Chuyên đề Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự tại công ty tnhh phần mềm trí tuệ Isoftco

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHẦN MÊM TRÍ TUỆ ISOFTCO VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM TRÍ TUỆ ISOFTCO 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở thực tập 3

1.1.1.1. Sơ lược về công ty. 3

1.1.1.2. Quá trình phát triển. 4

1.1.2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tại cơ sở thực tập. 5

1.1.3. Thực trạng, kết quả hoạt động đã đạt được trong những năm qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới của cơ sở thực tập. 6

1.1.3.1. Kết quả hoạt động đã đạt được trong những năm qua. 6

1.1.3.2. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. 11

1.1.4. Thực trạng ứng dụng tin học hỗ trợ hoạt động quản lý và nghiệp vụ tại cơ sở thực tập. 11

1.1.4.1. Tình hình trang thiết bị tin học tại công ty. 11

1.1.4.2. Ứng dụng các phần mềm quản lý hiện thời tại công ty. 13

1.2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ DỰ ĐỊNH SẼ CHỌN, TÊN ĐỀ TÀI CỦA CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 13

1.2.1. Tổng quan về vấn đề dự định sẽ chọn. 13

1.2.2 Nghiên cứu tổng quan về đề tài 13

CHƯƠNG II: MỘT SỐ CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÂN SỰ 18

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN VỀ PHẦN MỀM VÀ CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 18

