MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Những đóng góp của chuyên đề tốt nghiệp 3
7. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 5
1.1. Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 5
1.1.1. Toàn cầu hoá 5
1.1.2. Khu vực hoá 6
1.1.3. Việt Nam trong xu thế hội nhập 7
1.1.4. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản 12
1.2.1. Hàng nông sản giữ vị trí quan trọng trong tổng GDP cả nước và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17
1.2.2. Sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản thu hút phần lớn nguồn nhân lực cả nước, tạo nguồn vốn phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn 19
1.2.3. Bảo đảm nguồn lương thực và thực phẩm cho cả nước để thực hiện mục tiêu ổn định và nâng cao đời sống nhân dân 19
1.2.4. Bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản 20
1.2.5. Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam 20
1.3. Chiến lược phát triển thị trường và xúc tiến thương mại hàng nông sản thời kỳ 2001 – 2010 21
1.3.1. Mục tiêu 22
1.3.2. Định hướng thị trường một số nông sản chính 22
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 24
2.1. Tình hình và xu hướng xuất khẩu nông sản thế giới 24
2.1.1. Tình hình thương mại hàng nông sản thế giới 24
2.1.2.Xu hướng thương mại hàng nông sản thế giới 25
2.1.3.Triển vọng thương mại một số nông sản chính thế giới 26
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 37
2.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung 37
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 39
2.2.3.Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu 41
2.2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam 43
2.2.5. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 45
2.2.6. Đánh giá chung về nông sản của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc 53
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 60
3.1. Các quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 60
3.1.1. Quan điểm thứ nhất 60
3.1.2.Quan điểm thứ hai 60
3.1.3. Quan điểm thứ ba 60
3.1.4. Quan điểm thứ tư 60
3.1.5. Quan điểm thứ năm 60
3.2. Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 61
3.2.1. Mục tiêu 61
3.2.2. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 61
3.3. Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 62
3.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 64
3.4.1. Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu 64
3.4.2. Nhóm giải pháp về Tài chính – tín dụng 66
3.4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý xuất khẩu nông sản 70
3.4.4. Nhóm giải pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường sang Trung Quốc 73
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
87 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xuất khẩu nông sản trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 100.000 tấn năm 2004, đạt kim ngạch 130 triệu USD, tăng 34,3% về lượng và 23,6% về giá trị so với năm trước. Tuy nhiên, theo dự báo của một số chuyên gia, thị trường hạt tiêu năm 2005 vẫn ở trong tình trạng cung vượt cầu, ấn Độ, một trong những nước sản xuất chính có thể bội thu trong vụ mới. Thêm nữa, tồn kho từ vụ của nước này từ vụ trước mới chuyển sang khiến nguồn cung hạt tiêu của ấn Độ có thể đạt 100.000 tấn. Nguồn cung lớn tạo sức ép trên thị trường khiến giá hạt tiêu khó có thể cải thiện trong thời gian tới.
Xuất khẩu hạt tiêu thế giới năm 2000 đạt 155,5 ngàn tấn, trong đó ấn Độ, Indonexia, Brazil, Việt Nam và Malayxia chiếm 90% khối lượng xuất khẩu toàn cầu. Dự báo giai đoạn 2001-2005, khối lượng xuất khẩu hạt tiêu tăng bình quân 1,3% năm, đạt 165,8 ngàn tấn năm 2005 và 176 ngàn tấn năm 2010.
Nhập khẩu hạt tiêu bình quân thế giới tăng 1,2% năm, đạt 161,5 ngàn tấn vào năm 2005; 175 ngàn tấn năm 2010. Các nước nhập khẩu chính là Châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ, Trung Quốc chiếm tới 60% lượng hạt tiêu nhập khẩu thế giới.
