MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM . 2
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH WAFER: . 2
II. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM: . 4
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU . 6
I. Bột mì . 6
II. Đường . 7
III. Sữa . 8
IV. Nước . 9
V. Chất béo . 9
VI. Phụ gia: . 10
PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BÁNH XỐP DẠNG TẤM. 11
PHẦN IV: THUYẾT MINH QUY TRÌNH . 12
I. Phối trộn: . 15
II. Tráng khuôn: . 17
III. Nướng bánh . 17
IV. Làm nguội: . 20
V. Phết cream, tạo lớp bánh . 20
VI. Cắt định hình bánh: Sau khi ép cream xong đưa vô máy cắt đề cưa bánh tạo
hình cho bánh. . 21
VII. Bao gói . 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 24
24 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3692 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ sản xuất Wafer biscuit, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................... 7
III. Sữa ....................................................................................................................... 8
IV. Nước .................................................................................................................... 9
V. Chất béo ................................................................................................................. 9
VI. Phụ gia: .............................................................................................................. 10
PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BÁNH XỐP DẠNG TẤM................................ 11
PHẦN IV: THUYẾT MINH QUY TRÌNH ...................................................................... 12
I. Phối trộn: ............................................................................................................. 15
II. Tráng khuôn: .................................................................................................... 17
III. Nướng bánh ...................................................................................................... 17
IV. Làm nguội: ........................................................................................................ 20
V. Phết cream, tạo lớp bánh ..................................................................................... 20
VI. Cắt định hình bánh: Sau khi ép cream xong đưa vô máy cắt đề cưa bánh tạo
hình cho bánh. .............................................................................................................. 21
VII. Bao gói ............................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 24
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang 2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH WAFER:
Wafer xuất hiện cách đây từ rất lâu, cuối thời kỳ Trung cổ và đầu thời kỳ Phục hưng.
Hình 1: Wafer thời kỳ đầu thế kỷ 17 với các loại khung nướng sắt.
Wafer tiếp tục là món tráng miệng quan trọng trong các thế kỷ sau đó. Năm 1766, món
tráng miệng Pháp bao gồm cả wafer dạng phẳng, dạng cuốn tròn và cannelons (một loại
wafer ống) phủ chocolate và mứt trái cây.
Hình 2: Wafer coffee làm từ công thức trong Claremont's The Professed Cook (London:
1769).
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang 3
Hình 3: Wafer có dùng khối bột nhào lên men theo công thức năm 1724.
Hình 4: Vỉ nướng wafer của người Hà Lan trên than
Hình 5: Lò nướng bánh wafer vào thế kỷ 19.
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang 4
II. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:
Wafer không giống như các loại bánh biscuit khác, cả về hình dạng lẫn phương thức sản
xuất. Nó là những tấm mỏng, nhẹ. Cone wafer được làm bằng cách cuộn các các tấm hình
tròn, trong khi wafer dạng ống cũng là từ dải mỏng cuốn liên tục. Trong tất cả các trường
hợp, chúng đều được làm từ khối bột nhão và nướng nhanh giữa hai bề mặt kim loại rất
nóng.
Đa số bánh wafer đều được nướng giữa các tấm phẳng và nặng. Kích thước thông thường
là 370x240mm, 470x290mm, 470x350mm hoặc 700x350mm và tạo các tấm wafer theo
các kích cỡ đó. Các tấm wafer có bề mặt theo hình dạng khuôn. Cấu trúc của tấm wafer rất
xốp nhẹ nên một tấm wafer có kích thước 470x290mm, dày 3mm chỉ nặng 50 – 56g.
Người ta ít khi ăn các tấm wafer riêng lẻ mà thường ghép các lớp, giữa mỗi lớp là một lớp
cream. Thông thường, các nhà sản xuất hay ghép 3,4 hoặc 5 tấm wafer với 2,3 hoặc 4 lớp
cream. Sau đó, chúng được cắt bằng dao hay dây kim loại, tạo hình chữ nhật rồi đóng gói
hoặc áo chocolate. Phần trăm cream trong book wafer khá cao.
