Công tác quản lý bao trùm toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp có những kiến thức về khoa học quản lý mới giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có các biện pháp quản lý tốt. Như vậy mới sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, làm cho sản xuất đều đặn với chi phí thấp nhất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng và doanh thu. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần có những biện pháp về quản lý:
+Tổ chức sắp xếp nhân sự phù hợp với quy mô sản xuất
+Các biện pháp sử dụng lao động, máy móc thiết bị đạt hiệu quả
+Các giải pháp sử dụng tiết kiệm nguồn vật liệu, năng lượng.
86 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp qua việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ở phần 3 của bản đồ án.
Phần 3
Phân tích hiệu quả Sản xuất kinh doanh
Của xí nghiệp Bánh mứt kẹo hà nội
III.1. kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN
Xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất bành mứt kẹo lớn trong cả nước về quy mô cũng như uy tín. Các sản phẩm của xí nghiệp được bình chọn là " Hàng Việt Nam chất lượng cao" trong nhiều năm gần đây ; Là sản phẩm " nhiều người ưu thích" ; đã được tặng nhiều huy chương vàng tại các kỳ hội chợ. Hiện nay vxới công suất khá lớn, xí nghiệp được coi là một trong những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu tập hợp kết quả sản xuất kinh doanh.
Nhận thấy, trong 3 năm từ năm 2001 đến năm 2003 hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có chiều hướng tốt. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu như : doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, chi phí, nộp ngân sách. Sau đây là kết quả mà xí nghiệp đã đạt được trong 3 năm 2001, 2002, 2003, thể hiện trong bảng III.1.1
a.Doanh thu
Doanh thu của xí nghiệp chủ yếu thu được từ các hoạt động sản xuất bánh khô, bánh trung thu, mứt tết và các hoạt động kinh doanh bánh kẹo, dịch vụ...Ngoài ra, xí nghiệp còn kinh doanh trong một số lĩnh vực khác như: bán quần áo, dịch vụ khách sạn (khách sạn Việt Linh).
Bảng III.1.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu chủ yếu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Năm 02 với 01
Năm 03 với 02
Mức
%
Mức
%
1
Tổng sản phẩm tiêu thụ
543,3
648,2
735,6
104,9
19,31
87,4
13,84
2
Tổng doanh thu
19660
21241
23310
1581
8,04
2069
9,74
-Khối công nghiệp
15500
16132
17729
632
4,08
1597
9,90
-Khối dịch vụ
4160
5109
5581
949
22,81
1472
35,82
3
Tổng chi chưa có lương
14472
15945
17625
1473
10,18
1680
10,54
-Khối công nghiệp
9928
10625
11356
697
7,02
731
6,88
-Khối dịch vụ
4544
5320
6269
776
17,08
949
17,84
4
Lợi nhuận trước thuế
834
1068
1238
234
28,05
170
15,91
5
Các khoản phải nộp
1495
1539
1729
44
2,94
190
12,35
6
Tổng chi phí
16582
17454
18952
872
5,26
1498
8,58
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy, tổng doanh thu các năm tăng lên rõ rệt, cụ thể
-Năm 2002 tổng doanh thu tăng 8,04% (tăng1581 triệu đồng) so với năm 2001
-Năm 2003 tổng doanh thu tăng 9,74% (tăng 2096 triệu đồng)so với năm 2002.
b.Lợi nhuận
Năm 2003, lợi nhuận của xí nghiệp đạt 1238 triệu đồng, đây là một con số không nhỏ. Chứng tỏ, xí nghiệp làm ăn có hiệu quả, thu được lợi nhuận tương đối cao. Qua bảng III.1.1 ta thấy, lợi nhuận năm sau đều cao hơn so với năm trước
+Lợi nhuận năm 2002 so với năm 2001 tăng 234 triệu đồng, tương đương với 28,05%.
