Chuyên đề Xây dựng tiết dạy tích hợp liên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Bước 1. Xác định mục tiêu, chuẩn bị bài dạy:

1/ Tổ chuyên môn chọn một bài dạy cụ thể để dạy minh họa và đi đến thống nhất chọn bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người (Sinh 9), phân công người dạy là Gv phụ trách k9.

- Khi được phân công thực hiện, GV phụ trách tiến hành soạn bài tích hợp liên môn theo các bước (mục 4. II). Sau đó gửi bài soạn lên mail tổ cho tất cả GV tham khảo và chuẩn bị cho việc thảo luận sau đó.

2/ Trong họp tổ, GV trong tổ tiến hành thảo luận chi tiết các nội dung dựa trên giáo án mà GV đã gửi. Cụ thể:

 - Về cách vào bài: khá đơn điệu, chưa tạo được tâm thế cho HS. Có thể giới thiệu bằng cách khác. VD: có thể vào bài bằng cách đặt câu hỏi: Bệnh thông thường và bệnh tật di truyền có đặc điểm gì khác nhau không?

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Xây dựng tiết dạy tích hợp liên môn theo hướng nghiên cứu bài học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG TIẾT DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC I.Thực trạng dạy học tích hợp liên môn: Những năm qua, Sở giáo dục và đào tạo đã triển khai việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn. Tất cả GV đều tham gia qua nhiều hình thức như tập huấn chuyên môn trên Trường học kết nối, sinh hoạt cụm, hội giảng cũng như qua các cuộc thi do ngành tổ chức. Và hơn nữa là tất cả GV cũng đã thực hiện chỉ đạo của SGD, PGD lập phân phối chương trình cũng như soạn giảng thể hiện việc dạy học tích hợp liên môn trong giáo án. Tuy nhiên, thực tế việc dạy học KTLM hiện nay vẫn còn những vướng mắc, khó khăn nhất định: - Một số GV còn ngại dạy học tích hợp do phải tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. - Một số GV còn “tham kiến thức” nên tích hợp tràn lan, mục tiêu bài học không được tập trung. - Đa số học sinh vẫn thụ động, chưa linh hoạt trong vận dụng kiến thức giữa các môn học với nhau trong quá trình học tập. - Việc dạy - học tích hợp liên môn đòi hỏi phải sử dụng một số KTDH nhưng một số GV và HS hiện nay còn nhiều lúng túng do chưa nắm rõ cách thực hiện các KTDH tích cực... II. Sơ lược về dạy học tích hợp liên môn: 1. Khái niệm: Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học; còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. 2. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn: - Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học, những năng lực rõ ràng. - Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính được những điều cần thiết cho học sinh. - Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống. - Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học. 3.Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:   - Lấy người học làm trung tâm. - Định hướng, phân hóa năng lực người học. - Dạy và học các năng lực thực tiễn. Như vậy: Dạy học tích hợp liên môn giúp  học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin. 4. Các bước soạn giảng bài dạy tích hợp liên môn: a. Lên kế hoạch, chọn bài giảng phù hợp: Mỗi giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp liên môn, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình để xác định được các nội dung, bài dạy tích hợp liên môn. b. Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dụng dạy học: - Tiến hành soạn giáo án, lồng ghép vào các tiết học cụ thể. Xác định trọng tâm và xác định nội dung tích hợp sao cho vừa đảm bảo trọng tâm bài học vừa tự nhiên gần gũi. - Chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết như: Tranh ảnh, bảng phụ - Các tư liệu có liên quan đến bài dạy. c. Kết hợp với các giáo viên bộ môn có liên quan:      Tự tìm kiếm tư liệu trong sách vở, trên mạng hoặc kết hợp với đồng nghiệp d. Tiến hành lồng ghép, phù hợp, hiệu quả: - Giáo viên chọn nội dung tích hợp phù hợp với tiết dạy. Tích hợp với thời lượng, dung lượng phù hợp, không tham lam, làm mờ nhạt trọng tâm. - Tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp trong các bước lên lớp, phù hợp với tiến trình bài giảng. -   Nội dung tích hợp phải ngắn gọn, súc tích làm cho bài học sinh động và làm III. Xây dựng giáo án tích hợp liên môn theo hướng nghiên cứu bài học: Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học có 4 bước: Bước 1: Họp tổ chuyên môn: Xác định mục tiêu, chuẩn bị bài dạy. Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ: Bước 3: Họp tổ chuyên môn: Suy ngẫm, thảo luận, tìm giải pháp khắc phục: Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày Để xây dựng giáo án tích hợp liên môn thì tổ đã tiến hành xây dựng giáo án theo theo quy trình của bước 1 như sau: Bước 1. Xác định mục tiêu, chuẩn bị bài dạy: 1/ Tổ chuyên môn chọn một bài dạy cụ thể để dạy minh họa và đi đến thống nhất chọn bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người (Sinh 9), phân công người dạy là Gv phụ trách k9. - Khi được phân công thực hiện, GV phụ trách tiến hành soạn bài tích hợp liên môn theo các bước (mục 4. II). Sau đó gửi bài soạn lên mail tổ cho tất cả GV tham khảo và chuẩn bị cho việc thảo luận sau đó. 2/ Trong họp tổ, GV trong tổ tiến hành thảo luận chi tiết các nội dung dựa trên giáo án mà GV đã gửi. Cụ thể: - Về cách vào bài: khá đơn điệu, chưa tạo được tâm thế cho HS. Có thể giới thiệu bằng cách khác. VD: có thể vào bài bằng cách đặt câu hỏi: Bệnh thông thường và bệnh tật di truyền có đặc điểm gì khác nhau không? HS cho ý kiến. Sau đó GV kết luận và giới thiệu bài mới: bệnh thông thường là do rối loạn sinh lí trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Còn bệnh di truyền là do rối loạn trong quá trình sinh lí bẩm sinh, khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu 1 vài bệnh tật di truyền. - Về nội dung tích hợp ở các môn: + Thống nhất các kiến thức tích hợp ở các bộ môn. Tuy nhiên, GV cần ghi rõ tên bài của các môn được tích hợp cho cụ thể (VD: Môn vật lí với phần kiến thức được tích hợp nằm ở bài nào, khối mấy? Môn Hóa bài nào, khối mấy). + Phần I: Nội dung tích hợp nên để sang phần II (nguyên nhân và các giải pháp hạn chế..), vì nếu tích hợp sẽ bị trùng ở 2 phần. - Về phần mục tiêu bài học: Nên đưa mục tiêu tích hợp vào mục tiêu bài học. - Về phương pháp dạy học: Trong giáo án cần thể hiện phương pháp dạy học cụ thể. - Về KTDH tích cực được sử dụng vào từng phần của bài: Trong giáo án chưa thể hiện. Tổ đi đến thống nhất sử dụng các KTDH vào từng phần như sau: + Phần I: Một vài bệnh và tật di truyền ở người: sử dụng KT chia nhóm và KT công đoạn: * KT chia nhóm: GV cho HS điểm danh từ 1 đến 4, những em nào giống số với nhau sẽ cùng một nhóm. Như vậy được 4 nhóm theo số thứ tự 1,2,3,4. * KT công đoạn: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm là một nhiệm vụ thông qua phiếu học tập. Sau khi hoàn thành các nhóm trao đổi phiếu chéo nhau (1-2, 2-3, 3-4, 4-1...) cho đến khi thống kết quả chung nhất. Phiếu học tập: Tìm hiểu về bệnh di truyền Tên nhóm/ bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài N1/. Bệnh Đao N2/. Bệnh Tơcnơ N3/. Bệnh bạch tạng N4/. Bệnh câm điếc bẩm sinh + Phần II: Các biện pháp hạn chế phát sinh tật bệnh di truyền: Vì phần này có cho HS xem phim tư liệu và có sử dụng phiếu học tập, nên có thể sử dụng KT: Phân tích phim video. GV đặt câu hỏi thảo luận trước khi cho HS xem tư liệu, sau đó trả lời câu hỏi thảo luận theo nội dung phim đã xem. Câu hỏi vừa cho HS phân tích đoạn phim vừa xem vừa gợi