Vấn đềgiống: giống mộc nhĩ đểtrồng trên thân gỗlà giống làm trên cơchất mùn cưa,
với cơchất này tuổi của giống thường 30-40 ngày tuổi. Những túi giống mộc nhĩphải
chưa có mầm mống quảthể, giống không bịmốc không có mùi chua, không bịlẫn sợi
lạ. Tỷlệtrung bình 1m3khối gỗdùng 3-3.5kg giống.
Vấn đềtạo lỗvào thân gỗcó vai trò rất lớn quyết định năng suất của mộc nhĩ. Độsâu
của lỗ> 1.5cm tính từsau lớp vỏ, nếu quá 1.5cm khi cấy giống vào lượng giống phải
đủlớn đến ăn vào bên trong, quan trọng nhất ởthời kỳnuôi sợi sợi nấm phải ăn vào
phía bên trong, nếu đục lỗnông sợi nấm ởngang, bềmặt.
Mật độtrung bình lỗnày cách lỗkia 12cm, hàng này cách hàng kia 7-9cm
Khi tạo lỗtạo lỗxong thân gỗnào cấy giống luôn đểhạn chếviệc mất ẩm của gỗvà
các tạp khuẩn tấn công vào lỗ.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ nuôi trồng nấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t
sát nhau, trong trường hợp nhiệt độ cao trên 200C khoảng cách bịch cách bịch 3cm
Giai đoạn nuôi sợi duy trì khoảng 17-25 ngày tuỳ thuộc vào từng chủng loại nguyên
liệu từng kích thước túi. Khi chúng ta quan sát thấy hệ sợi đã bao phủ kín hết bịch
nguyên liệu thì ta để thêm khoảng 2 ngày cho sợi nấm thuần thục.
Những biểu hiện bất thường diễn ra trong giai đoạn ươm:
• Nhiễm mốc
- Dạng nhiễm mốc: nhiễm mốc trên bề mặt bịch nguyên nhân
∗ Do nút bông bị ướt
∗ Do các thao tác cấy, hoặc điều kiện của vùng đóng bịch cấy giống bị ô nhiễm
∗ Do lán xưởng ươm bịch nhiễm bệnh
- Nhiễm mốc điểm ở xung quanh bịch thường xảy ra với hiện tượng thủng túi. Nếu
thủng vào vùng cấy giống làm cho giống nấm bị nhiễm mốc
- Nhiễm mốc toàn bộ bịch: liên quan đến môi trường của nhà ươm bịch bất lợi về nhiệt,
về mức độ thông thoáng. Nếu nhiệt độ trong nhà ươm vượt lên quá cao trên 300C kéo
dài,.. làm cho sợi nấm sinh trưởng kém
∗ Trong quá trình thao tác cấy giống lấy phải các bịch đã bị nhiễm mốc
• Sau khi cấy giống khoảng 3-5 ngày hiện tượng sợi nấm co lại đặc biệt là vùng ở dưới
đáy bịch, do 2 nguyên nhân chính
∗ Do độ ẩm nguyên liệu quá cao
∗ Do độ nén của người đóng bịch quá chặt do đó vùng dưới đáy bịch yếm khí
trầm trọng sợi nấm co lại và chết. Khi đó dùng đũa nhọn tạo lỗ nhiều ở gần đáy
bịch rút nước ra khỏi bịch và làm cho môi trường thông khí tốt.
4. Chăm sóc và thu hái
Nhà xưởng chăm sóc thu hái yêu cầu: sạch, thông thoáng tốt, kín gió, độ ẩm cao, ánh
sáng đủ người bình thường đọc sách (ánh sáng tán xạ), nhiệt độ duy trì dưới 300C
Những điểm lưu y trong quá trình chăm sóc:
- Thời điểm trước khi nấm ra: không nên tưới trực tiếp vào bịch mà chủ yếu xả nước
xuống nền để giữ ẩm và đồng thời chống hiện tượng gió, để những vết rạch đỡ bị mất
nước.
- Khi nấm bắt đầu ra quả thể: người ta phải tăng cường, tăng số lần tưới phun sương mù
trực tiếp vào vùng ra quả thể sao cho cánh nấm đủ nước nhưng nước không ngấm vào
trong bịch. Tưới trên giàn treo cho nước bám vào dây treo để cho nước rơi thành giọt
từ trên rơi xuống. Số lần tưới trong ngày theo quan sát cánh nấm, nếu cánh nấm se khô
thì phải tưới nước.
- Thời điểm hái nấm: hái vào thời điểm đường kính mũ nấm phải dưới 4cm, nhưng tâm
mũ nấm vẫn còn chúi xuống. Phải ngừng tưới trước khi hái từ 4-6h.
