Chuyên đề Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI HẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.5

1. 1. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá.5

 1.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu .5

 1.1.2.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.8

 1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu .12

 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá . 16

1.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu Gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế . 21

 1.2.1. Vị trí của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với Việt Nam .21

 1.2.2. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu Gạo.22

 1.2.3. Thúc đẩy xuất khẩu gạo để tranh thủ cơ hội của thị trường thế giới.24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .27

2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu Gạo trên thế giới .27

 2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới .27

 2.1.2. Tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới. 31

 2.1.3. Tình hình buôn bán gạo trên thế giới.35

2.1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam .44

 2.2.1. Tình hình sản xuất trong nước.44

 2.2.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. 5 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.68

 2.3.1. Những thành tựu đạt được.68

 2.3.2. Những tồn tại và vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.69

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .76

3.1. Dự báo thị trường gạo thế giới tới năm 2010.76

 3.1.1. Dự báo sản xuất và tiêu thụ gạo thế giới.76

 3.1.2. Triển vọng buôn bán gạo trên thế giới.79

3.2. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới. 84

3.3. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

 3.3.1. Định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.87

 3.3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.88

KẾT LUẬN.95

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.96

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ .97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.98

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bastima sang các nước có thu nhập cao; đồng thời xuất khẩu một số loại gạo hạt dài không có mùi thơm chất lượng thấp sang các nước đang phát triển. Thị trường chính của gạo thơm Bastima chất lượng cao sang Châu âu và Mỹ, gạo đồ chất lượng thấp sang Nam Phi và Trung Đông. Mặc dù niên vụ 2003/2004 được dự báo là bội thu với sản lượng gạo 84,35 triệu tấn song do những hậu quả to lớn của nạn hạn hán trong năm 2002 mang lại và lượng gạo xuất khẩu quá lớn trong 2 năm liên tiếp vừa qua (6,65 triệu tấn năm 2002 và 4,42 triệu tấn năm 2003) đã làm cho lượng gạo dự trữ của nước này giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1993 trở lại đây. Trong bối cảnh như vậy, trong năm 2004, ấn Độ phải giảm mạnh lượng gạo xuất khẩu xuống còn 2,8 triệu tấn. Và như vậy, ấn Độ đã bị mất vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới cho Việt Nam. - Pakistan cũng là nước xuất khẩu gạo lớn. Năm 2003 xuất khẩu khoảng 1,45 triệu tấn, giảm 145 ngàn tấn so với năm 2002 và là mức thấp nhất kể từ năm 1993. Xuất khẩu gạo của Pakistan giảm mạnh so với mức kỷ lục 2,4 triệu tấn vào năm 2001, nguyên nhân chủ yếu là do nạn lụt trong 3 năm liên tiếp. Giống như ấn Độ, Pakistan xuất khẩu cả gạo Basmati chất lượng cao vào một số thị trường có thu nhập cao