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
2.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung
Hơn một thập kỷ nay, nhờ những cải cách kinh tế sâu rộng, ngành nông nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 4,5% năm. Nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2, sản xuất hạt điều đứng thứ 3, và xuất khẩu cà phê thứ 4 trên thế giới. Ngày nay, ngoài một số ít sản phẩm còn phải nhập khẩu như sữa, dầu ăn, bông, thuốc lá, hầu hết các nông lâm sản của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, và có dư để xuất khẩu. Xuất khẩu tăng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14.455 triệu USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 1,97 tỷ USD, chiếm gần 13,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; thì đến năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 20.176 triệu USD , trong đó xuất khẩu nông sản chiếm 11% tương ứng với 2.251 triệu USD, tăng 14,3% so với năm 2000.
Năm 2004, Xuất khẩu nông – lâm sản tăng đột biến 32%, đạt mức kỷ lục 4,284 tỷ USD (tăng 1,03 tỷ USD so với năm 2003).
Lúa gạo: sản lượng lúa đạt kỷ lục 35,9 triệu tấn, vượt mục tiêu Đại hội IX của Đảng đề ra 1,9 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2003. Lượng gạo xuất khẩu đạt 4,06 triệu tấn, kim ngạch 941 triệu tấn, tăng 6,3% về lượng và 31% về giá trị so với năm 2003, vững vàng ở vị trí thứ 2 thế giới sau Thái Lan.
Cà phê: khối lượng xuất khẩu đạt 906 ngàn tấn, kim ngạch đạt 594 triệu USD so với năm 2003 tăng 21% về lượng và 18% về kim ngạch.
Hạt điều: điều nhân xuất khẩu đạt 103 ngàn tấn, tăng 22%; kim ngạch đạt 425 triệu USD, tăng 49% về giá trị so với năm 2003.
Hạt tiêu: xuất khẩu 110 ngàn tấn kim ngạch ước đạt 150 triệu USD, tăng 49% về lượng và 43% về giá trị so năm 2003.
Cao su: xuất khẩu 495 ngàn tấn; kim ngạch 579 triệu USD, tăng 14% về lượng và 53% về giá trị kim ngạch.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và xu thế hội nhập hiện nay, không còn bảo hộ thị trường nội địa bằng hàng rào thuế quan thì thách thức lớn nhất là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam đã hình thành các vùng chuyên canh, góp phần đáng kể vào quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-HĐH, nhiều loại hàng hóa nông sản đã xuất khẩu với khối lượng lớn như gạo, cà phê, điều, tiêu, Nhưng điều e ngại là năng suất chưa cao và chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định. Gạo còn có độ ẩm và tỉ lệ gãy cao do khâu phơi sấy chưa tốt, hay bị biến màu. Chất lượng gạo xuất khẩu chưa ổn định, gạo cao cấp mới chỉ trên dưới 50%, còn lại 31% - 43% là gạo chất lượng thấp, nên chưa vào được thị trường có chất lượng cao.
Vấn đề đặt ra cấp thiết là phải tổ chức sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới hiện nay. Trước hết phải nói đến Trung Quốc có sức tiêu thụ lớn nông sản tươi sống của Việt Nam, rau quả nhiệt đới, ôn đới, cao su, điều, tiêu, gạo, riêng gạo có thể xuất khẩu sang Trung Quốc 50 – 70 vạn tấn/năm với loại gạo chất lượng thấp và trung bình. Mặc dù bị rau quả Thái Lan cạnh tranh, nhưng nếu tăng cường về chất lượng, Việt Nam vẫn có thể tăng thị phần ở Trung Quốc 1,5 – 2 lần. Thị trường EU với 450 triệu dân, gồm 25 nước, mở ra triển vọng lớn cho Việt Nam, cụ thể xuất khẩu cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, gia vị, hoa quả Nhưng EU đòi hỏi hết sức cao về chất lượng và VSATTP. Chính vì vậy, chè Việt Nam xuất khẩu sang EU mới chỉ đạt 5000 – 7000 tấn/năm, trong lúc nhu cầu về chè của EU rất lớn. Bình quân mức tiêu thụ của người dân EU mỗi năm là 171,1kg nước quả (chủ yếu) quả tươi và chế biến. Việt Nam cũng đang xuất khẩu vào Nhật Bản nổi tiếng khắt khe nhất về chất lượng và VSATTP. Gạo Việt Nam đứng trước cạnh tranh mạnh của gạo Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ và Nhật. Việt Nam và Nhật Bản đã hợp tác nghiên cứu và sản xuất thành công loại gạo cao cấp Japonica (800 – 850 USD/tấn). Nếu quy hoạch và tổ chức tốt, miền Bắc có thể trồngva 20 vạn ha lúa này để xuất khẩu sang Nhật.
