LỜI NÓI ĐẦU 1
Chức năng và nhiệm vụ của công ty trong nền kinh tế: 2
PHẦN I 3
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6
PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH LAN 7
I. Một số khái niệm cơ bản về phân tích tình hình tài chính 7
1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp 7
2. Mục đích của phân tích hoạt động tài chính 7
3. Những tài liệu được dùng trong công tác quản lý Tài Chính 9
4. Phương pháp được dùng khi phân tích thực trạng tài chính 10
II. Nội dung phân tích thực trạng quản lý tài chính 11
NHẬN XÉT: 19
KẾT LUẬN 24
26 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác phân tích và quản lý tài chính công ty TNHH Thành Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệm vụ phụ trách việc kinh doanh, tiếp thị chào hàng và tiêu thụ sản phẩm giúp giám độc định hướng việc kinh doanh.
- Phòng hành chính : đảm nhiệm các công việc liên quan đến công tác hành chính của công ty.
- Phòng kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phó giám đốc, thực hiện công tác Marketing tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng kế toán là phòng có chức năng và nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác hạch toán kế hoạch để xác định kết quả quá trình tiêu thụ giúp giám đốc điều hành việc kinh doanh một cách có hiệu quả và nắm được kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của công ty hàng ngày. Phòng kế toán phải chịu trách nhiệm trước giám độc về những số liệu tài chính đưa ra có trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn của công ty.
- Phòng tổ chức - lao động: là phòng tham mưu cho giám đốc trong công tác bố trí nhân lực, tuyển chọn lao động từ đó có phương án điều hành nhân lực cho công ty.
- Hệ thống các của hàng: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và phó giám đốc kinh doanh thực hiện kinh doanh những mặt hàng mà công ty giao cho.
F Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty:
-Trên cơ sở hạch toán theo nguyên tắc chung do nhà nước ban hành đối với tất cả các Doanh Nghiệp, do đặc điểm kinh doanh và với hệ thống nhiều cửa hàng mà công ty có tổ chức bộ máy kế toán như sau:
- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung, phòng kế toán công ty gồm 4 người có nhiệm vụ như :
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ, tiền lương
Kế toán tiêu thụ hàng hoá TSCĐ
Thủ quỹ
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế toán, phân công nhiệm vụ cho các kế toán viên, lập trình kế toán máy.
Kế toán công nợ tiền lương: Phụ trách thanh toán các công nợ và tiều lương cho người lao động.
Kế toán tiêu thụ, TSCĐ: chịu trách nhiệm về hoạt động tiêu thụ hàng hoá xác định kết quả và theo dõi tình hình biến động TSCĐ.
Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty có chức năng thu tiền, chi tiền thông qua kế toán trưởng.
báo cáo hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
1. Tổng doanh thu
501.425.160
711.923.575
2. Tổng lợi nhuận trước thuế
9.716.609
12.834.835,5
3. Số nộp ngân sách
3.109.315
4.107.147,5
4. Lợi nhuận sau thuế
6.607.294
8.727.688
5. Thu nhập bình quân
382.575
420.600
phần II: phân tích hoạt động tài chính của công ty tnhh thành lan
I. Một số khái niệm cơ bản về phân tích tình hình tài chính
1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Hoạt động tài chính của Doanh Nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tổ chức huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Hoạt động tài chính có quan hệ trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh. Do vậy, các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính và ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hay cản trở quá trình kinh doanh.
Hoạt động tài chính của Doanh Nghiệp phải hướng các mục tiêu sau:
Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như : Ngân hàng, các đơn vị kinh tế khác. Mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng, mặt chất và thời gian.
Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc này phải tối thiểu hoá việc sử dụng các nguồn vốn nhưng vẫn đảm bảo quá trình kinh doanh được bình thường và mang lại hiệu quả cao.
Hoạt động tài chính phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ đóng góp kỷ luật thanh toán với các đơn vị và các tổ chức có liên quan.
2. Mục đích của phân tích hoạt động tài chính
Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp hay cụ thể hóa là việc phân tích các báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của Doanh Nghiệp . Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị của Doanh Nghiệp , đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với người bên ngoài Doanh Nghiệp.
Do đó báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau: Nhà quản lý, nhà đầu tư các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động. Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau.
