và của đối tác thương mại trong và ngoài nước, hỗ trợ cho các quyết định kinh doanh, góp phần giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí điều tra khách hàng, tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Thông tin về xếp loại tín dụng doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các TCTD và huy động vốn qua thị trường chứng khoán. 1.7. Tình hình hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng 1.7.1. Thành tựu 1.7.1.1. Về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động TTTD - Để hội nhập với nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực, các TCTD tại Việt Nam không ngừng củng cố phát triển và tăng trưởng cả về quy mô nguồn vốn cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động và phát triển các sản phẩm dịch vụ. CIC kịp thời hướng dẫn các TCTD cũng như các chi nhánh TCTD mới thành lập phải thực hiện nghiêm túc việc chấp hành báo cáo TTTD đầy đủ, chính xác, kịp thời theo Quy chế hoạt động TTTD. - CIC đã trình Thống đốc ký ban hành Quyết định, công văn chỉ đạo các TCTD thực hiện báo cáo đầy đủ số liệu, chỉnh sửa hồ sơ khách hành nhằm nâng cao chất lượng thông tin đầu vào và đẩy mạnh khai thác sản phẩm TTTD. - Cử hai đoàn đi công tác địa phương tại các tỉnh phía Bắc và Miền trung để chỉ đạo CN NHNN tỉnh, thành phố cũng như các CN TCTD trên địa bàn đẩy mạnh thu thập và khai thông tin từ CIC. 1.7.1.2. Về thu thập, xử lý thông tin Đến 30/06/2007, CIC đã thu thập xử lý, quản lý được 7.734.031 hồ sơ khách hàng (HSKH), tăng 371% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 6.674.832 HSKH hiện đang quan hệ tín dụng, với tổng dư nợ là 514. tỷ VNĐ và 10.936 triệu USD, tăng so với cùng kỳ năm trước là 163.964 tỷ VND và 1.245 triệu USD. Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng thông tin đầu vào tại kho dữ liệu CIC, sáu tháng đầu năm 2007 ngoài việc cấp mã mới HSKH, CIC tập trung chỉnh sửa 53.941 hồ sơ cũ trong kho. Kết quả thu thập về hồ sơ khách hàng đã lưu tại kho dữ liệu CIC đến 30/06/2007 phân theo các loại hình TCTD như sau: Các TCTD Hồ sơ khách hàng vay STT Đến 31/12/2006 Từ 01/01/2007 Đến 30/06/2007 (tăng thêm) Tăng so năm 2006 (%) 1 Ngân hàng TMNN 4.631.627 1.748.419 38 2 Ngân hàng TMCP 798.371 472.021 59 3 Ngân hàng liên doanh 7.641 5.421 71 4 Ngân hàng nước ngoài 7.678 2.375 31 5 Các TCTD khác 3.827 2.492 65 6 Quỹ tín dụng nhân dân TW 46.904 7.255 15 Tổng số HSKH 5.496.048 2.237.983 41 - Thông tin lưu trữ theo HSKH tại CIC qua các năm: Đơn vị: tỷ VNĐ và triệu USD Năm Số HSKH lưu trữ Tổng dư nợ VNĐ Tổng dư nợ USD 2000 52.083 77.000 1539 2001 84.000 104.000 2.200 2002 220.458 159.505 3.041 2003 391.911 196.797 4.291 2004 608.894 265.853 5.323 2005 1.474.251 321.729 8.300 2006 5.496.048 443.227 9.203 6 tháng 2007 7.734.031 514.761 10.936 1.7.1.3. Về khai thác sử dụng thông tin Về cung cấp thông tin cho các TCTD: 6 tháng đầu năm 2007, CIC đã cung cấp 96.534 bản trả lời tin tăng 137,34% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng được thể hiện các khối ngân hàng: khối NH TMCP đô thị khai thác nhiều nhất 69.493 bản, tăng 139,96% so với cùng kỳ năm trước; khối NH TM nhà nước 19.937 bản, tăng 93,21%; khối NH nước ngoài 4.003 bản, tăng 598,60%; khối NH liên doanh 1.060 bản, tăng 626,03% vv...Qua số liệu trên cho thấy, các NH nước ngoài, NH Liên doanh, NH TMCP nông thôn đã và đang tích cực khai thác thông tin của