Dựa theo nguyên tắc trên mà có rất nhiều dạng wafer thành phẩm. Do đó, hình thành các
tấm phẳng wafer là điều cần chú ý nhất.
Bánh xốp có thể được phân loại theo nhiều cách:
- Theo hình dạng bánh: hình tấm, hình trụ, hình khối vuông, khối chữ nhật, tròn,.v.v..
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang 5
- Theo cấu trúc vỏ ngoài bánh: bánh có phủ kem (chocolate hoặc kem các loại), bánh
không phủ kem.
- Theo nhân bánh: nhân kem, nhân chocolate, nhân trái cây…
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang 6
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU
I. Bột mì
Bột mì là thành phần chủ yếu trong vỏ bánh xốp. Bột mì
được làm từ hạt lúa mì bằng cách loại bỏ lớp vỏ ngoài và phôi, sau
đó nghiền tinh thu được bột có màu trắng. Nếu bột mì làm từ lớp
alơrong thì sẽ có màu trắng ngà, giàu dinh dưỡng, nhưng lại khó
bảo quản.
Có hai loại bột mì là bột mì trắng làm từ hạt lúa mì trắng và
bột mì đen làm từ hạt lúa mì đen, hiện nay nước ta chỉ nhập loại bột mì trắng.
Bảng 1: Chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng bột mì (TCVN 4359:1996)
Chỉ tiêu
Vật lý – Kích thước (qua rây 125mm) >95%
Hoá học – Độ ẩm
– Độ acid (oT)
– Gluten ướt
– Gluten khô
– Tạp chất Fe (mg/100g bột)
10.5 – 14.5%
<3.5
24 – 30%
8 – 10%
<3
Hoá lý – Khả năng hút nước 63 – 65%
Cảm quan – Màu
– Mùi vị
– Tạp chất
– Sâu bọ, mốc
Trắng hoặc trắng ngà
Không có mùi mốc, chua, đắng, vị
lạ
Không nhiễm đất cát, không bị
vón cục
Không có
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang 7
Phương pháp đánh giá chất lượng bột mì: theo TCVN 18957–76 hoặc TCVN
1874:1995.
– Độ ẩm: phương pháp sấy
– Độ mịn: sàng trên rây điện vận tốc 180 – 200 vòng/phút với kích thước rây d =
125mm
– Màu sắc, mùi vị: phương pháp cảm quan.
– Độ nhiễm côn trùng: sàng trên rây và quan sát.
– Tạp chất sắt: dùng nam châm
– Khối lượng và chất lượng gluten ướt: cân và kiểm tra màu, độ căng, độ đàn hồi.
– Độ chua: phương pháp trung hoà
– Hàm lượng tro: vô cơ hoá mẫu
II. Đường
Đường, syrup tạo vị ngọt cho sản phẩm. Đường kết hợp với acid amin tạo phản ứng
Maillard, tạo màu đặc trưng cho bánh.
Đường trong sản xuất bánh xốp thường sử dụng đường Saccharose (RE, RS1),
đường trong sản xuất chia làm hai loại, hạng A và hạng B. Trong sản xuất thường có yêu
cầu vệ sinh của đường theo TCVN 7270:2003.
Bảng 2: tiêu chuẩn kỹ thuật theo TCVN 6959:2001
Chỉ tiêu Hạng A Hạng B
Cảm
quan
– Trạng thái
– Mùi, vị
Tinh thể màu trắng, kích thước tương đối
đồng đều, khô, không bị vón cục.
Tinh thể đường hoặc dung dịch đường có
vị ngọt, không có mùi vị lạ.
– Màu sắc Tinh thể màu
trắng, pha trong
nước cất cho
dung dịch trong
suốt.
Tinh thể màu trắng ngà
đến trắng, pha trong
nước cất cho dung dịch
tương đối trong.
Hóa
học
– Độ Pol (oZ)
– Hàm lượng đường khử, %
– Tro dẫn điện, %
>99.7
<0.1
<0.07
>99.5
<0.15
<0.1
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang 8
– Tạp chất không tan trong
nước (mg/kg)
<60 <90
Bao bì Bao bì propylen (PP), đóng gói kín.
