Ngày nay công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu, quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm chi phí, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. tức là quyết định đến khả năng cạnh tranh, khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng, do vậy đầu tư vào công nghệ là rất cần thiết. Để làm được điều đó thì NHNo cần:
+Liên tục đầu tư công nghệ hiện đại, bắt kịp sự phát triển chung của công nghệ thông tin trong nước và thế giới
+Đầu tư thích hợp, tránh hiện tượng nghẽn mạch, virut hệ thống, thường xuyên nâng cấp hệ thống thông tin, phát triển toàn diện và an toàn hệ thống mạng giao dịch trực tuyến từ hội sở chính với các chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác kế toán cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xuân Trường - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cán bộ kế toán xử lý công việc được linh hoạt hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mỗi NH cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn công việc của cán bộ kế tóan tại các khâu xử lý quan trọng, tránh tối đa các sai phạm có thể xảy ra
Tóm tắt chương 1
Trên đây là những lý luận cơ bản về nghiệp vụ tín dụng và kế toán cho vay của ngân hàng thương mại. Trong đó đã nêu ra vai trò quan trọng của kế toán cho vay đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, yêu cầu kế toán cho vay phải thực hiện đúng quy trình, quy định
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNo HUYỆN XUÂN TRƯỜNG TỈNH NAM ĐỊNH
2.1Khái quát về NHNo & PTNT huyện Xuân Trường
2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội địa phương
2.1.1.1 Những thuận lợi
Năm 2008 NHNo&PTNT huyện Xuân Trường được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy –HĐND-UBND huyện, NH cấp trên và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong huyện đã tạo mọi điều kiện để hoạt động của NHNo huyện Xuân Trường theo mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển theo cơ cấu mới, kinh tế nông nghiệp nông thôn mới đã chuyển biến tốt tạo đà cho các hộ sản xuất kinh doanh đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần hoàn thành tốt nghĩa vụ với nhà nước và địa phương.
Đặc biệt đội ngũ tổ trưởng tổ vay vốn tại các thôn xóm là cánh tay vươn dài giúp NH tiếp cận với nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân vay vốn, xóa bỏ khoảng cách giữa Ngân hàng và hộ nông dân nông nghiệp nông thôn
2.1.1.2 Những khó khăn
Năm 2008 do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, nhà nước thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát nên lãi suất biến động mạnh gây khó khăn cho cả NH và KH. Bên cạnh đó tập đoàn than và khoáng sản dừng xuất khẩu trong khi khách hàng vay vốn chủ yếu đóng tàu vận chuyển than nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của NHNo Xuân Trường
Trên địa bàn huyện Xuân Trường ngoài NHNo, còn có thêm NH đầu tư và phát triển, ở mỗi xã cũng đều có quỹ tín dụng nhân dân nên tình hình cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong năm vừa qua khá gay gắt
Trong năm vừa qua NH đã tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất cũng như trình dộ còn nhiều hạn chế nên chưa đảm bảo tốt theo yêu cầu đề ra
2.1.2Mô hình tổ chức
Tháng 7/1997, tỉnh Nam Định được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ngày 16/12/1997 Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam ký quyết định số 515/NHNo-02 về việc giải thể chi nhánh NHNo tỉnh Nam Hà, thành lập chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định và chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam
