Chuyên đề Xây dựng ứng dụng quản lý bán hàng cho công ty TNHH C&T

MỤC LỤC

 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 5

I.1 PHÁT BIỂU ĐỀ TÀI 5

I.1.1 . Lý do lựa chọn đề tài 5

I.1.2 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5

I.1.3 . Ý Nghĩa của đề tài nghiên cứu 7

I.2 . KHẢO SÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 7

I.2.1 . Cơ sở thực tập 7

I.2.2 Các hoạt động kinh doanh chính của cơ sở thực tập 9

CHƯƠNG II : KHẢO SÁT HỆ THỐNG 11

II.1 KHẢO SÁT QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ 11

II.2 MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ VÀ MỐT SỐ MẪU BIỂU, HOÁ ĐƠN, BÁO CÁO THỰC HIỆN 13

II.2.1 . Mô tả hoạt động nghiệp vụ 13

II.2.2 . Một số mẫu biểu và hóa đơn 15

II.3 LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT 19

II.3.1. Lựa chọn ngôn ngữ 19

II.3.2 Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Visual Basic 20

II.3.3 Giới thiệu hệ quản trị CSDL Microsoft Access 24

II.3.4 Giới thiệu công cụ lập báo cáo Crystal Reports 26

CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 31

III. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ XỬ LÝ. 31

III.1 XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (BPC) 31

III.1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) 33

III.1.2 Mô tả các chức năng 34

III.2 XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (BLD) 36

* Các thành phần của BLD: 37

* Kỹ thuật phân rã biểu đồ BLD :: 39

III.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) mức ngữ cảnh (mức 0) 40

III.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) mức đỉnh (mức 1) 41

III.2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh (mức 2) 42

III.2.3.1 Biều đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh của chức năng 1 “Bán Hàng” : 42

III.2.3.2 Biều đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh của chức năng 2 “Thanh Toán” : 43

III.2.3.3 Biều đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh của chức năng 2 “Thống Kê” : 44

III.3 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ THỰC THỂ LIÊN KẾT (ER) 45

Trình tự để xây dựng mô hình thực thể liên kết gồm 3 bước : 46

III.3.1 Xác định các thực thể của hệ thống “Quản Lý Bán Hàng” 46

III.3.2 : Xác định các mối liên kết giữa các kiểu thực thể cho hệ thống “Quản Lý Bán Hàng” 47

III.3.3 : Xác định thuộc tính cho các kiểu thực thể trong hệ thống “Quản Lý Bán Hàng” 49

CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 50

IV.1 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 50

IV.1.1 Bảng KHÁCH HÀNG (KHACHHANG) 50

IV.1.2 Bảng NHÂN VIÊN (NHANVIEN) 50

IV.1.3 Bảng BẢNG GIÁ (BANGGIA) 51

IV.1.4 Bảng NHÓM HÀNG(NHOMHANG) 52

IV.1.5 Bảng HÀNG HÓA(HANGHOA) 53

IV.1.6 Bảng HÓA ĐƠN BÁN HÀNG(HOADONBANHANG) 54

IV.1.7 Bảng HÓA ĐƠN CHI TIẾT(HOADONCHITIET) 56

IV.1.8 Bảng PHIẾU THU(PHIEUTHU) 58

IV.1.9 Bảng PHIẾU THU CHI TIẾT(PHIEUTHUCHITIET) 59

IV.1.10 Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu 60

IV.2 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 61

Thiết kế tổng thể : 61

Thiết kế các File dữ liệu : 61

Thiết kế giao diện : 62

Thiết kế về chương trình : 63

IV.3 MỘT SỐ FORM MẪU BIỂU 64

IV.3.1 Mẫu Form thông tin về khách hàng 64

IV.3.2 Mẫu Form thông tin về hàng hóa 64

IV.3.3 Mẫu Form thông tin về hóa đơn bán hàng 65

IV.3.4 Mẫu Form thông tin về phiếu thu 65

IV.3.5 Mẫu Form thông tin về cập nhật hóa đơn bán hàng 66

IV.3.6 Mẫu Form thông tin về cập nhật thông tin hàng hóa 66

IV.4 HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 67

Cài đặt chương trình : 67

Hướng dẫn sử dụng chương trình : 67

IV.4 CODE MỘT SỐ CHỨC NĂNG CHÍNH 67

Module kết nối cơ sở dữ liệu (Open_mdb.bas): 67

Form DANH MỤC HÀNG HÓA (frmDanhmuchanghoa.frm): 68

KẾT LUẬN 72

I. Ưu điểm của hệ thống 72

II. Những tồn tại của hệ thống 72

III. Hướng phát triển của đề tài trong tương lai 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng ứng dụng quản lý bán hàng cho công ty TNHH C&T, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Form đã tuỳ biến trước đó, nên Visual Basic tổ chức các ứng dụng thành các Project. MỗI Project có thể có nhiều Form sẽ được lưu trữ chung vớI Form đó trong các tập tin riêng biệt. Mã lập trình chung mà tất cả các Form trong ứng dụng chia sẻ có thể được phân thành các Module khác nhau và cũng được lưu trữ tách biệt, gọI là các Module mã Project Explorer nếu tất cả các biểu mẫu tuỳ biến được và các Module chung, tạo nên ứng dụng của ta. II.3.3 Giới thiệu hệ quản trị CSDL Microsoft Access Access là gì? Access là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ( CSDL ). Cũng giống như các hệ CSDL khác, Access lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu, biểu diễn thông tin và tự động làm nhiều nhiệm vụ khác. Việc sử dụng Access, chúng ta có thể phát triển cho các ứng dụng một cách nhanh chóng. Access cũng là một ứng dụng mạnh trong môi trường Windows. Ngày từ đầu Access cũng là một sản phẩm của CSDL trong Microsoft Windows. Bởi vì cả Window và Access đều xuất phát từ Microsoft nên cả hai sản phẩm này làm việc rất tốt cùng nhau, Access chạy trên nền Windows cũng thể hiện được trong Access. Bạn có thể cắt, dán dữ liệu từ bất cứ ứng dụng nào trong môi trường Windows nào cho Access và ngược lại. Bạn có thể liên kết các đốI tượng nào đó ví dụ như: OLE trong Excel, Paintbrush và Word for Windows vào môi trường Access. Dù sao Access là một hệ quản trị dữ liệu rất tốt trong cơ sở dữ liệu, đồng thời nó có thể giúp chúng ta truy nhập tới tất cả các dạng dữ liệu. Nó có thể làm việc vớI nhiều hơn một mảng (Table) tại cùng một thời điểm để giảm bớt sự rắc rối của dữ liệu và làm cho công việc dễ dàng thực hiện hơn. Chúng có thể liên kết một bảng trong Paradox và một bảng trong dbase, có thể lấy kết quả của việc liên kết đó và kết nốI dữ liệu này vớI những bảng làm việc trong Excel một cách nhanh chóng và dễ dàng. Access cung cấp những công cụ gì? Access cung cấp những thông tin quản lý CSDL quan hệ thực sự, hoàn thiện vớI những định nghĩa khoá (Primary key) và khoá ngoại (Foreign key), các loại luật quan hệ (một - một, một-nhiều), các mức kiểm tra mức toàn vẹn của dữ liệu cũng như định dạng và những định nghĩa mặc định cho môi trường (Filed) trong một bảng. Bằng việc thực hiện sự toàn vẹn dữ liệu ở mức database engine, Access ngăn chặn được sự