Bộ NN & PTNT nhận định, Việt Nam còn một số yếu kém về nông sản hàng hoá: rau quả, thịt sữa, đỗ tương, ngô, giá thành cao hơn các nước; nhưng một số mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều thì chỉ cần khắc phục một số khó khăn về chế biến là không e ngại, kể cả trước đối thủ nặng ký Trung Quốc.
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
So với các nước khác trong khu vực, tỉ lệ đóng góp của nông nghiệp Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu khá cao. Nông nghiệp Việt Nam chiếm trên 30% thu nhập từ xuất khẩu trong giai đoạn 1996-1999, so với khoảng 10% của Malayxia, Trung Quốc hoặc Indonesia. Trong mỗi nước này, tính chất của quá trình chuyển đổi cơ cấu phản ánh mức giảm tương đối trong đóng góp của nông nghiệp đối với nền kinh tế so với ngành công nghiệp. Trong khu vực, quá trình tái cơ cấu theo hướng chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi đó, những nước gia nhập sau như Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế nhờ nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú để chiếm lĩnh thị trường nông sản sơ cấp.
Bảng 2.6: Tỉ lệ đóng góp của xuất khẩu nông nghiệp, chỉ số cạnh tranh của Việt Nam và các nước Đông Nam á khác
Tỉ lệ đóng góp của xuất khẩu nông nghiệp (%)
Chỉ số cạnh tranh nông nghiệp
Vietnam
1990-95
1996-99
2000-04
35,5
32,7
29
3,30
2,99
2,45
Malaysia
1990-95
1996-99
2000-04
23
11
9
2,23
1,29
1,05
Thailand
1985-89
1996-99
2000-04
35
18
14,5
3,17
2,00
1,56
China
1985-89
1996-99
2000-04
18
9
8
1,78
1,00
0.97
Indonesia
1985-89
1996-99
2000-04
15
10
7
1,51
1,20
0.85
Nguồn: Kym Anderson. 2001.
Từ bảng trên ta thấy, rõ ràng là các nước công nghiệp hoá nhanh trong khu vực đã thực hiện được tiến trình chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ. Tỉ lệ xuất khẩu hàng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh cùng với vai trò suy giảm ngành nông nghiệp trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 1985-1999, tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu nông sản so với tổng xuất khẩu của Trung Quốc giảm từ 18% xuống còn 9%, Malaysia từ 23 xuống còn 11%. Xu hướng này cũng diễn ra ở Thái Lan, mặc dù nước này có lợi thế cạnh tranh trong nông nghiệp khá cao. Tỉ lệ xuất khẩu nông sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan giảm từ 35% xuống còn 18% trong giai đoạn 1985-1999. Giai đoạn tiếp theo 2000 - 2004, xu hướng giảm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mỗi nước vẫn diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn, có phần thay đổi không đáng kể. Lợi thế so sánh trong thương mại nông nghiệp ở một số nước Đông á có thể được đánh giá thông qua chỉ số cạnh tranh. Chỉ số này cho thấy tỉ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam cao gấp 3 lần so với mức trung bình của thế giới. Chỉ số là 3,3 trong giai đoạn 1990-1995 và là 2,99 giai đoạn 1996-1999, tăng gần 3 lần so với cuối thập kỷ 80. Mặt khác, số liệu của các quốc gia khác trong khu vực cũng giảm, trong giai đoạn 1996 - 2004, tính cạnh tranh của Malaysia giảm từ 1,29 xuống còn 1,05, Thái Lan giảm từ 2 xuống 1,5 và của Trung Quốc giảm từ 1 xuống 0,97.
