Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh, có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mà tự bản thân doanh nghiệp không tự điều chỉnh thay đổi được.

- Giá cả thị trường: Việc biến động giá cả đầu vào của nguyên vật liệu trên thị trường cũng góp phần tác động đến chi phí sản xuất và làm tăng (giảm) giá thành sản phẩm. Giá cả làm tăng (giảm) hoặc không đổi tác động làm việc lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành có sự chênh lệch với thực tế thực hiện.

- Khách hàng: Việc có được khách hàng trong sản xuất kinh doanh giải quyết được yếu tố đầu ra của sản phẩm dịch vụ là rất quan trọng qua đó chi phí và giá thành cũng có những biến động theo nhu cầu khách hàng. Nhu cầu khách hàng nhiều, doanh nghiệp sản xuất với một số lượng hàng hoá dịch vụ lớn sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm được giá thành trên một đơn vị sản phẩm.

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc, nhân tố chất lượng thay thế sau. Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. I.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Việc phân tích chi phí sản xuất (TCP) và giá thành sản phẩm (Tổng giá trị thành) có ý nghĩa to lớn là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố dẫn đến giá thành sản phẩm cao hay thấp hơn mức dự kiến ban đầu. Từ đó chủ doanh nghiệp ra quyết định quản lý tối ưu hơn. Trong thực tế quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thành hai nhân tố khách quan và chủ quan. I.8.1. Các nhân tố khách quan. Là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh, có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mà tự bản thân doanh nghiệp không tự điều chỉnh thay đổi được. - Giá cả thị trường: Việc biến động giá cả đầu vào của nguyên vật liệu trên thị trường cũng góp phần tác động đến chi phí sản xuất và làm tăng (giảm) giá thành sản phẩm. Giá cả làm tăng (giảm) hoặc không đổi tác động làm việc lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành có sự chênh lệch với thực tế thực hiện. - Khách hàng: Việc có được khách hàng trong sản xuất kinh doanh giải quyết được yếu tố đầu ra của sản phẩm dịch vụ là rất quan trọng qua đó chi phí và giá thành cũng có những biến động theo nhu cầu khách hàng. Nhu cầu khách hàng nhiều, doanh nghiệp sản xuất với một số lượng hàng hoá dịch vụ lớn sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm được giá thành trên một đơn vị sản phẩm. - Đối thủ cạnh tranh: Nhân tố này giúp tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và tác động trực tiếp đến việc tăng (giảm) chi phí sản xuất giá thành sản phẩm. Vì đối thủ cạnh tranh nếu có được ưu thế thương mại, mẫu mã chất lượng sản phẩm thì sẽ được khách hàng chọn lựa. Như vậy sẽ làm giảm tiêu thụ của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải đầu tư cai tiến công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, cải thiện mẫu mãDoanh nghiệp tốn thêm chi phí cho những công việc này nhằm chiếm ưu thế khách hàng dẫn đến giá trị thực tế trở lên biến động. - Chế độ chính trị, chính sách pháp luật của nhà nước: Đây là nhân tố tác động gián tiếp. Sự tác động này được phản ảnh qua sự ổn định trật tự xã hội, sự điều chỉnh thuế quan, việc đánh thuế đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm tăng (giảm) khoản chi phí dẫn đến giá thành biến động. I.8.2. Các nhân tố chủ quan. Là nhân tố tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mà tự bản thân doanh nghiệp có thể điều chỉnh cải tiến, thay thế đượcCác nhân tố này gồm: - Nguyên, vật liệu: Đây là nhân tố chiếm phần lớn trong chi phí và giá thành sản phẩm. Nhân tố này phụ thuộc vào nhiều doanh nghiệp với giá cao hay thấp, nguồn nhập mà doanh nghiệp chọn, chất lượngmà chi phí tăng(giảm), giá thành sản phẩm tăng (giảm). - TSCĐ: Nhân tố này giúp trong việc tăng năng suất lao động hoặc giảm tuỳ thuộc vào tình trạng TSCĐ. Nếu TSCĐ còn tốt với mức chưa khấu hao cao sẽ giảm nhẹ sức lao động, giảm chi phí lương cho công nhân, làm thay đổi chi phí giá thành. - Tổ chức quản lý: Nhân tố này đánh giá trình độ của cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có được sự sắp xếp tốt công việc sẽ tạo sự nhịp nhàng trong sản xuất, giảm thiểu những khâu dư thừa trong dây chuyền sản xuất, góp phần giảm chi phí thêm, giảm giá thành. I.9. Các phương pháp hạ giá thành sản phẩm I.9.1. ý nghĩa kinh tế của việc hạ giá thành sản phẩm Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để doanh nghiệp có thể cạnh tranh, đứng vững trên thị trường. ý nghĩa quan trọng của việc hạ thấp giá thành được thể hiện ở các mặt sau đây: Hạ thấp giá thành trong phạm vi từng doanh nghiệp làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, các quỹ Xí nghiệp ngày càng mở rộng, đời sống tinh thần và vật chất của công nhân viên chức ngày càng được nâng cao, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện. I.9.2. Các biện pháp hạ giá thành Trong thực tế có nhiều biện pháp hạ giá thành sản phẩm khác nhau được áp dụng trong các doanh nghiệp khác nhau. Tuỳ tình hình cụ thể ở mỗi doanh nghiệp mà áp dụng các giải pháp cho phù hợp. Có như thế doanh nghiệp mới đạt được kết quả tốt trọng việc áp dụng các giải pháp. Sau đây là một số biện pháp mang tín chất tổng quát nhằm hạ giá thành. * Biện pháp tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí cố định trên một đơn vị sả phẩm Tăng sản lượng sản xuất trong kỳ nhằm giảm chi phí cố định bình quân cho một đơn vị sản phẩm. Hướng biện pháp này căn cứ trên cơ sở giá thành được xây dựng theo công thức sau: Với công thức này khi tăng Q lên thì thương số sẽ giảm xuống và như vậy giá thành đơn vị của sản phẩm sẽ giảm. Đối với những doanh nghiệp mà năng lực sản xuất còn dôi dư thì đây là một biện pháp tích cực. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc để xác định số lượng sản phẩm sản xuất tăng thêm để có thể hạ giá thành mà không ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu khác. Chi phí cố định bao gồm nhiều khoản chi như chi phí về sử dụng máy móc thiết bị, chi phí hành chính, chi phí chung phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Muốn tiết kiệm chi phí cố định có thể áp dụng các biện pháp như: + Tận dụng công suất của máy móc thiết bị: Làm cho máy móc thiết bị phát huy hết công suất. Muốn vậy phải chấp hành đúng các chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên. + Chấp hành nghiêm chỉnh các dự toán về chi phí quản lý, giảm bớt số lượng nhân viên quản lý. + Ngoài ra còn cần phải giảm bớt các tổn thất trong sản xuất như