Cơ hội và thách thức cho sinh viên khi Việt Nam gia nhập wto

1. Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức, không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Các doanh nghiệp mong muốn tuyển chọn những sinh viên có ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp.Về mặt này, ngay cả những sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu cũng chưa đáp ứng được.Một phần nữa là trình độ ngoại ngữ của hầu hết svvn còn chưa tốt hoặc nói đúng ra là rất kém.

SVVN gặp khó khăn với tư duy trừu tượng dù SVVN luôn tự hào là nước có nhiều người tư duy rất tốt về toán.Một bằng chứng tiêu biểu cho khả năng của người Việt Nam trong lĩnh vực này là sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong 2 người châu Á đầu tiên đạt giải thưởng FIELS- được coi như giải thưởng Nobel cho toán học.Lý do là các bạn không được tiếp cận với các vấn đề khác nhau và còn tự giam mình trong chuyên môn và dễ dàng bằng lòng với việc tiếp thu những kỹ năng cụ thể mà không tự trang bị kiến thức

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ hội và thách thức cho sinh viên khi Việt Nam gia nhập wto, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động phải nhanh chóng học tập những cái mới, cái ưu việt, nhưng cũng cần phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp và đi ngược lại với đạo đức và văn hoá Việt. Yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết không chỉ với nền kinh tế nói chung mà còn với sinh viên nói riêng.Sinh viên trong thời kì mới không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn của mình còn phải nâng cao khả năng nhận thức xã hội cũng như khả năng thích ứng trước sự biến đổi liên tục từ phía môi trường bên ngoài, biết dám chấp nhận sự đổi mới, rủi ro, chấp nhận sự cạnh tranh và xem nó là một cơ hội để thể hiện năng lực bản thân. Do vậy là những sinh viên trẻ - tầng lớp tri thức mới chúng ta cần phải mạnh dạn thay đổi suy nghĩ bước đi trên những con đường mới phù hợp với nhu cầu năng động mà xã hội đặt ra. Chúng ta cần có sự chuẩn bị từ lúc còn trên ghế nhà trường.Để thích ứng với xu hướng “Công dân toàn cầu”, đòi hỏi sinh viên (SV) phải có một “nội lực” đủ mạnh mới hội nhập tốt, trong đó không thể thiếu những kỹ năng sống, kỹ năng hội nhập… 2. Bài học từ các quốc gia thành công trong phát triển nguồn nhân lực cho hội nhập Tri thức đang trở thành yếu tố then chốt trong việc xác định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Hai con rồng của châu Á (Hàn Quốc và Singapore là những ví dụ sinh động nhất cho việc đầu tư vào giáo dục đem lại thành công cho phát triển kinh tế. Các nước NICs đều đầu tư mở rộng hệ thống đại học và hướng theo nhu cầu của chính sách công nghiệp và kiểm soát chặt chẽ về nội dung và chất lượng chương trình học, đảm bảo thích ứng với ngành được khuyến khích (những ngành yêu cầu hàm lượng chất xám cao ) Cụ thể như Hàn Quốc trong những năm đầu hội nhập cũng vấp phải khó khăn về thiếu lao động chất lượng cao. Chính phủ đưa ra các chính sách kiểm soát chặt chẽ giáo dục đại học. Số lượng SV đại học được tuyển phù hợp với nhu cầu của kinh tế. Tại Singapore, chính phủ còn tài trợ cho sinh viên nước ngoài tiếp tục theo đuổi chương trình học Thạc sĩ, Tiến sĩ , khuyến khích họ ở lại sau khi tốt nghiệp. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG , CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM 1.Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng : a. Nguồn nhân lực Việt Nam chưa đạt yêu cầu và còn yếu so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động được đào tạo của nước ta tuy vẫn tăng đều qua các năm nhưng đến nay vẫn chỉ đạt 24% tổng lao động (tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực là 50%). Tỷ lệ đào tạo lao động có bằng cấp còn thấp (tăng khoảng 7,3%/năm) và chưa tương ứng với nhu cầu lao động có đào tạo cho phát triển kinh tế. Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề, theo trình độ còn nhiều bất cập. Chất lượng thấp làm lao động Việt Nam mất thế cạnh tranh, ngay cả ở thị trường lao động nội địa. Với chất lượng nguồn nhân lực như hiện tại, khi hội nhập với thị trường lao động quốc tế, lao động Việt Nam sẽ mất lợi thế và phải chấp nhận nhiều thiệt thòi. Việc làm” vẫn là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội nói chung và sinh viên khi ra trường nói riêng với thực tế xã hội “cầu lớn hơn cung”, “thừa thầy thiếu thợ”. b. Thực trạng sinh viên VN Sinh viên thất nghiệp, doanh nghiệp thiếu người Có một nghịch lý là học sinh phổ thông phải rất vất vả mới có thể chen chân vào giảng đường đại học với tỷ lệ chọi rất cao, kèm theo đó là vô số thứ tốn kém và hệ lụy khác. Thế nhưng khi tốt nghiệp ra trường, một bộ phận không nhỏ lại gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy, trong vòng 3 năm kể từ khi tốt nghiệp ra trường, trên 20% cử nhân vẫn thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định. Con số này tuy có chiều hướng giảm nhưng không ổn định và vẫn ở mức cao, gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước.Nó phản ánh khá rõ những khó khăn trong tìm kiếm việc làm của giới trẻ”. Theo các nhà xã hội học, tình trạng thất nghiệp còn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ như: công việc không đúng với chuyên môn, một lúc làm nhiều việc nhưng không chịu trách nhiệm cụ thể, làm việc đúng chuyên môn nhưng không được bàn giao công việc cụ thể, đảm nhận những công việc chưa xứng với khả năng và chuyên môn được đào tạo... .Như theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của sinh viên khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 sinh viên khối xã hội mới tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 10 người tìm được công việc đúng chuyên môn. Số còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận Điểm mạnh của sinh viên Việt Nam nói chung: Sinh viên VN là những người trẻ tuồi , họ ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn.Vì thế sinh viên dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. -Tính thực tế của sinh viên thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích những công việc đem lại thu nhập cao, v. v... Nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ. -Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty), hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh, muốn tự mình lập công ty ngay khi đang còn là SV), thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện). Nhiều SV cùng một lúc học hai trường.Đây là một điều cần thiết trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. - SVVN còn có một lý tưởng sống cụ thể.Đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn liền với sự định hướng cụ thể. Một câu hỏi vẫn thường được đặt ra là: SV hôm nay sống có lý tưởng không, lý tưởng ấy là gì, có sự phù hợp giữa lý tưởng của cá nhân và lý tưởng của dân tộc, của nhân loại không. Có thể khẳng định lŕ có, nhưng đang xuất hiện những đặc điểm lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân. - Những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Các nghiên cứu của hai nhà xã hội học người Pháp về bản sắc xã hội dưới góc độ nhóm là Taspen và Turnez, đã đưa đến kết luận: Tính nhóm phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang sống. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong SV trước xu hướng toàn cầu hoá (cả mặt thuận lợi và hạn chế của xu hướng này) đang hướng mạnh đến tính cộng đồng. - Đặc biệt trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người trẻ có học vấn là SV. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một bộ phận SV. Sự phân tách các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ công tác nghiên cứu, còn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại lẫn nhau. Tính cá nhân không tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế. Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó, luôn bộc lộ tính hai mặt: Vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực. Tuy nhiên bên cạnh điểm mạnh chúng ta vẫn còn có một số tồn tại cần phải được rút kinh nghiệm để sửa chữa Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức, không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Các doanh nghiệp mong muốn tuyển chọn những sinh viên có ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp.Về mặt này, ngay cả những sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu cũng chưa đáp ứng được.Một phần nữa là trình độ ngoại ngữ của hầu hết svvn còn chưa tốt hoặc nói đúng ra là rất kém. SVVN gặp khó khăn với tư duy trừu tượng dù