MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU 2
B.NỘI DUNG 4
1.TÍNH CẤP THIẾT 4
2.THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA 6
3.GIẢI PHÁP 13
3.1.NGUYÊN NHÂN LÀM CHẬM TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA 13
3.2.GIẢI PHÁP 15
C.KẾT LUẬN 19
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
26 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cổ phần hóa - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í, vai trò của các doanh nghiệp Nhà Nước cũng cần thay đổi cho phù hợp. Các doanh nghiệp Nhà Nước muốn giải quyết vấn đề này không thể tự mình quyết định mà phải qua nhiều thủ tục hành chính của các cấp có thẩm quyền để chớp lấy thời cơ hội nhập và hợp tác quốc tế. Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà Nước sang các loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu là một giải pháp hữu hiệu. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước làm thay đổi căn bản trên ba mặt đối với doanh nghiệp Nhà Nước:Thứ nhất: Chuyển hoá từ đơn sở hữu sang đa sở hữu doanh nghiệp, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của những người góp vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai: Thay đổi căn bản về tổ chức các quan hệ quản lý nội bộ doanh nghiệp. Với cơ cấu tổ chức mới, có sự phân công, phân cấp và giám sát lẫn nhau chặt chẽ.Thứ ba: Thay đổi căn bản về quan hệ quản lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Từ chỗ doanh nghiệp bị chi phối toàn diện trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, sang quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng và tính chịu trách nhiệm được đề cao.
2.THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA
Qua hơn 15 năm triển khai chủ trương cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà Nước của Đảng và Nhà nước đã đạt được những hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định; doanh nghiệp Nhà Nước được chuyển thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu với sự rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành phần sở hữu, từng cổ đông; giảm được sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chính quyền; tạo cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tạo cơ sở pháp lý và vật chất để người lao động xác lập và nâng cao vai trò làm chủ, gắn bó máu thịt với doanh nghiệp, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách hành chính và đấu tranh chống tham nhũng. Kết quả nổi bật của cổ phần hoá là đã tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, huy động thêm được nguồn vốn của xã hội vào sản xuất, kinh doanh; hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp được nâng lên. Thực tiễn 15 năm qua đã khẳng định cổ phần hoá đã trở thành giải pháp quan trọng, chủ yếu để cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà Nước.
Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước tại phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/9/2006 đã chỉ rõ: Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001, số lượng Doanh nghiệp Nhà Nước được cổ phần hoá tăng đáng kể, nhưng nhìn chung việc triển khai còn khá chậm. Tính đến 31/12/2005, cả nước mới cổ phần hoá được 2.935 Doanh nghiệp Nhà Nước. Số doanh nghiệp được cổ phần hoá tăng nhiều, nhưng số vốn mới chiếm 12% tổng số vốn trong các Doanh nghiệp Nhà Nước. Nếu trừ đi phần vốn Nhà nước còn giữ lại gần 50% trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, thì thực chất tỷ lệ trên chỉ còn khoảng 6%. So với mục tiêu của Nghị quyết TW 9 (khoá IX) thì còn chậm, nhất là các doanh nghiệp có qui mô lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp Nhà Nước. Sau 15 năm thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về quá trình này. Nhiều vấn đề lý luận và tư duy kinh tế đang đặt ra cần giải quyết để nâng cao hiệu quả của quá trình cổ phần hóa trong thời gian tới.Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà Nước là một trong những vấn đề đang được đẩy mạnh ở nước ta, nhưng việc thực hiện một cách có hiệu quả không đơn giản. Vì vậy, sau 15 năm thực hiện cổ phần hóa, rất cần có sự nhìn lại thực trạng, đánh giá triển vọng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước ở nước ta trong những năm tới. Nói đến đối tượng cổ phần hóa là nói đến việc lựa chọn doanh nghiệp Nhà Nước nào để thực hiện cổ phần hóa. So với quy định ban đầu, chúng ta đã bổ sung đối tượng cổ phần hóa là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tổng công ty nhà nước. Tuy vậy cho đến nay, 77% số doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng. Riêng đối với loại doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước không giữ tỷ lệ nào trong vốn điều lệ thì đều là doanh nghiệp nhỏ có vốn nhà nước dưới 1 tỉ đồng và kinh doanh kém hiệu quả. Loại doanh nghiệp nhỏ này chiếm gần 30% số doanh nghiệp mà Nhà nước thực hiện cổ phần hóa. Sự lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa như vậy đã làm chậm tiến độ thực hiện chủ trương cổ phần hóa; các doanh nghiệp Nhà Nước chưa thể hiện được rõ những ưu thế của doanh nghiệp đã cổ phần hóa với những doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, chưa thực hiện được các mục tiêu cổ phần hóa đề ra. Tỷ lệ cổ phần do Nhà nước giữ ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa như sau: nắm giữ cổ phần chi phối trên 50% ở 33% số doanh nghiệp; dưới 50% số vốn ở 37% số doanh nghiệp và không giữ lại tỷ lệ % vốn nào ở gần 30% số doanh nghiệp. Xem xét cụ thể hơn có thể thấy: số vốn nhà nước đã được cổ phần hóa chỉ mới chiếm 12%, và ngay trong số vốn này, Nhà nước vẫn nắm khoảng 40%, vì thế số vốn mà Nhà nước cổ phần hóa được bán ra ngoài mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 3,6%).Với cơ cấu vốn nhà nước đã cổ phần hóa như trên có thể thấy bức tranh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước ở nước ta hiện nay và hiểu rõ hơn khái niệm cổ phần “chi phối” của nhà nước. Cổ đông trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa là cán bộ, công nhân viên nắm 29,6% cổ phần; cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nắm 24,1% cổ phần; cổ đông là Nhà nước nắm 46,3% cổ phần.Nét đáng chú ý về cơ cấu cổ đông là các nhà đầu tư chiến lược trong nước khó mua được lượng cổ phần đủ lớn để có thể tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, còn nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về vốn, công nghệ, có năng lực quản lý kinh doanh cũng chỉ được mua số lượng cổ phần hạn chế. Điều này làm cho các doanh nghiệp đã cổ phần hóa rất khó hoạt động có hiệu quả, nhất là trước sức ép cạnh tranh ở cấp độ quốc tế, khi nước ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc đánh giá về hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước có những ý kiến không giống nhau. Cụ thể như sau:Thứ nhất, sau khi cổ phần hóa, có tới 90% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động, huy động vốn xã hội cũng tăng lên, chấm dứt tình trạng bù lỗ của ngân sách nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm. Chỉ có 10% số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động kém hiệu quả vì trước khi cổ phần hóa các doanh nghiệp này đã hoạt động rất kém, nội bộ mất đoàn kết, không thống nhất; mặt khác còn do sự can thiệp không đúng của chính quyền địa phương... Thứ hai, theo kết quả nghiên cứu, đến thời điểm này chưa có doanh nghiệp Nhà Nước nào sau khi cổ phần hóa biến thành tư nhân hóa. Bên cạnh việc công nhận một số kết quả do cổ phần hóa mang lại, cũng đã chỉ rõ: có tình trạng, một số doanh nghiệp Nhà Nước sau khi cổ phần hóa đang dần chuyển hóa thành doanh nghiệp tư nhân do một số cổ đông đã bán, chuyển nhượng số cổ phần của mình, hoặc làm trung gian thu gom cổ phần cho tư nhân ngoài doanh nghiệp nắm giữ, có trường hợp đã nắm hơn 50% tổng giá trị cổ phần danh nghĩa để trở thành chủ nhân đích thực của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Nhà Nước nói chung khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, mặc dù thắt chặt tín dụng không có nghĩa là phân biệt đối xử.Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hiện đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Để bảo đảm kế hoạch đầu tư, các tổng công ty hầu như phải đi vay là chính, vốn tự có chỉ đạt 2- 3% tổng mức đầu tư, áp lực trả nợ rất căng thẳng. Song, chính các công ty cổ phần lại là những doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp gặp khó khăn nhất về vốn, bởi vì những quy định thắt chặt trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều lãnh đạo các cấp còn băn khoăn, chưa chỉ đạo quyết liệt, người lao động lo lắng, bất an... gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch cổ phần hóa từ đầu năm tới nay. Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà Nước thời gian qua đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng việc cổ phần hoá, sắp xếp các doanh nghiệp có quy mô lớn, trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thực hiện còn chậm. Các Doanh nghiệp Nhà Nước đã cổ phần hoá, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và việc huy động vốn ngoài xã hội trong quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà Nước còn hạn chế do chưa khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài. Chưa có doanh nghiệp nào tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá. Thời gian thực hiện cổ phần hoá một doanh nghiệp còn dài, làm tiến độ cổ phần hoá chậm. Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%; doanh thu bình quân tăng 23,6%; lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%; trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hoạt động kinh doanh có lãi; nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%; thu nhập của người lao động bình quân tăng 12%. Vốn nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp không thuộc diện cần giữ cổ phần chi phối, phổ biến nhất là trong các tổng công ty nhà nước thuộc các ngành xây dựng, giao thông. Việc thu hút cổ đông ngoài doanh nghiệp mới đạt 24,1% vốn điều lệ; mới có trên 20 công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; các cổ đông chiến lược vì thế cũng không có nhiều cơ hội để tham gia vào phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc người lao động trong một số doanh nghiệp bán bớt cổ phần ưu đãi sau khi mua đã làm giảm tác dụng của chính sách khuyến khích người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp. Nhiều công ty cổ phần chưa có sự đổi mới thực sự trong quản trị công ty; phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như Doanh nghiệp Nhà Nước. Hạn chế này rõ nhất là ở những doanh nghiệp mà Nhà nước còn giữ cổ phần chi phối, ban lãnh đạo của doanh nghiệp đều từ Doanh nghiệp Nhà Nước trước đó chuyển sang. Trong một số công ty cổ phần, người lao động - cổ đông phần do nhận thức chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, phần do sự hiểu biết pháp luật về công ty cổ phần còn hạn chế, nên có nơi quyền làm chủ chưa được phát huy. Ngược lại có nơi lạm dụng quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý của Hội đồng quản trị, sự điều hành của giám đốc. Nhiều nội dung của cơ chế, chính sách quản lý công ty cổ phần như: chính sách tiền lương, tiền thưởng vẫn còn áp dụng như Doanh nghiệp Nhà Nước.
Quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam dù đang được tiến hành mạnh nhưng vẫn đang có ba nghịch lý tồn tại. Cổ phần hóa có ba mục tiêu cơ bản: huy động vốn, thay đổi cơ chế quản lý, và quan trọng hơn: tìm được những ông chủ có trách nhiệm, đủ năng lực để Nhà nước giao doanh nghiệp cho họ cải tổ, phát triển. Hiểu được mặt tốt của cổ phần hóa, đặt ra mục tiêu rất đúng, nhưng mặt khác cách làm của chúng ta hiện nay lại lộ ra ba nghịch lý ngay trong chính nguyên tắc cổ phần hóa. Nghịch lý thứ nhất là nghịch lý trong tư duy. Ta đã phải công nhận những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thường làm ăn không hiệu quả, muốn nó tốt lên, muốn tài sản nhà nước không mất đi, không còn cách nào khác là phải cải cách. Cải