III. Sữa
Trong công nghệ bánh xốp sữa thường dùng dưới dạng sữa bột [TCVN
5538:2002]
Bảng 3: chỉ tiêu chất lượng sữa bột theo TCVN 5538:2002
Chỉ tiêu Sữa bột béo Sữa bột gầy
Hóa học – Độ ẩm (%)
– Độ chua (oT)
– Hàm lượng chất béo (%)
– Hàm lượng đạm (%)
≤5
≤20
26 – 42
34
≤5
≤20
≤1.5
34
Hóa lý – Chỉ số không hoà tan ≤1ml (50oC) ≤1ml (50oC)
Cảm quan – Độ mịn
– Màu sắc
– Mùi
– Vị
– Tạp chất
Hạt đồng nhất,
không quá to.
Vàng
Mùi thơm đặc
trưng, không có mùi
chua hay mùi lạ.
Vị béo rõ, có vị
ngọt.
Không có
Hạt mịn, kết dính
tốt.
Vàng nhạt
Mùi thơm đặc
trưng
Vị ít béo, không
có vị chua hay lạ.
Không có
Vi sinh – Tổng số VSV hiếu khí,
CFU/g sản phẩm.
– Nhóm Colifom, vk/g sản
phẩm
– E.coli, VK/g sản phẩm
– Salmonella, VK/g sản
phẩm
5.10
4
10
0
0
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang 9
– Nấm men, nấm mốc,
VK/g sản phẩm
10
IV. Nước
Nước dùng trong khâu chuẩn bị và trộn bột. Nước là nguyên liệu, là xúc tác, gây
thay đổi thành phần nguyên liệu, đảm bảo cấu trúc cho sản phẩm khi nướng. Nước cần đạt
tiêu chuẩn nước tiêu dùng. Nước chủ yếu kiểm tra vi sinh vật, độ cứng, cảm quan về màu
sắc, độ đục, mùi vị, hàm lượng chất hữu cơ hoà tan và kim loại nặng. Có thể xử lý nước
bằng phương pháp lọc, lắng trong, làm mềm nước bằng nhiệt hay hoá chất, khử sắt trong
nước và khử mùi nước.
V. Chất béo
Shortening, bơ, bột phô mai đều có thể sử dụng trong sản xuất bánh xốp để tăng
thêm chất lượng cảm quan. Hầu như rất ít sử dụng hoặc không có, nếu có chỉ dùng để phết
lên khuôn (không có trong vỏ bánh)
Bảng 4: Chỉ tiêu chất lượng của Shortening và bơ
Chỉ tiêu Shortening
[TCVN 6048:1995]
Bơ
[TCVN 7400:2004]
Cảm quan – Màu sắc
– Mùi vị
– Trạng thái
– Tạp chất
Màu trắng, trắng ngà
Không có vị lạ
Dạng paste, mịn
Không có tạp chất lạ
Vàng đặc trưng
Mùi vị đặc trưng
Mềm, đồng nhất
Không có tạp chất
Hoá học
– Độ ẩm, %
– Hàm lượng lipid, %
– Chỉ số AV
– Chỉ số PV
– Hàm lượng chất khô
không béo, %
<0.1
>96
<0.3
<5
< 16
>80
<0.3
<2
Vi sinh Số vi khuẩn hiếu khí
Coliform
Max10
4
CFU/g
Max10 VK/g s.phẩm
Max10
4
CFU/g
Max10 VK/g s.phẩm
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
10
VI. Phụ gia:
– Chất tạo màu, tạo mùi, thuốc nở: chủ yếu kiểm tra cảm quan, độ tinh
khiết, sử dụng theo sự cho phép của Bộ y tế.
– Phụ gia tạo nở: Natri bicarbonat hoặc amoni cacbonat (có thể không cần
sử dụng vì nườc bốc hơi nhanh sẽ giúp nở bánh)
– Hương liệu: vanillin, tinh dầu…
– Chất tạo nhũ: monoglycerid, lecithin, trứng
– Chất bảo quản: vitamin C, BHA, BHT
– Chất tạo màu: sunset yellow, tartrazine.
