Cơ hội và thách thúc của thương mại hàng hoá (Cụ thể ngành da giầy) trong bối cảnh gia nhập WTO

Phụ lục

Chưong I:WTO và thương mại hang hoá

I.Giới thiệu về tổ chức WTO

1.Từ GATT đến WTO

2.Một số cam kết nước ta gia nhập WTO

2.1.Cam kết đa phương

2.2.Cam kết thuế quan

II.Thương mại hàng hoá nước ta trong bối cảnh gia nhập WTO

1.Thương mại hàng hoá trong bối cảnh gia nhập WTO

1.1. Thuế quan

1.2.Phi thuế quan

1.3.Đầu tư

2.Thương mại hang hoá từ 1986 tới nay

2.1.Trong lĩnh vự xuất nhập khẩu

2.2.Thị trường nội địa

2.3.Nhập khẩu và cán cân thương mại

3.Cơ hội và thách thức thương mại hang hoá nước ta trong bối cảnh gia nhập WTO

3.1. Cơ hội

3.2. Thách thức

 

Chương II:Cơ hội và thách thức ngành da giầy nước ta trong bối cảnh hội nhập WTO

I.Tổng quan da giầy Việt Nam

1.Thuận lợi

1.1.Năng lực sản xuất

1.2.Thị trường

1.3.Tình hình xuất nhập khẩu

1.4.Mở rông hợp tác

1.5.Xúc tiến thương mại

2.Khó khăn

2.1.Mẫu mã nguyên liệu

2.2.Đội ngũ thiết kế

2.3.Vấn đè xuất nhập khẩu

II.Cơ hội và thách thức da giầy trong bối cảnh hội nhập WTO

1.Cơ hội

2.Thách thức

 2.1.Đội ngũ lao động

 2.2 Sức ép cạnh tranh

2.3.Hệ thống phân phối

 III.Giải pháp để nâng cao hiệu quả ngành xuất khẩu ngành da giầy trong bối cảnh hội nhập