và xuất khẩu gạo chất lượng trung bình và thấp vào các nước đang phát triển chủ yếu ở Châu Phi và nhằm cạnh tranh với gạo của Thái Lan và Việt Nam. 1/3 lượng gạo xuất khẩu của Pakistan là Basmati. Thị trường xuất khẩu gạo chính của Pakistan là Châu Phi, Afghanistan, Bănglađét, Inđônêsia, Trung Đông và EU. Chính phủ Pakistan thúc đẩy xuất khẩu bằng các biện pháp hỗ trợ giá, đầu vào và trợ giúp kỹ thuật. - Những năm gần đây Trung Quốc xuất hiện trên thị trường quốc tế như là một nước xuất khẩu gạo lớn, với mức xuất khẩu 2,95 triệu tấn năm 2000 chiếm 12,9% xuất khẩu gạo thế giới. Tuy nhiên, năm 2004 xuất khẩu gạo của Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 800 ngàn tấn nguyên nhân là do sản lượng và tồn kho gạo của Trung Quốc năm 2004 giảm mạnh. Ngoài ra một số nước xuất khẩu gạo khác như Ai Cập, Myanmar, EU, Argentina. Arrgentina thường chỉ xuất khẩu xuất khẩu gạo trong phạm vi khu vực, chủ yếu là sang Brazil trong khuôn khổ các hiệp định ưu đãi thương mại. 2.1.3.3. Diễn biến giá gạo trên thị trường thế giới Trong những năm qua, giá gạo trên thị trường thế giới có xu hướng giảm và luôn duy trì ở mức thấp trong những năm gần đây. . Theo số liệu của FAO, diễn biến giá xuất khẩu của một số loại gạo chính trong giai đoạn 1998-3/2003 như sau: Bảng 2. 5: Giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới (1998-2003) Năm Giá xuất khẩu Chỉ số giá gạo của FAO Thái 100%B Thái tấm Mỹ, hạt dài Pakistan, Basmita Tổng Indica cao Indica Thấp japonica Thơm Tháng 1- Tháng 12 USD/ tấn 1998-2000=100% 1998 315 215 413 492 115 117 115 113 113 1999 253 192 333 486 101 99 101 105 98 2000 207 143 271 418 84 84 83 83 89 2001 177 135 264 332 74 74 74 76 69 2002 197 151 207 366 72 73 75 67 74 2002-Tg3 195 149 202 356 69 70 71 67 68 2002-Tg11 190 157 215 348 73 73 77 68 76 2002-Tg12 193 151 215 341 72 72 75 67 75 2003-Tg1 203 51 204 369 73 72 75 67 83 2003-Tg2 201 149 200 369 72 72 75 66 85 2003-Tg3 198 144 257 369 74 75 75 66 91 Nguồn: FAO,CMR Rice, 4/2003. Từ bảng trên cho thấy năm 1998 giá gạo ở mức cao nhất rồi giảm dần ở những năm sau. Nếu so sánh giá gạo tại thời điểm tháng 3/2003 với năm 1998 thì có thể thấy giá giảm gần một nửa. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do nhu cầu nhập khẩu gạo của một số nước giảm xuống, đồng thời các nước xuất khẩu, đặc biệt là Thái Lan đã tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho việc giảm giá, tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế . Năm 2004, nguồn cung thiếu hụt là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá gạo trên thị trường Châu á suốt năm 2004 đã luôn ở xu thế tăng với tốc độ cao. Giá gạo 5% tấm và 25% tấm (FOB) 2004 diễn biến như sau: Biểu đồ 2.2: Diễn biến giá gạo 5%, 25% của Thái Lan và Việt Nam (12/03-2/04),USD/tấn Từ biểu đồ 2.3 cho thấy, giá gạo FOB của cả Thái Lan và Việt Nam đều tăng kể từ tháng 12/2003 đến tháng 12/2004. Tuy nhiên giá gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo của Thái Lan, như nếu so thời điểm tháng 12/2003 với tháng 12/2004 thì giá gạo 5% tấm và 25% tấm của Thái Lan tăng lên tương ứng là 93,5 USD/tấn và 71 USD/tấn trong khi giá gạo của Việt Nam chỉ tăng tương ứng là 40 USD/tấn (gạo 5% tấm) và 46 USD/tấn (gạo 25% tấm). Tuy nhiên, có thời điểm giá gạo 5% tấm của Việt Nam bằng giá gạo của Thái Lan (như tháng 6/2004 là 231 USD/tấn) và cao hơn giá gạo của Thái Lan (tháng 5/2004 giá gạo của Việt Nam là 235,5 USD/tấn, Thái Lan là 