PHần I: Giới thiệu về Kiểm toán nội bộ 1
1- Cơ sở lý luận chung về Kiểm toán nội bộ. 1
2- Kiểm toán nội bộ là gì? 4
3. Mục đích, vai trò, vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nội bộ. 5
3.1 – Mục đích của Kiểm toán nội bộ. 5
3.2 – Vai trò, vị trí của Kiểm toán nội bộ. 6
3.3- Nhiệm vụ của Kiểm toán nội bộ. 10
3.4 – Quyền hạn của Kiểm toán nội bộ. 11
3- Chức năng của Kiểm toán nội bộ. 12
Phần II: thực trạng hoạt động và công tác tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ tại công ty dệt nam định và tầm quan trọng của nó đối với tổng công ty dệt may việt nam 14
I/Tổ chức Kiểm toán nội bộ tại Công ty dệt Nam Định thành viên của tổng Công ty dệt may Việt Nam 14
II/Cơ cấu tổ chức hệ thống Kiểm toán nội bộcủa Công ty Dệt Nam Định trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam. 15
1- Mô hình tổ chức. 15
KTNB: Kiểm toán nội bộ 16
2/Chức năng của bộ phận kiểm toán nội bộ tại Công ty dệt Nam Định 16
3/Công tác phát triển nhân viên Kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty dệt may và thành quảthu được từ Công ty dệt Nam Định 17
III/ Kiến nghị của Kiểm toán viên nội bộ và công khai báo cáo tài chính trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam nói chung và Công ty dệt Nam Định nói riêng. 21
IV/Chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp của Kiểm toán nội bộ và việc từng bước đưa các chuẩn mực vào hoạt động kiểm toán của Tổng Công ty dệt may nói chung vàCông ty dệt Nam Định nói riêng. 22
V/Những kết quả thu được từ hoạt động kiểm toán nội bộ tại Công ty trong những năm qua 27
Phần III: phương hướng duy trì và phát triển kiểm toán nội bộ trong tổng công ty dệt may việt nam và công ty dệt nam định là một công ty đóng vai trò không nhỏ 31
34 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ cấu tổ chức hệ thống Kiểm toán nội bộcủa Công ty Dệt Nam Định trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị. Điều tra đặc biệt, chẳng hạn như tiến hành đánh giá một số nghiệp vụ giao dịch nhất định.
(Thứ hai: Với Kiểm toán hoạt động thì các mục đích bao gồm đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu năng của các hoạt động gồm cả việc kiểm soát phi tài chính ( Kiểm soát kinh doanh ) của một đơn vị kinh doanh.
(Thứ ba: Kiểm toán tuân thủ có mục đích là: Xem xét việc tuân thủ các đạo luật, quy định và những yêu cầu, các chính sáchvà hướng dẫn quản lý và những quy định nội bộ khác.
3.2 – Vai trò, vị trí của Kiểm toán nội bộ.
Với sự lớn mạnh của các loại hình doanh nghiệp trong một vài thập niên gần đây, tầm quan trọng của Kiểm toán nội bộ cũng lớn mạnh một cách tương ứng làm cho nó trở thành yếu tố chính trong việc thiết lập chất lưọng kiểm tra nội bộ của doanh nghiệp và sự lớn mạnh đó đã đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển của ngành kiểm toán đương thời. Học viện Kiểm toán viên nội bộ (IIA) là cơ quan chuyên môn độc lập được thành lậph ở cả hai bờ ĐạI Tây Dương (Pháp và Mỹ) và được chia thành rất nhiều phân viện tại nhiều nước trên thế giới cũng phần nào nói lên nhu cầu bức xúccủa việc nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho các Kiểm toán viên nội bộ (CIA).
Sự công nhận Kiểm toán nội bộ cũng được khẳng định ở các Kiểm toán viên độc lập: Họ thừa nhận Kiểm toán nội bộ là công cụ quản lý hiệu quả và là sự bổ xung cần thiết cho công việc ngoại kiểm nên luôn khuyến khích khách hàng của mình thiết lập hệ thống Kiểm toán nội bộ.