CIC, thông tin từ CIC đã được các khối NH chấp nhận và sử dụng nhiều hơn, tăng trưởng cao hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm 2006. Bên cạnh đó lượng cung cấp tin qua NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố 6 tháng đầu năm 2007 giảm nhẹ (giảm 22 bản và 7,48%) so với cùng kỳ năm ngoái, do các CN NHNN còn nhiều hạn chế về công nghệ thông tin do vậy các CN TCTD chuyển khai thác qua CN NHNN tỉnh, thành phố bằng khai thác trực tiếp từ CIC. Định kỳ cung cấp thông tin khách hàng có dư nợ vay vượt 15% vốn tự có cho Ban Lãnh đạo NHNN và một số Vụ, Cục NHNN. CIC đã cung cấp 1.376 báo cáo phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp ( tăng 463% so với cùng kỳ năm trước). Về dịch vụ thông tin nước ngoài: CIC đã cung cấp 47 bản báo cáo thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài cho các đơn vị hỏi tin (tăng 32% so cùng kỳ năm trước) và cung cấp 1.103 bản báo cáo thông tin về các doanh nghiệp Việt nam cho D&B và các đơn vị khác (tăng 59% so với cùng kỳ năm trước). Cung cấp thông tin cho các tổ chức kinh tế khác 589 bản báo cáo thông tin về doanh nghiệp Việt nam cho các đối tác trong nước (tăng 31% so với cùng kỳ năm trước). Tổng kết một năm Bản tin Thông Tin tín dụng, Bản tin đã được Ban Lãnh đạo NHNN và các đơn vị trong ngành cũng như các TCTD đánh giá cao. Bản tin luôn đổi mới nội dung và hình thức, sáu tháng đầu năm 2007 phát hành 24.172 cuốn, trong đó số bản tin có thu tiền là 20.571 cuốn, tăng 4.084 cuốn so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 07/2007 Bản tin tăng kỳ phát hành từ 2 số/tháng lên 3 số /tháng. Các TCTD, CN TCTD đã ký kết 131 hợp đồng khai thác TTTD, tăng 134% so cùng kỳ năm ngoái. CIC đã thu cung cấp dịch vụ TTTD đạt 4.637 triệu đồng, tăng 138% so với cùng kỳ năm 2006. 1.7.1.4. Quản lý kho dữ liệu TTTD quốc gia CIC đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống camera để kiểm soát an toàn, chặt chẽ kho dữ liệu thông tin quốc gia, đồng thời đang xây dựng hệ thống dự phòng nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin khi xảy ra sự cố. Quản lý khoa học hơn cơ sở dữ liệu và Data warehouse. Giám sát và quản trị chặt chẽ hoạt động của mạng nội bộ đảm bảo tốc độ truy cập trong mạng cao và ổn định, cải tạo hệ thống mạng trong phòng máy chủ để nâng cao năng suất cũng đáp ứng yêu cầu xử lý công việc. Trong 6 tháng đầu năm 2007 đã có 1.389.902 lượt truy cập vào trang Web-CIC, trong đó số lượt yêu cầu hỏi tin là 438.129, số lượt nhận trả lời tin là 440.434 ( tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2006, riêng số lượt nhận trả lời tin tăng gấp hơn 3 lần). CIC cấp mới quyền truy cập khai thác TTTD điện tử cho 717 người, nâng tổng số người sử dụng trong toàn quốc lên 4.075 người . 1.7.2. Hạn chế Số lượng thông tin đầu vào đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên chất lượng thông tin ở một số TCTD chưa tốt, chưa nghiêm túc trong việc báo cáo TTTD theo đúng quy định 03 ngày /lần như: NH TMCP Nam Việt, NH Nhà Đồng bằng sông cửu Long, Công ty Tài chính Cao su... đây là những đơn vị CIC đã gửi công văn đôn đốc nhiều lần. Thông tin về tài sản đảm báo cáo chưa đầy đủ, nhiều các TCTD có công văn đề nghị CIC cho phép lùi thời gian báo cáo đến Quý III/2007. Sản phẩm của CIC chưa đáp ứng yêu cầu các TCTD: Nhất là nhóm sản phẩm về dư nợ tín dụng, nợ xấu, nợ ngoại bảng, tài sản đảm bảo tiền vay, thông tin cảnh báo; sản phẩm về tín dụng tiêu dùng, tín dụng thẻ. Điều này một phần làm cho các TCTD chưa thật sự quan tâm đến việc khai thác thông tin từ CIC. Chậm đổi mới phương pháp cung cấp, khai thác các sản phẩm TTTD; tự động hoá trả lời tin chưa cao; nhiều lúc các tổ chức, đơn vị truy cập vào Web-CIC bị ách tắc.... Phí khai thác thông tin chưa khuyến khích các TCTD trong việc thực hiện tốt việc báo cáo và khai thác nhiều sản phẩm TTTD. 1.8. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới Đôn đốc 100% các TCTD báo cáo thông tin về CIC, tăng cường việc thu thập, xử lý, quản lý thông tin đầu vào, nâng cao chất lượng thông tin nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ cho công tác điều hành của Ban lãnh đạo NHNN, đồng thời phục vụ nhiệm vụ kinh doanh của các TCTD. CIC phối hợp với các Vụ, Cục NHTW, các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, các TCTD nghiên cứu, chỉnh sửa và trình Thống đốc ký ban hành bổ sung, điều chỉnh Quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN ngày 08/09/2004 ; Quyết định 1669/2005/QĐ-NHNN ngày 18/11/2005. Báo cáo Thống đốc, Vụ Tổ chức cán bộ về sự cần thiết phải điều chỉnh lại mô hình, tổ chức của CIC cho phù hợp với giai đoan tới. Xây dựng phần mềm, kho dữ liệu theo hệ thống mã số TCTD mới theo Quyết định 23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/06/2007 của Thống đốc NHNN. Phát triển thêm các nhóm sản phẩm về dư nợ tín dụng, sản phẩm tín dụng thẻ, tín dụng tiêu dùng, hỗ trợ chấm điểm tín dụng... Nâng cao chất lượng cũng như cải tiến phương pháp khai thác sản phẩm TTTD và đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để các TCTD thấy rõ lợi ích, chủ động khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Bàn biện pháp cùng NHNo VN chỉ đạo, hỗ trợ các chi nhánh khai thác thông tin, kiểm tra đối chiếu số liệu trong Hệ thống NHNo dễ dàng, nhanh chóng đảm bảo kịp thời số liệu quy định. 1.8.7. Phối kết hợp với Thanh tra NHNN tiến hành kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo, khai thác TTTD định kỳ trong kế hoạch tháng, quý, năm. Phối hợp với Vụ Thi đua khen thưởng đưa công tác chấp hành báo cáo TTTD của các đơn vị vào khen thưởng hàng năm. Các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố định kỳ hàng tháng, hàng Quý thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu các chi nhánh TCTD trên địa bàn để đôn đốc các TCTD báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu cho CIC. Tổng Giám đốc (Giám đốc) các TCTD tăng cường chỉ đạo các Chi nhánh TCTD thực hiện nghiêm túc Quyết định 1117 của Thống đốc NHNN về việc chấp hành báo cáo cũng như khai thác, sủ dụng các sản phẩm TTTD. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG PHẦN MỀM 2.1. Lí do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành và quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức. Do đó quản trị nhân sự là một trong những vấn đề trọng tâm của tổ chức. Việc quản lí nguồn nhân lực sao cho hiệu quả là một vấn đề khó khăn. Hiện nay ở trung tâm thông tin tín dụng việc quản lí nhân sự vẫn được thực hiện thủ công bằng Word, Excel. Hơn nữa với việc quản lí số lượng công nhân viên gần 100 người và số lượng này sẽ tăng thêm trong thời gian tới trung tâm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và tính lương. Việc này ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động đồng thời tạo sự bất tiện trong quản lí. 2.2. Đề tài thực tập tốt nghiệp Trong quá trình thực tập tại Trung tâm thông tin tín dụng em đã nghiên cứu và tìm hiểu về các nghiệp vụ quản lí hồ sơ nhân sự và tính lương cho công nhân viên. Vì thế em xin chọn đề tài: “Xây dựng phần mềm quản lí nhân sự và lương của Trung tâm Thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước” làm đề tài thực tập tốt nghiệp. 