Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đăk lăk thời kì hội nhập

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng số liệu

Danh mục các biểu đồ

Danh mục các bản đồ

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu .2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .2

4. Đối tượng nghiên cứu.2

5. Phạm vi nghiên cứu .2

6. Lịch sử nghiên cứu .3

7. Quan điểm nghiên cứu.4

8. Phương pháp nghiên cứu.5

9. Đóng góp của luận văn.7

10. Cấu trúc luận văn.7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

NÔNG NGHIỆP.8

1.1. Một số khái niệm cơ bản .8

1.2. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .12

1.3. Kinh nghiệm một số nước về chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng .12

1.4. Vài nét về quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam.17

1.5. Một số kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng Tây Nguyên.17

1.6. Hội nhập kinh tế quốc tế.18

1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .23

1.7.1. Nhóm nhân tố tự nhiên.23

pdf152 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đăk lăk thời kì hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyên nhân phần lớn là diễn biến thất thường của khí hậu, thời tiết, thiếu nước tưới, chi phí sản xuất cao cũng như phát triển ồ ạt không theo quy hoạch ở những vùng không thích hợp (như vùng sỏi, đá, đất cát pha, vùng dễ bị ngập nước). Bên cạnh đó là số diện tích vườn cây cà phê già cỗi ngày càng tăng, chưa thay thế hết dẫn đến giảm sản lượng qua từng năm. Năng suất cà phê của Đăk Lăk cũng không ổn định, giai đoạn 2000 – 2006 năng suất tăng từ 19,0 tạ/ha lên 24,9 tạ/ha, nhưng giai đoạn 2006 – 2010 năng suất lại giảm dần từ 24,9 tạ/ha xuống còn 20,9 tạ/ha. Đăk Lăk cần phải chuyển đổi mạnh mẽ đối với những diện tích trồng cà phê già hóa kém hiệu quả, kiên quyết ngăn chặn việc mở rộng diện tích ồ ạt không theo quy hoạch chung của tỉnh cũng như của ngành cà phê Việt Nam. Những diện tích vườn cây già cỗi, hết chu kì kinh doanh, không chủ động nguồn nước sẽ được 63 chuyển đổi thành diện tích để trồng các loại cây khác như tiêu, ca cao, điều, cây ăn trái Tuy nhiên, khi chuyển đổi những diện tích cà phê này cần phải thận trọng không làm ảnh hưởng đến những diện tích đang cho sản lượng, năng suất cao. Nếu bất chấp để phá bỏ diện tích cà phê quá nhiều để tăng diện tích các loại cây trồng khác sẽ dẫn đến hệ lụy kép khó lường cho người sản xuất. Các công ty cà phê trong tỉnh như Phước An, Thắng Lợi, Tháng 10, Ea Pôk, 2/9, Đ’Rao, Trung Nguyên, Đăk Man đều đã thực hiện các chương trình phát triển cà phê bền vững, cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn UT2 Certified, 4C, RFA kí kết xây dựng vùng nguyên liệu, quy trình sản xuất cà phê bền vững với hộ sản xuất, bước đầu đã mang lại hiệu quả cho người sản xuất. Cà phê Đăk Lăk đã có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, một số thị trường lớn có giá trị cao như Nhật Bản trên 63,5 triệu USD, Đức 59,9 triệu USD, Italia 48,2 triệu USD (năm 2010) Trên địa bàn Đăk Lăk hàng chục doanh nghiệp thu mua và XK cà phê, các doanh nghiệp này chiếm hơn 86,5% tổng sản lượng cà phê XK của tỉnh. Ngoài việc đẩy mạnh XK, các doanh nghiệp cà phê của Đăk Lăk còn chú trọng đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê nội địa còn rất nhiều tiềm năng. + Cao su: Là loại cây công nghiệp quan trọng thứ hai sau cây cà phê, cây cao su ở Đăk Lăk đã thể hiện khá rõ hiệu quả kinh tế do những tiến bộ về kĩ thuật trồng cao su trong vòng 10 – 15 năm trở lại đây, những vườn cao su dần được trẻ mới bắt đầu đưa vào khai thác đã cho hiệu quả cao hơn so với các vườn cao su già cỗi trước đây. Trên thực tế cây cao su đã trở thành một trong những cây trồng cho sản phẩm XK mũi nhọn, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỉ đồng. Diện tích giai đoạn 2000 – 2010 tăng từ 23.207 ha lên 30.289 ha, trung bình mỗi năm tăng hơn 700 ha/năm. Số diện tích tăng lên được xác định diện tích đất lâm nghiệp chuyển đổi sang đất nông nghiệp và dành cho phát triển cao su lấy từ quỹ đất rừng thuộc các lâm trường đang quản lí. Trong số đó, có nhiều hộ gia đình 64 chuyển đổi đất từ các diện tích trồng cà phê, điều, vườn cây ăn quả sang trồng cao su, phần lớn quy mô tiểu điền từ vài ba ha đến hàng chục ha (có hộ tự trồng từ 1 – 3 ha hoặc 3 – 5 ha, hộ có đất liền kề nên liên kết với nhau thành vài chục ha) còn quy mô hàng trăm, hàng nghìn ha thuộc các công ty, doanh nghiệp quản lí. Việc tăng diện tích trồng cao su không theo quy hoạch sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình CDCC cây trồng, việc lấn đất trồng rừng, trồng ở những vùng đất không phù hợp, tầng đất mỏng, độ dốc cao, diện tích khô hạn lớn sẽ dẫn đến những nguy cơ đáng lo ngại. Biểu đồ 2.10: Biến động sản lượng và năng suất cao su tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2000 – 2010 Hiện nay (năm 2010) diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở các huyện như: Ea H’Leo 10.049 ha (33,2%), Cư M’Gar 8.059 ha (26,6%), Krông Năng 3.160 ha (10,4%), Krông Buk 2.604 ha (8,6%), Ea Súp 2.697 ha (5,6%), TX. Buôn Hồ 1.282 ha (4,2%). Các huyện còn lại dưới 1000 ha. Lãnh thổ có diện tích cao su chuyển dịch mạnh như TP. Buôn Ma Thuột giảm 1,5 lần giai đoạn 2000 – 2010, Ea Kar tăng 15 lần, Ea H’Leo tăng 2 lần, huyện Ea Sup sau năm 2008 bắt đầu trồng, đến năm 2010 đã lên 1.697 ha. 65 66 Song song với sự gia tăng về diện tích thì sản lượng cao su cũng tăng qua từng năm. Giai đoạn 2000 – 2010 tăng từ 10.776 tấn lên 29.728 tấn, năm 2010 tăng gấp 2,8 lần năm 2000. Năng suất cũng tăng theo từng năm, từ 2000 – 2005 tăng liên tục từ 4,6 tạ/ha lên 11,4 tạ/ha, tuy nhiên từ năm 2005 – 2010 lại giảm xuống còn 9,8 tạ/ha. Nguyên nhân do việc mở rộng diện tích trong những năm gần đây không theo quy hoạch, số diện tích mới trồng vẫn chưa cho thu hoạch (do cây cao su từ khi trồng đến khi khai thác phải mất từ 5 – 6 năm trở lên). + Cây hồ tiêu: Diện tích chỉ chiếm 2,1% trong nhóm các cây lâu năm nhưng tốc độ gia tăng rất nhanh tới 13,5%/năm. Giai đoạn 2000 – 2010 diện tích cây hồ tiêu tăng từ 1.558 ha lên 5.533 ha, trung bình tăng gần 400 ha/năm. Sản lượng hồ tiêu cũng tăng liên tục từ 1.063 tấn (năm 2000) lên 12.816 tấn (năm 2010), trung bình mỗi năm tăng 1.175 tấn/năm. Năng suất đạt từ 6,8 tạ/ha (năm 2000) lên 23,2 tạ/ha (năm 2010). Diện tích tiêu tập trung nhiều nhất ở huyện Ea H’leo 1.487 ha (chiếm 26,9% - năm 2010), tiếp đó là huyện Cư Kuin 908 ha, các huyện Cư M’Gar, Ea Kar, TX. Buôn Hồ, trung bình mỗi huyện diện tích khoảng trên 500 ha. Sự phát triển ồ ạt diện tích