Trong hệ thống kiểm tra tài chính Nhà nước, hệ thống Kiểm toán nội bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế Nhà nướcgiữ vai trò hết sức quan trọng. Do loại hình chủ yếu là kiểm toán hoạt động và khác với kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nội bộ được đặt tai các đơn vị cơ sở nên giúp sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế,tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, tiền vốn và hạn chế lãng phí, tham nhũng; nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý; hoàn thiện và đổi mới phong cáchlàm việc tại các cơ quan đơn vị.
Về mặt lý thuyết, Kiểm toán nội bộ là lực lượng độc lâp trong đơn vị được lập ra để kiểm tra và đánh giá những hoạt động của đơn vị và các thành viên khác trong đơn vị đó đã làm. Trong những đơn vị nhỏ, chức năng Kiểm toán nội bộ thuộc về một phần của vai trò quản lý và được người chủ sở hữu hoặc người quản lý trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên các hoạt động cụ thể tại các đơn vị rất đa dạng và phức tạp hệ thống kiểm tra đã được thiết lập từ trước khó đem lại cho ông chủ và các nhà quản lý cấp cao cái nhìn quán xuyến đối với mọi hoạt động đã và đang diễn ra. Những quy tắc đã định ra có đực tuân thủ không? Tài sản có được bảo vệ nguyên vẹn không? Công nhân viên làm việc có hiệu năng không? Những quy tắc hiện hành có còn hiệu lực khi điêù kiện thay đổi không? Những câu trả lời này phải giao cho một người hoặc một số ngưòi chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá các hoạt động, sau đó báo cáo lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý.
Kiểm toán nội bộ cũng như mọi hoạt động khác bắt đầu hình thành từ những nhu cầu nảy sinh xuất phát từ quản lý. Trong những yếu tố cụ thể quyết định sự ra đời tất yếu của hoạt động Kiểm toán nội bộ có thể kể đến:
Sự lớn mạnh về quy mô và độ phức tạp của các hoạt động kinh doanh
Sự chuyển đổi từ các hoạt động tập trung sang phân quyền hoặc phân cấp quản lý.
Yêu cầu của các ngân hàng và các định chế tài chính
Những nhược điểm của con người và các yếu tố không thuận lợi khác đặt ra yêu cầu khách quan thì cần phải có hệ thống kiểm tra nội bộ.
Nếu xét kỹ hơn, có thể nhận thấy Kiểm toán nội bộ được phát triển theo ba khía cạnh:
Sự phát triển của Kiểm toán nội bộ như một tổ chức: nó được đánh dấu bởi ba giai đoạn:
( ở giai đoạn đầu những chức năng Kiểm toán nội bộ đã được công nhận ở một vài nơi tuy còn rải rác và việc kiểm tra do bản thân chủ sở hữu hoặc người quản lý thực hiện.
( Sang giai đoạn tiếp theo các hoạt động kiểm toán và đánh giá đã được công nhận chính thức trong các tổ chức. Tuy vậy khái niệm hoặc tên gọi kiểm toán nội bộ chưa được sử dụng rộng rãi.
( Giai đoạn thứ ba nâng kiểm toán nội bộ lên thành một đơn vị độc lập dưới sự giám sát trực tiếp của người lãnh đạo tối cao để bảo đảm sự vững mạnh và tính độc lập.
( Sự phát triển của Kiểm toán nội bộ như một chức năng:
Trước đây Kiểm toán nội bộ hướng nhiều vào kế toán, nó chịu trách nhiệm về việc kiểm tra các hoạt động tài chính để đảm bảo năng lực cho kế toán. Ngày nay Kiểm toán nội bộ không chỉ giới hạn ở việc kiểm tra các hoạt động kế toán, tài chính và ngăn chặn, khám phá những hành vi gian lận mà còn kiểm tra đánh giá các hoạt động điều hành, các hoạt động phi tài chính khác.
