Chuyên đề Xây dựng quan hệ hợp tác với cơ quan Hải quan để thực hiện tốt công tác thu thuế xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 4

1.1. Giới thiệu về ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 4

1.1.1 Sơ lược về ngân hàng BIDV. 4

1.1.2 Bộ máy tổ chức của BIDV. 10

1.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV. 10

1.1.2.2 Bộ máy tổ chức của BIDV. 12

1.2. Đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng BIDV giai đoạn 2005-2009. 13

1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn 2005-2009. 13

1.2.2. Tình hình hoạt động của NHĐT&PTVN giai đoạn 2005-2009. 15

1.2.2.1. Về tổng tài sản: 15

1.2.2.2. Về vốn chủ sở hữu 16

1.2.2.3. Về huy động vốn 17

1.2.2.4. Về hoạt động tín dụng 18

1.2.2.5. Về kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời 20

1.3. Các hoạt động thanh toán của ngân hàng liên quan đến Hải quan. 22

1.3.1. Thư tín dụng. 22

1.3.2. Nhờ thu. 23

1.3.3. Chuyển tiền. 24

1.3.4. Ký hậu vận đơn: 24

1.3.5. Chiết khấu bộ chứng từ: có truy đòi và miễn truy đòi 24

1.3.6. Bảo lãnh nhận hàng: 25

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỔNG CỤC HẢI QUAN VÀ MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM. MÔ HÌNH QUY TRÌNH THU THUẾ XNK Ở NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 26

2.1 Tính cấp thiết của việc xây dựng quan hệ hợp giữa Kho bạc Nhà nước, cơ quan Hải quan và các Ngân hàng thương mại để thực hiện tốt việc thu ngân sách nhà nước. 26

2.1.1. Cơ sở pháp lý thực hiện phối hợp thu NSNN giữa KBNN, cơ quan Hải quan và các NHTM: 26

2.1.2. Kết quả thí điểm: 27

2.1.3. Phương thức trao đổi thông tin và các công nghệ áp dụng 27

2.1.4. Định hướng triển khai công tác phối hợp thu trong thời gian tới: 28

2.2 Quan hệ hợp tác giữa Tổng cục Hải quan với 1 số ngân hàng thương mại Việt Nam về vấn đề thu thuế XNK qua ngân hàng. 28

2.2.1 Với ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank. 28

2.2.2 Với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). 34

2.2.3 Với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). 35

2.3 Thực trạng quan hệ hợp tác giữa KBNN, cơ quan Hải quan và các ngân hàng thương mại trong công tác thu thuế XNK. 36

2.3.1 Kết quả hợp tác giữa KBNN, cơ quan Hải quan và các ngân hàng thương mại trong công tác thu thuế XNK. 36

2.3.2 Đánh giá kết quả hợp tác giữa KBNN, cơ quan Hải quan và các ngân hàng thương mại. 37

2.3.2.1 Những thành tựu đạt được 37

2.3.2.2 Một số khó khăn khó khăn, vướng mắc cần khắc phục. 41

2.4 Mô hình quy trình hợp tác giữa Kho bạc nhà nước, Tổng cục Hải quan và BIDV để thực hiện tốt công tác thu thuế XNK. 43

2.4.1 Nguyên tắc hợp tác 43

2.4.2 Quy trình thu NSNN và thuế XNK qua Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 45

2.4.2.1 Thu thuế XNK bằng giấy nộp tiền bằng tiền mặt vào NSNN. 45

2.4.2.2 Thu thuế XNK bằng giấy nộp tiền bằng chuyển khoản vào NSNN. 46

2.4.2.3 Thu bằng biên lai thu: 48

2.4.2.4 Thu thuế XNK bằng ngoại tệ. 49

2.4.3 Quy trình xử lý sai xót. 49

2.4.4 Quy trình trao đổi thông tin. 49

2.4.4.1 Quy trình trao đổi số thuế phải thu: 49

2.4.4.2 Quy trình trao đổi số thuế đã thu: 50

2.4.4.3 Quy trình vận hành, giám sát, hỗ trợ khắc phục lỗi hệ thống: 51

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VỚI TỔNG CỤC HẢI QUAN NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC THU THUẾ XNK. 52

3.1. Định hướng chiến lược hoạt động – phát triển của BIDV đến năm 2015. 52

3.2. Định hướng chỉ tiêu, chiến lược hoạt động của Hải quan Việt Nam năm 2010. 56

3.3. Một số giải pháp của BIDV để tăng cường quan hệ hợp tác với Tổng cục Hải quan trong công tác thu thuế XNK . 57

3.3.1 Mục tiêu, định hướng và một số giải pháp cơ bản để tăng cường công tác phối hợp thu thuế XNK giữa KBNN, cơ quan Hải quan và các ngân hàng thương mại trong thời gian tới: 57

