Chuyên đề Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM 2

1. KHÁI NIỆM THƯƠNG HIỆU 2

1.1. Định nghĩa 2

1.2. Nội dung thương hiệu 4

1.3. Mục tiêu, ý nghĩa của thương hiệu 5

1.3.1. Mục tiêu 5

1.3.2. Ý nghĩa của thương hiệu 5

2. Đăng ký thương hiệu 6

2.1. Nội dung và phương thức đăng ký thương hiệu 6

2.1.1. Nội dung đăng ký thương hiệu 6

2.1.2. Phương thức đăng ký thương hiệu 7

2.2. Thủ tục đăng ký thương hiệu 8

2.2.1. Đăng ký thương hiệu trong nước 9

2.2.2. Đăng ký quốc tế thương hiệu 14

3. Những quy định pháp lý hiện nay trên thế giới về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp 18

3.1. Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các thương hiệu 18

3.2. Hiệp định những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại ( TRIPS) của WTO 21

3.3. Hiệp định khung về hợp tác sở hữu trí tuệ của ASEAN 24

3.4. Luật thương hiệu của các quốc gia 24

4. Sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quôc tế. 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY 27

1. Khái quát thực trạng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm gần đây 27

1.1. Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ 27

1.1.1. Nhận thức của doanh nghiệp và nhà quản lý 27

1.1.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm gần đây 28

2. Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu của một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ lực của Việt Nam 34

2.1. Mặt hàng mây tre đan 34

2.2. Mặt hàng đồ gỗ 36

2.3. Mặt hàng gốm sứ 37

3. Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua 38

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 42

1. Định hướng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập trong thời gian tới 42

1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam 42

1.2. Định hướng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam. 44

2. Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 46

2.1. Những giải pháp về Marketing, nghiên cứu thị trường và cập nhật thông tin 46

2.1.1.Nghiên cứu nhu cầu thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng 46

2.1.2.Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và chiến lược thương hiệu của họ. 48

2.2.Những giải pháp về xây dựng chiến lược marketing gắn kết thị trường-sản phẩm 50

2.2.1.Chiến lược thị trường 50

2.2.2Chiến lược sản phẩm 50

2.3.Những giải pháp xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu 52

2.3.1 Xây dựng thương hiệu sản phẩm 52

2.3.2. Đăng ký thương hiệu trong và ngoài nước 54

2.3.3. Tuyên truyền quảng bá thương hiệu 55

2.4. Những giải pháp về chính sách phát triển 56

2.4.1. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 56

2.4.2. Chính sách hỗ trợ tài chính 57

2.4.3. Chính sách xúc tiến thương mại quốc tế 57

2.5. Những giải pháp tổ chức và quản lý thương mại 58

2.5.1. Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp về xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 58

2.5.2. Đơn giản hoá phương thức tổ chức đăng ký thương hiệu 59

3. Những kiến nghị và đề xuất 60

3.1. Kiến nghị đối với nhà nước 60

3.1.1. Cần sớm xây dựng và hoàn thiện Bộ luật thương hiệu riêng 60

3.1.2. Tạo môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp. 60

3.1.3. Xây dựng trung tâm thông tin tư vấn về thương hiệu 61

3.1.4. Điều chỉnh quy định về hạn chế chi phí quảng cáo 62

3.2. Đề xuất đối với doanh nghiệp - điều kiện để có thương hiệu mạnh và uy tín cao. 63