( Sự phát triển của Kiểm toán nội bộ như một nghề:
Thật vậy, hoạt động Kiểm toán nội bộ đã đạt được địa vị của một nghề nghiệp vì thoả mãn được các điều kiện cần thiết:
( Một là, Hoật động Kiểm toán nội bộ đã được công nhận và chấp nhận ở nhiều tổ chức trong xã hội: Bộ máy Kiểm toán nội bộ được thiết lập do yêu cầu tự thân của các tổ chức và đơn vị do sự tác động ( tư vấn) của các kiểm toán viên độc lập.
( Hai là, hoạt động Kiểm toán nội bộ được điều hành bởi các nguyên tắc nghề nghiệp do viện Kiểm toán viên nội bộ – cơ quan chuyên môn có thẩm quyền soạn thảo và công bố.
( Ba là, hoạt động Kiểm toán nội bộ được chuẩn hoá về mặt chuyên môn qua các đợt thi tuyểnvà cấp chứng chỉ cho Kiểm toán viên nội bộ hàng năm tại các phân viện của nhiều quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó một luật đạo đức đã được thông qua và sử dụng như chuẩn mực cư xử của Kiểm toán viên nội bộ trong phạm vi toàn cầu.
3.3- Nhiệm vụ của Kiểm toán nội bộ.
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tài liệu, số liệu kế toán, việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán tài chính nhà nước.
Kiểm tra và xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các báo cáo quyết toán do kế toán và các bộ phận khác trong doanh nghiệp lập ra.
Kiểm tra xác nhận giá trị của vốn góp của doanh nghiệp và các đối tác tham gia liên doanh với doanh nghiệp. Kiểm tra xác nhận tính trung thực hợp lý, đầy đủ của số liệu kế toánvà báo cáo quyết toán của đơn vị liên doanh.
Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của các quy chế kiểm soát nội bộ trong đó có hệ thống kế toán. Giám sát hoạt động và tham gia hoàn thiện chúng.
Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của các quy chế Kiểm soát nội bộ đồng thời có kiến nghị hoàn thiện các quy chế này.
Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ kế toán và cán bộ nghiệp vụ khác có liên quan, đề xuất các quyết định quản lý, xử lý về tài chính kế toán và các nội dung xử lý khác.
3.4 – Quyền hạn của Kiểm toán nội bộ.
Độc lập với các bộ phận khác trong doanh nghiệp độc lập về chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi khuôn khổ pháp luật và các chuẩn mực phương pháp nghiệp vụ chuyên môn.
Yêu cầu các bộ phận và các cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ kịp thời các tài liệu về kế toán, tài chính và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiểm toán.
Đối chiếu xác minh các thông tin kinh tế có liên quan đến đối tượng kiểm toán ở trong và ngoài doanh nghiệp.
Có quyền kiến nghị với đối tượng được kiểm toán, có biện pháp sửa chữa sai phạm và các quyền ghi ý kiến của mình vào báo cáo kiểm toán.
Có quyền đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp những kiến nghị và biện pháp quản lý.
Chức năng của Kiểm toán nội bộ.
( Thẩm tra các thủ tục kiểm soát để xác định tính thích hợp và tính ưu việt của nó.
Mục đích của việc kiểm tra tính thích hợp của Kiểm toán nội bộ để khẳng định rằng, hệ thống Kiểm toán nội bộ vận hành đều đặn và có hiệu quả, đáp ứng mọi mục tiêu đã định trước. Việc thẩm tra sẽ phơi bầy mọi hành vi gian lận, không bình thường và gây lãng phí với bản chất lặp đi lặp lại nhằm ngăn chặn và giảm thiểu chúng.
( Kiểm tra tính trung thực và độ tin cậycủa thông tin. Kiểm toán nội bộ phải kiểm tra tính trung thực và độ tin cậy không chỉ của bản thân các thông tin tài chính mà cả hoạt động và phương tiện được sử dụng để xác định, đo đạc phân loại và báo cáo các thông tin đó.Việc kiểm tra hệ thống thông tin này là cơ sở dể khẳng định các sổ sách và báo cáo tài chính chức đựng các thông tin chính xác kịp thời và hữu ích.
( Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách các quy định , cáckế hoạch và các thủ tục hiện hành.