2.1.1.Khái niệm phần mềm. 18

2.1.2 Công nghệ phần mềm. 18

2.1.3 . Lịch sử phát triển của phần mềm. 20

2.1.4. Các đặc trưng của phần mềm và phân loại phần mềm. 21

2.1.5 Vòng đời phát triển của phần mềm. 24

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ PHẦN MỀM 25

2.3. CÁC QUY TRÌNH TRONG CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 28

2.3.1 Quy trình 1: Xây dựng hợp đồng phần mềm 29

2.3.2. Quy trình 2: Xác định yêu cầu phần mềm 30

2.3.3 Quy trình thiết kế phần mềm 31

2.3.4 Quy trình lập trình 33

2.3.5 Quy trinh test 34

2.3.6 Quy trình triển khai 36

2.4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HTTT 38

2.4.1. Các Phương pháp thu thập thông tin. 38

2.4.2. Các công cụ mô mình hóa HTTT. 38

2.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ THIẾT KẾ HTTT 42

2.5.1. Nguyên tắc thiết kế vật lý ngoài. 42

2.5.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên màn hình. 43

2.5.3. Nguyên tắc thiết kế màn hình nhập liệu. 44

2.5.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa. 44

2.6. CÔNG CỤ XÂY DỰNG 44

2.6.1. Cơ sở dữ liệu Microsoft Access( MS Access) 44

2.6.2. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 45

2.6.2.1 Khái niệm về ngôn ngữ lập trình ViusualBasic 45

2.6.2.2. Các tính năng của Visual Basic 46

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM TRÍ TUỆ ISOFTCO 47

3.1. Khảo sát sơ bộ 47

3.2. Mô hình hóa các yêu cầu 48

3.2.1 Sơ đồ luồng thông tin (IDF) 48

3.2.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD 49

3.2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD 50

3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu 55

3.3.1. Cấu trúc các thực thể: 55

3.3.2 Mô hình quan hệ 62

3.4. Thiết kế giải thuật 62

3.4.1 Định nghĩa 62

3.4.2. Các phương pháp thiết kế giải thuật 62

3.4.3. Vai trò của thiết kế giải thuật 63

3.4.4. Nguyên tắc thiết kế giải thuật 63

3.4.5. Biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối 64

3.4.6 Các thuật toán điển hình 64

3.5 Thiết kế giao diện 72

KẾT LUẬN 79

Phụ lục 82

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2863 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự tại công ty tnhh phần mềm trí tuệ Isoftco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tức là các bước từ khi đặt kế hoạch phát triển cho đến giai đoạn cuối cùng của quy trình phát triển phần mềm và được gọi là vòng đời phát triển của phần mềm. Nó thường dùng mô hình thác nước. Phân tích Thiết kế Kiểm thử Khởi tạo và lập kế hoạch Vận hành, bảo trì Thời gian Mô hình thác nước của vòng đời phát triển của phần mềm Mục đích của mô hình là phân đoạn toàn bộ quá trình phát triển phần mềm thành các giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó có các giải pháp hiệu quả nhất cho từng giai đoạn. Ta dùng hình ảnh dốc từ thác nước xuống để biểu diễn. Các công đoạn dưới càng chịu nhiều tác động của các công đoạn trên. Công nghệ hệ thống: là nền tảng của tất cả các công đoạn tiếp theo. Vì bản thân phần mềm chỉ là một phần của hoạt động quản lý, do đó khi xây dựng phần mềm ta phải đặt nó trong các ràng buộc với các yếu tố như phần cứng, nhân tố con người, cơ sở dữ liệu,… Phân tích: giai đoạn này chịu tác động của công nghệ hệ thống nhưng bản thân nó lại tác động đến tất cả các công đoạn còn lại vì phân tích là nền tảng để chuyển giao tới quy trình thiết kế. Thiết kế: bao gồm thiết kế kiến trúc hệ thống và thiết kế kiến trúc kỹ thuật (thiết kế dữ liệu, thiết kế chương trình, thiết kế giao diện, thiết kế xử lý). Kiểm thử: giai đoạn kiểm thử tập trung vào phần logic bên trong của phần mềm, đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh đều được kiểm thử nhằm phát hiện ra các lỗi và kết quả phù hợp với dữ liệu vào. Vận hành, bảo trì: Sau khi bàn giao phần mềm cho khách hàng, để hoàn toàn tương thích với các điều kiện quản lý của cơ sở thực tế (sự thay đổi của OS hay các thiết bị ngoại vi) cần phải có giai đoạn bảo trì. Quá trình bảo trì còn xảy ra khi khách hàng yêu cầu nâng cao chức năng hay hiệu năng. Việc bảo trì phần mềm phải áp dụng lại các bước của vòng đời phát triển nói trên cho chưuơng trình hiện tại chứ không phải chương trình mới. Ngoài mô hình thác nước, người ta còn cải tiến thành các mô hình lặp, tức là không chỉ vận động theo một chiều từ trên xuống mà còn có sự vận động theo chiều ngược lại, người ta cần hoàn chỉnh các bước đã trải qua. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ PHẦN MỀM Có hai phương pháp để thiết kế phần mềm là thiết kế từ đỉnh xuống và thiết kế từ dưới lên. Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống (Top Down Design – TDD) Phương pháp này áp dụng để thiết kế phần mềm cho những đơn vị chưa có phần mềm hỗ trợ bất cứ nghiệp vụ nào tức là bắt đầu tiến hành tin học hoá. Nó được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Đây là một phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng module hoá. Nội dung của phương pháp này như sau: Trước hết người ta xác định các vấn đề chủ yếu nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán. Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành các nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới. Phương pháp thiết kế từ dưới lên (Buttom Up Design – BTU) Phương pháp này áp dụng cho những đơn vị mà trong tổ chức trước đó đã ứng dụng tin học ở một số bộ phận . Tư tưởng của phương pháp này là: Trước hết người ta tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán, người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính. Tiếp đó sẽ thiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất, hoàn chỉnh. Để minh hoạ cho tư tưởng thiết kế này ta xem xét ví dụ sau đây: Giả sử trong một doanh nghiệp, công việc ứng dụng tin học trong quản lý đã được triển khai ở các bộ phận khác nhau và trong từng thời điểm khác nhau. Kết quả là người ta đã thiết kế và đưa vào sử dụng một số chương trình quản lý trong các phòng ban (phòng Tài vụ, phòng cung ứng vật tư, phòng Tổ chức hành chính,…). Danh sách các chương trình như sau: Prog 1: Vào số liệu cho tệp hồ sơ cán bộ. Prog 2: Sửa chữa, bổ sung, cập nhật hồ sơ. Prog 3: Vào số liệu cho tệp quản lý vật tư. Prog 4: Vào số liệu cho tệp hoá đơn bán sản phẩm. Prog 5: Tính lương cán bộ quản lý. Prog 6: Lập bảng dự toán sử dụng vật tư. Prog 7: Quản lý cán bộ. Prog 8: Lập bảng tính giá trị sản phẩm bán ra. Các chương trình này đã được sử dụng và có kết quả trong sản xuất kinh doanh đã được thực tế kiểm nghiệm. Bây giờ trên cơ sở các chương trình cụ thể này, lãnh đạo công ty có nhu cầu thiết kế một hệ thống chương trình thống nhất, phục vụ tốt hơn cho việc quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp này, chúng ta phải vận dụng phương pháp thiết kế từ dưới lên. Ta lần lượt được các phác thảo sau đây: √ Phác thảo thứ nhất: Gộp các module 1, 2, 5, 7 thành phân hệ quản lý nhân sự: √ Phác thảo thứ hai: Gộp các module 4, 8 thành phân hệ quản lý bán hàng: √ Phác thảo thứ ba: Gộp các module 3, 6 thành các chức năng quản lý kho hàng: √ Phác thảo thứ 4: Trên cơ sở chức năng của các phân hệ quản lý trên đây, chúng ta có thể tiến hành thiết kế thêm một số chương trình khác làm phong phú thêm các vấn đề mà hệ thống quản lý (Prog 9 - dự báo mức tiêu thụ hàng hoá, Prog 10 - lập bảng tổng hợp hàng tồn kho). Các chương trình đựơc thiết kế bổ sung phải đảm bảo được yêu cầu phù hợp về mặt chức năng với các chương trình đã được thiết kế bà cài đặt trước đó. Đồng thời phải có sự tương thích với các chương trình đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trong ví dụ trên đây ta co thể thiết kế thêm nhiều chương trình trong mỗi phân hệ làm cho khả năng của các phân hệ ngày càng đa dạng, giải quyết được ngày càng hiệu quả các vấn đề mà thực tế quản lý của doanh nghiệp đặt ra. Ở đây là gộp ba phân hệ vừa thiết kế thành một hệ tin học quản lý thống nhất của doanh nghiệp dưới dạng