SVVN luôn tự hào là nước có nhiều người tư duy rất tốt về toán.Một bằng chứng tiêu biểu cho khả năng của người Việt Nam trong lĩnh vực này là sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong 2 người châu Á đầu tiên đạt giải thưởng FIELS- được coi như giải thưởng Nobel cho toán học.Lý do là các bạn không được tiếp cận với các vấn đề khác nhau và còn tự giam mình trong chuyên môn và dễ dàng bằng lòng với việc tiếp thu những kỹ năng cụ thể mà không tự trang bị kiến thức Tại hội thảo khoa học “Định hướng nghề nghiệp việc làm cho SV” ngày 23-12-2009 các nhà khoa học đưa ra con số 60% sinh viên (SV) sau khi ra trường phải đào tạo lại tại nơi tuyển dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Các nội dung đào tạo lại không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà cả thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, kỉ luật lao động cho đến các kĩ năng cơ bản trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề thực tiễn của lao động sản xuất kinh doanh. Tình trạng này dẫn đến sự giảm sức hấp dẫn của các công ty ,tổ chức nước ngoài việc tuyển dụng lao động Việt Nam do chi phí để tuyển được nhân viên cao hơn ở các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Malaysia… 2. Sinh viên thiếu tự tin, kém năng động trong tìm kiếm cơ hội, thụ động trong việc thực hành , tiếp xúc thực tế; định hướng nghề nghiệp còn thiếu và yếu. Họ chưa chủ động trong việc tìm kiếm thông tin. Hầu hết, nguồn tài liệu chính mà sinh viên Việt Nam tiếp cận chính là giáo trình, là bài giảng của thầy giáo, những bài nghiên cứu, sách chuyên ngành trên thư viện mà bỏ qua những luồng thông tin khác cũng rất quạn trọng như báo chí, như internet,…… 3. Sinh viên nhất là sinh viên năm thứ nhất, thứ hai thường gặp khó khăn, lúng túng trong việc cân đối giữa việc học với những hoạt động khác; thường bỏ phí rất nhiều thời gian vào những việc mà không đem lại mấy hiệu quả. Họ chưa có định hướng rèn luyện thực sự rõ ràng cho bản thân. Nói như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, sinh viên phải xác định học là cho mình chứ không phải cho người khác, cho thầy giáo. 2.Nguyên nhân a. Sinh viên không thật sự có khả năng - Lỗi từ hệ thống giáo dục. Đào tạo nhiều hơn nhu cầu. Hiện nay có rất nhiều nghành nghề trong các trường Cao đẳng- Đaị học được tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, chỉ tiêu đào tạo vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng. Giáo dục đại học Việt Nam đang ở trong giai đoạn mở rộng và tăng trưởng nóng. Theo số liệu được đưa ra trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 6/2010 vừa qua, số trường đại học được thành lập tại Việt Nam trong giai đoạn 1998 đến 2009 là hơn 300 trường, tức cứ trung bình chưa đến hai tuần lại có một trường đại học mới - một con số quá sức ấn tượng, đến mức làm cho một số người có cái nhìn thận trọng không khỏi nghi ngại. Tất nhiên, mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục đại học là điều rất quan trọng đối với bất kỳ đất nước nào để đào tạo ra nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế. Nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu có nên mở trường đại học bằng mọi giá, đặc biệt khi chưa có những nghiên cứu kỹ lưỡng về giá trị của việc học đại học đối với chính người học và sự phát triển nền kinh tế của đất nước? Chất lượng đào tạo còn yếu kém. Khoảng cách về chất lượng của GD-ĐT Việt Nam vẫn còn khá xa so với khu vực và thế giới.Chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tài năng còn lạc hậu, chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam không có một trường đại học nào có chất lượng được công nhận. Không đại học nào của Việt Nam được xếp vào danh sách 200 trường đại học hàng đầu của khu vực châu Á.Về phương diện này thì Việt Nam khác xa với cả những nước Đông Nam Á khác, hầu hết các nước này đều có thể kiêu hãnh về ít nhất một vài cơ sở có đẳng cấp. .Các trường đại học Việt Nam phần lớn bị cô lập khỏi các dòng chảy kiến thức quốc tế. Các trường đại học Việt Nam chưa sản sinh được lực lượng lao động có trình độ như đòi hỏi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc điều tra do các hiệp hội thuộc Chính phủ thực hiện cho thấy khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm đúng