3.2.1. Nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ 63

3.2.2. Nâng cao ý thức của tất cả thành viên trong công ty về thương hiệu 64

3.2.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp 65

3.2.4. Liên kết để xây dựng thương hiệu 65

3.2.5. Mạnh dạn đầu tư cho phát triển thương hiệu 66

3.2.5. Bảo vệ thương hiệu 67

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
385 409 347 584 650 13 12 09 00 13 0 3 4 7 2 14 86 43 34 65 37 61 86 112 131 15 03 03 01 8 1 8 5 20 12 16 217 266 148 235 265 293 429 435 452 17 64 47 36 76 73 65 81 101 126 18 125 44 32 84 62 101 166 175 266 19 91 79 60 81 147 345 418 415 565 20 75 51 41 74 70 154 266 312 333 21 156 95 57 143 125 192 241 242 279 22 11 10 07 21 8 12 28 33 37 23 12 05 08 35 8 14 32 37 31 24 38 43 25 73 34 65 145 131 155 25 237 254 187 341 350 412 671 697 895 26 17 22 12 59 11 14 18 39 58 27 18 12 01 10 7 8 8 30 24 28 126 64 55 90 80 62 129 158 192 29 230 160 153 211 335 528 557 622 650 30 391 326 311 579 627 921 1029 1263 1504 31 62 52 40 110 162 311 366 514 370 32 236 116 76 212 255 320 446 590 714 33 103 43 36 84 54 135 134 256 252 34 175 112 128 120 127 137 120 147 118 35 135 197 288 551 623 1079 1653 2035 2262 36 93 82 45 149 98 158 276 308 393 37 139 76 27 136 123 216 396 462 507 38 66 44 28 154 58 73 67 91 163 39 86 76 52 129 139 182 280 386 502 40 19 33 06 24 27 47 152 167 227 41 119 91 16 134 108 187 295 407 572 42 514 264 76 438 347 259 327 448 570 43 191 290 468 609 44 73 99 135 212 45 8 16 42 49 Nguồn : Cục sở hữu trí tuệ Như bảng trên, ta thấy đơn nộp vào cục sở hữu trí tuệ tăng theo các năm, trong đó nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đã tăng cao trong những năm gần đây. Năm 1999 thì nhóm mặt hàng này chỉ là 322 tổng số đơn nộp vào cục sở hữu trí tuệ, đến năm 2007 đã tăng đột biến lên 1177 tăng gấp 3 lần. Nhưng tỉ lệ này chiếm tỉ lệ khá nhỏ so với tổng số đơn nộp vào cục sở hữu trí tuệ, chỉ chiếm khoảng gần 5%. Qua đó chúng ta thấy phần nào nhận thức của các doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống. Biểu đồ 1: Tỉ lệ đăng ký nhãn hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu tính theo nhóm hàng từ năm 1999 đến năm 2007 Theo báo cáo của cục sở hữu trí tuệ, thì số lượng nhãn hiệu hàng hóa mới được các doanh nghiệp Việt Nam bảo hộ năm 2007 tăng 14,5 lần so với năm 1992. Số đơn nộp theo thỏa ước Madrid cũng tăng đáng kể. Mấy năm trở lại đây số lượng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của người Việt Nam cũng tăng rất nhiều so với các năm trước. Ðơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp từ 1992 đến 2007 Năm Ðơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp bởi Người nộp đơn Việt Nam Người nộp đơn nước ngoài Tổng số 1992 890 592 1482 1993 1747 613 2360 1994 1595 3022 4617 1995 2270 3866 6136 1996 1419 2712 4131 1997 2217 3416 5633 1998 2323 3118 5441 1999 1645 3165 4810 2000 1614 2028 3642 2001 2380 1786 4166 2002 3483 2399 5882 2003 3095 3250 6345 2004 6560 2258 8818 2005 8599 3536 12135 2006 10641 4275 14916 2007 12884 5134 18018 Nguồn : Cục sở hữu trí tuệ Trong năm 2007 thì số lượng nhãn hiệu hàng hóa mới của người Việt Nam bảo hộ đã tăng gấp gần 3 lần so với người nước ngoài. Nhưng so với số lượng các doanh nghiệp đang kinh doanh thì con số này vẫn còn khá thấp. Đây không chỉ là vấn đề không chỉ của các doanh nghiệp mà còn cả của những nhà hoạch định chính sách phát triển của đất nước, trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu của một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ lực của Việt Nam Mặt hàng mây tre đan Hiện nay các mặt hàng mây tre đan của Việt Nam đã được xuất khẩu sang trên 80 thị trường với nhiều chủng loại và