+Lợi nhuận năm 2003 so với năm 2002 tăng 170 triệu đồng, tương đương với 15,91%.
c. Sản lượng tiêu thụ:
Nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận tăng lên là do hàng năm sản lượng tiêu thụ đều tăng. Năm 2003, sản lượng tiêu thụ đạt 735,6 tấn, con số này chưa thực sự nhiều so với một xí nghiệp có uy tín và có quy mô lớn như xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ hàng năm của xí nghiệp vẫn tăng, năm 2003 tăng 13,84% so với năm 2002.
Doanh thu tăng là do sản lượng tiêu thụ tăng dẫn đến chi phí tăng, thu được doanh thu cao hơn. Trong năm 2003, sản lượng tiêu thụ tăng 13,84%, tương đương với chi phí tăng 8,58%, dẫn đến doanh thu tăng 9,74% , và lợi nhuận tăng lên 15,91% so với năm 2002. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp làm ăn hiệu quả.
Tuy nhiên, để thấy được mức độ hiệu quả mà xí nghiệp đạt được, và hiệu quả ở yếu tố nào, kém hiệu quả ở yếu tố nào, ta cần xem xét các chỉ tiêu mà xí nghiệp đã được trong vài năm gần đây.
III.2. một chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, ta xét một số chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp chủ yếu, thể hiện qua bảng III.2.1
Nhìn chung, chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu và sức sinh lợi của tài sản của xí nghiệp tương đối cao. Năm 2003, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 0,18 đồng lợi nhuận; Cứ 1 đồng tổng tài sản thì tạo ra được 0,064 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các năm còn cao
*Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu: giảm dần trong vài năm gần đây, năm 2003 giảm 2% so với năm 2002, năm 2002 giảm 4,7% so với năm 2001.
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợi nhuận và vốn chủ sở hữu bình quân.
Năm 2003 so với năm 2002: Bảng III.1.1 cho thấy, lợi nhuận trước thuế của xí nghiệp tăng 170 triệu đồng, tương đương với 15,91%. Trong khi đó vốn chủ sở hữu bình quân tăng 1767,5 triệu đồng, tức là 34,59%, tăng gấp đôi so với lợi nhuận trước thuế.
Mà : Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Tổng doanh thu = Giá bán x Sản lượng tiêu thụ
Như vậy lợi nhuận trước thuế của xí nghệp tăng lên nguyên nhân chính là do sản lượng tiêu thụ tăng, sản lượng tiêu thụ năm 2003 tăng so với năm 2002 là 13,84%, hàng năm sản lượng vẫn tăng đều.
Bảng III.2.1:Bảng so sánh một số chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp qua một số năm
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh giữa các năm(%)
Năm 02 so với 01
Năm 03 so với 02
Mức
%
Mức
%
Vốn CSH bình quân
4305
5110
6877,5
805
18,70
1767,5
34,59
Tổng tài sản bình quân
7963
8235
9607
272
3,42
1372
16,66
Sức sinh lợi của vốn CSH
0,193
0,189
0,180
0,004
-2
0,009
-4,7
Sức sinh lợi của tài sản
0,104
0,129
0,128
0,025
24
-0,001
-0,7
Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế
Sức sinh lợi của = ---------------------------- Sức sinh lợi của = ----------------------------
vốn CSH Vốn CSH bình quân tổng tài sản Tổng tài sản bình quân
Thế nhưng, tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ lại thấp hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu rất nhiều. Dẫn đến việc giảm sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, năm 2003 giảm 2% so với năm 2002. Điều này là do xí nghiệp để vốn ứ đọng quá nhiều, khả năng về nguồn vốn rất dồi dào, nhưng xí nghiệp chưa thực sự đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, chưa cải tiến phương thức kinh doanh, cho nên sản lượng tiêu thụ còn thấp.
