Công trình hồ chứa Cửa Đạt (kèm bản vẽ)

CHƯƠNG 0 : MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 6

1.1. VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH 6

1.2. NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH 6

1.3. QUY MÔ, KẾT CẤU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 6

1.3.1. Cấp công trình 6

1.3.2. Tuyến công trình và phương án bố trí công trình khu đầu mối đập chính 7

1.3.3. Các thông số chính của công trình đầu mối 7

1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 7

1.4.1. Điều kiện địa hình 7

1.4.2. Đặc trưng dòng chảy 7

1.4.3. Điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn 10

1.4.3.1. Điều kiện địa chất 10

1.4.3.2. Điều kiện địa chất thuỷ văn 10

1.5. ĐIỀU KIỆN GIAO THÔNG 10

1.6. NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU, ĐIỆN, NƯỚC 11

1.6.1. Đất đá, cát, sỏi 11

1.6.2. Xi măng, sắt thép 12

1.6.3. Điều kiện cung cấp điện, nước 12

1.7. ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP VẬT TƯ, THIẾT BỊ, NHÂN LỰC 12

1.8. THỜI GIAN THI CÔNG ĐƯỢC PHÊ DUYỆT 12

1.9. KẾT LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG 12

1.9.1. Về quy mô, kết cấu công trình 12

1.9.2. Về điều kiện địa hình 12

1.9.3. Về điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn 13

1.9.4. Về điều kiện thủy văn, đặc điểm dòng chảy 13

1.9.5. Về điều kiện vật liệu 14

1.9.6. Về điều kiện dân sinh kinh tế khu vực 14

1.9.7. Về năng lực đơn vị thi công 14

CHƯƠNG 2 : CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG 15

2.1. ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG 15

2.1.1. Các phương án so sánh 15

2.1.1.1. Phương án I 20

2.1.1.2. Phương án II 20

2.1.1.3. Phương án III 20

2.1.2. Nhận xét lựa chọn phương án 20

2.2. CHỌN LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ DẪN DÒNG 22

2.2.1. Tần suất lưu lượng thiết kế dẫn dòng 22

2.2.2. Thời đoạn dẫn dòng 23

2.2.3. Lưu lượng thiết kế dẫn dòng 23

2.3. TÍNH TOÁN THỦY LỰC PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG 23

2.3.1. Tính toán thủy lực dẫn dòng năm thứ nhất và năm thứ hai 23

2.3.1.1. Mục đích 23

2.3.1.2. Tính toán mức độ thu hẹp K 23

2.3.1.3. Tính toán cao trình đỉnh đê quai 27

2.4. TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ 29

2.4.1. Nội dung tính toán 29

2.4.1.1 Tính toán điều tiết lũ tiểu mãn qua tuy nen TN2 30

2.4.1.2 Tính toán điều tiết lũ chính vụ qua tuy nen TN2 và đập đá đổ xây dở 32

2.4.1.3 Tính toán điều tiết lũ chính vụ qua tuynel TN2 và tràn xây dựng dở 34