Song song với sự ra đời của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định, NHNo&PTNT Huyện Xuân Thuỷ trước đây cũng được chia tách ra làm 2 NH là NHNo&PTNT Giao Thuỷ và Xuân Trường
NHNo&PTNT huyện Xuân Trường có trụ sở chính tại Thị trấn Xuân Trường, có 3 NH cấp 3 chia đều từng khu vực phụ trách cụ thể:
ªNgân hàng trung tâm huyện gồm: Thị trấn Xuân Trường, Xuân Ngọc, Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phương
ªNH khu vực Xuân Kiên gồm các xã: Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Ninh, Xuân Hoà, Xuân Vinh
ªNH khu vực Xuân Đài: Xuân Đài, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Phong, Xuân Phú, Thọ Nghiệp
ªNH khu vực Hành Thiện : Xuân Hồng, Xuân Thượng, Xuân Châu, Xuân Thuỷ
MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHNO&PTNT HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Phòng tín dụng
PGD Xuân Kiên
PGD Hành Thiện
PGD Xuân Hồng
Ban giám đốc: Thực hiện công việc chỉ đạo hoạt động của Ngân Hàng, xây dựng các chiến lược kinh doanh, đề ra những quy định nhằm hoàn thiện văn hoá kinh doanh của Ngân hàng, trực tiếp nhận các chỉ thị của Đảng và Nhà nước để phổ biến cho nhân viên
Phòng tín dụng: Là nơi tạo ra nguồn thu cho Ngân hàng, công việc của phòng tín dụng là cho khách hàng vay, trực tiếp gặp khách hàng tư vấn thẩm định các phương án kinh doanh của KH và lập các hồ sơ cho vay. Ngoài ra phòng tín dụng còn làm công tác thống kê kế hoạch báo cáo Ngân hàng cấp trên và tham mưu cho Ban Giám Đốc trong điều hành và sử dụng vốn
Phòng kế toán ngân quỹ: Thực hiện các công việc kế toán, thanh toán thông qua quản lý tiền gửi, tiền vay của khách hàng cá nhân hay KH là tổ chức kinh tế, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống NHNo và NH khác thông qua hình thức: chuyển tiền, séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, nhận tiền từ những người xuất khẩu lao động chuyển về, thanh toán các dịch vụ WESTERN UNION, dịch vụ thu phí PRUDENTIAL... Thực hiện đúng chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành của NHNN đề ra. Cuối tháng, cuối năm thực hiện tổng kết lập báo cáo và bảng cân đối
Bộ phận quỹ có nhiệm vụ là quản lý tiền tệ, nghiệp vụ thu chi tiền mặt, các giấy tờ có giá, ngoại tệ... đáp ứng nhu cầu của KH. Ngoài ra còn phải thực hiện đúng các chế độ về quản lý quỹ, đảm bảo an toàn cho kho quỹ và đối chiếu tồn quỹ cuối ngày
Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện các công việc quản lý hành chính, thi đua khen thưởng, tiếp các đoàn kiểm tra...Nhiệm vụ của phòng là đảm bảo hoạt động của Ngân hàng và các chính sách của người lao động. Phối hợp với phòng kế tóan để mua sắm các thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của Ngân hàng, phục vụ công tác hội nghị trong chi nhánh...
2.1.3Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Vốn là yếu tố đầu tiên để quyết định việc sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh vốn thì vốn là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tự có thì con số đó sẽ vô cùng là ít ỏi, không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn còn thiếu trong nền kinh tế. Vì vậy nguồn vốn có được nhờ vào sự vay mượn bên ngoài ngày càng có vai trò quan trọng. Ngày nay, nguồn vốn này thường chiếm tới 75-90% tổng nguồn vốn của ngân hàng. NH có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau:
-Huy động tiền gửi: cụ thể gồm tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các TCTK
-Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu..
Xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn đi vay, NHNo&PTNT huyện Xuân Trường luôn coi trọng công tác huy động vốn, coi là cần thiết và cấp bách nên chỉ đạo quyết liệt, có đề án huy động vốn ngay từ đầu mỗi năm, đảm bảo nguồn vốn để đầu tư tín dụng cho phù hợp
Bảng 2.1:Cơ cấu vốn huy động qua các năm
(Đơn vị :Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 2007-2006
Chênh lệch 2008-2007
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
1. Tiền gửi của KH
118
153,9
183
35,9
30,56
28,66
18,62
TG của KH VNĐ
9,869
18,79
11,662
8,9
90,42
-7,13
-37,95
TG của KH NT
0,65
0,228
0,335
0,2
250,76
0,11
46,93
TKTK bằng VNĐ
82,69
101,6
145,139
18,9
22,9
43,51
42,81
TGTK vàng, NT
25,13
33,17
25,363
8
31,98
-7,81
-23,54
TG ký quỹ VND
0,075
0,018
0
-0,1
-76
-0,02
-100
2.Phát hành GTCG
0,107
0,045
1,563
-0,1
-58
1,52
3373
Cộng
117,9
153,9
184,06
35,95
30,48
30,17
19,6
(Nguồn: bảng cân đối kế toán qua các năm)
Bảng số liệu trên được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm
Bảng và biểu đồ trên cho ta thấy được quy mô huy động vốn qua các năm khá cao và liên tục tăng trong các năm qua
Cụ thể là:
Năm 2007, nguồn vốn huy động là 153,89 tỷ tăng so với năm 2006 35,95 tỷ tương ứng 30,48%. Cuối năm 2006, NH đạt mục tiêu tăng nguồn vốn huy động thêm 30%, như vậy NH đã thực hiện vượt mục tiêu đề ra. Kết quả này có được do tình hình kinh tế xã hội huyện Xuân Trường năm 2007 có nhiều thuận lợi, ngành công nghiêp cơ khí, đóng tàu phát triển mạnh mẽ tạo công ăn việc làm, đời sống nhân dân nâng cao;cùng với việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng nên người dân có nguồn vốn nhàn rỗi nhiều hơn
Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động là 184,06 tỷ đồng tăng 30,17 tỷ so với năm 2007, tương ứng 19,6%. Tuy quy mô nguồn vốn tăng bằng năm trước nhưng so với kế hoạch đặt ra năm 2007 thì NH vẫn chưa đạt được. Nhìn vào bảng 2.1, ta có thể thấy quy mô huy động vốn giảm chủ yếu là do tiền gửi trong nước bằng đồng VN giảm mạnh: giảm 7,13 tỷ đồng tương ứng với 37,95%. Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu trong năm 2008 vừa qua. Ngành kinh kế lớn, mang lại lợi nhuân cao trong nhiều năm trước là đóng tàu chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế, tàu đóng ra không bán được ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư được bên ngoài huy động sử dụng nhiều do lãi suất thị trường cao.
Tuy nhiên trong tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, quy mô nguồn vốn huy động vẫn tăng thực sự là một thành tích của NH. Đó là do trong năm 2008 NHNo&PTNT huyện Xuân Trường đã có nhiều biện pháp tích cực để tổ chức huy động vốn thông qua việc thường xuyên tuyên truyền quảng cáo tiếp thị trên mọi phương tiện thông tin như: mở chuyên mục với truyền thanh huyện, ký hợp đồng với truyền thanh xã để tuyên truyền huy động vốn; thành lập các đại lý tiết kiệm nhằm thông qua các tổ vay vốn các xóm ở cơ sở để huy động vốn, tạo nguồn vốn đầu tư tín dụng
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn
a, Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
Ngân hàng với chức năng là trung gian tài chính. Huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi sau đó cung cấp cho các cho các chủ thể kinh tế đang cần vốn. Hay nói cách khác NH là người đi vay để cho vay. Nguồn vốn huy động được phải đảm bảo chi trả được các chi phí lãi và chi phí phi lãi nên NH không thể để nguồn vốn nằm im mà phải có các chính sách đầu tư, cho vay để bù đắp các chi phí. Vì vậy việc sử dụng nguồn vốn là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động của NH. Sử dụng vốn có hiệu quả là mục tiêu quan trọng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NH
Trong những năm vừa qua, NHNo&PTNT huyện Xuân Trường luôn cố gắng thực hiện mục tiêu đề ra. NH cho vay dưới nhiều hình thức: cho vay trực tiếp, cho vay thông qua tổ vay vốn, cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn; cho vay nhiều thành phần trong huyện: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ sản xuất. Nhờ có nguồn vốn mà NH cho vay, nhiều công ty, hộ gia đình đã có nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của huyện Xuân Trường
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 2007-2006
Chênh lệch 2008-2007
