MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch bán buôn 4
1.1. Sản phẩm du lịch 4
1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch 4
1.1.2. Đặc trưng của sản phẩm du lịch 6
1.1.3. Ba cấp độ của sản phẩm du lịch 10
1.2. Sản phẩm du lịch bán buôn 13
1.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch bán buôn 13
1.2.1.1. Khái niệm bán buôn 13
1.2.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch bán buôn 14
1.2.2. Điều kiện để sản phẩm du lịch trở thành sản phẩm bán buôn 14
1.2.3. Điều kiện để trở thành công ty du lịch bán buôn 15
1.2.4. Lợi ích của các công ty lữ hành khi mua sản phẩm bán buôn 16
1.3. Thuận lợi và khó khăn với những công ty lữ hành phát triển sản phẩm bán buôn 17
1.3.1. Thuận lợi 17
1.3.2. Khó khăn 19
1.4. Xây dựng sản phẩm bán buôn 22
1.4.1. Quyết định danh mục sản phẩm 22
1.4.1.1. Khái niệm và các yếu tố trong danh mục sản phẩm 22
1.4.1.2. Hoạch định danh mục sản phẩm 22
1.4.2. Đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu 23
1.4.3. Định vị thị trường (sản phẩm) 24
Chương 2:Xây dựng sản phẩm du lịch bán buôn tại công ty Đầu tư và Du lịch Sao Việt 27
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Đầu tư và Du lịch Sao Việt 27
2.1.1. Sự thành lập 28
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động 28
2.1.2.1. Du lịch: 28
2.1.2.2. Xúc tiến thương mại 29
2.1.2.3. Tư vấn và Đào tạo 29
2.1.2.4. Dịch vụ vận chuyển 29
2.2. Sứ mệnh 29
2.3 Phương hướng trong thời gian tới 30
2.4. Các yếu tố cấu thành doanh nghiệp 28
2.4.1. Nguồn lực 31
2.4.1.1. Vốn 31
2.4.12. Cơ sở vật chất 31
2.4.1.3. Nguồn nhân lực 31
2.4.2. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 32
2.4.3. Chính sách lương thưởng 35
2.4.4. Hệ thống thông tin quản lý 35
2.4.5. Môi trường doanh nghiệp 36
2.5. Hoạt động kinh doanh của công ty 37
2.5.1. Khách hàng mục tiêu 37
2.5.2. Thị trường khách 38
2.5.2.1. Thị trường khách nội địa 38
2.5.2.2. Thị trường khách Inbound 38
2.5.2.3. Thị trường khách outbound 39
2.5.3. Đối thủ cạnh tranh 39
2.5.4. Kết quả kinh doanh năm 2008 39
2.6. Kế hoạch xây dựng sản phẩm bán buôn tại công ty du lịch Sao Việt 42
2.6.1. Cơ sở hình thành ý tưởng: 42
2.6.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu: 42
2.6.3. Phân tích cơ hội đối với sản phẩm bán buôn tại Sao Việt 46
Chương 3: Đề xuất giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch bán buôn tại Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Sao Việt 55
3.1. Phân tích và lựa chọn chiến lược 55
3.2. Các quyết định Marketing: 58
3.2.1. Quyết định về sản phẩm 58
3.2.2. Quyết định về giá 62
3.2.3. Quyết định phân phối 65
3.2.4. Quyết định xúc tiến bán 66
3.2.5. Xây dựng quy trình bán tour qua các công ty du lịch 67
Phần kết luận 68
Tài liệu tham khảo 69
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng sản phẩm bán buôn tại công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Sao Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty liên kết là rất cần thiết.
Thứ tư, với nhiều đối tượng khách từ nhiều công ty khác nhau như vậy thì việc quảng bá hình ảnh của công ty bán buôn sẽ gặp khó khăn.
Ví dụ như nếu như phát mũ cho khách, mỗi công ty gửi khách đều muốn quảng bá hình ảnh của mình, trong trường hợp sử dụng thương hiệu của nhà bán buôn thì khách sẽ dễ dàng biết sản phẩm không phải do chính công ty bán chương trình cho khách hàng cung cấp. Điều này dẫn đến tâm lý hoang mang và cảm giác bị “bán” đối với khách du lịch.
Thứ năm, dễ dẫn đến tình trạng nhân viên lén gửi khách qua các công ty khác để tranh thủ hưởng chênh lệch.