1.Vấn đề nguồn nhân lực

2.Nguyên vật liệu

3.Chính sách nhà nước

4.Mở rộng thị trường

5.Kiểm soát chi phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ hội và thách thúc của thương mại hàng hoá (Cụ thể ngành da giầy) trong bối cảnh gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc tế Thứ tư, tham gia WTO góp phần cải thiện mức sống người dân. Cùng với việc mở cửa thị trường hàng hóa, khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ là bộ phận của thị trường toàn cầu. Luồng hàng hoá sẽ được chu chuyển qua thị trường Việt Nam cũng như tất cả các thị trưòng khác. Khi hàng hoá các nước khác sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam, để đủ sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển, các doanh nghiểp trong nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, áp dụng công nghệ mới ..Điều này ssẽ khiến người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi, vì cùng một mức thu nhập, họ có nhiều sự lựa chọn hơn với những hàng hoá được sử dụng, và đương nhiên là mức sống được nâng cao .Thị trường ô tô là một thí dụ dễ thấy .Khi bảo hộ sản xuất trong nước bằng hàng rào thuế quan và giải pháp cấm nhập khẩu, giá ô tô trong nước rất cao, gấp hai đến ba lần các nước trong khu vực và trên thế giới . Thứ năm, gia nhập WTO là cơ hội để chính phủ có thể xem xét những chính sách kinh tế, các cơ quan quản lí nhà nước hoàn thiện hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh .Đây là cơ hội để chính phủ hoàn thiện chính sách kinh tế ,tham khảo và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn Việt Nam ,đồng thời tuân thủ quy chế WTO sẽ giảm bớt hiện tượng tham nhũng, hối lộ trong hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước .Với tiêu chí tự do hoá thương mại, WTO kiên quyết xoá bỏ những rào cản bất hợp lí trong thương mại quốc tế, trong đó các nước thành viên đều phải tuân theo .Những rào cản có thể là chế độ hạn ngạch ,chính sách cấm xuất, cấm nhập, bảo hộ thuế quan .Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tìh trạng tham nhũng như mua bans hạn ngạch ,gian lận thuế ,gian lận thương mạ, làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh do9anh thương mại quốc tế .Xoá bỏ rào cản chính là xoá bỏ những tiền đề nảy sinh tham nhũng, hối lộ, làm trong sạch bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách kinh tế của chính phủ. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch về lao động giữa các khu vực kinh tế, các địa phương và ngành nghề cũng đang diễn ra khá lành mạnh, tạo nên sự ổn định về mặt số lượng cho thị trường. 2.Thách thức Tuy nhiên, những thách thức khi tham gia hội nhập sâu rộng cũng không phải là nhỏ. Và nếu không sớm khắc phục được những điểm yếu này, sự đổ vỡ hay phát triển thiếu cân đối của thị trường lao động – việc làm sẽ dẫn đến nguy cơ đe doạ đến nền kinh tế chung. Khó khăn thứ nhất được các chuyên gia tham gia soạn thảo báo cáo đề cập đến chính là hạn chế về trình độ chuyên môn, tay nghề của phần lớn lao động. Điều này có thể thấy rõ ở chỗ, đại đa số lao động Việt Nam hiện nay là lao động phổ thông, lượng lao động có tay nghề qua các trường hoặc trung tâm đào tạo nghề và đa số được nhận ngay khi ra trường.Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, hiện có đến 74,7% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, tập trung ở khu vực nông thôn khu vực kém phát triển. Cùng với vấn đề về tay nghề, người lao động Việt Nam (trong đó nổi cộm là lao động thuộc diện chính sách giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp) có ý và chấp hành pháp luật chưa cao. Khó khăn thứ hai xuất phát từ việc di chuyển lao động giữa các vùng, nhất là thức, tác phong, thái độ làm việc từ nông thôn ra đô thị, khu công nghiệp tập trung, di chuyển lao động trong và ngoài nước. Khó khăn thứ ba là hiện nay việc thực hiện theo pháp luật lao động ở các doanh nghiệp còn thấp. Trong đó đáng chú ý là vấn đề vi phạm về chế độ đãi ngộ cho nhân công, công tác an toàn – vệ sinh lao động, thậm chí nhiều doanh nghiệp không thành lập tổ chức công đoàn theo quy định. Thực trạng này thực tế cũng xuất phát từ việc pháp luật lao động hiện có phạm phi điều chỉnh hẹp và phạm vi điều chỉnh chưa cao. Thứ tư, các hoạt động dịch vụ liên quan đến lĩnh vực lao động và thị trường lao động hiện chưa thật sự hoàn thiện, quy mô thị trường lao động còn hạn chế, chưa tương xứng với sự phát triển. Số người tham gia thị trường lao động Việt Nam mới chỉ chiếm 20% lực lưỡng lao động. Cuối cùng là khó khăn về nhận thức của một bộ phận người lao động và người sử dụng lao động, trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức về hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế. Có thể thấy rằng, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn khá “mù mờ” về khái niệm hội nhập, WTO hay toàn cầu hóa, còn ở đại đa số người lao động thì tình trạng này còn đáng ngại hơn. Chương II:Tác động WTO đối với thương mại hàng hoá (Cụ thể ngành da giầy) I:Tổng quan về ngành da giầy Việt Nam 1.Thuận lợi Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng được thoả mãn, đồng thời những yêu cầu ngày càng cao. Cùng với nó thì nhu cầu về dày giép cũng ngày càng phát triển, nó không chỉ để thoả mãn nhu cầu tối thiểu của con người là bảo vệ sức khỏe mà còn là “nhu cầu bản ngã, sự khẳng định mình của những đại gia, của những chủ doanh nghiệp 1.1 Năng lực sản xuất Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 4 và là 1 trong 10 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam đạt khoảng 882 triệu USD, mức tăng trưởng bằng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu giày da trong tháng 7/2005 ước đạt 11,5 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với mức kim ngạch trung bình trong 6 tháng đầu năm 2005 và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2004. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã chủ động hoặc sử dụng 100% đế giầy sản xuất trong nước (trừ một số rất ít loại đặc biệt vẫn phải nhập). Sản phẩm giầy vải đã sử dụng 95-98% nguyên, phụ liệu trong nước.Nhiều công ty đã hình thành các bộ phận, các trung tâm mẫu mốt để có thể tự thiết kế các loại giầy dép và đang từng bước chuyển dần từ phương thức gia công sản xuất cho đối tác trung gian nước ngoài sang tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp. Bên cạnh sự phát triển cua ngành da giầy nói chung thì các doanh nghiệp ,tổng công ty cũng có những đóng gốp không nhỏ. 14 năm xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã góp phần vào việc hình thành và phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất và xuất khẩu giầy dép, là một trong những ngành quan trọng thu được nhiều ngoại tệ và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tổng công ty có quan hệ thương mại với 150 công ty của 50 nước trên thế giới; từ năm 1993, khi có sự dịch chuyển sản xuất giầy dép từ các nước trong khu vực sang Việt Nam đến nay, các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã sản xuất và xuất khẩu được trên 203 triệu đôi giầy dép, trên 21 triệu chiếc vali, túi cặp, đã sản xuất gần 20 triệu mét vuông da thuộc thành phẩm để trực tiếp xuất khẩu phục vụ xuất khẩu và sử dụng trong nước. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000: 610 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996- 2000: 10,5%lnăm).