Công tác huy động vốn - Thực trạng và giải pháp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Bình

 

Lời nói đầu 1

Chương I Vốn và vấn đề huy động vốn của các Ngân hàng thương mại 3

1.1.Vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm về vốn 3

1.1.2 Nội dung các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại . 4

1.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng 9

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn 13

1.3.1. Lãi suất huy động 13

1.3.2. Tính đa dạng của các hình thức huy động vốn 13

1.3.3. Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự 14

3.4. Chính sách kinh doanh của Ngân hàng 14

1.3.5. Các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng 14

1.3.6. Địa điểm và mạng lưới huy động 15

1.3.7. Uy tín của Ngân hàng 15

1.3.8. Các thủ tục giấy tờ và việc an toàn tiền gửi cho khách hàng 16

1.3.9. Các nhân tố khác 16

1.4. Kinh nghiệm huy động vốn ở một vài nước 17

Chương II:Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 19

2. Đặc điểm của chi nhánh NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 19

2.1. Sơ lược sự ra đời và mô hình tổ chức của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình 19

2.2. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình (Từ năm 2003 - 2005) 20

2.2.1 Đặc trưng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình 20

2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn (môi trường kinh doanh) 21

2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 22

2.3. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 28

2.3.1. Tình hình công tác huy động vốn 28

2.3.2 Kết quả đạt được và một số tồn tại trong công tác huy động vốn 33

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 39

3.1 Tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại 39

3.2. Xây dựng một mạng lưới huy động có hiệu quả 40

3.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ huy động vốn 41

3.4. Tăng cường tuyên truyền quảng bá về hình ảnh và sản phẩm của ngân hàng 41

3.5 Cần có biện pháp tuyên truyền, khuyến khích tiết kiệm

3.6 Xây dựng một chính sách huy động vốn hợp lý 42

3.7 Nghiên cứu khách hàng 43

3.8 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 46

3.9. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT TP Thái bình 47

3.9. Đối với Chính Phủ 47

3.9.1 Giảm chỉ số lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền 47

3.9.2. Ổn định và phát triển kinh tế là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng 47