- Hái nấm già khi bào từ nấm phát tán ra môi trường có những bất lợi:
∗ Nấm dai, có mùi hôi
∗ Do bào tử phát tán quá nhiều khi người hái hít phải bào tử ho khó thở, tức ngực
∗ Môi trường trồng nấm sò nhanh bị ô nhiễm do bào tử bám vào môi trường chết
làm dinh dưỡng cho các tạp khuẩn dẫn đến các tạp khuẩn phát triển vào trong
nhà trồng nấm.
∗ …
5. Sơ chế sản phẩm
Khi vào nhà nấm đã rạch bịch hàng tuần có hiện tượng các vết rạch chuyển sang màu vàng
thấy một số bịch có ra quả thể nhưng quả thể không lớn. Người nông dân khẳng định do
giống có vấn đề? Giải thích tại sao, cách khắc phục.
Lựa chọn thời điểm rạch không thích hợp vùng hình thành mô sẹo là vùng cấy giống
sợi nấm ở đây dài nhất. Khi rạch bịch đa số người nông dân rạch ở chỗ mật độ rày đặc
vùng có mô sẹo
Sau khi rạch xong không được tưới trực tiếp nếu tưới nước trực tiếp hoặc nước ngấm
vào sẽ bị nhiễm khuẩn
Khi rạch bịch rạch nhẹ không đạt yêu cầu, khi rạch xong vết rạch khép vào tạo thành
vùng yếm khí
Bị gió lùa: rạch xong để thông thoáng hoàn toàn gió lùa vào vết rạch bị khô, sợi nấm
mất nước đột ngột
Có những trường hợp, rạch vào chỗ đọng nước (bịch nén không đều tạo thành những
vùng gọi là túi đựng nước) làm cho chỗ rạch chuyển sang màu vàng.
Khắc phục bằng cách rạch lại nhưng tuỳ từng trường hợp mà chọn vị trí rạch:
Khi thu hái nấm sò bình thường quả thể nấm chân ngắn, mập, mũ dày nấm ngon. Có những
trường hợp chân dài, mũ nở. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên và cách khắc phục.
Do thiếu không khí, mật độ của bịch nấm trong một diện tích quá dày, hoặc mật độ
cánh lớn trong một cụm nấm quá lớn, quá dầy, làm cho cánh nấm vươn ra chân dài ra
cánh nấm xốp nhẹ.
Thiếu dinh dưỡng lần thu đầu tiên cánh nấm to, các lần thu hái tiếp theo…
Cung cấp độ ẩm không cần đối: nấm cần độ ẩm không khí cao chứ không cần nước do
đó cần phải hạn chế khả năng mất nước đột ngột của nấm, cần phải tưới nước xuống
nên nhà xưởng cung cấp đủ độ ẩm cho nấm. Ngoài ra còn có tác dụng giảm nhiệt độ.
CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM MỠ
I. Đặc tính sinh học
Nhiệt độ: đối với nấm mỡ pha nuôi sợi nhiệt độ cho hệ sợi sinh trưởng phát triển bình
thường 18-280C, thời điểm ra quả thể bình thường từ 13-200C. Nếu nóng kéo dài liên
tục hoặc lạnh kéo dài liên tục thì nuôi trồng nấm mỡ gặp bất lợi, do nhiệt độ thích hợp
cho 2 pha là khác nhau. Nếu nóng kéo dài liên tục thì nhiệt độ cho giai đoạn nuôi sợi
gặp thuận lợi nhưng đối với giai đoạn ra quả thể gặp khó khăn. Quả thể nấm mỡ ra
lần đầu tiên rất tốt nhưng lần thứ 2, 3 cần phải có giai đoạn tích tụ ở giai đoạn hệ sợi,
nếu nhiệt độ kéo dài nấm ra quả thể nhỏ, chân dài, chất lượng kém. Để nuôi trồng nấm
mỡ tốt thì 2 giai đoạn nuôi trồng hệ sợi và quả thể phải xen kẽ với nhau.
Độ ẩm:
- Độ ẩm nguyên liệu: tùy theo chất loại nguyên liệu, mùn cưa 60-62%, bông phế loại
65-67%, độ ẩm nguyên liệu 68-72%
- Độ ẩm không khí:
∗ Pha sợi: độ ẩm không khí tốt nhất tốt nhất là 65-80%, xét vào thời điểm nhiệt độ
trung bình lớn hơn 200C nấm không ra quả độ ẩm không khí ở ngưỡng này tốt nhất
∗ Pha ra quả thể cần độ ẩm không khí cao từ 85-90%, áp dụng cho trường hợp nhiệt
độ nhỏ hơn 180C
Độ thông thoáng
- Giai đoạn nuôi sợi < 0.2%
- Giai đoạn quả thể < 0.1%
Ánh sáng: bình thường cần ánh sáng tối, càng tốt càng tốt
pH nguyên liệu: môi trường trung tính khoảng 6.5-7.5
Dinh dưỡng: nấm mỡ sử dụng cellulose ở trạng thái gián tiếp, trong công nghệ có thời
gian ủ nguyên liệu tương đối dài.