tiêu trong thời gian gần đây phần lớn nhu cầu thị trường lớn, gia cả tăng cao. Giá tiêu cao đang tạo sức hút khiến nhiều người dân ở các huyện bất chấp thổ nhưỡng, chất đất có phù hợp hay không, họ tìm đủ mọi cách để mở rộng vườn hồ tiêu của mình. Cơn sốt dường như nóng hơn khi người dân sẵn sàng chặt bỏ hàng trăm ha cà phê, thậm chí nhổ tung cả vườn cà phê đang thu hoạch để thay thế bằng hồ tiêu. Hiệu quả trồng tiêu lãi hơn so với trồng cà phê rất nhiều. Khi quy hoạch trồng trọt bị phá vỡ thì đối với bất kì loại cây trồng nào cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, kéo theo nhiều rủi ro. Nếu không kiểm soát hết các giai đoạn đầu tư sản xuất từ cây giống, kĩ thuật, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản thì chất lượng sản phẩm chắc chắn sẽ không đạt được phẩm cấp mà thị trường đòi hỏi. 67 Mặt khác, khi đua nhau trồng tiêu, tất yếu cung sẽ vượt cầu dẫn đến giá cả sẽ giảm dần khiến hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này giảm sút. Hệ lụy tiếp theo là tình trạng suy thoái, bạc màu đất đai do lối canh tác xô bồ, triệt hạ cả vành đai cây che bóng có tác dụng ngăn sự rửa trôi của đất. Vì thế thật dễ hiểu khi nông dân đua nhau trồng tiêu, trước đây họ tạo trụ tiêu bằng cây sống mang tính chiến lược lâu dài, nhưng nay trụ sống cần rất nhiều thời gian, trụ xi măng lại không mấy hiệu quả, nên người dân đổ xô nhau vào rừng chặt cây làm trụ tiêu. Cây lớn cây bé đều bị hạ một cách không thương tiếc, hàng chục ha rừng ở Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’leo... đã bị tàn phá. + Cây điều: Diện tích từ năm 2000 – 2005 tăng liên tục từ 3.897 ha lên 35.505 ha, trung bình mỗi năm tăng khoảng 6.328 ha/năm, tuy nhiên sự biến động cây điều nhận thấy đang giảm rõ từ năm 2005 trở lại đây, diện tích đã giảm từ 35.505 ha xuống còn 33.406 ha, trung bình giảm hơn 420 ha/năm. Nguyên nhân chính được xác định là nhu cầu không cao, giá cả thấp nên người dân ít đầu tư vào loại cây trồng này, nó chỉ tập trung chủ yếu vùng thổ nhưỡng ít màu mỡ, đất cát pha. Phần lớn diện tích điều của địa phương là do trồng tự phát, bằng các giống điều truyền thống, ít được đầu tư chăm sóc nên năng suất khá thấp. Ngay niên vụ điều năm 2011, năng suất điều cũng chỉ đạt từ 7 đến 9,6 tạ/ ha, thậm chí tại các vùng trọng điểm điều như Ea Súp, Cư M’Gar, Ea H’Leo, Buôn Đôn, Ea Kar có những vùng chỉ thu hoạch từ 1 đến 5 tạ điều nhân/ha. Do năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém, nên nhiều vùng đã chặt bỏ cây điều hàng loạt chuyển sang trồng cao su, ca cao và các loại cây khác. Diện tích điều ở các địa phương biến động theo xu hướng giảm như huyện Ea Súp giảm gần 3 lần giai đoạn 2005 – 2010, Ma Đ’Răk giảm 3,2 lần, Krông Năng giảm 2 lần; các huyện tăng như Lăk tăng 16,5 lần, Krông Păk tăng 2,1 lần, Ea Kar tăng 1,1 lần. Tỉnh Đăk Lăk hiện có 9 cơ sở chế biến hạt điều nhân XK, với tổng công suất trên 36.000 tấn nguyên liệu/năm. Tuy nhiên, với tình trạng như hiện nay, diện tích 68 ngày càng thu hẹp, năng suất cây điều thấp, thiếu nguyên liệu triền miên nên nhiều cơ sở chế biến nhân điều XK đóng cửa, ngưng hoạt động. + Cây chè, cây dừa không phải là cây chủ lực của địa phương nên không có sự biến động gì đáng kể. - Nhóm cây công nghiệp hàng năm: Bảng 2.9: Biến động diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm của tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2000 – 2010 Năm Loại cây 2000 2005 2010 2010 so với 2000 (+tăng, - giảm) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Cơ cấu diện tích (%) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Mía 6.903 306.249 7.218 353.305 12.915 40,5 780.082 +6.012 +473.833 Đậu tương 9.898 11.474 11.509 13.037 8.043 25,6 11.719 -1.855 +245 Lạc 11.662 12.068 12.047 14.357 7.824 24,9 11.041 -3.838 -1.027 Bông 5.445 6.911 3.718 4.844 1.609 5,1 2.469 -3.836 -4.442 Vừng 713 366 1.550 779 1.025 3,9 709 +312 +343 Tổng cộng 34.621 337.068 36.042 386.322 31.416 100,0 806.020 -3.205 +468.952 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đăk Lăk năm 2006, 2010) Hiện nay đang có xu hướng giảm, năm 2000 tỉ trọng chiếm 14,1% (34.823 ha) đến năm 2005 xuống 13,7% (36.962 ha) và năm 2010 chỉ còn 11% (32.427 ha) trong số các loại cây công nghiệp. Các loại cây công nghiệp hàng năm giảm do nguồn lợi nhuận thu được không cao vì vậy người dân ít quan tâm đến sự phát triển của nhóm cây này. + Cây mía: Chiếm diện tích cao nhất 40,5% (12.915 ha năm 2010), là loại cây có sự gia tăng liên tục cả về diện tích và sản lượng trong giai đoạn 2000 – 2010. Diện tích năm 2000 là 6.903 ha đến năm 2010 đã lên đến 12.915 ha, trung bình tăng 601 ha/năm, tốc độ gia tăng trung bình 6,5%/năm. Năng suất mía cũng tăng liên tục năm 2000 đạt 443,6 tạ/ha đến năm 2005 đạt 489,5 tạ/ha và đến năm 2010 đã lên đến 604 tạ/ha. Địa bàn chủ yếu tập trung cây mía là huyện Ma Đ’Răk 5.502 ha (chiếm 42,6% diện tích trồng mía toàn tỉnh), Ea Kar 4.250 ha (32,9), TP. Buôn Ma Thuột 1.631 ha (12,6%), huyện Buôn Đôn 589 ha (4,6%). Chuyển dịch mạnh ở các huyện như Ea H’Leo tăng hơn 4 lần giai đoạn 2005 – 2010, Ea Sup sau 2009 đã trồng và 69 đến 2010 lên 200 ha, Ma Đ’Răk tăng 7 lần giai đoạn 2000 – 2010, Ea Kar tăng 2,3 lần, Krông Bông giảm gần 2 lần, Krông Păk và Lăk giảm mạnh, hiện nay hầu như không phát triển cây mía. Cây mía phát triển mạnh vùng có nhiều diện tích đất cát pha, đất bỏ hoang nơi có điều kiện khí hậu thích hợp, nhiều địa phương đã khuyến khích, tạo điều kiện người dân vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu, chuyển đổi hàng trăm ha các loại cây ngắn ngày khác hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía. Hiện nay, các nhà máy đường như Công ty Cổ phần mía đường 333 (Đăk Lăk), Nhà máy đường Cư Jút (Đăk Nông), nhà máy đường A Yun Pa (Gia Lai), nhà máy đường Tuy Hòa (Phú Yên), nhà máy đường Ninh Hòa và Cam Ranh (Khánh Hòa) đã tích cực phân vùng, kí hợp đồng trực tiếp với từng hộ sản xuất để bao tiêu sản phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm sản xuất, thúc đẩy quá trình CDCC ngành trồng trọt diễn ra mạnh mẽ, quy mô lớn. + Các cây lạc, đậu tương, bông: Diện tích năm 2010 diện tích trồng lạc là 7.824 ha (chiếm 24,9%), đậu tương 8.043 ha (chiếm 25,6%), bông 1.609 ha (chiếm 5,1%). Nhìn chung đang có sự thu hẹp cả về diện tích, sản lượng do hiệu quả kinh tế của chúng mang lại thấp hơn nhiều loại cây trồng khác, là những cây rất nhạy cảm trước những biến động thất thường của khí hậu, thời tiết đó cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích những loại cây trồng này. Biểu đồ 2.11: Biến động GTSX/ha cây công nghiệp