cập nhật và xoá thông tin không phù hợp. Access cung cấp tất cả các kiểu dữ liệu cần thiết cho trường, bao gồm văn bản (text), kiểu số (number), kiểu tiền tệ (currency), kiểu ngày/tháng (data/time), kiểu meno, kiểu có/không (yes/no) và các đốI tượng OLE.Nó cũng hỗ trợ cho các giá trị rỗng ( Null) khi các giá trị này bị bỏ qua. Việc xử lý quan hệ trong Access đáp ứng được những đòi hỏi với kiến trúc mềm dẻo của nó. Nó có thể sử dụng như một hệ quản lý CSDL độc lập, hoặc theo mô hình Client/ Server. Thông qua ODBC (Open Database Connectivity), chúng ta có thể kết nối với nhiều dạng dữ liệu bên ngoài, ví dụ như: Oracle, Sybase, thậm chí với cả những CSDL trên máy tính lớn như DB/2. Với Access chúng ta cũng có thể phân quyền cho ngườI sử dụng và cho các nhóm trong việc xem và thay đổi rất nhiều các kiểu đốI tượng dữ liệu. Tóm lại: Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tương tác vớI ngườI sử dụng chạy trên môi trường Windows, nó tăng thêm sức mạnh trong công tác tổ chức, tìm kiếm và tổ chức thông tin. Các quy tắc kiểm tra dữ liệu, giá trị mặc định, khuôn nhập dữ liệu của Microsoft Access hoàn toàn đáp ứng yêu cầu. Khả năng kết nối và công cụ truy vấn mạnh của nó giúp ta tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Nó cho phép ta thiết kế được các biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng các yêu cầu đề ra. Đối với những yêu cầu quản lý dữ liệu ở mức độ chuyên môn cao. II.3.4 Giới thiệu công cụ lập báo cáo Crystal Reports Crystal Reports là một trong những phần mềm hàng đầu để tạo ra các report tương tác, nó được tích hợp rộng rãi vào ứng dụng Windows và Web. Với hơn 4 triệu licenses được bán, nó dẫn đầu trong các cách tạo ra Report cho Windows. Crystal Report đã được sử dụng trong VS từ 1993 nhưng với sự ra mắt của VS. Net 2002 thì phiên bản mới Crystal Reports .NET ra đời và được tích hợp vào VS. Net. Từ VS.Net 2003 trở đi thì Crystal Report đã được tích hợp vào trong VS. Net và là Crystal Report Net tuy nhiên phần tích hợp có 1 số tính năng bị cắt giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều lắm đến những nhu cầu bình thường. Một số khái niệm nền tảng về Crystal Report. Report Section Một Crystal Report thì bao gồm nhiều section khác nhau. Mỗi section là tập hợp các thuộc tính được thể hiện như các hành vi. Ví dụ: page header sẽ xuất hiện ở trên đầu của mỗi trang. Để xem thuộc tính của một section ta chọn Report--> Section Expert. Bạn có thể chọn Suppress nếu ko muốn một section nào đó xuất hiện. Các section chuẩn Report Header : Xuất hiện trên cùng của trang đầu tiên của report và thường được bị ẩn đi. Nó có thể được dùng để chỉ ra điểm bắt đầu của 1 report mới hay dùng để bao bọc. Report Footer : Xuất hiện ở cuối của trang cuối cùng của report, mặc định được hiển thị, có thể dùng để tóm tắt cho report (Số record, ngày...) Page Header : Xuất hiện trên cùng của mỗi trang và dùng để hiển thị column header, tựa của report, và đếm số trang, giữa những item khác. Page Footer : Xuất hiện ở cuối mỗi trang và dùng để hiển thị số trang, ngày in, thời gian ... Group Header : Xuất hiện ở đầu mỗi nhóm và dùng để hiển thị tên nhóm. Group Footer : Xuất hiện ở cuối của 1 nhóm record và dùng để hiển thị tên nhóm, subtotal và tóm tắt Details Section : Có một cho mỗi record trong report của bạn. Chúng thường được dùng để hiển thị thông tin về column và có thể mở rộng để bao đóng một số section của field để tạo form. Field Objects: Chứa đựng đa số nội dung của report. Từ những field hiển thị reocord, đến text object mô tả mỗi column hay summary field cung cấp tổng số, bất kỳ report nào đều là một tập hợp của Field object Có 8 kiểu khác nhau của field objects được add vào report. Database Fields Database field có thể được chèn vào từ bất kỳ bảng nào và nó sẽ xuất hiện trong report. Field này chính là nơi mà dữ liệu sẽ hiển thị Text Objects Được sử dụng để nhập text như column heading và