Việc cải tạo, phá dỡ nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại điều 81, 83, 84, 85, 86, 87, 88 và điều 89 của Luật nhà ở ; Điều 55, điều 56 của Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ về “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở (sau đây gọi tắt là Nghị định số 90/2006/NĐ-CP) và Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP ngày 03/07/2007 về “một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp “:Các chủ sở hữu nhà và chủ sở hữu nhà chung cư chịu trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình; có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong việc bảo trì phần sở hữu chung. Chính phủ quy định cụ thể kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.Việc cải tạo nhà chung cư cao tầng phải có thiết kế và dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp mở rộng diện tích thì phải được tối thiểu hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý.Việc tiến hành cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý bằng văn bản. Nhà chung cư cao tầng hết niên hạn sử dụng phải phá dỡ .
53 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3937 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác quản lý các khu chung cư tại Hà Nội hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình với phương án di chuyển, tạm ứng, tái định cư được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định quận, huyện phê duyệt thông qua văn bản có chữ ký của các hộ gia đình, được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận.
Các hộ gia đình, cá nhân được nhận bố trí tại các căn hộ mới có diện tích căn hộ không nhỏ hơn 30 m2 sàn; không phải trả tiền cho chủ đầu tư phần diện tích tái định cư bằng 1,3 lần diện tích ở hợp pháp cũ được UBND quận, huyện phê duyệt. Đối với phần diện tích căn hộ được tăng thêm (ngoài diện tích bằng 1,3 lần diện tích ở hợp pháp cũ) thì các hộ gia đình, cá nhân phải trả tiền theo suất đầu tư m2 sàn của dự án được duyệt. Các hộ thuộc diện nghèo và chính sách, phần diện tích phải trả tiền sẽ được UBND thành phố xem xét cho phép trả góp trong 20 năm...
Khi HĐND thành phố ra nghị quyết khẳng định, cải tạo chung cư cũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố đến năm 2010, trên cơ sở nguyên tắc then chốt, nhiều người dân đã khấp khởi mừng thầm .Tuy nhiên, để thực hiên được công việc này xem ra còn nhiều chuyên phải bàn tới. Sở dĩ có những hạn chế trên tồn tại là do:
Hiện nay chưa có sự quy định rõ rµng về việc quản lý và sử dụng chung cư, cụ thể là: Chưa có quy định cụ thể thời gian định kỳ cho công tác trïng tu nhà ở chung cư cao tầng và các công trình hạ tầng kỹ thuật. Do đó việc xây dựng kế hoạch trïng tu và dự trù kinh phí công tác này chưa thÓ hiện được.
Theo quy định hiện hành thì việc trïng tu, sửa chữa phần nhà ở thuộc về chủ sở hữu. Tuy nhiên, phần diện tích sử dụng chung, các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa có văn bản cụ thể quy định mức đóng góp kinh phí để trïng tu, sửa chữa. Mặt khác việc sửa chữa trong các căn hộ hiện nay rất tuỳ tiện. Một số hộ dân đã tự đục phá cả kết cấu chịu lực gây nguy hiểm cho cả ngôi nhà, nhiều hộ dân đã tự cơi nới, lấn chiếm diện tích chung làm ảnh hưởng đến mỹ quan, gây khiếu kiện và làm giảm tuổi thọ ngôi nhà. Tại một số khu nhà ở chung cư cao tầng đã quy định các hộ dân phải đóng góp một số tiền nhất định hang tháng. Dự án khu đô thị mới Bác Linh Đàm đã quy định thu 30.000đ/tháng nhưng qua thực tế cho thấy số tiền này chỉ đủ chi cho công tác quản lý. Mặt khác, một số hộ dân từ chối đóng góp thêm với lý do hoàn cảnh khó khăn hoặc cho rằng họ không có nghĩa vụ đóng góp.
Hiện nay chưa có văn bản cụ thể về trách nhiệm đóng góp kinh phí của chủ đầu tư và các hộ dân cho việc thực hiện công tác quản lý, chung tu, sửa chữa nhà ở chung cư cao tầng.