Các Kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra các hệ thống nhằm thiết lập xem có đảm bảo sự tuân thủ với các chính sách thủ tục , luật pháp và các quy định có thể tác động quan trọng tới mọi hoạt động của tổ chức.
( Kiểm tra các phương tiện bảo đảm cho tài sản.
Các Kiểm toán viên nội bộ cần phải kiểm tra các phương tiện được sử dụng để bảo đảm an toàn cho các tài sản, để tránh các dạng mất mát khác nhau như ăn trộm hoặc hoả hoạn.
Mặt khác Kiểm toán viên nội bộ cần có những kiến nghị cho nhà quản lý dể phòng ngừa các hành động bất hợp pháp xâm phạm tài sản của đơn vị, tổ chức.
( Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của các nguồn lực.
Kiểm toán viên nội bộ phải đánh giá chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện này liên quan đến các nhóm hay cá nhân các nhân viên đơn vị. ở đây Kiểm toán nội bộ không chỉ quan tâm đến việc các nhóm hay các nhân viên thực hiện công việc công việc của họ một cách hiệu quả tích kiệm mà còn quan tâm tới việc thực hiện của họ có mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp không ?
( Kiểm tra việc tuân thủ các mục tiêu đề ra đối với các chương trình hay các hoạt động nghiệp vụ.
( Các nhiệm vụ đặc biệt chẳng hạn như là điều tra về cá nhân, đại diện cho ban giám đốc giám sát trong cac cuộc thoả thuận, tham gia vào các chương trình đào tạo của đơn vị.
Phần II: thực trạng hoạt động và công tác tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ tại công ty dệt nam định và tầm quan trọng của nó đối với tổng công ty dệt may việt nam
I/Tổ chức Kiểm toán nội bộ tại Công ty dệt Nam Định thành viên của tổng Công ty dệt may Việt Nam
( Tổ chứ hoạt động của Công ty căn cứ quy mô sản xuất kinh doanh :
Là một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân để tổ chức hoặc nhóm Kiểm toán nội bộ độc lập.
-Quy mô sản xuất của Công ty ngày càng phát triển công với lịch sử lâu đời của ngành Dệt may tại Nam Định tạo nên nhu cầu bức súc phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ tại Công ty
( Số lượng Kiểm toán viên tại công ty gồm có 3 người được phân chia theo từng chức năng nhiêm vụ rieng của mỗi người
-Một người là trưởng bộ phân kiểm toán có trách nhiệm kiểm ta rà soát lại toàn bộ hoạt động của cả bộ phận kiểm toán
-Một kiểm toán về hiệu năng hiệu quả phụ trách đánh giá lợi nhuận trong các hợp đồng của công ty thông qua các báo cáo dự toán ,các bảng kê khai lương, hạch toán nguyên vật liệu………Thường xuyên có các báo cáo trình lên giám đốc để tư vấn cho lãnh đạo về tình hình hoạt động của Công ty
-Một kiểm toán viên phủ trách về rà soát việc thực hiện chế độ kế toán của Công ty ,trách nhiệm của kiểm toán viên này là thường xuyên cập nhật các chế độ kế toán tài chính mới ban hành, phổ biến lại cho toàn bộ máy kế toán cung như có nhưng công tác rà soát trong cá nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp
( Việc bổ nhiệm ,bãi nhiệm đói với bộ phận kiểm toán của Công ty được giấm đóc Công ty kí duyệt sau đó trình lên Tông Công ty, ở Tổng Công ty căn cứ vao khả năng hoạt đông của từng cá nhân kiểm toán viên cuung như của cả bộ phận kiểm toán để đưa ra quyết định cuối cùng có bãi nhiệm không
( Chí phí hoạt động kể cả tiền lương và phụ cấp của Kiểm toán viên được tại Công ty Dệt Nam Định tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
( Kiểm toán nội bộ tại Công ty dệt Nam Định chịu chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của phòng Kiểm toán nội bộ Tổng công ty và tham gia các cuộc kiểm toán do phòng Kiểm toán nội bộ Tổng công ty tổ chức
Từ những yếu tố ở trên ta có thể kết luận: Tổ chức Kiểm toán nội bộ là một bộ phận cơ cấu trong bộ máy của mỗi cấp, do người đứng đầu cấp đó lập ra và phục vụ cho yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo mỗi cấp. Tổ chức Kiểm toán nội bộ đồng thời là cánh tay và lực lượng hỗ trợ tin cậy của hệ thống kiểm toán Nhà nước, có quan hệ khăng khít với kiểm toán Nhà nước trên lĩnh vực chuyên môn, cung cấp thông tin và trao đổi kinh nghiệm.