2.4. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH DẪN DÒNG 35

2.4.1. Thiết kế đê quai 35

2.5.1.1 Tuyến đê quai: 35

2.4.1.2 Cao trình đê quai: 35

2.4.1.3 Chọn kích thước mặt cắt đê quai: 36

2.5. CÔNG TÁC NGĂN DÒNG 37

2.5.1. Mục đích của công tác ngăn dòng : 37

2.5.2 Xác định lưu lượng thiết kế ngăn dòng 37

2.5.2.1.Xác định thời điểm ngăn dòng 37

2.5.3. Chọn vị trí và độ rộng của ngăn dòng 38

2.5.4.Nêu phương pháp ngăn dòng và tổ chức thi công ngăn dòng 38

2.5.5.Tính toán thủy lực ngăn dòng cho trường hợp lấp đứng 38

2.5.5.1. Chọn thời điểm ngăn dòng 38

2.5.5.2 Chọn tần suất lưu lượng thiết kế ngăn dòng 39

2.5.5.3 Phương án ngăn dòng và tổ chức thi công ngăn dòng 39

2.5.5.4 Chọn vị trí và độ rộng cửa ngăn dòng 39

2.5.5.5.Tính toán thuỷ lực ngăn dòng 39

CHƯƠNG 3 : TỔ CHỨC THI CÔNG BẢN CHÂN & BẢN MẶT 42

3.1. CÔNG TÁC HỐ MÓNG 42

3.2. Bản chân : 43

3.2.1.Nội dung kỹ thuật thép néo bản chân : 44

3.2.2.Nội dung kỹ thuật trong công tác bê tông bản chân 45

3.2.3.Nội dung kỹ thuật trong công tác phun và đổ tấm bê tông chống thấm 46

3.2.4.Nội dung kỹ thuật trong công tác khớp nối 47

3.2.5. Phân chia khối đổ và dự kiến các đợt đổ bê tông: 48

3.2.6. Kiểm tra điều kiện không sinh khe lạnh: 54

3.2.7. Thiết kế cấp phối bê tông 55

3.2.7.1. Xác định số hiệu bê tông: 55

3.2.7.2. Độ sụt của hỗn hợp bê tông 55

3.2.7.3. Chọn Dmax của đá: 55

3.2.7.4. Chọn tỷ lệ 55

3.2.7.7. Xác định lượng cát đá cho 1m3 bê tông 56

3.2.7.8. Hiệu chỉnh cấp phối bê tông với vật liệu cát đá có độ ẩm tự nhiên. 57

3.2.7.9. Xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông. 57

3.2.7.10. Xác định hệ số sản lượng và khối lượng vật liệu cho một cối trộn 57

3.3. Thi công bản mặt 58

3.3.1.Công tác cốt thép 59

3.3.2. Phân chia khối đổ và dự kiến các đợt đổ bê tông: 59

2.2. Cường độ thi công bê tông: 67

3.3.3. Xác định cường độ thiết kế thi công bê tông: 68

3.3.4. Thiết kế cấp phối bê tông theo 68

3.3.4.1. Xác định số hiệu bê tông: 68

3.3.4.2. Độ sụt của hỗn hợp bê tông 68

3.3.4.3. Chọn Dmax của đá: 68

3.3.4.4. Chọn tỷ lệ 68

3.3.4.5. Xác định lượng nước cần cho 1m3 bê tông 69

3.3.4.6. Xác định lượng xi măng cho 1m3 bê tông 69

3.3.4.7. Xác định lượng cát đá cho 1m3 bê tông 69

3.3.4.8. Hiệu chỉnh thành phần cấp phối bê tông . 70

3.3.4.9. Xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông. 70

3.3.4.10. Xác định hệ số sản lượng và khối lượng vật liệu cho một cối trộn 70

3.4. Tính toán máy trộn 71

3.4.1. Chọn loại máy trộn 71

