CHƯƠNG I 1
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1
1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1
1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại: 1
1.2. Chức năng cơ bản của NHTM: 2
1.2.1. Chức năng tạo tiền: 2
1.2.2. Chức năng trung gian tài chính: 2
1.2.3. Chức năng huy động tiền gửi: 3
1.2.4. Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý phương tiện thanh toán: 3
2. NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM: 4
2.1. Vốn tự có: 4
2.1.1. Vốn pháp định: 4
2.1.2. Các quỹ 4
2.1.3. Vốn khác: 4
2.2. Nguồn vốn huy động tiền gửi: 4
2.2.1. Khái niệm tiền gửi: 4
2.2.2. Các hình thức huy động tiền gửi: 5
2.3. Nguồn vốn vay: 7
2.4. Vốn nhận uỷ thác tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế: 8
3. VAI TRÒ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: 8
3.1. Nguồn vốn huy động tiền gửi: 8
3.2. Vai trò nguồn vốn huy động tiền gửi của NHTM trong nền kinh tế thị trường: 8
3.2.1. Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: 8
3.2.2. Đối với nền kinh tế: 9
3.2.3. Đối với khách hàng gửi tiền: 9
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc gia tăng nguồn vốn: 10
3.3.1. Lãi suất: 10
3.3.2. Cơ sở vật chất và mạng lưới chi nhánh: 10
3.3.3. Uy tín và đội ngũ nhân sự: 10
3.3.4. Tính an toàn về tiền gửi: 11
3.3.5. Đa dạng hóa các dịch vụ: 11
3.3.6. Chiến dịch tiếp thị truyền thông: 11
3.3.7. Tiện ích của các sản phẩm: 11
CHƯƠNG II 12
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TIỀN GỬI TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THỊ XÃ VĨNH LONG TRONG THỜI GIAN QUA. 12
1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH THỊ XÃ VĨNH LONG: 12
1.1. Một số đặc điểm cơ bản về Thị xã Vĩnh Long: 12
1.2. Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long: 13
1.2.1. Lịch sử hình thành: 13
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh: 13
1.2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý: 14
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THỊ XÃ VĨNH LONG TRONG THỜI GIAN QUA 18
2.1. Tình hình nguồn vốn tiền gửi và một số thành tựu mà NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long đạt được trong thời gian gần đây: 18
2.1.1. Những thuận lợi cơ bản: 18
2.1.2. Những kết quả đạt được: 19
2.2. Những mặt còn hạn chế: 37
CHƯƠNG III: 38
1. CÁC BIỆN PHÁP TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THỊ XÃ VĨNH LONG: 38
1.1. Định hướng khắc phục các khó khăn nhằm mở rộng các dịch vụ từ tài khoản tiền gửi: 38
1.2. Nâng cao vị thế uy tín của Chi nhánh: 39
1.3. Nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân viên: 40
1.4. Mở rộng mạng lưới giao dịch: 40
1.5. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động tiền gửi: 41
1.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận Marketing: 43
1.7. Một số biện pháp khác: 44
1.7.1. Lãi suất tiền gửi: 44
1.7.2. Phí dịch vụ: 45
1.7.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ: 45
2. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ VỀ PHƯƠNG DIỆN VĨ MÔ: 46
2.1. Chính sách bảo hiểm tiền gửi: 46
2.2. Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng: 47
2.3. Chính sách tiền lương: 48
2.4. Vấn đề quỹ tài chính của doanh nghiệp: 48
3. KIẾN NGHỊ: 48
3.1.Kiến nghị đối với NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long: 48
3.2.Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam: 49
3.3.Kiến nghị đối với Nhà Nước: 50
53 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Tỉnh, Chi nhánh tự đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chổ dưới các hình thức đa dạng và thích hợp để tự cân đối tăng trưởng tín dụng như: phát hành kỳ phiếu, các loại tiền gửi trên cơ sở bảo đảm tình hình tài chính của đơn vị. Hình thức trả lãi cũng đa dạng và linh hoạt theo hằng tháng hoặc khi đáo hạn.