cách bao nhiêu kiểu rồi, hiệu quả đều không như mong muốn. Cuối cùng nhận ra chỉ còn con đường cổ phần hóa mới cứu được doanh nghiệp, cứu được nguồn vốn nhà nước, tăng được nội lực, sự năng động cho nền kinh tế. Nhưng dù cổ phần của Nhà Nước đang được bán cho những cá nhân, những tổ chức của một nhóm cá nhân nhưng chúng ta lại đang cho rằng cổ phần hóa không phải tư nhân hóa. Vậy cổ phần hóa là chuyển quyền sở hữu của nhà nước sang ai? Điều này chưa rõ. Thực tế trong cổ phần hóa có một phần là tư nhân hóa. Không chấp nhận điều này nên quá trình cổ phần hóa vẫn còn gượng gạo, nhiều nơi không thống nhất cách làm, dẫn đến tình trạng có địa phương hô hào về chủ trương nhưng khi tiến hành cổ phần hóa thì lại hạn chế. Nhiều hàng rào đã được lập ra: ai được cổ phần, có thời điểm ta chỉ cho những doanh nghiệp làm ăn yếu kém cổ phần hóa, còn những công ty có lãi thì không cho. Đến nay nhiều nơi vẫn bị ảnh hưởng tâm lý này. Nghịch lý này khiến tính toàn dân trong cổ phần hóa không đảm bảo vì không phải ai muốn mua cổ phần của Nhà Nước cũng được trong khi tài sản nhà nước chính là tài sản của toàn dân. Nếu ta cứ giữ cổ phần chi phối để rồi cái cổ phần ấy nó không tăng lên thì đó là thất thoát khổng lồ tiếp theo. Nghịch lý thứ hai là chúng ta muốn cổ phần hóa để tăng vốn cho doanh nghiệp nhưng lại giới hạn quyền góp vốn của người dân với tỉ lệ cố định ở mức thấp. Còn rất nhiều doanh nghiệp không nhạy cảm về an ninh quốc phòng, cũng không thuộc ngành ngân hàng, nhưng các cơ quan chủ quản doanh nghiệp hoặc bản thân ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn không cho bán quá 49% vốn để giữ quyền lãnh đạo và những lợi ích thiển cận. Vốn là thực lực của Nhà nước. Thực lực này không phải để rải ra khắp nơi chi phối từng tế bào A, B, C trong xã hội, mà chỉ nên gom ở một số điểm mấu chốt nhằm mục tiêu định hướng. Việc định hướng không có nghĩa là phải nắm, nhất là nắm thật nhiều. Đó là kiểu tư duy cũ. Nếu ta muốn định hướng tiến tới một nền kinh tế tri thức thì phải đầu tư cho ngành công nghệ cao, chứ không phải hô hào, rồi vẫn giữ chặt vốn để nắm các doanh nghiệp mì, bia, sợi... cụ thể. Như thế lực vừa phân tán, vừa không hiệu quả. Nếu biết tập trung tiền vào những ngành then chốt, tạo điều kiện để nó phát triển, sức mạnh sẽ lớn lên rất nhiều. Còn cách làm hiện tại của ta, vì định giá đã kém, nếu cứ giữ cổ phần chi phối để rồi cái cổ phần ấy nó không tăng lên thì đó là thất thoát khổng lồ tiếp theo. Nhà Nước cũng là một nhà đầu tư, mà đã đầu tư thì phải tìm biện pháp hiệu quả nhất, có lợi nhất cho tài sản của Nhà nước, của dân. Cũng từ thói quen muốn giữ cổ phần chi phối nên chúng ta tạo nên nghịch lý thứ ba. Cổ phần hóa đặt ra mục tiêu thay đổi cơ chế quản lý nhưng thực tế, với cách làm “giữ cổ phần chi phối” thì doanh nghiệp cơ bản vẫn giữ lại toàn bộ cơ chế điều hành cũ. Có nơi, ông giám đốc để doanh nghiệp thua lỗ mười năm liên tiếp, sau cổ phần hóa vẫn được đại diện sở hữu nhà nước... tiếp tục làm giám đốc. Trường hợp này hầu như toàn bộ ban lãnh đạo cũ của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên. Cổ phần hóa rồi nhưng cơ chế trông chờ, mệnh lệnh hành chính đã hằn bao nhiêu năm có thay đổi được thì cũng chỉ là tí chút. Trong khi đó, chỗ dựa (là Nhà nước) không còn, nên nhiều công ty cổ phần hóa xong còn thua lỗ hơn trước. Đối phó với trường hợp này, thường là ông giám đốc già lên làm chủ tịch hội đồng quản trị, ông trưởng phòng kế toán thân cận được lên ghế giám đốc. Như vậy thì dù cổ đông có năng động, có đặt mục tiêu cao bao nhiêu, tình hình doanh nghiệp vẫn không thể có bước ngoặt quyết định. Trước đây, ta để cho doanh nghiệp tự định giá, rồi sau đó là tạo ra hội đồng định giá, cố nghĩ rằng với bản lĩnh chính trị người ta sẽ không móc ngoặc tham nhũng. Vì thế thất thoát đã rất lớn. Đến nay, thất thoát đó vẫn không bớt đi vì chúng ta chưa mạnh dạn nói không với những qui định mang nặng tính đạo đức. Việc rẻ đắt không phải trong phạm trù đạo đức mà nó là khái niệm của thị trường.