- Tổng doanh thu năm 2000: 892 tỷ đồng đãng trưởng bình quân thời kỳ 1996-2000: 10,5%/năm). Tổng doanh thu năm 2000: 892 tỷ đồng (tăng trường bình quân thời kỳ 1996-2000: 13%/năm). Giá trị xuất khẩu từ 26 triệu rúp đôla (1986) tăng lên 100 triệu rúp - đôla (1990) và 168 triệu USD (năm 2000). Từ năm 1995 đến 2000, toàn Tổng công ty đã tạo giá trị xuất khẩu 1.100 triệu USD. Tổng số lao động toàn Tổng công ty năm 2000: 25.000 người. Trong những năm gần đây (1996-2000), để phát triển sản xuất ổn định và mở rộng thị trường tăng cường kim ngạch xuất khẩu... Tổng công ty đã chú trọng khâu đầu tư chiều sâu, mở 1 rộng và đầu tư mới các cơ sở sản xuất (tổng số vốn đầu tư thời kỳ 1996-2000 là 694 tỷ đồng, vốn tham gia liên doanh với các công ty nước ngoài là 44,512 tỷ đồng, vốn tham gia cổ phần 1,7 tỷ đồng) tăng cường hợp tác sản xuất với các công ty nước ngoài, tiếp nhận một số cơ sở sản xuất da - giầy thuộc các địa phương sáp nhập thành các đơn vị trực thuộc Tổng công ty hoặc của các công ty thành viên. Tình hình phát triển của Tổng công ty thời kỳ 2000-2005, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư bổ sung, thay thế một số thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, mở rộng sản xuất các cơ sở hiện có, Tổng công ty sẽ tập trung hình thành các cụm công nghiệp giầy và nguyên phụ liệu cho sản xuất giầy ở cả hai phía Bắc - Nam, hình thành những cơ sở sản xuất giầy có công nghệ cao, chú trọng đầu tư các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu cao cấp phục vụ cho sản xuất giầy dép, vali, túi cặp... tổ chức lại lĩnh vực thuộc da trong toàn Tổng công ty, nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu về da thuộc cho sản xuất giầy và đồ dùng bằng da phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.' Hình thành một số trung tâm mẫu mốt khu vực có đủ điều kiện thích hợp với sự biến động vế nhu cầu thị hiếu, đa dạng phong phú của thị trường giầy thế giới và trong nước. Tổng công ty Da - Giầy Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường giầy thế giới và trong nước. Bên cạnh đó, còn có những cơ hội mới để tiếp tục phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, từng bước thực hiện tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.nhà cung cấp giày dép lớn thứ ba (sau Trung Quốc và Italia) tại thị trường Hồng Công. Bên cạnh đó thi Việt Nam không ngừng cải tiến mẫu mã đểngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường: VISI-Shoes là một phần mềm thiết kế giày tự động, sử dụng công cụ cực mạnh trong VISI-Modelling, cộng thêm các chức năng tạo mặt, nâng cao để tạo ra các form giày và dáng giày rất nhanh chóng. Toàn bộ qui trình thiết kế từ form giày hoặc từ dữ liệu 2D, sau đó hoàn thiện phần giày từ đế ngoài đến đế trong, gót và khuôn đều được tạo ra rất dễ dàng. Giầy thể thao vẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt nam với 381 tri đôi, trị giá 2,63 tỷ USD chiếm 73 % tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, giầy nữ với số lượng 87 triệu đôi đạt trị giá 538 triệu USD chiếm gần 15% . Giầy vải vẫn tiếp tục được duy trì , đặc biệt các loại giầy vải cao cấp thêu, in nổi và các loại giầy vải có mũ từ da được nhiều khách hàng quan tâm. Năm 2006 đạt 25 triệu đôi, trị giá 217 triệu USD chiếm 6,4 % tổng kim ngạch. Tuy số lượng giầy vải không tăng so với 2005 song giá trị XK lại lớn hơn, điều đó cho thấy DN Việt nam đã XK giầy vải cao cấp thay thế các loại giầy vải thấp cấp như trước đây. Các loại khác như: dép đi trong nhà, sandal, dép đi biển đạt 75 triệu đôi, trị giá 202 triệu USD chiếm 5,6% tổng kim ngạch XK. Cho đến nay dòng sản phẩm giầy dép xuất khẩu có lợi thể cạnh tranh của Việt nam là hang tầm trung và tầm cao, tập trung vào 4 loại chính: Giầy thể thao mặt hang chủ lực, giầy vải, giầy da nam nữ và dép các loại. Đến hết năm 2006, toàn ngành đã trang bị trên 750 dây chuyền đồng bộ sản xuất các loại giầy dép hoàn chỉnh với công suất 715 triệu đôi/năm, theo thống kê trong 10 đôi giầy tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt nam vì vậy Việt nam vẫn tiếp tục được xếp vào thị trường sản xuất giầy dép của thế giới chỉ đứng sau Trung quốc và Ấn độ ở khu vực châu á. Năng lực sản xuất các ngành da giầy Việt Nam năm 2006 Số đôi (triệu đôi) số tiền (USD) tỷ trọng thể thao 381 2,63 tỷ 73% Giày nữ 87 538 triệu 15% Giày vải 25 217 triệu 6,4% Các loại giày dép khác 75 202 triệu 5,6% 1. 