Để đánh giá độ rủi ro, tìm lề an toàn cho dự án, trong phân tích tài chính cần thiết phải phân tích độ nhậy với các mức thay đổi của giá bán điện, vốn đầu tư, giá nhiên liệu, số giờ vận hành công suất đặt (Tmax). Trong phần sau đây sẽ đi sâu vào xem xét sự thay đổi của giá bán điện của dự án khi các thông số đầu vào thay đổi.
Giá điện của dự án được xác định trên cơ sở dòng chi thực tế trong toàn bộ đời sống nhà máy với mức thu hồi vốn cổ phần (Return on Equity - ROE) là 8,80% tương ứng với các mức thời gian vận hành công suất đặt (Tmax), các mức giá than và các mức thay đổi của vốn đầu tư.
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3023 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở lý thuyết tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế tài chính cho dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống cần được bổ sung thêm một mức công suất từ 800 ¸ 1.000MW và mỗi năm của giai đoạn 2006 - 2010 từ 1.300 ¸ 1.500MW.
Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả với công suất giai đoạn 1 là 300MWe giai đoạn 2 mở rộng lên 600MWe sẽ đáp ứng một phần nhu cầu tăng trưởng phụ tải của nền kinh tế. Mặt khác, dự án sẽ làm tăng tỷ trọng giữa nguồn nhiệt điện và nguồn thuỷ điện trong Hệ Thống Điện Quốc gia, góp phần ổn định việc cung cấp điện cho nền kinh tế.
Tận dụng lượng tài nguyên thiên nhiên là than xấu để phát điện
Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả áp dụng công nghệ mới, hiện đại để tận dụng lượng tài nguyên thiên nhiên là than cám xấu và than tận thu (than bùn) có nhiệt trị thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao để phát điện nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Mặt khác, dự án còn tận dụng được cơ sở vật chất, công suất của máy móc thiết bị hiện có của các mỏ than và các khu vực lân cận.
Là định hướng phát triển cho ngành than trong tương lai và tạo công ăn việc làm cho người lao động
Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả với tổng công suất 600MWe (2x300MWe) là một hộ tiêu thụ than lớn, ổn định sẽ tạo điều kiện cho các mỏ than ở khu vực này phát triển. Mặt khác, với việc sử dụng các loại than xấu và than tận thu không xuất khẩu được, dự án sẽ tạo điều kiện để Tổng Công ty Than Việt Nam tăng sản lượng xuất khẩu, thu về ngoại tệ cho đất nước.
Bên cạnh đó, dự án sẽ giải quyết thêm công ăn việc làm cho hàng nghìn cán bộ công nhân viên ngành than tại các mỏ. Ngoài ra, khi nhà máy điện đi vào hoạt động còn tạo thêm khoảng 400 công ăn việc làm trong nhà máy với mức thu nhập ổn định, góp phần ổn định kinh tế xã hội trong vùng.
Phát triển dân sinh - kinh tế vùng
+ Đối với khu vực nhà máy: Với quy mô đầu tư lớn (giai đoạn 1 khoảng 350 triệu USD và toàn bộ dự án gần 700 triệu USD), dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả sẽ là cơ sở thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế khác trong vùng. Mặt khác, sản phẩm phụ của nhà máy là thạch cao và tro xỉ là nguyên liệu cần thiết cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các khu vực lân cận. Thêm vào đó, các ngành phục vụ đời sống dân sinh như y tế, văn hóa, giáo dục, đường xá giao thông... cũng phát triển theo.
+ Đối với các thành viên tham gia đầu tư vào dự án: với rất nhiều thuận lợi, dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả sẽ mang lại mức lợi nhuận đáng kể cho các đối tác tham gia đầu tư vào dự án.
+ Đối với ngân sách nhà nước: dự án sẽ mang lại một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước từ các loại thuế, khuyến khích, thu hút các dự án đầu tư khác vào khu vực này.
3.5. Tiến độ thực hiện dự án
Theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả thì dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả sẽ hoà vào Hệ thống Điện Quốc gia vào năm 2007.