3.9.3. Phải xây dựng hệ thống luật hoàn chỉnh 47

3.10. Ngân hàng nhà nước 48

3.10.1. Tăng cường sức mạnh của các tổ chức tài chính trung gian 48

3.10.2. Tổ chức để hình thành và phát triển thị trường vốn 48

3.10.3. Tiếp tục hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ 48

3.11 Với NHNo TW 49

3.11.1 Phải xây dựng được chính sách lãi suất hợp lý 49

3.11.2. Có chính sách điều chuyển vốn hợp lý 50

KẾT LUẬN 51

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác huy động vốn - Thực trạng và giải pháp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp lý, Quốc hội Mỹ đã thông qua những thay đổi trong luật đối với tài khoản này nhằm khuýên khích tiết kiệm . Những thay đổi này cho phép cá nhân và gia đình có thu nhập cao được hưởng chế độ miễn thuế đối với những khoản tiền gửi bổ sung hàng năm vào tài khoản hưu trí - tối đa là 50.000USD. Hoặc là việc các Ngân hàng Mỹ cung cấp rất nhiều loại tiền gửi đa dạng về chủng loại Ví dụ Tiền gửi kỳ hạn được phát hành với lãi suất thay đổi định kỳ. Tiền gửi loại này có kỳ hạn tối thiểu là 7 ngày và không được rút trước thời hạn. Tiền gửi loại này rất đa dạng, từ chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, tới tiền gửi giáng sinh, tiền gửi cho đi nghỉ, mua nhà … Kinh nghiệm của Đức trong việc huy động vốn như: Hiện đại hoá và mở rộng cung ứng dịch vụ, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước, tạo ra một tập tiện ích và lợi ích khi sử dụng các dịch vụ Ngân hàng. ở Đức để khắc phục việc rút tiền trước hạn gây bất lợi cho người gửi tiên, Ngân hàng thường cấp cho khách hàng cần rút tiền một khoản tín dụng và coi khoản tiền gửi có kỳ hạn đó là đảm bảo tín dụng. Việc tăng tính chuyển nhượng cho các chứng chỉ tiền gửi này có ý nghĩa quan trọng hình thành nên một thị trường phụ cho các chứng chỉ tiền gửi này. Ngoài ra theo kinh nghiệm cho thấy việc huy động vốn từ trái phiếu khá phổ biến ở các nước. Ngân hàng LTCB ở Nhật bản là một Ngân hàng trong số Ngân hàng lớn nhất trên toán thế giới đã phát hành trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, 2 năm và 5 năm. Loại trái phiếu có kỳ hạn 5 năm chiếm quá nửa trong tổng số trái phiếu phát hành và chúng được nắm giữ bởi các Công ty bảo hiểm. Các hợp tác xã nông nghiệp và rất nhiều tổ chức đầu tư khác. Loại kỳ hạn 1 năm có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các cá nhân nên cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. ở nước ta tuy mới chuyển sang cơ chế thị trường song kinh nghiệm quý báu về huy động vốn của các Ngân hàng trong nước cũng là điều đáng phải quan tâm. Tóm lại: Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm tới, vốn đỏp ứng cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là vấn đề cực kỳ quan trọng và cấp bách. Do vậy việc mở rộng nguồn vốn huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay. chương II thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thành Phố TháI Bình 2. Đặc điểm của chi nhánh NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 2.1- Sơ lược sự ra đời và mô hình tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình: Chi nhỏnh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình được thành lập năm 2000, được tỏch ra bởi Ngõn hàng Ngân hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Thái Bình. Ban Giỏm đốc Ngân hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Thị xó Thái Bình đó biết phỏt huy tiềm lực sẵn cú của mỡnh, tổ chức hoạt động kinh doanh tốt, với phương chõm “Đi vay để cho vay” chi nhỏnh đó huy động được tiền gửi của cỏc tổ chức kinh tế và của dõn cư, đỏp ứng nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh, mở rộng và đa dạng hoỏ dịch vụ ngõn hàng. Chớnh vỡ thế những năm qua chi nhỏnh luụn luụn hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Mụ hỡnh tổ chức của chi nhỏnh Ngân hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Thị xó Thái Bình được bố trớ gồm: Ban Giỏm đốc gồm 3 đồng chớ + 1 Phú Giỏm đốc phụ trỏch khối kinh doanh + 1 Phú Giỏm đốc phụ trỏch phũng Kế toỏn-Ngõn quĩ, phũng Tổ chức hành chớnh. 1 phũng Tớn dụng 1 phũng Kế toỏn-Ngõn quĩ 1 phũng Tổ chức hành chớnh. 6 ngân hàng cấp 4 Về nhân sự tính đến 31 tháng 12 năm 2005, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành Phố Thái Bình có 70 CBCNV, trong đó trình độ đại học và cao đẳng là: 35 người chiếm 50%/ Tổng số CBCNV; trung cấp, sơ cấp là: 35 người chiếm 50%/tổng số CBCNV, đây cũng là thế mạnh để Ngân hàng đạt được mục tiêu của mình. 2.2. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình (Từ năm 2003 - 2005) 2.2.1 Đặc trưng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình: -NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình là một trong những Ngân hàng thương mại nhà nước trên điạ bàn thành phố. Cũng giống như các Ngân hàng khác nó cũng là một trung gian tài chính hoạt động trên thị trường với phương châm đi vay để cho vay và đối tượng kinh doanh của nó là tiền tệ. - Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng gồm hai nguồn chủ yếu: Vốn tự có và vốn huy động. Mỗi loại có nội dung kinh tế và đặc điểm khác nhau. Nguồn vốn tự có là nhỏ bé, nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn vay mượn (Bằng huy động tiền gửi từ các TCKT, dân cư. Vay Ngân hàng nhà nước, vay các TCTD khác). Vì vậy rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng là rất cao. - Sử dụng vốn: Ngân hàng sử dụng vốn chủ yếu là để cho vay các tổ chức và cá nhân, đây là nghiệp vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng. - Khách hàng của Ngân hàng: Có khoảng 10-15 ngàn khách hàng đến với Ngân hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Thành Phố Thái bình. Trong đó khách hàng là doanh nghiệp nhà nước có khoảng 10 khách hàng, khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 15 - 20 khách hàng, còn lại chủ yếu là khách hàng thuộc hộ gia đình, tư nhân, cá thể. Đây là những khách hàng gắn bó mật thiết với Ngân hàng, gắn bó lâu dài, thường xuyên. - Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng: Trên một địa bàn nhỏ bé, chi nhánh Ngân hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Thị xó Thái Bình phải đương đầu với 3 Ngân hàng thương mại quốc doanh: Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư. Ngoài ra còn có Ngân hàng Chớnh sỏch xó hội và 78 quỹ tín dụng khu vực cùng thực hiện nghiệp vụ đi vay để cho vay. Bên cạnh đó chi nhánh còn phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng khác như: Công ty bảo hiểm nhân thọ, Bưu điện, Kho bạc Thái Bình ... trong công tác huy động vốn. 2.2.2 Một số thuận lợi và khó khăn: - Thuận lợi: + Kinh tế Thái Bình đang phát triển mạnh mẽ về số lượng và quy mô. Tốc độ phát triển của Thái Bình trong vài năm trở lại đây rất cao và đang dược sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và nhà nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng hoạt động kinh doanh với số lượng khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng và quy mô mỗi giao dịch không ngừng tăng. + Cơ sở hạ tầng trong tỉnh đang từng bước phỏt triển gúp phần tăng cường giao lưu, du lịch hợp tỏc kinh tế, tạo điều kiện cho phỏt triển kinh tế. + Cỏc chương trỡnh phỏt triển kinh tế khu cụng nghiệp, cụm cụng nghiệp, phỏt triển nghề, làng nghề, phỏt triển kinh tế biển, xõy dựng cỏnh đồng 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh của ngõn hàng. + Hoạt động ngõn hàng luụn luụn nhận được sự quan tõm chỉ đạo sỏt sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, của Ngõn hàng Nhà nước tỉnh, Ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Việt Nam. Sự phối kết hợp giữa cỏc ngành, cỏc cấp chớnh quyền đó giỳp đỡ ngõn hàng trong việc đầu tư tớn dụng và xử lý nợ tồn đọng. + Tập thể CBCNV trong chi nhỏnh Ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Thành Phố Thỏi Bỡnh có trình độ chuyên môn cao và thường xuyên được đào tạo nâng cao về nghiệp vụ, đoàn kết quyết tõm, năng động , sỏng tạo, phấn đấu vỡ sự nghiệp chi nhỏnh. + Ban lãnh đạo của NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình luôn quản lý chặt chẽ và đề ra phương hướng đường lối kinh doanh đúng đắn góp phần xây dựng chi nhánh thành phố ngày càng vững mạnh. - Khó khăn: + Chi nhánh Ngân hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Thành Phố Thái Bình hoạt động kinh doanh trên địa bàn có diện tích chật hẹp, là tỉnh thuần nông, dân số đông, thu nhập bình quân đầu người rất còn thấp, thu ngân sách của tỉnh không đủ chi gần 50% chi ngân sách của tỉnh là do Trung ương hỗ trợ. Các doanh nghiệp làm ăn có lãi chỉ chiếm khoảng 50% trong tổng số 97 doanh nghiệp nhà nước, số còn lại đang trong tình trạng thua lỗ; trong khi đú việc thực hiện sắp xếp đổi mới lại doanh nghiệp trong tỉnh cũn rất chậm, do đú gõy khụng ớt khú khăn cho ngõn hàng. + Tình hình lạm phát gia tăng nhanh chóng làm cho đồng tiền mất giá khiến hoạt động của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. 