giảm bớt sản phẩm hỏng, sản phẩm kém chất lượng, giảm bớt thời gian ngừng sản xuất. * Biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. (Có những doanh nghiệp chi phí này chiếm từ 60 á 70%. Bởi vậy phấn đấu tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp giá thành. Muốn tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao, doanh nghiệp phải xây dựng mức tiêu hao tiên tiến và thực hiện để khống chế số lượng tiêu hao; cải tiến kỹ thuật sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm giảm bớt số lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, cải tiến công tác mua, bảo quản... để vừa giảm hư hỏng, kém phẩm chất, vừa giảm được chi phí thu mua. Chương II Phân tích chi phí và giá thành ở Công ty than Dương Huy II.1. Giới thiệu khai quát chung về doanh nghiệp II.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty than Dương Huy thuộc Tổng Công ty than Việt Nam có trụ sở văn phòng tại địa bàn phường Cẩm Thạch - thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh. Số điện thoại: 033 862238 ; Fax: 033 862494. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 109684 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 15/10/2001. Công ty than Dương Huy được thành lập theo quyết định số 27/MT-TCCB ngày 7/1/1987 của Bộ Mỏ và Than. Ngày 1/1/1998, thực hiện quyết định của Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam về việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất, Công ty Xây lắp và sản xuất than được đổi tên thành Mỏ than Dương Huy. Ngày 16/10/2001 Mỏ than Dương Huy lại đổi tên thành Công ty than Dương Huy. Theo quyết định số 405/QĐ-HĐBT ngày 1/10/2001 của Hội đồng quản trị của Tổng Công ty than Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu là và kinh doanh các loại than theo kế hoạch của Tổng than Việt Nam là một trong những doanh nghiệp lớn thuộc Tổng Công ty than Việt Nam với doanh số và lao động bình quân các năm gần đây như sau: Năm Doanh thu Lao động BQ 2002 199.505.412.037 đ 3.297 người 20045 199.022.084.400 đ 3.351 người 2003 213.370.186.370 đ 3.339 người iI.1.2 Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu hiện nay Công ty than Dương Huy với chức năng chính là sản xuất, chế biến và kinh doanh than nên mặt hành chính của Công ty là than các loại: - Than cục gồm có: Cục xô, Cục 22-35, Cục 3, Cục 4, Cục 5 - Than cám gồm có: Cám 3, Cám 4, Cám 5... - Than nguyên khai Sản lượng than của Công ty tăng dần theo các năm và doanh thu về than thường chiếm từ 90% đến 92% trong tổng doanh thu. II.1.3 Công nghệ sản xuất than Công ty than Dươn Huy khai thác than bằng hai phương pháp: Khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò Sơ chế than NK Bốc, xúc v/c than NK Bốc, xúc v/c đất đá Khoan, nổ mìn San gạt mặt bằng Sàng tuyển Than cục các loại Than NK đã qua sơ chế Than cám các loại Hình II.1.Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác than lộ thiên Sơ chế than NK Bốc, xúc vận chuyển Khấu than Đào lò chuẩn bị Đào lò XD cơ bản Sàng tuyển Than cục các loại Than cám các loại Than NK đã qua sơ chế Hình II.2.Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác than hầm lò Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ * Đối với than khai thác lộ Thiên - San gạt mặt bằng: Dùng máy gạt KOMASU gạt mặt bằng mở tầng - Khoan nổ mìn: Khoan bằng máy khoan KZ, có đường kính lỗ khoan 200mm, nạp mìn cho nổ để tơi đất đá. - Bốc xúc đất đá: Dùng máy xúc EKG để xúc đất đá lên ôtô vận chuyển đổ ra bãi thải - Bốc xúc vận chuyển than: Sau khi bốc xúc hết đất đá, than được bốc xúc vận chuyển xuống kho để chế biến * Đối với than khai thác hầm lò - Đào lò XDCB: Để khai thác than hầm lò, công tác đào lò XDCB là công việc mang tính phục vụ cho lâu dài, sau khi đào lò XDCB ta tiến hành đào lò chuẩn bị sản xuất. Công tác đào lò chủ yếu bằng phương pháp khoan, nạp nổ mìn, dùng gỗ hoặc vì chống thép để chống lò. - Khấu than: Khấu than cũng phải khoan nạp nổ mìn làm tơi than sau đó dùng máy cào vơ và dùng goòng để vận chuyển than ra quang lật, đổ lên ôtô hoặc băng tải vận chuyển để đưa ra kho chế biến. - Than nguyên khai sau khi được đưa từ các vỉa khai thác về sơ chế tại kho MB +38 (Do phân xưởng Sàng tuyển I đảm nhận). Bằng hệ thống Máy xúc - Băng tải - Xưởng sàng để sơ tuyển đất đá quá cỡ, than cục xô. Sau đó được đưa ra hai phân xưởng ST2 và ST3 để chế biến thành than cục, than cám, một phần được đưa xuất bán ra Công ty Tuyển than Cửa Ông. II.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất, kết cấu sản xuất PX Vận tải phục vụ PX XD và SC Đ/mỏ PX Vận tải ô tô PX Cơ điện PX Vận tải đường sắt PX Trạm mạng PX Sàng tuyển 1 PX Sàng tuyển 3 PX Sàng tuyển 2 PX đào lò XDCB PX khai thác lộ thiên PX Khai thác 7 PX Khai thác 6 PX Khai thác 5 PX Khai thác 4 PX Khai thác 3 PX Khai thác 2 PX Khai thác 1 Hình II.3.Sơ đồ kết cấu sản xuất Công ty than Dương Huy Công ty than Dương Huy áp dụng hình thức tổ chức sản xuất chuyên môn hoá công nghệ. Kết cấu sản xuất của Công ty gồm có 2 bộ phận: - Bộ phận sản xuất chính gồm các phân xưởng: phân xưởng Đào lò XDCB, phân xưởng khai thác than từ phân xưởng 1 đến phân xưởng 7, phân xưởng Sàng tuyển 1, Sàng tuyển 2 và Sàng tuyển 3. - Bộ phận phục vụ và phụ trợ gồm có 6 phân xưởng: phân xưởng Vận tải phục vụ, phân xưởng Vận tải ô tô, phân xưởng Vận tải đường sắt, phân xưởng Cơ điện, phân xưởng Trạm mạng, phân xưởng Xây dựng và sửa chữa đường mỏ. Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây (Xem bảng I.1.trang sau) Qua bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2003 - 2004, ta thấy nếu so sánh năm 2004 với năm 2003 thì hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch. Chỉ có chỉ tiêu mét lò đào mới là không đạt. Nếu so sánh giữa thực hiện năm 2004 với kế hoạch năm 2004 thì ta thấy hầu hết các chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đặt ra, chỉ có chỉ tiêu bóc đất đá là vượt kế hoạch 10,9%, lợi nhuận tăng 5,2%. Các chỉ tiêu than sạch, than tiêu thụ đạt thấp. Đánh giá năm 2004 so với năm 2003 có tăng trưởng nhưng chưa đạt được kế hoạch đề ra. II.1.5. tình hình chi phí và giá thành ở Công ty than Dương Huy II.1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hiện nay Công ty than Dương Huy là một đơn vị có trữ lượng than lớn nhất vùng than Cẩm Phả. Trong khi các đơn vị như Công ty than Khe Chàm, Công ty than Mông Dương (các đơn vị khai thác hầm lò) đã khai thác ở độ sâu -90 thì ở đây Công ty than Dương Huy vẫn đang khai thác ở mức +100 và trữ lượng than còn rất nhiều. Đây là một trong