Mọi liên hệ và giao dịch với khách hàng đều làm trực tiếp với nhân viên. Khó có thể kiểm soát được mọi giao dịch cũng như việc nhân viên nhận khách rồi chuyển khách sang công ty du lịch bán buôn khác với tư cách cá nhân để hưởng lợi.
Thứ sáu, tác động của yếu tố thương hiệu và quy trình kiểm soát dịch vụ.
Việc gửi khách có nghĩa là công ty đó không trực tiếp thực hiện chương trình do đó không thể kiểm soát dịch vụ chuẩn theo cách của công ty, phụ thuộc vào sự phục vụ, chất lượng của công ty nhận khách. Như vậy, công ty gửi khách gặp rủi ro khá lớn với uy tín, thương hiệu, niềm tin của khách. Do đó các công ty gửi khách thường đòi hỏi đảm báo cao hơn về các dịch vụ mà công ty bán buôn cung cấp. Họ cũng sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn trong việc lựa chọn các công ty bán buôn để hợp tác. Yếu tố thương hiệu cũng tác động không nhỏ đến sự lựa chọn này. Đây cũng là một khó khăn đáng kể đối với những công ty vừa và nhỏ mới thành lập không lâu phải đối diện khi phát triển kinh doanh các sản phẩm bán buôn.
Thứ bảy, hạn chế về nguồn lực
Các công ty gửi khách ở rất nhiều thị trường (mảng, loại sản phẩm) => muốn bán buôn sản phẩm thì cần có nguồn lực lớn, trải rộng sản phẩm trên nhiều thị trường (sản phẩm mang tính phổ thông, phân phối đại trà, giá rẻ, chất lượng đảm bảo).
Thứ tám, sự cạnh tranh diễn ra dưới góc độ ngành.
Trong khi việc kinh doanh các sản phẩm bán buôn sẽ được biết đến nhiều trong thời gian gần. Sẽ có nhiều công ty lớn, nguồn lực mạnh tham gia vào mảng hoạt động này. Điều đó sé khiến cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn.
1.4. Xây dựng sản phẩm bán buôn
1.4.1. Quyết định danh mục sản phẩm
1.4.1.1. Khái niệm và các yếu tố trong danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua.
Danh mục sản phẩm của một doanh nghiệp thường bao gồm: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, , Mục “Danh mục sản phẩm” ;
Chiều rộng: chiều rộng danh mục sản phẩm thể hiện Doanh nghiệp có bao nhiêu loại sản phẩm khác nhau
Chiều dài: chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng trong danh mục sản phẩm
Chiều sâu: chiều sâu danh mục sản phẩm thể hiện có bao nhiêu phương án (dạng) của mỗi sản phẩm trong loại
Mật độ: mật độ danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng
1.4.1.2. Hoạch định danh mục sản phẩm
Các doanh nghiệp có 5 lựa chọn sau:
Nhiều đoạn thị trường/ nhiều danh mục sản phẩm cho mỗi đoạn: Doanh nghiệp có thể tập trung vào nhiều đoạn thị trường khác nhau và cung cấp nhiều danh mục sản phẩm cho mỗi đoạn thị trường.
Nhiều đoạn thị trường/ Một sản phẩm đơn lẻ cho mỗi đoạn thị trường: Một doanh nghiệp có thể tập trung vào vài đoạn thị trường mục tiêu nhưng chỉ cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ cho mỗi đoạn.
Nhiều đoạn thị trường/ một sản phẩm cho tất cả các đoạn thị trường: Doanh nghiệp chỉ cung cấp một sản phẩm duy nhất cho tất cả các đoạn thị trường.
Một đoạn thị trường/ Nhiều danh mục sản phẩm: Một doanh nghiệp có thể tập trung vào duy nhất một đoạn thị trường nhưng cung cấp nhiều danh mục sản phẩm.
Một đoạn thị trường/ Một sản phẩm duy nhất: Doanh nghiệp tập trung vào một đoạn thị trường và cung cấp duy nhất một sản phẩm cho thị trường đó
1.4.2. Đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu
Phân tích biến số tác động đến thị trường để đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu.
