Công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:

 . .3

II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGƯỜI TÀN TẬT HÀ NỘI: .5

1. Giới thiệu sản phẩm: . .5

1.1. Loại sản phẩm: .5

1.2. Đặc điểm sản phẩm: .5

1.3. Cơ cấu sản phẩm : .6

2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm : . 6

3. Đánh giá trình độ công nghệ của công ty : . .8

III. CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA NGƯỜI TÀN TẬT HÀ NỘI 8

1.Nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất :. . .8

2.Các bộ phận sản xuất và các cấp sản xuất, mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất : .8

2.1.Các bộ phận sản xuất : .8

2.2.Các cấp sản xuất: . . 9

2.3.Mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất: .9

3.Ưu, nhược điểm của cơ cấu sản xuất hiện tại của doanh nghiệp .9

3.1.Ưu điểm: 9

3.2. Nhược điểm : . .10

IV. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY : .11

1. Các cấp quản lý và các bộ phận quản lý của công ty : 12

1.1. Các cấp quản lý : 12

1.2 Các bộ phận quản lý : . 12

2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ quản lý : . . .12

3. Phân tích, đánh giá về bộ máy của công ty : . .13

PHẦN II : ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP .16

I. Công tác hoạch định chiến lược của công ty : .16

1. Thực trạng môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ của công ty : . 16

1.1. Môi trường quốc tế : .16

1.1.1. Nền chính trị thế giới : .16

1.1.2. Luật pháp và thông lệ quốc tế : .17

1.1.3. Các yếu tố kinh tế quốc tế : .18

1.2 Môi trường kinh tế quốc dân : . 18

1.2.1. Các nhân tố kinh tế : .18

1.2.2. Luật pháp và các biên pháp kinh tế của nước ta : 18

1.2.3. Nhân tố kỹ thuật công nghệ : .19

1.3. Môi trường cạnh tranh nội bộ ngành : 19

1.3.1. Khách hàng : .19

1.3.2. Các đối thủ canh tranh : 19

1.4. Môi trường nội bộ công ty : 20

1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty : .20

1.4.2. Nguồn nhân lực của công ty : .22

1.4.3. Tình hình tài chính của công ty : .23

1.4.4. Hoạt động maketting của công ty : .25

2. Chiến lược phát triển của công ty : .25

3. Phương án kinh doanh của công ty : .26

II. Kế hoạch hỗ trợ của công ty : .26

1. Kế hoạch vật tư kỹ thuật : . 26

1.1. Kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị :. . .26

1.2. Kế hoạch về nhu cầu vật tư : .26

2.Kế hoạch lao động tiền lương : . .27

2.1. Kế hoạch về số lượng lao động : . 27

2.2.Kế hoạch sử dụng thời gian lao động : . .27

2.3 Kế hoạch quỹ tiền lương : . .28

3. Kế hoạch giá thành : . 28

4. Kế hoạch vốn : .28

5. Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: .28

III. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY : .29

1.Phân tích và mô tả công việc của công ty : . .30

2. Hệ thống định mức lao động của công ty : . .31

3. Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty: 31

4. Tình hình cơ cấu lao động của công ty : .32

5. Phương pháp đánh giá thi đua trong công ty: .32

6. Hệ thống lương, phúc lợi và các khoản phụ cấp của công ty : .33

6.1. Hệ thống lương, thưởng : . .33

6.2. Hệ thống phúc lợi : 34

6.3. Các khoản phụ cấp của công ty : .35

7. Tình hình năng suất lao động của công ty : .36

8. Tình tình phát triển và đào tạo nguồn nhân lực của công ty : 37

IV. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH : .38

1.Phân tích tình hình tài chính của công ty: 41

1.1. Phân tích các chỉ số tài chính : .41

1.1.1. Tỷ số về khả năng thanh toán : .41

a. Khả năng thanh toán hiện hành : 41

b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh : 42

c. Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng : .43

1.1.2. Các tỷ số về khả năng cân đối vốn : 44

1.1.3. Các tỷ số về khả năng hoạt động : .44

a. Vòng quay tiền : .44

b. Vòng quay dự trữ (tồn kho) : 45

c. Kỳ thu tiền bình quân : .45

d. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định : .46

e. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: . .46

1.1.4. Các tỷ số về khả năng sinh lãi : .47

a. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : .47

b. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) : . 48

c. Doanh lợi tài sản (ROA) : .48

1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốnvà sử dụng vốn của công ty .50