Đối với chủ Doanh Nghiệp và các nhà quản trị Doanh Nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một Doanh Nghiệp bị lỗ liễn tục sẽ cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, Doanh Nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn thì cũng buộc phải ngừng hoạt động. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của chủ Doanh Nghiệp . Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài khoản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của Doanh Nghiệp. Bên cạnh đó các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâ đến số vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp bị rủi ro
Đối với các nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho Doanh Nghiệp họ phải quyết định xem có cho phép khánh thành sắp tới được mua chịu hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của Doanh Nghiệp trong hiện tại và trong thời gian sắp tới.
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lời và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các Doanh Nghiệp
Ngoài ra các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, cơ quan chủ quản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những người lao động... cũng quan tâm tới thông tin tài chính của Doanh Nghiệp.
Tóm lại: có thể nói mục đích quan trọng của phân tích báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp là giúp những người ra quyết định đánh giá chính xác thực trạng tiềm năng của Doanh Nghiệp từ đó lực chọn phương án hành động tối ưu.
3. Những tài liệu được dùng trong công tác quản lý Tài Chính
Là bảng cân đối kế toán (mẫu B01 - DN) và báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DN) là những bộ phận chủ yếu được dùng khi phân tích.
a/ Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
Là một báo cáo tổng hợp, BCĐKT phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của Doanh Nghiệp theo hai cách đánh giá: vốn và nguồn vốn hình thành của Doanh Nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Như vậy BCĐKT nhằm mổ tả sức mạnh của Doanh Nghiệp trình bày những thứ mà nó có tại một thời điểm của Doanh Nghiệp . Người ta coi BCĐKT như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó được lập vào cuối liên độ kế toán. Đây cũng chính là nhược điểm của BCĐKT khi chúng ta sử dụng số liệu của nó để phục vụ cho việc phân tích.
+ Về kết cấu: BCĐKT được chia làm hai phần : phần tài sản và phần nguồn vốn.
- Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của Doanh Nghiệp.
+ Về mặt kinh tế các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại vốn, tài sản của Doanh Nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới hình thức vật chất, vốn bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản phải thu... Thông qua đó có thể đánh giá tổng quát quy mô tài sản, tính chất hoạt động, và trình độ sử dụng vốn.
+ Về mặt pháp lý, số liệu ở phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của Doanh Nghiệp.
- Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của Doanh Nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
+ Về mặt kinh tế, số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của Doanh Nghiệp đối với người cho vay về các khoản nợ phải trả đối với khách hàng về các khoản phải thanh toán, đối với chủ sở hữu về số vốn đã được đầu tư, đối với nhà nước về các khoản phải nợ, đối với cán bộ công nhân viên về các khoản phải trả...
Nắm được khía cạnh kinh tế và pháp lý của các số liệu trên BCĐKT giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của các tỷ số phân tích.
b/ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD)
Là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một liên độ kế toán. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của Doanh Nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của Doanh Nghiệp . Đây là một bản báo cáo tài chính được các nhà phân tích tài chính rất quan tâm vì nó cung cấp các số liệu về hoạt động kinh doanh mà Doanh Nghiệp đã thực hiện trong kỳ. Nó còn được sử dụng như một bản hướng dẫ để dự tính xem Doanh Nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai.
4. Phương pháp được dùng khi phân tích thực trạng tài chính
a/ Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng trong phân tích báo cáo tài chính.
- So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của Doanh Nghiệp , thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh với số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của Doanh Nghiệp.
- So sánh số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính của Doanh Nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với Doanh Nghiệp cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các liên độ kế toán liên tiếp.
b/ Phương pháp chi tiết
Mọi quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh đều có thể và cần thiết chi tiết theo nhiều hướng khác nhau nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được. Bởi vậy khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu theo bộ phận cấu thànhd theo thời gian và theo điạ điểm. Sau đó mới tiến hành xem xét so sánh mức độ đạt được trong từng bộ phận (kỳ phân tích so với kỳ gốc) và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận so với tổng thể cũng như xem xét mức độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng cửa hàng và kết quả chung.