II. Thời vụ
Thời điểm cấy giống: thông thường bắt đầu từ 11-11 đến 15-12, thời gian ủ nguyên
liệu tiến hành trước khoảng 25 ngày bắt đầu từ 5-10 cho đến 20-11.
Thời gian thu hái thường khoảng 1-12 cho đến 15-4
III. Kỹ thuật nuôi trồng
Xử lý nguyên liệu
Vào luống, cấy giống
Chăm sóc, nuôi sợi
Phủ đất
Chăm sóc, thu hái
Sơ chế, sản phẩm
1. Xử lý nguyên liệu
Lên men chính
- Công thức bổ sung phụ gia: đạm ure, supe, bột nhẹ bổ sung theo từng giai đoạn, đến
lần đảo thứ ba bổ sung thêm supe lân, lần đảo thứ 4 không bổ sung thêm phụ gia
- Số lần ủ đảo
- Lượng nguyên liệu trên lần ủ
- Diễn biến về nhiệt, pH của nguyên liệu
- Chất lượng sau khi lên men chính
Lên men phụ: trước đây người ta lên men phụ ngay tại lán xưởng, sau khi kết thúc lên
men chính người ta vào luống khoảng 30cm, sau khi lên men phụ 1 tuần mới bắt đầu
cấy giống. Hạn chế sau khi lên men phụ xong một lỡ nguyên liệu vào các luống khác
để cấy giống thì mất nhiều công. Nếu cứ để chiều cao 30cm để cấy giống hết vụ giống
thì lượng nguyên liệu nấm sử dụng 40%, năng suất trước đây thấp 15%.
- Hiện nay người ta lên men phụ: giải quyết: giải phóng tối ưu nhất hàm lượng NH3
trong nguyên liệu
- Tạo môi trường tối ưu cho xạ khuẩn hoạt động tốt nhất là nguồn dinh dưỡng cho quá
trình phát triển của nấm về sau
- Lên men phụ hiệu chỉnh độ ẩm cần thiết
- Tiêu diệt tương đối triệt để các tạp khuẩn, nấm dại bất lợi đối với nấm mỡ.
- Cách lên men phụ hiện nay:
∗ Kích thước của đống ủ lên men phụ. Nếu đống ủ lên men phụ cao quá rộng quá thì
nhiệt độ cao trên 650C hạn chế quá trình phát triển của xạ khuẩn, nên người ta tính
toán để nhiệt độ trung bình đạ 55-650C. Người ta xác định độ rộng của đống ủ lên
men phụ trung bình 1,2m, chiều cao trung bình khoảng 0.8m, giữa đống ủ lên men
phải có hàng ống thông khí trung bình 1-1.2m lại cắm một cọc, dưới chân đống ủ
có kệ. Người ta chỉ dùng tay để ấn chặt xung quanh ở giữa để xốp thoáng, để giải
phóng khí tốt giúp cho vi sinh vật hoạt động tốt chận kệ phải để hở.
∗ Độ ẩm: độ ẩm ở giai đoạn lên men phụ khống chế trung bình khoảng 72%, kiểm
tra bằng cách vắt mạnh nước chảy thành giọt đứt đoạn.
∗ Muốn có độ xốp tốt nguyên liệu phải được làm tơi
∗ Khi ủ lên men phụ phải thường xuyên kiểm tra: nhiệt ở giữa đống nguyên liệu,
nếu nhiệt độ ở ngưỡng dưới 650C đạt yêu cầu, nếu trên 650C ta lại phải đảo lại
đống và lên men phụ lại. Kiểm tra về mùi: khi không còn mùi khai ở các vị trí
khác nhau thì kết thúc giai đoạn lên men phụ. Kiểm tra về xạ khuẩn nếu đống ủ len
phụ dỡ ra quan sát có lớp màu trắng cả ở giữa và bên ngoài thì đạt yêu cầu. Nếu ở
giữa có mà ngoài không có thì hoặc là độ thông thoáng kém hoặc nhiệt độ quá cao.
∗ Thời gian lên men phụ kéo dài trung bình từ 4-7 ngày tùy thuộc vào chất lượng
nguyên liệu.
Trong thực tế sản xuất có những đống ủ ngày vào luống có mùi khai, không có xạ khuẩn,
đống nguyên liệu đen, có nấm mực phát triển mạnh. Giải quyết vấn đề?