3.4.2. Tính toán các thông số 72

3.4.3. Kiểm tra điều kiện không sinh khe lạnh: 74

3.4.4. Tính năng suất cần trục phục vụ cho việc đổ bê tông: 75

3.5. Vận chuyển vữa bê tông 76

3.6.Công tác dưỡng hộ bê tông. 77

3 .7. THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT VÁN KHUÔN 78

3.7.1. Vai trò và nhiệm vụ của ván khuôn : 78

3.7.2. Lựa chọn vật liệu làm ván khuôn: 78

3.7.3.Tính lực tác dụng lên ván khuôn : 78

3.7.3.1.Áp lực ngang của vữa bê tông: 79

3.7.3.2. Áp lực ngang do đổ hoặc đầm bê tông : 79

3.7.3.3. Lực tác dụng ngang do gió: 79

3.7.3.4. Tính toán kết cấu ván khuôn: 80

3.7.3.6.Thiết kế biện pháp lắp dựng và chống đỡ ván khuôn: 82

3.7.3.7. Tháo rỡ ván khuôn: 84

CHƯƠNG 4 : TIẾN ĐỘ THI CÔNG BẢN CHÂN & BẢN MẶT 84

4.1. Mở đầu. 84

4.1.1. Ý nghĩa của việc lập tiến độ : 84

4.1.2. Nguyên tắc lập tiến độ: 84

4.2. Lập kế hoạch tổng tiến độ thi công công trình đơn vị. 85

4.2.1. Tài liệu phục vụ cho lập tổng tiến độ : 85

4.2.2. Nội dung và trình tự tính toán lập kế hoạch tiến độ công trình đơn vị: 85

CHƯƠNG 5. BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG 86

5.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỐ TRÍ MẶT BẰNG 86

5.1.1. Đặc điểm tự nhiên xã hội 86

5.1.2. Sự bố trí công trình 87

5.1.3. Sự phân bố mỏ vật liệu 87

5.1.4. Sơ đồ dẫn dòng và trình tự thi công 87

5.1.5. Tiến độ thi công 87

5.2. PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ MẶT BẰNG 87

5.3. CÔNG TÁC KHO BÃI 88

5.4. BỐ TRÍ NHÀ TẠM PHỤC VỤ THI CÔNG ĐẬP 88

5.4.1. Xác định số người trong khu nhà ở . 88

5.4.2. Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây nhà 89

5.5. TỔ CHỨC CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC, KHÍ NÉN 89

5.5.1. Tổ chức cung cấp nước 89

5.5.1.1. Xác định lượng nước cần dùng 90

5.4.1.2. Chọn ngồn nước 91

5.5.1.3. Phương án bố trí lấy nước 91

5.5.2. Cung cấp điện cho công trường 92

5.5.2.1. Phương án cung cấp : 93

5.5.2.2. Hệ thống cung cấp điện 93

5.6. ĐƯỜNG GIAO THÔNG 93

5.6.1. Đường ngoài công trường 93

5.6.2. Đường trong công trường 93

CHƯƠNG 6 : DỰ TOÁN BẢN CHÂN VÀ BẢN MẶT ĐẬP CHÍNH 94

6.1. Khái niệm chung về dự toán 94

6.1.1. Quy định chung về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 94

6.1.2. Nội dung tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình 94

6.2. Hạng mục bản chân và bản mặt đập chính : 98

6.2.1 Các căn cứ để lập dự toán xây dựng công trình 98

6.2.2. Kết quả dự toán hạng mục bản chân và bản mặt đập chính Cửa Đạt 98

 