mẫu mã. Tuy nhiên những mặt hàng xuất khẩu vẫn là những mặt hàng truyền thống như : khay, bàn ghế, bình, mành, giỏ,…. Thị trường Mỹ chiếm tỉ trọng cao nhất đối với các mặt hàng này, cụ thể trong tháng 5 kim nghạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre đan của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 817 nghìn USD tăng 18,6% so với tháng 4. Tổng kim nghạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 3,7 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2006. Một số mặt hàng tre đan xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng khá mạnh là các mặt hàng Bình làm bằng tre trong tháng 5 đạt 256 nghìn USD, tăng 106,5% so với tháng 4. Mặt hàng rổ, rá bằng tre đạt 73 nghìn USD tăng 3689,9% . Mặt hàng khay tre đạt 88 nghìn USD tăng 156,3% ; mặt hàng giỏ tre đạt 3 nghìn USD tăng 422%.... Bên cạnh đó cũng có một số mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ giảm như bát, đĩa bằng tre, chậu tre, mành tre, thùng, sọt bằng tre…Kế đén là thị trường Đức với kim nghạch xuât khẩu trong tháng 5 đạt 647 nghìn USD tăng 71,2% so với tháng 4, đưa tổng kim nghạch xuất khẩu các mặt hàng tre đan của Việt Nam vào thị trường Đức đạt 2,4 triệu USD, tăng 181,5% so với cùng kỳ 2006 và chiếm 11,8% tổng kim nghạch xuất khẩu các mặt hàng tre đan cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu vào Đức trong tháng 5 là bát, đĩa tre, rổ, rá, bình tre, bàn ghế tre , hộp tre ….. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu mây tre đan, nhưng rất ít các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp. Công ty sản xuất – dịch vụ và xuất khẩu nam Hà Nội ( Haprosimex ) là một trong hiếm những doanh nghiệp xây dựng thành công thương hiệu cho sản phẩm của mình. Trong những mặt hàng mới có thảm rơm chùi chân. Rơm được phơi khô, xông bằng lưu huỳnh cho trắng áo ngoài cọng rơm, rồi được thắt bím để kết thành thảm như đay cói. Với nguyên liệu rơm, thảm có giá thấp hơn số lượng thảm được nhiều hơn. Nhiều khách hàng từ Ý, Slovakia, Đan Mạch, Nhật đặt hàng thảm rơm với số lượng lớn. Haprosimex đã xuất hơn 100 container hàng thảm rơm trị giá 3.200 USD. Mặt hàng thảm rơm đã tạo ra nhiều công ăn việc làm lúc nông nhàn cho người dân các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam như Long An, Tiền Giang. Từ kiểu dép đan cói trước đây, Haprosimex thay bằng nguyên liệu dây bình lục và bẹ chuối. Dép bình lục, dây chuối được kết them hoa vải để tạo nét độc đáo, dùng đi trong nhà. So với dép cói chỉ có một màu vàng của cói, dép đan bằng bẹ chuối có màu vàng ngà của bẹ chuối phơi khô, lại có cả màu mốc tự nhiên của thân chuối , được khách hàng nước ngoài ưa thích. Chỉ riêng mặt hàng dép mới này công ty đã xuất sang các nước Nhật, Tây Ban Nha , Hàn Quốc nhiều lô hàng trị giá 500000 USD. Nếu cứ làm theo những kiểu dép cũ thì sẽ không thể hấp dẫn khách hàng đặt mua những hợp đồng lớn như vậy. Riêng mặt hàng rương đựng quần áo, vật dụng gia đình có hình quả bí ngô ( bí đỏ ) là mặt hàng mới gây thích thú cho nhiều khách hàng. Trên khung sắt uốn hình trái bí ngô, các chất liệu bằng dây rừng, dây chuối, dây đay… khéo léo quyện vào nhau tạo thành hình bí ngộ nghĩnh. Trước đây công ty đã xuất cả trăm ngàn rương đủ loại hình dáng : vuông , trụ, tam giác…Những kiểu rương này đã quá quen thuộc đến nhàm chán. Thế là tìm cách đưa ra kiểu dáng mới và đạt hiệu quả cao. Nhưng nhìn chung các mẫu mã của các doanh nghiệp Việt Nam thường làm theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài. Vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp nhái lại mẫu mã của nhau. Rất ít các doanh nghiệp tự tìm hiểu thiết kế, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm doanh nghiệp mình. Mặt