Điều này cho thấy công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường là một giải pháp hữu hiệu nhất đối với xí nghiệp hiện nay. Nếu làm tốt công tác này, xí nghiệp không những mở rộng được thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ, mà còn có khả năng sử dụng những đồng vốn ứ đọng của mình để mở rộng sản xuất cả về chủng loại lẫn số lượng Vì vậy, để nâng cao được sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu thì xí nghiệp nên có kế hoạch đầu tư vào công tác nghiên cứu bởi vì hiện nay, xí nghiệp mới chỉ chú trọng thị trường Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Thị trường miền trung và miền nam, xí nghiệp còn bỏ ngỏ, trong khi đó xí nghiệp đang thiếu nguồn tiêu thụ sản phẩm.
*Sức sinh lợi của tổng tài sản năm 2003 so với năm 2002 giảm 0,7% là do tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Năm 2003 so với năm 2002, tổng tài sản bình quân tăng 16,66%, trong khi đó lợi nhuận chỉ tăng 15,91%.
Vì vậy, xí nghiệp nên có những biện pháp khắc phục sớm nhất, tránh tình trạng đầu tư máy móc thiết bị mà không đạt hiệu quả cao. Máy móc thiết bị đầu tư lớn, nhưng chỉ sử dụng một vụ trong một năm, rất lãng phí. Với nguồn tài sản cố định như vậy, xí nghiệp có thể sản xuất được một sản lượng lớn hơn rất nhiều. Thế nhưng, sản xuất ra liệu có thể tiêu thụ được hết không? Đó là bài toán mà xí nghiệp nên tìm cách giải quyết sớm nhất để đạt mục đích cuối cùng là lợi nhuận cao nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
III.3. Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất
(Các chỉ tiêu hiệu quả thành phần)
III.3.1. Tình hình sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định là những máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng .. có trong xí nghiệp.
Để góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất, cơ giới hoá máy móc, thiết bị, xí nghiệp đang dự định đầu tư thêm một số máy móc, thiết bị mới, cải tạo hệ thống nhà xưởng như :
+ Trang bị máy định hình bánh xốp vừng, xốp dừa để nâng cao hình thức chất lượng của bánh.
+ Thiết kế ,lắp đặt lại hệ thống cấp gas cho các lò nướng bánh ở nhà 1.7 để các lò hoạt động được dễ dàng và ổn định hơn.
+ Trang bị thêm máy vi tính cho phòng bán hàng, kho , phân xưởng
+ Thuê thiết kế phần mềm quản lý hoạt động sản xuất bán hàng
+ Hợp đồng thiết kế tổng thể mặt bằng xí nghiệp trên cơ sở xác định phương hướng sản xuất kinh doanh tại địa điểm hiện tại trong những năm tới.
*Theo thống kê của phòng cung tiêu và kế toán thì thời điểm hiện nay xí nghiệp có những thiết bị chủ yếu và tình trạng thiết bị được thể hiện ở bảng III.3.1
Bảng III.3.1. Tình trạng máy móc thiết bị dùng trong sản xuất năm2003
Đơn vị : Nghìn đồng
TT
Các loại máy móc, thiết bị
Nguyên giá
Khấu hao
Còn lại
1.
Máy móc, thiết bị động lực
66.643
37.079
29.564
2.
Máy móc, thiết bị sản xuất
3.996.654
996.654
2.000.000
3.
Máy móc, thiết bị văn phòng
137.287
659.735
522.448
4.