chuyên môn, một bằng chứng cho thấy sự thiếu liên kết nghiêm trọng giữa giảng dạy và nhu cầu của thị trường. Với hơn 25% chương trình học ở đại học là dành cho các môn bắt buộc quá nặng về tuyên truyền chính trị, không phải băn khoăn nhiều về việc sinh viên Việt Nam được trang bị rất kém cho cả việc đi làm lẫn việc đi du học. Quốc gia Số bằng sáng chế được cấp năm 2006 Hàn Quốc 102.633 Trung Quốc 26.292 Singapore 995 Thailand 158 Malaysia 147 Philippines 76 Việt Nam 0 Nguồn: World Intellectual Property Organization, 2008 Statistical Review Có thể lấy việc Intel tìm cách thuê tuyển kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở thành phố HCM làm ví dụ minh hoạ. Khi công ty này thực hiện một cuộc kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn với 2.000 sinh viên CNTT Việt Nam, chỉ có 90 ứng cử viên, nghĩa là 5%, vượt qua cuộc kiểm tra, và trong nhóm này, chỉ có 40 người có đủ trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng. Intel xác nhận rằng đây là kết quả tệ nhất mà họ từng gặp ở những nước mà họ đầu tư. * Tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng giáo dục đại học ở Việt Nam Nguyên nhân trực tiếp nhất của cuộc khủng hoảng ngày nay là sự thất bại ngiêm trọng trong quản lý. Các trường đại học có chất lượng, từ Boston đến Bắc Kinh, đều có những nhân tố chủ chốt nhất định mà Việt Nam hiện đang rất thiếu. Tự trị : Theo đánh giá của đại học Harvard về giáo dục đại học ở Việt Nam, các cơ sở học thuật ở Việt Nam vẫn chịu một hệ thống quản lý tập trung hoá cao độ. Chính quyền trung ương quyết định số lượng sinh viên các trường được phép tuyển, và (trong trường hợp các trường đại học công lập) lương trả cho các giảng viên đại học. Ngay cả những quyết định mang tính thiết yếu đối với việc vận hành một trường đại học như việc lập khoa cũng do hệ thống quản lý tập trung hoá này kiểm soát. Hệ thống này hoàn toàn không khuyến khích các trường và học viện cạnh tranh hay đổi mới. Thù lao được trả căn cứ vào thâm niên, và lương cứng thấp đến nỗi các giảng viên đại học phải “đi đêm” rất nhiều để có thể đảm bảo cuộc sống. Khác hẳn với Trung Quốc, Việt Nam vẫn chưa thực sự khuyến khích người Việt Nam học ở nước ngoài. Lựa chọn dựa trên thành tích: Tham nhũng lan tràn và việc mua bán bằng cấp, học hàm, học vị là rất phổ biến. Các hệ thống nhân sự đại học đều mù mờ và việc bổ nhiệm thường dựa trên những tiêu chuẩn phi học thuật như thâm niên, lý lịch gia đình và chính trị, và các mối quan hệ cá nhân Trách nhiệm giải trình: Các trường đại học Việt Nam không chịu trách nhiệm trước các cổ đông bên ngoài, và đáng trách là trong đó có cả những người tuyển dụng. Trong nội bộ hệ thống công lập, việc rót vốn không liên quan đến công việc hay chất lượng theo bất cứ hình thức đáng kể nào. Tương tự, kinh phí nghiên cứu của Chính phủ cũng không được cấp một cách có cạnh tranh mà chủ yếu được coi là một hình thức bổ sung lương. Vì có quá nhiều người thèm muốn những cánh cửa hẹp vào các trường đại học - chỉ 1/10 người Việt Nam ở độ tuổi học đại học được tuyển sinh vào các trường sau phổ thông – nên các trường đại học Việt Nam không phải chịu áp lực đổi mới nào. Họ có một thị trường bị giam cầm, vì du học chỉ là sự lựa chọn của một thiểu số rất nhỏ. Chưa có quy chế phối hợp trong quản lý các trường ĐH,CĐ giữa Bộ Giáo dục và các bộ, ngành khác, trong khi số trường ĐH, CĐ trực thuộc các bộ, ngành khác chiếm tới 1/2 tổng số trường, dẫn đến tình trạng không có khả năng đánh giá chất lượng giáo dục đại học của toàn bộ hệ thống. Cũng theo Phó Thủ tướng, do chưa phân cấp quản lý giáo dục đại học nên với tổng số 375 trường ĐH, CĐ trong cả nước, Bộ cần hơn 2 năm mới đi kiểm tra hết 1 lượt;…Nếu không phân cấp, Bộ sẽ không làm xuể, thực chất là buông lỏng việc quản lý các cơ sở đào tạo ĐH, CĐ. Đầu tư vào du học vẫn chưa đủ để cải thiện hệ thống. Nếu môi trường chuyên môn không được đại tu, sẽ không có nhiều người Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài muốn quay về làm công tác giảng dạy.Vấn đề “chảy máu chất xám” vẫn luôn là vấn đề nhức nhối trong suốt thời gian qua. - Lỗi từ bản thân sinh viên : Có những sinh viên có khả năng nhưng đã lười biếng, thụ động trong học tập, rèn luyện kĩ năng, học hỏi kinh nghiệm nên khi ra trường không tránh