Một đặc điểm dễ nhận thấy: các CEO săn đầu người thường là
nữ, đẹp, gợi cảm và giao tiếp rất tốt. Là nữ, những thợ săn đầu
người có thế mạnh của sự mềm mỏng, kiên nhẫn và cả những
“tuyệt chiêu” riêng của phái nữ mà nam giới không có được.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên gia săn đầu người đã ẩn mình như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên gia săn đầu người đã ẩn
mình như thế nào?
Mấy năm gần đây, phong trào học các lớp đào tạo nhân sự quản
lý kinh tế chuyên nghiệp như CEO (giám đốc điều hành chuyên
nghiệp), CFO (giám đốc tài chính) nở rộ gợi liên tưởng đến phong
trào đi học ngoại ngữ cũng từng nở rộ mươi, mười lăm năm về
trước.
Tuy nhiên, đó chỉ là sự tương đồng về hình thức, trên thực tế,
những khóa đào tạo quản lý chuyên nghiệp này khác hẳn các lớp
học ngoại ngữ về bản chất: đội ngũ nhân sự được chọn lọc hơn
rất nhiều. Đặc biệt, do hầu hết người đi học đều đang hoặc sắp là
chủ, là giám đốc doanh nghiệp nên khả năng ứng dụng của họ từ
kiến thức học được trên thực tế thương trường là cực cao. Trong
khuôn khổ bài viết này, với tư cách là người trong cuộc, tác giả
muốn gói gọn đề tài ở mảng những phụ nữ đi học CEO nhưng
thực chất là để đi thi thố khả năng tiếp thị, khả năng săn lùng cơ
hội kinh doanh, “săn đầu người” (headhunter) siêu hạng của họ…
Đi học & đi “săn”!
Có đi vào thực tế, tôi mới thấy rõ rằng, mục
đích của các đối tượng đến tham dự các
lớp CEO chuyên nghiệp cũng có ba bảy
đường. Một số đến để học hỏi kiến thức
“đời mới” về nền kinh tế thị trường, các kỹ năng quản trị, đối
tượng khác đến để tìm đối tác làm ăn, cũng không hiếm chuyện
mấy cô chưa chồng đã hơi “nhàu nhàu” đến để quên sầu! Nhưng
thú thật, mới đầu tôi không hề hay biết một thực tế: có khá nhiều
đối tượng đến đây để Headhunter – “săn đầu người” theo đúng
cả nghĩa đen nghĩa bóng!
Chuyện ở Việt Nam có những công ty chuyên làm công tác này
không có gì là mới. Cách đây chừng dăm năm ở Việt Nam hình
thành nhiều công ty chuyên săn đầu người để cung cấp cho thị
trường như Công ty TD&T, Price Waterhouse Cooper, KPMP,
L&A…Các doanh nghiệp này làm dịch vụ tuyển dụng quản trị
viên, chuyên gia của đủ các ngành và bán lại cho khách hàng có
nhu cầu. Họ là những cỗ máy “đãi cát tìm vàng”, hàng ngày, có
hàng chục lượt ứng viên tại các đơn vị này. Những ai đạt yêu cầu
sẽ được công ty giữ lại và họ trở thành một loại “hàng hóa” cấp
cao trong thị trường lao động. Sau khi tuyển dụng được người có
năng lực, trong những trường hợp cần thiết, công ty tổ chức các
khóa bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của người sử
dụng. Công ty có thể “bán” đứt họ cho khách hàng, hoặc chỉ cho
thuê trong một thời gian nhất định. Họ là những chuyên gia giỏi
nên luôn có việc làm và được trả lương cao, công ty đứng ra tìm
kiếm khách hàng và tổ chức công việc cho họ.
Tuy nhiên, đó là lối “săn đầu người” công khai và nói thật là khá
tốn kém và cũng chứa kha khá rủi ro. Kiểu săn đầu người tôi đề
cập ở đây là phương thức hiện đại, khác xa lối tuyển dụng nói
trên. Thực tế đã chứng minh, nếu thuê các chuyên viên “săn đầu
người” của các công ty chuyên nghiệp như đã nói thì chi phí qua
khâu trung gian sẽ rất tốn kém, trong khi đó thời gian tiếp cận các
ứng viên ngắn nên khả năng rủi ro là khá cao. Chính vì vậy, “mốt
săn đầu người” hiện nay là các chủ doanh nghiệp hay các CEO
trực tiếp đi săn đầu người và thị trường tìm kiếm lý tưởng nhất
không ở nơi đâu khác hơn là các trung tâm đào tạo CEO chuyên
nghiệp. Bởi lợi thế là các lớp học tập trung này khá dài (từ 5-6
tháng trở lên) các ông bà chủ có điều kiện tìm hiểu kỹ lưỡng các
đối tác của mình.
Hơn thế “ nhân sự” tại các lớp CEO thường đã và đang là giám
đốc, có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính nên cơ hội hợp tác làm
ăn chắc hơn nhiều. Trong lớp CEO tôi học có hơn 70 học viên,
lúc đầu cứ ngỡ ai cũng như mình đi để “lấy kiến thức”. Nhưng
qua vài ba tuần lễ, tôi hiểu mình đã nhầm to. Có đến một phần ba
là những “học viên” tại đây đã có chứng chỉ tốt nghiệp CEO tại
các trung tâm đào tạo khác, có người thì học tại trung tâm này
đến lần thứ 2, thứ 3 (dĩ nhiên là họ đã được các chủ cơ sở đào
tạo “phím trước” để được miễn hoặc giảm học phí).
