Công nghệ sản xuất và phương pháp tổ chức, bảo quản, vận chuyển, bảo dưỡng và sửa chữa máy

 

I> Cơ cấu tổ chức của cơ sở: . 1

1. Quá trình phát triển của công ty qua từng thời kỳ. 1

2. Cơ cấu tổ chức của công ty. 4

II> Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. 6

1. Các tổ chức quản lý kỹ thuật máy móc. 6

2. Cách điều hành máy móc trong công ty. 7

III> Các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” và phương pháp tổ chức

bảo quản vận chuyển và sữa chữa . 8

1. Năng lực sản xuất hiện nay của công ty. 8

2. Nhu cầu về máy móc của công ty . 9

3. Công nghệ sản xuất và phương pháp tổ chức, bảo quản, vận chuyển, bảo dưỡng và sửa chữa máy . 10

ã Về bảo quản . 10

ã Về vấn để bảo dưỡng sửa chữa máy móc. 10

ã Về việc vận chuyển máy móc . 11

IV> Quy trình công nghệ sản xuất . 12

A. Về tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. . 14

1. Về tổ chức . 14

2. Về quản lý . . 16

1. Về việc điều hành . 17

2. Về vấn đề xử lý kỹ thuật . 17

B. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 18

C. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 19

1.Môi trường kinh tế vĩ mô . 19

a) Môi trường kinh tế. 19

b) Môi trường công nghệ . 19

c) Môi trường văn hoá - xã hội . 19

d) Môi trường pháp luật . 20

2. Mội trường ngành . 20

a) Đối thủ cạnh tranh . 20

b) Áp lực khách hàng . 20

c) Áp lực nhà cung ứng . 20

d) Sản phẩm thay thế . 21

V/.Thu hoạch sau đợt thực tập tổng quan . 21

1.Kết luận . 21

2.Cảm tưởng sau đợt thực tập . 22

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ sản xuất và phương pháp tổ chức, bảo quản, vận chuyển, bảo dưỡng và sửa chữa máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xí nghiệp cơ khi vận tải Trong thời gian gần đây, Công ty đã tiến hành đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ dây truyền thiết bị để nâng cao công suất và chất lượng bê tông thương phẩm, ống cống ly tâm và cấu kiện bê tông khác. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Quá trình thực tập tại cơ sở là công ty Cổ phần Đầu tư và Bê-tông Thịnh Liệt. Em thấy rằng sau khoảng hơn một năm trở lại đây với sự điều hành của vị Tổng Giám đốc là Ông Đỗ Hồng Quân, bộ mặt quản lý và điều hành của công ty dã có sự thay đổi vượt bậc, điều đó được thể hiện rõ trong sơ đồ dưới đây. Tổng Giám đốc Đỗ Hồng Quân Giám đốc Giám đốc Xí nghiệp Bê tông đúc sẵn 1 Phòng Kỹ Thuật Phòng Tổ Chức Tổ Cống va rung Tổ Panel Tổ cọc ép Tổ Cống ly tâm Phòng Tài Vụ Phòng Kinh Doanh Xí nghiệp Bê tông đúc sẵn 2 Xí nghiệp Thương phẩm Xí nghiệp Xây dựng Xí nghiệp Cơ khí Tổ Hàn Tổ Sắt Tổ sửa chữa Tổ Cơ khí II. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: Các tổ chức quản lý kỹ thuật máy móc: Công ty gồm có các giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức quản lý kỹ thuật máy móc trong từng xí nghiệp thành viên của công ty. Công ty được chia ra làm năm xí nghiệp, mỗi xí nghiệp chịu trách nhiệm quản lý một số lượng máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất của xí nghiệp nói riêng và của công ty nói chung cụ thể: Xí nghiệp Bê-tông thương phẩm là xí nghiệp sản xuất ra sản phẩm là những khối bê-tông đã được trộn sau đó được vận chuyển đến phục vụ cho các xí nghiệp bê-tông đúc sẵn và vận chuyển đến những đơn vị cơ sở hạ tầng đã được hợp đồng trước. Để phục vụ cho việc lao động sản xuất đó thì xí nghiệp Bê-tông thương phẩm quản lý lượng máy móc gồm có: Một trạm trộn