Yếm khí
Xạ khuẩn kém
pH thấp
Rũ tơi đống nguyên liệu điều chỉnh lại độ ẩm để giải phóng hết các khí độc, rũ tơi kết
hợp với để nguội
Bắt buộc phải kiểm tra độ pH, độ pH dao động trong khoảng 5,5-7.
Để xạ khuẩn hoạt động tốt, nguyên liệu không có màu đen chúng ta bổ sung bột nhẹ
lượng bột nhẹ thường bổ sung vào nguyên liệu trung bình 15-20kg/tấn nguyên liệu và
tiến hành lên men phụ lại. Lên men phụ lại càng để tơi xốp càng tốt, không nên để
đống cao quá, rộng quá, làm sao cho đống nguyên liệu càng thông thoáng càng tốt. Bắt
đầu vào ngày thứ 2, 3, 4 bắt đầu kiểm tra nhiệt độ, xạ khuẩn, thời gian kéo dài 3-5
ngày thì đống ủ sẽ không còn mùi, hết màu, và có xạ khuẩn trở lại.
1 tấn rơm để trồng nấm rơm khi đống rơm ủ xong đạt 3,2 tấn, sau khi trồng nấm rơm
xong thu được 1.6 tấn bã phế loại độ ẩm 72%, khi ở độ ẩm khô 400kg.
Nấm mỡ 1 tấn rơm khô khi ủ xong trung bình đạt 2,6 tấn đủ ẩm, lúc thu hoạch được
1.2 tấn bã phế loại ở độ ẩm 70%, tương đương 280kg bã khô. 1 tấn nguyên liệu đạt
550 kg nấm mỡ tươi. Theo lý thuyết trồng nấm rơm trên rơm rạ khô cho năng suất cao
hơn, nhưng trong thực tế trồng nấm mỡ trên nguyên liệu rơm rạ đã trồng nấm rơm có
năng suất tương đương với trồng trên rơm rạ khô.
Khi ủ nguyên liệu nhiệt độ ngoài trời là 370C thì 3 ngày đạt nhiệt độ 750C ở giữa đống
ủ, …nhiệt độ ngoại cảnh không ảnh hưởng nhiều đến đống ủ.
2. Vào luống, cấy giống
Nhà xưởng phải được vệ sinh thanh trùng trước khi đưa nguyên liệu vào
Diện tích sử dụng trung bình 40m2 thiết diện trên 1 tấn nguyên liệu
Độ cao của luống nguyên liệu 12-15cm
Khi vào luống thì độ nén của đống nguyên liệu chặt và phải phẳng mặt
Khi vào luống kiểm tra nhiệt độ, kiểm tra mùi khai và độ ẩm trước khi cấy giống,
nhiệt độ dưới 280C có thể cấy giống, không còn mùi khai độ ẩm trung bình phải đạt
70%, thời gian vào luống cho đến khi cấy giống tốt nhất là 1-3 ngày.
Giống nấm sử dụng: lượng trung bình dùng 0.4kg/m2 trung bình 15kg trên 1 tấn
nguyên liệu, tuổi của giống trung bình từ 32-45 ngày tuổi. Đối với giống nấm có mùi
thơm đặc trưng không có mùi chua, không bị nhiễm mốc. Mật độ hệ sợi phân bố đồng
đều, màu sắc của giống nấm có màu trắng đặc trưng.
Lớp nguyên liệu từ 12-15cm, lớp giống phân bố trên bề mặt từ 2-5cm, khi cấy giống
xong tuyệt đối không có hạt giống nào nổi trên bề mặt, không có giống sâu quá xuống
dưới mà chỉ phân bố đều ở vùng 2-5cm. Giống nổi trên bề mặt hạt giống khô chết và
bị nhiễm mốc, không bị khô bị ướt quá do tưới ẩm sẽ bị chết, lớp 2-5cm là lớp bảo vệ
hạt giống. Trong trường hợp cấy sâu quá nhiệt độ cao > 280C giống sẽ suy yếu dần và
chết
Cấy giống xong chăm sóc nuôi sợi 15 ngày đầu đây là giai đoạn quan trọng nhất, trong
3 ngày đầu không tưới. Nếu lán xưởng thông thoáng quá thì nấm sẽ bị khô nên không
để gió lùa vào nhà trồng nấm. Sau 3 ngày đến ngày thứ 4 khi kiểm tra thấy sợi nấm sợi
bung ra và bắt đầu bám vào nguyên liệu thì ta có thể tưới phun sương mù nhẹ để giữ
ẩm trên bề mặt, nhưng tuyệt đối không để nước ngấm thành từng giọt vào vùng cấy
giống. Việc duy trì độ ẩm như trên kéo dài liên tục cho tới ngày thứ 15 khi đó sinh
khối sợi đã đủ lớn và sợi nấm đã bám vào lớp nguyên liệu trên bề mặt ta tiến hành phủ
đất trồng nấm mỡ.