mô hình sau: 2.3. CÁC QUY TRÌNH TRONG CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Xây dựng một phần mềm quản lý gồm 6 quy trình: Quy trình 1: Xây dựng hợp đồng phần mềm. Quy trình 2: Xác định yêu cầu. Quy trình 3: Phân tích thiết kế phần mềm Quy trình 4: Lập trình. Quy trình 5: Test Quy trình 6: Triển khai 2.3.1 Quy trình 1: Xây dựng hợp đồng phần mềm Mục đích: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kỹ thuật, tiến hành xây dựng hợp đồng với khách hàng, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, tổ chức thanh lý, thanh toán hợp đồng và lập hồ sơ tổng quát về quy trình hợp đồng phần mềm. Dấu hiệu: Xây dựng hợp đồng phần mềm với khách hàng. Theo dõi thực hiện hợp đồng với khách hàng. Thanh toán thanh lý hợp đồng phần mềm. 2.3.2. Quy trình 2: Xác định yêu cầu phần mềm Mục đích: Sau khi đã có hợp đồng phần mềm với khách hàng, hợp đồng được chuyển sang để xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm tương lai. Yêu cầu đặt ra là phải lượng hoá các dạng mô hình. Dấu hiệu: Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu. Lập mô hình hoạt động của hệ thống. Lưu đồ quy trình 2: Xác định yêu cầu khách hàng 2.3.3 Quy trình thiết kế phần mềm Mục đích: Sau khi quy trình xác định yêu cầu phần mềm, trên cơ sở hồ sơ của giai đoạn phân tích ta chuyển sang quy trình thiết kế nhằm xác định hồ sơ tổng thể các vấn đề thiết kế phần mềm từ tổng quát tới chi tiết. Thiết kế là chìa khoá dẫn đến thành công của một dự án. Thiết kế là một quá trình đòi hỏi tính sáng tạo, tinh tế và hiểu biết sâu sắc của người thiết kế.Thiết kế phần mềm cung cấp cách biểu diễn phần mềm có thể được xác nhận về chất lượng, là cách duy nhất mà chúng ta có thể chuyển hoá một cách chính xác các yêu cầu của khách hàng thành sản phẩm hay hệ thống phần mềm cuối cùng. Dấu hiệu: Thiết kế cấu trúc phần mềm. Thiết kế kỹ thuật. + Thiết kế dữ liệu. + Thiết kế thủ tục. + Thiết kế chương trình. + Thiết kế giao diện. Lưu đồ quy trình thiết kế: 2.3.4 Quy trình lập trình Mục đích: Trên cơ sở của hộ sơ thiết kế, bộ phận lập trình tiến hành chi tiết hoá các sơ đồ khối hay các lưu đồ để biến thành các bản vẽ thiết kế sản phẩm phần mềm nhưng bản thân công đoạn lập trình phải trung thành với thiết kế. Lập trình là một tiến trình dịch thiết kế chi tiết thành chương trình bao gồm tập hợp các dòng mã lệnh mã máy tính có thể hiểu được. Mỗi ngôn ngữ lập trình có những giới hạn nhất định do vậy dựa trên các đặc trưng của ngôn ngữ, chúng ta sẽ chọn ngôn ngữ phù hợp. Dấu hiệu: Lập trình các thư viện chung Lập trình module Tích hợp hệ thống. Lưu đồ quy trình lập trình: 2.3.5 Quy trinh test Mục đích: Sau khi đã có công đoạn lập trình, các lập trình viên tiến hành test chương trình và test toàn bộ phần mềm bao gồm test hệ thống, test tiêu chuẩn nghiệm thu nhằm đảm bảo có một phần mềm chất lượng cao. Quy trình test là quá trình đánh giá xem chương trình có phù hợp với những đặc tả yêu cầu và đáp ứng mong đợi của khách hàng không. Quá trình này phải được tiến hành thường xuyên sau mỗi giai đoạn sản xuất phần mềm. Quá trình này liên quan đến hai mục đích là “Phần mềm đáp ứng nhu cầu khách hàng và quá trình sản xuất không sai sót”. Dấu hiệu: Lập kịch bản test. Test hệ thống. Test nghiệm thu. Lưu đồ quy trình test: 2.3.6 Quy trình triển khai Mục đích: Đây là quy trình cuối cùng trong toàn bộ công đoạn khép kín của quy trình sản xuất phần mềm. Triển khai là một giai đoạn quan trọng, là một phần việc tất yếu đi kèm khi chuyển giao phần mềm, nên khi đánh giá thường chỉ quan tâm đến các chức năng và tính năng của hệ thống mà quên một điều quan trọng rằng đó là những tiềm năng sẵn có. Để đưa hệ thống cùng toàn bộ tính năng ưu việt của nó vào ứng dụng trong thực tế thì chỉ có quá trình triển khai tốt mới có thể biến các tiềm năng đó thành hiện thực. Tỷ lệ thất bại của phần mềm do quá trình triển khai vẫn đang chiếm một tỷ lệ rất cao mà nguyên nhân chủ yếu là do: Năng