Các bước thực hiện
Bước 1: Xác định nhân tố quyết định sự then chốt và vị thế cạnh tranh
Bước 2: Đánh giá trọng số cho mỗi nhân tố (xác suất xảy ra của biến số đó - Xác suất càng tiến gần đến 1, biến số càng dễ xảy ra)
Bước 3: Cho điểm mức độ tác động của các yếu tố:
- Dấu “-” : tác động bất lợi tới công ty;
- Mức độ tác động được đánh giá từ 1 đến 10, 1= mức tác động ít nhất, 10 = mức tác động nhiều nhất.
Bước 4: Tính điểm: nhân trọng số với điểm số
Bước 5: Đánh giá dựa vào điểm số và lựa chọn thị trường mục tiêu
Bảng 2: Phân tích biến số tác động đến thị trường
Biến số tác động đến thị trường
Xác suất
Mức độ tác động
(điểm số từ 1 -10)
Tổng hợp
TT 1
TT 2
TT 1
TT 2
TT 1
TT 2
1.4.3. Định vị thị trường (sản phẩm)
Định vị thi trường được hiểu là thiết kế sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường với những đặc tính khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với thị trường mục tiêu. Giáo trình “Marketing du lịch”, Khoa Du lịch Khách sạn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Muốn định vị thị trường du lịch cần phải chủ động tìm các biện pháp khắc hoạ hình ảnh của sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình trong tâm trí của đoạn thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Định vị sản phẩm có thể bằng thuộc tính của sản phẩm, bằng giá cả và chất lượng hoặc định vị thông qua các hình tượng.
Từ đặc tính của sản phẩm bán buôn và thị trường => định vị sản phẩm hướng vào các yếu tố:
- Lựa chọn sản phẩm phổ thông nhưng có sự khác biệt để cạnh tranh
- Chất lượng sản phẩm đảm bảo
- Giá rẻ
- Phân phối đại trà
Sơ đồ dưới đây thể hiện vị trí của doanh nghiệp
Sơ đồ 4: Định vị thị trường
Giá cả
Thấp
Cao
Thấp
Cao
Chất lượng
Rộng
Cá biệt
Phổ thông
Phân phối
Sản phẩm
Hẹp
Chương 2
Xây dựng sản phẩm du lịch bán buôn tại công ty Đầu tư và Du lịch Sao Việt
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Đầu tư và Du lịch Sao Việt
Tên công ty (tiếng Việt) : Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Sao Việt
Tên công ty (tiếng Anh) : Vietstar Investment and Tourism
Tên công ty viết tắt : VIT LTD. Co.
Trụ sở chính : P114B, tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Văn phòng đại diện : P401, 52 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 043.7756428/ 043.7759073
Fax : 043.7756426 Hotline: 0916604886
E-mail: info@vit.vn Website: www.vit.vn
Logo và slogan
Trong giai đoạn đầu, Sao Việt chọn slogan “Giải pháp chuyên nghiệp” – với tiêu chí coi nhu cầu của khách hàng như một bài toán và SV có trách nhiệm giải bài toán ấy bằng cách đưa ra nhiều loại hình dịch vụ thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Bạn đang nghĩ đến một chuyến du lịch với quỹ thời gian có hạn và nguồn kinh phí không phải vô hạn? Bạn đang nghĩ đến cơ hội phát triển Quốc tế của doanh nghiệp? Hay Bạn đang nghĩ đến vấn đề nhân sự và kế hoạch chuyển đổi cho tổ chức (doanh nghiệp)? Bạn sẽ có câu trả lời ở Sao Việt.
Hãy để Sao Việt được làm người bạn của Bạn!
2.1.1. Sự thành lập
Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Sao Việt được thành lập ngày 12/12/2005, chính thức đi vào hoạt động chiều sâu ngày 1/4/2007. Sao Việt là công ty TNHH hai thành viên.ngoài ra công ty còn nhận được sự hỗ trợ của hội đồng tư vấn gồm các cộng sự là những người đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Luật Hà Nội và Sau đại học tại Cộng hoà Liên bang Đức, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản; có kinh nghiệm trong các lĩnh vực Du lịch, Pháp lý, Tư vấn và Đào tạo.Trang web của Công ty Đầu tư và Du lịch Sao Việt -
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Sao Việt hoạt động như một đại lý cung cấp các dịch vụ du lịch, là các khách sạn, hãng vận chuyển, điểm tham quan, vui chơi và không ngừng mở rộng, lớn mạnh. Cho đến nay, công ty vẫn đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực sau:
2.1.2.1. Du lịch:
Tổ chức các chương trình tham quan du lịch trọn gói và không trọn gói trong và ngoài nước, liên kết hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài.