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng dư nợ
234,707
331,735
336,964
97,028
41,34
5,228
1,576
(Nguồn: bảng cân đối kế toán qua các năm)
Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy quy mô dư nợ tín dụng qua các năm liên tục tăng. Năm 2007, dư nợ tín dụng là 331,735 tỷ đồng tăng 97,028 tỷ so với năm 2006 tương đương 41,34%. Năm 2008 dư nợ tín dụng tăng 5,228 so với năm 2007 tương ứng 1,576, tăng không nhiều. Nguyên nhân của tình trạng trên là trong năm 2008, Nhà nước thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tê nhằm kiềm chế lạm phát nên ngân hàng giảm mức cho vay trong năm
b, Cơ cấu tín dụng
ª Theo đối tượng vay
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
CTCP
7,04
9,605
10,050
CT TNHH
16,42
17,380
13,088
Cá nhân HSX
187,765
297,117
308,670
Cho vay đời sống
23,482
7,633
5,156
Tổng
234,707
331,735
336,964
(Nguồn: bảng cân đối kế toán)
Hoạt động tín dụng của NH liên tục tăng, NH đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn của người dân trong huyện. Đối tượng cho vay ngày càng phong phú: từ cá nhân, hộ gia đình đến các tổ chức kinh tế. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng vay được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay theo đối tượng vay
Nhìn trên biểu đồ có thể thấy rằng KH chính là cá nhân hộ sản xuất. Quy mô tín dụng đối với nhóm KH này cũng liên tục tăng. Từ 187,765 tỷ năm 2006 lên 297,117 tỷ năm 2007 và đến năm 2008 con số này là 308,670 tỷ
Tuy nhiên dư nợ tín dụng đối với cho vay đời sống lại có xu hướng giảm: Năm 2006 là 23,482 tỷ đến năm 2007 là 7,633 tỷ giảm 15,849 tỷ. Năm 2008 là 5,156 tỷ giảm 2,477 tỷ so với năm 2007. . Đời sống người dân trong huyện chưa thực sự cao nên người dân chủ yếu vay vốn để tập trung sản xuất nên dư nợ cho vay đời sống thấp là tất yếu. Tuy nhiên NH nên quan tâm để mở rộng dư nợ đối với đối tượng này vì nhóm KH vay chi tiêu đời sống thường là nhữgn người có thu nhập ổn định nên rủi ro khi cho vay là thấp
ªCơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn
67,407
28,72
88,315
26,62
72,322
21,46
Trung, dài hạn
167,3
71,28
243,420
73,38
264,642
78,54
Tổng
234,707
100
331,735
100
336,964
100
(Nguồn: bảng cân đối kế tóan qua các năm)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng không lớn trong NH, khoảng 28%. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm nhẹ qua các năm. Năm 2006 là 28,72%, năm 2007 là 26,62% và đến năm 2008 thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay là 21,46%. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay trung dài hạn lớn, chiếm đến 78% và tăng dần qua các năm. Cụ thể ta có cơ cấu tín dụng năm 2008 thể hiện rõ qua biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn năm 2008
Qua biểu đồ trên ta thấy quy mô cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn 3,7 lần quy mô vay ngắn hạn. Điều đó cho thấy NHNo&PTNT huyện Xuân Trường chú trọng hình thức cấp tín dụng trung dài hạn. Chiến lược này là một tất yếu bởi huyện Xuân Trường trong những năm vừa qua có sự phát triển mạnh mẽ của hai ngành: cơ khí và đóng tàu. Đây đều là hai ngành yêu cầu một lượng vốn lớn và thời gian thu hồi dài. Việc cấp tín dụng dài hạn có điểm lợi là lãi suất cho vay cao nhưng lại tiềm ẩn nhiểu rủi ro: khó theo dõi việc sử dụng vốn vay và thời gian dài nên đi kèm với những rủi ro mà NH không lường trước được. Nếu có rủi ro xảy ra thì tổn thất sẽ lớn. Vì vậy, NH nên chú ý mở rộng các khoản vay ngắn hạn như cho vay tiêu dùng
c, Chất lượng tín dụng
Bảng 2.5: Bảng tổng kết Nợ xấu qua các năm
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nợ xấu
0,0052
0,006
8,342
+Nợ ngắn hạn
0.0019
0,0021
2,193
+Nợ trung hạn
0,0033
0,0039
6,149
%Nợ xấu/ tổng dư nợ
0,0022
0,002
2,47
(Nguồn: Bảng cân đối kế tóan)
Nhìn vào bảng trên ta thấy có sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ qua các năm. Năm 2007 tỷ lệ này giảm nhẹ so với năm 2006 và cả hai năm tỷ lệ đều duy trì ở mức dưới 1%, thấp hơn so với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Điều này cho thấy hoạt động của NH khá hiệu quả. Tuy nhiên đến năm 2008, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng lên đến 2,47%. So với các năm trước tỷ lệ này tăng cao hơn hẳn, tuy nhiên vẫn trong tỷ lệ giới hạn cho phép.