Để đáp ứng được tiến độ này, trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, Tư vấn kiến nghị tiến độ thực hiện dự án như sau:
-
Nhà máy được khởi công vào đầu năm 2004
-
Giai đoạn 1: Xây dựng tổ máy 1 (công suất 300MWe), đưa vào vận hành thương mại đầu năm 2007.
-
Giai đoạn 2: Với quy mô công suất 300MWe, sẽ được thực hiện khi Công ty Cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả có đủ các điều kiện cần thiết.
3.6. Tổng mức đầu tư dự án
Tổng mức đầu tư dự án được đưa ra trong bảng sau đây (bảng 2-4) là tính toán cho giai đoạn 1 của dự án (công suất tinh 300MW) đã được phê duyệt trong Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 3-1-2
Tổng mức đầu tư dự án
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
STT
Các hạng mục
Giá trị trước thuế
Thuế VAT
Giá trị sau thuế
I.
Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình
4.609.418.108.272
132.662.536.406
4.742.080.644.678
1.
Chi phí xây lắp
950.707.696.021
47.535.384.801
998.243.080.822
2.
Chi phí thiết bị
2.989.134.118.877
59.949.002.378
3.049.083.121.254
3.
Chi phí khác
183.684.420.858
11.067.000.000
194.751.420.858
4.
Chi phí dự phòng
485.891.872.517
14.111.149.228
500.003.021.744
II.
Vốn lưu động
46.500.300.000
0
46.500.300.000
III.
Lãi vay trong QTXD
532.123.653.134
0
532.123.653.134
T.M.Đ.T dự án
5.188.042.061.406
132.662.536.406
5.320.704.597.812
Quy đổi ra USD
(1 USD=15.246 VNĐ)
340.288.735
8.701.465
348.990.201
Ghi chú: Lãi vay trong quá trình xây dựng được tạm tính với dự kiến mức lãi suất vay vốn hàng năm là 8,00%.
3.7. Dự án nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả và môi trường sinh thái
Dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả là một dự án nhiệt điện đốt than lớn nằm tại khu vực Cầu 20, phường Cẩm Thịnh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là khu vực nằm trên bờ Vịnh Bái Tử Long, rất gần với Vịnh Hạ Long - một di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính chất sống còn của dự án.
Mục đích của Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả là xác định, phân tích, đánh giá và dự báo những tác động có lợi và có hại, trước mắt và lâu dài của các hoạt động của dự án có thể ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của con người, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm xử lý một cách hợp lý những mâu thuẫn thường có giữa các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đồng thời đóng góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho các cơ quan chủ quản có quyết định toàn diện và đúng đắn giữa hai vấn đề phát triển và bảo vệ môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả do Công ty Cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả chủ trì với sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1), Trung tâm khoa học Công nghệ Nhiệt và sự phối hợp của các chuyên gia Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, Ban Quản lý dự án điện, Công ty Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam, Trung tâm Thuỷ văn và ứng dụng và kỹ thuật môi trường thuộc trường Đại học Thuỷ lợi...
3.8. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng nhà máy
3.8.1. Các tác động đến môi trường nước
a) Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Trong giai đoạn thi công xây dựng nhà máy, yếu tố chính có thể gây nên ô nhiễm môi trường nước đó là nước thải trên công trường. Nước thải được sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của người công nhân trực tiếp thi công trên công trường, từ nước làm mát các thiết bị và các máy móc thi công trên công trường, từ nước phục vụ cho công tác xây dựng… Lượng nước thải này có chứa nhiều bùn và cặn lắng đọng.
b) Các tác động đến môi trường
Căn cứ vào số liệu thu thập được tại một số công trường xây dựng tương tự, trong phần này sẽ tính toán tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của toàn bộ lực lượng công nhân trực tiếp thi công trên công trường, sau đó sẽ đối chiếu với TCVN về môi trường hiện hành để đánh giá mức độ gây ô nhiễm đối với môi trường nước trong khu vực thực hiện dự án.
