Chuyên đề Xây dựng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng liên doanh VID Public chi nhánh Hải Phòng

Giống như sơ đồ luồng thông tin, sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả chính hệ thống thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Sơ đồ DFD là sự thể hiện sơ đồ các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm, và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu đơn thuần mô tả hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng liên doanh VID Public chi nhánh Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có xu hướng tốt lên sau mỗi lần có lỗi (error/bug) được phát hiện và sửa Phần mềm vốn chứa lỗi tiềm tàng, quy mô phần mềm càng lớn thì khả năng chứa lỗi càng cao Lỗi phần mềm thường dễ được phát hiện bởi người ngoài Chức năng của phần mềm thường thay đổi theo thời gian và theo nơi sử dụng Hiệu ứng làn sóng trong thay đổi phần mềm Phần mềm vốn chứa ý tưởng và sáng tạo của tác giả/nhóm tác giả làm ra nó Trong xây dựng, phát triển phần mềm cần khả năng “tư duy nhị phân” Phần mềm có thể sao chép rất đơn giản 1.3. Vòng đời phát triển của phần mềm Vòng đời phần mềm là khoảng thời gian tính từ khi phần mềm được tạo ra cho đến khi chết đi (tức là từ lúc hình thành đáp ứng yêu cầu, vận hành, bảo dưỡng cho đến khi loại bỏ không dùng nữa) Vòng đời phần mềm chia thành 5 pha chính: phân tích, thiết kế, chế tạo, kiểm thử và bảo trì Phân tích: quá trình này nhằm mục đích hiểu được lĩnh vực thông tin, chức năng, hành vi, tính năng và giao diện của phần mềm sẽ phát triển. Quá trình này đòi hỏi phải tạo tư liệu và bàn thảo với khách hàng Thiết kế: là quá trình gồm nhiều bước với 4 thuộc tính khác nhau của một chương trình: cấu trúc dữ liệu, kiến trúc phần mềm, biểu diễn giao diện và thuật toán. Quá trình này cần tư liệu hóa và là một phần quan trọng của cấu hình phần mềm Chế tạo (lập trình): chuyển thiết kế thành chương trình máy tính bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó Kiểm thử: kiểm tra các chương trình và module logic bên trong và chức năng bên ngoài nhằm phát hiện ra lỗi và đảm bảo với đầu vào xác định thì cho kết quả mong muốn. Bảo trì: đáp ứng những thay đổi, nâng cấp phần mềm đã phát triển do sự thay đổi của môi trường, nhu cầu. 1.4. Nền tảng thiết kế phần mềm trong sản xuất phần mềm Khái niệm thiết kế phần mềm Thiết kế phần mềm được định nghĩa trong IEEE 610.12-96 bao gồm: Quá trình xác định kiến trúc, các thành phần, giao diện và các đặc tính kỹ thuật của hệ thống hoặc thành phần Vai trò của công đoạn thiết kế phần mềm Thiết kế phần mềm là cơ sở cho giai đoạn tiếp theo là xây dựng phần mềm, nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển phần mềm Cho phép xem xét, so sánh các phương án kỹ thuật khác nhau trong thiết kế phần mềm. Cho phép xác định phương án phù hợp nhất với các yêu cầu phần mềm. Cho phép lập các kế hoạch chi tiết cho giai đoạn xây dựng phần mềm. Thiết kế Lập trình Kiểm thử Mô hình chức năng Mô hình tuyến tính Thiết kế CSDL Thiết kế thủ tục Phần mềm đã tích hợp Hình 3: Mô hình công đoạn thiết kế phần mềm Đối với một phần mềm có thiết kế khi phát triển thêm các chức năng cho phần mềm người ta luôn có một nền tảng định hướng rõ ràng mà sau này khi phát triển không gây ra những đổ vỡ cho phần mềm. Khi gặp những va chạm của thực tiễn một phần mềm không được thiết kế đầy đủ sẽ dễ dẫn đến những sai sót nghiêm trọng. Người ta thường mô tả một phần mềm có thiết kế và không có thiết kế bằng hình vẽ sau đây: Bảo trì Kiểm thử Cài đặt Thiết kế Kiểm thử Cài đặt Bảo trì Có thiết kế Không có thiết kế Hình 4: So sánh phần