lực của người sử dụng còn hạn chế. Truyền đạt và thông tin không tốt. Phương pháp triển khai thiếu tính khoa học và không rõ ràng. Đào tạo người sử dụng là vấn đề không thể thiếu trong quá trình triển khai. Để người sử dụng có thể điều hành trôi chảy hệ thống mới, thông báo một số tình huống có thể xảy ra lỗi khi vận hành sản phẩm để người dùng biết cách xử lý. Dấu hiệu: Cài đặt máy chủ Cài đặt máy mạng Vận hành phần mềm Hướng dẫn đào tạo sử dụng. Lưu đồ quy trình triển khai: 2.4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HTTT 2.4.1. Các Phương pháp thu thập thông tin. Phỏng vấn. Phỏng vấn là một trong hai công cụ thu thập thông tin đắc lực nhất dùng cho hầu hết các dự án phát triển HTTT. Phỏng vấn cho phép thu thập những thông tin được xử lý theo cách khác nhau với mô tả trong tài liệu. Nghiên cứu tài liệu. Cho phép nghiên cứu kĩ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức như lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, tình trạng tài chính, các tiêu chuẩn và định mức, cấu trúc thứ bậc, vai trò và nhiệm vụ của các thành viên, nội dung và tình trạng của các thông tin đầu vào cũng như đầu ra. Sử dụng phiếu điều tra. Phương pháp này sử dụng đối với các đồi tượng cần điều tra thông tin với quy mô lớn. Quan sát. Việc thực hiện quan sát cho phép chúng ta thấy những gì không thể hiện trên tài liệu hoặc qua phỏng vấn như tài liệu để ở đâu, cho ai…? Phương pháp quan sát có nhiều rủi ro vì nếu để đối tượng quan sát để ý thì họ sẽ thay đổi lịch trình làm việc không như ngày thường. 2.4.2. Các công cụ mô mình hóa HTTT. Các yêu cầu của người sử dụng thường được viết bằng ngôn ngữ tự nhiên để những người không có kiến thức về mặt kỹ thuật có thể hiểu được nó. Tuy nhiên, những yêu cầu hệ thống chi tiết phải được mô hình hóa, Mô hình hóa hệ thống giúp người phân tích hiểu rõ các chức năng của hệ thống. Một số công cụ chính dùng để mô hình hóa và xây dựng tài liệu cho hệ thống là: sơ đồ chức năng kinh doanh BFD(Business Function Diagram), sơ đồ luồng thông tin IFD( Information Flow Diagram) và sơ đồ luồng dữ liệu DFD ( Data Flow Diagram), Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD (Business Function Diagram). Sơ đồ chức năng BFD là sơ đồ mô tả các chức năng nghiệp vụ của một tổ chức và những mối quan hệ bên trong giữa các chức năng đó cũng như các mối quan hệ của chúng với môi trường bên ngoài. Mô hinhf được xây dựng dần cùng với tiến trình khảo sát chi tiết giúp cho việc định hướng hoạt động khảo sát Nó cho phép xác định phạm vi các chức năng hay miền cần nghiên cứu của tổ chức. Nó cho thấy vị trí của mỗi công việc trong toàn hệ thống, tránh trùng lặp, giúp phát hiện các chức năng còn thiếu. Là cơ sở để thiết kế cấu trúc hệ thống chương trình của hệ thống sau này. Sơ đồ luồng thông tin IFD ( Information Flow Diagram). Khái niệm Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động, tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Xử lý Thủ công Giao tác người máy Tin học hoá hoàn toàn Thủ công Tin học hoá Tài liệu Kho lưu trữ dữ liệu. Sơ đồ luông dữ liệu DFD(Data Flow Diagram) Khái niệm Là sự biểu diễn bằng sơ đồ sự vận động của dữ liệu và có liên quan đến nguồn, đích, xử lý và kho. Một số quy tắc và quy ước liên quan tới sơ đồ DFD Mỗi luồng dữ liệu phải có một tên trừ luồng giữa xử lý và kho giữ liệu. Dữ liệu chứa trên 2 vật mang khác nhau nhưng luôn luôn đi cùng nhau thì có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất. Xử lý luông phải được đánh mã số. Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt nhau. Tên cho xử lý phải là một động từ. Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu. Luồng vào phải khác với luồng ra từ một xử lý. Quy ước đối với việc phân rã DFD Thông thường một xử lý mà lô gic xử lý của nó được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thì không phân ra tiếp. Cố gắng chỉ để tối đa 7 xử lý trên một trang DFD. Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã. Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD con mức thấp nào đó. Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích của một DFD mức lớn hơn nào đó. Đây là nguyên tắc cân đối của DFD. Xử lý không phân ra tiếp được thì gọi là xử lý nguyên thủy. Mỗi xử lý nguyên thủy phải có một phích lô gic trong từ điển hệ thông. Các mức phân rã cơ bản của sơ đồ DFD gồm có: Mức ngữ cảnh (context). Mức 0. Mức 1. Các ký pháp sử dụng trong sơ đồ DFD. Sơ đồ luồng dữ liệu là phần cốt lõi của rất nhiều phương pháp phân tích. Nó chứa các ký pháp rất dễ hiểu đối với khách hành. Các ký pháp sử dụng trong sơ đồ DFD bao gồm: Quá trình hoặc chức năng. Nhận tiền Dòng dữ liệu Hóa đơn nhận tiền Kho dữ liệu. Sổ kế toán Tác nhân bên ngoài. Thanh toán Tác nhân bên trong. Lãnh đạo Một số công cụ chính dùng để mô hình hóa và xây dựng tài liệu cho hệ thống là sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD) và sơ đồ luồng dữ liệu (DFD). 2.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ THIẾT KẾ HTTT 2.5.1. Nguyên tắc thiết kế vật lý ngoài. Theo Joseph Dusmas thì thiết kế vật lý ngoài một HTTT phải dựa vào 7 nguyên tắc chung sau đây. Đảm bảo rằng người sử dụng luôn đang kiểm soát hệ thống. Có nghĩa là, người dùng luôn luôn có thể thông báo cho hệ thống những việc cần thực hiện. Thiết kế hệ thống theo thói quen và kinh nghiệm của người sử dụng. Gắn chặt chẽ với các thuật ngữ, dạng thức và các thủ tục đã được dùng. Che khuất những bộ phận bên trong của các phần mềm và phần cứng tạo thành hệ thống. Cung cấp thông tin tư liệu trên màn hình. Giảm tới mức tối thiểu lượng thông tin mà người dùng phải nhớ trong khi sử dụng hệ thống Dựa vào những quy tắc đã được chấp nhận về đồ họa, ký họa khi thể hiện thông tin trên ra màn hình. 2.5.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên màn hình. Những chú ý khi thiết kế thông tin trên màn hình. Thông tin ra phải được thiết kế sao cho người sử dụng phải kiểm soát được lượng thông tin ra màn hình. Cần thiết kế thông tin lấp đầy màn hình rồi dừng lại và để người sử dụng chủ động cho tiếp tục hiện thông tin ra hay không? Thiết kế sao cho người sử dụng có thể lùi về trang trước hoặc xem trang sau bằng phím (Up, Down.PageUp,PageDown). Thiết kế viên phải cho phép người sử dụng hạn chế khối lượng thông tin hiện trên màn hình. Nguyên tắc thiết kế thông tin ra trên màn hình. Đặt mọi thông tin gắn liền với nhiệm vụ trên một màn hình. Người sử dụng không phải nhớ thông tin từ màn hình này sang màn hình khác. Chỉ dẫn rõ ràng cách thoát khỏi màn hình. Đặt giữa các tiêu đề và xếm đặt các thông tin theo trung tâm. Nếu đầu ra gồm nhiều trang màn hình thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự. Việc này giúp cho người sử dụng biết rõ mình đang ở đâu? Viết văn bản theo quy ước chung bằng cách sử dụng chữ in hoa, gạch chân và ngắt câu hợp lý. Đặt tiêu đề cho mỗi cột, chỉ đặt màu cho những thông tin quan trọng. Tổ chức các phần tử của danh sách theo trật tự quen thuộc. Căn trái các cột văn bản và căn phải các cột số. Chỉ tô màu cho những thông tin quan trọng. 2.5.3. Nguyên tắc thiết kế màn hình nhập liệu. Mục đích của thiết kế màn hình nhập liệu. Thiết kế các thủ tục nhập liệu có hiệu quả và giảm thiểu tối đa các sai sót. Các nguyên tắc thiết kế màn hình nhập liệu. Màn hình nhập liệu được thiết kế dựa trên các nguyên tắc sau: Khi nhập tài liệu được thiết kế từ một tài liệu gốc, khuôn dạng màn hình phải giống như tài liệu gốc. Nên nhóm các trường trên màn hình theo một trật tự có ý nghĩa, theo trật tự tự nhiêm, theo tần số chung, theo chức năng hoặc theo tầm quan trọng. Không nhập các thông tin mà hệ thống thông tin có thể truy tìm được từ cơ sở dữ liệu hoặc tính toán được. Đặt tên các trường ở trên hoặc trước trường nhập. Đặt các giá trị ngầm định cho phù hợp. Sử dụng phím tab để chuyển trường hợp nhập. 2.6. CÔNG CỤ XÂY DỰNG 2.6.1. Cơ sở dữ liệu Microsoft Access( MS Access) Khi