comments. Khi bạn đã nhập xong thì bạn click vào bất kỳ nơi nào bên ngoài để thoát khỏi edit mode. Special Fields Là những field được xác định trước với những chức năng xác định. Print Date Ngày tháng mà report được in Print Time Thời gian mà report được in Modification Date : Ngày tháng mà report được sửa lần cuối Modification Time : Thời gian mà report được sửa lần cuối Data Date : Date mà data được đọc từ database Data Time : Time mà data được đọc từ database Record Number : Số record tuần tự được gán vào cho tất cả record trả về cho report Page Number : Số trang Group Number : Số tuần từ đuóc gán vào tất cả các nhóm Total Page Count : Tổng số trang Report Title : Tựa của Report, được save lại trong phần tóm tắt của file report Report Comments : Comment được nhập vào thông tin summary Record Selection Formula : Record Selection Formula được dùng cho report Group Selection Formula : The group selection formula được dùng cho report File Path and Name : của report file File Author : Tác giả của report từ report file’s Summary Information File Creation Date : The date the report file được tạo ra Page N of M : N là trang hiện tại và M là tổng số trang. Summary Fields Summary fields thường được dùng với nhóm trong report. Subtotal và summary fields thì tương tự nhau nhưng subtotal đặc trưng như là 1 phép cộng sum, ngược lại summary field có thể là sum, average hay độ lệch tiêu chuẩn Formula Fields Được bao bọc trong cặp ngoặc nhọn {} và đứng trước nó là ký tự @ {@SalesTax} + {@InvoiceTotal} Formula fields được tạo ra bằng cách sử dụng Formula editor tích hợp. Parameter Fields Được sử dụng để cho user nhập thông tin vào khi report run. Parameter có thể được sử dụng theo 1 số cách khác nhau, từ dạng đơn giản (như nhập tên của một user để hiển thị lên report ) đến chọn lựa record (lọc nội dung). Parameter field được thiết kế với 1 cặp ngoặc nhọn {} và đứng trược tên nó là ? If {?EnterCountry} = “USA” then “North America” Có 7 kiểu khác nhau : Boolean, Currency, Date, Date Time, Number, String, Time. SQL Expression Fields Để làm hầu hết mọi công việc trên Database server của bạn, ta dùng SQL Expression Fields thay vì Crystal Formulas. Việc sử dụng SQL Expression sẽ đảm bảo tính toán sẽ được thực hiện trên Server database của nó, và cho bạn truy cập các function của SQL. Unbound Fields Sử dụng field này , bạn sẽ tạo ra được một report chung và có thể lập trình thiét lập nội dung của nó lúc runtime. Có 7 kiểu khác nhau : Boolean, Currency, Date, Date Time, Number, String, Time. Cấu hình cần thiết để cài đặt hệ thống thông tin “Quản Lý Bán Hàng” sẽ được thiết kế : Máy tính điện tử đã được cài đặt Microsoft Windows NT Workstation 4.0 trở lên và cài đặt Microsoft Access 2003. Vi xử lý 486 DX trở lên Có ổ đĩa CD-ROM Ram 64Mb (đề nghị) Thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím. CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG * III. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ XỬ LÝ. Sự phân tích hệ thống về mặt xử lý nhằm mục đích lập một mô hình xử lý của hệ thống, để trả lời cầu hỏi “Hệ thống làm gì?”, tức là đi sâu vào bản chất, đi sâu vào chi tiết của hệ thống về mặt xử lý thông tin, và chỉ diễn ta ở mức độ logic, tức là trả lời câu hỏi “Làm gì?” mà gạt bỏ câu hỏi “Làm như thế nào?”, chỉ diễn tả mục đích, bản chất của quá trình xử lý mà bỏ qua các yếu tố về thực hiện, về cài đặt (là các yếu tố về vật lý). Giai đoạn này gọi là giai đoạn thiết kế logic, phải được thực hiện một cách hoàn chỉnh để chuẩn bị cho giai đoạn thiết kế vật lý. Đường lối thực hiện: đề tài này chọn hướng phân tích “Top-Down” là phân tích từ trên xuống, từ đại thể đến chi tiết. Cách làm: xây dựng hai loại biểu đồ là biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu. III.1 XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (BPC) Biểu đồ phân cấp chức năng BPC (Business Functional Diagram) diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng của hệ thống từ đại thể đến chi tiết. Mỗi chức năng có thể gồm nhiều chức năng con, và mỗi nút trong biểu đồ diễn tả một chức năng con. Quan hệ duy nhất giữa các chức năng được diễn tả bởi các cung nối liền các nút là quan hệ bao hàm. Như vậy BPC tạo thành một cấu trúc cây chức năng. Việc phân cấp sơ đồ chức năng kinh doanh cho phép phân tích viên hệ thống có thể đi từ tổng hợp đến cụ thể, từ tổng quát đến chi tiết. Trên cơ sở đó, phân tích viên hệ thống có thể tiến hành theo một trình tự khoa học, có sự phân công mỗi nhóm phụ trách phân tích một mức nào đó. Điều này tạo ra nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhóm và làm cho quy trình phân tích không trùng lặp và tránh nhầm lẫn. Xây dựng sơ đồ là quá trình phân rã, từ một chức năng lớn (ở cấp cao) được phân chia thành những phần thích hợp, nhỏ hơn (ở cấp thấp hơn) theo sơ đồ cấu trúc hình cây. Thành phần của biểu đồ gồm : + Các chức năng : được ký hiệu bằng hình chữ nhật có đặt tên (nhãn) Định nghĩa : Chức năng là công việc mà tổ chức cần làm và được phân theo nhiều mức từ tổng hợp đến chi tiết. Tên gọi : Động từ + Bổ ngữ (Động từ nên ở dạng thức mệnh lệnh). Chú ý : + Tên chức năng phải phản ánh được các chức năng của thế giới thực chứ không chỉ dùng cho hệ thông tin . + Tên của chức năng là một câu ngắn giải thích đủ nghĩa của chức năng , sử dụng thuật ngữ nghiệp vụ . + Kết nối : kết nối giữa các chức năng. Định nghĩa : Mỗi chức năng được phân rã thành các chức năng con, các chức năng con có quan hệ phân cấp với chức năng cha . Biểu diễn : hoặc * Mục đích của biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) là: - Xác định phạm vi mà hệ thống cần phân tích. - Tiếp cận logic tới hệ thống mà trong đó các chức năng được làm sáng tỏ để sử dụng cho các mô hình sau này. * Đặc điểm của biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) là: - Có tính chất “tĩnh”, bởi chúng chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy trình tự xử lý. Các chức năng không bị lặp lại và không dư thừa. - Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng, không có mô tả dữ liệu hoặc mô tả các thuộc tính. - Trong biểu đồ, các nút có nhãn là tên các chức năng. - Đơn giản, dễ thành lập (BPC được sử dụng trong giai đoạn đầu của thiết kế ). Nó trình bày hệ thống phải làm gì hơn là hệ thống làm như thế nào ? - Rất gần gũi với sơ đồ tổ chức nhưng không đồng nhất với sơ đồ tổ chức. III.1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) Qua khảo sát sơ bộ và xác định mục tiêu ở chương II : Khảo sát hệ thống , ta xây dựng được sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống “Quản lý bán hàng ” : Hình III.1.1.1 : biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống “Quản lý bán hàng”. III.1.2 Mô tả các chức năng Chức năng “Quản Lý Bán Hàng” là chức năng chính, trung nhất của hệ thống cần phân tích và xây dựng. Chức năng này được phân cấp thành 3 chức năng con nhỏ hơn là : Bán Hàng, Thanh Toán và Thống Kê. Chức năng “Bán Hàng” là chức năng được xây dựng để quản lý việc bán hàng cho đối tác của cơ sở kinh doanh. Chức năng này được phân rã thành các chức năng con nhỏ hơn gồm: + (1.1) Nhận đơn đặt hàng : Sau khi khách hàng tham khảo và có nhu cầu mua bán thiết bị, nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành việc tiếp nhận yêu cầu của khách . + (1.2) Lập hóa đơn bán hàng : Sau khi đối chiếu với bảng báo giá nếu khách yêu cầu mua thiết bị thì công ty sẽ đưa ra phiếu mua thiết bị cho khách và khách hàng sẽ ghi những thiết bị cần mua vào đó và gửi tới bộ phận bán hàng của công ty. + (1.3) Xuất bán hàng hóa : Nhân viên thực hiện các thủ tục xuất bán hàng hóa cho khách. Chức năng “Thanh toán” là chức năng được xây dựng để quản lý việc thanh toán các chi phi với đối tác của cơ sở kinh doanh. Chức năng này được phân rã thành các chức năng con nhỏ hơn gồm: + (2.1) Cân đối hóa đơn : Nhân viên thực hiện các thao tác