Trong 6 tháng đầu hoạt động, công ty chủ yếu phát triển thị trường khách outbound có khả năng chi trả cao, phần lớn là các tour đi Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê, cho đến nay, Sao Việt đã đầu tư xây dựng được khoảng 31 tour đi Trung Quốc, 4 tour đi Châu Âu, 3 tour Nhật Bản, Hàn Quốc, 10 tour Đông Nam Á...
2.1.2.2. Xúc tiến thương mại: Tư vấn và tổ chức các chương trình khảo sát nước ngoài với mục đích xúc tiến Đầu tư và Thương mại.
2.1.2.3. Tư vấn và Đào tạo:
Cùng với các cộng sự là Kết hợp với các cơ sở đào tạo, tư vấn trong và ngoài nước, cung cấp các dịch vụ về đào tạo kỹ năng và phát triển năng lực con người cho các tổ chức (doanh nghiệp).
2.1.2.4. Dịch vụ vận chuyển:
Sao Việt cung cấp dịch vụ vé máy bay, vé tàu hỏa, tàu thuỷ cao tốc với sự lựa chọn đường bay phù hợp nhất cho từng hành trình, kiểm tra, đặt giữ chỗ trên các chuyến đi trong và ngoài nước; dịch vụ thuê ô tô 4 – 45 chỗ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, dịch vụ thuê xe theo yêu cầu.
2.2. Sứ mệnh
- Là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho các tổ chức
- Là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng, tin cậy cho các cá nhân.
“Khách hàng là bạn. Lợi nhuận là phần thưởng của dịch vụ có chất lượng” được xác định làm triết lý kinh doanh của Sao Việt. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp du lịch luôn gọi khách hàng là “quý khách” thì SV hoạt động với phương châm “Khách hàng là Bạn” với mong muốn tạo sự tin tưởng, thân thiết, sẻ chia như những người Bạn và mang đến những gì tốt đẹp nhất cho Bạn của mình. Sao Việt đến với khách hàng không chỉ với cái đầu của một chuyên gia mà hơn hết là trái tim của một người bạn.
2.3. Phương hướng trong thời gian tới
Từ sứ mệnh chung, Sao Việt đưa ra các mục tiêu trong thời gian tới như sau:
Năm 2009 được dự báo là năm khó khăn không chỉ đối với ngành du lịch mà với tất cả các thành phần kinh tế. Trong bối cảnh đó, Sao Việt chủ trương tập trung đẩy mạnh phát triển sales và marketing để mở rộng thị trường khách. Năm 2008, Sao Việt xác định thị trường khách mục tiêu là khách hàng cũ, khách hàng có khả năng chi trả cao và đã đạt được thành công nhất định (khách cũ: 12 đơn vị; khách mới: 5 đơn vị) Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, Công ty Đầu tư và Du lịch Sao Việt
. Sang năm 2009, Sao Việt sẽ tìm kiếm và nâng cao lượng những khách hàng mới, có khả năng chi trả cao bên cạnh việc duy trì và phát triển lượng khách cũ đã đặt niềm tin vào dịch vụ của Sao Việt. Đây cũng là một thách thức lớn trong tình hình hiện nay.
Xu hướng đi du lịch riêng lẻ ngày càng tăng, các sản phẩm dịch vụ cũng chú trọng hơn đến yếu tố cá nhân. Hơn nữa, việc xuất hiện càng nhiều công ty du lịch khiến sự cạnh tranh trở nên gay gắt. Là một công ty mới, có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế, Sao Việt khó có thể cạnh tranh lại với các công ty đã có tên tuổi, làm việc lâu năm như Vietran Tour hay Red Tour. Nhưng nếu làm việc trên cơ sở liên kết, hỗ trợ nhau, chắc chắn sẽ thu được kết quả tốt. Do đó, bên cạnh việc mở rộng thị trường, Sao Việt hướng tới trở thành công ty bán buôn sản phẩm du lịch.
Để chuẩn bị cho kế hoạch marketing năm 2009, công ty đang thực hiện công việc thiết kế in ấn lại tập gấp quảng cáo dùng trong năm nay. Với tiêu chí đầy đủ và tiện ích nhất các thông tin khách hàng tìm kiếm, hấp dẫn, bắt mắt, định vị hình ảnh Sao Việt trong tâm trí khách hàng. Theo kế hoạch công việc này sẽ hoàn thành vào đầu tháng 3.