Chính vì vậy mà đã dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí cho hoạt động chung tu, bảo dưỡng, nên các khu nhà ở chung cư cao tầng ngày càng bị xuống cấp trầm trọng. Tóm lại, công tác quản lý ở hạ tầng kĩ thuật tại các khu chung cư cũ tại nội thành bảo quản sửa chữa còn lỏng lẻo, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ để cho công tác này được thực hiện tốt hơn.
2. Thực trạng về hạ tầng kĩ thuật tại khu nhà tái định cư
Ngay từ nhiều năm trước, khi các khu chung cư cao tầng mới được mọc lên thì một vấn đề nhức nhối đã nảy sinh và là vấn đề lớn nhất còn tồn đọng đến tận ngày nay mà nhà nước vẫn không kiểm soát được: chất lượng của nhà chung cư. Đây là vấn đề được báo chí và truyền hình từng đề cập đến rất nhiều. Và gần như nó cũng đã gắn luôn vào tiềm thức của rất nhiều người dân đang sinh sống tại thủ đô: Chung cư tiền tỷ tiền tấn hay chung cư “bậc trung” còn bao nhiêu là chuyện nữa là: thà mua đất xây nhà, bé tý cũng được, an tâm hơn bao nhiêu…Về vấn đề này, đầu tiên ta phải kể đến chất lượng của các khu nhà tái định cư. Khi làm thủ tục nhận bàn giao các căn hộ chung cư, nhất là dạng nhà tái định cư, người mua chỉ được nhận biên bản bàn giao nhà với các thông tin "vẻn vẹn" về diện tích, thiết bị nội thất... mà không có bất cứ một loại giấy tờ nào liên quan đến chất lượng công trình. Thậm chí, tại nhiều khu tái định cư, khi dân đến ở vẫn còn thiếu cả hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy...
Ví dụ như: Khu tái định cư Bình Yên (thôn Thạch Hoà, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất) với gần 200 hộ dân, nhưng đến nay vẫn còn thưa thớt các hộ không đến nhận nhà, vì đơn giản nước và điện ở đây không đảm bảo. Hệ thống nước phải sử dụng là nước giếng khoan, trong khi đó khu tái định cư này lại nằm kẹt giữa 2 khu nghĩa địa nên người dân nghi ngờ nguồn nước sử dụng không đảm bảo. Theo bà Đỗ Lợi - một trong những người chuyển về đây đầu tiên: "Diện tích nhà ở đây từ 150 - 300m2, quá lớn với những hộ dân ít nhân khẩu, người sinh sống chưa nhiều nên rất vắng vẻ". KTĐC NƠ 14B cũng nằm trong diện phải sử dụng nước giếng khoan, ông Đỗ Viết Doanh - Tổ trưởng tổ dân phố 27C - cho biết: "Toàn bộ 121 hộ dân khu nhà này phải sử dụng nước giếng khoan với giá bằng công ty kinh doanh nước sạch. Dù người dân có cẩn thận như thế nào, lọc, đun sôi, lọc lại, nhưng chỉ sau một vài ngày đều chuyển thành màu xanh nước biển. Từ khi chúng tôi về đây, chưa từng thấy khu tái định cư này được cải tạo, nâng cấp, vì vậy nó xuống cấp rất nhanh, đặc biệt sau trận lụt lịch sử". Toàn bộ Khu tái định cư Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội)gồm 3 toà nhà, nhưng người dân đều phải đi bằng cửa phụ vì cửa chính bị sụt, lún, nứt. Riêng nhà NƠ 14A, một cầu thang máy đã hỏng 1 năm, nhưng gọi mãi đơn vị quản lý nhà không sửa.
Những cư dân ở nhà tái định cư tại khu đô thị mới Đền Lừ 2 (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) còn khổ hơn thế, nếu mất điện nguồn thì người dân ở tầng 11, 13 toà nhà A1, A2, A3, A4, A5 phải tự đi bằng cầu thang bộ vì không có máy phát điện. Chỉ cần một trận mưa nhỏ, toàn bộ tầng trên cùng của các toà nhà từ A1 - A5 đều ngập hoặc thấm nước, nhà bị nặng nhất là ngập 3cm nước như căn hộ 1513, 1514, 1505, 1506 của nhà A2. Khổ hơn nữa, nhà bác Quách Đức Trí - Tổ trưởng tổ dân phố 87, nếu buổi tối không khoá van nước trước cửa nhà thì hôm sau nước tự dâng lên ngập toàn bộ khu bếp. Hiện tượng gạch lát nền bong, tượng vôi rơi, hệ thống thoát nước từ tầng cao xuống tầng thấp hỏng là khá phổ biến ở những toà nhà này. Điển hình hộp kỹ thuật ở KTĐC NƠ 14B hỏng, nước từ hội trường dâng lên, kêu gọi Xí nghiệp quản lý khai thác dịch vụ KĐT Hà Nội mãi không được, 4 hộ dân ở P408, 308, 309, 409 tự bỏ tiền ra sửa. Cũng do đơn vị này quản lý và khai thác, nhưng những cư dân ở nhà A4 Đền Lừ bị hỏng hệ thống cabin rác, làm đơn mãi không thấy được sửa, người dân tự đóng tiền để thuê sửa.