- Thuận lợi thứ ba là công cụ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng theo lãi suất thỏa thuận điều chỉnh từng thời kỳ trên nền tảng là lãi suất cơ bản. Trên cơ sở đó, các NHTM chủ động thực hiện lãi suất huy động vốn cũng như cho vay phù hợp với hoạt động của mỗi Ngân hàng.
- Thuận lợi thứ tư là NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long cho vay tập trung chủ yếu vào đối tượng chính là hộ sản xuất. Vì thế, dẫn đến nguồn vốn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nguồn vốn cho vay.
- NHNo&PTNT có thị trường rộng lớn ở nông thôn mà nông thôn đang chuyển mình thật sự sản xuất hàng hoá và hiện đại hoá công cụ sản xuất, thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm để tham gia thị trường xuất khẩu.
- Với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nền kinh tế của địa phương cũng phát triển mạnh, cần phải có nhiều vốn cho việc phát triển đó Đây là nhu cầu to lớn về vốn đòi hỏi cấp bách.
Từ những thuận lợi trên đây cho thấy NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long dễ dàng chiếm được lòng tin của dân chúng, có khả năng thu hút được phần lớn vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế và các đoàn thể.
2.1.2. Những kết quả đạt được:
Tuy hoạt động trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các NHTM đóng trên địa bàn Thị xã Vĩnh Long ( có 4 NHTM trên địa bàn Thị xã ) nhưng Chi nhánh vẫn giữ được thị phần đầu tư và tăng trưởng tín dụng.
a. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động:
Huy động vốn tại chỗ là khâu quan trọng trong việc mở rộng đầu tư tín dụng. Việc huy động vốn có ý nghĩa rất lớn trong việc cân đối tiền tệ trên địa bàn, bởi vì nó thu hút một khối lượng tiền rất lớn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế khác để đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có nhu cầu về vốn, tạo ra vòng quay liên tục của đồng vốn trong lưu thông.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, trong những năm qua Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để tăng nguồn vốn huy động của mình đáp ứng nhu cầu vốn của người dân. Ngân hàng áp dụng các biện pháp:
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan về thể lệ gửi tiền tiết kiệm.
- Thực hiện các chính sách tài chính tín dụng để thu hút trên nguyên tắc luật pháp cho phép, lãi suất phù hợp, linh hoạt đối với từng loại tiền gửi.
- Tiếp thị, quảng cáo và tặng phẩm nhằêm kích thích tác động đến việc gửi tiền của công chúng vào Ngân hàng.
- Thực hiện tốt khâu thái độ phục vụ như vui vẻ, lịch sự, tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng, nhanh chóng cho khách hàng.
Với quyết tâm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng mà 1 trong những nhu cầu đó là nguồn vốn, Ngân hàng luôn chú trọng đến vấn đề huy động vốn thông qua mức lãi suất ưu đãi, hấp dẫn:
Lãi suất huy động tiết kiệm bằng VNĐ &USD:
Tiết kiệm theo thời gian thực gửi:
(Nguồn: Thông báo lãi suất của Ngân hàng)
Do đó, nguồn vốn huy động của Ngân hàng mỗi năm một tăng, cụ thể như sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn chung của NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long trong 3 năm: năm 2001, năm 2002, năm 2003.
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Năm 2001 Ngân hàng huy động được 91770 triệu đồng.
- Năm 2002 với chính sách lãi suất linh động của mình, Ngân hàng đã thu hút được 117823 triệu đồng, tăng 28,4% so với năm 2001, tăng tương ứng với số tiền là 26053 triệu đồng.
- Năm 2003, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng và tăng nhiều hơn so với năm 2002 là 42729 triệu đồng, tương ứng với tăng 36,3%, đạt tổng cộng là 160552 triệu đồng.