bê-tông thương phẩm năng suất 30m3/h . Một trạm trộn bê-tông thương phẩm năng suất 60m3/h . Một trạm trộn bê-tông thương phẩm năng suất 100m3/h, bắt đầu đi vào vận hành. Xí nghiệp bê-tông đúc sẵn là xí nghiệp sản xuất ra những sản phẩm Bê-tông phục vụ cho quá trình thi công xây dựng từ khâu nền móng đến khâu xây dựng. Cụ thể xí nghiệp sản xuất ra những loại cọc bê-tông dùng để thi công nền móng, cọc nối, các loại tấm Panel sử dụng cho nhà lắp ghép, các loại tấm lọc nước, ống cống dạng khối, và đặc biệt các loại ống tròn có đường kính lớn đúc theo phương pháp Va Rung và các loại ống cống dài đúc theo phương pháp ly tâm. Hiện nay xí nghiệp đang quản lý và sử dụng một lượng máy móc gồm có: Máy đúc ống cống ly tâm. Máy Va Rung để đúc ống cống tròn ngắn có đường kính lớn. Nhiệm vụ cho việc vận chuyển thiết bị trong quá trình sản xuất xí nghiệp cần quản lý và sử dụng hai cần trục và hai cổng trục. Xí nghiệp cơ khí là xí nghiệp làm ra rất nhiều loại sản phẩm phục vụ cho các xí nghiệp bê tôn g đúc sẵn và cho việc xây dựng của công ty như : Tạo cốt thép định hình cho các loại cọc bê tông có kích cỡ khác nhau. Tạo cốt thép định hình cho các loại cống bê tông dạng khối và trụ có kích cỡ khác nhau, các loại khuôn đúc bê tông phục vụ cho việc sản xuất Panel và tấm lọc nước... Sản xuất các loại ván khuôn phục vụ cho xây dựng. Các loại máy móc thuộc sự quản lý của xí nghiệp gồm có: Một máy cắt tôn 20mm với hệ thống dẫn động bằng cơ khí. Một máy cắt tôn 6mm với hệ thống chuyền động băng thuỷ lực. Một máy uốn thép. Một máy nắn thép tròn đường kính 10mm. Một vài máy mài và máy khoan thép, Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý lượng máy móc gồm có: 12 xe vận chuyển bê-tông thương phẩm. Một xe bơm bê-tông . Một số xe tải vận chuyển thiết bị và máy móc cho công ty. Để cho quá trình vận hành và sử dụng, máy móc xí nghiệp cơ khí chịu trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật của toàn bộ máy móc hiện có trong công ty. Trong xí nghiệp hình thành một tổ sửa chữa để khi cần có thể sữa chữa và bảo dưỡng các máy bị hỏng hay không bị hỏng theo định kỳ. Ngoài ra mặt kỹ thuật máy móc luôn được đội ngũ những kỹ sư nhiều kinh nghiệm và nghiệp vụ cao quản lý và điều hành. Cách điều hành máy móc trong công ty: Mỗi xí nghiịep trong công ty quản lý nnột lượng máy móc nhất định để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp , do đó máy móc thiết bị trong xí nghiệp luôn được điều hành bởi giám đốc xí nghiệp chủ quản. trong đó sự điều hành máy móc mà hoạt động không theo kế hoạch đã đặt ra thì luôn luôn phải có ý kiến chỉ đạo của giám đốc công ty và ý kiến chỉ đó được đưa xuống các giám đốc cúa các xí nghiệp trực thuộc. Sự điều hành máy móc trong công ty luôn được điều hành theo một mạch do đó có sự thông suốt không chồng chéo. Chẳng hạn sản phẩm làm ra của xí nghiệp bê tông thương phẩm luôn được vận chuyển bởi lượng xe thuộc sự quản lý của phòng kinh doanh, để có được điều này giữa phòng kinh doanh và xí nghiệp bê tông thương phẩm đã có sự chỉ đạo thông suốt để máy móc khi cần luôn có sự phục vụ. Hoặc khi cần vận chuyển bê tông thương phẩm đến công trình thi công thì trước đó đã có sự chỉ đạo giao nhiệm vụ từ giám đốc công ty nên phòng kinh doanh được quyền điều hành trong toàn bộ quá trình thực hiện công việc. III. các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” và phương pháp tổ chức bảo quản vận chuyển và sữa chữa: Năng