Tải lượng các chất ô nhiễm do 1 người thải ra trong nước thải sinh hoạt trên công trường được thể hiện trong bảng sau đây (bảng 3-2):
Tải lượng các chất ô nhiễm do 1 người công nhân thải ra
trong nước thải sinh hoạt trên công trường
Bảng3-2
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
Vi sinh (NPK/100ml)
BOD5
COD
TSS
Tổng N
Amôni
Tổng P
45 - 54
72 - 102
70 - 145
6 - 12
2,4 - 4,8
0,8 - 4,0
-
-
-
-
-
-
Tổng Coliform
Feacal Coliform
Trứng giun sán
-
-
-
106 - 109
105 - 106
103
Ước tính trung bình có khoảng 300 công nhân làm việc trực tiếp trên công trường xây dựng, tải lượng thải các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng sau đây (bảng 3-3):
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng3-3
STT
Chất ô nhiễm
Tải lượng (kg/ngày)
1
2
3
4
BOD5
TSS
Tổng N
Tổng P
13,50 - 16,20
21,00 - 43,50
1,80 - 3,60
0,24 - 1,20
Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải, có thể tính toán được nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm được đưa ra trong bảng sau đây (bảng 3-4).
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3-4
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không xử lý
Xử lý bằng bể tự hoại
TCVN 6986:2001
BOD5
225 - 270
85,50 - 102,60
50
TSS
350 - 725
133,00 - 275,50
100
Tổng N
30 - 60
17,40 - 34,80
20
Tổng P
4 - 20
2,32 - 11,60
6
Loại ô nhiễm
Vi sinh (MPN/100ml)
Tổng Coliform
Feacal Coliform
Trứng giun sán
5000
105 - 106
103
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp đổ vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh (mức cho phép F1) cho thấy, thông thường nước thải sinh hoạt sau xử lý bằng bể tự hoại có nồng độ BOD5 và TSS vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy vậy, thời gian thi công xây dựng nhà máy chỉ là một giai đoạn ngắn và lượng nước thải cũng không lớn và không đồng đều. Nó chỉ tập trung lớn nhất vào giai đoạn đầu xây dựng. Vì vậy, có thể chấp nhận mức độ ô nhiễm này.
Như vậy, nước thải sinh hoạt trong quá trình xây dựng nhà máy phải được xử lý qua bể tự hoại, sau đó sẽ được chảy theo hệ thống cống đổ ra đường thoát nước chung của khu vực.
Bên cạnh vấn đề ô nhiễm do nước thải, các vấn đề khác như: công tác san lấp mặt bằng nhà máy, công tác xây dựng cửa lấy nước, kênh dẫn và kênh thải nước làm mát… cũng gây nên tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái như làm tăng độ đục, làm tăng độ lắng đọng do đất, cát và bùn khi san lấp và đào đắp trôi theo dòng nước, giảm nồng độ oxy trong nước... gây nên sự xáo trộn môi sinh. Vì vậy, dự án sẽ được áp dụng các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu các tác động này.
3.8.2. Các tác động đến môi trường không khí
a) Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Trong giai đoạn thi công xây dựng nhà máy, một số các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí như sau :
Ô nhiễm môi trường không khí do khói thải từ các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị thi công trên công trường. Loại ô nhiễm này thường không lớn do bị phân tán nhưng lại gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh.
Ô nhiễm môi trường không khí do bụi, đất, đá, cát khi có gió thổi hoặc khi có phương tiện vận tải đi qua có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và tới dân cư xung quanh khu vực dự án.
Ô nhiễm môi trường về tiếng ồn do sự hoạt động của các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị phục vụ thi công trên công trường xây dựng.
Ô nhiễm môi trường do các quá trình thi công có gia nhiệt như quá trình đốt nóng chảy bitum, các phương tiện vận tải và máy móc thi công, nhất là khi trời nóng bức. Loại ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động đến người công nhân làm việc trực tiếp tại công trường.
b) Các tác động đến môi trường
Trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nêu trên, nguồn gây tác động lớn nhất đó là do sự hoạt động của các phương tiện cơ giới hoạt động trên công trường. Các phương tiện này sẽ thải ra khói thải có chứa bụi và các chất khí gây ô nhiễm. Mặt khác, do đường giao thông trên công trường hầu hết là đường có chứa nhiều đất, cát và vật liệu xây dựng rơi vãi nên khi các phương tiện vận tải đi qua thường gây rất nhiều bụi làm ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân lao động trên công trường.