Thế nhưng chúng ta vẫn qui định phải bán giá ưu đãi cho người lao động, cho lãnh đạo doanh nghiệp một phần quá lớn. Phải khẳng định cách làm đó là cực kỳ hình thức. Mong muốn cổ phần hóa không phải tư nhân hóa nên ta dành một lượng đáng kể cổ phiếu để bán ưu đãi cho công nhân. Đấy là việc tốt nhưng thực tế nó có đồng nghĩa với việc chuyển sở hữu nhà nước cho tập thể công nhân không, hay nó đang là cơ hội cho nhiều kẻ tham ô, lũng đoạn? Thực tế nếu công nhân nắm được cổ phần thì đó chỉ là tỉ lệ cực nhỏ, không đáng kể. Tiếng là 10-20% nhưng những công nhân lẻ loi liệu có thể đòi được quyền mua công bằng? Qua 1-2 năm, thậm chí chỉ vài tháng, chỉ còn rất ít người giữ được “quyền làm chủ” của mình qua việc chiếm giữ cổ phiếu. Hoặc là cổ phiếu đó được bán tự do, hoặc chính những người lãnh đạo doanh nghiệp mua, mở đường cho cá nhân nào đấy, có thể là chính lãnh đạo doanh nghiệp Nhà Nước sở hữu công ty. Cơ chế và cách quản lý cổ phần hóa như thế thì không thể không thất thoát. Người ta có thể định giá thấp doanh nghiệp, thậm chí giấu tịt một khoản vốn tương đối mà không ai biết. Vì vậy nên ngay cả những công ty nhỏ khi “lên sàn” giá cũng thường tăng gấp đôi. Lượng hóa tiền mất mát là không thể. Lý thuyết thì phức tạp thế, còn nhìn thực tế những đơn vị A, tổng công ty C., vừa định giá xong, nhà đầu tư bình thường đã thấy có thể mua gấp 10 lần mệnh giá, cứ thế mở rộng ra ở tất cả những công ty đã cổ phần hóa, cộng với cả những rò rỉ trong việc bán giá ưu đãi thì lượng thất thoát của Nhà nước đã lên tới hàng ngàn tỉ đồng hoặc còn hơn.
Nếu nhìn thẳng vào sự thật thì có thể khẳng định ngay: cái cốt lõi khiến nhiều nơi mặn mà với việc cổ phần hóa thời gian qua không phải do yêu cầu về chính trị, yêu cầu phát triển sản xuất mà là vì “tiềm năng” có thể chia chác tài sản quốc gia. Rất nhiều “ông chủ” đang đại diện nhà nước nắm quyền sở hữu doanh nghiệp khi nghĩ đến cổ phần hóa là nghĩ ngay đến lợi ích cá nhân, đến chia chác, chiếm hữu. Nếu nhà nước không nhận thức được điều này thì mất mát là đương nhiên. Mà tại Việt Nam, người quyết định tiến hành cổ phần hóa không phải người lao động, số ít là do cấp trên, còn lại do chính những ông giám đốc doanh nghiệp. Nếu thấy những tài sản ẩn, như bất động sản, vị trí độc tôn, có thể định giá thấp để sau này mình được lợi, thì họ sẽ tiến hành cổ phần hóa rất nhanh. Thế là tài sản nhà nước, sau khi cổ phần hóa xong, thành “của anh, của tôi, của chúng ta”.