Phương tiện vận tải
1.030.506
187.349
843.157
Tổng cộng thiết bị
5.231.090
1.880.817
3.395.169
( Nguồn số liệu lấy tại phòng kế toán)
Theo số liệu thì TSCĐ là máy móc thiết bị đang sử dụng vào sản xuất có hệ số hao mòn máy móc là:
Hao mòn luỹ kế 1.880.817
HHMMMTB = -------------------------------------- x 100 = ------------ x 100 = 36%
Nguyên giá máy móc, thiết bị 5.231.090
Hệ số này cho thấy máy móc, thiết bị của xí nghiệp chỉ còn hoạt động dưới mức trung bình. Điều này là do xí nghiệp vẫn còn đang sử dụng những máy móc thủ công cũ kĩ, có những máy móc sử dụng từ khi thành lập xí nghiệp (cách đây 40 năm) cho đến nay. Trong 3 năm gần đây xí nghiệp mới đầu tư thêm một số máy móc, thiết bị mới, nhưng số lượng đó còn quá ít, chủ yếu là thủ công. Chính vì vậy, xí nghiệp nên có biiện pháp đầu tư thêm máy móc để tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí nhân công, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
*Hiệu quả sử dụng TSCĐ được thể hiện trong bảng III.3.2
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng TSCĐ của xí nghiệp tương đối cao. Năm 2003 , cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đưa vào sản xuất đem lại 2,883 đồng lợi nhuận, đem lại 0,111 đồng lợi nhuận, tạo ra 2,376 đồng giá trị sản lượng sản phẩm.
Qua bảng so sánh ta thấy các chỉ tiêu ngày càng tăng. Năm 2003 tăng rõ rệt so với năm 2002:
+ Sức sản xuất của TSCĐ tăng 28,4% là do doanh thu thuần tăng 3472 triệu đồng, tương đương với 17,79%. Trong khi đó, nguyên giá bình quân TSCĐ lại giảm (do khấu hao tăng) -719,5, tương đương với -8,27
+ Sức sinh lợi của TSCĐ tăng 29,07% là do lợi nhuận thuần tăng 130 triệu đồng, tương đương với 17,02% và nguyên giá bình quân TSCĐ giảm.
+ Hiệu suất sử dụngTSCĐ tăng 18,39% là do giá trị sản lượng sản phẩm tăng 18952 triệu đồng, tương đương với 8,58%. Giá trị sản lượng sản phẩm tăng do sản lượng tăng 8,58%, chi phí sản xuất cũng tăng lên.
Điều này cho thấy việc đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị mới thúc đẩy tiến độ sản xuất, tăng năng suất, tăng sản lượng, dẫn đến các chỉ tiêu hiệu quả tăng.
Bảng III.3.2. . Các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ một số năm
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh giữa các năm(%)
Năm 02 so với 01
Năm 03 so với 02
Mức
%
Mức
%
Nguyên giá bình quân TSCĐ
8.765
8.695
7975,5
-70
-0,79
-719,5
-8,27
Doanh thu thuần
18.954
19.526
22.999
572
3,02
3472
17,79
Lọi nhuận thuần
692
756
886
64
9,25
130
17,20
Giá trị sản lượng sản phẩm
16.582
17.454
18.952
872
5,26
1489
8,58
Sức sản xuất
2,162
2,245
2,883
0,083
3,84
0,638
28,4
Sức sinh lợi
0,078
0,086
0,111
0,008
10,26
0,025
29,07
Hiệu suất sử dụng
1,891
2,007
2,376
0,116
6,13
0,369
18,39
Doanh thu thuần
Sức sản xuất
=
-------------------------------------
của TSCĐ
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Giá trị sản lượng sản phẩm
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
=
---------------------------------------
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lợi = -----------------------------
của TSCĐ Nguyên giá bq TSCĐ
*Tuy nhiên, việc sử dụng máy móc thiết bị vẫn chưa có tính khoa học. Ví dụ những máy móc phục vụ cho sản xuất bánh trung thu chỉ sử dụng hai tháng trong một năm, như vậy vừa tăng thêm chi phí bảo dưỡng, bảo quản, vừa không tạo thêm việc làm cho nhân công. Xí nghiệp nên xây dựng thêm những qui trình sản xuất mới để đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng máy móc thiết bị, tận dụng nhân công, tạo việc làm cho người lao động,tăng thêm lợi nhuận cho xí nghiệp và thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Diện tích đất đai, nhà xưởng của xí nghiệp tương đối chật hẹp. Hiện tại mới chỉ có hai phân xưởng sản xuất. Phân xưởng và kho khi đến vụ thì thiếu, diện tích chật hẹp, thậm chí còn phải sử dụng sân để làm nơi sản xuất. Nhưng lúc ngoài vụ thì một phân xưởng và vài nhà kho lại để chống, rất lãng phí.