chung tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2000-2010 70 Nhìn chung, GTSX/ha theo giá so sánh tăng liên tục giai đoạn 2000 – 2010 từ 20,8 triệu đồng/ha (năm 2000) lên 20,4 triệu đồng/ha (năm 2005) và đến 23,5 triệu đồng/ha (năm 2010). Còn GTSX/ha theo giá hiện hàng cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2010, đã tăng từ 13,2 triệu đồng/ha lên 49,7 triệu đồng/ha, trung bình mỗi năm tăng 3,7 triệu đồng/năm. * Nhóm cây rau, đậu: Đăk Lăk là tỉnh có điều kiện sản xuất các loại rau, đậu khá thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, thị trường, chính sách đã góp phần quan trọng trong việc CDCC NN ở địa phương. Việc sản xuất rau đậu đi dần đến sản xuất hàng hóa, người dân được dùng rau sạch theo các tiêu chuẩn quy định, hiện nay nguồn rau sạch cung cấp thường xuyên cho các chợ và có mặt trong các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Bảng 2.10. Biến động diện tích, GTSX và GTSX/ha các loại rau – đậu tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2000 - 2010 Năm Tiêu chí 2000 2005 2010 2010 so với 2000 (+tăng, - giảm) Diện tích (ha) 31.816 35.614 40.226 +8.410 GTSX (triệu đồng) 193.690 288.537 1.187.762 +994.072 GTSX/ha (triệu đồng/ha) 6,1 8,1 29,5 +23,4 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đăk Lăk năm 2006, 2010) Diện tích sản xuất rau, đậu tăng liên tục từ năm 2000 đến 2010, trung bình tăng 841 ha/năm. Diện tích cao nhất là ở huyện Ea Kar chiếm 29,9% (12.038 ha) diện tích trồng rau, đậu toàn tỉnh, sau đó là Ea Súp 6.700 ha, Krông Păk 3.228 ha, Buôn Đôn là 3.007 ha. Sản lượng các loại rau-đậu tăng mạnh từ 89.966 tấn (năm 2000) lên 168.751 tấn (năm 2010), trung bình năm tăng 7.878 tấn/năm. Hiện nay phát triển sản xuất rau sạch, rau an toàn tăng nhanh thông qua sự hỗ trợ đắc lực của KHKT, người dân có điều kiện tiếp cận cũng như ứng dụng những thành tựu vào sản xuất. Các loại rau được sản xuất nhiều hiện nay như cà chua, cải bắp, súp lơ, cải dưa, xà lách, đậu cô ve, dưa chuột... số diện tích trồng rau chủ yếu tập trung ở TP. Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận nhằm đáp ứng chủ yếu nhu cầu tiêu thụ ở thành phố và các khu đông dân cư. 71 GTSX trồng rau, đậu tăng rất nhanh, năm 2010 gấp 6,1 lần so với năm 2000. GTSX/ha giai đoạn 2000 – 2005 tăng rất chậm từ 6,1 triệu đồng/ha lên 8,1 triệu đồng/ha, tuy nhiên từ năm 2005 – 2010 tăng rất nhanh từ 8,1 triệu đồng/ha lên 29,5 triệu đồng/ha. Trung bình giai đoạn 2000 – 2010 tăng 2,34 triệu đồng/ha. * Nhóm cây ăn quả: Bảng 2.11: Biến động diện tích và sản lượng một số cây ăn quả của tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2000 – 2010 Năm Loại cây 2000 2005 2010 2010 so với 2000 (+tăng, - giảm) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Cơ cấu diện tích (%) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Cam,quít,bưởi 138 509 279 1.174 530 28,3 2.733 +392 +2.224 Dứa 90 868 295 2.830 193 10,3 2.106 +103 +1.238 Nhãn, vải 174 549 386 1.982 459 24,5 2.875 +285 +2.326 Xoài 288 1.343 484 2.608 550 29,4 3.688 +262 +2.345 Thanh long 16 42 51 350 140 7,5 1.110 +124 +1.068 Tổng cộng 706 3.311 1.495 8.944 1.872 100,0 12.512 +1.166 +9.201 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đăk Lăk năm 2006, 2010) Cây ăn quả ở Đăk Lăk chiếm tỉ trọng GTSX khá