ý tích hợp. (Có thể đặt câu hỏi như sau: Dựa vào kiến thức đã học ở các môn, Lí, hóa, .... kết hợp với đoạn tư liệu, các nhóm hãy hoàn thành phiếu học tập sau đây). + Về phương tiện, thiết bị dạy học: Tổ thống nhất với các PT, TB đã trình bày ở giáo án. + Về sắp xếp phòng học, chỗ ngồi của HS, GV: Có thể dạy ở phòng thực hành Sinh, sắp xếp HS ngồi theo tổ như bình thường, khi nào thảo luận thì tách về nhóm. GV khi dự giờ có thể ngồi ở vị trí phía trên để quan sát HS. 3/ Sau thảo luận, tổ đi đến thống nhất, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ: - T. Thành: hoàn chỉnh giáo án theo góp ý của tổ và dạy minh họa vào ngày - C. Khỏa, C. Điệp: hỗ trợ soạn phần trình chiếu. - C. Phượng: hỗ trợ làm các phiếu học tập. - T. Tích hỗ trợ gắn máy chiếu, sắp xếp bàn ghế. Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ: - Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một giáo viên sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu bài giảng minh họa ở một lớp học cụ thể, tất cả giáo viên trong tổ tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. - Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ: + Giáo viên ngồi dự giờ đối diện với học sinh ngồi học hoặc ngồi hai bên phòng học sao cho quan sát được tất cả các học sinh thuận tiện nhất.   + Phương tiện: Giáo viên dự giờ ghi lại diễn biến các hoạt động học tập của học sinh bằng hình thức ghi chép hoặc quay camera, chụp ảnh. Bước 3: Họp tổ: Suy ngẫm, thảo luận, tìm giải pháp khắc phục: - Giáo viên dạy tự nhận xét về hiệu quả giảng dạy của mình: Ý tưởng đã thực hiện được, chưa thực hiện được so với giáo án đề ra, những tình huống nảy sinh ngoài giáo án. - Toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật, hạn chế chính, hiệu quả bài giảng đối với học sinh, tập trung phân tích hoạt động học tập của học sinh, không đi sâu phân tích về giáo viên dạy và không xếp loại giờ dạy. - Gợi ý thảo luận về bài dạy minh họa: Trong tiết học hoạt động nào hiệu quả, chưa hiệu quả; học sinh nào hứng thú, học sinh nào không hứng thú; học sinh nào khó khăn trong học tập, mức độ học sinh lĩnh hội kiến thức ra sao, tìm ra các nguyên nhân, từ đó phân tích về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy đưa ra đã phù hợp chưa, ưu điểm, hạn chế gì, đề xuất cách khắc phục.     Bước 4: Áp dụng: Trên cơ sở bài dạy minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ, sau khi thảo luận về tiết dạy, tất cả GV cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực hiện NCBH này nữa không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp khác cho hoàn thiện hơn. IV. Ý nghĩa của việc xây dựng tiết dạy tích hợp liên môn theo hướng NCBH: - Việc dạy học tích hợp liên môn cùng với việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đã xây dựng được tiến trình sư phạm hiệu quả nhằm đưa người học vào hoạt động tìm tòi khám phá. Có thể thấy tích hợp liên môn có thể dẫn đến việc thay đổi tổ chức sinh hoạt chuyên môn. Từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ học. - Dạy học tích hợp liên môn theo hướng NCBH góp phần tích cực trong việc làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp được nhiều phương pháp đặc trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác; vận dụng có hiệu quả hơn các kĩ thuật dạy học tích cực. - Học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng kiến thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào quá trình tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ với thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh, học sinh có phương pháp học tập tốt phù hợp với yêu cầu hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen de Sinh 9_12432291.doc
Tài liệu liên quan