những thuận lợi của Công ty nếu cần tăng sản lượng khai thác. - Khách hàng chủ yếu của Công ty là các hộ lớn trong nước như xi măng, điện, giấy, đạm, thường tiêu dùng các loại than cám 4, cám 5 với sản lượng tiêu thụ các hộ trong nước năm 2003 là 116.377,5 tấn; năm 2004 là 110.660 tấn. Than cám 3, cám 4, than cục còn được xuất bán ra nước ngoài với sản lượng năm 2003 là 49.463,57 tấn, năm 2004 là 74,843,8 tấn. Phần lớn sản lượng than của Công ty là xuất cho Công ty Tuyển than Cửa Ông để chế biến và xuất khẩu. Năm 2003 sản lượng là 458.564 tấn; năm 2004 là 433.033 tấn. Ngoài ra Công ty còn xuất bán cho một số hộ tiêu thụ lẻ ở trong địa bàn tỉnh. Số lượng không đáng kể. Năm 2003 Công ty tiêu thụ 629.158,03 tấn than sạch với giá bán bình quân là 287,33 ngàn đồng/tấn. Năm 2004 Công ty tiêu thụ 637.300,29 tấn than sạch với giá bán bình quân là 301,59 ngàn đồng/tấn. II.1.5.2. Tình hình lao động và tiền lương - Tổng số lao động có mặt đến 31/12/2003 là 3326 người. Trong đó: Nữ 853 người chiếm 25,64% Lao động trực tiếp 2934 người chiếm 88,2% Lao động gián tiếp 39 người chiếm 11,8% Nhìn chung số lao động gián tiếp còn đông, cồng kềnh. Trong khi số lao động trực tiếp trình độ tay nghề chưa cao, đa số lao động thợ lò là thanh niên, còn trẻ cho nên có ý thức tổ chức lao động không cao, thường nghỉ vô lý do dẫn đến ngày công bình quân trong lao động còn thấp chỉ đạt 21 công/người/tháng. Tiền lương bình quân năm 2004 đạt 1.707.460 đ/người/tháng tăng hơn so với năm 2003 là 29,72%. II.1.5.3. Tình hình quản lý vật tư và cấp phát nguyên vật liệu - Công ty Dương Huy vừa khai thác than hầm lò lại vừa khai thác than lộ thiên, chính vì vậy vật tư dùng trong sản xuất đa dạng, có những loại có yêu cầu quản lý cao như thuốc nổ, có loại thì ngày càng khan hiếm như gỗ chống lò, có loại thì giá cả luôn biến động. - Để tạo thuận lợi cho sản xuất, Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống kho trung tâm và đưa vào sử dụng cuối năm 1999 mang lại hiệu quả rõ rệt. - Công tác quản lý vật tư thực hiện khoán cho các đơn vị dựa trên định mức và được quyết toán hàng tháng, thưởng phạt rõ ràng, khiến cho việc quản lý vật tư được dần đi vào nề nếp, góp phần giảm chi phí vật tư trong giá thành sản phẩm. - Việc cấp phát vật tư thực hiện theo nguyên tắc nhập trước-xuất trước, nhập sau xuất sau. - Tuy nhiên địa bàn khai thác của Công ty than Dương Huy nằm trên địa bàn rộng, nên việc cấp phát phải có các khu phụ, chính vì thế phải mất nhân công cho bốc vác chung chuyển vật tư với khoản chi phí không nhỏ góp phần làm tăng giá thành sản phẩm. II.1.5.4. Tình hình tài sản cố định Để tìm hiểu thêm về TSCĐ ở Công ty than Dương Huy, ta xem bảng tình trạng tài sản cố định có đến 31/12/2004: Bảng II.1.Tình trạng TSCĐ có đến 31/12/2004 ĐVT: 1000đ TT Nhóm TSCĐ Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại Giá trị % Giá trị % A Tổng số TSCĐ 324.263.178 156.289.516 48,2 167.973.662 51,8 I TSCĐ hữu hình 313.186.606 145.212.944 46,36 167.973.662 53,64 1 TSCĐ đang dùng trong SXKD 310.806.117 142.854.068 45,96 167.952.049 54,04 - Nhà cửa 16.654.562 10.957.563 66 5.696.998 34 - Vật kiến trúc 163.010.441 50.184.370 31 112.826.070 69 - Máy móc thiết bị động lực 13.555.372 9.862.444 73 3.692.928 27 - Máy móc