Đặc trưng của nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng nhà máy được thể hiện trong bảng sau đây (bảng 3-5)
Đặc trưng nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Bảng 3-5
Giai đoạn thi công xây dựng
Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí
Khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải, phương tiện thi công trên công trường
Bụi, SOx, NOx, CO, CO2, THC, RHO, tiếng ồn...
Mức độ ô nhiễm gây ra bởi các phương tiện vận tải phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, mật độ, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe qua lại và số lượng nhiên liệu tiêu thụ.
Tải lượng chất ô nhiễm, được tính toán trên cơ sở "Hệ số ô nhiễm" do cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập, được đưa ra trong các bảng sau đây (bảng 3-6 và 3-7) :
Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe ô tô sử dụng xăng khi chạy 1km
Bảng3-6
Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm (g/km)
Động cơ < 1400 cc
Động cơ 1400-2000 cc
Động cơ > 2000 cc
Bụi
0,07
0,07
0,07
SO2
1,9 S
2,22 S
2,74 S
NO2
1,64
1,87
2,25
CO
45,60
45,60
45,60
VOC
3,86
3,86
3,86
Pb
0,13 P
0,15 P
0,19 P
Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy 1km trên đường phố
Bảng 3-7
Chất ô
nhiễm
Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)
Tải trọng xe < 3,5 tấn
Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn
Trong Tp
Ngoài Tp
Đ. cao tốc
Trong Tp
Ngoài Tp
Đ. cao tốc
Bụi
0,20
0,15
0,30
0,90
0,90
0,90
SO2
1,16 S
0,84 S
1,30 S
4,29 S
4,15 S
4,15 S
NO2
0,70
0,55
1,00
1,18
1,44
1,44
CO
1,00
0,85
1,25
6,00
2,90
2,90
VOC
0,15
0,40
0,40
2,60
0,80
0,80
Ghi chú : Trung bình một ôtô khi tiêu thụ 1000 lít xăng sẽ thải vào không khí :
CO
:
291 kg
Hydrocarbon (THC)
:
33,2 kg
NOx
:
11,3 kg
SO2
:
0,90 kg
Aldehyde
:
0,40 kg
Pb
:
0,25 kg
- S là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (%)
- P là hàm lượng chì trong nhiên liệu (xăng : max 0,4 g/l. dầu : 0 mg/l)
- Tốc độ xe chạy trung bình là 25 km/h
Khi san lấp mặt bằng để xây dựng nhà máy với diện tích khoảng 27,5ha và đắp đập bãi xỉ với chiều dài đập vào khoảng 2523m, khối lượng đất, cát cần thiết như sau:
+ Phần san nền nhà máy:
Khối lượng đào
: 132.210 m3
Khối lượng đắp
: 425.212 m3
Khối lượng bóc đất thực vật
: 6.260 m3
Tổng khối lượng đất cát cần phải vận chuyển
: 299.000 m3
+ Khối lượng đất cát cần thiết để đắp đập bãi xỉ
: 290.000 m3
Tổng khối lượng đất cát cần thiết phải vận chuyển ra vào công trường là 589.000m3. Trọng lượng đất cát cần phải vận chuyển vào khoảng 1,50 triệu tấn.
Khi xây dựng và lắp đặt thiết bị, trọng lượng nguyên vật liệu và máy móc thiết bị cần thiết cho dự án vào khoảng 0,50 triệu tấn. Như vậy, tổng trọng lượng cần phải chuyên chở khoảng 2,00 triệu tấn.
Khi san lấp mặt bằng, phương tiện vận chuyển sử dụng loại xe tải 7 tấn và 12 tấn. Tính trung bình cho 1 lượt vận chuyển được 9 tấn, sẽ có khoảng 166.667 lượt xe ra vào công trường. Thời gian thi công kéo dài khoảng 4 tháng, trung bình sẽ có 1389 lượt xe/ngày. Mặt bằng công trường nhà máy có chiều dài khoảng 600m, chiều rộng khoảng 500m đập bãi xỉ dài khoảng 2500m; tính trung bình mỗi xe chạy trong công trường để san lấp mặt bằng cũng như xây dựng đập bãi xỉ là 1.100m.