3.3.2. Giải pháp từ phía ngân hàng BIDV để tăng cường quan hệ hợp tác với cơ quan Hải quan về công tác thu thuế XNK. 60

3.4. Kiến nghị với cơ quan Hải quan các cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 65

3.4.1. Một số kiến nghị với cơ quan Hải quan 65

3.4.1.1. Hiện đại hóa 66

3.4.1.2. Nội dung về tự động hóa và tin học hóa 68

3.4.1.3. Tăng cường chống thất thu 70

3.4.1.4 Xây dựng lực lượng hải quan chính quy 71

3.4.1.5. Nội dung hiện đại hóa trang thiết bị nghiệp vụ, cơ sở vật chất của Hải quan 71

3.4.2. Một số kiến nghị với KBNN, các cơ quan quản lý Nhà nước. 72

3.4.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 73

3.4.3.1 Nâng cao chất lượng hoạt động điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng, ban hành hướng dẫn thực thi các chính sách, văn bản phù hợp nhằm hỗ trợ các ngân hàng giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng 73

3.4.3.2. Hướng các NHTM hoạt động theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. 74

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng quan hệ hợp tác với cơ quan Hải quan để thực hiện tốt công tác thu thuế xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tại một số cửa khẩu. Sau đó, sẽ tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm để có thể mở rộng phạm vi hợp tác trong thời gian tiếp theo. Đối với ngành Hải quan, việc thực hiện phối hợp thu ngân sách qua hệ thống ngân hàng, kho bạc nằm trong chương trình triển khai thủ tục hải quan điện tử mà ngành hải quan đang tiến hành. Quá trình này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thời gian thông quan, giảm thời gian và chi phí đồng thời đảm bảo mục tiêu thu nộp ngân sách Nhà nước. 2.2.3 Với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước được tiếp cận các hình thức thu mới qua ngân hàng, đồng thời vẫn tuân thủ các quy định pháp luật về thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước, ngày 18/8/2009, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan và BIDV đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về tổ chức phối hợp thu ngân sách Nhà nước tại quầy giao dịch các chi nhánh, các phòng giao dịch của BIDV. Theo thỏa thuận, Kho bạc Nhà nước sẽ ủy nhiệm cho BIDV thực hiện thu thuế xuất nhập khẩu, phí và lệ phí Hải quan qua hệ thống BIDV trên cơ sở sự kết nối và chia sẻ thông tin và dữ liệu về người nộp thuế và số thuế phải thu của Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan với BIDV. Trong năm 2009, công tác thu thuế Hải quan đã được triển khai thí điểm tại địa bàn An Giang sau đó đã, đang tiếp tục mở rộng hơn nữa trong hệ thống của BIDV. Thỏa thuận phối hợp này được ký kết sau khi 3 bên nghiên cứu, trao đổi về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và năng lực của mỗi bên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN qua Kho bạc Nhà nước, công tác quản lý thu NSNN của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, hoạt động kinh doanh của BIDV cũng như việc tuân thủ pháp luật về thuế và các khoản thu NSNN. BIDV cam kết cung cấp các dịch vụ hiện đại, chất lượng cao cho các đối tượng nộp thuế, đồng thời đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời ngân sách nhà nước, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa ngành tài chính. Tổng cục Hải quan Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của BIDV trong việc xúc tiến quá trình hợp tác giữa ba bên. Hơn nữa BIDV là ngân hàng thứ hai ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Hải quan và Kho bạc nên đã có những thuận lợi nhất định. Tổng cục Hải quan Việt Nam khẳng định việc thu thuế XNK cho ngân sách nhà nước qua Ngân hàng sẽ còn được mở rộng hơn nữa, không chỉ với một ngân hàng mà với nhiều ngân hàng nếu NH có đủ điều kiện. Điều này sẽ làm tăng thêm thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi nộp thuế, giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước và làm phong phú thêm hệ thống danh mục dịch vụ của ngân hàng thương mại. 2.3 Thực trạng quan hệ hợp tác giữa KBNN, cơ quan Hải quan và các ngân hàng thương mại trong công tác thu thuế XNK. 2.3.1 Kết quả hợp tác giữa KBNN, cơ quan Hải quan và các ngân hàng thương mại trong công tác thu thuế XNK. Dự án “Thu thuế XNK cho ngân sách nhà nước thông qua phát triển hợp tác giữa KBNN, cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế và các ngân hàng thương mại Việt Nam” bắt đầu triển khai từ đầu năm 2009 với 3 NHTM ban đầu là Vietinbank, BIDV và Agribank, qua kết quả thí điểm tại 9 địa phương (Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa và Tiền Giang), với 34 chi nhánh và 162 điểm thu, thì thấy số tiền các ngân hàng đã thu nộp ngân sách đạt gần 2.600 tỉ đồng (2.577.976 triệu đồng), hoàn thành kế hoạch đặt ra cho các đơn vị khoán thu thí điểm năm 2009.  Bên cạnh đó, dự án còn được đánh giá là thành công lớn khi bước đầu ghi nhận số lượng khá nhiều hồ sơ của các NHTM đăng ký tham gia thu hộ ngân sách, cũng như sự phấn khởi của các doanh nghiệp khi giảm được những thủ tục nộp thuế. Phương thức thu ngân sách qua hệ thống NHTM đã thể hiện rõ nhiều lợi điểm, ví như thu qua NHTM dễ dàng và nhanh chóng hơn thu qua Kho bạc Nhà nước vì số điểm thu của các NHTM trải rộng trên các địa bàn (ví dụ, chỉ riêng Chi nhánh Agribank Hai Bà Trưng - Hà Nội đã có tới 10 điểm giao dịch); thời gian thu nộp dài hơn (ngân hàng thường đóng cửa muộn hơn kho bạc, và làm việc cả thứ 7, đặc biệt, nếu thu qua thẻ ATM thì có thể áp dụng 24h trong ngày), thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, giảm thiểu rủi ro; tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN. Đồng thời, thu ngân sách qua NHTM giúp giảm bớt nghiệp vụ cho cơ quan thuế, các NHTM thì phát triển được các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tận dụng được số tiền lưu ngân hàng do quá trình “trễ” trong quá trình luân chuyển ngân hàng… 2.3.2 Đánh giá kết quả hợp tác giữa KBNN, cơ quan Hải quan và các ngân hàng thương mại. 2.3.2.1 Những thành tựu đạt được Sau một thời gian thực hiện, sự phối hợp thu NSNN giữa Kho bạc Nhà nước – Tổng cục Hải quan và các hệ thống ngân hàng thương mại kết quả đạt được cụ thể như sau: Mặc dù thực tiễn công tác tổ chức thu ngân sách Nhà nước (NSNN) thời gian qua cho thấy giữa các cơ quan, đơn vị chưa có sự phối hợp thực sự tốt cũng như chưa thực hiện trao đổi thông tin nên công tác tổ chức thu, nộp NSNN đã nảy sinh một số vấn  đề. Cụ thể như việc trao đổi, đối chiếu thông tin về số phải thu, số đã thu NSNN giữa Kho bạc Nhà nước (KBNN), các cơ quan thu, cơ quan tài chính và các ngân hàng thường bị chậm, đặc biệt là số thu ngân sách phát sinh tại địa bàn các cửa khẩu, hay số liệu về thu thuế XNK giữa các cơ quan, đơn vị đôi khi thiếu thống nhất, khối lượng nhập liệu lớn và bị trùng lặp mà bằng chứng là KBNN phải nhập lại chứng từ thu Thuế XNK bằng chuyển khoản từ các ngân hàng; các cơ quan thu và cơ quan Tài chính phải nhập lại chứng từ NSNN từ KBNN nhưng bước đầu đã cho kết quả khả quan.  Theo đánh giá sơ bộ của địa phương đã triển khai phối hợp thu NSNN, cơ bản các chứng từ thu ngân sách phát sinh tại các Ngân hàng Thương mại (NHTM) đã được chuyển về KBNN dưới dạng chứng từ điện tử. Một số địa phương đã tổ chức phối hợp thu toàn diện, kể cả trao đổi thông tin và ủy nhiệm thu như 5 quận tổ chức phối hợp thu với Ngân hàng Vietinbank tại Hải Phòng, Phòng Giao dịch KBNN Hải Dương phối hợp thu với Ngân hàng BIDV; các đơn vị đã triển khai tại Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng,... thì có đến 80- 90% số thu NSNN, thu thuế XNK bằng tiền mặt trước đây nộp tại KBNN, nay đã được nộp tại