lực sản xuất hiện nay của công ty: Công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Công ty có 3 trạm trộn bê tông thương phẩm trong đó: + Một trạm trộn công xuất 30m3/h + Một trạm trộn công xuất 60m3/h + Một trạm trộn công xuất 100m3/h cung cấp tối đa 600 m3/ngày tới công trình. Xe vận chuyển bê tông thương phẩm có 12 chiếc công suất 64m3/lượt và mỗi xe có thể tích vận chuyển là 6m3. Bơm bê tông có 2 chiếc trong đó: + 01 xe bơn bê tông SCHWING công xuất 150m3//h với tầm với là 34m. + 01 bơm tĩnh SCHWING công xuất 90m3/h có 3 cầu trục trong đó: + 01 cầu trục một dầm tải trong nâng 10 tấn khẩu độ 12m + 01 cầu trục một dầm tải trong nâng 4 tấn khẩu độ 10m +01 cầu trục hai dầm tải trong nâng 15 tấn khẩu độ 12m Có hai cổng trục trong đó: + 01 cổng trục một dầm tải trong nâng 5 tấn khẩu độ 10m + 01 cổng trục một dầm tải trong nâng 4 tấn khẩu độ 8m 01 dây chuyền đúc ống công ly tâm. có hai dây chuyền va rung sản xuất ống cống ngắn 01 máy phát điện 360KWh và các phương tiện vận tải máy móc khác. 01 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn việt nam và quốc tế máy xúc gầu lật co 02 chiếc với công nghệ nhật bản 01 bàn cân điện tử dùng để cân xe trở xi măng 01 máy sản xuất gạch Block với hầu hết các cơ cấu sử dụng hệ thống thuỷ lực. Có 10.000m2 sân bãi để sản xuất các cấu kiện đúc sẵn. Trong giai đoạn chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty ngày càng nâng cao được khách hàng tín nhiệm. Công ty đã tham gia cung cấp sản phẩm cho nhiếu dự án liên quan và trọng điểm nhà nước. Nhu cầu về máy móc của công ty: Hiện nay cùng với nhiều sự đổi mới theo hướng đi lên của đất nước nói chung và của công ty nói riêng bắt buộc ban lãnh đạo của công ty cần phải có sự nhìn nhận và tư duy để thay thế để mua sắm máy móc mới hiện đại. Ngoài ra cũng phải hát triển thêm hướng đầu tư sản xuất để công ty ngày càng phát triển mạnh hơn hiện nay. Công ty đang có nhu cầu thiết kế chế tạo và lắp ráp một cầu trục có tải trọng nâng từ 10 đến 10 tấn và khấu độ khoảng 12m. Nhu cầu này được đặt ra để phục vụ cho xí nghiệp bê tông đúc sẵn, mục đích chủ yếu là dể phục vụ cho việc sản xuất ống cống ly tâm, và sản xuất cột điện ly tâm. đây là một hướng phát triển mới của công ty. Ngoài ra còn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để làm được điều này công ty phải có sự lỗ lực rẩt lớn và đặc biệt là có đội ngũ kỹ thuật có chất lượng cao. Chính vì hướng phát triển chủ yếu hiện nay của công ty hiện nay là đầu tư và xây dựng để phục vụ cho hướng phát triển mới này của công ty, thì công ty có nhu cầu rất lớn về việc mua sắm, tự sản xuất và thuê mượn máy mọc phục vụ cho xây dựng. Công nghệ sản xuất và phương pháp tổ chức, bảo quản, vận chuyển, bảo dưỡng và sửa chữa máy: Về bảo quản: Trong công ty có một đội ngũ công nhân lành nghề với nhu cầu sản xuất rất lớn. Máy móc trong công ty phải luôn đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Vì vậy vấn đề bảo quản máy móc trong công ty là rất quan trọng. Cho nên công ty luôn có sự quan tâm về vấn đề tổ chức quản lý bảo quản máy móc, qua đó máy móc luôn được phân định rõ ràng những loại máy làm việc ngoài trời và có định không thể di chuyển được thì luôn có sự che chắn những bộ phận rễ bị hư hỏng để tránh mưa nắng, đảm bảo được sự ổn định chống gió bão.... Đối với những máy móc có khả năng di chuyển được thì sau khi làm việc, được lau cùi sạch sẽ và đưa vào nơi thông thoáng không