Nguyên nhân huy động vốn mỗi năm một tăng của Ngân hàng là do ngay từ đầu năm Chi nhánh đã quán triệt tinh thần chỉ đạo của NHNo&PTNT Tỉnh, xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ “sống còn” cần phải phát huy nội lực thu hút nguồn vốn để mở rộng đầu tư tín dụng nâng cao hiệu quả vì vốn này có lãi suất thấp. Từ đó, Chi nhánh tổ chức phân công cán bộ thường xuyên tiếp cận khách hàng. Và với những số liệu trên đã thể hiện nổ lực khá lớn của Chi nhánh trong vấn đề huy động vốn, đồng thời cũng chứng minh sự tin tưởng của khách hàng vào uy tín ngày càng tăng của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động tăng qua các năm còn thể hiện đời sống của người dân ngày càng ổn định, có nhu cầu phát triển trong tương lai.
Vì đây là Ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, tỷ lệ nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn của người dân. Do đó Ngân hàng đã không phải vay tiền của NHTW hay các tổ chức tín dụng khác.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng.
Như vậy nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các năm đều tăng, và nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm vừa qua. Điều này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng là rất tốt, một chỉ tiêu đáng mừng trong công tác huy động vốn.
Đối với nguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có) của Ngân hàng thì ở Chi nhánh không có nguồn vốn này, bởi vì nguồn vốn là do từ NHTW quản lý.
Qua bảng phân tích ta thấy vốn kinh doanh ngày càng tăng cao, cho thấy các biện pháp mà Ngân hàng sử dụng để huy động vốn đang có hiệu quả nhất định. Mặt khác việc huy động vốn cao có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, từ đó hạn chế được lượng vốn vay từ NHTW hay các tổ chức tín dụng khác với lãi suất, chi phí cao hơn (Chi nhánh đã không phải vay NHTW). Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vai trò quan trọng của công tác huy động vốn nên việc phân tích tình hình huy động vốn là điều rất cần thiết trong quá trình phân tích họat động kinh doanh của Ngân hàng.
* Phân tích tình hình huy động vốn theo hình thức huy động:
Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long từ năm 2001 - 2003.
So với chỉ tiêu huy động vốn kế hoạch năm 2003 đặt ra (chỉ tiêu huy động vốn do Hội Sở đưa ra cho Chi nhánh là 160 tỷ đồng trong năm 2003), Chi nhánh đã hòan thành vượt chỉ tiêu 552 triệu đồng, tương ứng với 0,3%. Sở dĩ, nguồn vốn huy động năm 2003 tăng nhiều như thế là do sự gia tăng chủ yếu của tiền gửi tiết kiệm.
- Tiền gửi tiết kiệm:
Năm 2001, tiền gửi tiết kiệm huy động được là 1880 triệu đồng, chiếm hơn 2% tổng vốn huy động. Sang năm 2002, tiền gửi tiết kiệm có tăng lên nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ ( 3,8% ) trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân huy động tiết kiệm thấp trong 2 năm này là do người dân vẫn còn thích giữ tiền tại gia hơn là gửi tiền cho Ngân hàng và lãi suất huy động tiết kiệm lại thấp. Bước qua năm 2003, Ngân hàng đưa ra hàng loạt các biện pháp huy động, tạo được sự tín nhiệm của người dân nên đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi tiết kiệm trong dân chúng, làm cho tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn huy động ( 84,8% ), đạt con số kỉ lục từ trước tới nay của Ngân hàng là 136076 triệu đồng. Nếu so với năm 2002 thì năm 2003 tăng hơn 131550 triệu đồng (tăng hơn 30 lần).
- Tiền gửi thanh toán:
Năm 2001, Chi nhánh huy động được 29128 triệu đồng, chiếm 31,74% tổng vốn huy động.
Năm 2002, tiền gửi thanh toán đạt 8027 triệu đồng, giảm 72,4% so với năm 2001, tương ứng giảm với số tiền là 21101 triệu đồng. Nguyên nhân tiền gửi thanh toán giảm là do sự kiện 11-9-2001 ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế xã hội, làm cho giá cả sản phẩm bấp bênh, thị trường tiêu thụ bị biến động dẫn đến lượng tiền gửi thanh toán của các nhà đầu tư cũng giảm đáng kể.