1.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian : .53

2. Tình hình doanh thu lợi nhuận của công ty : .54

2.1. Doanh thu : 54

2.2. Lợi nhuận: .55

3. Tình hình biến động vốn và nguồn vốn của công ty : 56

3.1. Tình hình biến động vốn của công ty : 56

3.2. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty : 57

4. Tình tình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty :.59

5. Tình hình đầu tư thực hiện các dự án của công ty : .59

V. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY : . 60

1. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của công ty : 60

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty : 61

3. Hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty : .62

VI. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT CỦA

CÔNG TY: 64

1. Công suất thiết kế và công suất sử dụng của công ty : 64

1.1. Công xuất thiết kế : . .64

1.2. Công suất hiệu quả : .64

1.3. Công suất sử dụng : . 65

2. Vị trí của công ty : .66

3. Cách thức bố trí mặt bằng sản xuất của công ty : .66

3.1. Mặt bằng trụ sở chính và các phân xưởng sản xuất của công ty : .66

4. Phương pháp phân phối công việc trong công ty : .67

5.Phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất của . 67

5.1. Phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp : 67

a. Khái niệm : 67

b. Phương pháp : .67

5.2. Phương pháp điều độ sản xuất : . 68

VII. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MAKETTING CỦA CÔNG TY : .68

1. Chiến lược sản phẩm : . 68

2. Chiến lược giá của công ty : . 69

3. Chiến lược phân phối của công ty : . 69

4. Chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng xây dựng thương hiệu: 69

4.1. Chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng : . 69

4.2 Chiến lược xây dựng thương hiệu : 69

PHẦN III : KẾT LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ . .70

 

 