Bảng 2.7 : GDP cả nước và tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Năm
GDP cả nước
Xuất khẩu cả nước
Xuất khẩu nông sản
Tr.USD
Tốc độ tăng %
Tr.USD
Tốc độ tăng %
XK so GDP %
Tr.USD
Tốc độ tăng %
XK so GDP %
1995
21.850
9,5
5.449
34,4
24,9
1.900
36
34,9
1996
23.880
9,3
7,2.255
33,1
30,4
2.371
24,8
32,7
1997
25.840
8,2
9.185
26,6
35,5
2.457
3,6
26,8
1998
27.340
5,8
9.361
1,9
34,2
2.466
0,4
21,4
1999
28.650
4,8
11.540
23,3
40,3
2.781
12,8
24,1
2000
30.570
6,7
14.308
24,0
46,8
2.833
1,9
19,8
2001
31.770
6,8
17.412
26,4
52,7
2.457
-11,2
12,34
2002
33.240
7,0
20.560
22,8
53,2
2.643
12,3
21,6
2003
35.170
7,2
23.034
25,1
56,1
3.175
14,7
22,7
2004
37.840
7,7
26.261
24,2
51,8
4.284
32
35,45
2.2.3.Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu
Trong thời gian qua, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, nhưng giảm tỷ trọng hàng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung, đồng thời giảm tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu chưa qua chế biến
Bảng 2.8: khối lượng nông sản xuất khẩu Việt Nam
ĐVT: ngàn tấn
Gạo
Chè
Cà phê
Cao su
Hạt tiêu
Hạt điều
Rau quả
Lạc
1995
1988,0
18,8
248,1
138,1
17,9
20,5
56,5
111,0
1996
3003,0
20,8
283,7
194,5
25,3
25,9
-
127,0
1997
3575,0
32,9
391,6
194,2
24,7
33,0
-
86,4
1998
3730,0
33,0
382,0
191,0
15,1
26,8
52,6
86,8
1999
4508,0
36,0
482,0
265,0
34,8
18,4
106,6
56,0
2000
3476,7
55,6
733,9
273,4
36,4
34,2
213,1
76,1
2001
3729,5
68,2
931,2
308,0
57,0
43,64
330,0
78,2
2002
3241,0
74,8
718,6
448,6
76,6
62,23
200,0
105,1
2003
3560,5
45,6
803,56
462,3
98,6
95,4
254,3
88,7
2004
4067
64,4
906
495
110,1
105
290,7
89,8
Nguồn : Tổng cục thống kê, 2002;
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua:
Trong 15 năm qua, số lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng dần, những năm gần đây ổn định ở mức 3,5 – 4 triệu tấn/năm. Việt Nam đã xây dung và mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo ổn định, với nhiều thị trường truyền thống và tiềm năng. Chênh lệch về giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và giá gạo xuất khẩu của các nước khác đã được thu hẹp. Nguồn thóc gạo trong nước đã được củng cố, duy trì ở quy mô nhất định nên tạo được nguồn hàng xuất khẩu ổn định.
Sản xuất gạo hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, riêng xuất khẩu vào các thị trường có nhu cầu sử dụng gạo phẩm cấp thấp, gạo Việt Nam có khả năng cạnh tranh rõ rệt.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo trong 15 năm qua cũng bộc lộ một số yếu kém:
+) Hạn chế trong quản lý điều hành: Các Bộ, ngành chức năng, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương chưa chủ động đưa ra những quyết định quản lý kịp thời vào những thời điểm thị trường có biến động phức tạp.
+) Hạn chế trong quan hệ giữa các doanh nghiệp: hiện tượng tranh bán khi thị trường tiêu thụ khó khăn, tranh mua khi thị trường xuất khẩu thuận lợi thường xuyên diễn ra, chưa khắc phục được trong những năm qua.