hàng đồ gỗ Loại mặt hàng này xuất hiện từ xa xưa vì đây là thứ đồ dùng thông dụng đối với người Việt Nam. Đồ gỗ dùng trong các sản phẩm như thớ cúng : hoành phi, câu đối, ngai, mâm bồng… và gỗ dùng làm giường tủ, sập bàn, tranh, các con vật làm bằng gỗ. Chúng ta có rất nhiều địa danh buôn bán đồ gỗ như : hàng Tiện buôn bán đồ do người làng Nhị Khê làm, hàng Khay chuyên bán đồ gỗ của Đồng Kỵ. Trạm khắc nổi tiếng có làng Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ, Đồng Quang ( Bắc Ninh ), Vân Hà ( Hà Nội), Lý Nhân ( Hà Nam ), La Xuyên ( Nam Định ), Phú Lộc ( Ninh Bình ), Bảo Hà ( Hải Phòng ), Mỹ Xuyên ( Huế). Trong đó thì Đồng Kỵ nổi lên như là cơ sở sản xuất đồ gỗ lớn nhất nước ta. Các sản phẩm đồ gỗ của chúng ta đã được biết đến nhiều nhưng các thương hiệu vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì rất ít. Trong số đó thì phải kể đến doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai đây là một trong những doanh nghiệp đã tạo dựng được danh tiếng của mình với đối tác trong và ngoài nước. Các mặt hàng đồ gỗ rất đa dạng, nghề mộc là nghề phổ biến trong dân chúng. Các thợ sau khi được học nghề có thể tách ra làm ăn khắp mọi nơi vì ở đâu cũng cần đồ gỗ. Không giống các nghề khác, nghề này được phát triển và lan rộng nhanh. Từ quá trình phát triển cộng với sự cần cù, sáng tạo đã ra nhiều mẫu mã hàng mới từ các lớp thợ. Quá trình phát triển của nghề này gắn liền với sự ra đời của các nghề điêu khắc, khảm trai. Nhiều mẫu mã của sản phẩm đồ gỗ được lấy từ Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng gắn liền với các điển tích như tùng cúc trúc mai, long ly quy phượng, ngai thờ, các loại tượng…..Từ các đường lèo,các họa tiết khác thường được nảy sinh trong sáng tạo của các nghệ nhân. Vì vậy, trình độ sáng tạo nhanh được nhân lên ở các tay thợ cả, các nghệ nhân. Khi kết hợp với nghệ thuật khảm trai, ốc, giá trị của các sản phẩm tăng lên gấp bội. Khảm trai, ốc làm nổi bật lên các đường nét của sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm mang điển tích. Thị trường về các sản phẩm về gỗ lại rất lớn và triển vọng ở nước ngoài. Ngày nay nhiều khâu nặng nhọc đã được thay bằng máy móc làm cho năng suất lao động được nâng cao và thời gian còn lại dành cho khâu tinh chế với tài năng, bàn tay sáng tạo của các nghệ nhân. Trong điều kiện khan hiếm về nguyên liệu, thì giá trị nghệ thuật kết tinh trong sản phẩm sẽ quyết định đến thành công của sản phẩm. Từ đó, cần có kiến thức toàn diện ở nhiều lĩnh vực cho việc sáng tạo nên một sản phẩm hoàn thiện hơn (tạo dáng, họa tiết). Qua đó tạo nên hình ảnh cho đồ gỗ Việt Nam. Mặt hàng gốm sứ Gốm sứ là loại hàng phổ biến trong cuộc sống của nhân dân. Sản phẩm của nghề này có thể dùng trong cuộc sống hàng ngày ( bát, đĩa, ấm chén, nồi, chum, vại), trong xây dựng (chân sứ, vật cách điện), tranh tượng , đồ lưu niệm. Gốm sứ được sản xuất mọi nơi trên đất nước ta. Các làng nghề sản xuất gốm nổi tiếng là Bát Tràng (Hà Nội), làng Cậy (Hải Dương), Thổ Hà (Bắc Ninh), Móng Cái (Quảng Ninh), Hương Canh, Hiến Lễ, Đồng Nai, Sông Bé. Các sản phẩm nổi tiếng trong dân gian là “ Sứ Móng Cái, vại Hương Canh” hay “ gạch Bát Tràng”. Gốm sứ có nhiều loại : men ngọc, men nâu (hay hoa nâu) xuất hiện từ đời Lý, hoa lâm (đời Trần). Kỹ thuật làm gốm sứ vẫn xoay quanh hai vấn đề lớn là kỹ thuật bàn xoay và lò nung. Ngoài lò hộp (nung bằng than) và lò vồng (nung bằng củi) hiện nay đã xuất hiện lò tunel đốt ga. Sản phẩm gốm sứ không những tràn ngập trong nước mà còn có giá trị rất lớn ở nước ngoài. Cách đây 200 năm, khúc sông xã Bát Tràng còn có một bến cảng chở đồ gốm sứ sang Nhật Bản. Ngày nay nhiều mặt hàng bị nhái, làng nghề lan tỏa nhưng ở những làng nghề truyền