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o phí cho một sản phẩm. - Định mức năng suất lao động của một công nhân : tùy vào từng loại sản phẩm mà mỗi công nhân có một định mức năng suất lao động cụ thể như : công nhân phân xưởng may là 8 sản phẩm/ ngày, phân xưởng nhựa 20 sản phẩm/ ngày, phân xưởng mài 90 sản phẩm/ ngày. 3. Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty : Quá trìnhlao động của doanh nghiệp diễn ra theo thời gian vì vậy thước đo của quá trình lao động chính là thời gian, việc sử dụng tốt thời gian lao động sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và tăng tích lũy cho doanh nghiệp vì thế việc nghiên cứu tình hình thời gian lao động là rất cần thiết. Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty trong năm 2005 được đánh giá qua các chỉ tiêu sau : - Tổng SNC làm việc thực tế trong chế độ : 98.320 - SNC ngừng việc : 25.013 - SNC có mặt để làm việc = SNC LVTT trong CĐ + SNC ngừng việc = 98.320 +25.13 123.334 - SNC vắng mặt : 19.350 - Tổng SNC LV cao nhất = Tổng SNC CMĐLV + tổng SNC vắng mặt = 123.334 + 19.350 142.684 - Tổng số ngày công nghỉ phép : 8.820 - TSNC có thể sd CN = Tổng SNC có thể lv CN + Tổng SNC NL và CN = 142.684 + 8.820 = 151.504 4. Tình hình cơ cấu lao động của công ty : Lao động là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh vì thế các doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng một đội ngũ đông đảo cả về số lượng và tốt về chất lượng, mặt khác cơ cấu lao động cũng phảI hợp lí. Đối với công ty là một công ty được thành lập từ rất lâu đời đã có uy tín trong ngành công nghiệp Hà Nội với mức tăng trưởng đều : năm sau cao hơn năm trước. Với sự phát triển như vậy nên nhu cầu về lao động của công ty ngày một tăng lên điều này được thể hiện qua bản sau : Bản cơ cấu lao động của công ty những năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 105 100 150 100 250 100 Nam 48 45,5 67 45 100 40 Nữ 57 54,5 83 55 150 60 Lao động trực tiếp 70 66,7 105 70 185 74 Lao động gián tiếp 35 33,3 45 30 65 26 Qua bảng cơ cấu trên ta thấy trong những năm gần đây công ty không ngừng tăng cường đội ngũ lao động trực tiếp và tăng nhẹ đội ngữ lao động gián tiếp. Điều này làm cho bộ máy của công ty trở lên gọn nhẹ, giảm bớt được các chi phí gián tiếp. 5. Phương pháp đánh giá thi đua trong công ty. Tại công ty thường xuyên có những đợt phát động phong trào thi đua sản xuất, thi đua lập thành tích lớn để chào mừng những ngày lễ lớn của đảng và nhà nước. Những cá nhân và tổ chức đạt thành tích cao sẽ được phong tặng các danh hiệu “ Chiến sỹ thi đua’’, “ Tổ đội lao động suất sắc’’ . Những danh hiệu đối với các cá nhân, tổ chức là rất đáng tự hào vì vậy việc đánh giá, bình xét thi đua là để phong tặng các danh hiệu được công ty làm rất chặt chẽ đảm bảo sự công bằng. Công ty đã tổ chức xem xét đánh giá qua quá trình lao động thực sự của các cá nhân và tổ chức, đồng thời cũng lấy ý kiến bình bầu công khai dân chủ. Chính điều này khiến cho việc đánh giá thi đua đạt được chính xác cao, không gây ra sự tỵ lạnh nhau. Đồng thời cũng tạo ra bầu không khí tập thể hòa đồng giữa những người lao động với nhau và làm cho họ ngày càng đoàn kết. 6. Hệ thống lương, phúc lợi và các khoản phụ cấp của công ty : 6.1. Hệ thống lương, thưởng : - Đội ngũ lao động của công ty được chia làm 2 loại lao động trực tiếp và lao động gián tiếp vì thế công ty đã xây dựng 2 chế độ tra lương dành cho 2 đối tượng lao động này. + Đối với bộ phận lao động gián tiếp : Hình thức trả lương theo thời gian lao động giản đơn, hàng tháng kế toán sẽ tập hợp thời gian lao động của nhân viên theo bảng chấm công, căn cứ vào đó kế toán sẽ tính ra mức lương cho nhân viên theo công thức sau : Lương tháng = 290.000 x bậc lương x Số ngày làm việc thực tế 23 ngày * Trong đó : Bậc lương được xác định trên hệ thống thang lương do nhà nước quy định. Đối với người lao động làm thêm giờ thì tiền lương được tính như sau : + Lao động làm thêm giờ vào ngày bình thường : LLTG = 290.000 x bậc lương x Số giờ làm việc thực tế x 150 % 23 + Lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ : LLTG = 290.000 x bậc lương x Số giờ làm việc thực tế x 200 % 23 Đối với bộ phận lao động trực tiếp hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể cho cả phân xưởng, với hình thức này công ty đã giao khoán công việc và đơn giá cho từng phân xưởng đến cuối tháng căn cứ vào phiếu xác nhận tiền lương sản phẩm thì phòng lao động sẽ thính ra số tiến phải trả cho cả phân xưởng theo công thức : Lương sản phẩm = Số lượng x đơn giá. Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm, công nhân sản xuất ở ba phân xưởng được hưởng mức lương theo đơn giá trên từng loại sản phẩm mà công ty qui định, từng công việc trên từng dây chuyền công nghệ. Sau đó nhân viên thống kê phân xưởng sẽ căn cứ vào biểu ghi năng xuất để tính lương cho từng người. + Tiền thưởng : Bên cạnh tiền lương đề động viên và khuyến khích người lao động hiện này công ty đang áp dụng các hình thức thưởng sau : - Thưởng hoàn thành kế hoạch. - Thưởng lễ, tết. - Thưởng trách nhiệm quản lý. - Thưởng ngoại giao. - Thưởng công cao. 6.2. Hệ thống phúc lợi : Bên cạnh việc động viên và khuyến khích người lao động về mặt vật chất công ty còn tạo động lực về tinh thần cho người lao động thông qua các chế độ phúc lợi. Các chế độ dịch vụ như : BHXH, BHYT đều được công ty tuân thủ và cho cán bộ công nhân viên tham gia đầy đủ. Việc thanh toán các khoản đó được công ty thực hiện theo đúng pháp luật. Do đặc thù của công ty có nhiều lao động nữ nên công ty đã xây dựng nhà trẻ để trông nom con cái cho người lao động làm cho bố mẹ chúng yên tâm công tác. Công ty cũng có trạm y tế phục vụ khám chữa bệnh, có căng tin, nhà ăn để phục vụ các bũa ăn cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó những dịch vụ giải trí và nghỉ mát cũng được công ty quan tâm và chú ý. Hàng năm công ty đều tổ chức những cuộc thi đấu thể thao, các hội biểu diền văn nghệ giữa các phòng ban phân xưởng một cách thường xuyên. Điều này tạo ra một bầu không khí thoải mái vui vẻ trong công ty qua đó gắn kết những người lao động trong công ty lại gần nhau hơn. Ngoài những chế độ phúc lợi nêu trên công ty còn xây dựng quỹ hỗ trợ công để giải quyết vấn đề của những người lao động quá khó khăn. 6.3. Các khoản phụ cấp của công ty : Bên cạnh các chế độ lương thưởng và chế độ phúc lợi công ty cung động viên người lao động thông qua các khoản phụ cấp. Hiện nay công ty đang áp dụng các khoản phụ cấp sau : - Phụ cấp trách nhiệm. - Phụ cấp khu vực. - Phụ cấp độc hại. Bảng phụ cấp trách nhiệm, chức vụ của một số cán bộ quản lý trong công ty Chức vụ Hệ số của nhà nước Phụ cấp của công ty Hệ số Thành tiền Trưởng phòng và quản đốc phân xưởng 0,3 87.000 320.000 Phó phòng và phó quản đốc phân xưởng 0,2 58.000 220.000 Trưởng ca bảo vệ 0,2 58.000 250.000 Trạm trưởng trạm y tế 0,2 58.000 280.000 Bảng phụ cấp độc hại Chức danh Mức áp dụng Kỹ sư và nhân viên KCS 50.000 Quản đốc và phó quản đốc phân xưởng 20.000 Thư kí phân xưởng 20.000 Thư kí kho thủ kho 20.000 Công nhân cắt 20.000 Công nhân mài 50.000 Công nhân gò 30.000 Công nhân cán 35.000 7. Tình hình năng suất lao động của công ty : Năng suất cao hạ giá thành là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào để từ đó có thể thu được lợi nhuận cao. Đối với công ty luông tìm mọi biện pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động và đã đạt được những kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện qua bảng năng suất lao động của công ty dưới đây : Bảng kê tình hình năng suất lao động của công ty trong những năm gần đây : Chỉ tiêu Số công nhân Tổng số công, nhân viên Giá trị tổng sản lượng NSLĐ BQ một công nhân viên NSLĐ BQ một công nhân Đơn vị Người Người Tr đ Tr đ/ng Tr đ/ng Năm 2003 70 105 7.467 135.8,0 165,9 Năm 2004 105 150 20.505 136,7 195,3 Năm 2005 185 250 24.568 98,2 132,8 Bảng phân tích tỷ lệ tăng năng suất lao động của công ty Đơn vị : % Năm Tỷ lệ tăng của năm sau so với năm trước Số công nhân viên Số công nhân Tổng sản lượng NSLĐ BQ một công nhân viên NSLĐ BQ một công nhân 2003 2004 13,04 12,8 26,9 12,2 12,5 2005 13,7 17,3 27,6 27,6 8,6 Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng năng suất lao động đều có sự tăng trưởng qua mỗi năm tuy nhiên lại có sự tăng trưởng khác nhau đối với một lao động là công nhân viên thì nếu như Năm 2004 tỷ lệ tăng là 12,2 % thì đến năm 2005 tỷ lệ tăng so với năm 