II. Nội dung phân tích thực trạng quản lý tài chính
- Nội dung chủ yếu của phân tích tài chính bao gồm
1. Đánh giá khái quát quản lý tài chính:
+ Phân tích tổng số vốn và nguồn vốn
+ Phân tích tình hình phân bố vốn va nguồn vốn
2. Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hinh sử dụng vốn kinh doanh
+ Phân tích nguồn vốn lưu động và tình hình sử dụng vốn lưu động
+ Phân tích tình hình dự trữ tài sản lưu động (hàng tồn kho)
3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
+ Phân tích tình hình công nợ
+ Phân tích tình hình thanh toán
+ Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước
4. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính : đồng
Tài sản
31/12/2000
31/12/2001
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
224.954.917
263.207.232
I. Tiền
76.616.175
90.318.694
1.tiền mặt tại quỹ
50.616.175
52.818.694
2. tiền gửu ngân hàng
26.000.000
37.500.000
3. tiền đang chuyển
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
31.748.725
38.371.770
1. Phải thu khách hàng
31.748.725
38.371.770
2. Trả trước cho người bán
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
4. Phải thu nội bộ
5. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
6. Phải thu nội bộ khác
7. Các khoản phải thu khác
8. Dự phòng phải thi khó đòi
IV. Hàng tồn kho
12.558.135,5
19.123.837
1. Hàng mua đang đi đường
2. Hàng hoá tồn kho
12.558.135,5
19.123.837
3. Hàng gửi đi bán
4. Dự phòng giảm giá HTK
V. Tài sản lưu động khác
104.028.881,5
115.392.931
1. Tạm ứng
68.238.636,5
91.271.972,5
2. Chi phí trả trước
35.790.245
24.120.958,5
3. Chi phí chờ kết chuyển
VI. Chi Sự Nghiệp
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
708.910.133
1.256.316.300
I. Tài sản cố định
708.910.133
1.256.316.300
1. Tài sản cố định hữu hình
708.910.133
1.256.316.300
- Nguyên giá
746.307.145
1.300.555.100
- Hao mòn lũy kế
37.397.012
44.238.800
2. Tài sản cố định thuê tài chính
3. Tài sản cố định vô hình
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
III. Các khoản ký cược, ký qũy dài hạn
Tổng tài sản
933.862.050
1519.523.523
Tổng nguồn vốn
31-12-2000
31-12-2001
A. Nợ Phải trả
393.825.265,5
418.92.150
I. Nợ ngắn hạn
266.172.750
293926.728,5
1. Vay ngắn hạn
23.914.000
39.605.600
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
49.384.225
54.106.150
3. Phải trả người bán
4. Người mua trả tiền trước
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3.109.315
4107.147,5
6. Phải trả công nhân viên
1.099.237,5
2.107.600
7. Phải trả nội bộ
8. Phải trả phải nộp khác
188.665.972,5
169.000.231
I. Nợ dài hạn
127.652.515,5
187.997.421,5
1. Vay dài hạn
127.652.515,5
187.997.421,5
2. Nợ dài hạn
II. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
540.036.793,5
1037.599.382
I. Nguồn vốn - qũy
443.318.150,5
727.385.439,5
1. Nguồn vốn kinh doang
358.767.800
504.468.716
2. Chênh lệch đánh giá tài sản
3. Chênh lệch tỷ giá
4. Quỹ đầu tư phát triển
14.709.100
18.057.875
5. Qũy dự phòng tài chính
63.233.956,5
196.131.160,5
6. Lợi nhuận chưa phân phối
6.607.294
8.727.688
II. Nguồn kinh phí, qũy khác
96.718.643
310.213.942,5
1. Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm
38.019.574
135.333.409,5
2. Qũy khoa thưởng, phúc lợi
58.699.069
174.880.533
3. Qũy quản lý của cấp trên
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp
5. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
Tổng nguồn vốn
933.862.050
1.519.523.532
F Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Doanh Nghiệp .
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Doanh Nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doang là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép chủ Doanh Nghiệp thấy rõ thực chất của hoạt động kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của Doanh Nghiệp . Trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Doanh Nghiệp trước tiên phải so sánh tổng tài sản và tổng số nguồn vốn giữa năm sau và năm trước. Qua so sánh có thể thấy được sự thay đổi của quy mô vốn mà Doanh Nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của Doanh Nghiệp . Tuy nhiên số tổng cộng của tài sản và nguồn vốn tăng giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó cần đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối.