nghiệp vụ để cân đối hóa đơn như cập nhật thông tin, tính toán chi phí ... + (2.2) Thống kê công nợ : Công ty sẽ kiểm soát công nợ của khách hàng và đưa ra yêu cầu việc thanh toán tới khách hàng kịp thời. + (2.3) Viết phiếu thu tiền : Công ty đưa ra giá của từng thiết bị mà khách đã mua và tổng số tiền mà khách phải trả. Sau khi khách hàng đã thanh toán tiền thì công ty sẽ đưa biên lai thanh toán tiền đó cho khách. + (2.4) Thanh toán : Khách hàng thực hiện chi trả bằng tiền mặt cho các hóa đơn mua hàng. Chức năng “Thống Kê” là chức năng được xây dựng để quản lý báo cáo doanh thu của cơ sở kinh doanh theo thời điểm. Chức năng này được phân rã thành các chức năng con nhỏ hơn gồm: + (3.1) Thống kê hàng hóa : Báo cáo số lượng, khả năng tiêu thụ của từng mặt hàng cụ thể. + (3.2) Thống kê doanh thu tháng : Báo cáo doanh thu và tiền thuế trên hóa đơnn bán hàng theo từng tháng. + (3.3) Thống kê doanh thu theo nhân viên : Báo cáo doanh thu bán hàng theo từng nhân viên trong tháng. III.2 XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (BLD) Biểu đồ luồng dữ liệu BLD (Data Flow Diagram = DFD) nhằm diễn tả (ở mức logic) tập hợp các chức năng của hệ thống trong các mối quan hệ trước sau trong tiến trình xử lý, trong việc bàn giao thông tin cho nhau. * Mục đích của BLD là: - Giúp ta thấy được bản chất của hệ thống, làm rõ những chức năng nào cần thiết cho quản lý, chức năng nào phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô tả. - Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó, và qua đó phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng. - Giúp hỗ trợ các hoạt động sau: + Xác định yêu cầu của người dùng. + Lập kế hoạch và minh hoạ các phương án cho nhà phân tích và người dùng xem xét. + Trao đổi giữa nhà phân tích và người dùng do tính tường minh của BLD. + Làm tài liệu đặc tả yêu cầu hình thức và đặc tả thiết kế hệ thống. Như vậy có thể thấy trong các biểu đồ cần xây dựng thì BLD là biểu đồ rất quan trọng, nó chứa đựng cả yếu tố xử lý và dữ liệu. * Các thành phần của BLD: a) Chức năng xử lý (Process): Khái niệm : Chức năng xử lý là chức năng biểu đạt các thao tác, nhiệm vụ hay tiến trình xử lý nào đó. Tính chất quan trọng của chức năng là biến đổi thông tin, tức là nó phải làm thay đổi thông tin từ đầu vào theo một cách nào đó như tổ chức lại thông tin, bổ sung thông tin hoặc tạo ra thông tin mới. Biểu diễn : Đường tròn hay ô van, trong đó có ghi nhãn (tên) của chức năng. Hoặc Nhãn (tên) chức năng : Phải là một động từ, có thêm bổ ngữ nếu cần, cho phép hiểu một cách văn tắt chức năng làm gì. Ví dụ: Nhập hàng, Xuất hàng... b) Luồng dữ liệu (Data Flow): Khái niệm : Luồng dữ liệu là luồng thông tin vào hay ra của một chức năng xử lý. Chú ý: Mọi luồng dữ liệu là phải vào hay ra một chức năng nào đó, vậy trong hai đầu của một luồng dữ liệu (đầu đi và đầu đến), ít nhất phải có một đầu dính tới một chức năng. Biểu diễn : Bằng mũi tên có hướng trên đó có ghi tên nhãn là tên luồng thông tin mang theo. Mũi tên để chỉ hướng của luồng thông tin. Nhãn (tên) luồng dữ liệu : Vì thông tin mang trên luồng, nên tên phải là một danh từ cộng với tính từ nếu cần, cho phép hiểu vắn tắt nội dung của dữ liệu được chuyển giao. c) Kho dữ liệu (Data Store): Khái niệm : Kho dữ liệu là các thông tin cần lưu giữ lại trong một khoảng thời gian, để sau đó một hay vài chức năng xử lý, hoặc tác nhân trong sử dụng. (Dưới dạng vật lý chúng có thể là các tài liệu lưu trữ trong văn phòng hoặc các file trên các thiết bị mang tin (băng từ, đĩa từ) của máy tính. Biểu diễn : Kho dữ liệu được biểu diễn bằng cặp đoạn thẳng song song nằm ngang, kẹp giữa là tên của kho dữ liệu. Nhãn (tên) kho dữ liệu : Tên của kho dữ liệu phải là một danh từ cộng với tính từ nếu cần, cho phép hiểu vắn tắt nội dung của dữ liệu được lưu giữ. Ví dụ: Danh mục hàng, Nhà cung cấp.... d) Tác nhân ngoài (External Entity) : Khái niệm : Tác nhân ngoài còn được gọi là đối