2.4. Các yếu tố cấu thành doanh nghiệp
2.4.1. Nguồn lực
2.4.1.1. Vốn
Theo đăng kí ban đầu số vốn là 800 triệu VNĐ do 2 thành viên góp theo tỷ lệ 67.68% và 32.32%
2.4.1.2. Cơ sở vật chất:
Hiện nay công ty có văn phòng đại diện tại 52 Nguyễn Chí Thanh – Ba Đình – Hà Nội. Văn phòng được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công việc, Bao gồm: 02 máy tính xách tay, 05 máy tính để bàn, 01 máy Fax, 01 máy in, 5máy điện thoại bàn để tiện lợi cho giao dịch công việc, công ty trang bị thêm điện thoại Sphone cho nhân viên.
2.4.1.3. Nguồn nhân lực:
Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Sao Việt là một công ty mới và quy mô nhỏ cho nên hiện nay tổng số nhân sự chính thức của công ty là 4 nhân viên, trong đó: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 nhân viên điều hành, 1 kế toán. Với nguồn nhân lực hạn chế, tất cả các nhân viên trong công ty đều được đào tạo theo chủ trương “1 nhân viên có thể làm ít nhất 2 việc và 1 việc có ít nhất 2 người làm được” đảm bảo có thể hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, công ty còn có đội ngũ công tác viên và hướng dẫn viên hợp đồng. Tuy vậy để đảm bảo chất lượng phục vụ theo đúng những tiêu chuẩn đã cam kết với khách hàng, đội ngũ nhân viên hợp đồng đều phải qua một khoá đào tạo để làm việc đúng phong cách của Sao Việt.
2.4.2. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức của Sao Việt được thiết kế theo cơ cấu ma trận nhằm đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực hoạt động, đòi hỏi sự phối hợp của hầu hết các bộ phận trong công ty để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc
Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức của Sao Việt
Du lịch
Du lịch
Xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại
Du lịch
Du lịch
Tư vấn & Đào tạo
Tư vấn & Đào tạo
Tư vấn & Đào tạo
Tư vấn & Đào tạo
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
Bộ phận
Kế toán – Hành chính
Bộ phận Điều hành
Bộ phận
Dịch vụ trong nước
Bộ phận
Sales – Marketing
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận:
Hội đồng quản trị: quyết định những vấn đề quan trọng nhất của doanh nghiệp như tôn chỉ, tầm nhìn, chiến lược, chính sách.
Ban giám đốc: trực tiếp điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức công việc trong công ty, quản lý theo dõi việc thực hiện, ký kết hợp đồng, quản lý nhân sự.
Bộ phận điều hành:
Thiết kế, xây dựng các sản phẩm của công ty
Triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình, cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch, thông tin về khách.
Lập kế hoạch, phân công và quản lý thực hiện các công việc liên quan đến việc thực hiện chương trình, đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng.
Lập, quản lý hồ sơ dịch vụ, hồ sơ đoàn phục vụ cho việc điều hành và kế hoạch chăm sóc khách hàng.
Xây dựng các check – list thực hiện công việc
Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan. Ký hợp đồng với các nhà cung cấp hang hóa và dịch vụ du lịch. Lựa chọn những nhà cung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín chất lượng và giá cả hợp lý.
Giám sát quá trình thực hiện các chương trình du lịch. Phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán với các doanh nghiệp gửi khách và các nhà cung cấp du lịch. Hỗ trợ hướng dẫn viên nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch.
Bộ phận Tài chính kế toán
Thực hiện chế chế độ sổ sách kế toán công ty đúng nguyên tắc kế toán về tính tuân thủ và quy trình.
Xây dựng kế hoạch tài chính của công ty theo các kỳ kinh doanh.
Kiểm tra và tư vấn cho giám đốc về các chứng từ thu, chi đúng nguyên tắc kế toán và đúng quy định về quyền hạn, nghĩa vụ được quy định trong công ty.
Thu tiền từ khách hàng theo các hợp đồng ký kết.
Thực hiện chi theo đúng quy chế kế toán công ty.
Thực hiện bảo mật thông tin tài chính cả trong và ngoài công ty.