thống vẫn giữ được bí quyết của mình đối với những mặt hàng tinh xảo chẳng hạn Thổ Hà vẫn giữ được sành nâu, Hương Canh, Phù Lãng vẫn giữ được gốm da lươn. Chu Đậu (Hải Dương) vẫn giữ được men hoa lam, gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ được men ngọc, men rạn. “ Bát Tràng Việt Nam - 1000 năm truyền thống ” vừa được công bố và chính thức quảng bá thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong thời kỳ kinh tế toàn cầu, để các mặt hàng truyền thống ngày càng vươn xa hơn, thuơng hiệu tập thể quan trọng hơn bao giờ hết. Nhóm chuyên gia tư vấn nước ngoài đã phải làm việc với khoảng 400 doanh nghiệp gốm ở Bát Tràng để tìm ra những nét đặc trưng của sản phẩm dịch vụ. Đó là bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của những người thợ lành nghề, nước men đặc sắc và đặc biệt là mô hình kinh doanh theo kiểu cộng tác liên kết. Sau đó các chuyên gia tiến hành thiết kế thương hiệu cho toàn bộ các doanh nghiệp địa phương. Đồng thời, lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gốm sứ Bát Tràng nhằm giới thiệu thương hiệu và các sản phẩm Bát Tràng, cũng như cung cấp các dịch vụ có chất lượng tới khách hàng hiện tại và tiềm năng. Một phòng trưng bày sản phẩm quy mô lớn và trang Web: www.battrang-ceramics.org đã ra đời. Các chuyên gia cũng như tiến hành làm việc với gần 30 đơn vị kinh doanh, đào tạo họ sử dụng thương hiệu này. Ông Len Cordiner cố vấn cao cấp “Chương trình phát triển kinh tế tư nhân” đơn vị tài trợ cho dự án cho hay các doanh nghiệp sẽ tham gia một số triển lãm trưng bày có quy mô quốc tế. Đưa các sản phẩm mang thương hiệu Bát Tràng tới những cửa hàng bán lẻ cao cấp. Ông hy vọng có thể nhân rộng mô hình này ở các làng nghề Việt Nam. Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua Sau nhiều cố gắng và lỗ lực thì Việt Nam cũng đã có nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp, các làng nghề có thương hiệu nổi tiếng thế giới. Tiêu biểu như gốm sứ Bát Tràng, đèn lồng Hội An, lụa Vạn Phúc…Đây có thể nói là tín hiệu khả quan cho những lỗ lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Nhưng nhìn chung việc xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ còn nhiều bất cập : Tồn tại từ phía nhà nước. Trước hết là vấn đề thủ tục đăng ký thương hiệu : đây là vấn đề tốn nhiều thời gian, thủ tục không đáng có. Một nhãn hiệu từ khi nộp hồ sơ đến khi có sự phản hồi của Cục sở hữu trí tuệ phải mất 5-6 tháng, và cũng phải mất bằng đó thời gian để được công nhận nhãn hiệu độc quyền. Thứ hai là quy định cho quảng cáo tiếp thị của Nhà nước còn quá thấp : Trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp đều cho rằng nhu cầu quảng cáo tiếp thị vào khoảng 10% doanh thu nhưng hiện nay Bộ tài chính chính chỉ cho phép 5-7% doanh thu. Đây là mức khống chế quá thấp. Nó đã vô hình gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cạnh tranh trong quá trình quảng cáo đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ ba là việc sử lý không nhiêm các trường hợp đánh cắp thương hiệu, khó khăn của chất lượng dịch vụ xây dựng thương hiệu : Tình trạng các cơ quan chức năng chưa bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp một cách hiêu quả cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp nản lòng. Thương hiệu là một vấn đề mới được quan tâm lên các dịch vụ liên quan đên thương hiệu ở Việt Nam còn ít và chất lượng còn yếu. Chính vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn chưa tin tưởng sử dụng các chuyên đề quảng cáo xây dựng thương hiệu . Thứ tư là sự đối sử không công bằng giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân : Các doanh nghiệp tư nhân thường là những doanh nghiệp có số vốn nhỏ cho nên có nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu cũng không đủ khả năng tài chính quảng cáo trên tivi, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng như các công ty nước ngoài. Song Nhà nước vẫn chưa có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp thực hiện quảng cáo tiếp thị và đăng ký thương hiệu. Vì vậy Nhà nước nên giúp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quảng bá thương hiệu ở nước ngoài và coi chi phí cho tiếp thị là đầu tư cho một tài sản vô hình, một loại tài sản rất lớn và quyết định trong cạnh tranh hiện nay. Nhà nước cũng nên coi thương hiệu của doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành thương hiệu chung của Việt Nam, là tài sản quốc gia để sớm ban hành các chính sách mới về thương hiệu sao cho phù hợp với tình hình mới đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực và hiệu quả trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Tồn tại từ phía doanh nghiệp Chưa nhận thức rõ vai trò của thương hiệu : Đây là nhận thức chung của các doanh nghiệp Việt Nam chứ không chỉ có riêng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Chưa hiểu đầy đủ về xây dựng chiến lược thương hiệu: xây dựng thương hiệu hàng hoá là một vấn đề mới đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trong bất cứ lĩnh vực nào, để đạt được mục tiêu phát triển thì các doanh nghiệp đều cần phải có một chiến lược dài hạn. Chiến lược thương hiệu là sự tiếp cận dài hạn đối với sự phát triển của thương hiệu, có thể không thành công trong một thời kỳ nào đó và cần phải có sự hỗ trợ của các sách lược kịp thời. Nhưng phần đông những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay vẫn chưa chú trọng đến thương hiệu của doanh nghiệp mình, kinh doanh vẫn mang tính “ăn xổi”, chỉ chú trọng đến kết quả trước mắt mà chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài. Ngoài ra một số doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc đăng ký pháp lý, chứ chưa chú trọng đến việc phát triển thương hiệu để sử dụng, coi thương hiệu là tài sản là công cụ cạnh tranh đắc lực cho doanh nghiệp mình. Như vậy các doanh nghiệp vẫn chưa thấy hết được vai trò và giá trị vô hình của thương hiệu đối với mình. Xây dựng thương hiệu là khó, xây dựng thương hiệu cho hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế còn khó khăn hơn nhiều bởi nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là khác nhau. Ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về nguồn gốc, chất liệu....Rất ít các doanh nghiệp có chiến lược phát triển thương hiệu dài hạn, vì đa số là các doanh nghiệp nhỏ nguồn tài chính ít nên khó cạnh tranh được các đối thủ cạnh tranh đến từ các công ty nước ngoài có kinh kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ đã nhận thức được rằng cần phải có một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu thì thiếu tính chuyên nghiệp là một điểm yếu lớn nhất, từ việc thiết kế bao bì cho sản phẩm tới việc dàn dựng các chương trình quảng cáo, tiếp thị và quảng bá thương hiệu, điều này có thể đánh giá được qua hiệu quả quảng cáo của các sản phẩm do công ty quảng cáo nước ngoài thực hiện với chương trình quảng cáo của một công ty Việt Nam. Chưa chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực-nâng cao ý thức và cam kết của tất cả các thành viên trong công ty về việc xây dựng thương hiệu : Xây dựng thương hiệu không chỉ là công việc riêng của bộ phận chuyên trách về thương hiệu, một thương hiệu có uy tín chỉ có thể hình thành trên nền móng là sản phẩm có chất lượng tốt. Một sản phẩm có chất lượng tốt khi nó là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng giữa những người quản lý giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề, những