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
11
PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BÁNH XỐP DẠNG TẤM
Hình 5: Quy trình sản xuất bánh xốp dạng tấm
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
12
PHẦN IV: THUYẾT MINH QUY TRÌNH
Thành phần khối bột nhào đề nghị:
Đặc điểm khối bột:
- Trộn tạo bột lỏng, độ ẩm lên tới 35%
- Muốn cho thêm chất béo: hầu như rất ít hoặc không có, nếu có chỉ dùng để phết lên
khuôn
- Không cần cho bột nở vì nước bốc hơi quá nhanh sẽ lam nở bánh
Nước và bột mì là thành phần chính của bột nhào wafer, ngoài ra còn có các nguyên liệu
khác. Carey (Processing of wafer biscuits) cho rằng bánh xốp thương mại có phối hợp một
số thành phần nhưng không phải tất cả trong các công thức bột nhào wafer. Đối với một số
người muốn làm bánh wafer căn bản, Carey cũng cung cấp công thức ban đầu như bảng
sau:
Bảng 5: Công thức bột nhào wafer
Thành phần Tỉ lệ
Công thức cơ bản Công thức tham
khảo
Bột mì 100 100
Chất béo 2.25 0.8 – 3.4
Lecithine (bột) 0.95 0.75 – 1
Lecithine (lỏng) 0.05 – 0.6
Bột trứng ≤ 1
Trứng tươi 0.75 – 4
Đường 1.05 – 3.5
Muối 0.25 0.16 – 0.25
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
13
Soda 0.32 0.3 – 0.6
Amm.bic 0.75 – 1
Bột đậu nành 1.4 – 3
Nước 137 128 - 147
Nấm men (lên men 1h) 0.35 – 0.63
Lượng nước hấp thu trong bột ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước cần thiết thêm vào để
có độ đặc quánh thích hợp. Tốt nhất là sử dụng bột mì có độ mạnh từ yếu đến trung bình.
Wafer có vị nhạt do đó chất lượng dầu hoặc chất béo sử dụng nên tốt về mặt mùi vị và
không bị ôi. Một vài người cho rằng thêm một lượng nhỏ bột ca cao hoặc đường giúp ổn
định mùi vị wafer và kéo dài thời gian bảo quản.
Sử dụng bột sữa hoặc đường khử sẽ tạo màu nâu cho tấm bánh, do đó nên tránh dùng nếu
yêu cầu tấm wafer có độ trắng nhất định. Có thể thêm chất tạo màu để tấm bánh có màu
như ý.Magie carbonate thỉnh thoảng được thêm vào để tấm wafer dễ lấy ra khỏi khuôn. Cơ
chế chưa được hiểu rõ.
Các thành phần trên có thể được so sánh với một vài công thức thương mại ở bên dưới:
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
14
Bảng 6: Các thành phần công thức thương mại của bánh xốp
Thành phần làm cream:
Cream chiếm lượng rất lớn trong bánh wafer thành phẩm: đối với bánh thành phẩm có 4 lớp
bánh 3 lớp cream thì lương cream chiếm 70% khối lượng toàn bánh.
Kem cho wafer thì có công thức tương tự như bánh biscuit ngoại trừ nó bao gốm một lượng
đáng kể “nguyên liệu tái chế”(vụn bánh).
Khi kem được quét lên mặt bánh, các mảnh vụn này sẽ trộn lẫn với kem và tạo ra hương vị cho
bánh. Thành phần này có thể chiếm đến 25% lượng kem.
Cream phết bề mặt có thể chọn tùy theo sở thích và điều kiện sản xuất. Ví dụ:
Bảng 7: Công thức phối trộn cho từng loại bánh xốp
Công thức
kem
Wafer
socola
Wafer dừa Wafer cam Wafer
vanila
Wafer cà
phê
Béo 28,04 30 30 28,57 31,58
Đường 42,05 45 45 42,86 47,37
SMP 3,27 4,76
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
15
Chất tạo
hương*
0,1 0,1 0,1 0,1 0,1
Acid citric
*
0,1 0,1 0,1 0,1
Bột côca 3,27
Chất màu* 0,1 0,1 0,1
Vụn wafer 23,37 25 25 23,81 21,05
Khối lượng
tổng
100 100 100 100 100
Lượng béo
tổng
33,41 35,4 35,4 33,72 36,13
*
Những nguyên liệu này mang tính ước lượng.