mềm có thiết kế và không có thiết kế 1.4.3. Một số phương pháp thiết kế phần mềm 1.4.3.1. Khái niệm module hoá Trong trường phái lập trình cấu trúc người ta dựa trên một ý tưởng gọi là module hoá mà bản chất của nó khá phù hợp với phương pháp phân tích của triết học tức là khi nghiên cứu một vấn đề nào đó chúng ta phân rã vấn đề đó thành những vấn đề nhỏ hơn, chi tiết hơn bao gồm từng bộ phận cấu thành nên vấn đề lớn. Trong tin học, vấn đề module hoá được sử dụng để khi chuyển từ vấn đề thực tế sang giải pháp phần mềm. Trong trường hợp này quá trình phân tích dừng lại ở các module độc lập và thông thường mỗi module tương ứng với một chương trình. Ta có thể biểu diễn quá trình module hoá thông qua sơ đồ cấu trúc hình cây sau đây. P P11 P12 P13 P21 P22 P31 P32 P1 P2 P3 Hình 5: Quá trình module hoá Nếu ta coi bài toán chính là module bậc 1 thì module này lại được phân chia thành các module bậc 2, bậc 3... theo cấu trúc hình cây. 1.4.3.2. Phương pháp thiết kế từ trên xuống (Top Down Design) Ý tưởng tổng quát của phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống là dựa vào quá trình module hoá một vấn đề thực tế. Khi giải quyết một vấn đề nào đó trước hết người ta đưa ra các phác thảo tổng quát. Sau đó trên cơ sở của phác thảo này sẽ tiếp tục chi tiết hoá thành các module ngày càng chi tiết và cụ thể hơn và dừng lại khi mỗi module tương ứng với một chương trình. 1.4.3.3. Phương pháp thiết kế từ dưới lên (Bottom Up Design) Ý tưởng của phương pháp này xét theo một góc độ nào đó là ngược lại với phương pháp thiết kế từ trên xuống và bao gồm các vấn đề sau: Trước hết tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính. Sau đó sẽ thiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất, hoàn chỉnh. 1.4.4. Tiến trình thiết kế phần mềm Tiến trình thiết kế trong công nghệ phần mềm được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Xuất phát từ quan điểm quản lý dự án thì qui trình thiết kế phần mềm theo hai bước: Thiết kế kiến trúc phần mềm: mục đích xác định mô hình kiến trúc và các thành phần trong kiến trúc. Thiết kế chi tiết phần mềm: Thiết kế chi tiết từng thành phần, xác định đầy đủ các thông tin tương ứng cho từng thành phần để có thể tiến hành xây dựng phần mềm. Xuất phát từ góc độ kĩ thuật thì qui trình thiết kế phần mềm bao gồm bốn loại: Thiết kế kiến trúc. Thiết kế dữ liệu. Thiết kế thủ tục. Thiết kế giao diện. Hai khía cạnh kĩ thuật và quản lý của qui trình thiết kế có mối liên quan mật thiết với nhau và được biểu diễn trong hình vẽ tổng quát dưới đây. Thiết kế kiến trúc Thiết kế dữ liệu Thiết kế thủ tục Thiết kế giao diện Thiết kế chi tiết Thiết kế sơ bộ Quản lý Kỹ thuật Hình 6: Quy trình thiết kế phần mềm 1.5. Các qui trình trong sản xuất phần mềm 1.5.1. Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm 1.5.1.1. Mục đích Qui trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm có mục đích nghiên cứu, đề xuất giải pháp kĩ thuật tiến hành xây dựng hợp đồng đối với khách hàng; theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng; tổ chức thanh lý; thanh toán hợp đồng và lập hồ sơ tổng quát về qui trình hợp đồng phần mềm. 1.5.1.2. Dấu hiệu Qui trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: - Xây dựng hợp đông phần mềm với khách hàng. - Theo dõi thực hiện hợp đồng phần mềm - Thanh toán, thanh lý hợp đồng phần mềm 1.5.1.3. Lưu đồ Mở đầu Xây dựng hợp đồng phần mềm Theo dõi hợp đồng phần mềm Thanh toán, thanh lý hợp đồng Kết thúc Báo cáo tổng kết qui trình Nghiên cứu đề xuất XD PM Lập giải pháp Hình 7: Lưu đồ quy trình xây dựng và quản lý hợp đồng 1.5.1.4. Các thông