NHNo&PTNT huyện Xuân Trường đã thực hiện nghiêm túc Luật tín dụng, các quy định, quy chế trong hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng đã thực sự tập trung chú trọng trong nghiên cứu phân tích đánh giá KH, dự án; đã xây dựng hạn mức tín dụng hợp lý phù hợp với từng KH; thực hiện tốt công tác kiểm tra trước và thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của DN cũng như việc sử dụng vốn vay tại DN do đó chất lượng tín dụng trong thời gian qua luôn được đảm bảo
2.1.3.3 Về công tác kế toán – ngân quỹ
Mặc dù khối lượng công việc lớn do các hoạt động của chi nhánh không ngừng mở rộng nhưng công tác Kế toán- Ngân quỹ vẫn có sự phối hợp chặt chẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, chế độ an toàn kho quỹ góp phần đáng kể vào kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Xuân Trường
Với phương châm làm việc hết mình chứ không làm việc hết ngày trực giao dịch cả ngày lễ, ngày chủ nhật bộ phận Kế tóan- Ngân quỹ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thể hiện ở các mặt sau:
-Quy trình kế toán thu chi tiền mặt được tuân thủ nghiêm ngặt, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán, giao dịch đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giải quyết nhanh, kịp thời chính xác cho KH trong mọi nghiệp vụ thanh toán, chi trả. Phong cách giao tiếp, phục vụ KH lịch sự vui vẻ
-Bảo quản hồ sơ chứng từ sổ sách khoa học, an toàn, đảm bảo đúng quy định
-Công tác kho quỹ luôn đảm bảo an toàn trong thu và chi tiền mặt, đáp ứng đầy đủ kịp thời về tiền mặt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
-Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, thanh toán nhanh gọn,kịp thời, chính xác và an toàn làm tốt vai trò là trung tâm thanh toán
2.1.3.4 Các hoạt động dịch vụ khác của NH
Ngoài hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu , NHNo&PTNT huyện Xuân Trường còn làm dịch vụ chuyển tiền nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. NH đã thực hiện chuyển tiền điện tử xuống các NH cấp 3, chuyển tiền điện tử bảo đảm an toàn nhanh chóng chính xác, thu hút hầu hết KH chuyển tiền qua bưu điện trước đây. NH đã đứng ra bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán cho DN. Năm 2004 NH bắt đầu thực hiện chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, dịch vụ chi trả kiều hối ngày càng phát triển với số chi trả năm 2007 đạt trên 800 ngàn USD. Việc phát triển dịch vụ mới được NH quan tâm và có cử cán bộ chuyên trách đảm nhiệm vì vậy thu từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng trong các năm qua
Bảng 2.6: Tình hình thu nhập từ hoạt động dịch vụ qua các năm
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Thu từ hoạt động DV
0,057
0,15
0,62
1,3
0,967
1,5
Tổng thu nhập
38,26
100
46,740
100
64,637
100
(Nguồn: Báo cáo thu nhâp- chi phí- lợi nhuận
2.1.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Nhờ sự tích cực trong công tác huy động vốn, chất lượng tín dụng được nâng cao cùng với sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nên trong các năm qua NHNo&PTNT huyện Xuân Trường luôn có lợi nhuân cao. Cụ thể
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 2007-2006
Chênh lệch 2008-2007
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng doanh thu
38,26
46,74
64,74
8,48
22,16
18
38,51
Tổng chi phí
29,264
37,017
49,527
7,753
26,49
12,51
37,79
Lợi nhuận
8,996
9,633
15,213
0,637
7
5,58
57,92
(Nguồn: Báo cáo thu nhập – Chi phí - Lợi nhuận)
Biểu đồ 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Số liệu trên đã phản ánh rõ mức độ tăng trưởng cao và ổn định trong hoạt động của ngân hàng. Lợi nhuân năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,637 tỷ đồng(tương ứng 7%). Năm 2008 so với năm 2007 là 5,58 tỷ tương ứng 57,92%. Trong 3 năm qua, cùng với hoạt động kinh tế diễn ra sôi động trên địa bàn huyện, NHNo&PTNT huyện Xuân Trường cũng đã có sự phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững. Mặc dù chi phí hoạt động tín dụng tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước.