2.Tình hình sử dụng TSLĐ
Tổng số doanh thu thuần
Sức sản xuất của tài sản lưu động = ----------------------------------
Tài sản lưu động bình quân
Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp)
Sức sinh lời của vốn lưu động = ---------------------------------------
Vốn lưu động bình quân
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = --------------------------------- Tổng số luân chuyển thuần
Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay của vốn lưu động = --------------------------------
Vốn lưu động bình quân
Bảng III.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng TSLĐ một số năm
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh giữa các năm(%)
Năm 02 so với 01
Năm 03 so với 02
Mức
%
Mức
%
TSLĐ bình quân
6.705
8.235
9.607
1530
22,82
1372
16,66
Tổng doanh thu thuần
18.954
19.526
22.999
572
3,02
3473
17,79
Tổng số luân chuyển thuần
19.574
20.148
23.442
574
2,93
3294
16,35
Lợi nhuận thuần
692
756
886
64
9,25
130
17,20
Sức sản xuất TSLĐ
2,827
2,371
2,394
-0,4557
-16,12
0,022
0,97
Sức sinh lời TSLĐ
0,103
0,0918
0,0922
-0,011
-11,05
0,0004
0,46
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0,343
0,409
0,410
0,066
19,32
0,0011
0,27
Số vòng quay VLĐ
2,827
2,371
2,394
-0,455
-16,12
0,0229
0,97
Tvòng luân chuyển
127
151
150
24
19,22
-1
-0,96
Tcủa chu kỳ phân tích
Tmột vòng luân chuyển = ----------------------------------------------------
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Hiệu quả mà xí nghiệp đạt được trong năm 2003:
+Sức sản xuất của TSLĐ: 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 4,36 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này lớn hơn 1, chứng tỏ việc sử dụng TSLĐ của xí nghiệp đạt hiệu quả. So với năm 2002, sức sản xuất tăng 0,97%, đó là do TSLĐ bình quân tăng 16,66%, trong khi đó tổng doanh thu thuần tăng 17,79%.
+Sức sinh lợi của TSLĐ: 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0,0922 đồng lợi nhuận. Tăng 0,46% so với năm 2002.
+Hệ số đảm nhiệm tăng 0,72% so với năm 2002.
+ Chu kỳ một vòng luân chuyển vốn lưu động chậm, 150 ngày một vòng quay. So với năm 2002, tốc độ này giảm 0,92%.
Nhưng so với năm 2001 thì các chỉ tiêu hiệu quả về sử dụng vốn lưu động giảm rất nhiều, hiệu quả chưa đạt theo mong muốn. Điều này càng chứng tỏ xí nghiệp để đồng vốn lưu động của mình ứ đọng quá nhiều. Xí nghiệp nên có biện pháp sử dụng vốn lưu động đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng sản lượng hàng hoá hơn nữa để thu được nhiều lợi nhuận.
Xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, cho nên còn kém năng động trong việc tìm kiếm thị trường, chỉ làm theo chỉ tiêu do Nhà nước đề ra để phục vụ nhân dân Hà Nội là chủ yếu. Những chính sách phát triển của xí nghiệp cũng phải qua Nhà nước duyệt. Công tác bán hàng, marketting yếu kém. Xí nghiệp không được quyền quyết định về việc sử dụng đồng vốn của mình. Chính vì những lý do đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn hạn chế.