NHTM. Góp phần cải cách thủ tục hành chính trong công tác hành thu: - Về phía người nộp thuế: + Quy trình, thủ tục thu nộp NSNN, thu thuế XNK được đơn giản hóa, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp NSNN, thuế XNK theo nguyên tắc: người nộp thuế chỉ cần lập 1 liên bảng kê nộp thuế theo mẫu tương đối đơn giản; thời gian chờ đợi để mỗi người nộp thuế làm thủ tục nộp tiền được giảm bớt xuống còn khoảng 5 – 7 phút, thay vì khoảng 30 phút như trước đây. + Không gian và thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp thuế XNK được mở rộng (người nộp có thể thực hiện nộp tiền tại nhiều địa điểm khác nhau, nơi có trụ sở KBNN hoặc chi nhánh, điểm giao dịch của NHTM; hoặc có thể nộp tiền ngoài giờ hành chính, nộp vào ngày nghỉ). + Từng bước được sử dụng các dịch vụ thu nộp NSNN, nộp thuế XNK văn minh, hiện đại do các ngân hàng cung cấp như: nộp thuế XNK qua thẻ ATM, dịch vụ uỷ nhiệm thu không chờ chấp nhận, bảo lãnh hàng hóa xuất nhập khẩu,… - Về phía các cơ quan trong ngành tài chính (Thuế, Hải quan và KBNN): + Cơ quan Thuế, Hải quan có thể chia sẻ và được cung cấp các thông tin về người nộp thuế với KBNN và các ngân hàng, phục vụ cho công tác quản lý thu thuế XNK an toàn và hiệu quả; đồng thời, được hỗ trợ trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. + Cơ quan Hải quan có điều kiện làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất, nhập khẩu kịp thời cho các doanh nghiệp, ngay sau khi các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế XNK tại KBNN hoặc NHTM. + Từng bước giảm bớt áp lực về biên chế, kinh phí cho hệ thống KBNN khi phải tổ chức các điểm thu ngoài trụ sở, thu phạt ngoài giờ hành chính,… - Về phía các NHTM đang thực hiện phối thu NSNN, thu thuế XNK: Vietinbank, BIDV, Agribank: Với việc được cung cấp thông tin về người nộp thuế, nên các ngân hàng này có thể nghiên cứu, phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng các dịch vụ thanh toán hiện đại. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan thu và KBNN: - Việc thống nhất và đối chiếu được đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu về thu NSNN, thu thuế XNK giữa KBNN - cơ quan Thuế - Hải quan - Vietinbank - BIDV - Agribank - người nộp thuế; khắc phục được cơ bản tình trạng chứng từ thu NSNN chuyển từ ngân hàng về KBNN và cơ quan thu bị thiếu/hoặc sai thông tin. Qua đó, giúp cơ quan thu theo dõi tình trạng thu, nộp (tính thuế, đốc thuế,…) và việc hạch toán thu NSNN, thu thuế XNK của KBNN được nhanh chóng, chính xác và kịp thời. - Giảm thiểu thời gian và khối lượng nhập liệu tại các cơ quan, đơn vị có liên quan theo nguyên tắc: dữ liệu được nhập ở một nơi và được sử dụng ở nhiều nơi. Cụ thể, dữ liệu về số phải thu NSNN, thu thuế XNK sẽ được các cơ quan thu truyền sang KBNN và các NHTM; ngược lại, dữ liệu về số đã thu thuế XNK sẽ được KBNN/hoặc các NHTM truyền cho các cơ quan thu. - Thông qua việc tổ chức phối hợp thu thuế XNK đã nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công nói riêng và trong nền kinh tế nói chung; đồng thời, việc thu, nộp thuế XNK đã được phát triển hiện đại hơn - nộp trực tiếp vào tài khoản của KBNN tại ngân hàng, tiến tới toàn bộ các khoản thu thuế XNK đều được nộp bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Góp phần xây dựng hệ thống thông tin tài chính tích hợp (IFMIS) và hình thành Chính phủ điện tử: Thông qua việc xây dựng Trung tâm trao đổi dữ liệu trung ương; chương trình kết nối, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan; chương trình thu NSNN, thu thuế XNK của KBNN (TCS) và của các ngân hàng,… đã thúc đẩy xu hướng kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử giữa các cơ quan, đơn vị thay cho phương thức luân chuyển, trao đổi thông qua chứng từ giấy như hiện nay để từng bước hình thành hệ thống