thiết bị công tác 63.393.680 36.439.549 57,48 26.954.130 42,52 - Công cụ, dụng cụ đo lường thí nghiệm, dụng cụ quản lý 2.656.405 1.832.478 69 823.926 31 - Thiết bị và phương tiện vận tải 51.535.655 33.577.660 65 17.957.994 35 2 TSCĐ chưa cần dùng 544.310 544.310 100 3 TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý 1.836.178 1.814.566 99 21.612 1,0 II TSCĐ vô hình 11.076.572 11.076.572 100 Nhìn qua bảng kiểm kê TSCĐ có đến 31/12/2004 ta thấy: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số TSCĐ của Công ty là vật kiến trúc. Sau đó là máy móc thiết bị công tác và phương tiện vận tải. Nhìn chung chỉ có vật kiến trúc là có giá trị còn lại cao, còn hầu hết là TSCĐ đã già cỗi như máy móc thiết bị động lực (27%); công cụ dụng cụ (31%); phương tiện vận tải (35%). Chính vì thế mà hay phải sửa chữa, làm tăng chi phí sửa chữa phụ tùng thay thế, giảm công suất hoạt động của máy móc thiết bị, ảnh hưởng tới giá thành. lỗ những năm 1999, 2000. Tiền lương công nhân được chi trả kịp thời, tiền mua vật tư được chi trả đúng hạn, góp phần làm ổn định đời sống cho CBCNV và tăng hình ảnh đẹp tới các nhà cung cấp, thuận lợi trong việc mua bán vật tư hàng hoá. II.2.Phân tích chi phí và giá thành ở Công ty than Dương Huy II.2.1. Giá thành kế hoạch Lập kế hoạch nói chung và lập kế hoạch giá thành nói riêng là nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Tuy nhiên việc lập kế hoạch giá thành đầy đủ, chính xác góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp lại là vấn đề không phải dễ đối với một số doanh nghiệp. Để lập được kế hoạch giá thành ta phải dựa vào các kế hoạch công nghệ khác như: kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch công nghệ, kế hoạch đầu tư, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.... Công ty than Dương Huy lập kế hoạch giá thành theo phương pháp lập kế hoạch chi phí theo yếu tố. Cụ thể như sau: - yếu tố chi phí NVL gồm các loại vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất than như thuốc nổ, gỗ chống lò, vì chống, nhiên liệu... các loại vật tư phụ tùng thay thế, vật tư khác... Trong đó: Các loại vật tư chủ yếu như thuốc, kíp nổ, gỗ chống lò, vì chống thép, nhiên liệu, phụ tùng thay thế... (các loại vật tư có định mức sử dụng) tính dựa vào định mức và đơn giá của Uỷ ban Vật giá tỉnh Quảng Ninh công bố tại thời điểm lập kế hoạch. Còn các loại vật tư khác không có định mức thì chỉ lập kế hoạch dự kiến theo cách phiến diện. - Yếu tố chi phí nhân công bao gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương theo quy định được lập như sau: Chi phí tiền lương toàn doanh nghiệp = S số công lao động tiêu hao theo định mức x Đơn giá tiền lương định mức Chi phí BHXH (15%) BHYT (2%) = Tổng lao động theo định mức x Hệ số lương bình quân x Lương tối thiểu x 17% Kinh phí Công đoàn (2%) = Chi phí tiền lương toàn doanh nghiệp theo KH x 2% - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài = S Khối lượng công việc thuê ngoài x Đơn giá thuê Số liệu kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2004 cụ thể: 1. Nguyên nhiên vật liệu, động lực: 63.238.000.000 - Nguyên vật liệu: 42.448.000.000 - Nhiên liệu: 12.616.000.000 - Động lực: 8.174.000.000 2. Nhân công: 78.539.000.000 3. Khấu hao 27.628.000.000 