I. Phối trộn:
Mục đích: Khuấy trộn tạo điều kiện để đạt hàm lượng chất khô tối ưu và độ đặc
quánh của khối bột để có chất lượng tấm wafer như ý. Không khí có thể lẫn vào khối
bột và nó sẽ từ từ đi ra khi quá trình phối trộn ngừng lại. Điều này gây khó khăn
trong việc xác định độ đặc quánh và độ nhớt của khối bột, cũng như việc xác định
lượng nước cần thiết.
Cách tiến hành:
- Đối với bánh wafer, trong quá trình phối trộn, người ta khuấy khối bột với tốc độ
cao. Lý do: phân tán các thành phân vào nước, ngăn cản việc hình thành khung
gluten. Nếu khung gluten hình thành, nó sẽ làm nghẹt lưới lọc và van tại thời điểm
rót vào khuôn. Có thể ngăn cản hình thành mạng gluten nếu sử dụng nước lạnh và
bột không bị hút ẩm trước khi quá trình khuấy trộn bắt đầu.
- Sau khi khuấy trộn, khối bột được lọc qua lưới để loại bỏ thành phần không tan
hoặc vón cục và các mạng gluten đã hình thành. Từ bồn này, khối bột sẽ được bơm
vào một bồn chứa nhỏ gần lò nướng hoặc bơm thẳng vào lò nướng và trở về bồn
chứa. Độ đặc quánh sẽ giảm theo thời gian nên thời gian ủ không nên quá lâu. Hiện
tượng đóng cặn cũng xảy ra, do đó bồn chứa luôn được khuấy liên tục một cách nhẹ
nhàng.
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
16
Bản chất của quá trình trộn:
Trộn lẫn nhiều thành phần khác nhau để tạo một khối đồng nhất.
Phân tán rắn trong lỏng hoặc lỏng trong lỏng.
Sự hoà tan rắn vào lỏng
Thiết lập chế độ nhiệt độ cho hỗn hợp.
Thông khí khối bột để giảm tỉ trọng.
Trộn bột nhào nhão trong thiết bị thẳng đứng, cho nhiều nước và bơm đi bằng ống
bơm.
Các biến đổi của nguyên liệu diễn ra trong quá trình trộn:
Quá trình trộn bột là một quá trình cơ lý, do vậy biến đổi về vật lý sẽ là chủ yếu, ngoài
ra còn có những biến đổi về hoá học, hoá sinh, hoá lý, cảm quan.
Biến đổi vật lý
Biến đổi về hình thức: từ một hỗn hợp các vật liệu rời ban đầu tạo thành một khối đồng
nhất không tách rời, dẻo, đàn hồi.
Sự giảm về thể tích do các nguyên liệu liên kết chặt chẽ với nhau, giảm khối lượng
riêng, sự tăng nhiệt độ do ma sát trong quá trình trộn bột.
Sự thẩm thấu các chất tạo màu, hương, vị vào khối bột.
Trong khối bột nhào có pha khí do tích luỹ bọt không khí trong quá trình nhào.
Biến đổi hoá lý
Sự hoà tan của nguyên liệu đường.
Sự trương nở của hạt tinh bột lúa mì do hút nước.
Các thành phần rời rạc liên kết với nhau tạo khối đồng nhất, khối lượng riêng tăng, độ
nhớt tăng.
Biến đổi hoá sinh:
Dưới tác dụng của hệ enzim amylase, protease, lipase sẽ thuỷ phân tinh bột, protein,
lipid tạo thành các phần tử đơn giản hơn.
Biến đổi cảm quan:
Thay đổi trạng thái nguyên liệu từ rời rạc thành khối dẻo dai, thay đổi mùi vị do bổ
sung các nguyên liệu tạo mùi vị, thay đổi màu sắc.