nhỏ trong nhóm các loại cây trồng của địa phương, từ 0,9% (36,5 tỉ đồng - năm 2000) tăng lên 2,3% (496,9 tỉ đồng - năm 2010). Hiện nay người dân đang dần chuyển đổi nhiều diện tích đất hoa màu, đất trồng cây ăn quả kém hiệu quả trước đây sang trồng cây ăn quả chất lượng cao, hoặc người dân có thể trồng xen canh vào các vườn cà phê, hồ tiêu để tạo nên sự bền vững của nền nông nghiệp. Tiêu biểu một số sản phẩm như sầu riêng cơm vàng hạt lép, bơ sáp, xoài xanh, chôm chôm tróc, măng cụt, vải thiều, nhãn lồng không chỉ cung cấp tại địa phương mà còn xuất bán sang các địa phương khác, chất lượng một số sản phẩm không thua kém hàng ngoại nhập. Diện tích, sản lượng các cây ăn quả có tăng, tuy nhiên vẫn còn rất khiêm tốn so với nhiều loại cây trồng khác. Giai đoạn 2000 – 2010 diện tích tăng trung bình 116,6 ha/năm, sản lượng tăng 920 tấn/ha. Hiện nay, diện tích cây ăn quả tập trung ở các địa bàn như huyện Krông Năng, Krông Buk, Ea Kar, Cư M’Gar, Krông Păk, TX. Buôn Hồ. GTSX/ha đất canh tác tăng liên tục, năm 2000 đạt 12 triệu đồng/ha đến năm 2005 lên 22 triệu đồng/ha và tới 67,4 triệu đồng/ha năm 2010. Các lãnh thổ 72 chuyển dịch mạnh như Ea H’Leo tăng 5,2 lần giai đoạn 2000 – 2010, Krông Buk tăng 4,5 lần, Lăk tăng 3,9 lần, Ea Kar tăng 3 lần, Cư M’Gar tăng 2,4 lần, Krông Năng tăng gần 2 lần. Nhìn chung, cơ cấu ngành trồng trọt của Đăk Lăk đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng và diện tích các loại cây trồng ít có giá trị hàng hóa (như khoai lang, lạc, đậu tương, điều) tập trung vào các loại cây có giá trị hàng hóa cao, nhu cầu thị trường lớn như lúa (nhất là lúa lai), ngô, cà phê, cao su, hồ tiêu, rau đậu, cây ăn quả trên cơ sở tận dụng tối đa những lợi thế về tự nhiên cũng như KT-XH cho trồng trọt và tận dụng tính đa dạng phong phú của sản phẩm. Ngành trồng trọt của Đăk Lăk đã đáp ứng phần lớn nhu cầu lương thực tại chỗ ngày càng cao của người dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và có nhiều sản phẩm XK chủ lực không chỉ ở địa phương mà mang tính chất quốc gia. Tuy nhiên, việc CDCC các sản phẩm cây trồng Đăk Lăk vẫn còn chậm, quy mô sản xuất chưa lớn, khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm chưa thực sự đảm bảo hoàn toàn. Cơ cấu cây lương thực chủ yếu vẫn là cây lúa và ngô, còn cây công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất vẫn là cây cà phê, số diện tích các loại cây khác rất khiêm tốn. Việc mở rộng diện tích một số loại cây trồng chưa kiểm soát chặt chẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch của tỉnh, vùng từ đó gây ra những khó khăn cho việc CDCC cây trồng. 2.2.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi Ngành chăn nuôi Đăk Lăk trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư và phát triển, sản phẩm từ chăn nuôi là một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình, sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi đã góp phần tích cực trong việc CDCC ngành N-L-TS nói chung. Tây Nguyên nói chung, Đăk Lăk nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm, tuy vậy do đặc thù của tỉnh vùng cao nên phương thức chăn nuôi còn mang tính tự túc tự cấp còn phổ biến, chăn nuôi đại gia súc phụ thuộc khá nhiều vào thức ăn tự nhiên. Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi 73 tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 2010 chiếm 18,7% (5.220.380 triệu đồng) cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp. Biểu đồ 2.12: Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi Đăk Lăk giai đoạn 2000 – 2010 Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi gia súc chiếm tỉ trọng cao nhất (66,3% năm 2010), xu hướng giai đoạn 2000 – 2010 giảm dần tỉ trọng. Tuy nhiên, có sự biến động không liên tục, giai đoạn đầu 2000 – 2005 tăng từ 77,5% lên 79,6% nhưng giai đoạn sau 2005 – 2010 giảm từ 79,6% xuống còn 66,3%, trung bình giảm hơn 2,6 %/năm. Đối với chăn nuôi gia cầm tỉ trọng GTSX nhìn chung có xu hướng tăng, nhưng không liên tục, giai đoạn đầu giảm từ 14,9% xuống 8,5%, đến giai đoạn sau tăng rất mạnh từ 8,5% lên 20,6%, trung bình tăng hơn 2,4 %/năm. Các ngành chăn nuôi khác như ong mật, nhím, chồn, trăn, rắn, ba ba, kỳ đà chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại tăng liên tục qua các năm, từ 7,6% (năm 2000) lên 11,9% (năm 2005) và đến năm 2010 là 13,1%, năm 2010 tăng gấp hơn 1,7 lần so với năm 2000. Sở dĩ có sự biến động thất thường trong cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi chủ yếu do các nguyên nhân như tâm lí người tiêu dùng bị tác động mạnh bởi những thông tin về tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm; dịch bệnh tai xanh ở lợn, lở mồm long móng ở trâu bò, dịch cúm gia cầm; giá thức ăn ngày càng tăng; sự cạnh tranh gay gắt thị trường. 74 * Chăn nuôi gia súc: + Đàn trâu: Chiếm tỉ lệ nhỏ 3,6% (năm 2010) trong tổng đàn gia súc của tỉnh và chiếm hơn 35% (năm 2010) tổng đàn trâu vùng Tây Nguyên (94,2 nghìn con). Số lượng gia tăng liên tục từ 19,0 nghìn con lên 33,2 nghìn con giai đoạn 2000 – 2010, năm 2010 tăng gấp hơn 1,7 lần so với năm 2000, trung bình mỗi năm tăng hơn 1,4 nghìn con. Bảng 2.12: Biến động số lượng gia súc, gia cầm tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2000 - 2010 Năm Loại gia súc, gia cầm 2000 2005 2010 2000 so với 2010 (+ tăng, - giảm) Trâu (nghìn con) 19,0 24,3 33,2 +14,2 Bò (nghìn con) 106,0 171,9 191,1 +85,1 Lợn (nghìn con) 417,1 643,6 658,0 +240,9 Dê (nghìn con) 2,1 38,3 27,4 +25,3 Ngựa (nghìn con) 0,072 0,009 0,030 -0,042 Gia cầm (nghìn con) 2.849,9 4.481,5 7.169,5 +4.319,6 Trong đó: + Đàn gà 2.355,5 3.809,3 6.002 +3.646,5 + Đàn vịt 346,1 504,2 797 +450,9 + Gia cầm khác 148,3 168 370,5 +222,2 Đàn ong (đàn) 32.403 94.734 156.059 +123.656 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đăk Lăk năm 2006, 2010) Đàn trâu chủ yếu tập trung ở các địa phương như huyện Ea Kar, Krông Bông, Ea Súp, Krông Păk, Ma Đ’Răk, Buôn Đôn số lượng trung bình mỗi địa phương này chiếm trên 3.000 con. Phần lớn tập trung ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc tại chỗ; trâu được sử dụng làm sức kéo và lấy thịt để làm nguồn thực phẩm truyền thống. + Đàn bò: Chiếm tỉ lệ cao thứ 2 trong tổng đàn gia súc của tỉnh 21% (năm 2010) và chiếm 27,5% tổng đàn bò toàn vùng Tây Nguyên (694,9 nghìn con). Xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2010, năm 2010 tăng hơn 83 nghìn con (gấp hơn 1,8 lần) so với năm 2000. 