4. Dịch vụ mua ngoài: 13.903.000.000 5. Chi phí khác bằng tiền: 33.557.000.000 Cộng: 216.865.000.000 Với sản lượng than sạch sản xuất theo kế hoạch là 691.500 tấn thì giá thành đơn vị kế hoạch = 313.630 đồng/tấn Qua tìm hiểu về phương pháp lập kế hoạch chi phí tôi nhận thấy việc lập kế hoạch giá thành ở Công ty mang tính chất dự kiến chi phí. Công ty không đặt ra nhiệm vụ phải hạ giá thành trong năm kế hoạch, các chi phí dự kiến thường tính rất cao. Chính vì vậy, việc sử dụng tài liệu kế hoạch chi phí của Công ty để phân tích đánh giá việc thực hiện kế hoạch không mang lại đúng ý nghĩa của việc phân tích, các điểm mạnh, yếu đánh giá không chính xác. II.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế Tập hợp chi phí chính xác góp phần tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành sản phẩm. Công ty than Dương Huy tổ chức sản xuất theo kiểu chuyên môn hoá công nghiệp, thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất theo các giai đoạn của quá trình sản xuất. - Đối với than nguyên khai khai thác lộ thiên: Chi phí được tập hợp theo các giai đoạn Khoan -> Khoan nổ -> Bốc xúc vận chuyển đất -> Giá thành đất Giá thành than NK lộ thiên = Chi phí bóc đất phân bổ + Chi phí xúc than tại vỉa + Chi phí vận tải than - Đối với than NK khai thác hầm lò: Chi phí được tập hợp cho giai đoạn đào lò chuẩn bị sản xuất, cho giai đoạn khai thác than và giai đoạn vận chuyển than. Giá thành than NK hầm lò = Chi phí đào lò CBSX + Chi phí khai thác than + Chi phí VC than HL *Giá thành SX than NK = GT SX than NK lộ thiên + GT than NK hầm lò * Đối với giai đoạn sàng tuyển Tập hợp chi phí các phân xưởng ST1, ST2, ST3 gồm chi phí gia công chế biến, sàng tuyển than. Giá thành sàng tuyển = Tổng chi phí sàng tuyển phát sinh * Đối với giai đoạn vận chuyển Tập hợp chi phí phân xưởng vận tải ô tô, vận tải đường sắt. Giá thành vận chuyển = Tổng chi phí vận chuyển phát sinh Đối với tất cả các giai đoạn: Chi phí sản xuất được tập hợp đều bao gồm: - Chi phí vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung (bao gồm 8 yếu tố) Giá thành than sạch nhập kho = Giá thành than Nguyên khai + Giá thành sàng tuyển + Giá thành vận chuyển Nếu so sánh giữa giá thành thực hiện với giá thành kế hoạch dựa vào chi phí dự kiến thì giá thành thực hiện thường thấp hơn nhiều. Bảng II.2. Bảng giá thành sản xuất theo công đoạn năm 2004 (Xem bảngII.2) Chính vì thế mà việc phân tích sẽ không tìm thấy được chính xác ưu nhược điểm của doanh nghiệp. Bảng II.3. giá thành sản xuất theo công đoạn năm 2004 ĐVT: 1000 đ TT Yếu tố chi phí Thực hiện năm 2003 Thực hiện năm 2004 So sánh + % 1 Nguyên, nhiên vật liệu, đ.lực 45.268.231 41.501.373 -3.376.858 -8,32 - Vật liệu 31.000.175 26.963.840 -4.036.335 13,02 - Nhiên liệu 9.604.022 9.593.053 -10.969 -0,11 - Động lực 4.664.034 4.944.480 +280.446 +6,01 2 Nhân công 57.882.954 64.866.066 +6.983.112 +12,06 - Tiền lương 53.602.833 59.028.739 +5.425.906 +10,12 - BHXH, BHYT, KPCĐ 4.280.121 5.837.226 +1.557.105 +36,380 3 Khấu hao TSCĐ 22.623.856 26.410.939 +3.787.083 +16,74 4 Chi phí d.vụ mua ngoài 11.282.232 13.627.956 +2.345.724 +20,79 5 Chi phí khác bằng tiền 10.338.379 6.249.799 -4.080.580 -39,54 Cộng: 147.396.080 152.656.135 +5.260.055 +3,56 II.2.