số Thông số Điều kiện bắt đầu Điều kiện kết thúc 1.Thông số chung (chức danh) Cán bộ kinh doanh Có đề xuất xây dựng hợp đồng PM 2. Đầu vào Đề xuất của khách hàng và duyệt của công ty PM 3. Sản phẩm Hợp đồng PM với khách hàng Giải pháp kĩ thuật 4. Đánh giá chất lượng Tỉ lệ các hạng mục của hợp đồng hoàn thành đúng hạn >=90% Chênh lệch thời gian dự kiến và thời gian thực tế là: +- 20% 5. Các qui trình liên quan Xác định yêu cầu PM 1.5.1.5. Phân đoạn các hoạt động STT Tên hoạt động Bắt đầu Hoàn thành 1 Lập giải pháp Có nhu cầu xây dựng PM 2 Xây dựng hợp đồng PM Kết thúc bước 1 HĐPM được duyệt 3 Theo dõi HĐPM Kết thúc bước 2 4 Thanh toán thanh lý HĐPM Kết thúc bước 3 Lãnh đạo công ty PM và khách hàng duyệt 5 Báo cáo qui trình Kết thúc bước 4 Công ty duyệt 1.5.2. Xác định yêu cầu phần mềm 1.5.2.1. Mục đích Sau khi đã có hợp đồng phần mềm với khách hàng; hợp đồng được chuyển sang để thực hiện yêu cầu thứ hai nhằm mục đích xác định cụ thể nhu cầu của khách hàng về phần mềm tương lai bao gồm: các chức năng của phần mềm, hiệu năng của phần mềm, các yêu cầu về thiết kế và giao diện, các yêu cầu đặc biệt khác. Yêu cầu đặt ra là phải lượng hoá và biểu diễn dưới dạng các mô hình. 1.5.2.2. Dấu hiệu Qui trình xác định yêu cầu phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: Phát hiện các yêu cầu phần mềm (Requirements elicitation) Phân tích các yêu cầu phần mềm và thương lượng với khách hàng (Requirements analysis and negotiation) Mô tả các yêu cầu phần mềm (Requirements specification) Mô hình hóa hệ thống (System modeling) Kiểm tra tính hợp lý các yêu cầu phần mềm (Requirements validation) Quản trị các yêu cầu phần mềm (Requirements management) 1.5.2.3. Lưu đồ Lập kế hoạch xây dựng yêu cầu Mở đầu Xác định yêu cầu phần mềm Duyệt Phân tích nghiệp vụ Lập mô hình hệ thống Kết thúc Báo cáo qui trình Có Không Hình 8: Lưu đồ quy trình xác định yêu cầu phần mềm Các thông số Thông số Mô tả Yêu cầu 1.Thông số chung (chức danh) Cán bộ xác định yêu cầu Theo tiêu chuẩn của công ty 2. Đầu vào Hợp đồng phần mềm 3. Sản phẩm Hồ sơ phần mềm nghiệp vụ chuyên sâu Mô hình hoạt động của hệ thống 4. Đánh giá chất lượng Các hồ sơ xác định yêu cầu được hoàn thành đúng hạn >=90% Chênh lệch thời gian dự kiến và thời gian thực tế là: +- 20% 5. Các qui trình liên quan Thiết kế Lập trình Test Triển khai Phân đoạn các hoạt động STT Tên hoạt động Bắt đầu Hoàn thành 1 Lập kế hoạch xác định yêu cầu Kết thúc quá trình 1 2 Xác định yêu cầu người sử dụng Kết thúc bước 1 3 Phân tích nghiệp vụ Kết thúc bước 2 4 Mô tả hoạt động của hệ thống Kết thúc bước 3 5 Báo cáo qui trình Kết thúc bước 4 1.5.3. Qui trình thiết kế 1.5.3.1. Mục đích Sau quá trình xác định yêu cầu phần mềm, trên cơ sỏ hồ sơ của giai đọan phân tích người ta chuyển sang qui trình thiết kế nhằm mục đích xây dựng hồ sơ tổng thể các vấn đề thiết kế phần mềm từ thiết kế tổng quát đến thiết kế chi tiết 1.5.3.2. Các dấu hiệu Qui trình thiết kế trong công nghệ phần mềm được đặc trưng bởi dấu hiệu sau Thiết kế kiến trúc phần mềm Thiết kế kỹ thuật phần mềm Thiết kế dữ liệu Thiết kế thủ tục Thiết kế chương trình Thiết kế giao diện Lưu đồ Mở đầu Kết thúc Lập kế hoạch thiết kế Thiết kế kiến trúc phần mềm Duyệt? Thiết kế dữ liệu Thiết kế chương trình Thiết kế giao diện Không Có Hồ sơ thiết kế tổng quát Hình 9: Lưu đồ quy trình thiết kế phần mềm Các thông số Thông số Mô tả Yêu cầu 1.Thông số chung Chức danh Cán bộ thiết kế Theo tiêu chuẩn của công ty 2. Đầu vào Hồ sơ phân tích nghiệp vụ chuyên sâu Mô tả hoạt động Quản trị viên dự án duyệt 3. Sản phẩm Thiết kế kiến trúc Thiết kế kĩ thuật 4. Đánh giá