ẩm thấp và có mái che. Những loại máy móc làm việc ở nơi có mái che được để ở những nơi cao thoáng để làm việc và không ẩm thấp. Sau khi sử dụng xong máy luôn được lau chùi sạch sẽ và để vào nơi qui định. Về vấn đề bảo dưỡng sữa chữa máy móc: Công ty luôn có một đội ngũ chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, và dưới sự quản lý của xí nghiệp cơ khí. Qua đó máy móc luôn được bảo dưỡng định kỳ và luôn được sự kiểm tra tránh sự làm việc quá tải. Máy móc khi bị hỏng, nếu hỏng các chi tiết đơn giản thì được sưau chữa lại máy. khi cần chế tạo thì được đi chế tạo ngay tại xí nghiệp cơ khí trong đó có tổ cơ khí rất lành nghề. đối với các chi tiết phức tạp thì lôn được cán bộ kỹ thuật nghiên cứu và tìm ra phương án khắc phục đúng nhất. Nếu chi tiết có thể sửa chữa được thí sẽ được làm và chế tạo ngay tại công ty. Nếu không thì đặt hàng tại nơi khác hoặc thay thế cái mới. Khi máy hỏng những bộ phận không thể sửa chữa được trong công ty thì phải thuê thợ sửa chữa, chữa bên ngoài có chuyên môn nghề nghiệp. Về việc vận chuyển máy: Máy móc trong công ty luôn được vận chuyển dựa vào con người và thiết bị trong công ty là chủ yếu. Với những máy móc gọn nhẹ tải trọng không quá lớn, kích thước không cồng kềnh được dùng xe cảu để cẩu., nếu khoảng cách xa thì được đưa lên xe tải có kích thước thùng lớn, để vận chuyển đến, sau đó lại dùng cẩu đặt vào nơi quy định. Những máy móc có kích thước lớn và trọng lượng lớn thì được đội ngũ thợ sửa chữa tháo rỡ từng bộ phận của máy và dùng cẩu kết hợp với xe tải chở đến nơi quy định và được lắp ráp lại như ban đầu. Để làm được công việc như vậy nhanh nhẹn và chính xác luôn có một cán bộ kỹ thuật và cán bộ công ty chỉ đạo trực tiếp chính vi vậy việc vận chuyển máy móc trong công ty luôn được tiến hành đúng và chính xác kịp thời. quy trình công nghệ sản xuất: Hiện nay trong công ty có một số dây chuyền công nghệ thi công bằng máy móc. Nhưng trong đó rất đáng quan tâm là dây chuyền công nghệ máy ép gạch. Đây là một dây chuyền công nghệ mang tính kỹ thuật cao và chế tạo rất chính xác từ khâu thiết kế máy cho đến sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, và đặc biệt có tính năng sử dụng vượt trội, và toàn bộ cơ cấu trong máy là dẫn động bằng thuỷ nên rất hiệu quả. Đây là loại máy có hai hệ điều khiển đó là điều khiển tự động và điều khiển bằng tay. Thùng nạp nhiên liệu (1) Thùng dẫn nhiên liệu (4) Thùng dãn vật liệu (3) Khuôn trên (5) Hệ thống xilanh thuỷ lực (2) Khuôn dưới (6) Bộ gây rung khuôn trên (8) Hệ thống xilanh thuỷ lực (7) Thành phẩm (10) Bộ gây rung khuôn dưới (9) Sơ đồ dây chuyền công nghệ Xét nguyên lý hoạt động của máy : Máy có các bộ phận chính là: thùng nạp liệu, thùng dẫn vật liệu, khuôn trên, khuôn dưới, bộ gây xung điện, bộ gây xung khuôn dưới, khung máy và bộ phận di chuyển máy. Ban đầu thùng nạp nguyên liệu (1) được đưa xuống phía dưới để vật liệu từ đó đưa vào trong thùng, sau đó được hệ thống xi lanh thuỷ lực (2) đưa lên đến sát miệng thùng dãn vật liệu (3) sau đó đóng thùng được 1 Xi lanh thuỷ lực đặt ở phía dưới cùng làm mở ra, và vật liệu bên trong được xả vào thùng dẫn vật liệu (3) đã có vật liệu bên trong đi vào khe giữa khuôn trên và khuôn dưới, lúc này khuôn trên (5) và khuôn dưới (6) đã được tách rời từ khi kết thúc chu trình trước. Từ đó vật liệu được đưa vào các khe trong khuôn dưới. Và khuôn dưới (6) lúc này đã nằm sát mặt đất. Sau khi xả xong vật liệu