Một thực tế nữa ở các khu tái định cư là người dân thậm chí còn không biết đâu là chủ đầu tư đích thực. Thực ra họ chính là Ban quản lý của một dự án hoặc của quận, huyện nào đó. Thuyết phục được dân bàn giao mặt bằng, đưa dân đến nhận nhà tái định cư rồi bàn giao cho Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội phụ trách là coi như xong trách nhiệm. Mặc dù, Bộ xây dựng ban hành quyết định Số: 09 /2008/ QĐ-BXD Về việc ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt nam “Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ” (gồm các vấn đề chống nước, hơi ẩm và chất độc hại; bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập; an toàn sử dụng kính chiếu sáng ; thông gió và chống ồn) ; và thông tư số: 1/2009/TT-BXD “quy định một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở” cho biết một số quy định trong bàn giao quyền sở hữu đó là: Ghi diện tích căn hộ nhà chung cư trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Diện tích căn hộ nhà chung cư được ghi theo diện tích sàn căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia của căn hộ; ….
Tuy nhiên các vị quản lý nhà tái định cư vẫn còn ca thán: “Có những khu nhà chưa hoàn thiện xong, các ông Ban quản lý dự án đã đòi bàn giao đưa dân đến ở để nhanh chóng giải phóng mặt bằng”. Lại có những khu nhà bỏ không đến 2 - 3 năm, hết cả thời gian bảo hành mới đưa dân vào ở thì nhiều hạng mục đã bị xuống cấp. Dân phàn nàn về chất lượng, đơn vị quản lý không có kinh phí mà sửa chữa, trong khi chủ đầu tư đã "lặn" sang làm dự án khác. Phải chăng các ông Ban quản lý dự án “chưa biết” các quyết định, thông tư này của Bộ Xây dựng ban hành?. Vì vậy mà nhà tái định cư cứ mãi mang tiếng xấu!
Trên đây là một số hiện trạng thực tế đang xảy ra tại một số khu nhà tái định cư trong rất nhiều khu nhà tái định cư tại thành phố hiện nay. Đến bao giờ các khu nhà tái định cư mói hết được tiếng xấu???.
3. Thực trạng về hạ tầng kĩ thuật tại các khu chung cư “bậc trung”
Theo quy định của nhà nước, các công trình xây dựng có liên quan đến cộng đồng (bao gồm cả nhà cao tầng) phải có chứng nhận phù hợp về chất lượng cũng như sự an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít chủ đầu tư chung cư thực hiện quy định này. Người mua nhà thì đang ở thế bất lợi (cung nhỏ hơn cầu) nên không đòi hỏi chủ đầu tư đáp ứng thủ tục này. Vì thế, không chỉ có nhà tái định cư chịu tiếng chất lượng kém mà ngay cả những chung cư được gọi là "bậc trung" cũng phải đối mặt với hiện tượng này. Duới đây là một chung cư đại diện tiêu biểu trong vấn đề về chất lượng công trình.