người bán hàng có kiến thức, kinh nghiệm và ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty và cuộc sống của họ. Đa số các làng nghề hiện nay không có ý thức trong việc xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và hầu như trong nhận thức của họ không có những khái niệm đó. Trong các doanh nghiệp thì bộ phận sản xuất kinh doanh được coi trọng và đâu tư nhiều hơn hơn bộ phận xây dựng và quảng bá thương hiệu. Đó chính là tồn tại lớn mà chúng ta cần khắc phục. Chưa chú trọng công tác thị trường : Nắm bắt thông tin thị trường về các chính sách, cơ cấu dân số, các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để làm cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất và xúc tiến thương mại sẽ quyết định một nửa thành công. Tuy nhiên công tác thị trường là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, không nắm bắt được thị trường cũng đồng nghĩa với việc hàng hoá của công ty sẽ rất khó được thị trường chấp nhận. Việc này xuất phát từ hai nguyên nhân, thứ nhất là cản trở về mặt tài chính, thứ hai là các công ty chưa dám mạnh dạn đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, chủ động tìm đầu ra mà chỉ chấp nhận gia công, làm theo đơn đặt hàng cho các công ty nước ngoài hay xuất khẩu phụ thuộc qua các doanh nhân nước ngoài trung gian. Hiện nay có rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chỉ làm theo đơn đặt hàng của đối tác, sau đó các công ty nước ngoài dán nhãn mác của họ vào làm giá trị sản phẩm tăng gấp nhiều lần. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khách quan đến từ hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là mặt hàng nhạy cảm khó xây dựng thương hiệu hơn những mặt hàng khác, vì nó mang nét truyền thống của các vùng miền. Mà mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng ở đó giá trị nghệ thuật, sự sáng tạo được coi trọng do đó rất khó cho việc đăng ký xây dựng thương hiệu. Đại đa số các doanh nghiệp, các làng nghề của Việt nam chưa có sự liên kết trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Có khi một sản phẩm cùng có xuất xứ từ một vùng có các tên gọi rất khác nhau. CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Định hướng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập trong thời gian tới Định hướng và mục tiêu phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam Là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, hàng thủ công mỹ nghệ được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo. Hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong sản phẩm khoảng 3-5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ là rất cao thường chiếm từ 95-97%. Có thể có một so sánh rằng nếu cứ tăng xuất khẩu 1 triệu đô hàng thủ công mỹ nghệ thì bằng 4,7 triệu đô hàng dệt may. Do các nghành này tuy có giá trị xuất khẩu cao nhưng chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu, do đó giá trị thực chỉ chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu. Trong khi đó một số mặt hàng như điện tử, linh kiện máy tính còn có giá trị thực thu còn thấp hơn chỉ khoảng 5- 10 %. Điều này còn chưa kể chi phí đầu tư, trang bị máy móc cho nghành này thấp chỉ chủ yếu làm bằng tay. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo việc làm cho lao động cả nước. Theo thông kê, cho đến nay cả nước có khoảng 2017 làng nghề và nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, các doanh nghiệp......thu hút hàng triệu lao động, kể cả lao động nhàn rỗi. Trong một ý nghĩa khác, việc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống với nhiều thợ giỏi, có tay nghề cao là cách duy trì các di sản văn hóa dân tộc từ đời này sang đời khác. Theo cơ quan Hợp tác quốc tế JICA (Nhật Bản), nghành thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã tạo việc làm cho hơn 1,35 triệu người : trong đó 342 nghìn người tre đan trúc và song mây, 233 nghìn làm dệt thảm, chiếu đan lát, 129 nghìn thợ dệt thêu, với 60% số lao động là nữ. Thu nhập bình quân theo JICA là 366.000 VND/ người/ tháng. Thời kỳ hoàng kim của hàng thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975-1986. Tỉ trọng kim nghạch xuất khẩu đạt 40%, cao điểm đạt 53,4% năm 1975. Giai đoạn trước 1990 chủ yếu là các nước Đông Âu và Liên Xô theo thỏa thuận song phương. Sau 1990 thị trường này suy giảm bởi những biến động về chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD). Từ sau năm 2000 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật, Nga và nhiều nước ASEAN, do những nỗ lực tìm kiếm thị trường. Trong đó EU chiếm 50% giá trị xuất khẩu, Nhật Bản xem như thị trường chính ở châu Á với 5% tỉ trọng. Mỹ là thị trường đầy triển vọng. Số nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta từ 50 năm 1996 tăng lên 133 năm 2005, hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta đã có hầu hết ở các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê mới đây, giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chính yếu qua các năm từ 2000 đến 2006 như sau : Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị 235 235 331 367 450 560 630,4 Đơn vị: triệu USD Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 17,87%. Với thị trường EU mặt hàng xuất khẩu chính là gỗ, trong đó Đức, Pháp, Hà Lan đã chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu. Tỉ lệ tăng trưởng trong tổng kim nghạch xuất nhập khẩu là 21,28% nhưng giá trị kim nghạch xuất khẩu đạt 2,8%. Tại thị trường Nhật Bản rất ưa thích các mặt hàng đồ gỗ, hiện nay có rất nhiều công ty đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, thị trường Nam Phi cũng tăng trưởng và phát triển mạnh, đã có rất nhiều công ty của Việt Nam tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường này. Theo TS. Nguyễn Văn Sánh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL thì : “ Người Việt vốn có tập quán sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ từ lâu đời. Do đó khi thu nhập cao, hành vi tiêu dùng sẽ theo hướng sử dụng những hàng hóa có nguồn gốc thiên nhiên và các nghề truyền thống ”. Tuy nhiên, mặc dù đã đóng góp lớn vào kim nghạch xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cũng như nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác, nghành thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống vẫn gặp những khó khăn nhất định. Trước tiên là những cản trở hiện tại trên thị trường : như chi phí cho giao nhận hàng hóa khá cao (30 USD/m3), mẫu mã đơn điệu, sản phẩm không đồng nhất, chi phí cao dẫn đến khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu sang EU và Mỹ kém. Một khó khăn nữa là áp lực cạnh tranh với các hàng hóa của Trung Quốc, Thái Lan và các nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã, chưa kể đến áp lực từ hàng nhái, hàng giả....Thị trường nội địa có sức mua yếu, trong khi kinh nghiệm thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Mặt khác nghành hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống của Việt Nam còn thiếu tính liên kết giữa khoa học và mỹ thuật học trong việc chế tạo, sản xuất sản phẩm. Đây một trong những nghành hàng được coi là mũi nhọn được Chính phủ đề ra tập trung phát triển xuất khẩu đến năm 2010 đạt kim nghạch 1,5 tỉ USD. Định hướng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải chủ động trong đầu tư, mở rộng sản xuất, mở rộng sản x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33372.doc
Tài liệu liên quan