2.3. Chức năng của phần mềm Phần mềm có các chức năng sau: Cập nhật hồ sơ nhân viên Cập nhật các vấn đề xảy ra trong quá trình công tác: ví dụ như khi một cán bộ được tăng lương thì phải cập nhật hệ số lương mới, khi một cán bộ chuyển công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác thì phải cập nhật lại dữ liệu về cán bộ đó… Quản lí các vấn đề liên quan đến từng cán bộ như: Quản lí hệ số lương và lương Quản lí quá trình công tác: số ngày nghỉ phép, số ngày đi công tác từ ngày nào đến ngày nào, khen thưởng, kỉ luật… Quản lí đào tạo: bằng cấp, quá trình học tập. Ví dụ như cán bộ nào đang được cử đi học và được đào tạo về chuyên môn gì?.... Báo cáo tình hình nhân sự: Đưa ra các thống kê để phân tích các hiện tượng cần điều chỉnh. Ví dụ: Có nhiều cán bộ sắp đến tuổi về hưu dẫn đến cần chuẩn bị lực lượng kế tục. Tìm kiếm, tra cứu thông tin về nhân sự theo một tiêu chí nào đó để phục vụ cho việc quản lí. Ví dụ như liệt kê các cán bộ có hệ số lương trên 3,4 ... Quản trị hệ thống: Chương trình được xây dựng trên cơ sở các đối tượng sử dụng được phân quyền truy nhập vào từng phần riêng biệt nên đòi hỏi phần quản trị phải hết sức chặt chẽ. Người quản trị hệ thống có quyền cao nhất có quyền cấp (thu) quyền sử dụng chương trình cho những người khác… 2.4. Thông tin đầu vào và đầu ra của phần mềm 2.4.1 Thông tin đầu vào Hồ sơ của cán bộ công nhân viên. Danh sách các phòng ban. Hợp đồng lao động. Các quyết định về lương, phân công công tác, thuyên chuyển công tác. 2.4.2. Thông tin đầu ra Thông tin đầu ra cũng chính là các báo cáo của chương trình: Báo cáo danh sách lương cán bộ, công chức. Tổng hợp các khoản phải thu, phải trả của cán bộ công nhân viên. Báo cáo thống kê tổ chức bộ máy Báo cáo tổng hợp ngạch, bậc và phụ cấp cán bộ công chức Danh sách nhân viên, cán bộ quản lí, bộ máy tổ chức theo một chỉ tiêu nào đấy. 2.5. Các giao diện (form) dự kiến Form chínhcủa chương trình Form đăng nhập Form cập nhật hồ sơ cán bộ Form cập nhật hệ số lương Form cập nhật 2.6. Lợi ích của đề tài Sử dụng phần mềm quản lí nhân lực sẽ giúp công tác quản lý nhân sự của CIC gọn nhẹ, chỉ cần số ít nhân viên với hệ thống máy tính. Tổ chức quản lý, lưu trữ trên hệ thống làm tăng tính an toàn, bảo mật cao hơn. Tin học hoá Tổ chức quản lý nhân sự mang lại nhiều lợi ích hơn so với quản lý thủ công. Quản lý các thông tin về cán bộ công nhân viên là một bài toán quan trọng và có nhiều ứng dụng trong việc quản lý nguồn nhân lực, chính sách cán bộ... nhằm đưa ra các quyết định nhanh chóng trong lĩnh vực xây dựng đội ngũ lao động đủ khả năng và trình độ đáp ứng các yêu cầu trong giai đoạn mới. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM 2.1. Phương pháp luận chung về xây dựng phần mềm 2.1.1. Khái niệm phần mềm Phần mềm tin học đã trở thành thành phần chủ chốt của các hệ thống dựa trên máy tính. Theo định nghĩa của nhà tin học người Mỹ Roger Presman thì phần mềm là một tập hợp bao gồm 3 yếu tố sau: Các chương trình máy tính Các cấu trúc dữ liệu phù hợp để chương trình có thể thực hiện các chức năng của mình Các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm 2.1.2. Sự tiến hoá của phần mềm Tiến trình phát triển của phần mềm bao gồm các giai đoạn được biểu diễn trong hình vẽ sau: Giai đoạn 1 (1950 – 1960) Giai đoạn 2 (1960 – 1970) Giai đoạn 3 (1970 – 1980) Giai đoạn 4 (1990 -> nay) - Xử lí theo lô - Đơn chiếc theo đơn đặt hàng - Nhiều người sử dụng - Thời gian thực - Hệ phân tán - Hiệu quả thương mại hoá - Hệ thống để bàn - Hệ thông minh - Quy mô công nghiệp 2.1.3. Các đặc trưng của phần mềm Hàm chứa 1 khối lượng tri thức rất lớn được tạo ra chủ yếu dựa vào chất xám và trí tuệ của nhà sản xuất phần mềm. Phần mềm không bị hỏng đi trong quá trình sử dụng. Phần mềm trải qua thời gian cần phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Mỗi khi thay đổi cần có một yêu cầu mới cần mở rộng hoặc một khuyết điểm cần sủa chữa. Phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng chứ ít khi được lắp ráp từ các thành phần có sẵn và có khả năng nhân bản dễ dàng. Phần mềm không có danh mục các thành phần cố định như phần cứng. Phần mềm thường được đặt hàng theo một đơn vị hoàn chỉnh theo yêu cầu riêng của mỗi tổ chức chứ ít khi được lắp ráp theo một khuôn mẫu có sẵn. Mặt khác yêu cầu đối với phần mềm phụ thuộc vào môi trường cụ thể mà nó phát triển và sử dụng. Môi trường gồm: phần cứng, phần mềm, con người, tổ chức không thể định dạng từ trước và thường xuyên thay đổi khi những yếu tố trên thay đổi. 2.1.4. Ngôn ngữ thiết kế phần mềm Sau giai đoạn thiết kế chuyển sang giai đoạn thi công phần mềm mà bản chất của nó là lựa chọn một ngôn ngữ để dịch từ bản vẽ thiết kế thành một chương trình làm việc. Người ta chia bản vẽ thiết kế thành các thế hệ. Thế hệ 1: Ngôn ngữ máy tính Trong giai đoạn đầu khi máy tính mới ra đời, các chương trình được viết trên ngôn ngữ máy tính điện tử cụ thể có nghĩa là khi chương trình chạy trên máy tính nào thì ta phải học ngôn ngữ của máy tính đó để viết chương trình. Chương trình được viết thuần túy dưới dạng các dãy số. Máy tính có thể hiểu ngay và thực hiện ngay các chương trình này. Thế hệ 2: Ngôn ngữ thuật toán Từ ngôn ngữ máy người ta chuyển sang viết chương trình bằng ngôn ngữ thuật toán. Đây là các ngôn ngữ được viết bằng tiếng anh nhưng bản thân máy tính không thể hiểu được các ngôn ngữ này nên người ta phải thiết kế các chương trình dịch, dịch từ ngôn ngữ thuật toán sang ngôn ngữ máy. Các ngôn ngữ tiêu biểu trong thế hệ thứ 2 này là: Basic, FORTRAN. Trong đó Basic với các phiên bản trong máy vi tính có BasicA, QBasic, QWBasic. FORTRAN có FORTRANbase, FORTRAN77. Đặc điểm của ngôn ngữ thế hệ thứ 2 là các cấu trúc còn yếu thậm chí là phi cấu trúc. Thế hệ 3: Ngôn ngữ cấp cao Đây là các ngôn ngữ lập trình hiện đại có cấu trúc đủ mạnh để vừa có khả năng giải quyết các bài toán kĩ thuật vừa có khả năng giải quyết các bài toán kinh tế. Các đại biểu tiêu biểu của thế hệ thứ 3 là: ALGOL60, PASCAL, C++ Hiện nay, Mỹ và Nhật đang hợp tác và sử dụng ngôn ngữ PROLOG để xây dựng máy tính thế hệ thứ 5 ( máy tính tư duy). Trong hàng chục ngôn ngữ lập trình đang sử dụng trên thế giới hiện nay khi muốn nói đến đặc tính ngắn gọn và tiêu biểu người ta thường liệt kê ra hàng chục ngôn ngữ tiêu biểu. FORTRAN: ngôn ngữ kỹ thuật PASCAL: ngôn ngữ dạy học và biêủ diễn giải thuật COBOL: ngôn ngữ thiết kế C++: ngôn ngữ can thiệp máy tính Lịch sử phát triển của các ngôn ngữ lập trình là tính năng của các ngôn ngữ ngày càng nâng cao. 2.1.5. Phân loại phần mềm Có 2 loại phần mềm là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống: Hệ điều hành: là một tập hợp các chương trình có chức năng điều khiển, quản lí và giám sát sự hoạt động của các thiết bị phần cứng đồng thời tạo ra môi trường thích hợp cho các phần mềm ứng dụng hoạt động, khai thác tối ưu các tài nguyên của hệ thống. Các chương trình tiện ích: là các phần mềm mở rộng, bổ sung thêm các chức năng cho hệ điều hành để giúp tạo ra sự thuận tiện cho người sử dụng cũng như nâng cao tính tối ưu của việc khai thác tài nguyên hệ thống. Chương trình điều khiển thiết bị: là các phần mềm giúp cho hệ điều hành có thể nhận biết và điều khiển hoạt động của các thiết bị phần cứng. Chương trình dịch: là chương trình có chức năng dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ thuật toán sang ngôn ngữ máy để cho máy tính có thể hiểu và xử lí được đồng thời thực hiện dịch kết quả xử lí của máy tính sang ngôn ngữ bậc cao và chuyển đến người dùng. Phần mềm ứng dụng: Phần mềm năng suất: là phần mềm giúp nâng cao năng suất và hiệu quả là việc của người dùng như phần mềm Microsoft Office,… Phần mềm kinh doanh: là phần mềm có chức năng quản lí các hoạt động, các giao dịch phát sinh của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Phần mềm giáo dục tham khảo: là phần mềm cung cấp những kiến thức, thông tin cho người dùng về một lĩnh vực nào đó. Phần mềm giải trí: là phần mềm giúp cho người dùng thư giãn, giải trí. 2.1.6. Vòng đời của phần mềm Mỗi phần mềm từ khi ra đời, phát triển đều trải qua một chu kì trong công nghệ phần mềm được gọi là vòng đời của phần mềm. Người ta nghiên cứu vòng đời của phần mềm để hiểu rõ từng giai đoạn và có biện pháp phát triển thích hợp để phát triển vào từng giai đoạn đó nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Vòng đời phát triển của sản phẩm phần mềm được biểu diễn bằng một mô hình gọi là mô hình thác nước. Công nghệ hệ thống Phân tích Thiết kế Mã hóa Kiểm thử Bảo trì Công nghệ hệ thống: Phần mềm là một bộ phận của hệ thống quản lí nói chung. Do đó, công việc nghiên cứu phần mềm từ đầu phải được thiết lập yêu cầu cho mọi phần tử hệ thống và được đặt trong mối lien kết chặt chẽ với các thành phần khác của hệ thống như phần cứng, nhân tố con người,…Công nghệ hệ thống và phân tích bao gồm việc thu thập yêu cầu ở mức hệ thống với một lượng nhỏ thiết kế và phân tích mức đỉnh. Phân tích yêu cầu phần mềm: Tiến trình thu thập yêu cầu được tập trung và làm mạnh đặc biệt vào phần mềm. Để hiểu được bản chất của các phần mềm phải xây dựng kĩ sư phần mềm phải hiểu về lĩnh vực thông tin đối với phần mềm cũng như các chức năng cần có, hiệu năng và giao diện của phần mềm. Thiết kế: Thiết kế phần mềm là một tiến trình nhiều bước tập trung vào bốn thuộc tính phân biệt của chương trình là: Cấu trúc dữ liệu Kiến trúc phần mềm Các thủ tục Các đặc trưng giao diện Tiến trình thiết kế dịch các yêu cầu thành một biểu diễn của phần mềm có thể được khẳng định về chất lượng trước khi giai đoạn mã hoá bắt đầu. Giống như các yêu cầu, việc thiết kế phải được lập tư liệu và trở thành bộ phận của cấu hình phần mềm. Mã hoá: Thiết kế phải được dịch thành ngôn ngữ máy mà máy tính c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32954.doc