II/Cơ cấu tổ chức hệ thống Kiểm toán nội bộcủa Công ty Dệt Nam Định trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam.
1- Mô hình tổ chức.
Vị trí của Kiểm toán nội bộ trong Công ty được đặt theo sơ đồ sau:
Tổng giám đốc
KTNB
Tin học học
Nhân sự
Kế toán
Sản xuất
Bán hàng
Trong đó:
KTNB: Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty
2/Chức năng của bộ phận kiểm toán nội bộ tại Công ty dệt Nam Định
Đảm bảo được tính độc lập khách quan.
Truy nhập không giới hạn thông tin.
Độc lập trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với lực lượng kiểm toán từ bên ngoài như kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.
Kiểm toán nội bộ trong Công ty độc lập với các bộ phận được kiểm toán.
Trưởng Kiểm toán nội bộ thường xuyên có các cuộc họp với Giám đốc để thông qua kế hoạch công tác; báo cáo về tiến trình và kết quả của các cuộc kiểm toán; lấy ý kiến nhận xét để cải thiện chất lượng công việc; các hoạt động tiếp theo cần tiến hành dựa trên những ý kiến nhân xét.
Kiểm toán nội bộ được thiết lập tại Công ty hoạt động như là chân rết của các cơ quan hữu quan. Kiểm toán viên nội bộ tại công ty chịu sự chỉ đạo hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước . Hoạt động theo cơ chế như vậy đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực:
+ Một là, thống nhất việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động Kiểm toán nội bộ trong Công ty cung như trong Tổng Công ty.
+ Hai là, do được kiểm toán Nhà nước đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ Kiểm toán nội bộ vẫn có thể được tiêu chuẩn hoá .
+ Ba là, công tác Kiểm toán nội bộ sẽ được hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất.
+ Bốn là, Kiểm toán nội bộ tại Công ty sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực hơn cho cơ quan kiểm toán Nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát
3/Công tác phát triển nhân viên Kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty dệt may và thành quảthu được từ Công ty dệt Nam Định
Tuyển chọn nhân viên.
Do Kiểm toán nội bộ tại Công ty và có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động sau này. Nhân viên Kiểm toán nội bộ có thể được tuyển chọn từ bên trong hay bên ngoài công ty.
Bên trong Công ty: Nhân viên trong đơn vị được coi là quen thuộc với các nghiệp vụ và trình tự hoạt động của tổ chức trong Công ty và có thể được tuyển vào phòng Kiểm toán nội bộ theo một trong những cách sau:
+ Đề bạt Kiểm toán viên nội bộ: Phương pháp nàyđược thực hiện trong niều năm tại Công ty, nếu tiến hành đào tạo các nhân viên trong biên chế qua các chương trình huấn luyện và phát triển tích cực và có hiệu quả.
+ Thuyên chuyển nhân viên có kinh nghiệm từ các phòng ban khác: Phương pháp tuyển dụng này đã được sử dụng tại Công ty mà trong đó tư cách, trình độ thành thạo nghiệp vụ và những khả năng cá biệt khác được xem là các chỉ tiêu để lựa chọn.
+ Sử dụng những người đang được huấn luyện quản lý: Trong một số bộ phận kháccó những nhân viên đã có trình độ trung cấp hoặc đại học và đang được đào tạo trong một chương tình huấn luyện quản lý. Theo chương trình này, họ có cơ hội luân phiên qua nhiều phòng ban khác nhau trước khi được giao nhiệm vụ thường xuyên. Nnhững nhân viên này là một nguồn nhân lực có giá trị cho phòng Kiểm toán nội bộ sau khi được bồi dưỡng thêm và tập dược về các thể thức phân tích và đánh giá các công việc kiểm soát.