232,5 USD/tấn). Còn giá gạo 25% tấm thời điểm cao nhất là vào tháng 3/2004 và thời điểm này thì giá gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo của Thái Lan là 9 USD/tấn (Việt Nam là 230 USD/tấn, Thái Lan là 239 USD/tấn) Năm 2004, Chính phủ Thái Lan đã hai lần can thiệp thị trường lúa vụ chính và lúa vụ 2 với giá sàn thóc gạo cao hơn giá thị trường. Điều này làm giá vốn gạo xuất khẩu của Thái Lan năm 2004 tăng và duy trì ở mức cao. Trong khi đó, nguồn cung thóc gạo cho xuất khẩu của nhiều nước xuất khẩu gạo Châu á như ấn Độ, Pakistan năm qua hạn chế. Nhân tố này đã càng nâng đỡ giá xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng cao. Tại Pakistan, nguồn cung giảm sút là nguyên nhân chủ yếu đưa giá xuất khẩu gạo trắng tẻ thường của nước này năm 2004 tăng 20-21% so với năm trước, đạt trung bình 228,6 USD/tấn, FOB (25% tấm); 231,4 USD/tấn, FOB (20% tấm). 2.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu Gạo của Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất trong nước 2.2.1.1. Tình hình sản xuất Từ đầu thập kỷ 80 đến nay, sản xuất lúa gạo Việt Nam, nhờ tác động của những chính sách đổi mới đã có sự phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển sản xuất lúa trong hơn 20 năm lại đây được đánh dấu từ khi Chỉ thị 100 ra đời vào tháng 1/ 1981. Đây là bước khởi đầu cho hàng loạt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy mạnh buôn bán và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Để định hướng phát triển hiệu quả hơn trong thời kỳ mới, năm 1988 Việt Nam ban hành Nghị quyết số 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Đây là quyết sách có tác dụng trực tiếp và sâu sắc, tạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta. Nếu như năm 1987, có nơi nông dân chỉ được hưởng 10-20% sản phẩm làm ra thì khi thực hiện Nghị quyết 10 nông dân được hưởng trên 40-50% sản phẩm làm ra. Yên tâm về quyền lợi được hưởng, nông dân đầu tư công, của, trí tuệ nhiều hơn vào đồng ruộng, tăng sản lượng nông sản. Sau 1 năm Nghị quyết 10 ban hành, năm 1989 sản lượng lúa gạo tăng rất nhanh, khoảng 17 triệu tấn năm 1988 lên 19 triệu tấn năm 1989. Đây là năm đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong phát triển sản xuất lúa gạo. Sản xuất lúa ở Việt Nam đã tăng trưởng liên tục cả về diện tích, năng suất và sản lượng (cụ thể tại bảng 2.6). Sản lượng lúa gạo không những đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu. Bảng 2.6: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam (1980-2004) Năm Diện tích lúa cả năm Năng suất Sản lượng 1000ha % tăng Tạ/ha % tăng 1000 tấn % tăng 1980 5600,1 102,1 20,8 100,4 11.647,4 102,5 1981 5651.0 100,9 22,0 105,6 12.414,4 106,6 1982 5711.3 101,1 25,2 114,7 14.389,6 115,9 1983 5675.0 98,2 26,3 104,3 14.743,3 102,5 1984 5718.3 101,1 27,3 104,0 15.505,6 105,2 1985 5703.1 100,8 27,7 101,5 15.859,3 102,3 1986 5603,1 99,7 28,1 101,2 16.002,8 100,9 1987 5740,8 98,2 27,0 96,1 15.102,7 94,4 1988 5911,2 102,5 29,6 109,9 16.999,7 112,6 1989 5911,2 103,0 32,1 108,5 18.996,3 111,7 1990 6042,8 102,2 31,8 99,0 19.225,1 101,2 1991 6.302,8 104,3 31,1 97,9 19.621,9 102,1 1992 6.475,3 102,7 33,3 107,1 21.590,4 110,0 1993 6.559,4 101,3 34,8 104,4 22.836,5 105,8 1994 6.598,6 100,6 35,7 102,4 23.528,2 103,0 1995 6.765,6 102,5 36,9 103,4 24.936,7 106,1 1996 7.003,8 103,5 37,7 102,1 26.396,6 105,7 1997 7.099,7 101,4 38,8 102,8 27.523,9 104,3 1998 7.362,7 103,7 39,6 102,1 29.145,5 