Trong 15 ngày nuôi sợi đến ngày thứ 7-8 xuất hiện những đám mốc trắng, một số có thể mốc
điểm, mốc xanh.
Trong quá trình ủ nguyên qua giai đoạn lên men chính và lên men phụ không đồng
đều, về cơ bản hết mùi khai có những vùng có mùi khai có những vùng có chỗ ướt quá
dẫn tới nhiệt độ các vùng này cao, yếm khí xuất hiện những đám mốc trắng. Mốc xanh
đã bị nhiễm lẫn với giống khi cấy giống có những điểm bị mốc xanh. Nhiệt độ vào
thời điểm 280C, nếu nhiệt độ cao 320C các giống phía dưới bị chết và hình thành mốc
xanh.
Trong trường hợp có những đám mốc trắngt hì khoanh vùng những đám mốc trắng
không tưới nước vào đó để cho nấm trắng chết khô hết và chuyển sang màu vàng và
bay đi mất. Từ bên dưới sợi nấm sẽ phát triển lên. Đối với mốc xanh để lớp bảo vệ
2cm khô sau đó tiến hành bóc lớp 2cm đó ra và trơ ra những vùng mốc xanh, dùng
nước vôi chấm vào những vùng mốc xanh (đánh dấu những vùng mốc xanh), sau khi
chấm nước vôi dùng chậu nước đi đến đâu bốc vùng có mốc xanh bỏ vào chậu nước
chống phát tán, cuối cùng đậy trở lại lớp bảo vệ duy trì tưới ẩm bình thường để mặt
tương đối thoáng, vùng sợi đang phát triển tốt bên cạnh sẽ phát triển tiếp
Mốc xanh toàn bộ: nhiệt độ cao 310C, nấm mốc chết toàn bộ bị mốc xanh, khi có
nhiều khí độc NH3 mà vẫn cấy giống làm cho giống chết bị mốc xanh toàn bộ. Trường
hợp này ta xử lý bằng cách dỡ hết đống nguyên liệu ra phía ngoài rong tơi nguyên
liệu, nhà trồng nấm mỡ thanh trùng lại, nguyên liệu được tiến hành lên men phụ lại,
trong quá trình lên men phụ lại phải bổ sung bột nhẹ trung bình 15-20kg/tấn nguyên
liệu, nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt mầm mống bệnh, thời gian lên men phụ kéo dài 5-7 ngày
sau đó vào luống cấy giống lại.
Vấn đề lựa chọn đất phủ phải có kết cấu viên, trong đất phủ phải có hàm lượng khoáng
cao và mật độ vi sinh vật cao, những đất phủ này không phải ở vùng ô nhiễm nặng.
Hiện nay đất phủ được lựa chọn tương đối phổ biến là đất màu ở tầng canh tác. Lượng
đất phủ trung bình sử dụng 20-30kg đất phủ khô/1m2, tương ứng với độ dày của lớp
đát phủ trên bề mặt luống 3cm, đường kính của 1 viên đất 0.4-1.5cm.
Nếu đất phủ mà là đất chua có độ pH dưới 6.5 thì ta phải bổ sung thêm bột nhẹ vào đất
phủ để hiệu chỉnh pH đất phủ 7.
5. Chăm sóc sau khi phủ đất
Phải bổ sung từ từ độ ẩm vào đất phủ bằng cách tưới phun sương mù nhiều lần trong
ngày, thời gian bổ sung độ ẩm đủ cho đất phủ kéo dài khoảng 3 ngày. Khi tưới nhiều
nước quá đất phủ bị vỡ ra tạo thành váng trên bề mặt dẫn đến hiện tượng yếm khi sợi
nấm không thể bám vào lớp đất phủ được. Nếu tưới 1 tuần sau mới đủ ẩm thì nước từ
nguyên liệu di chuyển lên lớp đất phủ thì sợi nấm trong nguyên liệu sẽ bị chết.
Bắt đầu từ ngày thứ 4 trở đi, chỉ duy trì độ ẩm cho bề mặt lớp đất phủ 1-2 ngày mới
tưới nhẹ 1 lần. Sau 15 ngày nếu gặp được điều kiện thời tiết thuận lợi nhiệt độ < 180C
kéo dài thì nấm bắt đầu ra quả thể. Nếu nhiệt độ > 200C nếu vẫn ở dạng sợi không
phát triển thành dạng quả thể
6. Giai đoạn chăm sóc thu hái
Sau ngày 15 nhiệt độ lớn hơn 200C tạo độ thoáng cho nhà trồng nấm hạn chế tối đa
việc tưới nước vào nấm. Sợi nấm kéo dài nấm không ra quả thể, nấm dễ bị bệnh bã
đậu.