Tuyển dụng bên ngoài: Được tiến hành từ các nguồn khác nhau:
+ Kiểm toán viên độc lập: Theo lịch sử của Kiểm toán nội bộ , các Kiểm toán viên độc lập ( kế toán viên công chứng) luông là nguồn dồi dào cho việc tuyển chọn. Kinh nghiệm của họ về việc thực hiện các trình tự kiểm toán và thu nhập bằng chứng theo các chuẩn mực nghề nghiệp là một tài sản hữu dụng cho công việc Kiểm toán nội bộ.
+ Kiểm toán nội bộ: Trong một số trường hợp có thể tuyển những người đã có kinh nghiệm trước về Kiểm toán nội bộ xúc tiến nhanh chóng hoạt động kiểm toán ngay từ đầu và giảm bớt các chi phí đào tạo, huấn luyện.
b- Phát triển bộ máy kiểm toán nội bộ.
Hoạt động của phòng Kiểm toán nội bộ tại Tông Công ty dựa theo chuyên môn của nhân viên được tuyển. Những hoạt động này là phương tiện lấp đi cái hố ngăn cách giữa kiến thức hiện tại và kiến thức cần thiết của nhân viên Kiểm toán nội bộ.
Các mục tiêu phát triển: Được tiến hành cho các nhu cầu phát triển cá nhân ( phát hiện qua những lần đánh giá) đối với các Kiểm toán viên nội bộ. Việc phát triển tập trung vào các chủ đề cá biệt để nâng cao trình độ và đề bạt lên các chức danh cao hơn trong bộ phận Kiểm toán nội bộ như giám sát viên kiểm toán, người quản lý kiểm toán hay kiểm toán trưởng.
Phát triển về công việc : Chính trên công việc, Kiểm toán viên mới có cơ hội giải quyết các vấn đề dưới sự thúc bách của thời gian, thực tế với các cơ chế hoạt động và làm việc với nhà quản lý, và các bộ phận thực sự của một tổ chức.
Lập kế hoạch giao nhiệm vụ phát triển: Với loại hình này, những nhiệm vụ được giao không theo từng mảng riêng lẻ mà theo một kế hoạch dẫn tới sự phát triển không ngừng của Kiểm toán viên cũng như việc hoàn thành tiến độ các cuộc kiểm toán.
Đa dạng hoá nhiệm vụ kiểm toán: Thông qua tính đa dạng của các nhiệm vụ kiểm toán được giao, thành viên trong biên chế sẽ được quen thuộc những vấn đề khác nhau trong mọi hoạt động tổ chức.
Việc uỷ thác trách nhiệm: Chính nhờ đảm nhận thêm trách nhiệm mà Kiểm toán viên chóng tiến bộ hơn. Các giám sát viên phải nắm được chỗ mạnh, chỗ yếu của các nhân viên và luôn cố gắng giao việc khó hơn cho họ. Đến lượt mình Kiểm toán viên cần uỷ nhiệm công việc cho những người thuộc quyền ( trợ lý Kiểm toán viên ) để họ phát triển khả năng của mình.
Định kỳ đánh giá thành tích: Định kỳ đánh giá để thông tin cho cấp quản lý về năng lực của các nhân viên và công việc mà họ đang hoàn thành. Những việc đánh giá như vậy là tài liệu quan trọng có liên quan đến việc nghiên cứu đề bạt, đãi ngộ, thuyên chuyển hay thôi việc. Đó là công cụ có ích trong việc phát triển nhân viên thông qua: Xác định điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu phát triển cơ bản; dự định các phương pháp cải tiến công việc cho nhân viên; giúp đỡ khuyên bảo nhân viên có khả năng đáp ứng các chuẩn mực thành tích; trách nhiệm hình thành một số hạn chế có thể phát sinh ở một vài Kiểm toán viên nội bộ do công việc lặp đi, lặp lại làm giảm khả năng sáng tạo và phát triển cá nhân hoặc việc gắn bó hơn cá nhân viên ở bộ phận khác hay với người có quyền hành có thể sói mòn tính độc lập và tính khách quan của Kiểm toán viên làm giảm khả năng sáng tạo và phát triển cá nhân hoặc việc gắn bó hơn cá nhân viên ở bộ phận khác hay với người có quyền hành có thể sói mòn tính độc lập và tính khách quan của Kiểm toán viên nào đó cá biệt.