Những người dân đang sống tại 3 toà nhà chung cư B3 - B4 - B5, thuộc tổ 10 thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm cho biết: "Dù về đây ở được 1 năm và khu nhà có Ban quản lý hẳn hoi nhưng hơn 100 hộ trong diện tái định cư đang sống trong 3 toà nhà này hàng ngày vẫn phải thực hiện phương án "6 tự túc": Tự thay bóng đèn chiếu sáng trong các toà nhà; Tự mang rác đi đổ; Tự sửa chữa nhà khi có hỏng hóc; Tự quét dọn trong các toà nhà; Tự trông giữ bồn hoa xung quanh; Tự lọc lại nước để dùng tạm.. Chủ căn hộ số 205, B3 nói: "Chỉ có những người sống ở nhà B5 mới có thang máy để đi, còn những hộ sống ở B3 - B4 thì phải đi cầu thang bộ. Điều đáng nói hơn cả là hệ thống điện ở cả B3 và B4 đều là điện trần, không ít hộp điện nguồn của các tầng được đặt ở vị trí thấp, lại có nhiều đầu dây hở gần tầm với của trẻ con nên rất nguy hiểm. Không chỉ có vậy, toàn bộ hệ thống chuông cửa đều bị cắt nên mỗi khi nhà ai có khách đến đều phải gọi ông ổng từ ngoài hành lang, vừa bất tiện cho khách, vừa gây phiền cho hàng xóm". Ngoài ra, cho dù mới được xây dựng nhưng 2 toà nhà B3 - B4 đều không có đường điện thoại hay cáp truyền hình nên hầu hết các hộ dân đều phải tự túc lắp ăng-ten, đục tường để kéo dây điện thoại từ một cột điện phía trước nhà B3 tới từng nhà.Anh Tuấn - một người dân trong khu vực bực bội nói: "Mang tiếng là có ban quản lý nhưng có bao giờ thấy họ chủ động khắc phục, sửa chữa hay quan tâm đến cuộc sống của người dân chúng tôi đâu. Mọi việc từ thay bóng đèn chiếu sáng, quét dọn hàng lang và khắc phục sự xuống cấp của từng căn hộ đều tự người dân chúng tôi phải tự làm nên đôi khi có cảm giác rằng 3 toà nhà này đang bị cơ quan chủ quản bỏ rơi". Theo tìm hiểu, 3 toà nhà B3 - B4 - B5 Cầu Diễn hiện thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu đô thị, trực thuộc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội.
Không chỉ có vấn đề trong chất lượng của công trình, mà hiện nay các toà nhà chung cư còn phát sinh thêm một vấn đề mới khi các toà nhà chung cư ngày càng mọc lên nhiều hơn: sử dụng nhà chung cư làm văn phòng.
Bất cứ một người dân nào khi bước chân vào tòa nhà chung cư M3 - M4 phố Nguyễn Chí Thanh đều không khỏi ngỡ ngàng bởi chi chít những tấm biển đề tên văn phòng của các doanh nghiệp gắn ngay trước cửa mỗi căn hộ. Theo thiết kế, tòa nhà có 200 căn hộ nhưng có tới hơn 100 căn đã được chuyển đổi công năng làm văn phòng hoặc cửa hàng buôn bán quần áo, mỹ phẩm. Trước ngày 19-11-2009 (ngày Bộ Xây dựng có Công văn số 2544/BXD-QLN), số văn phòng trong tòa nhà chung cư này chỉ xấp xỉ một trăm, vậy mà sau gần 5 tháng có lệnh "cấm", số văn phòng lại nhiều hơn trước. Một người dân sống trong tòa nhà bức xúc: "Tôi chả biết lệnh cấm đã thực hiện chưa mà chẳng thấy văn phòng nào chuyển đi, trái lại toàn thấy người ta dọn đến. Chủ trương của Bộ Xây dựng là đúng, tòa nhà này thiết kế để ở chứ đâu phải để làm văn phòng. Cả tòa nhà có 4 cái thang máy, nhân viên văn phòng, khách đến giao dịch đi lại ồn ã suốt cả ngày, nhà để xe lúc nào cũng chật cứng vì quá tải. Nếu là nhà ở, mỗi gia đình chỉ có 3-4 người, nay một văn phòng cũng có ít nhất 5-7 nhân viên, chưa kể lượng khách đến giao dịch hằng ngày. Nói dại, nhỡ xảy ra hỏa hoạn thì thoát hiểm thế nào, người chen nhau cũng đã đủ chết rồi”.
Không tập trung thành "đặc khu" như tòa nhà M3 - M4 phố Nguyễn Chí Thanh nhưng tại các khu chung cư khác như Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình, Nam Trung Yên, Vinaconex, Vinashin... cũng có vô khối căn hộ đã, đang và sẽ bị biến thành văn phòng cho thuê.