2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình Trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Thành Phố Thái Bình đã đưa ra các giải pháp để đạt được các mục tiêu cơ bản trong những năm qua như sau: - Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, phục vụ đầu tư phát triển, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chính sách tiền tệ, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững theo chương trình phát triển kinh tế hàng năm của tỉnh. - Mở rộng địa bàn hoạt động, đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm thu hút khách hàng, thường xuyên theo dõi những diễn biến trên thị trường và tình hình biến động của lãi suất để đảm bảo được chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn. - Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng: Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tìm mọi biện pháp để huy động vốn tại chỗ đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu câù vốn vay của khách hàng. - Từng bước đổi mới công nghệ Ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong khâu thanh toán. - Xây dựng một chính sách khách hàng, chính sách lãi suất hợp lý phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. - Khuyến khích từng cán bộ công nhân viên trong chi nhánh thường xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt. Những kết quả cụ thể: a. Công tác huy động vốn: Nhận thức được tầm quan trọng của Vốn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng, để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế. Ngân hàng Nụng nghiệp và phỏt triển nong thụn Thành Phố Thái Bình coi trọng nghiệp vụ nguồn vốn mà chủ yếu là công tác huy động vốn. Kết quả công tác huy động vốn từ năm 2003 trở lại đây được thể hiện qua Bảng I như sau: Bảng I: Kết quả công tác huy động vốn từ năm 2003 - 2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ tăng 2005/04 Tổng NV huy động 113.073 117.760 155.652 32,2% Huy động từ TCKT 59.904 48.412 45.123 -6,8% Huy động từ dân cư 53.169 69.348 110.520 58,3% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003, 2004, 2005 ) Qua số liệu tại biểu trên ta nhận thấy được, sau 3 năm hoạt động kinh doanh của chi nhánh, công tác huy động vốn tại chi nhánh đã có sự tăng trưởng một cách tích cực thể hiện: Tổng nguồn vốn tăng 2005 tăng so với 2004 là 32,2% đây là sự cố gắng lỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh, tiền gửi huy động được từ dân cư tang mạnh so sánh 2005 và 2004 về số tuyệt đối tăng gần 40.000 triệu ( đồng ), tức là tăng 58,3% so với 2004. Tuy vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có giảm nhưng kết quả huy động vốn của Ngân hàng vẫn rất đáng biểu dương. b/ Công tác tín dụng: Tín dụng không chỉ là chức năng cơ bản của các Ngân hàng thương mại, mà còn là chức năng của hầu hết các định chế tài chính. Tín dụng là khoản mục sử dụng vốn lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất của các Ngân hàng. Vì vậy sự thành công hay thất bại của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Thành Phố Thái Bình đã không ngừng được phát triển. Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng II: Kết quả công tác cho vaycủa Ngân hàng (Từ năm 2001- 2003) Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ tăng 2005/2004 Tổng dư nợ 109.309 168.775 213.654 27% Ngắn hạn 69.309 126.259 169.253 34% Trung 40.000 42.516 44.401 5% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003, 2004, 2005 ) Qua số liệu biểu trên ta thấy được, việc tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình được phát triển không ngừng qua các năm. Có được kết quả trong những năm qua. Tổng doanh số cho vay 2005 so với 2004 tăng 27% đặc biệt cho vay ngắn hạn tăng tới 34%. Đạt đuợc kết quả cao như vậy là do NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình đã phát huy và giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển, chủ động nắm bắt những dự án được đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển đối với các dự án chuyển tiếp theo kế hoạch nhà nước. Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chi nhánh đã chủ động thẩm định, lựa chọn tìm kiếm những dự án tốt, có hiệu quả, có khả năng vay trả để đầu tư. Bên cạnh việc tìm kiếm các dự án lớn có tính khả thi để cho vay, trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Thị xó Thái bình còn thực hiện cho vay đối với hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh, tư nhân cá thể thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ hay Hội cựu chiến binh … . Hoạt động cho vay chủ yếu được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố các giấy tờ có giá, cho vay tín chấp thường chỉ áp dụng với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nhà Nước là khách hàng quen từ trước. Đặc biệt chi nhánh đã mở rộng thêm hình thức cho vay đối với CBCNV của các cơ quan, xí nghiệp với hình thức thu hàng tháng từ lương đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến vay tại Ngân hàng, góp phần tăng dư nợ và đảm bảo an toàn vốn vay. c/ Công tác dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Để hỗ trợ cho công tác huy động vốn và công tác tín dụng, tăng thêm nguồn thu cho Ngân hàng và đặc biệt là giữ chân khách hàng cũ đang có những nhu cầu mới về thanh toán chuyển tiền đồng thời tăng uy tín vị thế của Ngân hàng thì hoạt động thanh toán và ngân quỹ tại chi nhánh NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình trong những năm qua đã và đang được quan tâm đúng mức. Trong những năm qua chi nhánh đã tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng, thu hút các khách hàng hiện đang quan hệ với Ngân hàng cũng như các khách hàng mới thực hiện các dịch vụ thanh toán như: Thanh toán bù trừ, thanh toán chuyển tiền điện tử, chuyển tiền thường, chuyển tiền khẩn, thanh toán kiều hối, WESTON UNION, kinh doanh ngoại tệ ... Đồng thời với việc thực hiện tốt các dịch vụ đã có. Tuy nhiên hoạt động dịch vụ của Ngân hàng chưa thực sự mạnh và đa dạng so với nhu cầu của khách hàng và một vài Ngân hàng khác trong khu vực nên kết quả chưa thực sự cao thể hiên trong bảng: Bảng III: Kết quả hoạt động dịch vụ tại chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ tăng 2005/2004 - Tổng DS hoạt động thanh toán 1.273 1.402 1.470 4,9% Trong đó DS hoạt động dịch vụ 1.029 1.243 1.320 6,2% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003, 2004, 2005 ) Qua số liệu của biểu trên chúng ta nhận thấy: Trong những năm gần đây Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Thái Bình đã mở rộng hoạt động dịch vụ và thu dịch vụ ngày càng lớn góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, và đây là hoạt động kinh doanh ít bị rủi ro nhất. d/ Công tác quản trị điều hành: - Chi nhánh đã chủ động xây dựng quy chế hoạt động của Ban Giỏm đốc, của các phòng ban, các bộ phận đảm bảo mọi công việc đều hoạt động thuận lợi bảo đảm an toàn. - Chi nhỏnh thực hiện xõy dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, cùng với việc phân tích môi trường kinh doanh của mình, chi nhánh bám sát và dùng kế hoạch kinh doanh đó để chỉ đạo điều hành - Tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát ngay trong từng nghiệp vụ hoạt động của chi nhánh nhằm phát hiện, sửa chữa kịp thời các sai phạm trong quá trình hoạt động kinh doanh. e/ Kết quả kinh doanh: Trong những năm gần đây NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình luôn có lãi mặc dù đã có những giai đoạn nền kinh tế, chính trị Thái Bình không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đây là một thành tích lớn của Ngân hàng. Ngân hàng luôn hoàn thành trách nhiệm của mình với nhà nước, ngoài ra còn mua sắm, sửa chữa rất nhiều tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Thu nhập của các nhân viên cũng luôn được đảm bảo và tăng đều đặn trong vài năm gần đây. Bảng IV: kết quả kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ tăng 2005/2003 Tổng doanh thu 8.922 14.021 44.069 214% Tổng chi phí 7.699 9.191 37.092 303% Lợi nhuận 1.223 4.830 6.977 44% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003, 2004, 2005 ) Qua số liệu tình hình thực hiện kết quả kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua, chúng ta thấy được hoạt động kinh doanh của chi nhánh cú hiệu quả. Lợi nhuận tăng đều qua các năm mặc dù chi phí cũng tăng nhanh cùng doanh thu nhưng tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Ta thấy Ngân hàng đã không ngừng tăng thu giảm chi, tích cực trong hoạt động kinh doanh để đạt được kết qủa tốt. 2.3. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Thái Bình: 2.3.1. Tình hình công tác huy động vốn: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của Thái Bình và sự phát triển của cả nước thì NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu về tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đều đạt vượt mức kế hoạch đề ra hàng năm và năm sau luôn cao hơn năm trước, đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng mở rộng kinh doanh trên nhiều mặt, đặc biệt là mở rộng hoạt động tín dụng tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế. Tình hình cụ thể về hoạt động huy động vốn thể hiện như sau: Bảng V: Doanh số huy động vốn một số năm gần đây của NHNo&PTNT Thành Phố TháI Bình Đơn vị: Triệu đồng Năm Nguồn vốn huy động Tăng giảm so với các năm trước Số tuyệt đối Số tương đối 2002 117.994 2003 113.073 -4.921 -4,2% 2004 117.760 4.687 4,1% 2005 155.652 37.892 32,2% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003, 2004, 2005 ) Với số liệu trình bày ở biểu trên, chúng ta thấy được tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng, về số tuyệt đối năm sau đều cao hơn năm trước mức tăng cao nhất là giữa năm 2005 và 2004 đạt 19.032 ( triệu đồng ), mức tăng thấp nhất là 6.093 ( triệu đồng ), về số tuyệt đối mức tăng trưởng của năm thấp nhất là 5,1 %, năm cao nhất là 13,8%, mức tăng trưởng bình quân trong các năm là 8.93%. Đây là một thành tích rất tốt của một Ngân hàng mới tách ra hoạt động một cách độc lập trong điều kiện cạnh tranh về hoạt động huy động vốn ngày càng gay gắt. Sự thay đổi về doanh số huy dộng có thể biểu diễn trên biểu đồ Biểu đồ 1 Doanh số huy động Sau năm 2003 có những kết quả kinh doanh không được tốt thì ngân hàng đã tìm các nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu kém trong công tác huy động vốn từ đó đưa ra các giải pháp kết quả là năm 2004 và 2005 kết quả huy động của ngân hàng đã thay đổi hẳn đặc biệt năm 2005 ngân hàng đã huy động vượt kế hoạch 12% và so với 2004 tăng 37.892 ( triệu đồng ). Bảng VI: Kết cấu nguồn vốn huy động theo loại hình Đơn vị: Triệu đồng 2003 2004 2005 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng NV huy động 113.073 100 117.760 100 155.652 10 Tiền gửi các TCKT 59.904 52,9 48.412 41,1 45.123 29 Tiền gửi dân cư 53.169 47,1 69.348 58.9 110.520 71 Trong đó: -Tiền gửi tiết kiệm 33.245 29,4 65.776 55,8 105.976 68 -Huy động kỳ phiếu, trái phiếu 19.924 17,7 3.572 3,1 4.544 3 ( Quyết toán các năm 2003, 2004, 2005 ) Biểu đồ II Kết cấu theo loại hình Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy: Kết cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh theo loại hình huy động thì phần lớn vốn huy động được hình thành lên từ tiền gửi dân cư dưới hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Còn việc huy động vốn từ tiền gửi các TCKT tại chi nhánh còn rất nhiều hạn chế, tỷ lệ huy động từ tiền gửi các TCKT mới chiếm ở mức 37– 50,1%. Và năm 2005 so với 2004 thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm cả về số tuyệt đối ( 10.871 triệu đồng ) lẫn tỷ trọng trong tổng số vốn huy động được. Trong khi đó tiền gửi của dân cư lại tăng nhanh mạnh năm 2005 so với 2004 đã tăng gần 30.000 ( triêụ đồng ) và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Qua đó ta thấy Ngân hàng đang gặp phải khó khăn trong hoạt động huy động từ các tổ chức kinh tế nhưng mặt khác thì lại đạt kết quả rất khả quan với tiền gửi của dân cư. Bảng VII Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn 2004 2005 2005 so với 2004 Số lượng % Số lượng % Số tuyệt đối Số tương đối % Tổng Nguồn Vốn 117.760 100 155.652 100 37.892 32,1 Không Kỳ hạn 51.988 44,1 44.965 28,9 7.023 -13,5 Kỳ hạn <12 Tháng 18.010 15,3 32.625 21,0 14.615 81,1 Kỳ hạn >12 Tháng 47.762 40,6 78.062 50,1 30.300 6,3 Đơn vị: Triệu Đồng ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005 ) Biểu đồ III Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn Từ bảng ta thấy nguồn vốn có kỳ hạn và kỳ hạn dài mà Ngân hàng thu hút được đã tăng lên đáng kể trong khi đó thì tiền gửi không kỳ hạn lại có xu hướng giảm xuống. Có được nguồn vốn dài hạn là một ưu thế để Ngân hàng có thể chủ động hơn trong sử dụng nguồn vốn này tuy nhiên Ngân hàng lại để khoản tiền gửi có chi