lựa chọn một HQTCSDL( hệ quản trị cơ sở dữ liệu) để dựa vào đó mà viết những ( trình) ứng dụng CSDL ( datase application), người ta thường chú ý đến khả năng, mức độ tiện dụng và các lĩnh vực chuyên sâu của bản thân HQTCSDL, đồng thời chú ý đến tính tương thích của nó với phần cứng hiện có cũng như với các phần mềm mà khách hàng đang thường xuyên sử dụng. Vì thế, để xây dựng CSDL tôi sử dụng Microsoft Access bởi những điều sau đây: MS Access là một trong những HQLCSDL đang được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất hiện nay. MS Access là một thành phần của hệ thống phần mềm Microsoft Office Professional, vì thế mà những đối tượng thuộc giao diện như thực đơn, dải công cụ( toolbar) mà hộp thoại đều rất tương tự như các ứng dụng khác của Office mà phần lớn cán bộ văn phòng đã quen dùng. Việc trao đổi( nhập/xuất) dữ liệu giữa Access và các ứng dụng khác trong môi trường Windows như Excel, Word, Visual FoxPro, SQL Sever, Oracle, HTML, XML… cũng rất thuận tiện. Access có rất nhiều chức năng để đáp ứng những nhu cầu khác nhau về CSDL. Có thể dùng Access để phát triển sáu kiểu ứng dụng phổ biến nhất, đó là: + Ứng dụng cá nhân + Ứng dụng cho doanh nghiệp nhỏ + Ứng dụng trong nội bộ từng phòng ban + Ứng dụng cho toàn công ty + Ứng dụng ở tuyến trước( front – end) cho các CSDL theo mô hình khách chủ trên phạm vi toàn doanh nghiệp + Ứng dụng trên mạng nội bộ của một cơ quan (intranet) và mạng máy tính quốc tế ( Internet). 2.6.2. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 2.6.2.1 Khái niệm về ngôn ngữ lập trình ViusualBasic Lập trình với VisualBasic ngày càng được chú ý và có nhiều yêu cầu trong các đề án được thực hiện trong nước và nước ngoài. Bởi vì, Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình sử dụng phương pháp luận lập trình mới nhất như phương pháp lập trình hướng đối tượng, với công cụ cơ sở dữ liêụ mô hình quan hệ, kiến trúc Client – Sever. Visual Basic là ngôn ngữ lập trình trên Windows do hãng Microsoft xây dựng, nó là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Visual Basic có một môi trường soạn thảo đơn giản, dễ sử dụng, dễ hiểu và thân thiện với người sử dụng. Nó giúp cho lập trình viên có thể thấy được ngay kết quả, giao diện sau mỗi thao tác thiết kế. Khi thiết kế giao diện ta chỉ cần gắp thả các đối tượng. Khi chương trình thực hiện, nó sẽ thực hiện thông qua các sự kiện của đối tượng như: kích chuột, di chuyển, nhấn phím… Khả năng thừa kế cũng như sử dụng những công cụ và thư viện sẵn có cũng như khả năng tạo ra các thư viện giúp cho lập trình viên xây dựng ứng dụng một các nhanh chóng và thuận lợi cho việc lập trình theo nhóm. Với sự hỗ trợ của các thành phần có sẵn cho nên Visual Basic rất mạnh cho việc xây dựng các ứng dụng. 2.6.2.2. Các tính năng của Visual Basic Tiết kiệm thời gian và công sưckhi xây dựng ứng dụng. Cho phép chỉnh sửa chương trình một cách dễ dàng, đơn giản. Khi thiết kế chương trình có thể thấy ngay kết quả của từng thao tác. Có khả năng liên kết với các thư viện liên kết động. Vì những đặc điểm nổi bật và sự thân thiện với người sử dụng trong giao diện, cũng như các tính năng ưu việt của Visual Basic trong đồ án tốt nghiệp của mình em đã quyết định chọn Visual Basic làm ngôn ngữ lập trình. CHƯƠNG III: XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM TRÍ TUỆ ISOFTCO 3.1. Khảo sát sơ bộ Hiện nay quá trình quản lý nhân sự tại Công ty TNHH phần mềm trí tuệ ISOFTCO vẫn còn thấy thực hiện một cách thủ công. Khi một phòng ban nào có nhu cầu về thay đổi nhân sự thì phòng ban đó phải chuyển yêu cầu lên phòng tổng hợp của công ty. Cán bộ phòng tổng hợp sẽ xem xét sau đó chuyển lên ban lãnh đạo phê duyệt. Quá trình này rất tốn thời gian và thường có nhiều sai sót. Một nhân viên khi bắt đầu làm việc cho đến khi nghỉ hưu hay buộc thôi việc, chuyển Công ty thì Công ty TNHH Phần mềm trí tuệ phải lưu hồ sơ của nhân viên đó. Toàn bộ hồ sơ nhân viên hầu như