Khi được hỏi về việc thực hiện Công văn số 2544 của Bộ Xây dựng (Công văn số 2544/BXD-QLN yêu cầu một số địa phương tiến hành rà soát và có biện pháp chấn chỉnh việc sử dụng nhà chung cư làm văn phòng.) đại diện ban quản lý nhà chung cư đều trả lời rằng họ chưa nhận được bất cứ một văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nào từ phía cơ quan chức năng. Vì ban quản lý không có thẩm quyền nên người thuê nhà muốn sử dụng vào mục đích gì là quyền của họ. Cùng lắm, khi biết khách có nhu cầu chuẩn bị thuê nhà chung cư làm văn phòng, ban quản lý chỉ khuyến cáo "cần thận trọng vì chính sách mới có thể sẽ thay đổi". Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân có văn phòng tại tòa nhà 17T Trung Hòa - Nhân Chính lại rất tự tin nói rằng: "Tôi chả quan tâm đến lệnh cấm bởi có hàng nghìn doanh nghiệp đang thuê văn phòng tại các khu chung cư chứ đâu phải riêng mình. Muốn "giải tán" các văn phòng phải có lộ trình chứ không thể một sớm một chiều, nói một cái là thực hiện được ngay. Giá thuê mặt bằng tại các tòa nhà văn phòng chính thống hiện nay quá đắt, một công ty TNHH con con lấy đâu ra tiền trả 3.000 - 4.000 USD mỗi tháng để làm trụ sở giao dịch? Vì thế, thuê căn hộ chung cư làm văn phòng vẫn là "thượng sách". Hiện nay, vào một số trang thông tin điện tử tìm từ khoá “cho thuê căn hộ chung cư làm văn phòng” có hàng nghìn thông tin về lĩnh vực này.
Trước các luồng ý kiến khác nhau, ngày 10-2-2010, Bộ Xây dựng lại có Công văn số 241/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị gửi báo cáo tình hình sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng cũng như các ý kiến đề xuất, thời hạn cuối cùng là ngày 30-3-2010. Dù chưa biết các tỉnh, thành phố có ý kiến đề xuất cụ thể ra sao nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, việc sử dụng chung cư làm văn phòng hiện có hai luồng ý kiến trái ngược nhau, người dân bức xúc vì chung cư bị chuyển đổi công năng, sử dụng sai mục đích, doanh nghiệp lại kêu trời vì sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm trụ sở mới.
Tất cả các ý kiến đều có lý lẽ riêng. Để đi đến một quyết định thống nhất, có lẽ Bộ Xây dựng và các ngành chức năng phải dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật như: Theo thông tư số 01/2009/TT-BXD quy định về cấp giấy chứng nhận quyền về sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng sản xuất kinh doanh nhà ở đó là nêu rõ quyền và nghĩa vụ của bên mua, quyền và nghĩa vụ của bên bán; công văn số 241/BXD-QLN ngày 10 tháng 2 năm 2010 của bộ xây dựng về báo cáo tình hình sử dụng căn hộ chung cư làm cơ sở sản xuất kinh doanh văn phòng; quy chế quản lí nhà chung cư (Ban hành kèm theo Quyết định số 08 /2008/QĐ-BXD ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) ban hành về: Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong sử dụng nhà chung cư; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng không phải là chủ sở hữu nhà chung cư; Những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều23 của Quy chế này phải được Ban quản trị hoặc Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung cư thông báo trực tiếp và công khai đến các tổ chức, cá nhân có liên quan để biết và thực hiện; được ban hành cụ thể ở điều 21, 22, 23, 24 của quyết định này.
Ngoài ra còn có nghị định của Chính phủ Số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lí công trình hạ tầng đô thị và quản lí sử dụng nhà chung cư ở điều 38:
Điều 38. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng hoặc cho người khác sử dụng trái với mục đích quy định; làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an; gây ô nhiễm nhà chung cư.
2. Phạt tiền:
a) Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi: tự ý thay đổi kết cấu, thiết kế (xây tường ngăn lên mặt sàn, di chuyển các trang thiết bị và hệ thống kỹ thuật gắn với phần sở hữu chung);
b) Phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi: đục phá, cải tạo, cơi nới dưới mọi hình thức; tháo dỡ hoặc làm thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ bộ phận công trình, công trình đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện đúng các quy định về sử dụng nhà chung cư.