+) Hạn chế về sức cạnh tranh của gạo xuất khẩu: diện tích gieo trồng các giống lúa có chất lượng cao chưa nhiều, chỉ quan tâm đến năng suất, thiết bị và công nghệ chế biến, bảo quản gạo vừa thiếu lại vừa lạc hậu, tổn thất trong quá trình bảo quản lớn (1,5 – 2%).
+) Hạn chế trong công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo cung – cầu gạo trên thị trường xuất khẩu: bị động trong việc ký hợp đồng xuất khẩu, ký khi giá thấp, giao hàng khi giá cao dẫn đến xuất khẩu lỗ là khá phổ biến.
2.2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Về thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam càng ngày càng được mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường sau khi hệ thống XHCN tan rã, thị trường Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu không còn nữa thì các nước Châu á trở thành bạn hàng xuất khẩu chủ yếu của ta. Trong số các nước Châu á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn. Tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của ta sang các nước đó cũng đã thay đổi theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và Châu Mỹ.
Xác định hướng phát triển thị trường của các sản phẩm chính
Lúa gạo: Tiêu thụ trong nước 70 – 80%; xuất khẩu 20 – 30%, với các thị trường chính như Indonexia, Malayxia, Philippine, Trung Đông (Iraq, Iran), Cuba.
Cà phê: Tiêu dùng trong nước 5 – 10%; 90 – 95% cho xuất khẩu đi các thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
Cao su: Phục vụ công nghiệp chế biến trong nước 50% (hiện nay khoảng 20%); xuất khẩu 50% với các thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Tích cực tìm các biện pháp xâm nhập các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU
Chè: tiêu dùng trong nước 50%; xuất khẩu 50%. Các thị trường chính gồm: Trung Đông, Đài Loan, Nhật, EU, Nga
Bảng 2.9: Dự báo khu vực thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2010
Khu vực thị trường
Khối lượng (tấn)
Trung Cận Đông
40.000 – 50.000
Các nước Châu Âu
15.000 – 20.000
Châu á
10.000 – 15.000
Châu Mỹ
5.000 – 10.000
Các thị trường khác, Châu Phi
10.000 – 15.000
Tổng số
110.000
Nguồn: Tổng quan về phát triển chè Việt Nam – Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp của Bộ NN & PTNT
Điều: 95% cho xuất khẩu; 5% sử dụng trong nước. Các thị trường chính: Mỹ, EU, Đài Loan, Hồng Kông
Hạt tiêu: 90% xuất khẩu sang các thị trường chính là EU, Mỹ, Đông á, Trung Quốc, Singapore
Gỗ chế biến: 80% xuất khẩu, nhất là các sản phẩm như đồ gỗ, ván sàn, ván dăm Các thị trường chính: Đài Loan, EU, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ
Rau, quả: Phục vụ tiêu dùng trong nước 70 – 80%; xuất khẩu 20 – 30%. Các thị trường chính đối với rau quả tươi: Nga, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore; đối với các sản phẩm chế biến: Mỹ, EU, Đài Loan, Nga
Nhìn chung trong 10 năm qua cơ cấu thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn chậm và chưa rõ nét, mang nặng tính tình thế, đối phó, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản, các bạn hàng lớn còn ít và không ổn định. Chiến lược thị trường chưa được xây dựng trên thế chủ động từ các yếu tố lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng.
Về cơ cấu thị trường của các mặt hàng nông sản Việt Nam cũng đã có sự thay đổi lớn. Những năm gần đây đã tập chung chủ yếu vào thị trường các nước Châu á - chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc là ba thị trường lớn của nước ta. Một số thị trường mới được mở rộng và phát triển như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Thị phần hàng nông sản của Việt Nam trên thế giới trong thời gian qua còn quá thấp. Năm 2000, gạo xuất khẩu của ta chiếm 20% tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới, điều nhân 17,1%; cà phê 13,8%; hạt tiêu 20,3%; cao su 5,8%; lạc 4,7%; chè 4,4%. Bên cạnh những tồn tại về khối lượng sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng sản phẩm còn yếu kém thì xuất khẩu Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn về giá cả xuất khẩu. Trong thời gian qua, giá cả thị trường thế giới còn luôn biến động bất lợi cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Khối lượng nông sản tuy có tăng lên năm sau cao hơn năm trước nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên không tương xứng, vì giá bán của ta giảm xuống.