chất lượng Các tài liệu thiết kế được hoàn thành đúng hạn >=90% Chênh lệch thời gian dự kiến và thời gian thực tế là: +- 20% 5. Các qui trình liên quan Hợp đồng PM Hồ sơ XĐ yêu cầu người SD Phân đoạn các hoạt động STT Tên hoạt động Bắt đầu Hoàn thành 1 Lập kế hoạch thiết kế Bắt đầu Qtrình 3 Hồ sơ thiết kế 2 Thiết kế kiến trúc Kết thúc bước 1 Quản trị viên dự án duyệt 3 Thiết kế dữ liệu Kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 4 Thiết kế thủ tục Kết thúc bước 3 Quản trị viên dự án duyệt 5 Thiết kế chương trình Kết thúc bước 4 Quản trị viên dự án duyệt 6 Thiết kế giao diện Kết thúc bước 5 Quản trị viên dự án duyệt 7 Tổng hợp hồ sơ thiết kế Kết thúc bước 6 Quản trị viên dự án duyệt Qui trình lập trình Mục đích Trên cơ sở của hồ sơ thiết kế, bộ phận lập trình sẽ tiến hành chi tiết hoá các sơ đồ khối hay lưu đồ và lựa chọn một ngôn ngữ lập trình nào đó phù hợp để biến bản vẽ thiết kế thành sản phẩm phần mềm. Nhưng bản thân công đoạn lập trình phải trung thành với thiết kế kiến trúc của phần mềm; không được làm thay đổi cấu trúc. 15.4.2. Qui trình lập trình trong công nghệ phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: Lập trình các thư viện chung Lập trình các module chương trình Tích hợp Lập kế hoạch lập trình Mở đầu Lập trình các thư viện chung Duyệt? Lập trình các module Tích hợp Kết thúc Không Có Báo cáo tổng hợp Lưu đồ Hình 10: Lưu đồ quy trình lập trình Các thông số Thông số Mô tả Yêu cầu 1.Thông số chung Chức danh Lập trình viên Theo tiêu chuẩn của công ty 2. Đầu vào Hồ sơ thiết kế kiến trúc Hồ sơ thiết kế kỹ thuật Quản trị viên dự án duyệt 3. Sản phẩm Sản phẩm phần mềm Công cụ cài đặt Quản trị viên dự án duyệt 4. Đánh giá chất lượng Các module PM được lập trình đúng hạn >=90% Thời gian dự kiến và thời gian thực tế để lập trình là: +- 20% 5. Các qui trình liên quan Hợp đồng PM Hồ sơ thiết kế Phân đoạn các hoạt động STT Tên hoạt động Bắt đầu Hoàn thành 1 Lập kế hoạch Bắt đầu qui trình 4 Quản trị viên dự án duyệt 2 Lập trình thư viện Kết thúc bước 1 Quản trị viên dự án duyệt 3 Lập trình các môđun Kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 4 Tích hợp Kết thúc bước 3 Quản trị viên dự án duyệt 5 Báo cáo qui trình Kết thúc bước 4 Quản trị viên dự án duyệt 1.5.4. Qui trình Test Mục đích Sau khi đã qua công đoạn lập trình và các lập trình viên thực hiện quá trình test chương trình, thì người ta chuyển sang công đoạn test toàn bộ phần mềm với các nội dung cơ bản: Test hệ thống, test theo tiêu chuẩn nghiệm thu nhằm đảm bảo có một phần mềm chất lượng cao. Dấu hiệu Quy trình Test trong công nghệ phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây: Lập kịch bản test Thực hiện quá trình Test hệ thống Test nghiệp vụ Cần nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của việc lập kịch bản Test. Công việc chính của cán bộ Test chương trình không phải là đi sửa lỗi của chương trình mà là xây dựng những kịch bản làm sao có thể phát hiện ngay những điểm yếu nhất của chương trình. Do đó qui trình Test đòi hỏi không những am hiểu về tin học mà phải có sự hiểu biết thấu đáo về lĩnh vực ứng dụng của phần mềm. Vì chỉ có nghiệp vụ chuyên sâu về lĩnh vực này chúng ta mới có thể hiểu được sự phức tạp khi thực hiện trong thực tiễn. Là nơi mà khi sử dụng phần mềm dễ mắc sai sót. Do đó người ta yêu cầu khi xây dựng kịch bản không nên để ý đến những điểm mạnh của phần mềm. Người ta nói rằng cán bộ Test không những làm công việc khoa học mà còn mang tính nghệ thuật. Lập kế hoạch Test Mở đầu Kết thúc Lưu đồ Lập kịch bản Test Duyệt? Không Có Test hệ thống Test nghiệm thu Ghi nhận những sai sót