thùng dẫn liệu được đưa về vị trí ban đầu. Sau đó hệ thống xi lanh thuỷ lực (1) đưa khuôn trên (5) xuống áp sát vào bề mặt trên của vật liệu trong khuôn dưới (6). Đồng thời xi lanh (1) ép chặt xuống và bộ gây rung khuôn trên (8) và bộ gây rung khuôn dưới (9) rung làm cho vật liệu rần chịu ép, vừa chịu lực rung nên bị ép chặt xuống. Sau đó toàn bộ hệ thống khuôn trên và khuôn dưới được kéo lên nhờ hai hệ thống xilanh thuỷ lực (7) và (10) lúc này gạch đã được làm xong và nằm sát mặt đất, sau đó sẽ được điêu khiển di chuyển lên nhờ bộ phận chuyển động xích, và điều khiển bằng hệ thỗng xi lanh thuỷ lực. Hai khuôn được tách ra, khuôn dưới liền sát mặt đất, khuôn trên được đưa lên cao và kết thúc một chu trình hoạt động của máy. về tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp : Về tổ chức: Đối với việc tổ chức của toàn bộ công ty thấy rằng công ty có một khâu tổ chức khá chặt chẽ. Trong công ty mọi vấn đề về việc tổ chức được tổ chức từ phòng tổ chức của công ty mà người nắm quyền cao nhất là ông Nguyễn văn Dung. Nhờ khâu tổ chức chặt chẽ mà mối liên hệ giữa các phòng ban xí nghiệp trong công ty luôn có sự thống nhất, rõ ràng. Các xí nghiệp, phòng ban được tổ chức chặt chẽ từ cấp dưới đến cấp trên. Đối với một cuộc họp toàn công ty thì giám đốc công ty là người chỉ đạo và đặt ra nhiệm vụ cho phòng tổ chức, sau đó phòng tổ chức sẽ đưa ra đề cương cho buổi họp và thông qua bởi giám đốc công ty. Phòng tổ chức chịu trách nhiệm thông báo cho những cán bộ trong công ty mà sẽ phải có mặt trong cuộc họp nên ai vắng mặt sẽ thông báo lại và có sự kiểm điển trách nhiệm của bản thân điều nay sẽ được giám đốc công ty xem xét, và đưa ra kết quả cuối cùng. Về vấn đề tổ chức con người trong công ty đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng tổ chức và đã có sự sắp xếp về mặt con người khá hợp lý nhưng vẫn có những điều không nên có vẫn để có sự hẹp hòi cá nhân len lỏi vào trong công việc, sắp xếp con người chưa đúng chuyên môn mà họ có, chuyển vị trí mà những người mà chỗ làm việc đó họ không được khuyến khích chỉ với mục đích cá nhân. Ngoài ra vấn đề tổ chức còn có chỗ chưa chặt chẽ trong việc tổ chức đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật tập huấn kỹ thuật của máy móc mà công ty trang bị, khâu tổ chức sơ sài dẫn đến việc coi thường và lơi lỏng việc học của một số người. Mà đáng nhẽ ra họ chính là những người đáng phải quan tâm đầu tiên và là người đi đầu vì đây là trách nhiệm phải thực hiện. Về khâu tổ chức kỹ thuật trong công ty đã có riêng một phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của toàn bộ công ty. Trong đó mặt kỹ thuật của công ty được tổ chức phân cấp rõ ràng và được phân chia nhiệm vụ cho từng xí nghiệp. Sau đó sẽ được báo cáo lại để trưởng phòng kỹ thuật nắm được và được trình lên giám đốc công ty. Công ty cũng đã thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật máy móc, ngoài ra mỗi một quý còn có một buổi họp nhận xét về những vấn đề đã đặt ra và chưa đạt được về mặt kỹ thuật mà đối tượng tham gia là các tổ trưởng đến giám đốc các xí nghiệp. Nói chung vấn đè tổ chức trong công ty tương đối tốt, cần phải có một người quản lý về mặt tổ chức riêng biệt, không nên để một con người làm hai nhiệm vụ sẽ gây nên sự chồng chéo. Tổ chức bố trí con người thật đúng không nên đưa ra những quyết định có tính chất công việc mà không đúng với khả năng người ta có thể phát triển được lên không