Năm 2003, khi tình hình kinh tế xã hội có phần ổn định, các nhà đầu tư tiếp tục giao dịch thì số lượng tiền gửi thanh toán Ngân hàng huy động được là 19644 triệu đồng, tăng 11617 triệu đồng so với năm 2002, tương ứng tăng 144,7%.
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng:
Duy nhất chỉ có một tổ chức tín dụng là Ngân hàng phục vụ người nghèo gửi tiền vào Ngân hàng, số lượng tiền gửi cũng không lớn: năm 2001 là 7 triệu đồng, năm 2002 thì tăng lên 65 triệu đồng, nhưng trong năm 2003 thì đối tượng không còn số dư tài khoản. Đây là loại hình mà Ngân hàng huy động thấp nhất, gần như là không huy động được gì cả. Chính vì vậy mà Ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục vì đây là nguồn vốn không phải nhỏ, để huy động được nhiều hơn vào những năm sau.
- Phát hành kỳ phiếu, giá tờ có giá:
Việc Ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu được thực hiện vào các thời điểm Ngân hàng cần vốn để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Trong năm 2001 và năm 2002, Ngân hàng chủ động trong việc phát hành các loại giá tờ có giá để tập trung được vốn nhàn rỗi trong dân cư. Vì vốn huy động từ các loại hình khác chưa đủ đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, mặt khác Ngân hàng không muốn vay tiền từ NHTW hay các tổ chức tín dụng khác ( thường có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân) nên Ngân hàng phải phát hành giá tờ có giá.
Năm 2001, vốn huy động từ loại hình này là 60755 triệu đồng, chiếm 66,2% tổng vốn huy động năm 2001.
Năm 2002, huy động được nhiều hơn năm 2001 là 44450 triệu đồng, tăng 73,2%, đạt số tiền là 105205 triệu đồng.
Nhưng trong năm 2003, khi mà nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán tăng cao, Ngân hàng đã giảm việc huy động bằng phát hành giấy tờ có giá, chỉ huy động được 4832 triệu đồng, giảm 95,4% so với năm 2002, tương ứng giảm 100373 triệu đồng. Bên cạnh đó, do sự phát hành trái phiếu Kho bạc, tiền gửi tiết kiệm bưu điện đã gây sức ép cạnh tranh với Ngân hàng làm cho số tiền nhàn rỗi của dân cư, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế gửi vào Ngân hàng có phần giảm xuống.
* Phân tích tình hình huy động vốn theo thời hạn:
Bảng 4: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long từ năm 2001 - 2003.
Nhìn chung công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Nhờ vào sự phục vụ tận tình của nhân viên Ngân hàng và chính sách lãi suất luôn phù hợp với tình hình biến động của thị trường đã khuyến khích tạo được sự tin tưởng cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. Cụ thể:
- Tiền gửi không kỳ hạn:
Năm 2001 đạt 30533 triệu đồng, chiếm 33,3% tổng vốn huy động.
Năm 2002 chỉ đạt 11593 triệu đồng, giảm 62% so với năm 2001, tương ứng với số tiền giảm là 18940 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động từ cuối năm 2001 kéo dài sang năm 2002, tác động đến tình hình xuất nhập khẩu, làm cho thị trường tiêu thụ bị biến động, giá cả hàng hoá bấp bênh ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của các nhà đầu tư, nhà kinh doanh vào Ngân hàng.
Năm 2003, tiền gửi không kỳ hạn tăng so với năm 2002 là 11133 triệu đồng, tương ứng tăng 96%, huy động được 22726 triệu đồng, chiếm 14,2% tỷ trọng nguồn vốn huy động. Nếu so với năm 2001 thì tiền gửi không kỳ hạn huy động được trong năm 2003 chỉ bằng 74,4% số huy động trong năm 2001. Nguyên nhân số huy động trong năm 2003 thấp hơn trong năm 2001 là do người dân thấy được chi phí cơ hội về mức chênh lệch giữa lãi suất Ngân hàng với đầu tư bỏ vốn kinh doanh, cũng do các cá nhân hay tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh mua bán gửi tiền theo mùa vụ kinh doanh của mình, thường là vào dịp tết tiền gửi giảm xuống nhanh chóng vì các đối tượng rút tiền ra thanh toán hoặc để tiêu dùng.