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện giá thành than sạch năm 2004 so với thực hiện năm 2003 Đánh giá chung tình hình thực hiện giá thành năm 2004 so với năm 2003 là việc phân tích xem giá thành năm 2003 tăng hay giảm , đồng thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng giảm giá thành. Để đánh giá ta dựa vào bảng sau: Bảng II.4. Bảng phân tích giá thành thực hiện năm 2004 với năm 2003 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lêch + % Sản lượng than sạch (tấn) 623.470 636.231,67 +12.716.67 +2,04 Giá thành đơn vị (đ/tấn) 236,412 239,938 + 3,526 + 1,49 Giá thành sản lượng 1000đ 152.656.135 152.656.135 152.656.135 + 3,56 - Xác định mức tăng giảm giá thành + Số lượng tuyệt đối = 152.656.135 – 147.396.080 = + 5.260.055 ngàn đ + Số tương đối hay 3,56% - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố + Do sản lượng sản xuất Số tuyệt đối = (636.231,67-623.470)x 236,412 = +3.006.372 ng.đ Số tương đối = hay 2,05% + Do giá thành đơn vị tăng: Số tuyệt đối = (239,983 - 236,412) x 636.231,67 = + 2.271.983 ng.đ Số tương đối = hay tăng 1,51% Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố Bảng II.5. Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố Nhân tố + % - Sản lượng + 3.006.372 + 2,05 - Giá thành đơn vị + 2.271.983 + 1,51 Cộng + 5.260.055 + 3,56 Ta thấy năm 2004 Công ty thực hiện giá thành kém hơn so với năm 2003 làm tăng tổng giá thành hơn năm 2003 số tuyệt đối là 5.260.055 ngàn đồng, số tương đối 3,56%.Việc tính giá thành có 2 nguyên nhân: + Do sản lượng tăng làm tăng giá thành là 3.006.372 nghìn đồng tương ứng 2,05%. + Do giá thành đơn vị tăng làm tăng giá thành là 2.271.983 nghìn đồng hay 1,51%. Việc tăng sản lượng làm tăng tổng giá thành là một yếu tố đương nhiên. Tuy nhiên việc tăng giá thành đơn vị làm tăng chi phí ta xem xét kỹ để tìm nguyên nhân có biện pháp khắc phục. II.2.4. Phân tích sự biến động của một số yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí sản xuất là việc làm giúp ta thấy rõ được sự thay đổi cũng như nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của từng loại chi phí trong giá thành sản phẩm. Để phân tích ta dựa vào tài liệu giá thành sau: Bảng II.6.Bảng phân tích giá thành đơn vị năm 2003 - 2004 ĐVT: Đồng TT Yừu tố chi phí Giá thành Đ.vị năm 2003 Giá thành Đ.vị năm 2004 Chênh lệch + % 1 Nguyên, nhiên vật liệu, đ.lực 72.607 65.231 -7.376 -10,15 - Vật liệu 49.722 42.381 -7.341 -14,76 - Nhiên liệu 15.404 15.078 -326 -2,11 - Động lực 7.481 7.772 +291 +3,89 2 Nhân công 92.840 101.953 +9.113 +9,8 - Tiền lương 85.975 92.778 +6.803 +7,91 - BHXH, BHYT, KPCĐ 6.865 9.175 +2.310 +33,65 3 Khấu hao TSCĐ 36.287 41.512 +5.225 +14,4 4 Chi phí d.vụ mua ngoài 18.096 21.420 +3.324 +18,37 5 Chi phí khác bằng tiền 16.582 9.823 -6.759 -40,76 Cộng: 236.412 239.938 +3.526 +1,49 Nhìn vào biểu so sánh trên ta thấy giá thành đơn vị than sạch năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là +3.526 đồng/tấn tương đương với mức tăng +1,49%. Nguyên nhân tăng giá thành đơn vị gồm: - Chi phí nhân công tăng: 9.113 đ/tấn Trong đó: + Tiền lương tăng: 6.803 đ/tấn + Bảo hiểm tăng: 2.310 đ/tấn. - Chi phí khấu hao TSCĐ tăng: 5.225 đ/tấn. - Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docha quoc huy.doc
Tài liệu liên quan