- Phân tích quy mô vốn và nguồn vốn:
Tài sản của Doanh Nghiệp bao gồm Tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động (TSLĐ). Hai loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thật vậy để tiến hành quá trình kinh doanh, các chủ sở hữu phải có số vốn nhất định hùn vốn với nhâu dưới hình thức góp vốn bằng tiền, hàng hoá, bằng TSCĐ...
Như vậy theo bảng cân đối kế toán thì cân đối đó được thể hiện bằng công thức sau:
Tài sản: A(I+IV) + B(1) = Nguồn vốn : B(1)
Bảng 1:
chỉ tiêu
2000
2001
Tài sản: A(I+IV) + B(1)
772.884.443,5
1.44365.74584.831
Nguồn vốn
540.036.793,5
1.037.599.382
Chênh lệch
232.847.650
328.159.449
Ta nhận thấy năm 2000 và năm 2001
Tài sản A(I+IV) + B(1)>Nguồn vốn B(I)
Như vậy phương trình trên chỉ mang tính lý thuyết bởi vì trên thực tế thì công ty luôn luôn trao đổi, mua bán, với khách hàng, với người cung cấp nên thường xuyên xảy ra trường hợp tài sản hiện có của công ty không cân đối với nguồn vốn chủ sở hữu.
Qua phân tích ta thấy, cả năm 2000 và 2001 công ty đều thiếu vốn để trang trải cho tài sản. Để quá trình kinh doanh được diễn ra bình thường, công ty phải huy động thêm các nguồn vốn từ vay ngắn hạn, vay dài hạn và đi chiếm dụng bên ngoài (chiếm dụng trong thời hạn thanh toán là hợp lý, hợp pháp, ngoài thời gian thời hạn thanh toán là không hợp pháp).
Từ trường hợp trên ta cần đổi mới:
Tài sản :
A(I+II+IV) + B(I+II+III+IV) = Nguồn vốn B + Vay ngắn hạn + Nợ dài hạn
Bảng 2:
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Tài sản : A(I+II+IV) + B(I+II+III+IV)
798.084.443,5
1.365.758.831
Nguồn vốn : B+Vay NH+Nợ dài hanh
691.603.309
1.265.202.454
Chênh lệch
106.481.134,5
100.556.377
Ta nhận thấy công ty đã huy động vốn nhưng vẫn thiếu để trang trải cho việc kinh doanh của công ty .
Nhận Xét : Dù nguồn vốn được bổ sung để kinh doanh là lớn nhưng cũng chưa thể bù được số vốn cần để kinh doanh do đó công ty đã tiến hành đi vay, tháng năm 2000 số tiền vay là: 197.084.601 là năm 2001 là : 214.068.301.
Mặt khác tiền đi vay sẽ tạo cho công ty lượng vốn dồi rào để kinh doanh nhưng lại tạo nên một nguy cơ là khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn trả trong thời gian ngắn là khá lớn.
Như vậy ta thấy việc chiếm dùng vốn là một việc tốt nhưng bên cạnh đó cùng mang lại một khó khăn nhất thời cho công ty.
Do vậy để có thể đáp ứng một cách nhanh nhất các khoản nợ đến hạn, công ty phải thường xuyên có một lượng lớn vốn bằng tiền để có thể thanh toán nợ khi cần .
F Phân tích tình hình phân bổ vốn nguồn vốn của công ty.
- Phân tích tình hình phân bổ vốn.
Phải xem xét kết cấu các lợi tài sản của công ty xem Doanh Nghiệp đã phân bổ vốn hợp lý và phát huy hiệu quả chưa? Kết cấu vốn hợp lý nếu nó đảm bảo mức độ sử dụng vốn cho việc kinh doanh.
Qua bảng phân tích tình hình phân bố vốn cho thấy năm 2001 so với năm 2000 số vốn đã kinh doanh đã tăng lên 1 lượng là 585.661.473đ (hay 62,71%), điều đó chứng tỏ quy mô vốn của công ty đã giảm đi, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng tăng.
Trong đó:
-TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng 547.406.167đ (tăng7%) trong đó lớn nhất và chủ yếu là TSCĐ. Vì toàn bộ vốn cố định của công ty được đầu tư vào TSCĐ.
Sự tăng lên này chứng tỏ quy mô vật chất kỹ thuật của công ty đã tăng lên điều đó thuận lợi cho việc kinh doanh .