thông tin tài chính tích hợp; trong đó, lấy TABMIS (hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc) là trung tâm và có giao diện với các hệ thống khác như hệ thống quản lý thuế, hải quan, quản lý nợ,…. Qua đó, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý tài chính-ngân sách và xây dựng Chính phủ điện tử. Theo báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác năm 2009 của hệ thống Kho bạc vừa qua có thể thấy việc tăng cường tổ chức phối hợp thu NSNN, thu thuế XNK là một trong những nội dung hiện đại hóa và cải cách hành chính mang tính đột phá nhất từ trước đến nay được Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo sát sao và được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo các đơn vị tham gia và của các đối tượng nộp thuế. Nó khẳng định một chủ trương đúng đắn và cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để triển khai rộng theo một kế hoạch và lộ trình triển khai phù hợp. Nhưng để làm được điều này trước hết phải xác định được mục tiêu đổi mới là đổi mới toàn diện về cơ chế chính sách và nghiệp vụ trong công tác thu NSNN, thu thuế XNK theo nguyên tắc đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại theo hướng tự dộng hóa và tăng tốc xử lý giao dịch, đảm bảo dễ dàng kết nối, giao diện với các ứng dụng khác nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2020. Từ mục tiêu  đi đến hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thu NSNN, thu thuế XNK theo hướng xây dựng quy chế trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phối hợp thu NSNN, bảo mật thông tin, xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi người nộp thuế tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thu nộp ngân sách. Bên cạnh đó, cần thực hiện kết nối và trao đổi thông tin dữ liệu điện tử về số phải thu, số đã thu NSNN, thu thuế XNK giữa KBNN - Cơ quan Hải quan – cơ quan thuế - NHTM; xử lý một cách hài hòa lợi ích của các đơn vị, cá nhân trong việc cải cách và hiện đại hóa quy trình thu nộp ngân sách; từng bước chuyển dần việc thu nộp thuế XNK bằng tiền mặt sang thu nộp bằng chuyển khoản qua hệ thống NHTM, đảm bảo phù hợp với khả năng cung ứng dịch vụ của NHTM và lộ trình triển khai của KBNN. Và phải đảm bảo làm sao đến năm 2020, cơ bản các khoản thu NSNN, thuế XNK được thu bằng hình thức chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, KBNN không thực hiện thu ngân sách bằng tiền mặt nữa. 2.3.2.2 Một số khó khăn khó khăn, vướng mắc cần khắc phục. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc triển khai  thu NSNN, thu thuế XNK qua NH hiện nay đang thực hiện uỷ quyền trực tiếp tại cấp cơ sở do dữ liệu kế toán của Kho bạc cũng như cơ sở dữ liệu thuế hiện còn phân tán. Do đó, những khó khăn, vướng mắc gặp phải đã làm hạn chế quá trình triển khai mở rộng và ảnh hưởng đến lộ trình kế hoạch dự kiến của liên ngành: Kho bạc - NH - Hải quan - Thuế, có thể kể đến đó là: - Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa tham gia vào việc kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu thu thuế XNK, nên chưa có sự điều chỉnh chuẩn thông tin của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) phù hợp với chuẩn thông tin của hệ thống thu thuế XNK. Vì vậy, phần nào gây khó khăn cho các NHTM (đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần, nơi KBNN không mở tài khoản) trong việc truyền/nhận dữ liệu thu thuế XNK từ ngân hàng phục vụ người nộp thuế về ngân hàng phục vụ KBNN thông qua hệ thống IBPS; đồng thời, cũng gây khó khăn cho các đơn vị trong việc tổ chức phối hợp thu thuế XNK tại các địa bàn tỉnh lỵ, nơi KBNN tỉnh, thành phố phải mở tài khoản tại chi nhánh NHNN tỉnh. - Do yêu cầu kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử, nên việc triển khai phối hợp thu NSNN chỉ được thực hiện tại những địa