Nếu nguồn vốn này tăng dần theo các năm thì tốt cho hoạt động của Ngân hàng, nhưng nó không có tính ổn định vì khách hàng muốn rút vốn bất cứ lúc nào cũng được. Do đó, Chi nhánh phải dự phòng quỹ an toàn để bảo đảm tính thanh khoản của mình và tính toán tỷ lệ cơ cấu đầu tư hợp lý.
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng:
Năm 2001, Ngân hàng huy động được là 20241 triệu đồng, chiếm 22% tổng vốn huy động.
Năm 2002, tổng số tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng huy động là 47158 triệu đồng, tăng 133% so với năm 2001, tương ứng tăng 26917 triệu đồng.
Năm 2003, số huy động được tăng nhưng không cao so với năm 2002, đạt 52532 triệu đồng, tức tăng 5374 triệu đồng (tăng 11,4%) so với năm 2002.
- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng:
Năm 2001, số thu vào là 40996 triệu đồng, chiếm 44,7% tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2002, loại tiền gửi này đạt 59072 triệu đồng, tăng 44,1% tương ứng tăng 18076 triệu đồng so với năm 2001.
Năm 2003, loại tiền gửi này lại tiếp tục tăng mạnh, tăng 44,4% tương ứng tăng 26222 triệu đồng so với năm 2002, đạt 85294 triệu đồng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động được (chiếm 53,1% tổng số huy động). Nếu so với năm 2001 thì số tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng huy động được trong năm 2003 sẽ tăng hơn gấp 2 lần (tăng 44298 triệu đồng), một con số nói lên được sự nỗ lực, phương hướng, biện pháp trong công tác huy động vốn dài hạn của Ngân hàng.
Tóm lại, tiền gửi có kỳ hạn đều tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này phản ánh tình hình kinh tế trên địa bàn có những chuyển biến tốt, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và bắt đầu có dư để tích luỹ khi cần dùng đến, các chính sách lãi suất huy động ngày càng có hiệu quả rõ rệt. Đồng thời, nó cũng tạo ra cho Ngân hàng sự chủ động trong việc đầu tư, cho vay trung và dài hạn, bởi vì loại tiền gửi có kỳ hạn thường có tính ổn định cao và xác định được thời gian đáo hạn.
* Đánh giá tình hình huy động vốn:
Bảng 5: Các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động huy động vốn.
- Vì Ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động được, vốn huy động đáp ứng đủ nhu cầu vốn của người dân, nên Ngân hàng đã không phải đi vay. Do đó, tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn là bằng 0.
- Tương tự thế, đối với nguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có) của Ngân hàng thì ở Chi nhánh không có nguồn vốn này, bởi vì nguồn vốn là do từ NHTW quản lý. Ngân hàng cấp trên chỉ điều vốn về hoặc vay các tổ chức tín dụng khác để cho vay, do đó các chi nhánh phải trả phí khoản vốn vay này. Về vốn chủ sở hữu đó là phần thu nhập ròng (sau thuế), nhưng nguồn vốn này khi quyết toán cuối năm thì Chi nhánh cũng phải kết chuyển hết toàn bộ về Ngân hàng Tỉnh, Trung Ương theo quản lý hệ thống của ngành.
- Tỷ lệ Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng nguồn vốn trong 3 năm qua (năm 2001 đến năm 2003). Ngân hàng đã làm rất tốt công tác huy động vốn, vốn huy động được đủ dùng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng (thường là sử dụng không hết). Tỷ số Vốn huy động / Tổng nguồn vốn càng cao thì khả năng sinh lời của Ngân hàng càng lớn.
- Chỉ tiêu Nguồn vốn có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn: phản ánh tính ổn định vững chắc của nguồn vốn trong kinh doanh.