Điều 39. Xử phạt tổ chức, cơ quan có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng công sở
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cơ quan có một trong các hành vi: sử dụng công sở sai mục đích; chuyển nhượng công sở không đúng quy định.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cơ quan vi phạm còn bị buộc các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng công sở.
Điều 40. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về việc cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà
1. Phạt tiền:
a) Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà khi hợp đồng đã hết hạn quá 30 ngày;
b) Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi: cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà nhưng không có hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng thuê nhà không đúng quy định.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về thuê nhà.
Điều 41. Xử phạt tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vi phạm các quy định về hợp đồng thuê nhà, chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho thuê lại nhà tại Việt Nam
1. Phạt tiền:
a) Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà ở nhưng đã hết hạn quá 30 ngày;
b) Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với bên thuê nhà không có hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng không đúng quy định;
c) Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với bên thuê nhà chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho thuê lại nhà ở không đúng quy định.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, bên thuê nhà vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Buộc huỷ bỏ việc thuê nhà ở đối với trường hợp các vi phạm quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đúng các quy định về hợp đồng thuê nhà đối với các trường hợp vi phạm các quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 42. Xử phạt người Việt Nam định cư ở nước ngoài có vi phạm các quy định mua nhà ở tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với bên mua nhà ở không đúng quy định của pháp luật.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, bên mua nhà vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về mua, bán nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi cho số đông.
Bởi lẽ các khu chung cư này, khi xây dựng lên nhằm mục đích làm nhà ở chung cư chứ không phải toà nhà văn phòng.Các quy định thiết kế theo mục đích sử dụng như các tiêu chuẩn thiết kế về tải trọng tiêu chuẩn, tiêu chuẩn về cấp điện, thang máy, nơi thoát nạn và phòng cháy, chữa cháy… cũng rất khác nhau giữa nhà ở chung cư và tòa nhà văn phòng. Nếu hiện tượng này tiếp tục xảy ra mà không được giải quyết triệt để thì tuổi thọ của công trình sẽ bị giảm rõ rệt. Công trình có tuổi thọ 50-60 năm thì chỉ khoảng trong thời gian 15-20 năm là xuống cấp, rồi Hà Nội lại tiếp tục công tác cải tạo chung cư cũ mà khối lượng càng ngày càng nhiều hơn, gây thất thoát ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng, kéo Việt nam đi xuống…
4. Thực trạng phát triển về chung cư tư nhân.
Khoảng thời gian một, hai năm trở lại đây Hà Nội còn xuất hiện một mô hình nhà ở mới: chung cư tư nhân. Chung cư tư nhân là cách người ta gọi những toà nhà do tư nhân đầu tư xây dựng, chia căn và bán lại theo kiểu chung cư thương mại. Thường được xây dựng trên những mảnh đất khoảng 200-300m², những toà chung cư này thường biệt lập, đơn lẻ giữa khu dân cư không có các cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế... nhưng bù lại giá của nó cực rẻ so với chung cư thương mại cùng vị trí.
Các khu chung cư nằm ngay trong khu vực đông dân cư ở nội đô nhất là tại khu vực các quận mới như Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy. Tuỳ từng khu vực và chất lượng xây dựng, mức giá giao động khoảng 12-16 triệu đồng/m². Giá thậm chí còn giao động theo tầng. Các toà chung cư này thường cao từ 5-7 tầng, hầu hết đều không có thang máy. Diện tích mỗi căn hộ cũng chỉ nằm trong khoảng 45-70 m². Các loại nhà chung cư tư nhân thường nằm trong các ngõ sâu, nhiều khu thậm chí ô tô không vào được. Vì thế không gian khá chật hẹp, không thể so sánh với không gian thoáng đãng, cơ sở hạ tầng hiện đại tại các khu chung cư thương mại.