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
17
Hình 6: Thiết bị trộn
II. Tráng khuôn:
Mục đích: Tạo hình cho tấm bột trên khuôn nướng
Thiết bị: Kích thước thông thường 370x240mm, 470x290mm, 470x350mm,
700x350mm
Hình7: Một số bề mặt khuôn nướng
Cách thực hiện: phun bột thành từng dây lên bề mặt dưới của khuôn nướng, bề
mặt trên ép lại tạo thành tấm.
III. Nướng bánh
Mục đích công nghệ:
Nướng bánh là giai đoạn phức tạp và cũng là khâu quan trọng nhất của kỹ thuật sản
xuất bánh. Nướng bánh có mục đích chế biến, giúp làm chín bánh, giúp bánh có màu sắc
đẹp, Ngoài ra khi nướng bánh, độ ẩm của bánh giảm xuống thuận lợi cho quá trình bảo
quản. Do đó nướng bánh cũng có mục đích bảo quản.
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
18
Nướng bánh trong sản xuất bánh xốp còn có mục đích tạo hình sản phẩm (vì khung
gluten hình thành ngay trong quá trìng nướng), sau khi nướng bằng thiết bị nướng đặc biệt
bột bánh sẽ trở thành những tấm mỏng để sẵn sàng giai đoạn phết cream.
Đưa vào lò nướng : nướng trực tiếp
Qúa trình nướng gồm hai giai đoạn: làm chín bánh và sấy khô bánh
Các biến đổi của nguyên liệu:
Vật lý:
Nhiệt độ: Nhiệt độ bánh thay đổi không ngừng trong quá trình nướng. Nhiệt độ ở bề
mặt bánh tăng dần, sau đó giảm đi và đến cuối giai đoạn nướng nhiệt độ bánh đạt 105oC.
Độ ẩm: Song song với sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nướng còn xảy ra sự thay
đổi độ ẩm.
Thể tích: Có sự thay đổi thể tích là do tác dụng của các khí được tạo ra khi phân huỷ
thuốc nở ở nhiệt độ nướng. Khi nhiệt độ bánh tăng thì áp suất và thể tích của các khí tăng
lên, dẫn đến kích thước các lỗ hỗng trong bánh tăng và làm cho thể tích bánh tăng.
Hoá học:
Giai đoạn làm chín bánh: nhiệt cần phải đi vào bánh để quá trình chín xảy ra, không
nên cho quạt hoạt động
Protein: biến tính ở 60-70oC(nhả nước, tái tạo cấu trúc tạo ra mạng
khung của bánh)
Glucid (tinh bột): chín khi nó bắt đầu hồ hóa và đạt độ nhớt tối đa vì khi
nó hút nước sẽ trương nở dẫn đến vỡ hạt và giải phóng ra phân tử tinh
bột và bám vào khung gluten
Qúa trình chín kết thúc khi mức độ hồ hóa tại tâm bánh đạt mức tối đa
Giai đoạn sấy khô bánh: biến đổi chính là quá trình mất nước
Giai đoạn ngưng tụ ẩm: khi mới cho bánh vào lò, ẩm ngưng tụ trên bề mặt bánh,
ẩm có khuynh hướng di chuyển từ ngoài vào trong hơn là trong ra ngoài. Qúa trình này có
lợi vì tinh bột cần hấp thu nước.
Giai đoạn di chuyển ẩm: xảy ra khi bánh nóng đều
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
19
Hoá lý
Sự thoát hơi ẩm: Ở trung tâm miếng bột được làm nóng chủ yếu bằng sự dẫn nhiệt từ
bề mặt, nếu bề mặt bánh được đốt nóng nhanh không những làm cho lớp giữa của bánh
khó khô hơn mà còn làm cho màu bánh bị thay đổi nhanh hơn.
Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ nướng thì màu bánh sẽ thay đổi trước khi lớp giữa của bánh
được làm khô. Do đó việc nướng bánh đòi hỏi phải có những điều kiện về nhiệt độ và thời
gian nướng thích hợp cho phép sự thay đổi về cấu trúc, màu sắc bề mặt, độ khô của lớp
giữa bánh đạt yêu cầu. Những loại bánh dày hơn cần thời gian nướng lâu hơn ở nhiệt độ
thấp hơn để đạt được độ khô thích hợp. Những loại bánh nhỏ hơn và mỏng hơn được
nướng ở nhiệt độ cao hơn và thời gian ngắn hơn.