105,9 1999 7.648,1 103,9 41,0 103,6 31.393,8 107,7 2000 7.665,4 100,2 42,4 103,3 32.529,4 103,6 2001 7.484,2 97,6 42,7 100,6 31.970,0 98,3 2002 7.485,0 100,0 45,5 106,6 34.447,2 107,8 2003 7518,9 100,5 46,4 101,9 34.568,9 100,4 2004 7.443,8 99,0 48,2 103,8 35.867,8 103,8 Nguồn: Tổng cục Thống Kê • Về diện tích Tuy quỹ đất canh tác lúa không nhiều lại có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển sang đất thổ cư, nhưng nhờ chất đất tương đối tốt, nhất là đất lúa ở 2 vùng trọng điểm: ĐBSH (579 nghìn ha), ĐBSCL (2,1 triệu ha), lượng mưa, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa quanh năm, nhất là trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, nên trình độ thâm canh, tăng vụ và chuyển vụ lúa ở Việt Nam không ngừng tăng lên và góp phần quan trọng tăng diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa gạo của cả nước. Diện tích gieo trồng có xu hướng tăng qua các năm. Nếu như năm 1980, diện tích gieo trồng là 5,6 triệu ha thì năm 2004 con số tăng lên là 7,44 triệu ha, tăng 32,9% so với diện tích gieo trồng năm 1980, nhưng diện tích gieo trồng lúa cả nước năm 2004 lại giảm 0,1% so với năm trước. Cùng với tác động tích cực về cơ chế, chính sách mới, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, nhất là giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao đã tạo nên những bước nhảy về năng suất và chất lượng gạo. Các giống lúa lai, lúa thuần chủng, cao cấp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu diện tích cấy lúa ở hầu hết các vùng, các địa phương từ Bắc vào Nam. Diện tích lúa có chất lượng thấp giảm xuống; diện tích lúa đặc sản, lúa thơm được mở rộng. Bên cạnh các giống lúa thơm truyền thống như Tám Thơm, Dự Hương, Nếp Cái Hoa Vàng (Miền Bắc), Nàng thơm Chợ Đào, Nàng Hương (Nam Bộ) còn có các giống lúa thơm, hạt dài mới nhập nội gốc ấn Độ và Pakistan (Basmati), gốc Thái Lan (Khawdakmali), gốc IR (IR64, OM90-9, IR9729...). • Về năng suất Qua số liệu ở bảng 2.6 cho thấy, năng suất lúa tăng lên qua các năm. Nguyên nhân trực tiếp tạo nên sự đột biến trong năng suất lúa những năm vừa qua ở nước ta là ứng dụng tiến bộ của công nghệ sinh học vào sản xuất lúa trên phạm vi rộng. Đến nay trên 92% diện tích gieo cấy lúa cả năm đã được gieo trồng bằng các giống lúa mới có năng suất cao, nhất là lúa lai Trung Quốc . + Giai đoạn từ 1980-1988: Đây là giai đoạn mà Nhà nước chưa có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người nông dân trong sản xuất. Năng suất lúa giai đoạn tăng từ 20,8 tạ/ha lên 29,6 tạ/ha (tăng 8,8tạ/ha). + Giai đoạn 1989-1998: Đây là giai đoạn Nghị quyết 10 (1988) cơ chế khoán hộ và ruộng đất được giao khoán lâu dài cho các hộ nông dân sử dụng, sức lao động và ruộng đất được giải phóng khỏi sự ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá quan liêu, bao cấp, tình trạng ruộng đất vô chủ và lao động nông nghiệp tha hoá được khắc phục một cách cơ bản. Đất và người trồng lúa gắn kết với nhau tạo ra thế và lực mới để tăng vụ, thâm canh tăng năng suất tạo ra bước ngoặt mới trong sản xuất lúa. Giai đoạn này năng suất tăng 7,5tạ/ha ( từ 32,1tạ/ha năm 1989 lên 39,6tạ/ha năm 1998). + Giai đoạn 1999-2004: Mặc dù diện tích lúa năm 2001 giảm 2,3% so với năm 2000 và diện tích lúa năm 2004 giảm 0,1% so với năm 2003 nhưng năng suất vẫn tăng là do áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và trồng các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao. Giai đoạn này năng