Khi thời tiết < 180C ta phải mở hết các cửa cải thiện môi trường
- Tích cực cung cấp độ ẩm bằng cách tưới phun sương mù nhiều lần
- Đồng thời chúng ta giữ độ thoáng cho nhà trồng nấm 1 ngày.
- Sau 1 ngày ta mới tiến hành đóng cửa các nhà trồng nấm lại không cho gió lùa trực
tiếp. Nấm sẽ nhanh chóng hình thành quả thể.
- Khi nấm đã hình thành quả thể: thời điểm bắt đầu ra quả ta phải tăng số lần tưới trong
ngày để tạo độ ẩm không khí và giữ đủ ẩm cho đất phủ. Sau khoảng 3-4 ngày thì nấm
mỡ bắt đầu cho thu hái.
- Người ta xác định tuổi hái nấm mỡ là chiều cao chân nấm mỡ. Chiều cao lớp đất phủ
đến 0.5cm thì tiến hành thu hái.
- Thời gian thu hoạch một đợt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu một đợt lạnh kéo
dài thì thời gian thu hoạch kéo dài, kết thúc của một đợt lạnh có hiện tượng nóng dần
lên kết hợp với việc mang hơi nước quả thể nấm nhanh chóng nở ô và chân cao dễ bị
bệnh. Khi nhiệt độ trung bình lớn hơn 200C chúng ta phải nhanh chóng hái hết quả thể
nấm, bởi vì khi nhiệt độ > 200C quả thể nấm chuyển sang màu vàng và chết dễ bị
nhiễm mốc.
- Sau khi hái thì cần phải làm vệ sinh: nhặt bỏ chân nấm, quả thể nấm bị chết. Sau đó có
một đợt nhiệt độ tăng 200C có thể lên tới 300C trong khoảng nhiệt độ này để sợi nấm
tích lũy đủ dinh dưỡng việc đầu tiên là phải tạo thoáng nhà trồng nấm, hạn chế tối đa
việc tưới nước để bề mặt lớp đất phủ se khô hạn chế bệnh tấn công. Đây là thời điểm
để sợi nấm để tích tụ dinh dưỡng phía dưới chờ đợt lạnh tiếp theo cung cấp đủ ẩm để
thu hoạch đợt 2.
- Có trường hợp nấm đang ra gặp nhiệt độ tăng cao hái nấm, nhặt hết các quả thể nấm
do quả thể nấm nhanh chóng chuyển sang màu vàng, nhặt càng sớm càng tốt. Sau
khoảng 2 ngày nấm sẽ bị thối nếu không nhặt kịp thời.
- Trong trường hợp thu hái lặp đi lặp lại nhiều lần trung bình năng suất khoảng 15-20%
(thu hoạch 2-3 đợt) sẽ có hiện tượng:
- Luống nấm mỡ bị lún dần
- Nguyên liệu ở phía dưới có độ xốp, thậm chí thiếu ẩm. Chúng ta lựa chọn vào thời
điểm hết nấm làm công tác vệ sinh sạch bề mặt, bước 2 nén đều bề mặt luống nấm Æ
sau khi nén dễ bí dùng cào nhỏ xới để tạo ra độ thông thoáng xới sâu xuống phần
nguyên liệu để kích thích cho sự phân nhánh của hệ sợi Æ bổ sung thêm đất phủ,
lượng đất phủ bổ sung thường 3-5 kg/1m2 bắt đầu đợt lạnh tới nấm tiếp tục cho ra đợt
mới năng suất cao chất lượng tốt.
- Tóm lại năng suất của nấm mỡ đạt trung bình 300-400kg nấm tươi/tấn nguyên liệu với
thời gian thu hoạch khoảng 2.5-3 tháng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết
- Đất phủ cung cấp khoáng, tạo độ thoáng,
CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG MỘC NHĨ TRÊN GỖ
I. Đặc tính sinh học
Mộc nhĩ là loại nấm chịu nhiệt, mọc ở mùa mưa đầu tháng 4. Trong thực tế sản xuất
người ta chia làm 2 dạng: mộc nhĩ sản xuất trên mùn cưa trồng chủ yếu ở vụ thu đông,
thời điểm tháng 4 tháng 8 người ta thường không trồng mộc nhĩ trên mùn cưa do dễ
gặp bệnh, côn trùng
II. Thời vụ
Mộc nhĩ trên gỗ nuôi trồng chủ yếu vào thời điểm 15-2 đến 15-4
Khi thác cành cây trồng gỗ thời điểm này mộc nhĩ phát triển tốt nhất năng suất cao.