Tiền gửi có kỳ hạn rất khó thu hút khách hàng bởi vì nó có sự ràng buộc về thời gian. Mặt khác, giá cả luôn biến động làm cho người dân không thích loại tiền gửi này. Nhưng NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long với chính sách lãi suất phù hợp, thái độ phục vụ của nhân viên và nhiều loại hình dịch vụ cùng với các tiện ích của nó đã huy động được một lượng lớn vốn, mỗi năm một tăng (tăng trên số tiền gửi) và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
Năm 2001, tỷ lệ Nguồn vốn có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn là 66,7%.
Năm 2002, tỷ lệ Nguồn vốn có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn là 90,1%, tăng 23,4% so với năm 2001.
Năm 2003, tỷ lệ Nguồn vốn có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn là 85,8%, giảm so với năm 2002 là 4,3%.
Nhìn chung, tỷ lệ Nguồn vốn có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn tăng dần đến năm 2002, năm 2003 có giảm ít nhưng trên thực tế, số tiền huy động của nguồn vốn có kỳ hạn tăng mạnh qua các năm. Tỷ lệ này đã chứng minh Ngân hàng luôn có một nguồn vốn ổn định vững chắc, đáp ứng các nhu cầu vốn trong tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay.
Dân số Thị xã Vĩnh Long tính đến ngày 31/12/2002 là 122.964 người.
Tổng sản phẩm GDP trên địa bàn bình quân đầu người là 9.085.000 đồng.
Thu nhập toàn Thị xã là: 9 triệu x 122.964 = 1.106.676 triệu đồng.
Trong năm 2003, số tiền huy động tại Ngân hàng là 160.552 triệu đồng.
Vì vậy, vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn và Ngân hàng cần phải có các biện pháp, giải pháp, các chính sách thực sự hợp lý để mỗi năm huy động được nhiều hơn, mở rộng hoạt động tín dụng và tăng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng.
Từ đó, chỉ tiêu huy động vốn do Ngân hàng Tỉnh giao cho NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long là 180 tỷ đồng trong năm 2004 sẽ có cơ sở thực hiện tốt, đủ, thậm chí vượt kế hoạch đạt ra.
b. Phân tích tình hình sử dụng vốn:
Bảng 6: Tình hình tín dụng chung của Ngân hàng trong 3 năm từ năm 2001 đến năm 2003.
Thị xã Vĩnh Long có thế mạnh về dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu trong những năm qua, Chi nhánh đã cho các đối tượng vay vốn sản xuất kinh doanh trên cơ sở đa dạng hoá các ngành nghề, tập trung cho vay để không ngừng tăng dư nợ nhằm thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn. Đồng thời, đảm bảo thu nhập cho đội ngũ viên chức Chi nhánh, mức tăng dư nợ các năm chủ yếu là cho vay trung hạn dùng để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp và cải tiến các công nghệ cơ sở công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, nhằm đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại vốn đầu tư tín dụng giữa ngắn hạn và trung hạn. Cho vay đa dạng các ngành nghề, chất lượng tín dụng được nâng lên, khách hàng uy tín và truyền thống ngày càng tăng.
* Phân tích doanh số cho vay:
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong những năm qua, NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long đã đẩy mạnh công tác cho vay. Kết quả đạt được là doanh số cho vay tăng nhanh giữa các năm. Cụ thể: Năm 2001, doanh số cho vay đạt 31559 triệu đồng.
Năm 2002, doanh số cho vay đạt 112673 triệu đồng, tăng 257% so với năm 2001 với số tuyệt đối là 81114 triệu đồng.
Năm 2003, doanh số cho vay đạt 149445 triệu đồng, tăng 32,6% so với năm 2002, tương ứng với tăng 36772 triệu đồng. Điều này thể hiện Ngân hàng có xu hướng mở rộng cho vay mạnh mẽ trong các lĩnh vực, thành phần kinh tế.