2.2.5. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
2.2.5.1. Cơ cấu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Bảng 2.10: Cơ cấu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
ĐVT: ngàn tấn
Mặt hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Cao su
66.392,5
45.313,5
88.667,6
147.024,3
357.933,8
Hạt điều
53.292,0
27.743,5
38.191,0
52.374,6
70.219,2
Rau quả
120.351,4
131.608,0
121.529,1
67.067,7
24.965,2
Lúa gạo
499,3
542,9
1.682,6
296,7
19.213,4
Cà phê
3.061,0
2,243,0
3.921,3
6.999,3
5.888,2
Hạt tiêu
11.564,5
8.416,1
3.238,9
724,7
419,8
Chè
315,8
837,6
594,6
773,3
3.497,4
Nguồn số liệu: Tổng cục hải quan
Bảng cơ cấu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ta có thể thấy rõ Trung Quốc hiện là bạn hàng lớn của chúng ta về các sản phẩm cao su, hạt điều, và rau quả. Tổng kim ngạch 3 mặt hàng trên đạt trên 453 triệu USD, chiếm 90% tổng kim ngạch các mặt hàng nông sản chủ yếu nước ta xuất sang Trung Quốc.
a/ Mặt hàng cao su
Cao su là một trong những nông sản đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Thị trường xuất khẩu cao su quan trọng nhất của Việt Nam là Trung Quốc. Hàng năm thị trường Trung Quốc tiêu thụ của Việt Nam khoảng 40% số lượng cao su. Nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc là khoảng 1,5 triệu tấn/năm; trong nước chỉ tự cấp được khoảng 700.000 tấn. Hiện nay Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, cao su Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch mậu biên. Do vậy khối lượng và giá xuất tương đối bấp bênh. Trong khi đó chính sách nhập khẩu cao su của Trung Quốc chưa ổn định, hay thay đổi. Cao su xuất khẩu mậu biên bị ách tắc, phía Trung Quốc không cấp hạn ngạch nhập khẩu cao su cho các doanh nghiệp của họ. Họ chỉ chấp nhận phương thức hàng đổi hàng, đổi xe gắn máy, vỏ ruột ô tô lấy cao su.
Năm 2003, Trung Quốc cấp hạn ngạch chính ngạch 50.000 tấn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ xuất được 10.000 tấn hay có những thời điểm giữa năm 2004 cao su Việt Nam bị tồn đọng hàng ngàn tấn tại cửa khẩu chỉ vì phía Trung Quốc tạm ngừng không cấp quota nhập khẩu cao su Việt Nam. Ngoài việc quản lý bằng hạn ngạch, Trung Quốc còn chỉ định 17 đầu mối nhập khẩu cao su. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu cao su sang thị trường phía Bắc này cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro về thanh toán.
Bộ Thương mại cho biết lượng cao su nước ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái trong năm 2004 vẫn chưa bằng 50% của năm 2003, trong khi nhu cầu cao su của Trung Quốc vẫn tăng. Nguyên nhân chính là do lệ phí xin hạn ngạch nhập khẩu cao su Việt Nam của Trung Quốc rất cao, đối với cao su nhập khẩu chính ngạch biên mậu càng cao hơn, bằng 166% so với nhập khẩu chính ngạch. Thuế nhập khẩu cao su (cả thuế GTGT) cũng tới 40%. Trong khi đó, phí hạn ngạch được cấp cho những doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu cao su của Thái Lan, Malayxia, Indonexia chỉ bằng 60 – 65% so với lệ phí hạn ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam. Vì vậy các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tìm cách ép giá cao su của Việt Nam.