suất tăng dần từ 41tạ/ha (năm 1999) lên 48,2tạ/ha (năm 2004), tăng 7,2tạ/ha. • Về sản lượng Cùng với tăng năng suất thì sản lượng lúa cũng tăng lên. Trong điều kiện đất canh tác lúa không có khả năng khai hoang, mở rộng diện tích, thì tăng năng suất là con đường duy nhất để tăng sản lượng lúa. Giai đoạn 1980-1988: Sản lượng tăng 5,36 ngàn tấn (từ 11,6 triệu tấn năm 1980 đến khoảng 17 triệu tấn năm 1988). Từ năm 1989- 1998, sản lượng tiếp tục tăng từ 19 triệu tấn (1989) lên 29,14 triệu tấn (1998) . Năm 2000 sản lượng tăng 3,6% so với năm 1999, nhưng năm 2001 lại giảm 1,7% so với năm 2000. Từ năm 2002- 2004 thì sản lượng lại tiếp tục, năm 2004 tăng 1,42 triệu tấn so với năm 2002. • Khu vực sản xuất lúa chính của Việt Nam là vùng ĐBSCL, chiếm 50,52% diện tích và 49,95% sản lượng lúa, tiếp đến là vùng ĐBSH chiếm 16,07% diện tích và 20,11% sản lượng lúa, tương tự, vùng MNPB là 9,33% và 8,32%, vùng BTB là 9,35% và 8,18%, vùng ĐNB là 6,79% và 5,16%, vùng NTB là 5,52% và 5,34%, vùng TN là 2,42% và 1,92%- thấp nhất trong các vùng sản xuất lúa của Việt Nam được thể hiện ở Biểu Đồ 2.2: Biểu đồ 2.3: Vùng sản xuất lúa của Việt Nam Thành tích đạt được trong lĩnh vực sản xuất lúa của Việt Nam là kết quả của hàng loạt những tác động nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung và những khuyến khích trực tiếp đối với hộ nông dân trên nhiều phương diện khác nhau. Trong đó, những tác động trực tiếp đối với hộ nông dân, bao gồm những tác động liên quan đến ruộng đất, cung ứng vật tư, tín dụng và thông tin. Các tác động đến sản xuất nông nghiệp trên bình diện chung bao gồm: + Ruộng đất và quyền sử dụng đất Với chính sách đổi mới, chuyển từ kinh tế hợp tác sang kinh tế hộ, người nông dân được trao quyền sử dụng đất nông nghiệp theo phương thức phân chia bình quân theo số nhân khẩu của hộ gia đình nông dân. Quy mô nhân khẩu bình quân của một gia đình nông dân ở khu vực sản xuất chính như ĐBSCL khoảng 5,6 người và ĐBSH khoảng 4,9 người. Diện đất nông nghiệp bình quân lao động của cả nước khoảng 0,5 ha, trong đó ĐBSCL là 1,0 ha (cao nhất) và ĐBSH là 0,07 ha (thấp nhất trong các vùng sản xuất). Do vậy, qui mô sản xuất bình quân của hộ gia đình lớn nhất ở vùng ĐBSCL cũng chỉ khoảng 2-3 ha và thấp nhất ở vùng ĐBSH là 0,23 ha. Mặc dù, chính sách giao quyền sử dụng đất đã làm cho diện tích đất sản xuất lúa bị chia nhỏ, nhưng nó lại tạo ra động lực thúc đẩy các hộ gia đình thâm canh tăng vụ. Đất sử dụng để trồng lúa thường từ 1 đến 3 vụ trong một năm. Trong đó, hai vụ lúa chính là vụ Đông Xuân, chiếm 40,48% diện tích lúa cả năm, vụ Mùa chiếm 30,3%, còn vụ Hè Thu được sản xuất chủ yếu từ vùng BTB trở vào, chiếm 29,12% diện tích lúa cả năm. Cùng với chính sách phân chia ruộng đất, người nông dân được giao quyền sử dụng đất. Thị trường đất đai ở Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành cùng với các quy định về quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền mua, bán và cho thuê quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, những hoạt động này vẫn chưa thực sự phát triển. Các hộ nông dân muốn mở rộng quy mô sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đầu tư lớn nhất của các hộ nông dân để mua sắm thiết bị sản xuất nông nghiệp chủ yếu là máy bơm, máy tuốt lúa, thuyền và phương tiện vận tải. Tổng giá trị đầu tư canh tác của một hộ nông dân vùng ĐBSCL khoảng 13 triệu đồng và vùng ĐBSH khoảng 6 triệu đồng. + Tiếp cận các yếu tố đầu vào