III.3.3. Phân tích tình hình sử dụng lao động
Xí nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội đã tồn tại và phát triển hơn 40 năm nay là nhờ có đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Tuy số lượng cán bộ công nhân viên chính thức có ít nhưng cũng đủ sức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trong sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp. Do đặc điểm sản xuất thủ công nghiệp cần sự khéo léo, sự tỉ mỉ, cẩn thận nên số lao động nữ chiếm tới 62% tổng số lao động của xí nghiệp, được tập trung chủ yếu trong các khâu bao gói, đóng hộp.
Sử dụng lao động hợp lý chính là việc sử dụng người lao động đúng ngành nghề mà họ được đào tạo, phù hợp với khả năng và tay nghề của họ. Như vậy, chất lượng công việc sẽ cao hơn, có hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện qua bảng III.3.4.
Bảng III.3.4. Tình hình sử dụng thời gian lao động
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
N 02/01
N 03/02
1.
Tổng số ngày có mặt
bình quân/ năm
Ngày
274,2
277,56
277,5
1,23
-0.02
2.
Số CNV theo danh sách
Người
180
183
183
1,67
0
3.
Số CNV bình quân năm
Người
245
260
273
6,12
5
4.
Tổng quỹ lương
Tr.đ
2.890
3.142
3.472
8,71
10,50
5.
Thu nhập bình quân
-
1.160
1.325
1.500
14,22
13,20
6.
Tổng doanh thu
-
19.660
20.241
23.310
2,95
15,16
7.
Doanh thu bình quân 1 CNV làm ra / năm
-
80
77
85
-3.75
10.39
8.
Tổng sản phẩm quy đổi
Tấn
556,8
643,7
748,6
15.61
16.30
9.
Bậc thợ bình quân
3,12
3,58
3,79
14.74
5.87
10
Bậc công việc bình quân
2,8
2,8
2,8
0
0
Nguồn số liệu lấy tại phòng lao động - tiền lương
*Hiệu quả lao động chính là đề cập đến năng suất lao động . Năng suất lao động cao hay thấp quyết định sự phát triển hay suy thoái của xí nghiệp. Cũng như đối với tổ chức kinh tế nào đó, sự phát triển nội lực chính là chất lượng năng suất bình quân trong một giờ làm việc, năng suất bình quân một ngày làm việc, năng suất lao động bình quân một lao động tham gia sản xuất, thời gian làm việc. Năng suất lao động bình quân của xí nghiệp được tính theo bảng số liệu III.3.5, sản phẩm qui đổi về bánh trung thu
Bảng III.3.5. Năng suất lao động bình quân năm 2003
(Bánh trung thu là sản phẩm qui đổi)
TT
Sản phẩm
Sản lượng
(tấn)
định mức
lao động
(công/tấn)
Tỉ lệ
quy đổi
sản phẩm
Sản phẩm qui đổi
1
Bánh trung thu
510
173
1
510,00
2
Mứt
151,16
148
0,8554
129,30
3
Bánh ngọt
107,65
168,5
0,9739
104,85
4
Tinh dầu hoa bưởi
7,26
106
0,16127
4,45
Cộng
748,60
` (nguồn số liệu lấy tại phòng lao động)
Năng suất lao động bình quân đầu người của xí nghiệp ngày càng tăng. Nhất là trong hai vụ chính (vụ Trung thu, vụ Tết), máy móc và lao động được huy động tối đa vào sản xuất, kinh doanh.