Chủng loại cao su chủ yếu của Việt Nam hiện nay là SVR 3L (chiếm 80% tổng sản lượng cao su sản xuất) chỉ phù hợp với một số ngành công nghiệp giày và công nghiệp vỏ xe của Trung Quốc nhưng với điều kiện công nghệ cũ. Đây là một trong những lý do mà sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam phần nhiều xuất khẩu sang Trung Quốc trong khi lượng xuất khẩu sang các nước tiêu thụ lớn khác như Mỹ và Nhật còn rất hạn chế. Các thị trường này chỉ mua cao su chủng loại SVR10, 20 và mủ latex.
b/ Mặt hàng nhân điều
Nhiều năm gần đây, hạt điều chế biến là một mặt hàng cao cấp ngày càng được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh trên thị trường thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Trung Quốc là thị trường truyền thống cho sản phẩm nhân điều Việt Nam – thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 sau Mỹ (chiếm 20% khối lượng xuất khẩu) với kim ngạch xuất khẩu trung bình thời kỳ 2000 – 2004 đạt 48,5 triệu USD/năm, những tháng cao điểm co thể xuất bình quân 300 tấn điều/ngày với giá khoảng 4.200 USD/tấn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, hạt điều Việt Nam chất lượng chưa cao và đồng đều dù sản lượng của Việt Nam có cao hơn một số nước nên giá bán của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn thấp hơn điều các nước khác. Hơn nữa, các doanh nghiệp điều Việt Nam còn chưa nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin về thị trường Trung Quốc. Ví dụ điển hình là giữa năm 2004, các doanh nghiệp đã vội vàng ký hợp đồng bán hàng cho cả năm với giá cao nhất cũng chỉ 4 USD/kg, nhưng đến thời điểm cuối năm khi giao hàng, nhu cầu nhập khẩu điều cho dịp Tết tăng cao, giá nhập khẩu trên thị trường này đã tăng vọt lên 5 USD/kg, như vậy mỗi ngày các doanh nghiệp điều mất 300 USD. Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp phải chịu lỗ do không có nguyên liệu dự trữ, phải mua với giá khá cao 15.000 – 16.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp chế biến thường phải mua nguyên liệu điều thô 30.000 ngàn tấn/năm từ các nước Châu Phi để chế biến tái xuất nhưng vẫn không đủ nguyên liệu đáp ứng cho các nhà máy chế biến hoạt động hết công suất.
c/ Mặt hàng rau quả
Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính sau gạo, cà phê và lâm sản trong những năm gần đây. Các mặt hàng rau quả của nước ta hiện nay đã có mặt ở gần 50 nước, tuy nhiên số thị trường ta có kim ngạch xuất khẩu khoảng 10 triệu USD trở lên còn ít chỉ có 4 thị trường gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Do tận dụng tương đối tốt lợi thế về vị trí địa lý của mình để khai thác thị trường, thị trường rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc. Hiện nay, thị trường Trung Quốc đang tiêu thụ 50 – 60% lượng rau, quả xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại sang thị trường này tăng mạnh thời kỳ 1997 - 2001 từ 24,8 triệu USD năm 1997 lên mức trên 120,3 triệu USD năm 2000. Các loại quả của Việt Nam được thị trường Trung Quốc nhập khẩu với khối lượng lớn là xoài, vải, nhãn, dứa, dừa, chuối, thanh long, chôm chôm Các loại quả trên có thể xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc dưới dạng tươi, khô hoặc chế biến thành nước ép, đông lạnh đóng hộp, mứt quả
Rau quả Việt Nam xuất sang Trung Quốc những năm gần đây chững lại, với mức kim ngạch năm 2004 chỉ đạt 24,9 triệu USD bằng 21% so với đỉnh cao xuất khẩu năm 2001. Lỗi lớn là do hệ thống khuyến nông không có sự quan tâm, hướng dẫn một cách bài bản quy trình kỹ thuật canh tác cho bà con, kể cả cách chọn giống đến khâu chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút rau quả Việt Nam vào thị trường Trung Quốc là do hai bên chưa có hiệp định kiểm dịch rau quả. Hình thức mua bán phổ biến từ trước tới nay vẫn là trao đổi và mua bán biên mậu không theo thông lệ quốc tế.