Mộc nhĩ trồng trên gỗ có thể thu được 2-3 năm
III. Kỹ thuật nuôi trồng
Xử lý gỗ
Cấy giống
Nuôi sợi
Chăm sóc, thu hái
1. Xử lý gỗ
Gỗ còn tươi những mất sức đề kháng. Các chủng gỗ trồng tốt, như sung, mít, bồ đề,
ngái…Những loại gỗ có nhựa mủ màu trắng, không có tinh dầu
Chọn các loại gỗ có đường kính trung bình từ khoảng 7-20cm
Khi khai thác gỗ giữ nguyên vỏ, bảo vệ chống tác nhân gây bệnh giữ ẩm và làm giá đỡ
cho quả thể phát triển
Khi cắt gỗ thành từng đoạn với chiều dài từ khoảng 1-1.5m, người ta dùng nước vôi
đặc nhúng vào 2 đầu vết cắt và chấm nước vôi vào những vùng mất vỏ chống nấm
mốc tấn công
Thời gian để gỗ cho đến khi cấy giống phụ thuộc vào từng chủng loại gỗ và kích
thước của gỗ. Có những loại gỗ vỏ dầy lượng nhựa mủ trong gỗ lớn để thời gian dài.
Tuy nhiên quan trọng nhất là độ ẩm trong thân gỗ cần phải đảm bảo ở ngưỡng 47-
55%. Lấy búa bổ vào thân gỗ thấy nước gỉ ướt vành lỗ những không đọng thành vũng
ở dưới đáy lỗ thì độ ẩm đạt yêu cầu. Thời gian bắt đầu từ khi khai thác gỗ cho đến khi
cấy giống từ 3-10 ngày.
Khi khai thác gỗ muốn trồng ngay, người ta phơi gỗ: làm cho vỏ thân gỗ bung ra và thân gỗ
không được bảo vệ
Tại sao lại phải trồng trên gỗ tươi (so với ngoài tự nhiên mộc nhĩ mọc được trên gỗ mục): Gỗ
tươi trồng mộc nhĩ đảm bảo các yếu tố: có lớp vỏ bảo vệ tốt, có độ ẩm lý tưởng đó là độ ẩm
của nước sạch trong thân gỗ, có chất dinh dưỡng hòa tan. Gỗ mục ẩm ở phía bề ngoài có
nhiều tác nhân gây bệnh.
2. Cấy giống
Vấn đề giống: giống mộc nhĩ để trồng trên thân gỗ là giống làm trên cơ chất mùn cưa,
với cơ chất này tuổi của giống thường 30-40 ngày tuổi. Những túi giống mộc nhĩ phải
chưa có mầm mống quả thể, giống không bị mốc không có mùi chua, không bị lẫn sợi
lạ. Tỷ lệ trung bình 1m3 khối gỗ dùng 3-3.5kg giống.
Vấn đề tạo lỗ vào thân gỗ có vai trò rất lớn quyết định năng suất của mộc nhĩ. Độ sâu
của lỗ > 1.5cm tính từ sau lớp vỏ, nếu quá 1.5cm khi cấy giống vào lượng giống phải
đủ lớn đến ăn vào bên trong, quan trọng nhất ở thời kỳ nuôi sợi sợi nấm phải ăn vào
phía bên trong, nếu đục lỗ nông sợi nấm ở ngang, bề mặt.
Mật độ trung bình lỗ này cách lỗ kia 12cm, hàng này cách hàng kia 7-9cm
Khi tạo lỗ tạo lỗ xong thân gỗ nào cấy giống luôn để hạn chế việc mất ẩm của gỗ và
các tạp khuẩn tấn công vào lỗ.
Khi cấy giống bẻ giống nấm thành những viên để cho vào các lỗ lượng giống cho vào
khoảng 3/4 lỗ, ở phía trên cắt mỏng phoi gỗ để đậy lên phía trên, dùng xi măng đặc bịt
kín lỗ, ngăn cản côn trùng (kiến) tấn công và ăn sợi, giữ ẩm cho phần giống ở phía bên
trong
3. Nuôi sợi
Sau khi cấy giống gỗ chuyển vào trong lán xưởng và xếp thành từng khối (xếp dọc,
xếp ngang) yêu cầu khối gỗ xếp có chiều cao không quá 1.5m. Sau khi xếp xong dùng
nilon quây kín xung quanh khối gỗ xếp. Trên bề có thể dùng lưới đen đậy lên để
chống mất ẩm.
Thời gian ươm duy trì trung bình khoảng 1 tháng, trong giai đoạn ươm gỗ hàng ngày
dùng vòi phun tưới nhẹ lên làm ẩm lớp lưới đen. Mục đích chính chống mất ẩm cho
thân gỗ, sau 15 ngày ta tiến hành đảo lại đống gỗ 1 lần, hình thức đảo gỗ bên trong
cho ra ngoài, ngoài vào trong, trên xuống dưới, dưới lên trên, mỗi khúc gỗ phải xoay
một góc 900, làm cho những tia sợi phân bố một cách đồng đều, sau 1 tháng ươm gỗ
bắt đầu kiểm tra thấy những sợi mộc nhĩ bện kết lại thành những nụ nhỏ màu trắng
chuyển thành màu hồng phân bố đồng đều ở vỏ gỗ chuyển sang giai đoạn chăm sóc.