Bộ phận dịch vụ trong nước:
Phát triển được các đối tác cung cấp dịch vụ,
Thực hiện đúng sự phân công trong kế hoạch điều tour
Làm thủ tục xuất nhập cảnh
Đặt dịch vụ trong nước (xe, vận chuyển, vé máy bay…)
Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ đoàn (quà tặng, vật dụng …)
Bộ phận Sales – Marketing (Kinh doanh – Thị trường):
Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
Nghiên cứu những xu hướng mới, những cơ hội xuất hiện trên thị trường và nghiên cứu tìm hiểu các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh của công ty.
Phối hợp với phòng điều hành.
Làm việc với khách hàng, lắng nghe, nắm bắt nhu cầu, thông tin khách hàng
Bán và giới thiệu sản phẩm với khách hàng
Thiết lập và duy trì các mối quan hệ của doanh nghiệp với các nguồn khách.
- Thực hiện việc nghiên cứu việc phát triển thị trường mới và sản phẩm mới.
2.4.3. Chính sách lương thưởng
Với quan điểm cùng đóng góp,cùng xây dựng, cùng chia sẻ lợi nhuận, tháng 9/2008 Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra chính sách mới. Theo chính sách đó, khi nhân viên đáp ứng các yêu cầu công việc của công ty sẽ được hưởng mức thưởng theo tỉ lệ riêng tương ứng với từng vị trí công việc, dao động từ 3 – 15% lợi nhuận trước thuế.
Ngoài ra còn có các mức thưởng phạt như:
Thưởng đột xuất:
Thưởng cuối kỳ, cuối năm:
Tiền chế độ phúc lợi ngày tết, lễ
Chi phí đối ngoại
Tiền điện thoại cá nhân
Một năm nhân viên được hưởng 13 tháng lương, 12 ngày nghỉ phép.
2.4.4. Hệ thống thông tin quản lý
- Hiện nay, văn phòng đang sử dụng mạng LAN cho 7 máy tính nội bộ. Hệ thống các file giấy tờ được sắp xếp giống nhau trong tất cả các máy để đảm bảo trong trường hợp đột xuất, bất kỳ một nhân viên nào tiếp nhận công việc của người khác một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Giao dịch thư tín qua YSM! Gmail, Skype,.. sử dụng các phần mềm hiện đại để quản lý văn phòng, ( Outlook (office), phần mềm kế toán..)
- Các file hồ sơ công việc được lưu bản mềm trong máy và lưu tài liệu giấy trong tủ hồ sơ để tiện ích cho công việc và lưu giữ an toàn.
- Hệ thống các quy trình làm việc, form mẫu, check-list được xây dựng đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả cho các hoạt động trong công ty. Bất kỳ công việc nào đều có quy trình chuẩn và sự hỗ trợ của form mẫu. không chỉ giúp người thực hiện hoàn thành công việc nhanh chóng, thuận lợi, tránh sai sót, nâng cao năng suất làm việc mà còn giúp người quản lý giám sát tình hình một cách dễ dàng, hiệu quả.
2.4.5. Môi trường doanh nghiệp
Thời gian làm việc:
Buổi sáng: từ 8 giờ 30 đến 12 giờ.
Buổi chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30.
Nghỉ chiều thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ theo quy định.
Sáng thứ 7: Họp, Traning và tổng vệ sinh.
Quy cách làm việc
Làm việc đúng giờ, đúng việc và làm việc đúng. Chỉ hỗ trợ công việc khác khi đã hoàn thành đúng công việc của mình.
Nhân viên phải chủ động lập kế hoạch công việc cá nhân theo kế hoạch công việc chung đã được lên kế hoạch. Báo cáo kết quả công việc của từng giai đoạn hoặc từng việc cụ thể do mình đảm nhiệm khi kết thúc.
Đối với các công việc được phân công cụ thể hoặc đột xuất, khi nhận việc phải đảm bảo chắc chắn mình đã hiểu rõ công việc được giao và đã có thể sẵn sàng bắt tay vào thực hiện. Chỉ liên hệ lại với người phân công khi phát sinh vấn đề hoặc đã có kết quả cuối cùng. Không theo cách tiện thể nói luôn hoặc hỏi khi bản thân chưa cố gắng suy nghĩ và tìm hiểu cánh giải quyết.