2. Thị trường EU: Là một trong những ngành xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao của nền kinh tế ,từ năm 2000 đến 2006 ,ngành da giầy luôn đạt kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước với mức tăng bình quân 18% năm và đạt ở mức cao nhất là 3,59 tỷ USD vào năm 2006 ,xấp xỉ 10% kim ngạch xuất khẩu .Giai đạo 2005-2006 ,do tá đọng của vụ kiện chống phá giá các loại dàu mũi da cá xuất sứ từ Việt Nam ,Trung Quốc xuất khẩu sang EU ,tình hình sản xuất của ngành da giầy có chững lại ,nhưng nhìn chung 6 năm qua ,toàn ngành đã có tốc độ phát triển cả về số lượng ,chất luượng và chủng loại. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng bình quân 0,403 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2001-2006. Thị trường chủ yếu của ngành đến nay vẫn là các nước thuộc EU, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép sang EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU Đối với Mỹ :Mỹ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ tiếp tục gia tăng với kim ngạch XK năm 2006 đạt 802 triệu USD tăng 30% so với năm 2005, chủ yếu do các công ty 100% vốn nước ngoài, liên doanh, một vài công ty lớn của Việt Nam gia công xuất khẩu những thương hiệu lớn như NIKE, Addidas, Rebookvà XK qua hệ thống kênh phân phối chính của Mỹ, một số các DN có quy mô nhỏ tự sản xuất mẫu mã và chào hàng trực tiếp tới các nhà nhập khẩu qua các hội chợ triển lãm tại . Mỹ hiện đang bước đầu triển khai song kết quả vẫn còn rất hạn chế. Các sản phẩm xuất khẩu chính vào thị trường này là giầy thể thao, giầy da nam nữ, dép đi trong nhà, dép đi biển. v.v... Ngoài ra, thị trường Nhật với thị phần XK chiếm hơn 3% vào năm 2006 và các thị trường khác (20%) vẫn duy trì ở mức như những năm trước đây, các đối tác Nhật đang có xu hướng tìm kiếm các đối tác thuộc da và SX giầy tại Việt nam. Trong thời gian tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam, với các sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao, giày da nam nữ. Theo Trung tâm Thông tin Thương mại (Bộ Thương mại), Việt Nam đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà cung cấp giày dép lớn thứ ba (sau Trung Quốc và Italia) tại thị trường Hồng Công. Thị truờng khác :Theo Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu giày da trong tháng 7/2005 ước đạt 11,5 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với mức kim ngạch trung bình trong 6 tháng đầu năm 2005 và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2004. Trong đó, xuất khẩu giày sang thị trường Hà Lan tháng 7/2005 đạt khoảng 1,5 triệu USD, tăng 2 lần so với tháng 6/2005. Tuy nhiên, mức kim ngạch này mới chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2004. Giá xuất khẩu trung bình sang Hà Lan cao hơn 1 USD/đôi so với mức giá cùng kỳ năm 2004. Xuất khẩu giày da sang thị trường Đài Loan cũng tăng nhẹ đều trong 2 tháng trở lại đây và đạt trên 1,5 triệu USD trong tháng 7/2005, tăng gấp 2 lần so với kim ngạch trong tháng 7/2004. Đơn giá xuất khẩu sang thị trường Đài Loan đạt mức trung bình cao nhất 25 USD/đôi, cao hơn 0,7 USD/đôi so với mức giá trung bình trong tháng 4. Nhật Bản cũng có xu hướng tăng nhập khẩu giày da từ Việt Nam, đặc biệt là giày da có chất lượng tốt. 4 tháng đầu năm 2005, xuất khẩu giày da sang thị trường Nhật Bản đạt gần 700 nghìn USD. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản trong 3 tháng trở lại đây đều đạt trên 500 nghìn USD/tháng. Xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như Anh, Canada cũng đang trong xu hướng tăng. 1.3.   Tình hình nhập khẩu: * Nguyên phụ liệu và da thuộc thành phẩm: Năm 2006 nhập khẩu da thuộc đạt 545 triệu USD với sản lượng 377 triệu Từ năm 2000 ngành công nghiệp sản xuất giầy dép phải nhập khẩu từ 80 -85% nguyên phụ liệu của thế giới, qua một quá trình phát triển đến 2006, riêng sản xuất giầy thể thao với sản lượng chiếm tới 70% sản xuất thì đã chủ động được 70% nguyên liệu tại chỗ. Các nhà máy sản xuất đế, thuộc da, nhựa. trong nước đã có thể cung ứng đầy đủ. Các DN chỉ phải nhập khẩu những nguyên vật liệu có hàm lượng chất xám cao như Da cao cấp của Ý và một số loại nguyên phụ liệu đặc chủng của Hàn quốc, Đài loan. Như vậy qua 5 năm ngành đã giảm việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ 80% xuống còn 60%. Máy móc thiết bị: Chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ các nước như Ý, Hàn quốc, Đài loan và Trung quốc. Năm 2006 tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị là 57 triệu USD. 1.4.Mở rộng hợp tác Các doanh nghiệp theo đó cũng đang có chiều hướng phát triển thuận lợi hơn bằng cách chuyển hướng thị trường xuất khẩu. Ngoài thị trường cộng đồng châu Âu, VN đang tiến tới những thị trường đầy tiềm năng khác như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Malaysia, Brazil... “VN có điểm yếu là vật tư nguyên liệu không dồi dào nhưng đổi lại có thế mạnh về sức lao động tốt và rẻ. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp thử sức và dấn tới nhiều thị trường khác”. Ngày 24/10/2006 đã diễn ra buổi hội thảo giao lưu giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh Nghiệp Việt Nam. Đoàn doanh nghiệp Trung Quốc gồm 40 người dẫn đầu là các Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Da giày Trung Quốc, Chủ tịch Hội Da Giày Trung Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Cty TNHH Da Tấn Giang và các Giám đốc đại diện các doanh nghiệp đến từ 12 tỉnh của Trung Quốc như Triết Giang, Tấn Giang, Quảng Đông, với mục đích tìm kiếm cơ hội đầu tư về lĩnh vực ngành da bò, da heo. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp Trung Quốc muốn tìm hiểu về thuế, đất đai, các chính sách ưu đãi, luật đầu tư ở Việt Nam, và muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng công nghệ xử lý da của Trung Quốc. Buổi hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, phía Việt Nam các doanh nghiệp cũng đang tham khảo giá cả da heo, và tìm hiểu thêm về công nghệ phía doanh nghiệp bạn. Sau buổi làm việc này đoàn Trung Quốc sẽ ra miền Bắc tìm hiểu các doanh nghiệp ngành da giày ở đây 1.5.X úc ti ến th ư ơng m ại Hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) và phát triển thị trường được Hiệp hội và các DN quan tâm, đặc biệt từ năm 2003 với sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua Chương trình XTTM trọng điểm quốc gia, có thể thấy: Trong hơn 2 năm qua, Hiệp hội đã tổ chức gần 15 đoàn các DN tham gia trưng bầy sản phẩm và khảo sát thị trường tại Đức, ý, Pháp, Mỹ, Trung Quốc với sự tham gia của trên 200 lượt DN trong phạm vi cả nước. Kết quả các hoạt động nêu trên đã giúp các DN tiếp cận trực tiếp với các khách hàng tiềm năng, giới thiệu quảng bá các sản phẩm và nâng cao hình ảnh DN, nắm bắt sâu hơn nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng ở từng khu vực khác nhau trên thị trường quốc tế. Các DN đã chú trọng tới việc chuẩn bị mẫu mã, các bộ sưu tập mới để trưng bày tại các gian hàng tham gia, có tính toán kỹ về giá cả, chi phí thực hiện các đơn hàng để ký kết hợp đồng ngay tại hội chợ. Sự hiện diện của các DN, gian hàng chung của Hiệp hội đã tạo dựng được hình ảnh ngành CN Da- Giầy VN trên thị trường quốc tế và tại hội chợ. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế: Mẫu mã chưa phong phú, chưa có các bộ sưu tập ấn tượng và các sản phẩm còn đơn giản, đôi khi trùng lặp, khâu trang trí chưa thực sự ấn tượng, nổi bật... Hai năm qua, Hiệp hội đã tổ chức được 10 khóa đào tạo về thiết kế và phát triển sản phẩm, marketing, kinh doanh, xuất nhập khẩu và các khóa dành cho các DN vừa và nhỏ hướng tới để các DN vượt qua các rào cản, đảm bảo thực hiện những yêu cầu của các nhà nhập khẩu (về môi trường, an toàn sức khoẻ và thực hiện tốt TNXHDN). Hiệp hội tập trung công tác đào tạo vào 2 đối tượng chính: Đội ngũ cán bộ thiết kế và phát triển sản phẩm, đội ngũ marketing, XNK và kinh doanh giỏi. Hai lực lượng này là nhân tố quyết định giúp cho việc đáp ứng mẫu mã và thời hạn giao mẫu chào hàng. Song hành với các hoạt động trên, công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và giới thiệu hình ảnh DN cũng đã được ý thức và quan tâm... 2.Những khó khăn tồn tại 2.1.Mẫu mã nguyên liệu-thương hiệu Theo LEFASO, tổng lực lượng ngành giày dép cả nước hiện có trên 270 doanh nghiệp với 500.000 lao động, chưa kể các cơ sở nhỏ và hộ gia đình. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày Việt Nam đạt 2,19 tỷ USD, tăng trên 20%  so với năm 2003. Tuy nhiên, niềm ưu tư lớn nhất lâu nay của ngành giày da Việt Nam vẫn là sự nghèo nàn về mẫu mã và thiếu thốn về thương hiệu. Năm ngoái, 11 gian hàng giày Việt Nam tham gia hội chợ Duseldorf tại Đức, đã phải lép vế trước trên 200 gian hàng của người khổng lồ Trung Quốc. Mẫu giày Việt Nam hầu như na ná nhau, giá lại cao hơn của Trung Quốc 20-30%. Từ trước đến nay, các sản phẩm giày được sản xuất trong nước chủ yếu theo mẫu mã nước ngoài và xuất hiện trên thị trường quốc tế dưới nhãn hiệu của các nước khác. Do vậy, vấn đề then chốt có tính chất quyết định tới sự phát triển của ngành giày là phải tạo dựng được một lực lượng thiết kế mẫu chuyên nghiệp, có đủ năng lực, trình độ tự thiết kế được khách hàng trong và ngoài nước chấp nhận”.   Theo nhận xét của giới kinh doanh da giày, trên thị trường thế giới không hề thấy bóng dáng một đôi giày mang nhãn hiệu Việt Nam. Một trong những nguyên nhân cơ bản, theo các doanh nghiệp là do ngành da giày Việt Nam hiện chỉ làm hàng gia công xuất khẩu chứ chưa trực tiếp xuất dưới thương hiệu của mình 2.2.Đội ngũ thiết kế Đươc đánh giá là nước có nguồn lao động dồi dào tuy nhiên chủ yếu lao động thủ công ,thiếu hẳn một lực lưỡng thiết kế, là ngành duy nhất không có trường lớp đào tạo kỹ thuật hay cử nhân thiết kế tạo mẫu. Hiện nay ngành giày thiếu vắng hẳn một lực lượng là những kỹ sư phác họa, mỹ thuật công nghiệp. Thiếu đội ngũ này thì không thể nào nói đến có được các mẫu mã sáng tạo, thời trang, không thể cạnh tranh với hàng các nước, càng không thể nói đến các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidad... Hiện tại, chỉ có một số rất ít nhân viên học mỹ thuật công nghiệp ra và làm việc tại các phòng kỹ thuật của doanh nghiệp, như công ty giày An Lạc, 32, Công ty Xuất nhập khẩu da giày Sài Gòn Theo nhận xét của LEFASO, đội ngũ thiết kế tạo mẫu giày hiện nay ở ta còn rất thiếu và yếu. Gọi là các “nhà tạo mẫu” cho sang trọng, nhưng phần lớn xuất thân từ công nhân, sau thời gian làm các dây chuyền sản xuất, được lựa chọn bồi dưỡng tại chỗ để làm ở bộ phận ra mẫu và phát triển sản phẩm. Những nhân viên này không được đào tạo có bài bản chuyên về thiết kế tạo mẫu giày, một số khác chỉ được tiếp thu trực tiếp qua các chuyên gia, các khóa ngắn hạn do doanh nghiệp cử đi