Ưu điểm đầu tiên của loại chung cư này là hầu hết đều nằm ngay trong các khu trung tâm, tiện đi lại, nhất là với đại đa số dân sử dụng xe gắn máy. Đây là ưu thế không nhỏ trong bối cảnh thường xuyên tắc đường, kẹt xe ở Hà Nội hiện nay. Ưu điểm tiếp theo là gần trường, gần chợ. Đây cũng là một lợi thế không nhỏ, nhất là trong bối cảnh nhiều khu chung cư thương mại mới, ở các khu vực xa trung tâm đang chậm trễ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng: trường học, chợ, bệnh viện... Tuy nhiên,việc quản lý nhà chung cư tư nhân hiện nay mỗi nơi một kiểu, thường do chủ đầu tư quản lý, có trường hợp bố trí bảo vệ, quản lý chung, có trường hợp không có bảo vệ, quản lý. Các hộ dân mua căn hộ và đến ở chỉ khai báo tạm trú, chưa làm thủ tục nhập khẩu. Thêm nữa, các căn hộ này lại đều sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật có sẵn trong khu vực dân cư như: Hệ thống thoát nước thải, hệ thống điện, lối đi chung và hệ thống xử lý rác thải, vệ sinh môi trường. Hạ tầng kỹ thuật khu vực nội đô Hà Nội vốn đã chịu một sức ép lớn. Do đó, nếu các cơ quan quản lý không kịp thời có cơ chế giám sát, quản lý hiệu quả, để các chung cư tư nhân phát triển tự phát thì sẽ để lại hậu quả khôn lường trong tương lai.
III . Về mặt đảm bảo an toàn cho người dân trong khu nhà chung cư
1. Thực trạng an toàn người dân ở một số khu nhà chung cư hiện nay
Ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời kì nào, tất cả mọi người đều muốn được sống trong hoà bình và an toàn. Không một ai muốn sống ở nơi nguy hiểm, trừ trường hợp bắt buộc. Công tác đảm bảo an toàn cho những người dân sống tại các khu chung cư trong thành phố hiện nay thì còn cần chú trọng hơn nữa. Bởi lẽ các khu chung cư tại thủ đô hiện nay đều được các chủ đâu tư xây dựng với số lượng tầng càng ngày càng cao thêm, Số lượng người ở chung cư cũng tăng thêm.
Vào ngày 10/3/2010 một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại chung cư JSC 34 (164 Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương, Hà Nội). Vụ hoả hoạn này đã cướp đi hai sinh mạng và để lại hậu quả lớn về tài sản cũng như những kí ức khủng khiếp khó phai của nhiều người sống tại toà nhà này... Sau khi vụ cháy xảy ra, các nhà điều tra vào cuộc và tìm ra được nguyên nhân chính là do người dân đưa vật liệu dễ cháy vào buồng chứa rác. Chưa bàn đến ý thức của người dân tại khu chung cư này vội, chúng ta hãy xem xét đến trách nhiệm của chủ đầu tư ở nơi đây. Theo lãnh đạo Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, chung cư JSC 34 không có hệ thống chữa cháy tự động nên phần lớn công tác chữa cháy phụ thuộc lực lượng bên ngoài. Khói lan ra các sảnh, hành lang, cầu thang, các tầng nhà gây ngạt, làm khó khăn trong việc thoát nạn của cư dân. Từ phía chủ đầu tư của toà nhà sẽ đưa ra giải pháp như thế nào? Theo ông Nguyễn Trường Tiến, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, với tư cách là công ty mẹ của Công ty Cổ phần Xây dựng nhà số 34 - đơn vị trực tiếp quản lý toàn nhà chung cư JSC 34 cao 18 tầng tại ngã tư đường Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội khẳng định: bất kể nguyên nhân gây ra cháy do đâu, chủ đầu tư cũng sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người dân sau vụ hỏa hoạn. Cứ bồi thường tổn thất cho dân sống tại nơi đây là xong trách nnhiệm?. Tổn thất về tài sản thì có thể đền bù nhưng còn tổn thất về người thì đền bù sao đây? Lẽ ra ngay từ khi thi công một toà nhà cao tầng như vậy thì chủ đầu tư nên có hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cầu thang thoát hiểm đựoc kiểm tra thường xuyên chứ không chỉ phụ thuộc vào việc giả cứu từ phía bên ngoài. Làm sao chúng ta biết được đến ngày nào thì tai nạn sẽ đổ ập nên đầu chúng ta? Dẫu sao phòng vẫn còn hơn chữa! Sau vụ việc này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác quản lý các khu chung cư tại Hà Nội hiện nay - Thực trạng và giải pháp.DOC