tác , là một người, một nhóm hay một tổ chức ở bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống nhưng có một số hình thức tiếp xúc, trao đổi thông tin với hệ thống. Sự có mặt của các nhân tố này trên sơ đồ chỉ ra giới hạn của hệ thống, và định rõ mối quan hệ của hệ thống với thế giới bên ngoài. Biểu diễn : Tác nhân ngoài được biểu diễn bằng hình chữ nhật có gán nhãn. Nhãn (tên) tác nhân ngoài : Được xác định bằng danh từ kèm theo tính từ nếu cần thiết. d) Tác nhân trong (Internal Entity) : Khái niệm : Một tác nhân trong là một chức năng hay 1 hệ con của hệ thống, được mô tả ở một trang khác của mô hình, nhưng có trao đổi thông tin với các phần tử thuộc trang hiện tại của mô hình. Như vậy tác nhân trong xuất hiện trong biểu đồ chỉ để làm nhiệm vụ tham chiếu. Biểu diễn : Tác nhân ngoài được biểu diễn bằng hình chữ nhật khuyết một cạnh và có gán nhãn. Nhãn (tên) tác nhân trong : Được xác định bằng động từ, kèm theo bổ ngữ nếu cần thiết. * Kỹ thuật phân rã biểu đồ BLD : Dùng kỹ thuật phân mức - có 3 mức: - BLD mức khung cảnh (Context DFD) – mức 0 : tại mức này cả hệ thống là 1 chức năng.Các tác nhân ngoài và các luồng dữ liệu vào,ra từ tác nhân ngoài đến hệ thống được xác định.Tác nhân ngoài xuất hiện đầy đủ ở mức này. - BLD mức đỉnh (Top Level DFD) – mức 1 : đây là mô hình phân rã từ BLD mức khung cảnh với các chức năng phân rã tương ứng mức 2 của biểu đồ phân cấp chức năng BPC. Các nguyên tắc phân rã là: + Các luồng dữ liệu được bảo toàn. + Các tác nhân ngoài được bảo toàn. + Có thể xuất hiện các kho dữ liệu. + Bổ sung thêm các luồng dữ liệu nội tại nếu cần thiết. - BLD mức dưới đỉnh (Levelling DFD) – mức 2 : đây là mô hình phân rã từ BLD mức đỉnh ,một chức năng ở mức trước được phân rã thành nhiều chức năng nhỏ hơn và phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Bảo toàn các tác nhân ngoài và các luồng thông tin vào ra đối với tác nhân ngoài. + Bảo toàn các luồng thông tin vào,ra đối với chức năng mà nó phân rã. + Có thể tiếp tục xuất hiện các kho dữ liệu mới cùng với các luồng thông tin giữa các chức năng mới. Quá trình phân rã các chức năng ở BLD mức dưới đỉnh có thể tiếp tục cho đến khi không phân rã được nữa. III.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) mức ngữ cảnh (mức 0) Trên cơ sở Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống “Quản Lý Bán Hàng”, ta xây dựng được biểu đồ luồng dữ liệu ở mức ngữ cảnh của hệ thống như sau: Hình III.2.1. : biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh (Mức 0 )của hệ thống “Quản lý bán hàng”. III.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) mức đỉnh (mức 1) Trên cơ sở biểu đồ phân cấp chức năng (BPC), biểu đồ luồng dữ liệu ở mức ngữ cảnh (mức 0) của hệ thống “Quản Lý Bán Hàng” đã được xây dựng ở trên ta xây dựng được biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) ở mức đỉnh (mức 1) của hệ thống “Quản Lý Bán Hàng” như sau : Hình III.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) mức đỉnh (mức 1) của hệ thống “Quản lý bán hàng”. III.2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh (mức 2) III.2.3.1 Biều đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh của chức năng 1 “Bán Hàng” : Dựa vào các phân tích ta có được biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) ở mức dưới đỉnh của chức năng “Bán Hàng” của hệ thống “Quản Lý Bán Hàng” như sau: Hình III.2.3.1 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh (mức 2) của chức năng “Bán Hàng”. III.2.3.2 Biều đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh của chức năng 2 “Thanh Toán” : Hình III.2.3.1 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh (mức 2) của chức năng “Thanh Toán”. III.2.3.3 Biều đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh của chức năng 2 “Thống Kê” : Hình III.2.3.1 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) mức dưới đỉnh (mức 2) của chức năng “Thống Kê”. III.3 