học. Hiện tại, nhu cầu về đội ngũ này ở các doanh nghiệp rất lớn. Chỉ riêng ở Công ty Biti’s Đồng Nai, đội ngũ cán bộ thiết kế, tạo mẫu, kỹ thuật viên tới trên 100 người. Các doanh nghiệp khác có quy mô lớn cần có số lượng tương tự. 2.3 Tình hình xuất khẩu-nhập khẩu Tuy nhiên, xuất phát từ nội tại sản xuất nhiều năm qua, ngành da giày Việt Nam còn nhiều tồn tại chưa được khắc phục. Dù là nước xuất khẩu lớn, nhưng các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công, không chủ động được nguồn nguyên liệu, bị hạn chế về vốn và công nghệ. Khoảng 60% nguyên vật liệu, hóa chất vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, đã xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ như ngành sản xuất nguyên phụ liệu và các trung tâm phát triển mẫu mốt nằm cạnh các khu công nghiệp sản xuất giầy dép, rất thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu triển khai mẫu mã mới của khách hàng. Với những thuận lợi đó, Trung Quốc hiện đang chiếm lĩnh thị phần thống trị tại các thị trường lớn như 83,5% tại Mỹ, hơn 64% tại EU. Đây thực sự là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp ngành giầy Việt Nam. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm giày dép do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đang phải cạnh tranh với giày da giá rẻ nhập lậu từ Trung Quốc. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất giày trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. So với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có ưu thế hơn về vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý sản xuất, kỹ thuật công nghệ, tiếp thị xuất khẩu... Vì vậy, sản phẩm của họ có lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm của doanh nghiệp trong nước về chất lượng, giá trị và thị trường xuất khẩu. Theo số liệu thống kê, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện chiếm trên 55% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm giày dép. Ngoài những thách thức và áp lực trong cạnh tranh, mức thuế 10% mà EC đang áp dụng đối với mặt hàng giầy mũ da xuất xứ Việt Nam (từ tháng 10/2006) đã khiến nhiều doanh nghiệp ngành da giầy gặp khó khăn trong đàm phán, tiếp nhận các đơn hàng mới và đứng trước nguy cơ bị mất đơn hàng, mất luôn cả khách hàng. 90% trong tổng doanh thu xuất khẩu da giày 2,8 tỷ USD năm 2004 bắt nguồn từ gia công cho đối tác nước ngoài. Tình trạng gia công hàng chẳng những đã làm biến mất thương hiệu da giày Việt Nam trên thương trường quốc tế mà còn ảnh hưởng mạnh đến ngành sản xuất nguyên phụ liệu da giày nội địa Ông Vũ Văn Chầm, Chủ tịch Hội da giày TP HCM nói vui mà chua chát: "Ngành da giày Việt Nam hiện đang bị xâm lăng bởi hàng ngoại, từ nguyên phụ liệu, mẫu mã cho đến giày thành phẩm". Theo ông, ở nước ngoài, giày Việt phải mượn danh thương hiệu khác mới tồn tại được. Trong khi đó, tại thị trường nội địa, cơn lốc giày dép Trung Quốc đang cuốn đi các cơ sở sản xuất nhỏ, kinh doanh theo phương thức tiểu thủ công và đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp da giày lớn. Theo giới kinh doanh da giày, 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da giày là chất liệu da và giả da; đế; các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, nhãn hiệu, gót... thì đến 70-80% là nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... Riêng đế giày, khâu nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tốt nhất, cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung. Chất liệu giả da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc dù chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần bằng 50% giá trị da giày xuất khẩu nói chung, cũng sử dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0005.doc
Tài liệu liên quan