Sự mất nước của bánh có liên quan đến nhiệt độ, dòng nhiệt đi qua và độ ẩm bề mặt.
Khi nhiệt độ trong lò trên 100oC, có sự chuyển pha của nước, hơi ẩm sẽ thoát ra từ bề mặt
bánh.
Hoá sinh: Không đáng kể do nhiệt độ cao.
Sinh học: Không đáng kể do nhiệt độ cao.
Cảm quan:
Màu sắc: Trong suốt quá trình nướng, màu bánh sẽ chuyển dần sang màu
vàng nâu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi màu này nhưng chủ
yếu là do phản ứng Maillard xảy ra ở nhiệt độ khoảng 150-160oC và xảy ra
nhanh hơn ở môi trường kiềm nhẹ. Ngoài ra màu bánh còn do phản ứng
Caramen.
Mùi: Do hai phản ứng Maillard và Caramen cũng tạo ra mùi thơm đặc trưng
cho bánh.
Phương pháp nướng bánh xốp
Nhào trộn xong phết bột nhào lên khuôn (vỉ nướng)
Lò nướng trực tiếp bằng lửa: ga (thường sử dụng), dầu,…
Nhiệt độ lò nướng : lửa xanh, nhiệt độ lò khoảng 1000oC, thời gian nướng tối đa 2 phút
Lò nướng dạng tấm được đốt nóng trước đến 200oC (phụ thuộc tính chất bột nhào mà
nhiệt độ nướng có thể thay đổi trong khoảng 100-250oC).
Bột bánh được dẫn theo băng tải đi vào lò.
Nướng thông thường trong 15 giây.
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
20
Hình 8: Lò nướng
IV. Làm nguội:
Vỏ bánh sau khi nướng được đưa qua hệ thống làm nguội: buồng, tủ làm nguội để
chuẩn bị tráng cream và xếp lớp tạo hình. Trong quá trình làm nguội phải điều khiển độ
ẩm không khí thấp để tránh tìng trạng hút nước trở lại làm mền bánh
Hình 9: Thiết bị làm nguội
V. Phết cream, tạo lớp bánh
Nhân bánh có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau tùy theo thị hiếu tiêu dùng.
Cream làm nhân được trộn riêng trước ở một thiết bị riêng sau đó được phủ lên vỏ bánh.
Số lớp bánh có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào nhà sản xuất. Tối thiểu là một lớp cream và
dĩ nhiên lớp cuối cùng phải là lớp vỏ bánh.
Có thể trộn cream phết lên bề mặt bánh với tì lệ: 40% chất béo, 40% đường, 20% nước
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
21
Có khay cho cream chảy xuống, ép cream và đưa vô máy cắt
Hình 10: Máy phếch cream, tạo lớp bánh
VI. Cắt định hình bánh: Sau khi ép cream xong đưa vô máy cắt đề cưa bánh tạo
hình cho bánh.
VII. Bao gói
Tùy theo nhà sản xuất mà có thể đóng gói lớn nhỏ tùy ý. Thường dùng bao bì plastic tráng
bạc hoặc bao bì bọc thiếc.
Hình 11: thiết bị bao gói
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
22
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP:
1. Lớp áo chocolate của wafer bị nứt vỡ - tại sao – giải pháp:
Lí do gây ra vấn đề này là sự hấp thụ nước bởi banh xốp và sự giãn nở của nó sau này.
Cho nên phải chú ý chất lượng của việc phủ lớp áo chocolate vì những vùng không được
phủ hết hay thậm chí những lỗ châm kim trong lớp áo cũng tạo ra những vị trí cho nước
từ không khí vào.