Báo cáo qui trình Test Hình 11: Lưu đồ quy trình Test Các thông số Thông số Mô tả Yêu cầu 1.Thông số chung Chức danh Cán bộ Test Theo tiêu chuẩn của công ty 2. Đầu vào Phần mềm Hợp đồng Quản trị viên dự án duyệt 3. Sản phẩm Phần mềm đã Test qua Biên bản ghi nhận quá trình Test Quản trị viên dự án duyệt 4. Đánh giá chất lượng Các sản phẩn PM được Test đúng hạn >=90% Thời gian dự kiến và thời gian thực tế để Test là: +- 20% 5. Các qui trình liên quan Hợp đồng PM Lập trình Phân đoạn các hoạt động STT Tên hoạt động Bắt đầu Hoàn thành 1 Lập kế hoạch Test Bắt đầu qui trình 5 Kế hoạch được duyệt 2 Lập kịch bản Kết thúc bước 1 Quản trị viên dự án duyệt 3 Test hệ thống Kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 4 Test nghiệm thu Kết thúc bước 3 5 Ghi nhận quá trình Test Kết thúc bước 4 Quản trị viên dự án duyệt 6 Báo cáo qui trình Kết thúc bước 5 Quản trị viên dự án duyệt 1.5.6. Qui trình triển khai Mục đích Là qui trình cuối cùng trong toàn bộ các công đoạn khép kín của qui trình sản xuất phần mềm. Mục đích của qui trình triển khai là tiến hành cái đặt phần mềm cho khách hàng và hướng dẫn đào tạo khách hàng sử dụng. Dấu hiệu Qui trình triển khai trong công nghệ phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: Cài đặt các máy chủ Cài đặt các máy mạng Vận hành phần mềm Hướng dẫn đào tạo sử dụng Lưu đồ Mở đầu Kết thúc Có Lập giải pháp kĩ thuật Lập kế hoạch triển khai Duyệt? Cài đặt máy chủ Cài đặt máy mạng Vận hành Không Báo cáo qui trình Đào tạo sử dụng Hình 12: Lưu đồ quy trình triển khai Các thông số Thông số Mô tả Yêu cầu 1.Thông số chung Chức danh Cán bộ triển khai Theo tiêu chuẩn của công ty 2. Đầu vào Bộ phần mềm Bộ công cụ cài đặt Hợp đồng phần mềm 3. Sản phẩm Biên bản ghi nhận quá trình triển khai Khách hàng kí nhận 4. Đánh giá chất lượng Các hạng mục triển khai được hoàn thành đúng hạn >=90% Chênh lệch thời gian dự kiến và thời gian thực tế là: +- 20% 5. Các qui trình liên quan Hợp đồng PM Lập trình 1.5.6.6. Phân đoạn các hoạt động STT Tên hoạt động Bắt đầu Hoàn thành 1 Lập giải pháp Bắt đầu qui trình 6 Giải pháp được duyệt 2 Lập kế hoạch Kết thúc bước 1 Quản trị viên dự án duyệt 3 Cài đặt máy chủ Kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 4 Cài đặt máy mạng Kết thúc bước 3 5 Vận hành Kết thúc bước 4 Quản trị viên dự án duyệt 6 Đào tạo Kết thúc bước 5 Quản trị viên dự án duyệt 7 Lập hồ sơ tổng quát Kết thúc bước 6 Quản trị viên dự án duyệt 2. Công cụ nghiên cứu đề tài 2.1 Công cụ mô hình hóa 2.1.1 Sơ đồ luồng thông tin (IFD) Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Nghĩa là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin: Xử lý Thủ công Bán tự động Tự động Kho lưu trữ dữ liệu Thủ công Tin học hoá Dòng thông tin Tài liệu Điều khiển 2.1.2. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) Giống như sơ đồ luồng thông tin, sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả chính hệ thống thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Sơ đồ DFD là sự thể hiện sơ đồ các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm, và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu đơn thuần mô tả hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. Một số ký pháp cơ bản dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng bốn loại ký pháp cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu. Tên người/ bộ phận phát/ nhận tin Nguồn hoặc đích Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu Tên tiến trình xử lý Tiến trình xử lý Tệp dữ liệu Kho dữ liệu Các mức của sơ đồ DFD Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram) thể hiện khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn qua đã nhận ra được tổng quan về hệ thống thông tin. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu; bỏ qua các xử lý cập nhật (không cần đánh số các vòng tròn xử lý). Phân rã sơ đồ Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã (Explosion) sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ ngữ cảnh, phân rã thành sơ đồ mức 0, mức 1... Quy ước phân rã sơ đồ luồng dữ liệu DFD Dòng dữ liệu phải có tên Nhiều dữ liệu đi cùng với nhau trên một luồng nhưng ở trên các vật khác nhau nên đặt cùng một tên. Đối với các xử lý bắt buộc phải đánh mã Các đường mũi tên không cắt nhau, vì thế được phép vẽ lại kho dữ liệu và đầu mối thông tin. Tìm động từ ghi vào xử lý. Xử lý bắt buộc phải có ít nhất một luồng vào khác luồng ra. Một xử lý nếu trình bày bằng ngôn ngữ cấu trúc (chỉ có động từ) chỉ trình bày trên một trang A4. Trên một sơ đồ luồng thông tin để tối đa bảy xử lý. Các xử lý trên một sơ đồ luồng dữ liệu DFD phải cùng mức. Bảo đảm cân đối vào - ra. Gọi xử lý mức cuối cùng là xử lý nguyên thuỷ. 2.1.3. Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD- Business Function Diagram) Là sơ đồ thể hiện chức năng của một hệ thống thông tin. Nhìn vào sơ đồ có thể thấy ngay các hoạt động chính của hệ thống thông tin. Cách thức xây dựng sơ đồ chức năng kinh doanh BFD Tìm các động từ thể hiện chức năng của hệ thống thông tin Phác hoạ một danh sách các công việc phải làm Nhóm vào thành các khối công việc Tìm tên phù hợp cho các nhóm Phân các công việc vào các nhóm Vẽ ra dưới dạng sơ đồ 3. Lý thuyết về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access và ngôn ngữ lập trình Visual Basic. 3.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Micxrosoft Access 3.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin Hệ thống thông tin (HTTT) là một tập hợp các yếu tố có liên quan với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ dữ liệu, truyền đạt và phân phát thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định, phân tích tình hình, lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các hoạt động trong một cơ quan. Các HTTT có thể hoàn toàn thủ công hay dựa trên máy tính. Ngoài máy tính điện tử, HTTT còn có con người, các phương tiện thông tin liên lạc, các quy tắc, thủ tục, phương pháp và mô hình toán học để xử lý dữ liệu, quản lý, phân phát và sử dụng thông tin. Hầu hết các HTTT đều được gọi là hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) bởi vì nó phục vụ cho công tác quản lý. 3.1.2. Khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu Trong HTTT người ta lưu trữ và quản lý dữ liệu trong những kho dữ liệu, đó là nơi cất giữ dữ liệu một cách có tổ chức sao cho có thể tìm kiếm nhanh chón những dữ liệu cần thiết. Nếu kho dữ liệu này được đặt trên các phương tiện nhớ của MTĐT và được bảo quản nhờ chương trình máy tính thì nó còn được gọi là ngân hàng dữ liệu (NHDL) hay hệ cơ sở dữ liệu. Giống với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft FoxPro, Oracle, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, phiên bản 2003, là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu được đánh giá là chiếm phần thị trường lớn nhất hiện nay. 3.2. Khái quát ngôn ngữ lập trình Visual Basic 3.2.