doc115 trang | Chia sẻ: giobien | Lượt xem: 4209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công trình hồ chứa Cửa Đạt (kèm bản vẽ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 0 : MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 6 1.1. VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH 6 1.2. NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH 6 1.3. QUY MÔ, KẾT CẤU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 6 1.3.1. Cấp công trình 6 1.3.2. Tuyến công trình và phương án bố trí công trình khu đầu mối đập chính 7 1.3.3. Các thông số chính của công trình đầu mối 7 1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 7 1.4.1. Điều kiện địa hình 7 1.4.2. Đặc trưng dòng chảy 7 1.4.3. Điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn 10 1.4.3.1. Điều kiện địa chất 10 1.4.3.2. Điều kiện địa chất thuỷ văn 10 1.5. ĐIỀU KIỆN GIAO THÔNG 10 1.6. NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU, ĐIỆN, NƯỚC 11 1.6.1. Đất đá, cát, sỏi 11 1.6.2. Xi măng, sắt thép 12 1.6.3. Điều kiện cung cấp điện, nước 12 1.7. ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP VẬT TƯ, THIẾT BỊ, NHÂN LỰC 12 1.8. THỜI GIAN THI CÔNG ĐƯỢC PHÊ DUYỆT 12 1.9. KẾT LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG 12 1.9.1. Về quy mô, kết cấu công trình 12 1.9.2. Về điều kiện địa hình 12 1.9.3. Về điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn 13 1.9.4. Về điều kiện thủy văn, đặc điểm dòng chảy 13 1.9.5. Về điều kiện vật liệu 14 1.9.6. Về điều kiện dân sinh kinh tế khu vực 14 1.9.7. Về năng lực đơn vị thi công 14 CHƯƠNG 2 : CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG 15 2.1. ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG 15 2.1.1. Các phương án so sánh 15 2.1.1.1. Phương án I 20 2.1.1.2. Phương án II 20 2.1.1.3. Phương án III 20 2.1.2. Nhận xét lựa chọn phương án 20 2.2. CHỌN LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ DẪN DÒNG 22 2.2.1. Tần suất lưu lượng thiết kế dẫn dòng 22 2.2.2. Thời đoạn dẫn dòng 23 2.2.3. Lưu lượng thiết kế dẫn dòng 23 2.3. TÍNH TOÁN THỦY LỰC PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG 23 2.3.1. Tính toán thủy lực dẫn dòng năm thứ nhất và năm thứ hai 23 2.3.1.1. Mục đích 23 2.3.1.2. Tính toán mức độ thu hẹp K 23 2.3.1.3. Tính toán cao trình đỉnh đê quai 27 2.4. TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ 29 2.4.1. Nội dung tính toán 29 2.4.1.1 Tính toán điều tiết lũ tiểu mãn qua tuy nen TN2 30 2.4.1.2 Tính toán điều tiết lũ chính vụ qua tuy nen TN2 và đập đá đổ xây dở 32 2.4.1.3 Tính toán điều tiết lũ chính vụ qua tuynel TN2 và tràn xây dựng dở 34 2.4. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH DẪN DÒNG 35 2.4.1. Thiết kế đê quai 35 2.5.1.1 Tuyến đê quai: 35 2.4.1.2 Cao trình đê quai: 35 2.4.1.3 Chọn kích thước mặt cắt đê quai: 36 2.5. CÔNG TÁC NGĂN DÒNG 37 2.5.1. Mục đích của công tác ngăn dòng : 37 2.5.2 Xác định lưu lượng thiết kế ngăn dòng 37 2.5.2.1.Xác định thời điểm ngăn dòng 37 2.5.3. Chọn vị trí và độ rộng của ngăn dòng 38 2.5.4.Nêu phương pháp ngăn dòng và tổ chức thi công ngăn dòng 38 2.5.5.Tính toán thủy lực ngăn dòng cho trường hợp lấp đứng 38 2.5.5.1. Chọn thời điểm ngăn dòng 38 2.5.5.2 Chọn tần suất lưu lượng thiết kế ngăn dòng 