bàn đã triển khai dự án Hiện đại hóa thu NSNN. Tuy nhiên, phạm vi triển khai dự án Hiện đại hóa thu thuế XNK giai đoạn 1 còn hạn chế và trên cơ sở dữ liệu phân tán (hiện mới chỉ triển khai được tại 30 tỉnh, thành phố với trên 100 quận, huyện), nên việc triển khai phối hợp thu thuế XNK còn bị bó hẹp, chi phí và thời gian triển khai lớn. - Tại một vài địa bàn triển khai, dữ liệu về số phải thu thuế XNK do cơ quan thu cung cấp chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời và chính xác, gây khó khăn cho công tác tổ chức thu và đối chiếu số liệu giữa các cơ quan, đơn vị liên quan. - Hình thức thu nộp NSNN, thuế XNK qua thẻ ATM tuy đã được nghiên cứu triển khai thí điểm tại quận Ngô Quyền thuộc Hải Phòng cho các hộ kinh doanh cá thể, song để hình thức thu nộp này thực sự phát triển và đạt hiệu quả, thì các NHTM cũng cần phát triển các dịch vụ khác kèm theo thẻ ATM. -         Sự phân cấp quản lý theo ngành dọc của các cơ quan Bộ Tài chính: Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan, Tài chính từ cấp Trung ương đến Tỉnh/Thành phố, đến cấp Quận/Huyện, đến Phường/Xã và những đặc thù quản lý nghiệp vụ khác nhau tại từng cấp của mỗi bên. -         Chuẩn dữ  liệu trao đổi giữa các cơ quan của Bộ Tài chính hiện vẫn đang trong quá trình đồng bộ hoá, hạ tầng công nghệ, máy móc, thiết bị truyền thông còn hạn chế; -         Chương trình Hiện đại hoá của Bộ Tài chính hiện đang được tiếp tục nâng cấp và song song triển khai mở rộng, cơ sở dữ liệu thuế phân tán và chưa có cơ chế giám sát việc thực hiện cung cấp thông tin đồng bộ về danh bạ người nộp thuế, sổ thuế phát sinh từ cơ sở. -         Việc quy định các bảng mã Kho bạc, Địa bàn hành chính, Cơ quan thu, Tài khoản hạch toán thu NSNN, thu thuế XNK…chưa được đồng bộ mà có sự phân tán tại các địa bàn. Trong khi các thông tin trên là bắt buộc trong trao đổi thông tin hiện đại hoá, người nộp thuế chưa nhận thức được yêu cầu, quy trình/nội dung thông báo thu của cơ quan thu tới người nộp thuế chưa đồng bộ với quá trình triển khai hiện đại hoá và phối hợp uỷ nhiệm thu qua NH thương mại (do những yêu cầu đặc thù khi giao dịch tại NH) dẫn đến những khó khăn đối với người nộp thuế cũng như đối với cán bộ NH. -         Sự khác biệt vùng miền trong tâm lý, văn hoá của người nộp thuế: Tâm lý tiêu dùng tiền mặt và thói quen giao dịch của người nộp thuế khi giao dịch trực tiếp với Kho bạc Nhà nước hoặc với cán bộ thuế trước đây, nay chuyển sang giao dịch với NH thì người nộp thuế phải cung cấp được các thông tin đầy đủ, bắt buộc theo quy định còn hạn chế. Những trở ngại trên đây đòi hỏi sự phối hợp triển khai của liên ngành phải có những bước đi thận trọng và phù hợp nhưng cũng càng cần thiết đòi hỏi sự quyết liệt, quyết tâm khắc phục, giải quyết những khó khăn của các bên nhằm triển khai có kết quả hơn. 2.4 Mô hình quy trình hợp tác giữa Kho bạc nhà nước, Tổng cục Hải quan và BIDV để thực hiện tốt công tác thu thuế XNK. Với thực tế quy mô hoạt động như phân tích ở trên, Kho bạc nhà nước, Tổng cục Hải quan và BIDV đã nghiên cứu để đưa ra quy trình thu thuế XNK cho NSNN phù hợp với thực tế của BIDV. Cụ thể quy trình như sau: 2.4.1 Nguyên tắc hợp tác BIDV - KBNN - TCHQ thỏa thuận phối hợp thu NSNN, thuế XNK bằng tiền mặt qua BIDV trên cơ sở Luật NSNN, Luật Ngân hàng và Thông tư của Bộ tài chính. Thu NSNN, thuế XNK qua BIDV bằng chuyển khoản và các khoản thanh toán khác được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và theo quy định tại quy trình này. KBNN ủy nhiệm cho BIDV tổ chức thu hộ NSNN, thuế XNK bằng tiền mặt tại các Chi nhánh trong hệ thống BIDV nơi KBNN mở tài khoản tiền gửi. Chứng từ sử dụng trong thu NSNN: Là chứng từ do Bộ tài chính quy định. Việc lập, kiểm soát chứng từ, luân chuyển, phục hồi và lưu trữ chứng từ tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ngày nộp thuế (ngày hiệu lực của chứng từ nộp NSNN, thuế XNK) được xác định là ngày người nộp thuế thực hiện nộp tiền tại BIDV và được BIDV ký, đóng dấu, xác nhận trên liên chứng từ trả lại cho người nộp thuế. Việc tổ chức giao/truyền nhận, đối chiếu chứng từ thu NSNN, thuế XNK: + Giữa KBNN và BIDV nơi KBNN mở tài khoản được thực hiện theo phiên trong ngày hoặc cuối ngày tùy thuộc vào thỏa thuận giữa KBNN và BIDV trên từng địa bàn. + Giữa KBNN và Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan được thực hiện theo qui định của Bộ tài chính. + Tất cả các phát sinh về thu, nộp thuế XNK tại BIDV, KBNN, Tổng cục Hải quan đều được thực hiện hạch toán tuân thủ theo quy trình nội bộ của mỗi bên nhưng phải đảm bảo đúng quy chế thanh toán hiện hành của Nhà nước. Quy định về thời gian hạch toán chứng từ - Đối với KBNN và Tổng cục Hải quan: + Các khoản thu, nộp NSNN, thuế XNK phát sinh tại BIDV trước thời điểm ngừng giao dịch giữa KBNN và BIDV thì được hạch toán thu NSNN trong ngày. + Các khoản thu, nộp NSNN, thuế XNK phát sinh tại BIDV sau thời điểm ngừng giao dịch giữa KBNN và BIDV thì được hạch toán thu NSNN vào ngày giao dịch kế tiếp. - Đối với BIDV: Tất cả các giao dịch thu, nộp NSNN, thuế XNK phát sinh trong ngày ( kể cả trước và sau thời điểm ngừng giao dịch với KBNN) đều được ghi nhận và hạch toán kịp thời vào tài khoản tiền gửi của KBNN mở tại BIDV ngay trong ngày. Hàng tháng căn cứ vào số dư trên tài khoản tiền gửi của KBNN tại BIDV, BIDV tính và trả lãi cho KBNN theo mức lãi suất được thỏa thuận giữa BIDV và KBNN ở từng thời kỳ. Các khoản thanh toán lãi và phí hàng tháng giữa KBNN và BIDV được tính, xác nhận và chuyển trả cho nhau thông qua tài khoản tiền gửi của KBNN mở tại BIDV. 2.4.2 Quy trình thu NSNN và thuế XNK qua Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 2.4.2.1 Thu thuế XNK bằng giấy nộp tiền bằng tiền mặt vào NSNN. a. Tại cơ quan Hải quan: Hàng ngày hoặc theo định kỳ Cơ quan Hải quan truyền dữ liệu danh bạ người nộp thuế, số thuế cho BIDV. b. Tại BIDV: Người nộp tiền lập bảng kê nộp thuế, gửi BIDV nơi KBNN mở tài khoản; căn cứ bảng kê nộp thuế, giao dịch viên (GDV) ngân hàng làm thủ tục thu tiền và tiến hành nhập dữ liệu vào chương trình thu thuế XNK của Bộ tài chính. * Trường hợp đã có dữ liệu trong hệ thống thông tin thu nộp thuế tại BIDV: GDV đối chiếu thông tin người nộp thuế kê trên bảng kê nộp thuế với thông tin trong hệ thống. Nếu có sự sai lệch thì xử lý như sau: Nếu sai số tiền: số tiền người nộp thuế (NNT) nộp kê trên bảng kê khác với số tiền phải nộp trong hệ thống dữ liệu thì GDV nhập theo số tiền thực tế nhận từ người nộp thuế (NNT). Nếu sai về cấp, chương, loại, khoản thì GDV lấy theo dữ liệu trong hệ thống thông tin. Nếu sai về muc, tiểu mục thì GDV nhập theo dữ liệu của NNT. Nếu sai các thông tin khác như tên, địa chỉ... thì GDV nhập theo dữ liệu NNT, đồng thời hướng dẫn NNT đến cơ quan Hải quan làm thủ tục bổ sung thay đổi thông tin để được cập nhật vào hệ thống. Ghi lại các thông tin này và thông báo với KBNN – Cơ quan Hải quan để kiểm tra đối chiếu kịp thời. * Trường hợp chưa có dữ liệu trong hệ thống thông tin thu nộp thuế tại BIDV: GDV nhập các dữ liệu theo thông tin mà NNT tự khai trong bảng kê nộp thuế. Đồng thời thông báo cho KBNN, Cơ quan Hải quan kiểm tra và truyền dữ liệu bổ sung kịp thời. Sau khi hoàn tất việc nhập dữ liệu thông tin và được kiểm soát viên chấp thuận phê duyệt trên hệ thống, GDV in 2 liên giấy nộp tiền vào NSNN và xử lý các chứng từ: - 1 liên (bản chính): Lưu tại BIDV làm chứng từ hạch toán; - 1 Liên (bản sao): Trả cho NNT. BIDV phải ký và đóng dấu lên chứng từ trả cho NNT để chứng minh việc nộp thuế đã hoàn thành. Định kỳ hoặc cuối ngày theo thỏa thuận, BIDV lập bảng kê giấy nộp tiền theo mẫu quy