Tải lượng ô nhiễm bụi, SO2, NOx, CO và VOC do các phương tiện vận tải thải ra tại công trường hàng ngày như sau:
Bụi: 1,375 kg CO: 4,431 kg
SO2: 0,570kg VOC: 1,222 kg
NO2: 2,200 kg
Khi thi công phần thân công trình và lắp đặt thiết bị, số lượng vận cần chuyển là 0,50 triệu tấn. Trung bình 1 lượt vận chuyển được 9 tấn, sẽ có khoảng 55.556 lượt xe ra vào công trường. Như vậy, trong thời gian thi công kéo dài khoảng 36 tháng, trung bình sẽ có 51,4 lượt xe/ngày. Tải lượng ô nhiễm bụi, SO2, NOx, CO và VOC do các phương tiện vận tải thải ra tại công trường hàng ngày như sau:
Bụi: 0,051 kg CO: 0,164 kg
SO2: 0,0211 kg VOC: 0,045 kg
NO2: 0,082 kg
c) Khí thải từ các hoạt động khác
Hoạt động sinh hoạt của con người trực tiếp hoặc gián tiếp cũng có thể gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Các hoạt động trực tiếp gây ô nhiễm như đốt dầu, than củi, đốt rác, thắp sáng... Các hoạt động gián tiếp như thải các chất thải, phân rác... vào môi trường. Do sự phân huỷ các chất thải sẽ gây ra mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường như các chất NH3, H2S...
3.8.3. Các tác động của chất thải rắn đến môi trường
Chất thải rắn sẽ được sản sinh ra nhiều khi thi công xây dựng nhà máy. Đó là đất, đá từ công tác làm móng cũng như các vật liệu hư hỏng : gạch, sỏi, xi măng, sắt thép, gỗ, giấy... từ công việc thi công và hoàn thiện nhà máy, rác thải sinh hoạt của công nhân làm việc trên công trường.
Một lượng trong số các chất thải này có thể thu gom sử dụng vào mục đích khác, còn lại cần phải giải phóng ra khỏi mặt bằng khu vực. Số lượng các chất cần được giải phóng không lớn lắm nên dự án sẽ bố trí một số lượng xe vận tải hợp lý để vận chuyển lượng chất thải này hoặc thuê xe của Công ty vệ sinh môi trường của thị xã Cẩm Phả vận chuyển ra bãi thải. Điều này sẽ làm tăng số lượng xe ra vào công trường gây nên ô nhiễm thêm về khí thải, bụi và tiếng ồn cho môi trường không khí khu vực dự án cũng như các khu vực xung quanh có xe vận tải đi qua.
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3-8
STT
Chất ô nhiễm
Tải lượng (kg/ngày)
1
2
3
4
BOD5
TSS
Tổng N
Tổng P
13,5 - 16,2
21,0 - 43,50
1,8 - 3,6
0,24 - 1,2
Trường hợp nếu nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoại thì tải lượng BOD5 và TSS sẽ giảm đi gần 60%.
+ Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt :
Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải, có thể tính toán được nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm như sau (bảng 3-9):
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng3-9
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không xử lý
Xử lý bằng bể tự hoại
TCVN 6987 : 2001
BOD5
TSS
Tổng N
Tổng P
225 - 270
420 - 510
30 - 60
4 - 20
90 - 108
168 - 204
12 - 24
1,6 - 8
50
100
20
6
vi sinh (MPN/100ml)
nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Tổng Coliform
Feacal Coliform
Trứng giun sán
106 - 109
105 - 106
103
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính với tiêu chuẩn nước thải (loại A) cho thấy, thông thường nước thải sinh hoạt sau xử lý bằng bể tự hoại có nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn 1,80 - 2,04 lần, TSS vượt tiêu chuẩn 1,68 - 2,04 lần. Như vậy, nước thải sinh hoạt của nhà máy sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định của TCVN 6987: 2001, trước khi thải vào hệ thống nước thải chung của khu vực.
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ &
PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN
******
Nội dung :
4.1
Tổng quan về dự án
4.1.1
Tổng quan
4.1.2
Tổng vốn đầu tư dự án
4.2
Phân bổ vốn đầu tư cho các năm xây dựng
4.2.1
Cơ cấu vốn đầu tư
4.2.2
Dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho các năm xây dựng
4.3
Các phương thức đầu tư dự án
4.4
Phân tích kinh tế - tài chính dự án
4.4.1
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ - thuật được sử dụng trong phân tích
4.4.2
Đánh giá kinh tế dự án
4.4.3
Phân tích tài chính dự án
4.4.4.