phát huy được điều gì cả. nên có một người khi có việc xảy ra để luôn luôn theo dõi và kiểm tra vê thái độ thực hiện công việc. Cần phải đưa ra cách tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt trong cuộc họp bàn luận về mặt kỹ thuật. Về mặt quản lý: Công ty có hệ thống quản lý chặt chẽ từ giám đốc công ty cho đến các xí nghiệp và các ban nghành. Quá trình hoạt động của các xí nghiệp luôn được sự theo dõi và xem xét của cán bộ kỹ thuật và của cả giám đốc công ty. Mỗi mảng chính được phân chia rõ ràng và bầu ra những cán bộ quản lý có đủ tư cách trách nhiệm và năng lực quản lý trực tiếp mọi lúc trong quá trình sản xuất của các xí nghiệp. Giám đốc công ty luôn nắm bắt được toàn bộ hoạt động sản xuất và kỹ thuật xảy ra từng ngày trong công ty. Nhưng mặt khác vẫn có sự lơi lỏng vê mặt quản lý, một số người trong thời gian làm việc tự ý đến những phòng ban khác để chuyện trò đến khi người khác có việc đột xuất cần đến thì lại phải đi gọi, đi tìm điều đó sẽ gây ảnh hưởng tới công việc, tạo nên một trạng thái không tốt khi làm việc và thái độ thiếu nghiêm túc trong công việc. Tại mỗi xí nghiệp luôn luôn có một cán bộ chịu trách nhiệm kiểm tra lượng lao động có trong ngày tại các tổ, điều náy sẽ ảnh hưởng đế công ty và tới chính bản thân họ, sự theo dõi đó sẽ được tổng hợp lại và tổng kết vào cuối mỗi tháng.. Về mặt quản lý máy móc, công ty đã phân rõ ràng cho từng xí nghiệp, mỗi xí nghiệp quản lý một số lượng máy móc phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất của xí nghiệp nhr hưởng đến thu nhập của công ty. Vấn đề quản lý máy móc của công ty rất hợp lý và rễ phân loại máy. Công ty nên có sự quản lý chặt chẽ hơn tất cả các mặt khác nói chung và của mặt kỹ thuật nói riêng. Nên đưa những người có trình độ thực sự về quản lý nên nắm giữ, không nên phân biệt tuổi tác vì đây là một rào cản lớn ở các doanh nghiệp với vốn đầu tư là nhà nước. Cần áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ và có trọng điểm. Có chế độ thưởng phạt rõ ràng tạo nên sự công bằng cho dù người đó là ai trong công ty. Không nên quản lý con người về mặt thời gian quá thời gian làm việc. Cần phải đề xuất để họ tự nguyện. Tránh sự lợi dung quyền để ép buộc và áp đặt cho cán bộ công nhân cấp dưới phải làm theo ý kiến của bản thân. Luôn phải quản lý máy móc một cách chặt chẽ vì đây là năng lực sản xuất xương sống của công ty, để luôn nắm được tình hình sử dụng hiện nay của máy, nên máy hỏng có thể biết được đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong công ty sửa chữa được hay không. Ngoài ra nên quản lý máy theo một tiêu chuẩn nhất định và phân tích thật cụ thể trước khi đưa vào thực hiện. Về việc điều hành: Giám đốc công ty là người điều hành cao nhất luôn luôn chỉ đạo cán bộ cấp dưới đó là các phó giám đốc, và từ đó nhiệm vụ được chuyển đến giám đốc các xí nghiệp. Khi đó sản xuất của các xí nghiệp lại hoạt động trở lại.... Các phòng ban trong công ty luôn được giám đốc công ty điều hành chung và thông suốt những công việc mang tính phục vụ cho nhau. Ngoài ra công ty còn phân cấp quản lý điều hành cho các phòng ban và xí nghiệp và luôn có sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Đây là hình thức điều hành công ty mang tính công nghiệp cao. Trong đó lực lượng lãnh đạo có kinh nghiệm và có chuyên môn cao, tầm suy nghĩ rộng nên quá trình điều hành luôn có sự thông suốt luôn luôn được đi theo một mạch và không ngắt