định, ký, đóng dấu gửi KBNN và kết xuất, truyền đầy đủ dữ liệu thu thuế XNK cho KBNN theo quy định. c. Tại KBNN: Trên cơ sở Bảng kê giấy nộp tiền và dữ liệu thu Thuế XNK do BIDV chuyển đến, KBNN kiểm tra tính chính xác về mục lục ngân sách của NNT và thực hiện hạch toán vào thu NSNN, in phục hồi 01 liên chứng từ làm cơ sở hạch toán và lưu theo quy định. Cuối ngày, KBNN thực hiện truyền dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thu NSNN; đồng thời, in 02 liên bảng kê giấy nộp tiền, lưu 01 liên và 01 liên gửi cho cơ quan thuế quản lý NNT. 2.4.2.2 Thu thuế XNK bằng giấy nộp tiền bằng chuyển khoản vào NSNN. a. Tại BIDV: Người nộp tiền lập bảng kê nộp thuế, gửi BIDV nơi KBNN mở tài khoản; căn cứ bảng kê nộp thuế, giao dịch viên (GDV) ngân hàng làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của người nộp tiền, chuyển tiền vào tài khoản của KBNN tại Ngân hàng (hoặc tài khoản thanh toán bù trừ liên Ngân hàng) và tiến hành nhập dữ liệu vào chương trình thu NSNN của Bộ tài chính. * Trường hợp đã có dữ liệu trong hệ thống thông tin thu nộp thuế tại BIDV: GDV đối chiếu thông tin NNT kê trên bảng kê nộp thuế với thông tin trong hệ thống. Nếu có sự sai lệch thì xử lý như sau: Nếu sai số tiền: số tiền NNT nộp kê trên bảng kê khác với số tiền phải nộp trong hệ thống dữ liệu thì GDV nhập theo số tiền thực tế nhận từ NNT. Nếu sai về cấp, chương, loại, khoản thì GDV lấy theo dữ liệu trong hệ thống thông tin. Nếu sai về muc, tiểu mục thì GDV nhập theo dữ liệu của NNT. Nếu sai các thông tin khác như tên, địa chỉ... thì GDV nhập theo dữ liệu NNT, đồng thời hướng dẫn NNT đến cơ quan Hải quan làm thủ tục bổ sung thay đổi thông tin để được cập nhật vào hệ thống. Ghi lại các thông tin này và thông báo với KBNN – Cơ quan Hải quan để kiểm tra đối chiếu kịp thời. * Trường hợp chưa có dữ liệu trong hệ thống thông tin thu nộp thuế tại BIDV: GDV nhập các dữ liệu theo thông tin mà NNT tự khai trong bảng kê nộp thuế. Đồng thời thông báo cho KBNN, Cơ quan Hải quan kiểm tra và truyền dữ liệu bổ sung kịp thời. Sau khi hoàn tất việc nhập dữ liệu thông tin và được kiểm soát viên chấp thuận phê duyệt trên hệ thống, GDV in 2 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản và xử lý các chứng từ: 1 liên (bản chính): Lưu tại BIDV làm chứng từ hạch toán; 1 Liên (bản sao): Trả cho NNT. BIDV phải ký và đóng dấu lên chứng từ trả cho NNT để chứng minh việc nộp thuế đã hoàn thành. Định kỳ hoặc cuối ngày theo thỏa thuận, BIDV lập bảng kê giấy nộp tiền theo mẫu quy định, ký, đóng dấu gửi KBNN và kết xuất, truyền đầy đủ dữ liệu thu thuế XNK cho KBNN theo quy định. b. Tại KBNN: Trên cơ sở Bảng kê giấy nộp tiền và dữ liệu thu NSNN do BIDV chuyển đến, KBNN kiểm tra tính chính xác về mục lục ngân sách của NNT và thực hiện hạch toán vào thu NSNN, in phục hồi 01 liên chứng từ (giấy nộp tiền bằng chuyển khoản) làm cơ sở hạch toán và lưu theo quy định. Cuối ngày, KBNN thực hiện truyền dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thu NSNN; đồng thời, in 02 liên bảng kê giấy nộp tiền, lưu 01 liên và 01 liên gửi cho cơ quan thu quản lý NNT. 2.4.2.3 Thu bằng biên lai thu: a. Đối tượng: Các khoản thu phí, lệ phí làm thủ tục Hải quan. Các khoản thu phạt b. Hình thức: Biên lai in sẵn mệnh giá Biên lai không in sẵn mệnh giá do Tổng cục Hải quan phát hành Biên lai in từ chương trình máy tính c. Quy trình thu bằng biên lai thu: Tại BIDV: Khi người nộp đến nộp tiền, GDV lập biên lai để thu tiền, hạch toán vào tài khoản của KB và xử lý: đối với loại biên lai có 4 liên (01lưu tại NH, 01 gửi đối tượng nộp, 01 gửi CQ xử phạt, 01lưu tại cuống để quyết toán); loại có 3 liên (01lưu tại NH, 01 gửi đối tượng nộp, 01lưu tại cuống để quyết toán), đối với biên lai in từ chứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25754.doc
Tài liệu liên quan