75 Việc phát triển đàn bò thuận lợi do Đăk Lăk có nhiều đồng cỏ tự nhiên và tận dụng cỏ dưới tán rừng, hoặc chuyển diện tích đất trồng kém hiệu quả kinh tế sang trồng các loại cỏ cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao (như cỏ Runi, Ghinê, VA – 06, Pasplum, cỏ Voi cho năng suất từ 250 – 400 tấn/ha) nhằm để phát triển đàn bò lai theo hình thức hộ gia đình hoặc quy mô trang trại. Đàn bò được nuôi với nhiều mục đích đa dạng như lấy sức kéo, lấy thịt, lấy sữa, bò giống, bò vỗ béo nhằm góp phần CDCC ngành chăn nuôi, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Tất cả các địa phương trong tỉnh đều có số lượng đàn bò gần 3.000 con trở lên, trong đó các huyện Krông Păk, Krông Bông, Lăk mỗi huyện trên 20.000 con, từ 10.000 – 20.000 con như các huyện Ma Đ’Răk, Ea Súp, Ea Kar, Cư M’Gar, Buôn Đôn, Ea H’Leo Hiện nay có 2 giống bò lai Sind và Brahman cho năng suất cao được đưa vào nuôi nhằm thay thế dần đàn bò truyền thống (bò vàng) năng suất thấp. Mô hình nuôi bò thịt dưới tán rừng đang mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao (thường cao hơn 30 – 40% so với hình thức chăn nuôi thường). Ngoài ra, để CDCC đàn bò, nhiều địa phương sử dụng giống bò địa phương truyền thống để lai với các giống bò ngoại cho năng suất cao hơn. Cơ cấu đàn bò đang có sự chuyển dịch tích cực, tỉ trọng đàn bò kéo giảm và tăng dần đàn bò thịt, bò sữa, chuyển dần từ chăn nuôi phục vụ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, phục vụ nhu cầu thực phẩm ngày càng cao. Sản xuất bò lai tỉ trọng ngày càng tăng trong tổng đàn bò, từ 2% (3.398 con năm 2000) lên 4,3% (8.235 con năm 2010), mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người sản xuất. + Đàn lợn: Chiếm tỉ trọng cao nhất tới 72,3% (năm 2010) trong tổng đàn gia súc của tỉnh và chiếm 40,3% tổng đàn lợn vùng Tây Nguyên (1.633,2 nghìn con). Tốc độ tăng liên tục từ 417,1 nghìn con (năm 2000) lên 6.580 nghìn con (năm 2010), trung bình tăng hơn 24 nghìn con/năm. 76 77 Sản lượng thịt lợn xuất chuồng cũng tăng từ 37.903 tấn (năm 2000) lên 102.387 tấn (năm 2010), trung bình tăng gần 6.500 tấn/năm, năm 2010 tăng gấp 2,7 lần so với năm 2000. Bảng 2.13: Chuyển dịch số lượng lợn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng phân theo huyện giai đoạn 2000 – 2010 Năm Huyện 2000 2005 2010 2010 so với 2000 (+ tăng, - giảm lần) Số lượng (con) Thịt hơi (tấn) Số lượng (con) Thịt hơi (tấn) Số lượng (con) Thịt hơi (tấn) Số lượng Thịt hơi TP. BMT 60.688 4.427 82.288 7.137 87.254 12.345 1,4 2,8 H. Ea H’Leo 23.341 1.252 38.560 2.052 37.624 2.923 1,6 2,3 H. Ea Súp 16.594 1.274 32.328 1.770 16.241 3.348 1,0 2,6 H. Krông Năng 30.235 2.831 36.592 4.186 25.248 7.285 0,8 2,6 H. Krông Buk 21.054 2.304 45.353 4.354 10.080 1.039 0,5 0,5 H. Buôn Đôn 17.261 1.758 23.029 2.101 33.673 3.068 1,9 1,7 H. Cư M’Gar 27.300 2.263 36.085 2.656 66.711 9.617 2,4 4,2 H. Ea Kar 45.361 4.569 67.458 10.438 68.293 11.422 1,5 2,5 H. Ma Đ’Răk 21.960 2.826 32.207 3.756 37.408 7.248 1,7 2,6 H. Krông Păk 65.868 5.388 140.742 11.814 131.176 20.732 2,0 3,8 H. Krông Bông 21.546 2.226 29.893 3.810 34.525 8.611 1,6 3,9 H. Krông Ana 51.946 4.873 61.110 6.106 22.283 3.082 0,4 0,6 H. Lăk 13.952 1.912 18.046 1.797 31.709 2.133 2,3 1,1 H. Cư Kuin - - - - 31.862 7.500 - - TX. Buôn Hồ - - - - 22.944 2.025 - - Tổng số 417.106 37.903 643.691 61.976 658.031 102.378 1,6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_18_8868455217_4102_1869259.pdf
Tài liệu liên quan