4. Chăm sóc, thu hái
Vệ sinh vỏ gỗ, tất cả các khúc gỗ sau khi ươm được rửa sạch vỏ gỗ và chuyển vào lán
xưởng dựng lên thành từng hàng, luống. Hàng ngày duy trì ẩm bề mặt vỏ gỗ, trong
trường hợp mộc nhĩ phát triển nhanh trong môi trường có độ ẩm cao, kín gió và có độ
thông thoáng tốt. Khi những cánh mộc nhĩ phát triển một cách cực đại và bắt đầu ở
những viền ngoài mũ có những nếp nhăn thì ta có thể hái được những cánh đó (mộc
nhĩ trồng trên gỗ hái tỉa)
Sau khi hái mộc nhĩ sau 1-2 đợt 50% ở phía dưới phát triển tốt, 50% ở phía trên phát
triển kém, do đó sau 1-2 lần thu hái chọn những thân gỗ không còn đủ ẩm đảo lại đầu
gỗ
Trong quá trình thu hái có những hiện tượng những cây gỗ xuất hiện bệnh (bệnh thối
nhũn, bệnh nhiễm mốc trên bề mặt quả thể, bệnh rễ tre trên bề mặt thân gỗ xuất hiện
nấm rễ trên ăn ngoằn ngoèo trên bề mặt). Khi gặp phải những bệnh trên ta cách ly
ngay các khúc gỗ đó ra, đem những khúc gỗ vào nước sạch lấy bàn chải đánh sạch lớp
vỏ tiến hành phơi ở ngoài nắng để cho vỏ gỗ khô toàn bộ nấm mốc, mang khúc gỗ trở
lại trong nước để ngâm trong khoảng thời gian 2-3 tiếng, khúc gỗ lấy lại được độ và
chuyển vào khu vực chăm sóc cho ra đợt mới.
Khi chúng ta gặp điều kiện thuận lợi nhiệt độ trung bình 20-280C, nấm mộc nhĩ ra liên
tục hết đợt này đến đợt khác, có dấu hiện nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, cánh mộc nhĩ
mỏng có màu phớt trắng, tiến hành ngừng thu hái mang các khúc này rửa sạch để cho
ráo vỏ xếp lại thành khối như giai đoạn ươm gỗ, thời gian để gỗ khi khoảng 15-20
ngày. Mục đích để cho tích tụ dinh dưỡng, sau thời gian đó chuyển gỗ về nhà xưởng
duy trì tưới ẩm cho ra đợt mới.
Đối với những loại gỗ có đường kính trên 12cm, sau một vụ thu hoạch sẽ không hết,
vào thời điểm nhiệt độ trung bình dưới 200C, các khúc gỗ này sẽ được rửa sạch để ráo
vỏ xếp lại thành khối dùng nilon đậy kín lại, đây là thời điểm để cho gỗ nghỉ vào mùa
xuân nhiệt độ trung bình trên 200C đem ngâm vào trong nước 8-12h, chuyển vào lán
xưởng tiếp tục chăm sóc để cho nấm ra những đợt mới.
Năng suất trung bình mộc nhĩ trên gỗ đạt 20kg trên 1m3
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Ngày cấy giống
Tên giống
Cấp 3 hoặc cấp
2
Ngày nuôi trồng Ghi chú
Nấm rơm
(Vt, V1, V2,
V115)
3/5-3/9 15/5-15/9 ∗ Giống nấm rơm sau khi hệ
sợi ăn kín đáy túi được ít
nhất là 2 ngày tương ứng với
12 ngày tuổi thì giống đến
thời điểm nuôi trồng, thời
hạn sử dụng của giống này
kéo dài trung bình là 5 ngày
trong điều kiện bình thường.
∗ Nếu bảo quản giống nấm
rơm ở nhiệt độ 15-200C thì
thời hạn sử dụng kéo dài từ
15-20 ngày
∗ Giống nấm rơm già có biểu
hiện toàn bộ phần giống ở
xung quanh túi chuyển hết từ
màu nâu đỏ sang màu nâu
đen thì không làm.
Nấm sò
(F1, F2,.. màu
trắng, chịu nhiệt,
Hy1.. có màu
tím, chịu nhiệt
độ trung bình 15-
250C, OSI, OSI1
màu xám lông
chuột, cánh đơn,
chịu lạnh nhiệt
độ trung bình 13-
220C
28/7-28/3 15/8-15/4 ∗ Giống nấm sò khi hệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Congnghenuoitrongnam.pdf