“Săn Bạn”…
Một đặc điểm dễ nhận thấy: các CEO săn đầu người thường là
nữ, đẹp, gợi cảm và giao tiếp rất tốt. Là nữ, những thợ săn đầu
người có thế mạnh của sự mềm mỏng, kiên nhẫn và cả những
“tuyệt chiêu” riêng của phái nữ mà nam giới không có được.
Quan trọng là họ đã “phím” trước với cơ sở đào tạo để khi bình
bầu lớp họ được giới thiệu một vị trí nào đó trong “ban lãnh đạo”
ví như lớp trưởng, lớp phó, hay thủ quĩ. Lớp CEO tôi học, có chị
lớp phó tên Phương Hoa, khi đến học thì ít nghe giảng toàn nói
chuyện riêng, xin số điện thoại của mọi người nhưng cái gì cũng
biết, đặc biệt thiết lập các chương trình giao lưu, picnic thì siêu
hạng…
Với các nữ “săn đầu người” thông thường, internet là kênh thông
tin không thể thiếu. Họ lướt web tìm các ứng viên tiềm năng trên
các trang web tuyển dụng hoặc gửi các bản mô tả công việc đến
các ứng viên, các quản trị trang dịch vụ việc làm trực tuyến, gửi
e-mail cho các ứng viên. Nhưng với các CEO tiếp thị kiểu trực
tiếp này, những buổi ngoại khóa tâm tình mới là kênh hiệu quả
nhất. Hình thức đẹp, nói năng dẻo quẹo, lại mang tiếng bạn cùng
lớp, những rủ rỉ, gạ gẫm các nhân sự có năng lực đang từ công
ty A, nhảy sang công ty B, C…là chuyện trong tầm tay của họ.
Một chị ở Quảng Ninh làm nghề xuất khẩu khoáng sản lên Hà Nội
học cùng lớp, khi biết tôi làm báo cũng từng gạ tôi về đầu quân
cho cơ quan chị để quản lý truyền thông. Nhưng vì lý do riêng tôi
đã từ chối. Trên thực tế, có khoảng 15-20% các phi vụ hợp tác
săn đầu người trong lớp thành công. Có khi là về làm việc luôn,
có khi góp vốn liếng, quan hệ để thành lập doanh nghiệp mới.
Ngoài việc tuyển nhân sự cao cấp là các “chiến hữu” cùng lớp,
khi kết thúc khóa học của chúng tôi, chị Hoa còn kêu gọi một số
học viên thành lập được cả một công ty cổ phần mang tên CEO6
chuyên kinh doanh thông tin trên mạng! Trong kinh tế, có nguyên
lý “có những thị trường nuôi nhau”: Mở công ty chung này, các
công ty riêng của các thành viên tham gia cũng có thể tham gia,
hợp tác, sử dụng dịch vụ của nhau, hỗ trợ nhau một cách liên
hoàn…
“Săn” luôn cả thầy!
Chỉ khoảng hơn một tháng sau
khi kết thúc khóa học CEO6,
chúng tôi nhận được email và
điện thoại trực tiếp của một nữ
học viên khác là Thúy Vy – một trong những học viên nổi bật của
lớp mời dự khai trương một trung tâm đào tạo CEO khác trên một
tòa nhà tiếng tăm ở đường Phạm Hùng – Hà nội. Tôi không ngờ
là mặc dù đã có một công ty phân phối rượu ngoại và mỹ phẩm
khá lớn trên phố Hai Bà Trưng, trong quá trình học chị đã âm
thầm học mót ý tưởng và mô hình kinh doanh của công ty đào tạo
nhân lực mà chúng tôi đang học: từ nội dung các bài giảng, cách
thức trình bày, quản trị và tổ chức. Sau đó, Thúy Vy âm thầm hùn
hạp vốn với 2 học viên “mạnh” trong lớp để mở ra một trung tâm
đào tạo CEO gần giống như vậy. Trong ngày lễ khai trương, Thúy
Vy tâm sự: Thị trường giáo dục là thị trường vô cùng tiềm năng,
dân Việt Nam mình lại là dân sính bằng cấp, vì vậy tớ quyết định
mở thêm trung tâm này để tìm thêm cơ hội!
Ở Hà Nội hiện có rất nhiều trung tâm đào tạo CEO nhưng ít phát
triển, thậm chí dựng lên một thời gian rồi im lặng giải tán không
phải vì bất cứ cái gì khác mà vì các trung tâm này không có các
giáo sư, chuyên gia giỏi làm trụ cột. Thời buổi, thương hiệu đang
“hot” hiện nay, có đi học, người ta cũng chỉ chọn những trung tâm
có thầy giỏi, thầy hay. Thúy Vy quyết định đi nước cờ cao thủ:
“câu” luôn một giáo sư và một chuyên gia đình đám nhất của
trung tâm này, dĩ nhiên là với giá không rẻ chút nào (nghe đâu
sau khi tuyển dụng 2 “tuấn kiệt làng CEO” này, cơ sở của Thúy
Vy không chỉ trả lương cho họ rất cao mà cô còn quyết định mời
họ tham gia vào hội đồng quản trị để tặng một số cổ phần, để trói
chân họ lâu dài). Sau khi hai vị giáo sư tên tuổi này ra đi, chuyện
làm ăn ở đơn vị mới chưa nói, nhưng tiếng tăm và uy thế mà
chúng tôi đã từng học giảm sút hẳn…
Không chỉ “headhunter” nhân sự về chuyên môn, nhiều nữ sinh
cao thủ còn “săn luôn” các vị học viên trẻ tuổi, tài cao, đẹp trai về
làm “ý trung nhân” của mình. Tuy nhiên, đây sẽ là một đề tài nằm
ở phạm vi bài viết của số sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_gia_san_dau_nguoi_da_an_minh_nhu_the_nao_5171.pdf