Kết luận về mặt kinh tế tài - chính
4.1. Tổng quan về dự án
4.1.1. Tổng quan
Dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư xây dựng theo Quyết định số 129 /QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003 với quy mô công suất là 300MWe, có tính đến mở rộng lên 600MWe. Trước mắt, nhà máy sẽ được xây dựng với quy mô công suất 300MWe (1x300MWe). Giai đoạn 2, khi Chủ đầu tư có đủ các điều kiện cần thiết, nhà máy sẽ được mở rộng thêm một tổ máy 300MWe nữa, nâng tổng công suất của nhà máy lên 600MWe (2x300MWe).
Theo Quyết định này, Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả do Tổng Công ty Than Việt Nam (VINACOAL) giữ cổ phần chi phối. Hiện tại, đề án Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán công trình đã được Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) hoàn thành. Trong thời gian tới, Công ty Cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả sẽ trình đề án này lên Bộ Công nghiệp và các cơ quan chức năng khác xem xét và phê duyệt để Công ty có thể thực hiện các bước tiếp theo như đấu thầu lựa chọn nhà thầu, thương thảo hợp đồng, khởi công công trình… theo đúng tiến độ đề ra.
Trong giai đoạn từ khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi (02/2000) đến thời điểm hiện nay, các điều kiện về mặt tài chính của dự án đã có nhiều thay đổi, bên cạnh đó tổng vốn đầu tư của dự án trong giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật này cũng được tính toán một cách chi tiết và chính xác hơn so với tổng mức đầu tư được lập trong giai đoạn nghiên cứu khả thi. Vì vậy, mặc dù dự án đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đầu tư, nhưng để phù hợp với tình hình hiện tại, trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật này, dự án vẫn cần được phân tích kinh tế - tài chính theo các điều kiện tài chính mới để chứng minh tính hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với Công ty Cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả nói riêng.
Nếu các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của dự án tính toán được trong phân tích kinh tế - tài chính này vẫn đạt ở mức cao có nghĩa là dự án vẫn mang lại hiệu quả cao cho cả nền kinh tế quốc dân và Chủ đầu tư thì nó vẫn tiếp tục được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra. Còn trong trường hợp ngược lại, dự án không mang lại hiệu quả thì chủ đầu tư cùng các cơ quan chức năng khác sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thay đổi quyết định đầu tư đối với dự án.
4.1.2. Tổng vốn đầu tư dự án
Tổng vốn đầu tư dự án được đưa ra trong bảng sau đây (bảng 11-1) đã được Tư vấn tính toán một cách chi tiết theo Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17 tháng 07 năm 2000 về việc hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư của Bộ Xây dựng, được điều chỉnh theo thông tư số 05 /2003/TT-BXD ngày 14 tháng 03 năm 2003 hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản và các văn bản hiện hành khác.
Nội dung tổng vốn đầu tư dự án đã bao gồm đầy đủ các chi phí như : chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng.
Tổng vốn đầu tư được đưa ra trong bảng sau đây bao gồm tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 nhà máy (công suất 300MW) và một số hạng mục dùng chung cho cả hai giai đoạn của nhà máy (quy mô công suất 2x300MWe).
Chi tiết về tính toán tổng vốn đầu tư dự án được đưa ra trong tập 4 - Tổng dự toán thuộc đề án Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán này.
Tổng hợp về tổng vốn đầu tư dự án - giai đoạn 1 với quy mô công suất 300Mwe được đưa ra trong bảng sau đây (bảng 4-1) :
Bảng 4-1
Bảng Tổng hợp vốn đầu tư dự án
STT
Khoản mục chi phí
Giá trị tính theo VND
Quy đổi ra USD
1.
Chi phí xây lắp
1.011.600.136.650
65.475.737
2.
Chi phí thiết bị
3.089.881.560.300
199.992.334
3.
Chi phí khác
197.357.311.200
12.773.936
4.