Đạt kết quả như vậy là do Ngân hàng đã áp dụng chiến lược kinh doanh đa thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh như ngoài các mô hình đầu tư thông thường, Ngân hàng còn cho vay tiêu dùng (mua xe, máy vi tính), cho vay xây nhà ở, chương trình nước sạch, chuyển đổi phương tiện, máy nông nghiệp thủ tục vay vốn thật đơn giản giúp cho khách hàng thực hiện nhanh chóng hồ sơ vay vốn. Nhờ vào phương cách phục vụ văn minh, lịch sự của cán bộ công nhân viên Ngân hàng đã làm cho khách hàng cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi đến Ngân hàng giao dịch.
Sởõ dĩ, doanh số cho vay tăng nhanh là do đặc điểm kinh tế xã hội của Thị xã chủ yếu là sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp nên có chu kỳ sản xuất ngắn, có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôiViệc tăng trưởng này là phù hợp với mục tiêu kinh doanh đã đề ra của Chi nhánh để từng bước chiếm lĩnh thị phần, tạo thế cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn cũng như đảm bảo hoạt động có hiệu quả của đơn vị.
* Phân tích doanh số thu nợ:
Song song với việc cho vay thì công tác thu nợ là một yếu tố cần thiết cho quá trình hoạt động của Ngân hàng nhằm thu hồi vốn và đảm bảo cho đồng vốn được quay vòng liên tục.
Doanh số thu nợ trong năm tùy thuộc vào kỳ hạn của khoản nợ, đồng thời còn tùy thuộc vào diễn biến của thiên nhiên, tình hình kinh tế xã hội, tình hình biến động của giá cả thị trường nhưng nhìn chung tình hình thu nợ của Chi nhánh có tiến triển tốt.
Năm 2001, doanh số thu nợ là 22025 triệu đồng.
Năm 2002, cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ tăng 80341 triệu đồng so với năm 2001, tương ứng tăng 364,8%, đạt 102366 triệu đồng.
Năm 2003, doanh số thu nợ tăng không đáng kể so với năm 2002, đạt 105977 triệu đồng.
Mặc dù, trong những năm vừa qua có sự biến động lớn về giá cả, thời tiết thay đổi thất thường, nhưng công tác thu hồi nợ có tiến triển tốt là do Ngân hàng có những biện pháp thiết thực trong việc xử lý nợ tồn đọng, thường xuyên cử cán bộ tín dụng bám sát khách hàng vay vốn, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích không, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi tới hạn.
* Phân tích tình hình dư nợ:
Để hoà nhập với chủ trương phát triển kinh tế địa phương, NHNo&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long đã chủ động tìm ra các mô hình đầu tư thích hợp, đồng thời mở rộng định mức đầu tư tập trung chủ yếu cho các hộ nông dân, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Về tình hình dư nợ tại Ngân hàng cũng có những bước tiến khả quan, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho hộ vay vì các nguyên nhân khách quan như khách hàng không đủ tài sản thế chấp, khách hàng chưa có phương án kinh doanh khả thi
Tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2001 là 23943 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 13818 triệu đồng, dư nợ trung và dài hạn là 10125 triệu đồng.
Năm 2002, tổng dư nợ là 105034 triệu đồng, tăng 338,7% so với năm 2001, tương ứng tăng 81091 triệu đồng.
Năm 2003, Ngân hàng đạt tổng dư nợ là 134993 triệu đồng, tăng 28,5% so với năm 2002, tương ứng tăng 29959 triệu đồng.
Mức dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng lên nhanh chóng là nhờ Chi nhánh thực hiện tốt nhiều giải pháp hữu hiệu như thực hiện tốt chính sách ưu đãi khách hàng, tích cực đẩy mạnh công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng phục vụ làm cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng từng bước tăng lên vững chắc.
c. Tình hình Thu nhập - Chi phí - Lợi nhuận:
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào, vấn đề quan tâm hàng đầu của người kinh doanh là lợi nhuận; lĩnh vực kinh doanh tiền tệ cũng không nằm ngoài quy luật ấy, cũng phải tính đến hiệu quả hoạt động của nó và lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá cuối cùng và quan trọng nhất.
Bảng 7: Tì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4248.doc