39 2.5.5.3 Phương án ngăn dòng và tổ chức thi công ngăn dòng 39 2.5.5.4 Chọn vị trí và độ rộng cửa ngăn dòng 39 2.5.5.5.Tính toán thuỷ lực ngăn dòng 39 CHƯƠNG 3 : TỔ CHỨC THI CÔNG BẢN CHÂN & BẢN MẶT 42 3.1. CÔNG TÁC HỐ MÓNG 42 3.2. Bản chân : 43 3.2.1.Nội dung kỹ thuật thép néo bản chân : 44 3.2.2.Nội dung kỹ thuật trong công tác bê tông bản chân 45 3.2.3.Nội dung kỹ thuật trong công tác phun và đổ tấm bê tông chống thấm 46 3.2.4.Nội dung kỹ thuật trong công tác khớp nối 47 3.2.5. Phân chia khối đổ và dự kiến các đợt đổ bê tông: 48 3.2.6. Kiểm tra điều kiện không sinh khe lạnh: 54 3.2.7. Thiết kế cấp phối bê tông 55 3.2.7.1. Xác định số hiệu bê tông: 55 3.2.7.2. Độ sụt của hỗn hợp bê tông 55 3.2.7.3. Chọn Dmax của đá: 55 3.2.7.4. Chọn tỷ lệ  55 3.2.7.7. Xác định lượng cát đá cho 1m3 bê tông 56 3.2.7.8. Hiệu chỉnh cấp phối bê tông với vật liệu cát đá có độ ẩm tự nhiên. 57 3.2.7.9. Xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông. 57 3.2.7.10. Xác định hệ số sản lượng và khối lượng vật liệu cho một cối trộn 57 3.3. Thi công bản mặt 58 3.3.1.Công tác cốt thép 59 3.3.2. Phân chia khối đổ và dự kiến các đợt đổ bê tông: 59 2.2. Cường độ thi công bê tông: 67 3.3.3. Xác định cường độ thiết kế thi công bê tông: 68 3.3.4. Thiết kế cấp phối bê tông theo 68 3.3.4.1. Xác định số hiệu bê tông: 68 3.3.4.2. Độ sụt của hỗn hợp bê tông 68 3.3.4.3. Chọn Dmax của đá: 68 3.3.4.4. Chọn tỷ lệ 68 3.3.4.5. Xác định lượng nước cần cho 1m3 bê tông 69 3.3.4.6. Xác định lượng xi măng cho 1m3 bê tông 69 3.3.4.7. Xác định lượng cát đá cho 1m3 bê tông 69 3.3.4.8. Hiệu chỉnh thành phần cấp phối bê tông . 70 3.3.4.9. Xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông. 70 3.3.4.10. Xác định hệ số sản lượng và khối lượng vật liệu cho một cối trộn 70 3.4. Tính toán máy trộn 71 3.4.1. Chọn loại máy trộn 71 3.4.2. Tính toán các thông số 72 3.4.3. Kiểm tra điều kiện không sinh khe lạnh: 74 3.4.4. Tính năng suất cần trục phục vụ cho việc đổ bê tông: 75 3.5. Vận chuyển vữa bê tông 76 3.6.Công tác dưỡng hộ bê tông. 77 3 .7. THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT VÁN KHUÔN 78 3.7.1. Vai trò và nhiệm vụ của ván khuôn : 78 3.7.2. Lựa chọn vật liệu làm ván khuôn: 78 3.7.3.Tính lực tác dụng lên ván khuôn : 78 3.7.3.1.Áp lực ngang của vữa bê tông: 79 3.7.3.2. Áp lực ngang do đổ hoặc đầm bê tông : 79 3.7.3.3. Lực tác dụng ngang do gió: 79 3.7.3.4. Tính toán kết cấu ván khuôn: 80 3.7.3.6.Thiết kế biện pháp lắp dựng và chống đỡ ván khuôn: 82 3.7.3.7. Tháo rỡ ván khuôn: 84 CHƯƠNG 4 : TIẾN ĐỘ THI CÔNG BẢN CHÂN & BẢN MẶT 84 4.1. Mở đầu. 84 4.1.1. Ý nghĩa của việc lập tiến độ : 84 4.1.2. Nguyên tắc lập tiến độ: 84 4.2. Lập kế hoạch tổng tiến độ thi công công trình đơn vị. 85 4.2.1. Tài liệu phục vụ cho lập tổng tiến độ : 85 4.2.2. Nội dung và trình tự tính toán lập kế hoạch tiến độ công trình đơn vị: 85 CHƯƠNG 5. BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG 86 5.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỐ TRÍ MẶT BẰNG 86 5.1.1. Đặc điểm tự nhiên xã hội 86 5.1.2. Sự bố trí công trình 87 5.1.3. Sự phân bố mỏ vật liệu 87 5.1.4. Sơ đồ dẫn dòng và trình tự thi công 87 5.1.5. Tiến độ thi công 87 5.2. PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ MẶT BẰNG 87 5.3. CÔNG TÁC KHO BÃI 88 5.4. BỐ TRÍ NHÀ TẠM PHỤC VỤ THI CÔNG ĐẬP 88 5.4.1. Xác định số người trong khu nhà ở . 