Phát triển hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty đạt đến một trình độ chuyên môn nhà nghề và cung cấp những dịch vụ không thể thiêú cho các tổ chức. Nó sẽ tạo ra cho mình một chỗ đứng vững trắc không chỉ trong các lĩnh vực kinh doanh và các ngành sản xuất mà còn ở trong các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Sự phát triển của Kiểm toán viên nội bộ không chỉ theo chiều rộng mà theo cả chiều sâu tại các cơ quan, đơn vị. Thật vậy, trong từng đơn vị cụ thể, Kiểm toán nội bộ phát triển mạnh mẽ so với xu hướng bao trùm nên toàn bộ các nghiệp vụ và các lĩnh vực hoạt động riêng rẽ.
III/ Kiến nghị của Kiểm toán viên nội bộ và công khai báo cáo tài chính trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam nói chung và Công ty dệt Nam Định nói riêng.
Do mục đích sử dụng thông tin kế toán, việc công khai Báo cáo tài chính của tại Tổng Công ty mà Công ty dệt Nam Định là một trong nhưng Công ty dệt May đầu đàn là hết sức cần thiết. Tuy nhiên về những nội dung cần công khai và hình thức công khai Báo cáo tài chính được quy định trong các văn bản hiện hành của Chính phủ và Bộ tài chính phần nào còn có nhiều bất cập.
Về những nội dung, những chỉ tiêu cần công khai: Do mục đích sử dụng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính là để phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý, các đối tượng sử dụng thông tin cần phải hiểu biết một cách toàn diện và sâu sắc tình hình tài chính của Công ty ở thời điểm hiện tại. Việc thông tin một phần dù là phần lớn các chi tiêu hoặc các chỉ tiêu tài chính chủ yếu cho đối tượng đều không đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng quan tâm đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, tại Công ty phòng kế toán phải công khai toàn bộ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bao gồm:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả sản xuất – kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh Báo cáo tài chính.
Về hình thức công khai Báo cáo tài chính: Tuỳ thuộc các đối tượng sử dụng thông tin , hình thức công khai Báo cáo tài chính có thể khác nhau:
Đối với cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp: có thể tổ chức báo cáo công khai trước hội nghị công nhân viên chức của doanh nghiệp những nội dung, những chi tiêu chủ yếu. Trường hợp cán bộ công nhân nào muốn được tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thì bộ phận kế toán sẽ có điều kiện cung cấp toàn bộ Báo cáo tài chính.
IV/Chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp của Kiểm toán nội bộ và việc từng bước đưa các chuẩn mực vào hoạt động kiểm toán của Tổng Công ty dệt may nói chung vàCông ty dệt Nam Định nói riêng.
1/Những chuẩn mực chung:Tháng 6/1978, Viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ thông qua “ Những chuẩn mực nghề nghiệp đốivới hoạt động Kiểm toán nội bộ” bao gồm 5 chuẩn mực chung và đi theo các chuẩn mực chung đó là các chuẩn mực riêng và kèm theo chuẩn mực riêng đó là nguyên tắc chỉ đạo nói rõ cách làm thích hợp cho đúng chuẩn mực.
Chuẩn mực 1: Độc lập - Kiểm toán viên phải độc lập với các hoạt động mà họ kiểm toán.
1a- Địa vị trong tổ chức.
Địa vị trong tổ chức của bộ phận Kiểm toán nội bộ phải tương xứng để cho phép hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán được giao phó.
1b- Khách quan
Kiểm toán viên nội bộ phải khách quan khi làm kiểm toán.
Chuẩn mực 2: Tinh thông nghề nghiệp - Kiểm toán viên phải được đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp.