phí thấp tiền gửi không kỳ hạn giảm điều này có thể ảnh hưởng tới chi phí huy động vốn và đồng thời cũng ảnh hưởng tới lãi suất đầu ra. Trên địa bàn Thái Bình hiện nay số lưọng các doang nghiệp đang tăng mạnh do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang lại nhưng doanh số huy động từ không kỳ hạn gỉm vi vậy ngân hàng cần xem sét để tìm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này để khắc phục kịp thơì. Ngoài ra ta thấy rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu lại là ngắn hạn trong khi đó huy động dài hạn lớn hơn 12 Tháng chiếm tỷ trọng lớn và quy mô cũng lớn như vậy ngân hàng cũng lên xem xét tới mối quan hệ giữa huy động vốn và cho vay để tránh gặp phải rủi ro lãi suất khi lãi suất trên thị trường thay đổi theo hướng bất lợi. Không chỉ lỗ lực trong công tác huy động nội tệ trong vài năm gần đây ngân hàng cũng có được những kết quả tốt trong huy động ngoại tệ. Từ những hoạt động như chuyển tiền, nhận kiều hối, ... ngân hàng đã thu hút thêm nhiều khách hàng đến ngan hàng gửi tiền. Kết quả thể hiện trong bảng sau: Bảng VIII Cơ cấu nguồn vốn theo Đồng tiền 2004 2005 2005 so với 2004 Số lượng % Số lượng % Số tuyệt đối Số tương đối % Tổng Nguồn Vốn 117.760 100 155.652 100 37.892 32,1 Nội Tệ 103.363 88 135.278 87 31.915 30,8 Ngoại Tệ 14.397 12 21.374 13 6.977 48 Đơn vị: Triệu Đồng ( Quyết toán các năm 2003, 2004, 2005 ) Qua bảng ta thấy nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ của ngân hàng qua hai năm 2004, 2005 của ngân hàng đều tăng trưởng đều đặn năm 2005 so với 2004 nguồn huy động nội tệ tăng 31.915 ( triệu đồng ), ngoại tệ tăng 6.977 ( triệu đồng ). Qua đó ta thấy ngân hàng đã không ngừng nâng cao hiệu quả huy động vốn. Trong khi lãi suất huy động ngoại tệ ngân hàng áp dụng đang ở mức tương đối thấp nhưng ngân hàng vẫn huy động được nhiều từ nguồn này và năm sau tăng hơn năm trước. 2.3.2 Kết quả đạt được và một số tồn tại trong công tác huy động vốn. 2.3.2.1. Những kết quả đạt được: Sau khi tách ra từ NHNo Thái Bình cho tới nay Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình đã gặt hái được những thành quả to lớn với nhiều bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra trong hoạt động huy động vốn cũng như trong toàn bộ hoạt động kinh doanh. - Về mặt số lượng: Trong 3 năm trở lại đây quy mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng không ngừng được mở rộng năm sau cao hơn năm trước cụ thể: Năm 2003 Ngân hàng huy động được 113.073 ( triệu đồng ) năm 2004 đạt 117.760 ( triệu đồng ) và năm 2005 đạt tới mức 155.652 ( triệu đồng ) đây là một bước nhảy vọt về doanh số huy động mà Ngân hàng đạt được.So sánh ta thấy doanh số huy động 2005 tăng so với 2004 là 37.892 ( triệu đồng ) tương đương tăng 32%. So sánh với Ngân hàng Ngoại Thương Thành Phố Thái Bình một Ngân hàng có bề dày lịch sử và là một Ngân hàng vào loại mạnh nhất về mọi mặt hoạt động ở Thái Bình cho thấy: Doanh số huy động của họ so với NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình là lớn hơn rất nhiều năm 2003 họ huy động được 284,6 ( tỷ đồng ) năm 2004 đạt 338,4 ( tỷ đồng ) và năm 2005 đạt 364,9 ( tỷ đồng ). Ta thấy doanh số huy động của Ngoại Thương 2005 so với 2004 tăng 26,5 ( tỷ đồng ) tương đưong tăng 7,83% như vậy mặc dù doanh số huyđộng của NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình có kém hơn so vớ Ngoại Thương nhưng qua 2 năm 2004, 2005 thì doanh số huy động của nông nghiệp lại cao hơn cả về số tuyệt đối cũng như về số tương đối. Đây là một kết quả rất tốt của Ngân hàng. - Về mặt thời hạn: Qua 2 năm 2004, 2005 nguồn vốn trung hạn và dài tăng lên đáng kể năm 2004 nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng đạt 47.762 ( triệu đồng ) năm 2005 lên tới 78.062 ( triệu đồng ), tức là tăng 30.300 ( triệu đồng ). Tỷ lệ nguồn vốn huy động có kỳ hạn dài trong tổng nguồn vốn huy động tăng là một thuận lợi cho công tác sử dụng vốn của Ngân hàng, với nguồn vốn ổn định như vậy Ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng trung, dài hạn. - Về lãi suất huy động: Hiện nay lãi suất mà Ngân hàng áp dụng do NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra ở mức thấp hơn so với lãi suất của các Ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn. Có th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0060.doc
Tài liệu liên quan