Chi phí dự phòng
506.693.348.700
32.795.686
Tổng vốn đầu tư xây dựng
4.805.532.341.400
311.037.692
5.
Lãi trong quá trình xây dựng
525.185.934.878
33.992.617
Tổng vốn cố định của dự án
5.330.718.276.278
345.940.201
6.
Vốn lưu động ban đầu
47.122.500.000
3.050.000
Tổng vốn đầu tư dự án
5.377.840.776.278
348.080.309
Ghi chú : Tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ giữa Đô la Mỹ và Đồng Việt Nam được áp dụng như sau: 1 USD = 15.450 VND.
Lãi trong quá trình xây dựng được tính toán dựa trên cơ sở lãi suấtvay vốn ngoại tệ là 7,00%/năm và lãi suất vay vốn nội tệ là 9,00%/năm.
4.2. Phân bổ vốn đầu tư cho các năm xây dựng
4.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư
Căn cứ theo Quyết định số 129 /QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả thì cơ cấu vốn đầu tư của dự án được đưa ra trong bảng sau đây (bảng 4-2) :
Bảng 4-2 :
Bảng cơ cấu vốn đầu tư dự án
STT
Hạng mục
Giá trị (USD)
Tỷ lệ %
A
cơ cấu vốn đầu tư
1
Vốn tự có của dự án
104.434.158
70%
2
Vốn vay của dự án
209.653.534
30%
Tổng vốn đầu tư
348.080.309
100%
B
nguồn vốn
1
Vốn góp của các cổ đông
104.434.158
70%
2
Vay tín dụng xuât khẩu hoặc tín dụng người cấp hàng (85%) và vay ngân hàng thương mại trong nước (15%)
209.653.534
30%
Tổng cộng
348.080.309
100%
4.2.2. Dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho các năm xây dựng
Việc phân bổ vốn đầu tư cho các năm xây dựng phụ thuộc vào tiến độ xây dựng và kế hoạch thanh toán vốn đầu tư của công trình.
- Tiến độ xây dựng công trình được đưa ra trong mục 8.2 - chương 8 - tập 1.
Kế hoạch thanh toán vốn đầu tư được căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành trong quá trình thực hiện dự án. Kế hoạch này được giả định như sau :
+ Đối với công tác xây lắp : thông thường việc thanh toán được thực hiện theo tiến độ sau đây :
- Thanh toán 10% giá trị xây lắp sau khi hợp đồng được ký kết.
- Thanh toán 80% giá trị xây lắp theo khối lượng công việc thực tế đã hoàn thành (tại các điểm dừng kỹ thuật).
- Thanh toán 5% giá trị xây lắp sau khi có văn bản nghiệm thu tạm thời công trình.
- Thanh toán nốt 5% giá trị xây lắp sau khi có văn bản nghiệm thu cuối cùng (sau giai đoạn bảo hành công trình).
+ Đối với công tác mua sắm thiết bị : Tiến độ thanh toán phần mua sắm thiết bị được giả định áp dụng theo tỷ lệ như sau :
- Thanh toán tạm ứng 10% giá trị phần thiết bị sau khi hợp đồng được ký kết.
- Thanh toán 80% giá trị phần thiết bị khi thiết bị đã được xếp lên tàu để vận chuyển đến nhà máy.
- Thanh toán 5% giá trị phần thiết bị sau khi nhà thầu có giấy chấp nhận tạm thời.
- Thanh toán 5% còn lại sau khi có văn bản nghiệm thu cuối cùng (sau thời gian bảo hành).
Dựa trên tiến độ xây dựng công trình và kế hoạch thanh toán vốn đầu tư của dự án được đưa ra ở trên, dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho các năm xây dựng được đưa ra trong bảng sau đây (bảng 4-3) :
Bảng 4 - 3 :
Dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho các năm xây dựng
(Đơn vị : USD)
STT
Năm xây dựng
Giá trị
Tỷ lệ %
1
Năm 2004
56.535.785
18,00%
2
Năm 2005
141.339.461
45,00%
3
Năm 2006
47.113.154
15,00%
4
Năm 2007
69.099.292
22,00%
Tổng cộng
314.08
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA2115.Doc