2003 là 0.3 %( 12.5%). Điều này là do tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị sản phẩm chỉ lớn hơn tốc độ tăng trưởng về số lượng công nhân một ít. Còn đối với năng suất lao động bình quân thì nếu như năm 2004 tỷ lệ là 12.5 % thì đến năm 2005 tỷ lệ chỉ còn là 8.6 %. Điều này là do tốc độ tăng trưởng số lượng công nhân trong năm 2005 vượt hơn so với năm 2004, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng đã có sự ra tăng khá nhiều. Từ đó cho thấy năm 2005 công ty đã có sự tăng vừa phải về số lượng công nhân nhưng giá trị sản lượng làm ra là tương đối cao. Do vậy cộng ty cần phát huy tốt việc quản lý sản xuất và tạo động lực hơn nữa cho người lao động để năng suất ngày càng tăng lên. 8. Tình tình phát triển và đào tạo nguồn nhân lực của công ty : Trong tất cả các lĩnh vực con người luông là nhân tố chủ chốt quyết định mọi thắng lợi, trong sản xuất và kinh doanh thì điều này lại càng đúng hơn. Đối với công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội để có thể đạt được mục tiêu tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời để đạt doanh thu và lợi nhuận cao thì cần phải có một đội ngũ lao động có trình độ, làm việc sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao. Bởi vậy công ty luôn chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ lao động. Đối với đội ngũ công nhân lao động – là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm thì công ty luôn triển khai công tác đào tạo rất chặt chẽ, kĩ càng : như huấn luyện và giảng dạy các kỹ năng làm việc cho những công nhân mới, những công nhân có kinh nghiệm lâu năm, có tay nghề cao thì kèm cặp các công nhân mới nhờ đó làm cho họ mau chóng tiến bộ. Ngoài ra trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, việc áp dụng các máy móc thiết bị mới vào trong sản xuất sẽ không đạt hiệu quả cao nếu những người lao động không biết sử dụng và vận hành để làm chủ được thiết bị máy móc đó. Chính như vậy mà khi công ty đưa vào quy trình sản xuất những máy móc thiết bị mới có chất lượng cao thì luôn cử trước một đội ngũ cán bộ đi học về cách vận hành máy. Bên cạnh đội ngũ công nhân lao động công ty cũng chú trong đến việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, bởi trong cơ chế thị trưởng hiện nay để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì đội ngũ cán bộ quản lý của công ty phải thật năng động, sáng tạo và tiếp thu thêm những kiến thức mới. Do vậy công ty đã thường xuyên mở các lớp học nghiệp vụ về quản lý kinh doanh, quản lý lao động, khoa học quản lý kinh tế thị trường, maketting, ngoại ngữ, vi tính. Công ty qua quá vừa bồi dưỡng và phát triển những đội ngũ cán bộ kế cận và thường xuyên kết nạp những công nhân, cán bộ ưu tú vào hàng ngũ Đảng. Từ năm 1997 đến nay đã có 50 người đã được đứng trong trong hàng ngũ Đảng đó là những cán bộ chủ chốt, những kỹ sư và công nhân lao động xuất sắc. Điều này làm cho những Đảng viên của công ty thấy tự hào và càng ra sức nhiều hơn cho công ty. IV. công tác quản trị tài chính : Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào thì tài chính là yếu tố rất quan trọng nó biểu hiện mối quan hệ của doanh nghiệp với các yêu tố khác như : Nhà nước, các cơ quan môi trường kinh doanh Tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác động đến các mối quan hệ tài chính, nếu như tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt và như vậy sẽ tạo ra sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi họ tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng tham gia vào thị trường tài chính để vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Mặt khác người lao động trong công ty cung cảm thấy yên tâm phấn khởi về nơi mình làm việc. Ngược lại nếu như tình hình tài chính của doanh nghiệp không tôt sẽ khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại khi tham gia bỏ vốn vào doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc vay vốn bởi khi đó các ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ không tin tưởng vào khả năng trang trải của doanh nghiệp. Như vậy các doanh nghiệp phải có một công tác quản trị tài chính một cách chặt chẽ và khoa học để kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hiện