khỏi việc lúng túng khi tiếp cận với công việc. Trong khi xã hội ngày càng đòi hỏi người thực sự có khả năng làm việc hiệu quả, có chất lượng thì tự đào thải những người không có khả năng là tất yếu. b. Sinh viên định hướng không rõ ràng Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao có thể bảo đảm yếu tố gắn bó ở người lao động. Các doanh nghiệp sẽ không tuyển bạn nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp. Nhiều sinh viên thi vào một trường Đại học hay cao đẳng nào đó không phải vì ham mê, yêu thích hay có năng khiếu mà do xu thế chọn trường theo đầu ra các ngành hot, hay theo mong muốn của gia đình, không chọn theo sở trường hay năng khiếu. Đồng thời do hệ thống thông tin thị trường lao động; hoạt động tư  vấn giới thiệu việc làm chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. c. Sinh viên thiếu kĩ năng mềm, khả năng ngoại ngữ yếu kém khi đi xin việc. Phong cách sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... đó là những “kỹ năng” thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn- Kĩ năng mềm, nhưng lại là cực kỳ cần thiết cho con người trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi. Thế nhưng số đông sinh viên - tương lai của đất nước - vẫn chưa hề ý thức được việc phải tự trang bị cho mình những kỹ năng này ngoài bằng cấp chuyên môn. Vấn đề của số đông sinh viên hiện nay là vẫn xem thuật ngữ “kỹ năng mềm” (soft skills - KNM) là thứ gì đó cao siêu, ngại tiếp cận. Thực tế, đó chỉ là những phản xạ hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. KNM có vai trò đặc biệt quan trọng để quyết định khả năng bạn có thể làm việc hiệu quả lâu dài hoặc làm lãnh đạo hay không? Đó là những thứ bạn không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn”. Phần đông những người Việt trẻ chỉ chăm chăm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những kỹ năng “cứng” (hard skills), nghĩa là những thứ thường xuất hiện trên hồ sơ lý lịch: bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc..., thế nhưng trên thực tế, World Bank (Ngân hàng Thế giới) đã gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy). Năng lực của  con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ; các nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội đã cho thấy để thành đạt trong sự nghiệp thì KNM (trí tuệ cảm xúc) chiếm đến 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Tuy quan trọng là thế, những KNM chưa thực sự được ngành giáo dục nước ta chú trọng, do đó sinh viên chúng ta phải tự tích lũy là chính. Song hơi tiếc là ở VN, đa số học sinh chưa được trang bị KNM nên mất điểm khi thi tuyển rất nhiều”. Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Giáo dục VN, có đến 83% sinh viên tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu KNM, 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do không đáp ứng đươc nhu cầu về KNM. Điều đó lý giải tại sao rất nhiều sinh viên sớm bươn chải, đi làm thêm khi còn đi học đã thành công hơn những “mọt sách”. Ngoài vấn đề về bằng cấp và trình độ thì một trong những nguyên nhân của việc sinh viên không xin được việc làm là do thiếu tự tin và ứng xử vụng nên mất điểm trước nhà tuyển dụng. Không tự lượng sức mình, tham vọng quá cao cũng là những sai lầm mà ứng viên trẻ thường mắc phải. Nhiều người đứng đầu trong các công ti tuyển dụng việc làm vẫn tâm sự với báo chí rằng phần nhiều các sinh viên khi đi phỏng vấn xin việc đều chưa biết cách ứng xử, thiếu tự tin. Nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng khi ứng tuyển lại hay đòi ở những vị trí cao so với khả năng hoặc đưa ra một mức lương mà công ty khó có thể chấp nhận được. Điều này khiến ứng viên mất khá nhiều điểm. Nguyên nhân thứ hai là bộ hồ sơ không ấn tượng, không tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác muốn thử sức các bạn trẻ, xem khả năng làm thế nào? Có thật sự có khả năng như trong bảng giới thiệu hay không? Về phần mình, nhiều ứng viên tự nhận thấy sai lầm của họ là chưa quan tâm đúng mức đến bộ hồ sơ. Sinh viên có thể tạo ấn tượng qua đơn xin việc, lý lịch hay ngay trong buổi phỏng vấn bằng sự thông minh, năng động của mình. Nguyên nhân cuối cùng là sinh viên không biết cách nói về mình. Một lợi thế của sinh viên là họ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất cần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Ngoài ra, yếu tố sức khỏe, chấp nhận đi xa cũng như dễ hòa nhập đã trở thành điểm mạnh nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, sinh viên nên tận dụng và phát huy tối đa những thế mạnh của mình để nâng cao vị thế cạnh tranh trong tìm việc. 3.Cơ hội cho sinh viên Việt Nam: Làn sóng đầu tư vào VN là rất lớn đem lại nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là việc làm theo hướng công nghiệp với hàm lượng vốn, tri thức cao, cơ hội học hỏi kinh nghiệm ở các tập đoàn lớn, chuyên nghiệp cũng tăng. Các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao động… được thiết lập tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.Nhận thức của SV sẽ sâu sắc hơn, bởi họ là chủ nhân của thời kỳ hội nhập, thời kỳ hậu WTO. Các công ty nước ngoài với số lượng ngày càng tăng mở ra một cánh cửa tiềm năng cho sinh viên Việt Nam. Hàng năm, các doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp tìm ứng viên thông qua các chương trình như Ngày hội việc làm quốc tế. Lương, thưởng, đãi ngộ cho vị trí này do vậy cũng hấp dẫn hơn. Song, điều kiện tuyển dụng khá khắt khe, đòi hỏi người lao động phải giỏi: ngoại ngữ, chuyên môn, kinh nghiệm (có khi hàng chục năm)... Việt Nam đã gia nhập WTO, tạo cơ hội cho sinh viên gặp gỡ giao lưu với các doanh nhân giúp họ kịp thời nắm bắt nhu cầu của nhà tuyển dụng, đồng thời khơi dậy khát vọng làm giàu chính đáng cho bản thân và đất nước trong mỗi sinh viên thời kỳ hội nhập. Sinh viên Việt Nam có cơ hội làm việc cho các tổ chức, dự án quốc tế, trong môi trường năng động, chuyên nghiệp. Thực tập ở nước ngoài là một trong những trải nghiệm quan trọng nhất và đáng nhớ của giáo dục đại học. Đó là một cách tuyệt vời để làm nổi bật sơ yếu lý lịch và giúp SV có cơ hội phát triển mạng lưới mối giao tiếp vô giá có thể chuyển thành cơ hội có việc làm khi tốt nghiệp. Sau các chương trình trao đổi học sinh với các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…sinh viên Việt Nam có được những trải nghiệm thực tế để phát triển kĩ năng sống cho bản thân, thêm tự tin và khả năng tự lập Với phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sinh viên ngày nay có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại. Học hỏi nhanh và nắm bắt thông tin phong phú và biến đổi của thời đại.Nhìn vào thế hệ trẻ 8x, 9x ngày nay, chúng ta không thể không thán phục, tự hào vì một số người rất thành công trên con đường học tập và sự nghiệp.Theo báo Tuổi Trẻ “Con số người trẻ Việt Nam thành công trong các lãnh vực giáo dục, y tế, khoa học, doanh nghiệp… ngày càng tăng cao” Sự hợp tác mở rộng trên lĩnh vực giáo dục thể hiện ở số lượng ngày càng tăng các trường đại học nước ngoài liên kết đào tạo với các trường đại học Việt Nam với các chuyên ngành đa dạng và . SVVN hoàn toàn có thể được hưởng nền giáo dục đẳng cấp quốc tế, nhận bằng cấp của các trường đại học quốc tế ngay tại việt nam với chi phí thấp hơn nhiều lần du học nước ngoài. Phương tiện, điều kiện vật chất cho việc học cũng nâng cao hơn. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỘI NHẬP CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN Xuất phát từ việc phân tích thực trạng điểm mạng yếu của sinh viên Việt Nam, từ nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến sự yếu kém của sinh viên trong thời kì hội nhập, nhóm thảo luận xin đưa ra một vài giải pháp khắc phục những hạn chế này. Quản trị, nâng cao chất lượng giáo dục Đại học: Đổi mới quản lý GD-ĐT, trong đó có đổi mới cách đánh giá chất lượng GD-ĐT. Thông thường những lĩnh vực sau đây được xem là có vai trò nâng cao chất lượng của một cơ sở giáo dục: Tổ chức và quản lý; Đội ngũ cán bộ (giảng viên và phục vụ); Sinh viên, học sinh; Quá trình giảng dạy, học tập; Nghiên cứu khoa học (nếu là trường đại học, cao đẳng); Cơ sở vật chất; Tài chính; Các lĩnh vực khác (hợp tác quốc tế, dịch vụ sinh viên). Đây được xem là tám lĩnh vực quan trọng nhất, tác động trực tiếp tới chất lượng giáo dục. Những lĩnh vực này có thể tác động với mức độ khác nhau. Và nếu có những biện pháp tác động tới tám lĩnh vực  n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ hội và thách thức cho sinh viên khi việt nam gia nhập wto.doc