quãng. Chẳng hạn về máy móc mỗi xí nghiệp, phòng ban chịu trách nhiệm điều hành một lượng máy móc. Giám đốc công ty luôn là người đưa ra quyết định khi cần điều động máy móc đi nơi khác phục vụ cho những công trình bên ngoài công ty. Về vấn đề xử lý kỹ thuật: Kỹ thuật là mặt đặc biệt quan trọng đối với một công ty mà sản phẩm làm ra là bê tông xây dựng, chính vì vậy công ty luôn co sự giám sát rất chặt chẽ của các phó giám đốc công ty. Nên khi có sự cố kỹ thuật luôn được phát hiện ngay để xử lý. Ngoài ra công ty còn có một đội sửa chữa gồm những cán bộ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm và đội ngũ những công nhân lành nghề luôn được điều động khi cần thiết. Nhưng còn những thiết sót trong quá trình sản xuất, có những thợ phải làm không đúng nghành, bị chỉ bảo làm mọi việc khi cần, chưa có nhiều những cán bộ kỹ thuật chất lượng cao, vãn phải đi thuê bên ngoài vào sửa chữa, còn khá nhiều phản ảnh năng lực sửa chữa chưa toàn diện. Công nghệ xử lý kỹ thuật không mang nhiều tính hợp lý, với sự tư duy hẹp. Xử lý kỹ thuật vẫn chưa triệt để tận gốc nên có những lúc phải xử lý nhiều lần. Kỹ thuật xử lý vẫn chưa mang tính kỹ thuật cao do thiết bị đơn giản, công nghệ lạc hậu. Công ty nên trang bị thêm cho đội ngũ cán bộ kỹ thật những công nghệ hiện đại mới mẻ mà trong công ty họ không có điều kiện để học hỏi. Nên tham khảo thật kỹ trước khi đi vào xử lý đối với những loại máy hiện đại của nước ngoài luôn tìm ra phương án hợp lý nhất. Kiểm tra độ yêu cầu mà máy móc cũ có. Xử lý thật chính xác những bộ phận có độ chính xác cao. B. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : Bảng : Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 05 năm gần đây TT Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng giá trị sản phẩm Tr.đ 17.230 19.765 20.238 21.834 24.198 2 Tổng chi phí sản xuất Tr.đ 12.650 13.092 14.191 15.127 17.874 3 Doanh thu Tr.đ 18.417 20.124 20.769 21.174 25.389 4 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 5.767 7.032 6.578 6.047 7.515 5 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 4.152 5.063 4.736,16 4.353,84 5.410 6 Giá trị tài sản cố định bình quân Tr.đ 35.435 37.674 39.570 44.098 48.431 7 Vốn lưu động bình quân Tr.đ 22.295 23.865 25.676 27.783 28.340 8 Số lao động bình quân Người 574 582 589 567 578 (Nguồn : Báo cáo tài chính doanh nghiệp các năm) Đường lợi nhuận được thể hiện qua biểu đồ Đường lợi nhuận sau thuế tại trang bên. Ta thấy qua các năm hoạt động, doanh nghiệp hoạt động luôn có lợi nhuận, tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận là không đồng đều qua các năm. Tại năm 2002, lợi nhuận của doanh nghiệp là 4.152 triệu đồng, năm 2003 là 5.063 triệu đồng, về số tuyệt đối tăng 913 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 122%. Tuy nhiên, sang năm 2004, doanh nghiệp chỉ đạt lợi nhuận là 4.736,16 triệu đồng, con số này ở năm 2005 và 2006 tương ứng là 4.353,84 triệu đồng và 5.410 triệu đồng. Biểu đồ: Đường lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp các năm từ 2002 đến 2006 c. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp : 1.Môi trường kinh tế vĩ mô : a) Môi trường kinh tế : Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ngày một sâu sắc, thêm vào đó là việc Việt Nam vừa mới hoàn thành xong quá trình đàm phán ra nhập tổ chức WTO. Đây là một cơ hội lớn của Việt Nam giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, tuy nhiên, nó cũng đem lại không ít những thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải thật sự nỗ lực cố gắng mới có thể vượt lên. b) Môi trường công nghệ : Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển, cho nên việc đầu tư cho công nghệ vẫn còn thấp. Tuy nhiên, trước sự hợp tác và chuyển giao công nghệ trên thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để có được những công nghệ mới tiên tiến phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá trong quá trình sản xuất và phát triển của công ty. c) Môi trường văn hoá - xã hội : Việt Nam có kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Thêm vào đó, người lao động Việt Nam có bản chất siêng năng, cần cù, nhanh nhẹn... đây cũng là một ưu thế nổi trội, hơn nữa, chúng ta ngày càng đầu tư cho giáo dục. Cho nên chất lượng lao động cũng ngày càng được nâng cao. d) Môi trường pháp luật : Việt Nam là nước đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật đang từng bước được hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Trong những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều nỗ lực để giảm những phiền hà trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Điều này đã tạo điều kiện cho công ty trong quá trình phát triển của mình. 2.Môi trường ngành : a) Đối thủ cạnh tranh : Nước ta là một nước đang phát triển vì vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một công việc được ưu tiên trong nhiều lĩnh vực. Đây là một mảnh đất màu mỡ cho rất nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này. Do vậy yếu tố cạnh tranh là không thể tránh khỏi. b) áp lực khách hàng : Công ty cổ phần đầu tư và bê-tông Thịnh Liệt làm việc trong lĩnh vực xây dựng, vì vậy yếu tố chất lượng kỹ thuật của các công trình do công ty đảm nhiệm để đảm bảo an toàn cho khách hàng và gìn giữ môi trường, cũng như vấn đề tiến độ thi công công trình luôn phải được đặt lên hàng đầu. Đó là một trong những áp lực mà doanh nghiệp buộc phải tuân thủ trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các đối thủ trên thị trường xây dựng, hơn nữa, trước sự phát triển về kinh tế – xã hội ngày càng cao của nước ta, yêu cầu về chất lượng công trình của khách hàng cũng ngày một khắt khe hơn. c) áp lực nhà cung ứng : Công ty là một doanh nghiệp thuộc khối xây dựng, do vậy lượng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp cần phải dùng cho mỗi dự án của mình thông thường là rất lớn. Cho nên một áp lực rất lớn là các nhà cung ứng phải cung ứng đủ số lượng, đúng về chất lượng cũng như thời gian các loại nguyên vật liệu cần thiết để công ty hoàn thành tiến độ thi công các công trình. Điều này đòi hỏi công ty phải xây dựng được một mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng. d) Sản phẩm thay thế : Hiện nay, khoa học công nghệ đang phát triển một cách mạnh mẽ, vì vậy có rất nhiều sản phẩm thay thế đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, lĩnh vực xây dựng cũng không là ngoại lệ. Đây cũng là một trong những điều đặc biệt quan tâm của công ty hiện nay. Bởi sản phẩm thay thế nhiều khi có những tính năng vượt trội hơn những sản phẩm được làm bởi công nghệ cũ về các mặt : Giá cả, độ bền của vật liệu thay thế, những tính năng vượt trội. Các sản phẩm từ bê-tông có thể bị thay thế bằng các sản phẩm từ nguyên liệu tổng hợp khác... V/.Thu hoạch sau đợt thự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC031.doc
Tài liệu liên quan