Trang phục
Ngày từ thứ 2 đến thứ 6: trang phục lịch sự theo phong cách văn phòng
Thứ 7: Tự do
Trật tự văn phòng
Mỗi nhân viên đều có trách nhiệm đảm bảo cho văn phòng sạch đẹp và ngăn nắp, đúng trật tự, bắt đầu là chỗ làm việc riêng của mỗi người.
Mỗi nhân viên có quyền trang chí bàn làm việc của mình vừa đảm bảo quy cách văn phòng vừa kết hợp với sở thích cá nhân.
Việc làm vệ sinh hàng ngày sẽ được phân công luân phiên (làm vào buổi chiều trước khi ra về). Sáng thứ 7 sẽ tổng vệ sinh chung (toàn bộ nhân viên).
2.5. Hoạt động kinh doanh của công ty
2.5.1. Khách hàng mục tiêu
Công ty chọn cách phân đoạn thị trường theo khả năng chi trả. Trong năm 2007, khách hàng mục tiêu mà Sao Việt hướng tới là khách outbound có khả năng chi trả cao. Đến năm 2008, khách hàng của Sao Việt chủ yếu là lượng khách cũ (đã từng sử dụng dịch vụ của Sao Việt). Năm 2009, công ty xác định mục tiêu là mở rộng khai thác thị trường tìm kiếm khách hàng mới, tăng số lượng khách hàng mới, duy trì và phát triển thị trường sẵn có.
2.5.2. Thị trường khách
Qua thời gian hoạt động, Sao Việt đã khai thác và mở rộng thị trường tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Tính đến thời điểm hiện nay, công ty đã thiết kế và thực hiện đuợc nhiều tour, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng cũng như các công ty nhận khách, gửi khách.
2.5.2.1. Thị trường khách nội địa
Sơ đồ 6: Thị trường khách nội địa
Nghỉ biển
Sao Việt
Nghỉ núi
Khách hàng
Khác
2.5.2.2. Thị trường khách Inbound
Hiện tại, thị trường khách inbound của Sao Việt chưa phát triển nhưng trong tương lai, Sao Việt đang lên kế hoạch hướng tới thị trường châu Âu và Nam Mỹ cũng được thực hiện dưới hình thức nhận gửi khách qua các T.O
Sơ đồ 7: Thị trường khách Inbound
Châu Âu
Sao Việt
Nam Mỹ
T.O gửi khách
2.5.2.3. Thị trường khách outbound
Sơ đồ 8: Thị trường khách outbound
Khách lẻ
T.O. khác
Khách đoàn
Sao Việt
Đông Nam Á
Trung Quốc
Khác (Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Châu Âu
2.5.3. Đối thủ cạnh tranh
Với thị trường khách và phân đoạn thị trường mục tiêu, Sao Việt xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Vietrantour, Redtour. Theo như nhận định,Vietran Tour là doanh nghiệp lữ hành mạnh về gom khách lẻ, quảng cáo mạnh, có thị trường ổn định; Redtour làm việc bài bản nhưng mức độ năng động thấp.
Việc xác định và theo dõi thường xuyên về chính sách, các phản ứng thị trường của đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết để doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời với thị trường.
2.5.4. Kết quả kinh doanh năm 2008 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008; Công ty Đầu tư và Du lịch Sao Việt
Tuy mới chỉ đi vào hoạt động được hơn 2 năm, nhưng Sao Việt đã thu được kết quả đáng tự hào.
Tổng kết năm 2008, Sao Việt đạt được mức doanh thu gần 3 tỷ VNĐ (trong đó doanh thu từ tour 60%; vé máy bay 35%; dịch vụ khác 5%). Lợi nhuận đạt được là gần 300 triệu VNĐ (90% từ tour; 8% từ vé; 2% từ dịch vụ khác).
Biểu đồ 1: Kết quả kinh doanh năm 2008
Biểu đồ 2: Chi phí kinh doanh năm 2008
Cơ cấu Doanh thu
Nhìn vào biểu đồ và các con số tổng kết chúng ta có thể thấy du lịch là lĩnh vực hoạt động chính của Sao Việt, mang lại doanh thu cao nhất, tiếp theo là dịch vụ vé máy bay (35%) và cuối cùng là các dịch vụ khác ( 5%)
Cơ cấu lợi nhuận
Cơ cấu lợi nhuận cũng như doanh thu có khoảng cách rất lớn giữa các lĩnh vực hoạt động (tour: 90%, vé:8%; dịch vụ khác: 2%)
Biểu đồ 3: Cơ cấu doanh thu
Biểu đồ 4: Cơ cấu doanh thu
Theo cơ cấu doanh thu và lợi nhuận ta có thể thấy rõ lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty vẫn là bán các chương trình du lịch, dịch vụ khác và vé máy bay chỉ là phụ. Tuy nhiên, theo như đánh giá ở trên, nhu cầu du lịch cá nhân sẽ ngày càng được chú trọng thì việc tập trung phát triển các dịch vụ lẻ bên cạnh hoạt động bán chương trình du lịch là điều tất yếu và cần thiết.