được những điểm yếu để kịp thời ngăn ngừa để đưa ra những quyết định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính và phát hiện được những điểm mạnh để phát huy tốt hơn. Sau đây ta sẽ xem xét công tác quản trị tài chính tại công ty sản xuất kinh của người tài tật Hà Nội. Bảng cân đối kế toán (Ngày 31/12/2005) Đơn vị : đồng Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ A. TSLĐ + ĐT ngắn hạn 7.648.448.946 7.245.554.682 I. Tiền 745.425.678 947.587.768 1. Tiền mặt 545.425.678 654.545.768 2. Tiền gửi ngân hàng 200.000.000 293.042.000 II. Các khoản phải thu 1.342.687.987 2.367.787.623 1. Phải thu của khách hàng 453.627.890 656.234.554 2. Trả trước cho người bán 256.347.128 344.575.632 3. Thuế GTGT được khấu trừ 523.423.654 143.355.568 4. Phải thu khác 657.834.438 634.534.543 III. Hàng tồn kho 3.661.865.223 4.062.351.994 1. NVL tồn kho 445.566.567 345.463.536 2. Công cụ, dụng cụ tồn kho 435.477.566 534.656.546 3. CP sản xuất kinh doanh dd 1.435.456.545 1.458.776.547 4. Thành phẩm tồn kho 1.345.364.545 1.923.455.365 IV. TSLĐ khác 1.112.010.891 1.289.180.308 1. Tạm ứng 533.243.236 623.423.543 2. Chi phí chờ kết chuyển 1.679.091.424 547.544.576 B. TSCĐ - Đầu tư dài hạn 17.610.453.514 17.894.473.743 I. TSCĐ 17.610.453.514 17.894.473.743 1. TSCĐ hữu hình 17.610.453.514 17.894.473.743 - Nguyên giá 35.892.907.028 36.783.436.456 - Hao mòn lũy kế (18.281.453.514) (18.988.962.713) II. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 456.634.290 Tổng tài sản 25.258.902.460 26.384.368.935 Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối kỳ A. Nợ phải trả 9.538.246.328 10.435.435.435 I. Nợ ngắn hạn 6.912.947.726 7.829.947.726 1. Vay ngắn hạn 576.437.676 453.765.734 2. Phải trả người bán 1.547.765.456 2.344.354.678 3. Người mua trả trước 3.546.655.465 1.676.355.453 4. Thuế và các khoản phải nộp 682.154.456 768.766.878 5. Phải trả công nhân viên 546.321.534 845.465.446 6. Phải trả phải nộp khác 1.432.156.785 1.436.545.776 II. Nợ dài hạn 2.645.564.852 2.464.566.756 1. Vay dài hạn 2.645.564.825 2.464.566.756 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 15.438.568.754 15.946.765.767 I. Nguồn vốn quỹ 12.945.686.455 13.306.456.568 1. Nguồn vốn kinh doanh 9.654.568.754 6.754.654.654 2. Quỹ đầu tư phát triển 845.345.435 568.754.256 3. Quỹ dự phòng tài chính 1.465.668.454 2.080.546.665 4. LN chưa phân phối 545.686.945 843.654.976 II. Nguồn kinh phí khác 2.132.185.687 2.546.567.567 1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 1.120.062.887 131.826.470 2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 713.317.568 207.671.890 Tổng nguồn vốn 25.258.902.460 26.384.368.935 Báo cáo kết quả kinh doanh (Ngày 31/12/2005) Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 31.528.505.818 23.120.779.916 Doanh thu tuần về BH và CCDV 31.528.505.818 23.120.779.916 Giá vốn bán hàng 30.987.687.546 22.345.867.843 Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 687.643.545 287.435.466 Doanh thu hoạt động tài chính 19.936.347 15.536.180 Chi phí tài chính 23.435.456 18.564.565 Chi phí bán hàng 8.647.567 6.436.456 Chi phí quản lý doanh nghiệp 845.466.546 735.364.767 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 465.423.358 208.508.649 Thu nhập khác 243.565.564 42.435.578 Chi phí khác 434.765.574 354.567.754 Lợi nhuận khác 243.543.568 198.234.458 Tổng lợi nhuận trước thuế 596.889.967 411.943.998 Thuế thu nhập phải nộp 143.546.467 109.435.354 Lợi nhuận sau thuế 453.343.500 302.508.644 1.Phân tích tình hình tài chính của công ty: 1.1. Phân tích các chỉ số tài chính : 1.1.1. Tỷ số về khả năng thanh toán : a. Khả năng thanh toán hiện hành : KNTT HH = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có : - Năm 2004 : T = 7.648.448.946 6.912.947.726 T = 1,05 - Năm 2005 : T = 7.245.554.682 7.829.947.726 T = 0,99 Tỷ số khả năng than toán hiện hành của công ty của năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 (0.99 so với 1.05) . Điều này cho thấy mức tồn kho của công ty năm 2005 cao hơn năm 2004 (3.661.865.223 so với 4.062.351.994). Đó là do công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho năm 2005 đều cao hơn năm 2004, mặt khác do tài sản lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004 (giảm 5 %), trong khi đó nợ ngắn hạn năm 2005 lại tăng so với năm 2004 ( tăng 0.3 %). Cho nên nếu năm 2004 công ty phải dùng tới 95 % giá trị tài sản lưu động mới đủ trang trải các khoản vay ngắn hạn thì đến năm 2005 toàn bộ giá trị tài sản như vậy của công ty cũng chỉ thanh toán được 99 % các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy tính chung cho cả 2 năm thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty là không tốt đây là vấn đề công ty phải khắc phục trong thời gian tới. b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh : Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Dự trữ Nợ ngắn hạn Thay số vào ta được : - Năm 2004 : T = 7.648.448.946 - 5.023.353.546 6.912.947.726 T = 0,4 - Năm 2005 : T = 7.245.554.682 - 5.364.634.856 7.829.947.726 T = 0,32 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2005 thấp hơn năm 2004 (8%), điều này là do tài sản lưu động giảm dự trữ tăng và các khoản nợ ngắn hạn tăng. Xét chung cho cả 2 năm ta thấy rằng khả năng thanh toán nhanh của công ty là thấp. Điều này cũng do mối liên hệ với khả năng thanh toán hiện hành của công ty không được tôt (Công ty phải bỏ gần như hoàn toàn giá trị tài sản lưu động để chi trả mà thậm chí chi toàn bộ còn chưa đủ), hơn nữa trong tổng giá trị tài sản lưu động hàng tồn kho lại chiếm một tỷ lệ rất lớn. Công ty cần giảm tỷ lệ hàng tồn kho và tăng các tài sản lưu động để chuyển thành tiền mặt để từ đó làm cân đối lại cơ cấu tài sản lưu động. c. Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng : Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Thay số vào ta được : - Năm 2004 : T = 3.661.865.223 7.648.448.946 - 6.912.947.726 T = 5 - Năm 2005 T = 4.062.351.994 7.245.554.682 - 7.829.947.726 T = - 6,95 Ta thấy rằng năm 2004 lượng dự trữ cao gấp hơn 5 lần so với vốn lưu động ròng trong khi đó đến năm 2005 thì lượng dự trữ còn dự trữ còn cao hơn nhiều trong khi vốn lưu động ròng không còn điều này chứng tỏ cơ cấu nợ của doanh nghiệp quá nghiêng về các khoản vay ngắn hạn còn trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty hàng tồn kho lại chiếm tỷ lệ lớn. Đây là vấn đề mà công ty phải xem xét trong thời gian tới. * Nhận xét : Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty trong hai năm 2004 - 2005 đều không tốt, vượt qua mức cho phép. Điều này là do cơ cấu vốn, cơ cấu nợ, cơ cấu tài sản lưu động của công ty không hợp lý. Công ty cần phải xem xét và có sự điều chỉnh để nâng cao khả năng thanh toán. 1.1.2. Các tỷ số về khả năng cân đối vốn : Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản Thay số ta được : - Năm 2004 : T = 9.738.246.328 25.258.902.460 T = 0,38 - Năm 2005 : T = 10.435.435.435 26.384.368.935 T = 0,39 Ta thấy tỷ số nợ năm 2005 tăng không đáng kể so với năm 2004 (39% so với 38%). So sánh 2 năm ta nhận thấy các khoản nợ đã tăng 4% và tổng tài sản cũng tăng 3% vì vậy tỷ số của cả 2 năm đều ở mức thấp, trong tổng số nợ của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong đó tổng tài sản của công ty khá cao. Điều này chứng tỏ khả năng tự độc lập về vồn của công ty là cao khoảng 61 %. 1.1.3. Các tỷ số về khả năng hoạt động : a. Vòng quay tiền : Vòng quay tiền = Doanh thu Tiền + Chứng khoán ngắn hạn Thay số vào ta được : - Năm 2004 : V = 23.120.779.916 996.928.331 = 161,3 - Năm 2005 : V = 31.528.505.818 1 .686.244.616 = 194,2 Ta nhận thấy vòng quay tiền của công ty năm 2005 cao hơn năm 2004 điều này là do doanh thu tăng và lượng tiền giảm. Tuy nhiên tỷ số này cũng chưa chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là tốt hơn. b. Vòng quay dự trữ (tồn kho) : Vòng quay dự trữ = Doanh thu Hàng tồn kho Thay số vào ta được : - Năm 2004 : V = 23.120.779.916 3.661.865.223 = 6,31 - Năm 2005 : V = 31.528.505.818 4.062.351.994 = 7,76 Ta thấy rằng số vòng quay hàng tồn kho năm 2005 cao hơn năm 2004, nếu xét chung thì ta thấy số vòng quay dự trữ của cả 2 năm đều khá cao. Điều này cho thấy hoạt động quản lý hàng tồn kho của công ty đạt hiệu quả cao. Mặt khác công ty cũng cần xem xét khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để hiệu quả ngày càng cao hơn. c. Kỳ thu tiền bình quân : Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360 Doanh thu Thay số vào ta có : - Năm 2004 : K = 1.342.687.987 x 360 23.120.779.916 = 71,6 - Năm 2005 : K = 2.367.787.623 x 360 31.528.505.818 = 55,1 Ta nhận thấy kỳ thu tiền bình quân của năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 đây cũng là một tín hiệu tốt của công ty nó chứng tỏ khâu thanh toán của công ty đã được cải thiện, mặt khác doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng tăng. Tuy nhiên với kỳ thu tiền bình quân là 55,1 ngày là còn tương đối cao vì vậy trong kỳ tới công ty cần cố gắng giảm bớt số ngày thu tiền. d. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu Tài sản cố định Thay số vào ta có : - Năm 2004 : H = 23.120.779.916 17.610.453.514 = 1,52 - Năm 2005 : H = 31.528.505.818 17.894.473.743 = 1,94 Ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty năm 2005 cao hơn năm 2004. Vào năm 2004 nếu bỏ 1 đồng tài sản cố định vào sản xuất thì tạo ra 1,52 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, còn vào năm 2005 cu một đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất thì tạo ra 1,94 đồng doanh thu. Tỷ lệ 1,94 nếu so với mức trung bình trong ngành là mức trung bình điều này chứng tỏ công ty sử dụng tài sản cố định mới chỉ chấp nhận được cần phải có chính sách, kế hoạch để nâng cao hơn hiệu quả hiệu suất sử dụng tài sản cố định. e. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản : Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu Tổng tài sản Thay số vào ta được : - Năm 2004 : H = 23.120.779.916 25.258.902.460 = 1,3 - Năm 2005 : H = 31.528.505.818 26.384.368.935 = 1,44 Ta nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty năm 2005 cao hơn năm 2004. Nếu như năm 2004 cứ một đồng tài sản bỏ ra thì thu được 1,3 đồng doanh thu, thì năm 2005 cứ một đồng tài sản bỏ ra thì thu được 1,44 đồng doanh thu. Tuy nhiên với mức hiệu suất của cả 2 năm nếu so với mức trung bình là tương đối thấp. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản lưu động của công ty là chưa hiệu quả. Trong thời gian tới công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản lưu động. * Nhận xét : Như vậy qua các tỷ số về khả năng hoạt động của công ty ta thấy việc sử dụng tài sản cố định của công ty là tốt, đem lại hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng tài sản lưu động của công ty là chua tốt, nhất là lượng dự trữ quá cao gây ứ đọng vốn, chính điều này làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty là không cao. Trong thời gian tới công ty cần phải có các biện pháp để cải thiện tình hình này. 1.1.4. Các tỷ số về khả năng sinh lãi : a. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : Doanh lợi tiêu thu sản phẩm = Thu nhập sau thuế Doanh thu Thay số vào ta được : - Năm 2004 : R = 302.508.649 23.120.779.916 = 0,04 - Năm 2005 : R = 453.849.500 31.528.505.818 = 0,06 Ta thấy rằng mức doanh lợi tiêu thu sản phẩm của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 điều này có được là do doanh thu tiêu thu sản phẩm năm 2005 tăng 9% so với năm 2004. Vì vậy mặc dù các khoản chi phí bán hàng chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính tăng nhưng lợi nhuận sau thuế cũng tăng 21 %. Vì thế làm cho mức doanh lợi tiêu thu sản phẩm năm 2005 cao hơn năm 2004. Mặt khác với mức tỷ lệ 0.06 % cũng là mức chấp nhận được, điều đó chứng tỏ khâu tiêu thụ sản phẩm và chính sách giá của công ty đạt hiệu quả tốt. Trong thời gian tới cần phát huy tốt các chính sách này đề mức doanh lợi còn cao hơn nữa. b. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) : ROE = Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu Thay số vào ta được : - Năm 2004 : ROE = 302.508.649 15.438.568.754 = 0, 02 - Năm 2005 : ROE = 453.849.500 15.546.765.767 = 0, 03 Ta thấy rằng doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 (0.03 so với 0.02), điều này có được là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng, mặt khác tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Với tỷ lệ này nếu so với mức trung bình là chưa được cao, nên trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp, chính sách tốt hơn. c. D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5396.doc
Tài liệu liên quan