sản xuất và chi phí sản xuất Để đạt được mức tăng trưởng cao về năng suất và sản lượng lúa, với tác động của chính sách giao quyền sử dụng đất, các hộ nông dân bên cạnh việc tăng hệ số sử dụng các yếu tố đầu vào để tăng độ màu mỡ của đất, cơ khí hoá các công việc sản xuất và tăng cường huy động lao động trong gia đình tham gia vào sản xuất. Các yếu tố đầu vào đối với sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các loại phân bón hoá học. Trong những năm vừa qua, các hộ nông dân ở Việt Nam có xu hướng sử dụng bình quân khoảng 9 tấn/1ha cho cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Đối với mỗi khu vực sản xuất, lượng và cơ cấu các loại phân hoá học được sử dụng khác nhau do tính chất thổ nhưỡng khác nhau. Trong chi phí sản xuất của các hộ nông dân bao gồm chi phí bằng tiền để mua vật tư và chi phí lao động trong gia đình (thường không được hạch toán đầy đủ). Trong chi phí bằng tiền thì khoản chi phí lớn nhất để mua phân bón (chiếm khoảng 30%), nộp thuế sử dụng đất, mua hạt giống, nộp lệ phí thuỷ lợi . Ngoài ra, đối với vùng ĐBSCL còn có các khoản chi thuê lao động và máy móc. Trong tổng chi phí sản xuất thì chi phí lao động chiếm khoảng 53% (với ĐBSH) và 37% (với ĐBSCL). Tổng chi phí sản xuất lúa bình quân chiếm khoảng 67% giá bán, trong đó của vùng ĐBSH khoảng 73% và ĐBSCL khoảng 49%. + Tiếp cận thị trường và thông tin Trong quá trình đổi mới, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, một trong những lĩnh vực đổi mới quan trọng nhất là vấn đề kiểm soát giá cả. Nhà nước không còn thực hiện chế độ quy định giá đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và giá lúa nói riêng. Giá cả bước đầu đã được định đoạt theo cơ chế thị trường. Do đó, chính sách giá cả đã có tác dụng khuyến khích người nông dân tăng sản lượng cung ứng ra thị trường. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước vẫn thực hiện các biện pháp hỗ trợ gián tiếp cho các hộ nông dân trong các lĩnh vực liên quan đến đầu tư vào khâu tưới tiêu, áp dụng công nghệ mới. Nếu các hình thức hỗ trợ này được bãi bỏ, các chi phí dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng được định đoạt theo chi phí thực tế, thì trong tương lai chắc chắn giá thành sản xuất lúa sẽ tăng lên và tác động đến khả năng tăng trưởng sản xuất lúa ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam, phần lớn người nông dân chưa được tiếp cận với các nguồn tín dụng một cách chính thức hay không chính thức, có khoảng 38% số hộ nông dân cho biết họ chưa được vay vốn của Ngân Hàng NN&PTNT Việt Nam. Nếu tính theo vùng sản xuất, thì tỷ lệ số hộ nông dân ở ĐBSCL và ĐBSH được tiếp cận với các nguồn tín dụng cao hơn so với các vùng khác. NHNNVN là nguồn cung cấp tín dụng chủ yếu cho các hộ nông dân. Có khoảng 90% các khoản vay của nông dân là do Ngân hàng này cung cấp. Tuy nhiên, các khoản vay của nông dân chủ yếu là vay ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm. Những thông tin liên quan đến công nghệ và thị trường là một trong những yếu tố quan trọng của sản xuất hiện nay. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, nguồn cung cấp những thị trường liên quan đến công nghệ chủ yếu là từ các đại lý cung cấp vật tư, từ bạn bè và hàng xóm. Đối với các thông tin về thị trường, nguồn cung cấp chủ yếu từ bạn bè và hàng xóm, sau đó là các nhà buôn. Nhìn chung, các hộ nông dân vẫn chủ yếu chỉ tiếp cận với các nguồn thông tin không chính thống. Tóm lại, sản xuất lúa ở Việt Nam, từ những ngày mới bắt đầu đổi mới đến nay, đã đạt được mức tăng trưởng rất ấn tượng. Đó là kết quả của hàng loạt những thay đổi đã diễn ra có tác động tích cực đến quá trình sản xuất trên nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt là những tác động làm tăng năng suất lúa. Đóng góp vào sự gia tăng năng suất có các yếu tố như: việc áp dụng các giống cho năng suất cao, cung ứng các vật tư đầu vào cho sản xuất tốt hơn, công tác tưới tiêu tốt hơn...Tuy nhiên, trong tương lai, với sự giới hạn về khả năng mở rộng diện tích lúa (do tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất..), sự tăng trưởng sản lượng sản xuất sẽ không chỉ phụ thuộc vào phương hướng tác động của chính sách nông nghiệp, mà còn phụ thuộc vào các chính sách cụ thể có tác động trực tiếp đối với hộ nông dân, như chính sách giá, chính sách đất đai, tiếp cận tín dụng và công nghệ.. 2.2.1.2. Thị trường lúa, gạo Việt Nam • Sản xuất và cung ứng lúa, gạo Tham gia vào sản xuất lúa ở Việt Nam có tới 70% số hộ cả nước, hay 84% số hộ ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất phân bố rộng, qui mô nhỏ và yêu cầu đảm bảo tiêu dùng lương thực trong các hộ gia đình, nên tỷ lệ số hộ có bán lúa chỉ chiếm khoảng 60%. Nếu xét theo vùng sản xuất, thì ĐBSCL có tỷ lệ số hộ bán lúa chiếm khoảng 76% (cao nhất trong cả nước). Mặt khác, nếu xét theo nhóm thu nhập, thì các nhóm thu nhập càng thấp có tỷ lệ số hộ bán lúa càng cao. Điều này xuất phát từ thực tế ở Việt Nam, những nhóm hộ có thu nhập thấp là nhóm hộ thuần nông và chủ yếu chỉ trồng lúa, trong khi các hộ thuộc nhóm có thu nhập cao thường là các hộ kiêm, hoặc chuyên ngành nghề và sản xuất lúa chỉ chiếm một phần trong thu nhập. Sản lượng lúa bình quân một hộ gia đình trồng lúa trong một năm của cả nước khoảng 1,5 đến 2 tấn, trong đó mức bình quân cao nhất là ở vùng ĐBSCL khoảng gần 4 tấn/hộ. Lượng lúa bán ra của mỗi hộ gia đình tuỳ thuộc vào sản lượng thu hoạch hàng năm của hộ, bình quân cao nhất là ở vùng ĐBSCL khoảng 2,4 tấn/hộ và thấp nhất là ở vùng TN khoảng dưới 100 kg/hộ. Nếu xét theo nhóm thu nhập, thì lượng lúa bán ra của nhóm thu nhập cao nhất thường cao gấp 3 lần so với các hộ thấp nhất. • Tiêu dùng và mua lúa gạo: Gạo là sản phẩm lương thực được tiêu dùng chủ yếu trong các hộ gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 98% số hộ gia đình ở khu vực thành thị và 3/4 số hộ gia đình ở khu vực nông thôn phải mua gạo trên thị trường. Trong khu vực nông thôn, thì ĐBSCl có tỷ lệ số hộ mua gạo cao nhất, chiếm khoảng 89%. Nếu xét theo nhóm thu nhập, thì trong nhóm hộ giàu, tỷ lệ số hộ mua gạo trên thị trường cao hơn so với nhóm thu nhập thấp. Bình quân lượng gạo mua trong 1 năm của một hộ gia đình là trên 300 kg, bình quân cao nhất là ở vùng ĐBSCL (350 kg/hộ/năm) và thấp nhất là vùng ĐBSH (100 kg/hộ/năm) (2002). Khoản chi cho mua lương thực của nhóm hộ có thu nhập thấp chiếm khoảng 30% ngân sách gia đình. Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù trong số các hộ trồng lúa đã có một bộ phận không nhỏ các hộ vừa tham gia vào việc mua và bán lúa, gạo, nhưng thị trường lúa, gạo Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động trên cơ sở phần sản lượng lúa dư thừa so với mức tiêu dùng của các hộ trồng lúa, nghĩa là có một tỷ lệ khá lớn sản lượng lương thực được tiêu thụ trực tiếp trong các hộ trồng lúa và không tham gia vào thị trường. Mặt khác, do các hộ sản xuất phân tán rộng và quy mô sản xuất của hộ trồng lúa khá nhỏ, nên lượng hàng được mỗi gia đình cung ứng ra thị trường cũng không lớn và bị phân tán (theo không gian, mùa vụ sản xuất, và thời điểm cần tiền bán lúa để chi tiêu cho các nhu cầu khác trong gia đình). • Hệ thống marketing lúa, gạo ở Việt Nam Trong hệ thống thị trường lúa gạo hiện tại, bộ phận tư nhân là khâu trung gian chính giữa người sản xuất và người tiêu dùng và giữa người sản xuất và các Công Ty Lương thực. Tuy nhiên, hoạt động của tư nhân mới ở quy mô nhỏ và phạm vi địa phương. Nguồn vốn, tài sản và nguồn thông tin đều bị hạn chế, cũng như những cản trở đối với việc buôn bán đường dài và xuất khẩu đều là nguyên nhân chính về sự phát triển thấp của khu vực tư nhân. Lực lượng chính tham gia thị trường lúa gạo ở Việt Nam là nông dân, nhà buôn (thương gia), người xay xát và các Công Ty Lương thực. Mối liên hệ giữa các thành viên này có thể được mô tả qua sự phân tích các kênh thị trường. Toàn bộ hoạt động của các kênh này là vận chuyển, lưu kho, chế biến thành gạo và phân phối cho người tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Mỗi một kênh gồm nhiều thành viên đảm nhiệm các chức năng thị trường khác nhau như thương gia (nhà buôn), người xay xát, các DNNN.. + Thương gia Thương gia được chia thành 3 nhóm: Người thu gom, người bán buôn và người bán lẻ. Người thu gom mang hàng hoá từ nông dân đến nhà buôn khác hay đến người xay xát. Người thu gom thường là người địa phương, họ có kiến thức về cơ cấu mùa vụ và truyền thống sản xuất của nông dân địa phương. Hoạt động của họ là cần thiết ở những vùng xa nơi mà nông dân không có khả năng bán thóc của họ trực tiếp cho các nhà buôn ở thị trấn. Người thu gom là cầu nối trung gian cơ động giữa nông dân và người bán buôn và người xay xát bằng cách đầu tư vào phương tiện vận chuyển như thuyền và xe tải. Có 2 loại người thu gom: người bán buôn và người bán lẻ. Người bán buôn là người trung gian chính giữa những người thu gom và những người bán lẻ cũng như giữa người xay xát và DNNN. Mức độ hoạt động của họ thường rộng hơn người thu gom và người bán lẻ. Người bán lẻ gạo ở Việt Nam có trình độ chuyên môn hoá rất cao trong hoạt động của họ. Khách hàng chính của họ là những người tiêu dùng. Hình thức hoạt động của họ thường gồm quầ hàng ở chợ, ở phố, ỏ ngay nhà của họ và chủ yếu họ bán các loại gạo có chất lượng khác nhau. Họ thường dùng sàng để phân loại gạo. Hầu hết những người bán lẻ, bán buôn và thu gom đều có trình độ chuyên môn hoá rất cao và sử dụng tời 80% thời gian vào các hoạt động buôn bán. + Người xay xát Dựa vào thiết bị hiện có, các nhà máy xay xát được chia thành 3 loại: Chuyên xay xát, chuyên đánh bóng và chuyên xay xát - đánh bóng. Loại chuyên xay xát là những cơ sở chỉ làm nhiệm vụ chuyên xay xát, không có máy đánh bóng gạo. Các cơ sở đánh bóng gạo là những cơ sở chế biến gạo chỉ triển khai công đoạn đánh bóng và không có công đoạn xay xát thóc thành gạo lật. Họ mua gạo lật từ cơ sở xay xát rồi chế biến tiếp. Nhóm thứ 3 là các cơ sở xay xát- đánh bóng gạo gồm những cơ sở xay xát có cả máy đánh bóng gạo. Đây là những cơ sở có công nghệ hoàn chỉnh nhất có khả năng chế biến thóc thành gạo có độ bóng, có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Dựa vào lượng chế biến hàng ngày, cơ sở xay xát được chia thành 3 nhóm: Cơ sở xay xát nhỏ, trung bình và lớn. Cơ sở xay xát nhỏ có l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34194.doc
Tài liệu liên quan