Nhiều công ty tìm đủ cách để cổ phần hóa là do món nợ quá lớn. Món nợ đó thường được giấu kín. Và cổ phần hóa nhằm trút nợ. Hoặc là tìm cách để được khoanh, giãn nợ, hoặc là khoản nợ đó được trút lên đầu cổ đông. Trước khi cổ phần hóa thì không thấy nợ, nhưng sau khi cổ phần hóa xong mới lòi ra khoản nợ cực lớn. Một số doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa là vì ông giám đốc sắp đến tuổi nghỉ hưu. Khi thành công ty cổ phần rồi, ông ta vẫn làm thủ tục nghỉ hưu bên Nhà nước, đồng thời vẫn có thể làm giám đốc công ty cổ phần. Đây là phương pháp rất thời thượng.
Thực trạng quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước ở nước ta nói trên đang đặt ra nhiều vấn đề cả về mặt lý luận, tư duy kinh tế lẫn thực tiễn quản lý, tổ chức hoạt động doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước ở Việt Nam có những đặc điểm khác với tính quy luật chung ở các nước. Các doanh nghiệp mà Việt Nam thực hiện cổ phần hóa được hình thành trong quá trình thực hiện công hữu hóa, tập thể hóa nền kinh tế trước đây. Điều này khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước phát triển: là kết quả của quá trình phát triển lực lượng sản xuất đã vượt quá tầm của sở hữu tư nhân, đòi hỏi phải mở rộng quan hệ sở hữu. Các doanh nghiệp mà nước ta thực hiện cổ phần hóa vốn tồn tại lâu năm trong cơ chế bao cấp và kế hoạch của Nhà nước và mới làm quen với cơ chế thị trường, khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước là đã tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, cạnh tranh. Các doanh nghiệp mà nước ta tiến hành cổ phần hóa chủ yếu được tổ chức và hoạt động theo yêu cầu và kế hoạch của Nhà nước, khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước là tổ chức và hoạt động vì lợi nhuận tối đa của bản thân và tuân theo quy luật thị trường. Lý do chính của chủ trương cổ phần hóa ở nước ta là các doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, khác với lý do thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp ở các nước phát triển là chuyển từ giai đoạn tập trung tư bản sang giai đoạn tập trung vốn xã hội (trong và ngoài doanh nghiệp) để nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất trong cạnh tranh.Từ những sự khác biệt đó cho thấy: Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước ở nước ta là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết những tồn tại và tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà Nước, đang gây trở ngại cho tiến trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tình hình đó không giống với yêu cầu có tính quy luật là cổ phần hóa doanh nghiệp là một bước tiến của quá trình xã hội hóa, tuân theo quy luật khách quan: quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đối tượng cổ phần hóa ở nước ta khác hẳn với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trong nền kinh tế thị trường phát triển cao. Ở nước ta, một bộ phận doanh nghiệp Nhà Nước sau khi được cổ phần hóa vẫn chưa thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu cả về tài chính, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, tức là, chưa hẳn là một tổ chức hoạt động tuân theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Chính sách và quy trình cổ phần hóa ở nước ta, trên thực tế, vẫn dựa trên tư duy cũ. Vì vậy, từ khâu định giá tài sản doanh nghiệp, cho đến tổ chức quản lý sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hóa đều tồn tại nhiều vấn đề. Việc giải quyết vấn đề tài chính trước, trong và sau khi cổ phần hóa còn nhiều bất cập như: Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa chưa đúng, gây nên thất thoát và lãng phí tài sản nhà nước trong và sau quá trình cổ phần hóa. Thực tiễn 15 năm thực hiện chủ trương cổ phần hóa ở nước ta cho thấy: chúng ta còn chậm trễ trong việc tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế khi chuyển sang kinh tế thị trường và trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Như vậy, doanh nghiệp Nhà Nước do chế độ công hữu hóa xã hội chủ nghĩa trước đây để lại đang là một bài toán khó khi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường. Những vấn đề này đang trở thành một thách thức đối với công tác lý luận, đổi mới tư duy, công tác tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc dân.