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic Là sản phẩm nằm trong bộ Visual Baisic Studio của hãng Microsoft, là ngôn ngữ lập trình đa năng được sử dụng phổ biến để xây dựng và phát triển các phần mềm quản lý Ưu điểm: Kế thừa mọi đặc điểm của ngôn ngữ lập trình Basic nên rất quen thuộc với lập trình viên. Tạo ra các ứng dụng hoạt động độc lập và hoàn toàn tương thích trong môi trường Window Là ngôn ngữ hướng đối tượng cho phép tạo ra các ứng dụng có tính kế thừa. Cung cấp nhiều công cụ điều khiển có sẵn để hỗ trợ lập trình viên và nhất là trong lập trình ứng dụng CSDL. Có tính trực quan rất cao; có cấu trúc lôgic chặt chẽ, rất dễ để học tập 3.2.2. Các thành phần của một dự án 3.2.2.1. Khái niệm dự án Dự án là một sản phẩm phần mềm được tạo ra bởi ngôn ngữ lập trình Visual Basic, nó có thể hoạt động như một ứng dụng độc lập chạy trong môi trường Windows 3.2.2.2. Các thành phần của dự án Form (giao diện): Là màn hình giao tiếp để trao đổi thông tin giữa phần mềm và người sử dụng. Report (báo cáo): Là sản phẩm đầu ra của dự án phần mềm; là kết quả của quá trình xử lý tổng hợp- phân tích hay thống kê dữ liệu. Các báo cáo được thiết kế bằng công cụ có sẵn Data Report hoặc bởi một phần mềm chuyên dụng khác Crystal Report. Database (cơ sở dữ liệu): Là nơi chứa các số liệu đầu vào hay đầu ra của một dự án phần mềm; nó được tạo ra và quản trị bởi một hệ quản trị CSDL. Có thể như FoxPro hay Access hay SQL Server được liên kết và được khai thác sử dụng thông qua các công cụ của Visual Basic. Module: Là một tập hợp các hàm hay thủ tục có chức năng để thực hiện một công việc nào đó có thể được chia sẻ hay kế thừa sử dụng giữa các mục chức năng hay giữa các dự án phần mềm. CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG Xác định yêu cầu của phần mềm quản trị quan hệ khách hàng 1.1. Khảo sát thông tin khách hàng Khách hàng trong ngân hàng liên doanh VID Public được chia làm 2 loại chính: khách hàng cá nhân, hộ gia đình và khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức ( doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần…). Tuy nhiên các khách hàng đều có những thông tin cơ bản chung như: Mã chi nhánh, mã khách hàng, tình trạng khách hàng, loại khách hàng, thành phần kinh tế, tên, địa chỉ, hạn mức tín dụng… Loại khách hàng: thông thường, khách hàng là những người trực tiếp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tuy nhiên, ngoài những khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn có những khách hàng có quan hệ khác như: bảo lãnh, kí cược… Các thông tin chung nhất của khách hàng khi giao dịch bao gồm Những thông tin chung nhất Tình trạng khách hàng: hoạt động ( khách hàng đang có giao dịch với ngân hàng) và ngừng hoạt động ( khách hàng đã có giao dịch với ngân hàng nhưng hiện tại thì không giao dịch) Loại hình khách hàng: bao gồm các loại hình như: Cá nhân ( cả người Việt Nam và người nước ngoài) Công ty tư nhân do cá nhân làm chủ Hộ gia đình Hợp tác xã Công ty cổ phần Công ty TNHH Công ty hợp danh Công ty có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp nhà nước Các tổ chức tài chính Các cơ quan Nhà nước hoặc của chính quyền địa phương Các tổ chức phi chính phủ Các loại hình khác Loại khách hàng: khách hàng là người có quan hệ tín dụng với ngân hàng, người bảo lãnh là người bảo lãnh cho khách hàng vay vốn ( có thể là ngân hàng hoặc người thứ 3) Tên khách hàng: tên đầy đủ của khách hàng trên giấy tờ Tên viết tắt: tên viết tắt của khách hàng Tên giao dịch: tên giao dịch của khách hàng Địa điểm hoạt động: địa điểm đăng ký hoạt động Quốc tịch: quốc tịch của khách hàng Tỉnh, thành phố Địa chỉ thư: địa chỉ của khách hàng nhân thư và các giấy tờ qua bưu điện Địa chỉ e-mail: địa chỉ thư điện tử của khách hàng Số điện thoại Số Fax Hạn mức tín dụng: đối với khách hàng là doanh nghiệp VIP: khách hàng là quan trọng hay b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28519.doc