Hàm ẩm của bánh wafer rất thấp tạo cho bánh có độ giòn nhất định. Độ ẩm cân bằng
tương đối (ERH) của bánh xốp cũng rất thấp và thấp hơn nhiều với độ ẩm tương đối của
hầu hết điều kiện không khí. Điều này nghĩa là truyền lực tự nhiên là nước từ không khí sẽ
ngưng tụ lên bề mặt bánh, ở đó nó được hấp thụ và khuếch tán qua các lớp. Khi độ ẩm
tăng lên, bánh sẽ bắt đầu phồng lên và gây ra áp lực lên lớp áo chocolate không đàn hồi
làm nó sau đó sẽ bị nứt ra. Barron (1977) chỉ ra rằng mỗi 1% độ ẩm tăng lên, những lớp
bánh sẽ bị phồng lên khoảng 0,33 đến 0,42% so với đường kính ban đầu.
Thời gian để những vết nứt trở nên rõ ràng thì khác nhau tùy thuộc tính chất của lớp áp
phủ và hàm ẩm bánh ban đầu. Độ ẩm tương đối của không khí xung quanh cũng sẽ ảnh
hưởng đến mức độ phồng nở của bánh: độ ẩm tương đối càng cao, chênh lệch độ ẩm càng
lớn và sự dịch chuyển độ ẩm càng nhanh. Một cách để hạn chế ảnh hưởng này là đảm bảo
việc bao gói sản phẩm phải chặt và vì thế có thể hạn chế tối thiểu thể tích không khí trong
sản phẩm.
2. Vấn đề với sự hình thành gluten trong bột wafer:
Sự hình thành gluten không mong muốn trong bột làm bánh wafer vì nó có thể dẫn đến sự
tắc nghẽn trong đường ống của hệ thống phân phối bột. Điều này có thể dẫn đến sự phân
phối bột không đều trên băng tải và hình thành những tấm wafer không hoàn thiện.
Sự hình thành gluten phụ thuộc 3 nhân tố chính: sự có mặt của protein trong bột, sự
hydrate hóa protein (do cho thêm nước vào bột) và năng lượng truyền vào suốt quá trình
khuấy. Trong khối bột nhào, tỉ lệ nước với chất khô thường đủ cao để giảm độ nhớt khối
bột đến mức độ mà sự hình thành gluten không thể diễn ra (Cauvain and Young, 2000).
Dù vậy, khối bột nhào thường được bơm tuần hoàn qua những bể chứa để ngăn cản việc
chất khô bị phân tách khi nó đứng yên và điều này có thể gây ra sự biến dạng ở một số
vùng trong hệ thống ống dẫn.
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
23
Sự tuần hoàn của bột nhào là cần thiết, trong trường hợp đó đặc tính nguyên liệu hay thành
phần khối bột sẽ phải được thay đổi để giảm thiểu vấn đề. Hạ thấp hàm lượng protein
trong bột sử dụng là cách rõ ràng nhất để làm giảm khả năng hình thành gluten. Điều này
có thể được thực hiện bằng cách sử dụng bột mì nghiền mềm hơn hay yếu hơn. Cũng có
thể sự dụng phân đoạn giàu tinh bột, ít protein từ bột tách bằng không khí.
Ngoài ra có thể thay thế tỉ lệ bột tiêu chuẩn với bột xử lí nhiệt. Quá trình xử lí nhiệt sẽ làm
biến tính protein và hạn chế khả năng hình thành mạng gluten nhưng sẽ ảnh hưởng đến
khả năng hấp thụ nước, và tăng lượng nước thêm vào là cần thiết để giữ độ nhớt khối bột
theo đúng tiêu chuẩn. Một cách khác để làm giảm sự hình thành gluten là thay thế một tỉ lệ
bột chuẩn với tinh bột mì hay tinh bột khác phù hợp.
Hạ thấp hàm lượng protein của bột sử dụng trong khối bột nhào có thể gây ra những ảnh
hưởng bất lợi lên độ bền của wafer, làm chúng yếu ớt hơn và dễ xảy ra những biến đổi vật
lí hơn.
Wafer biscuit GVGD: Cô Trần Thị Thu Trà
Trang
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đức Hợi, “Kỹ thuật sản xuất bánh và kẹo – T2”, NXB ĐH Công nghiệp nhẹ,
1975.
2. Lê Ngọc Tú (Chủ biên), “Hoá học thực p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- WAFER BISCUIT.pdf