2.6. Kế hoạch xây dựng sản phẩm bán buôn tại công ty du lịch Sao Việt
2.6.1. Cơ sở hình thành ý tưởng:
Cạnh tranh trên thị trường du lịch ngày càng gay gắt nhất là trong thời điểm khủng hoảng kinh tế. Số lượng công ty cung cấp dịch vụ du lịch xuất hiện ngày càng nhiều, dần dần thu hẹp cơ hội các công ty, tổ chức du lịch tiếp cận với khách hàng. Để tồn tại trong bối cảnh đó, các công ty du lịch chỉ còn cách lựa chọn một trong hai hướng: đề ra chiến lược để cạnh tranh hoặc liên kết cùng nhau phát triển.
Với một công ty nhỏ, nguồn lực hạn chế, việc dồn sức chạy đua cạnh tranh sẽ đi đến thiệt hại cho cả đôi bên. Chỉ có biện pháp chuyển từ cạnh tranh sang mối quan hệ liên kết, trở thành đối tác, cùng hỗ trợ nhau. Để làm điều đó, con đường tốt nhất là Sao Việt trở thành công ty du lịch bán buôn. Nghĩa là, sản phẩm của Sao Việt sẽ được bán với số lượng lớn và mức giá rẻ hơn cho đối tác là các công ty du lịch.
2.6.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Như đã nói ở chương 1, đối tượng của sản phẩm bán buôn là khách du lịch thuần túy và các công ty du lịch có vai trò như đại lý phân phối của Sao Việt. Công ty du lịch là khách hàng trực tiếp của Sao Việt nhưng không phải là người tiêu dùng cuối cùng.
Dưới đây là bảng phân tích các biến số môi trường để đánh giá cơ hội của Sao Việt với 2 đối tượng khách: khách du lịch thuần túy và công ty du lịch tại 2 thị trường Hà Nội và tỉnh.
Bảng 3: Phân tích các biến số môi trường để đánh giá cơ hội
Đối tượng khách du lịch thuần túy
Biến số tác động đến thị trường
Xác suất
Mức độ tác động
Tổng hợp
Hà Nội
Tỉnh
Hà Nội
Tỉnh
Hà Nội
Tỉnh
Mức độ cạnh tranh của các công ty DL
0.7
- 0.5
9
8
6.3
- 4.0
Xúc tiến bán
0.3
0.25
7
5
2.1
1.25
Chất lượng sản phẩm
0.6
0.4
8
7
4.8
2.8
Xu hướng giá
0.7
0.8
8
8
5.6
6.4
Điều phối thực hiện chương trình
0.4
0.4
5
5
2
2
Tổng
18.1
8.45
Đối tượng khách là các công ty du lịch
Biến số tác động đến thị trường
Xác suất
Mức độ tác động
Tổng hợp
Hà Nội
Tỉnh
Hà Nội
Tỉnh
Hà Nội
Tỉnh
Mức độ cạnh tranh của các công ty DL
0.8
0.7
- 9
8
- 7.2
6.4
Xúc tiến bán
0.3
0.25
7
5
2.1
1.25
Chất lượng sản phẩm
0.4
0.3
6
4
2.4
1.2
Xu hướng giá
0.7
0.7
8
6
5.6
4.2
Điều phối thực hiện chương trình
0.6
0.6
5
5
3
3
Tổng
5.9
16.05
Chú thích:
Xác suất càng tiến gần đến 1, biến số càng dễ xảy ra => khó thực hiện
Dấu “-” : tác động bất lợi tới công ty;
Mức độ tác động được đánh giá từ 1 đến 10, 1= mức tác động ít nhất, 10 = mức tác động nhiều nhất.
Phân tích các biến số gây tác động đến thị trường
1. Mức độ cạnh tranh: trên thị trường Hà Nội, số lượng công ty du lịc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25798.doc