Tổng sản phẩm quy đổi 748,60 tấn
W2003 = ------------------------------- = --------------- = 2,74 tấn/1 lđ/năm
Tổng số lao động 273 lđ
Bảng III.3.6. So sánh hiệu quả sử dụng lao động một số năm
Các chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh giữa các năm(%)
02/01
03/02
03/01
Năng suất lao động
2,27
2,47
2,74
8,94
10,76
20,66
Hệ số đảm nhiệm công việc
1,11
1,28
1,35
14,74
5,87
21,47
Ta thấy, năng suất lao động qua các năm ngày một tăng. Năm 2003, năng suất lao động tăng 20,66% so với năm 2001. Đó là một số tăng không nhỏ. Hệ số đảm nhiệm công việc cũng tăng lên đáng kể, năm 2003 tăng so với năm 2001 là 21,47%. Điều này cho thấy sự cân đối giữa yêu cầu sản xuất và khả năng lao động, tạo thuận lợi cho mọi hoạt động của xí nghiệp
Để đạt được mức năng suất như vậy, xí nghiệp đã đầu tư về đào tạo, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên, đầu tư các công cụ, dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết , các phong trào thi đua, khen thưởng, khuyến kích người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Ngoài ra trong vài năm gần đây, xí nghiệp đầu tư mua sắm mới một số dây chuyền, máy móc phục vụ cho việc sản xuất, cho nên năng suất lao động tăng nhanh.
*Cơ cấu lao động của xí nghiệp thể hiện ở bảng số liệu III.3.7 và III.3.8
Cơ cấu theo độ tuổi chưa hợp lý, số lao động trẻ chỉ có 28 người, chiếm 14,7% tổng số lao động trong xí nghiệp. Xí nghiệp nên có chế độ tuyển dụng và đào tạo lớp lao động trẻ để họ trở thành những cán bộ, công nhân viên có trình độ, có óc sáng tạo, có nhiệt huyết với xí nghiệp, giúp xí nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh trên thương trường.
BảngIII.3.7. cơ cấu lao động của xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội
. Cơ cấu lao động của xí nghiệp năm 2003
Đơn vị : người
TT
Phân hạng CBCNV
Tổng
Phân theo độ tuổi
Trình độ kỹ thuật
lao
Tuổi dưới 35
Tuổi từ 35-50
Tuổi trên 50
ĐH
CĐ
TH
CN kỹ thuật
động
Tổng
Nữ
Tổng
Nữ
Tổng
Nữ
1-4
5-7
1
Lãnh đạo đơn vị
2
1
1
2
2
Cán bộ chủ chốt
13
9
6
4
4
7
1
5
3
Cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ
14
5
2
7
6
2
2
8
6
4
Nhân viên thường
83
12
3
64
50
7
4
6
3
11
15
48
5
Công nhân kỹ thuật
67
11
4
51
32
5
3
2
5
10
11
40
6
Lao động khác
4
4
2
2
2
Tổng số
183
28
9
132
94
23
15
25
9
32
26
91
Cơ cấu lao động theo chức năng
Đơn vị : người
TT
Chức năng
Số lao động
A
Lao động sản xuất công nghiệp
132
-Nhân viên quản lý
29
-Nhân viên phục vụ
29
-Công nhân sản xuất
74
B
Lao động kinh doanh dịch vụ
48
C
Tổng số CBCNV
180
(Nguồn số liệu lấy tại phòng tổ chức)
Số người có trình độ đại học chiếm 13,7% tổng số lao động, họ đều là những cán bộ, nhân viên chủ chốt trong xí nghiệp. Tuy nhiên xí nghiệp cũng cần phải nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ đại học, tạo nên một đội ngũ lao động có trình độ ,có kinh nghiệm. Những người có bậc tay nghề cao chiếm 59% trong số 154 công nhân viên. họ chính là người tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo đúng qui trình công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Xí nghiệp nên có chính sách đào tạo để nâng cao tay nghề hơn nữa và có nhiều chính sách ưu đãi cho họ.
Lao động trong xí nghiệp được chia làm hai bộ phận chính: lao động sản xuất công nghiệp và lao động kinh doanh dịch vụ. Mỗi bộ phận đảm nhận vai trò riêng trong sự phát triển của xí nghiệp, nhưng chúng có tính chất tương hỗ lẫn nhau. Khối sản xuất chuyên sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, còn khối kinh doanh phải có tránh nhiệm tiêu thụ những sản phẩm đó.