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ THỰC THỂ LIÊN KẾT (ER) Mô hình thực thể liên kết: nhằm xác định khung khái niệm về các thực thể, thuộc tính và mối liên hệ ràng buộc giữa chúng, là cơ sở thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống quản lý. Mục đích của mô hình là xác định các yếu tố: - Dữ liệu nào cần xử lý. - Mối liên quan nội tại giữa các dữ liệu. Để xây dựng mô hình thực thể liên kết phải thu thập thông tin theo 3 yếu tố: - Kiểu thực thể (Entities Type) : là tập hợp các thực thể hoặc một lớp các thực thể có cùng đặc trưng, cùng bản chất. Thể hiện thực thể là một thực thể cụ thể, nó là một phần tử trong tập hợp hay lớp của kiểu thực thể. Kiểu thực thể tương đương với bảng logic và có dạng hộp trong sơ đồ mô hình thực thể. - Kiểu liên kết (Entities Relationship Type) : là tập các liên kết có cùng bản chất. Giữa các kiểu thực thể có tồn tại nhiều mối quan hệ (liên kết), mỗi mối quan hệ liên kết xác định một tên duy nhất. Biểu diễn các quan hệ bằng đoạn thẳng nối giữa hai thực thể. Có ba kiểu quan hệ chính được sử dụng dưới dạng đơn giản nhất của mô hình thực thể: cho hai thực thể A và B có mối liên kết với nhau. Khi đó sẽ xuất hiện ba loại quan hệ : + Quan hệ một - một (1-1): giữa hai kiểu thực thể A, B là ứng với một thực thể trong A có một thực thể trong B và ngược lại. + Quan hệ một – nhiều (1-N): giữa hai kiểu thực thể A, B là ứng với một thực thể trong A có nhiều thực thể trong B ,nhưng ngược lại ứng với một thực thể trong B chỉ có một thực thể trong A. + Quan hệ nhiều – nhiều (N-N): giữa hai kiểu thực thể A, B là ứng với một thực thể trong A có nhiều thực thể trong B và ngược lại ứng với một thực thể trong B có nhiều thực thể trong A. Ta vẫn dùng hai bảng thực thể tưởng tượng A và B, mối quan hệ nhiều – nhiều có nghĩa như sau: Với mỗi thực thể trong bảng A có nhiều thực thể trong bảng B. Với mỗi thực thể trong bảng B có nhiều thực thể trong bảng A. - Các thuộc tính (Attributes) : là giá trị thể hiện một đặc điểm nào đó của một thực thể hay một liên kết. Mỗi một thực thể bao gồm một số thuộc tính, và phân thành 4 loại thuộc tính phổ biến: + Thuộc tính tên gọi (định danh) : thuộc tính định danh như Họ và Tên, Tên hàng , Lớp ... + Thuộc tính mô tả : các dữ liệu gắn liền với thực thể dùng mô tả các tính chất, các đặc trưng của thực thể và là thuộc tính không khóa. + Thuộc tính kết nối : nhận diện thực thể trong kiểu thực thể hay mối liên kết. Thuộc tính này dùng để kết nối giữa các thực thể có liên kết. Thuộc tính kết nối là khóa ở quan hệ này và là mô tả ở quan hệ khác. + Thuộc tính khóa : dùng để phân biệt các thực thể liên kết. Khóa có thể là khóa đơn hay khóa kép. Thuộc tính này xác định sự duy nhất thể hiện của thực thể trong kiểu thực thể. Trình tự để xây dựng mô hình thực thể liên kết gồm 3 bước : Bước 1:Xác định các thực thể. Bước 2:Xác định các mối liên kết giữa các kiểu thực thể. Bước 3:Xác định các thuộc tính cho các kiểu thực thể. III.3.1 Xác định các thực thể của hệ thống “Quản Lý Bán Hàng” Từ qúa trình phân tích ta thấy các thực thể sau: - KHACHHANG (MaKH, TenKH, DiaChi, DienThoai): lưu trữ thông tin về khách hàng. - NHANVIEN (MaNV, TenNV , DiaChi, DienThoai): lưu trữ thông tin của nhân viên trong công ty. - BANGGIA (GiaSP, MaHang , TuNgay, DenNgay, TuSoluong, DenSoluong): cập nhật giá cho sản phẩm cho từng thời điểm. - NHOMHANG (MaNhom, TenNhom): lưu trữ thông tin về phân loại nhóm sản phẩm. - HANGHOA (MaHang, MaNhom, TenHang, DonVi): lưu trữ thông tin chi tiết về hàng hóa. - HOADONBANHANG (SoHD, NgayHD, DienGiai, MaKH, HoTen, DiaChi, DaTT, HanTT, ThueGTGT, MaNV) : lưu trữ thông tin về hóa đơn bán hàng. - HOADONCHITIET (SoHD, NgayHD, MaHang, SoLuong, DonGia) : lưu trữ thông tin chi tiết của hóa đơn bán. - PHIEUTHU (SoChungtu, NgayChungtu, DienGiai, MaKH, Ten, DiaChi) :lưu trữ thông tin về phiếu thu. - P

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2461.doc
Tài liệu liên quan