2a- Tuyển nhân viên.
Bộ phận Kiểm toán nội bộ phải bảo đảm rằng nghiệp vụ thành thạo trong quá trình đào tạo.
2b- Kỹ năng, kỹ xảo và kỷ luật.
Bộ phận Kiểm toán nội bộ phải có được và đạt được kỹ năng kỹ xảo và kỷ luật cần thiết để làm nhiệm vụ kiểm toán.
2c- Thẩm tra.
Bộ phận Kiểm toán nội bộ phải bảo đảm rằng những lần kiểm toán đều được kiểm tra.
Kiểm toán viên nội bộ.
2d- Tuân thủ chuẩn mực đạo đức.
Kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
2e- Quan hệ nhân sự và trao đổi thông tin.
Kiểm toán viên nội bộ phải khéo léo tiếp xúc với quần chúng và trao đổi thông tin có hiệu quả.
2g- Học tập không ngừng
Kiểm toán viên nội bộ phải giữ được trình độ kỹ thuật thông qua việc học tập không ngừng.
2h- Thận trọng nghề nghiệp đúng mức.
Kiểm toán viên nội bộ phải thận trọng nghề nghiệp đúng mực khi thực hiện những công việc kiểm toán nội bộ.
Chuẩn mực 3: Phạm vi công việc.
Phạm vi Kiểm toán nội bộ phải bao gồm các việc xem xét và đánh giá đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức và chất lượng thành tích thực hiện nhiệm vụ được giao.
3a- Tính chất đáng tin cậy và trung thực của thông tin.
Kiểm toán viên nội bộ phải hẩm tra tính chất đáng tin cậy và trung thực của thông tin tài chính, thông tin nghiệp vụ và các phương tiện sử dụng để định dạng đo lường phân loại và báo cáo thông tin đó.
3b- Tuân thủ chủ trương, kế hoạch, trình tự luật lệ và quy tắc.
Kiểm toán viên nội bộ phải thẩm tra những hệ thống đã thiết lập để đảm bảo sự tuân thủ các chủ trương, kế hoạch, trình tự, luật lệ và quy tắc có ảnh hưởng nhiều đến nghiệp vụ và báo cáo, và xác định xem tổ chức có tuân thủ không.
3c- Bảo vệ tài sản.
Kiểm toán viên nội bộ những phương tiện bảo vệ tài sản, và khi cần xem tài sản thực có hay không?
3d- Sử dụng các nhuồn lực tích kiệm và có hiệu năng.
Kiểm toán viên nội bộ phải xác minh các nguồn lực được sử dụng có tích kiệm và có hiệu năng không?
3e- Hoàn thành tôt đẹp các mục tiêu đã xây dựng và mục tiêu hướng tới cho các nghiệp vụ và các chương trình.
Kiểm toán viên nội bộ phải thẩm tra các nghiệp vụ hoặc chương trình để chắc chắn rằng những kết quả đó có nhất quán với các mục tiêu và đích đã xây dựng không, các nghiệp vụ hay chương trình cố thực hiện đúng kế hoạch không.
Chuẩn mực 4: Tiến trình công việc kiểm toán – Công việc kiểm toán phải bao gồm: Lập kế hoạch kiểm toán, xem xét và đánh giá thông tin, thông báo những kết quả và điều tra nghiên cứu kỹ.
4a- Lập kế hoạch kiểm toán.
Kiểm toán viên nội bộ phải lập kế hoạch cho mỗi cuộc kiểm toán.
4b- Xem xét và đánh giá thông tin.
Kiểm toán viên nội bộ phải thu thập, phân tích, diễn đạt thông tinvà chuẩn bị tài liệu để chứng minh cho những kết quả.
4c- Thông báo kết quả.
Kiểm toán viên nội bộ phải báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ.
4d- Điều tra nghiên cứu kỹ.
Kiểm toán viên nội bộ phải điều tra nghiên cứu kỹ để xác minh và có hành động thích hợp với những phát hiện kiểm toán đã báo cáo.
Chuẩn mực 5: Qản lý bộ phận Kiểm toán nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC129.doc