Nhìn vào cơ cấu lao động theo chức năng ta thấy số nhân viên quản lý gần bằng 1/3 số công nhân sản xuất. Trên thực tế, do tính chất sản xuất mùa vụ, nên ngoài lượng lao động chính thức, xí nghiệp còn sử dụng lao động thời vụ. Lượng lao động thời vụ trong vụ trung thu sắp tới, xí nghiệp dự định tuyển 500 công nhân. Nguồn lao động này rất dồi dào, chủ yếu là những người thất nghiệp, những nông dân ngoài vụ mùa, học sinh, sinh viên ..v.v..Mà giá nhân công lại rất rẻ, vì vậy nó làm giảm bớt chi phí sản xuất, dẫn đến việc giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, có mặt hạn chế là công nhân thời vụ có tay không cao và không ổn định, nếu quản lý không tốt sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm và làm giảm hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp. Vì vậy, công tác đào tạo của xí nghiệp phải thật tốt để không xảy ra những thiệt hại, tổn thất cho xí nghiệp cũng như cho công nhân lao động.
*Tuy nhiên, thình hình sử dụng lao động của xí nghiệp vẫn còn nhiều điều bất cập
+ Do tính chất công việc là sản xuất theo thời vụ, cho nên xí nghiệp tuyển dụng thêm công nhân thời vụ vào hai vụ chính. Việc này không tránh khỏi những khó khăn. Do trình độ tay nghề của công nhân thời vụ còn non nớt, được đào tạo trong thời gian rất ngắn, cho nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hệ số bậc thợ trung bình của xí nghiệp còn thấp, năm 2003 là 3,79. Xí nghiệp nên có kế hoạch đào tạo thêm để những công nhân thời vụ có trình độ tay nghề, chuyên nghiệp hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều.
+ Tiền lương hàng tháng chênh lệch nhau rất nhiều. Nếu ngoài vụ chính, thu nhập trung bình của công nhân chỉ vài trăm nghìn, không đủ tiền cho chi phí sinh hoạt.
Chính vì vậy mà xí nghiệp nên có nhữmg biện pháp khắc phục tình trạng trên, đảm bảo cho công nhân viên điều kiện sinh hoạt và làm việc tốt nhất. Điều này góp phần tăng năng suất lao động, công việc đạt hiệu quả cao nhất.
4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Việc cung cấp nguyên vật liệu đúng chủng loại và số lượng là rất quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm, tránh được tốn kém về thời gian và giảm những chi phí không đáng có. Chính vì vậy việc xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu rất quan trọng.
Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của xí nghiệp tương đối tốt, việc tính toán định mức sử dụng nguyên vật liệu rất chính xác, không chênh với thực tế là bao nhiêu. Mức hao phí nguyên vật liệu không đáng kể, thể hiện trên bảng III.3.8
Bảng III.3.8. Mức hao phí nguyên vật liệu
Sản phẩm
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Bánh Sampa
3%
2,8%
2,7%
Bánh xốp vừng
15%
7%
5%
Bánh xốp dừa
15%
8%
6%
Bánh trứng nhện
15%
8%
6%
Bánh nướng
1%
1%
1%
Bánh dẻo
1%
1%
1%
(Nguồn số liệu lấy từ phân xưởng sản xuất)
Qua mỗi năm, công tác định mức NVL càng chính xác hơn, tiết kiệm được chi phí NVL. Đó là nhờ có sự tham gia của máy móc kĩ thuật hiện đại và kinh nghiệm sản xuất thực tế của công nhân trong xí nghiệp.
-Tình hình dự trữ và bảo quản nguyên liệu của xí nghiệp :
Hiện tại, xí nghiệp có 5 kho bảo quản nguyên vật liệu, trong đó có 3 kho được trang bị máy điều hoà. Những kho có máy điều hoà để dự trữ, bảo quản những nguyên liệu tươi sống như mỡ, thịt, lạp xườn..và để bảo quản bánh t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5391.doc