2.2 Thực trạng kế toán cho vay tại NHNo&PTNT huyện Xuân Trường
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Để đáp ứng yêu cầu về thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, mỗi chi nhánh ngân hàng dù to hay nhỏ đều phải có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán tại NHNo&PTNT huyện Xuân Trường được thực hiện theo sơ đồ sau:
PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại NHNo Xuân Trường
Kế toán trưởng
Trưởng phòng kế toán
Kế toán HĐV và chuyển tiền điện tử
Kế toán cho vay
Nhân viên kế toán
Thủ quỹ
Kế toán theo dõi nội bộ
Phòng kế toán ngân quỹ chịu trách nhiệm toàn bộ công tác hạch toán kế toán của ngân hàng: nghiệp vụ cho vay, tiết kiệm, chuyển tiền điện tử...Tổng số nhân viên phòng kế toán có 8 nhân viên, trong đó có:1 nhân viên phụ trách về kế toán cho vay, 3 nhân viên phụ trách về huy động vốn và chuyển tiền điện tử,1 kế toán phụ trách công cụ dụng cụ, 1 thủ quỹ, 1 trưởng phòng kế toán và 1 kế toán trưởng
Cán bộ kế toán cho vay thực hiện việc hạch toán từ, thu nợ, thu lãi, bảo quản hồ sơ cho vay...theo đúng chế độ quy định
Kế toán trưởng thực hiện việc kiểm soát sau các chứng từ và ký tên đối với các phiếu chi, sổ tiết kiệm, thực hiện kế toán tổng hợp...
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Ngân hàng hiện nay là mô hình kế toán giao dịch một cửa: Các quy trình trong nghiệp vụ kế tóan của NH hầu hết do phòng kế toán-ngân quỹ đảm nhận sau khi tiếp nhận hồ sơ từ các văn phòng khác chuyển sang. Các nghiệp vụ được thực hiện hoàn toàn trên máy tính và tự động hạch toán vào các tài khoản thích hợp đã cài sẵn
Cụ thể với nghiệp vụ cho vay:
-Hồ sơ và chứng từ được phòng tín dụng của NH tiếp nhận, xét duyệt và thẩm định. Sau đó được chuyển đến phòng kế toán để thực hiện hoạt động thanh toán
-Các số liệu về tài khoản cụ thể được máy tính tự động hạch toán vào các tài khoản vay của KH tương ứng sau khi số liệu được nhập vào máy tính
2.2.2 Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ kế toán cho vay tại NHNo&PTNT huyện Xuân Trường
Cũng như các nghiệp vụ khác, nghiệp vụ kế toán cho vay cũng đòi hỏi phải tuân thủ theo các nguyên tắc, các quy định của NHNN và của NHNo&PTNT, đây là điều kiện để hoạt động cho vay của ngân hàng được diễn ra một cách an toàn hiệu quả
Trước hết là các quy định do NHNN ban hành
- Luật NHNN Việt Nam số 01/1997/QH 10 ngày 12 tháng 12 năm 1997. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật NHNN Việt Nam số 10/2003/QH 11 ngày 17 tháng 6 năm 2003
- Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH 10 ban hành ngày 12 tháng 12 năm 1997. Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật TCTD số 20/2004/QH ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2004.
-Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng
-Các quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và số 783/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết đinh số 1627/2001/QĐ-NHNN
-Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 do Thống đốc NHNN ban hành về việc Quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD
-Hệ thống tài khoản Kế toán mới của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc NHNN Việt Nam
Bên cạnh đó là quy định của NHNo&PTNT Việt Nam: căn cứ nghị quyết của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam kỳ họp lần thứ XX, Chủ tịch Hội đồng quản trị Việt Nam ban hành quy chế cho vay đối với KH trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Nằm trong hệ thống đó, NHNo&PTNT huyện Xuân Trường hiện đang tổ chức và thực hiện hoạt động kế toán cho vay theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002- Quyết định về việc quy định cho vay đối với KH trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
2.2.3 Tài khoản sử dụng
Hiện nay NHNo huyện Xuân Trường sử dụng hệ thống tài khoản IPCAS theo chương trình World Bank về quy định hệ thống tài khoản IPCAS như sau:
- Các tài khoản cấp I,II,III là những tài khoản tổng hợp do Thống đốc NHNN quản lý, làm cơ sở để hạch toán và lập báo cáo gửi NHNN.
- Tài khoản cấp V được mở trên cơ sở tài khoản cấp II,III của NHNN. Việc mở tài khoản cấp V do thống đốc NHNo&PTNT Việt Nam quyết định.
- Tài khoản cấp V kí hiệu bằn 6 chữ số, ba số đầu là số hiệu tài khoản cấp II, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp II. Trong tài khoản cáp II thì kí hiệu từ 1 đến 9, những tài khoản NHNN chỉ mở đến cấp II thì số thứ tư là số 0, số thứ 5 và 6 bắt đầu từ 01 đến 99 (chữ số cuối cùng khác 0) là só thứ tự của tài khoản cáp V, NHNo không mở tài khoản cấp IV.
- Ký hiệu tiền tệ: Để phân biệt đồng Việt Nam và ngoại tệ và giữa các ngoại tệ với nhau, theo IPCAS sử dụng bằng 3 chữ cái (VD: VND, EUR, USD..) để ghi vào bên phải tiếp theo số hiệu tài khoản tổng hợp.
- Về số hiệu tài khoản chi tiết gồm 2 phần:
+Phần 1: Số hiệu tài khoản tổng hợp và kí hiệu tiền tệ:
Đa tệ: Tài khoản tổng hợp chỉ sử dụng tài khoản nội tệ cấp V theo quy định tỏng hệ thống tài khoản NHNo &PTNT không phân biệt nội tệ và ngoại tệ
Tài khoản cho vay chỉ mở tài khoản nợ cho vay và nợ khó đòi, không phân chia tài khoản tổng hợp theo thời gian nợ quá hạn.
Các tài khoản cho vay không mở theo thành phần kinh tế, tính chất nguồn mà chỉ mở theo thời hạn vay vốn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn).
Các tài khoản đa tệ cấp V về cho vay, huy động vốn, thanh toán... được lập từ tài khoản cấp II (trường hợp NHNN chỉ mở đến cấp II) hoặc tài khoản cấp II nội tệ của NHNN, ghi thêm vào bên phải 2 hoặc 3 chữ số bắt đầu từ 001 hoặc 01
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán hàng tháng, định kỳ, năm phải thực hiện tách nội tệ, ngoại tệ, phân chia thời gian nợ quá hạn, thành phần kinh tế, nguồn vốn theo đúng hệ thống tài khoản chung của NHNo&PTNT để tổng hợp, cân đối toàn ngành và gửi NHNN.
+Phần thứ 2:Số hiệu và tài khoản chi tiết đối tượng khách hàng được phản ánh bằng mã nghiệp vụ của đối tượng hạch toán.
Giữa số hiệu tìa khoản tổng hợp, ký hiệu tiền tệ và mã nghiệp vụ của đối tượng hạch toán ghi thêm dấu chấm để phân biệt.
Một số tài khoản cơ bản của hoạt động cho vay:
TK 101101/02/03: Tiền mặt VND tại đơn vị
TK 103101/02: Tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị
* Tài khoản cho vay của các TCKT, cá nhân trong nước:
TK 211: Cho vay ngắn hạn.
TK 2111: Nợ cho vay.
TK 211101: Nợ cho vay ngắn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2000.doc