3.GIẢI PHÁP
3.1.NGUYÊN NHÂN LÀM CHẬM TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA
Qua điều tra, khảo sát tại 500 công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà Nước cho thấy, hầu hết các đơn vị đều hoạt động tốt, có hiệu quả: doanh thu tăng 43%/năm, vốn điều lệ tăng 1,5 - 2 lần, nộp ngân sách tăng 16%, lợi nhuận tăng khoảng 245%, thu nhập của người lao động tăng 54%, cổ tức được chia 15,5%/năm, số lao động được sử dụng tăng 12%, vốn nhà nước tăng 10 - 15%...Chính phủ đề ra mục tiêu sẽ Cổ phần hóa khoảng 700 doanh nghiệp Nhà Nước trong năm 2004 và 800 doanh nghiệp Nhà Nước trong năm 2005. Tuy nhiên, 8 tháng đầu năm mới chỉ thực hiện được khoảng 51% kế hoạch năm, số doanh nghiệp Nhà Nước được Cổ phần hóa thời gian qua chủ yếu là d doanh nghiệp vừa và nhỏ (chỉ có khoảng 10% đơn vị có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng), nên tác động tích cực của các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo toàn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp cổ phần hóa chưa cao.
Vì sao tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước diễn ra không đúng theo “kịch bản”, mặc dù Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa IX (tháng 1/2004) tiếp tục khẳng định đẩy nhanh việc sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Nhà Nước bằng các giải pháp mở rộng diện và quy mô doanh nghiệp Nhà Nước cổ phần hóa. Theo Nghị quyết này, việc định giá tài sản (kể cả giá trị quyền sử dụng đất) sẽ do thị trường quyết định; công khai hóa việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; xóa bỏ đặc quyền, đặc lợi của doanh nghiệp Nhà Nước... Thực tế cho thấy, có nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục giải quyết để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ nhất, việc quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cổ phần hóa chủ yếu mới dừng lại ở mức phổ biến, chưa tổ chức học tập, nghiên cứu sâu, do vậy, tâm lý hoài nghi, lo lắng còn khá phổ biến trong công chức, viên chức và người lao động. Nhiều cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, các cơ quan chủ quản còn chần chừ, do dự sợ mất quyền lợi hoặc sợ mất đi sự bao cấp của Nhà nước.
Thứ hai, tâm lý phổ biến của người lao động sợ thiếu việc làm hoặc sợ bị “đẩy ra đường” sau khi cổ phần hóa còn khá nặng nề. Quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước cho thấy: số lao động dôi dư do sắp xếp lại là hơn 20%, thậm chí nhiều doanh nghiệp là 30 - 40% (chỉ có khoảng 7% là có thể thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi). Số còn lại đang trong độ tuổi lao động chưa được chuẩn bị kỹ về kỹ năng lao động và đào tạo lại khi chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực khác. Mặt khác, số lao động được tái sử dụng còn nhiều bỡ ngỡ với tư cách cổ đông và trước sứ mệnh làm chủ thực sự đối với doanh nghiệp.
Thứ ba, đa số lãnh đạo doanh nghiệp Nhà Nước trưởng thành trong thời kỳ bao cấp nên sự am hiểu về kinh tế hàng hóa còn hạn chế; số cán bộ năng động sáng tạo, thích ứng với cơ chế kinh tế mới vẫn còn phân vân, vừa muốn cổ phần hóa vừa không muốn hoặc không dám tiên phong đi trước. Thực tế đã cho thấy, số lãnh đạo không giỏi không biết vị trí của mình sẽ ra sao, cổ đông có tín nhiệm bầu mình không, họ lo khi cổ phần hóa, với sự giám sát của cổ đông sẽ bị tước quyền “ông chủ”. Số lãnh đạo sắp đến tuổi nghỉ hưu lại muốn thúc đẩy cổ phần hóa nhanh để có thể mua nhiều cổ phần và có chân trong hội đồng quản trị hoặc sẽ được nằm trong ban lãnh đạo mới của doanh ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7396.doc