- TSLĐ và ĐTNH tăng 382.553.315 (giảm 7%)
Hầu hết các khoản mục trong tổng TSLĐ và ĐTNH đều tăng lên số lượng tuyệt đối, nhưng lại giảm về số tương đối tức là giá trị thì tăng lên những tỷ trọng của những khoản mục nay trong tông tài san lại không đạt được như tỷ lệ của năm 2000.
- Cụ thể, phần tăng lên nhiều nhất trong tổng TSLĐ và ĐTNH là những khoản tạm ứng và những chi phí trả trước tăng 11.364.049,5 và vốn bằng tiền 13.702.519đ lượng vốn bằng tiền tăng lên nhiều như vậy tạo điều kiện cho công ty một khả năng thanh toán nhanh và tận dụng được cơ hội đầu tư, kinh doanh.
+ Các khoản phải thu trong công ty cung tăng lên 6.623.045đ trong đó hầu hết là phải thu của khách hàng. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới công ty cụ thể là hàng hoá tồn kho nhiều hơn : 6.565.701,5đ. điều này chứng tỏ trong năm 2001 công ty bị ứ đọng, tồn nhiều hàng hoá gây khó khắn trong việc thu hồi vốn kinh doanh, ứ đọng vốn và cúng cho thấy những biện pháp bán hàng trở lên kém hiệu quả.
Để thấy được sự tăng lên hay giảm đi của từng loại tài sản là hợp lý hay không ta xem xét tỷ suất đầu tư và tỷ suất sinh lời
Tỷ suất đâu tư
Năm 2000
Năm 2001
Tỷ suất đầu tư năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 điều đó cho thấy năng lực của công ty có xu hướng ngày càng tăng.
Tỷ suất sinh lời
Tsbq2000=
Tsbq2001=
Tỷ suất sinh lời 2000
Tỷ suất sinh lời 2001
Khả năng sinh lời năm 2001 giảm so với năm 2000 cho thấy sự tăng lên của tài sản là không hợp lý.
Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, cho thấy tổng nguồn vốn năm 2001 so với năm 2000 tăng: 585.661.473đ (62,71%). Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 497.562.588,5đ (tăng 10,5%) chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty với các chủ nợ ngày càng cao hơn.
+ Các khoản phải nộp về thuế cho ngân sách tăng. 9.978.325đ chứng tỏ công ty chấp hành nghĩa vụ với nhà nước tốt.
+ Các khoản vay tín dụng tăng về số tuyệt đối 60.344.956đ . Nhưng lại giảm về số tương đối.
Để thấy rõ tình hình tài chính của công ty ta xét tỷ suất tài trợ và tỷ suất nợ của công ty.
- Tỷ suất tài trợ
Năm 2000
Năm 2001
- Tỷ suất nợ 1- tỷ suất tài trợ
Năm 2000 = 1 - 0,578 = 0,422
Năm 2001 = 1 - 0,683 = 0,317
Nguồn vốn CSH tăng lên điều đó tương đối tốt nó làm cho công ty có thể chủ động trong kinh doang và đầu tư.
Nhận xét:
Qua việc phân tích tình hình tài chính thể hiện bằng việc phân tích quy mô vốn, phân tích cơ cấu vốn vào nguồn vốn ta có thể thấy.
- Qua hai năm nguồn vốn chủ sơ hữu của công ty đều tăng lên chứng tỏ khả năm độc lập về tài chính của công ty khả năng độc lập về tài chính của công ty khá tốt điều đó tạo rất nhiều thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.
- Việc phân bổ vốn không hợp lý vi một Doanh Nghiệp thương mại đòi hỏi số vốn lưu động phải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.
F Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán:
- Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh hết lượng công tác tài chính của công ty. Khi nguồn bù đắp cho tài sản thiếu. Công ty đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi nguồn vốn bù đắp cho tài sản thừa công ty bị chiếm dụng vốn.
- Nếu các khoản phải thu nhiều hơn các khoản phải trả thì công ty bị giảm một số vốn đưa vào kinh doanh và ngược lại thì công ty có thêm một lượng đưa vào kinh doanh chiếm dụng và bị chiếm dụng la hiện tượng bình thường trong quá trình kinh doanh, song cần xem tính chất hợp lý của từng khoản và xem xét mức độ chiếm dụng vốn đang ở mức độ nào, để dừng lại cho hợp lý.