Theo Vụ Châu á - Thái Bình Dương (Bộ Thương mại), từ khi Chương trình thu hoạch sớm (EHP) trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác toàn diện ASEAN – Trung Quốc chính thức được áp dụng (1/2004), hàng nông sản của ta xuất vào Trung Quốc chưa có gì chuyển biến, không những thế, các mặt hàng được hưởng ưu đãi lại có kim ngạch giảm dần. Lý do chính là các doanh nghiệp không tận dụng được những ưu đãi về thuế quan đối với mặt hàng nông sản nói chung và rau quả nói riêng vào Trung Quốc.
Một lý do khác nữa là do rau quả Việt Nam xuất vào Trung Quốc hiện đang chịu mức thuế 12 – 14% trong khi đó rau quả của Thái Lan xuất vào Trung Quốc ngay từ năm 2003 chỉ còn 5%, năm 2004 mức thuế bằng 0%.
Hình thức ưu đãi CO (xuất xứ hàng hoá) mà Trung Quốc dành cho rau quả Việt Nam đang xuất biên mậu tại ba cửa khẩu Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn thì các doanh nghiệp Việt Nam không làm được vì quy mô bé, vận chuyển xa, xăng dầu tăng giá làm tăng chi phí hàng hoá.
d/ Mặt hàng nông sản khác
Ngoài 3 mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc, nước này mới chỉ được đánh giá là thị trường tiềm năng lớn cần khai thác triệt để đối với các sản phẩm nông sản khác bao gồm lúa gạo, hạt tiêu, cà phê, chè. Tổng kim ngạch xuất khẩu 4 mặt hàng này chỉ đạt trên 29 triệu USD, chiếm tỷ trọng hết sức nhỏ bé.
2.2.5.2.Về hình thức xuất khẩu
Hai hình thức xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là mậu dịch chính ngạch và mậu dịch tiểu ngạch. Bên cạnh đó các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu qua biên giới cũng đang được phát triển như tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh Mậu dịch chính ngạch là việc xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới khi Bộ Thương mại cấp giấy phép hoặc phê chuẩn. Mậu dịch tiểu ngạch (biên mậu) là việc xuất nhập khẩu hàng hoá khi Uỷ Ban nhân dân các tỉnh biên giới cấp giấy phép. Sự giống nhau giữa hai hình thức này là hàng hoá được lưu thông qua cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Điểm khác biệt rõ nét nhất giữa mậu dịch chính ngạch và tiểu ngạch là trị giá hàng hoá theo quy định hiện hành không vượt quá 500.000 đồng. Tuy nhiên trên thực tế, sự phân biệt là không rõ ràng do nhiều khi hàng chính ngạch lại được chuyển qua cửa khẩu dành cho buôn bán tiểu ngạch tuỳ thuộc vào biểu thuế của các loại hàng trong những thời điểm khác nhau.
Nhược điểm của buôn bán tiểu ngạch là Chính phủ không thể kiểm soát được việc buôn bán hàng hoá, tính bấp bênh và độ rủi ro cao do bị phía đối tác lừa chiếm dụng vốn, hạ giá đột ngột, đồng thời dẫn đến hậu quả là việc thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng Nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, ảnh hưởng không tốt tới quan hệ thương mại hai nước. Năm 2004, buôn bán tiểu ngạch chiếm tới 24% trong tổng giá trị buôn bán qua biên giới Việt – Trung, thanh toán qua hệ thống ngân hàng chỉ chiếm tỷ lệ xấp xỉ 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Một trong những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm giảm thiểu tình trạng buôn bán qua con đường tiểu ngạch là sự ra đời của Chương trình thu hoạch sớm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9704.doc