lưu dưới dạng sổ sách cũng như quá trình quản lý bằng thủ công. Việc tìm kiếm, tra cứu, bổ sung, sửa đổi hồ sơ cũng rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Ban lãnh đạo muốn xem trong tháng các nhân viên của minh làm việc thể nào, có nên khen thưởng hay không phải trải qua một số công đoạn như có yêu cầu gửi về phòng ban. Các phòng ban xem xét quá trình làm việc rồi lên danh sách gửi lên ban lãnh đạo phê duyệt…Phần mềm Quản lý nhân sự tại công ty sau khi được xây dựng sẽ giúp ban lãnh đạo quản lý thông tin nhân sự một cách dễ dàng, đưa ra các quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác khi có nhu cầu phát sinh trong quản lý như: Cần có thông tin về trình độ chuyên môn, quá trình công tác, khen thưởng, ký luật của nhân viên… để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. Thực hiện tin học hoá trong quản lý sẽ giúp cho cán bộ phòng tổng hợp làm việc hiệu quả hơn, hệ thống quản lý gọn nhẹ, việc sử dụng đơn giản, hạn chế những sai sót không đáng có. 3.2. Mô hình hóa các yêu cầu 3.2.1 Sơ đồ luồng thông tin (IDF) - Khi có nhân viên mới vào công ty, hồ sơ nhân viên sẽ được chuyển đền phòng tổng hợp. Phòng tổng hợp sẽ cập nhật hồ sơ nhân viên vào cơ sở dữ liệu bằng phần mềm quản lý nhân sự. - Thông tin được lưu vào kho hồ sơ của nhân viên công ty. - Khi nhân viên nghỉ việc, thôi việc, hay bị thôi việc hồ sơ của nhân viên sẽ được xóa khỏi kho hồ so nhân viên của công ty hoặc kết chuyển sang kho dữ liệu khác. - Hàng ngày khi có sự thay đổi về thông tin của nhân viên hay theo yêu cầu của giám đốc thì cán bộ phòng tổng hợp sẽ trực tiếp cập nhật sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu và lưu lại. - Thông tin sẽ được lưu vào kho hồ sơ. - Cuối mỗi tháng, kỳ hay theo yêu cầu của ban giám đốc cán bộ phòng tổng hợp sẽ in báo cáo trình ban giám đốc cũng như có các đề nghị về thưởng, tăng lương, thăng chức…. - Sơ đồ IFD 3.2.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD Xác định chức năng nghiệp vụ là bước đầu tiên của phân tích hệ thống. Để phân tích nhu cầu thông tin của tổ chức ta phải biết được tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, chức năng gì. Từ đó biết được các dữ liệu, thông tin gì mà tổ chức sử dụng và làm thế nào để có các thông tin cần thiết. HTTT quản lý nhân sự tại công ty TNHH phần mềm trí tuệ ISOFTCO có những chức năng chính sau: *Quản lý hồ sơ nhân viên - Cập nhập hồ sơ nhân viên khi có nhân viên mới được tuyển chọn vào làm việc tại công ty. - Sửa đổi, bổ sung điều chỉnh hồ sơ khi có sự thay đổi thông tin về cá nhân, thuyên chuyển nhân viên giữa các phòng ban hay sự thay đổi về chức vụ - Tìm kiếm và in báo cáo theo phòng ban, độ tuổi hay chức vụ… - Tạo và in báo cáo khen thưởng kỷ luật nhân viên… Sơ đồ chức năng của hệ thống quản lý nhân sự tại công ty TNHH phần mềm trí tuệ ISOFTCO được biểu diễn trong hình dưới đây: Quản lý nhân sự Báo cáo Quản lý danh mục Truy xuất dữ liệu Danh mục phòng ban Danh sách nhân viên Các danh mục khác Tìm kiếm nhân viên Theo dõi khen thưởng, kỷ luật Lập báo cáo Xử lý Sơ đồ chức năng của hệ thống quản lý nhân sự 3.2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD Sơ đồ luồng dữ liệu DFD cung cấp cho người sử dụng một cách nhìn tổng thể về hệ thống và cơ chế lưu chuyển thông tin trong hệ thống ấy. Nó xác định các thông tin chuyển vận từ một quá trình hoặc từ chức năng này trong hệ thống sang một quá trình hoặc chức năng khác. Sơ đồ ngữ cảnh Khi xem xét một vấn đề, chúng ta luôn có cái nhìn tổng thể về vấn đề đó. Sơ đồ ngữ cảnh sẽ cho ta thấy những thành phần cốt lõi của hệ thống cần xây dựng. Dưới đây là sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống quản lý nhân sự. Giám đốc Các phòng ban Nhân viên Quản lý nhân sự Hồ sơ nhân viên Thông tin Nhân sự Các báo cáo Các báo cáo Các yêu cầu Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống quản lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21894.doc