- Trong kinh doanh công nợ phát sinh là điều bình thường, nhưng trong các quan hệ thanh toán này công ty phải chủ động phải quyết trên cơ sở tôn trong kỷ luật tài chính, kỷ luật tín dụng.
- Để biết được tình hình thanh toán của công ty là tốt hay không tốt, như thế nào? Phải phân tích công nợ nhằm xác định tính chất hợp lý hay không hợp lý của những khoản công nợ cụ thể.
F Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán:
Để thấy rõ tình hình thanh toán của công ty trong tương lai gần, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty.
Khi phân tích dựa vào tài liệu hạch toán có liên quan để xắp xếp các chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Trình tự này thể hiện nhu cầu cần thanh toán ngay, chưa thanh toán ngày cũng như khả năng huy động để thanh toán ngay và huy động để thanh toán trong thời gian tới. Vì thế bảng phân tích này kết cấu cũng gần rống bảng cân đối qua đó có thể nhìn rõ nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty trong thời gian tới.
Bảng 7A:
Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
%
1. Thuế và các khoản phải nộp
3.109.315
4.107.147,5
997.832,5
32,09
2. Vay ngắn hạn
23.914.000
39.605.600
15.691.600
65,6
3. Phải trả CNV
1.099.237,5
2.107.600
1.008.362
91,7
4. Phải trả người bán
49.384.225
54.106.105
4.721.925
9,6
5. Phải trả các đơn vị nội bộ
0
0
0
6. Người mua trả trước
0
0
0
7. Các khoản phải trả phải nộp khác
188.665.972,5
169.000.231
-19.665.741,5
-10,4
Tổng cộng
266.172.750
268.926.728,5
2.752.978,5
1,03
Bảng 7B:
Khả năng thanh toán
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lêch
%
1. Tiền
76.616.175
90.318.694
13.702.519
17,88
2. ĐTTCNH
0
0
0
3. Các khoản phải thu
31.748.725
38.371.770
6.622.9720
2,9
4. Hàng gửi bán
0
0
0
5. Thành phẩm
0
0
0
Tổng cộng
108.364.900
128.690.464
20.325.564
18, 8
Qua bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán trên cho thấy:
Trong cả hai năm 2000 và 2001 khả năng thanh toán của công ty là không đủ đáp ứng nhu cầu cần thanh toán.
Năm 2000, nhu cầu cần thanh toán là 266.172.750đ nhưng công ty chỉ có khả năng thanh toán chỉ là: 128.690.464đ. Điều này gây khó khăn lớn cho công ty do đó trong thời gian tới công ty cần thúc đẩy những biện pháp để làm tăng lượng tiền mặt để có thể thanh toán nhanh những khoản nợ khi cần.
Trong đó :
- Số VLĐ năm 1999 là : 195.500.000
- Số VCĐ năm 1999 là : 385.960.942,5
Và VLĐbq 2000 =
VCĐbq2000 =
Qua bảng phân tích đánh giá tình hình tài chính của Doanh Nghiệp ta thấy:
+ Hiệu số sử dụng VCĐ năm nay làm ra ít hơn năm trước là 0,2 (21,7đ) đồng doanh thu. Như vậy việc sử dụng TSCĐ kém hiệu quả hơn.
+ Hệ số sử dụng VCĐ năm 2001 ít hơn năm 2000 là 0,004 (33,3đ) điều đó chứng tỏ hiểu quả sử dụng VCĐ của công ty kém.
+ Hàm lượng vốn cố định qua bảng trên ta nhận thấy một đồng doanh thu năm 2000 cần 0,29 (26,6) đồng vốn cố định.
+Hệ số luôn chuyển VLĐ(H).
Năm 2001: 711.923.575/244.079.574,5 = 2,9(vòng)
Năm 2000: 501.425.160/210.225.958,5 =2,4(vòng)
Năm 2001 cao hơn năm 2000 là 0,5 vòng (22,1).
Ta nhận thấy độ dài bình quân 1 kỳ luân chuyển
Năm 2001 = 360/2,4 = 123,3 (ngày)
Năm 2000 = 360/2,4 = 150,64 (ngày)
+ Ta thấy độ dài nình quân của 1 kỳ luân chuyển năm 2001 so với năm 2000 là -27,36 ngày (-18,2 ngày) đi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT451.doc