88 5.4.2. Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây nhà 89 5.5. TỔ CHỨC CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC, KHÍ NÉN 89 5.5.1. Tổ chức cung cấp nước 89 5.5.1.1. Xác định lượng nước cần dùng 90 5.4.1.2. Chọn ngồn nước 91 5.5.1.3. Phương án bố trí lấy nước 91 5.5.2. Cung cấp điện cho công trường 92 5.5.2.1. Phương án cung cấp : 93 5.5.2.2. Hệ thống cung cấp điện 93 5.6. ĐƯỜNG GIAO THÔNG 93 5.6.1. Đường ngoài công trường 93 5.6.2. Đường trong công trường 93 CHƯƠNG 6 : DỰ TOÁN BẢN CHÂN VÀ BẢN MẶT ĐẬP CHÍNH 94 6.1. Khái niệm chung về dự toán 94 6.1.1. Quy định chung về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 94 6.1.2. Nội dung tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình 94 6.2. Hạng mục bản chân và bản mặt đập chính : 98 6.2.1 Các căn cứ để lập dự toán xây dựng công trình 98 6.2.2. Kết quả dự toán hạng mục bản chân và bản mặt đập chính Cửa Đạt 98 CHƯƠNG 0 : MỞ ĐẦU Với sự phát triển của xã hội là quá trình làm suy giảm chất lượng môi trường do tác động xấu của con người mà môi trường càng ngày càng bị ô nhiễm từ đó thay đổi quy luật tự nhiên gây ra thiên tai địch họa cho con người . Việt Nam là một nước đang phát triển nên không thể tránh khỏi quy luật trên, hậu quả mà thiên tai mang lại cho chúng ta là rất lớn . Hàng năm hạn hán ,lũ lụt sảy ra ở nhiều nơi ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội ,lũ lụt đã cướp đi của con người cả vật chất ,tinh thần ,cả về tính mạng con người cũng bị dòng lũ quấn đi .Mấy năm gần đây lũ lụt sảy ra liên miên gây hậu quả lớn như lụt ở đồng bằng sông Cửu Long ,lũ quét ở Hà Giang …đã gây nhiều hậu quả thương tâm cho con người .Mặt khác hạn hán cũng cướp đi của con người rất nhiều :Gây cháy rừng ,làm chết hàng loạt cây công nghiệp cũng như cây nông nghiệp của con người . Để giảm thiểu thiên tai ngoài việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sống ,chính phủ Việt Nam còn dùng các biện pháp công trình để chế ngự thiên nhiên bảo vệ con người và phục vụ sản suất chính vì vậy mà công trình hồ chứa Cửa Đạt đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt và đi vào xây dựng . CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH Dự án hồ chứa nước Cửa Đạt là công trình thuỷ lợi đa mục tiêu, nằm ở vị trí 105005’~ 105020’ Kinh độ đông 19044’ ~ 20000’ Vĩ độ bắc thuộc huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hoá. Dự án bao gồm công trình đầu mối thuỷ lợi, công trình thuỷ điện và hệ thống kênh tưới. Khu đập chính công trình đầu mối thuỷ lợi được xây dựng trên sông Chu tại xã Xuân Mỹ cách Thành Phố Thanh Hoá khoảng 70 km về phía Tây Bắc. 1.2. NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH Giảm lũ với tần suất P = 0,6%, bảo đảm mực nước sông Chu tại Xuân Khánh huyện Thọ Xuân không vượt quá 13,71m ( lũ lịch sử năm 1962). Cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng Q = 7,715m3/s. Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86,862 ha đất canh tác (phía nam sông Chu là 54,031 ha; phía bắc sông Chu là 32,830 ha) với tổng lượng yêu cầu là 1236.106m3 /năm. Kết hợp phát điện với công suất lắp máy N = (88 ~ 97) MW . Bổ sung nước mùa kiệt cho hạ lưu sông Mã để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái với lưu lượng Q = 30,42 m3/s. 1.3. QUY MÔ, KẾT CẤU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 1.3.1. Cấp công trình Theo TCXDVN 285:2002, đầu mối công trình Cửa Đạt có nhiệm vụ tưới trên 50000 ha, hồ chứa có dung tích trên 1000 triệu m3 nên thuộc công trình cấp I. Các công trình chủ yếu trên tuyến áp lực như đập chính, các đập phụ, tràn xả lũ, tuy nen xả lũ và lấy nước đều là công trình cấp I. Đối với tuy nen chỉ làm nhiệm vụ dẫn dòng thi công cấp công trình là cấp III. 1.3.2. Tuyến công trình và phương án bố trí công trình khu đầu mối đập chính Trong giai đoạn TKKT tập trung nghiên cứu vùng tuyến III trong đó đã nghiên cứu tuyến đập chính IIIa và IIIb, mỗi tuyến đập chính lại nghiên cứu các giải pháp công trình khác nhau cuối cùng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt phương án IIIB1-1, loại đập đá đổ bản mặt bê tông. 1.3.3. Các thông số chính của công trình đầu mối Các thông số chính của công trình đầu mối được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.1: Bảng thống kê các thông số chính của công trình đầu mối (Phụ lục 1 ) 1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.4.1. Điều kiện địa hình Địa hình khu vực vùng tuyến III gồm 2 dạng địa hình bào mòn núi cao và địa hình tích tụ chủ yếu là bãi bồi, thềm bậc 1. Ở vai trái ngoài khu vực phố Đạt tương đối bằng phẳng còn lại là đồi núi có cao độ trên +200m, sườn núi có độ dốc từ 250 ÷ 450, việc bố trí mặt bằng tương đối khó khăn, chật chội, công tác san ủi mặt bằng lớn. Ở vai phải cách tuyến đập chính khoảng 1km về phía hạ lưu có một bãi rộng khá bằng phẳng thuận lợi cho việc bố trí mặt bằng công trường, cao độ trung bình 40 ÷ 45m. Còn lại là các đỉnh núi có cao độ từ 100 ÷ 170m, sườn núi có độ dốc trung bình 300. Tại khu vực tuyến đập lòng sông có dạng chữ U, chiều rộng trên 150m, cao độ đáy sông dao động khoảng 25÷ 29m. Thềm bậc một bên bờ phải có cao độ mặt thềm dao động khoảng 42 ÷ 47m, chiều rộng khoảng 190m và thót lại ở phía thượng lưu. Khu vực cửa ra của tuy nen nằm trên sườn núi thoải đều tương đối thuận tiện trong việc bố trí mặt bằng phục vụ thi công. 1.4.2. Đặc trưng dòng chảy Mùa lũ trên sông Chu thường từ tháng 7 ~ 10 chiếm từ 63 ~ 73% lượng nước cả năm, lũ lớn nhất hàng năm thường xuất hiện vào tháng 9 ~ 10. Mùa kiệt từ tháng 11 ~ 6 chiếm từ 37 ~ 27% lượng nước cả năm (tại Cửa Đạt là 37%), từ tháng 2 ~ 4 là những tháng kiệt hơn cả và thường tháng 3 là tháng kiệt nhất chỉ chiếm 2,6 ~ 2,7% lượng nước năm. Các bảng biểu và đồ thị biểu thị đặc trưng dòng chảy: Bảng 1.2: Lưu lượng lũ ứng với tần suất p = 0,1%; 1%; 5%; 10% (Phụ lục 2) Bảng 1.3: Lưu lượng nước lớn nhất qua các thời đoạn thi công mùa kiệt (phụ lục 3) Bảng 1.4: Lưu lượng nước bình quân ngày lớn nhất thời đoạn 10 ngày của 3 tháng mùa kiệt (phụ lục 4) Bảng 1.5: Lưu lượng lớn nhất các tháng trong năm ứng với tần suất P = 5 % (m3/s)( Phụ lục 5) Bảng 1.6: Bảng quan hệ Z ~ WHồ (Phụ lục 6)  Hình 1.1: Đường quan hệ Z ~ WHồ Bảng 1.7 : Bảng quan hệ Q ~ ZHL (Phụ lục 7)  Hình 1.2: Đường quan hệ Z ~ QHL Bảng 1.8 : Đường quá trình lũ thiết kế ( Phụ lục 8)  Hình 1.3: Đường quá trình lũ tiểu mãn P = 5%.  Hình 1.4: Đường quá trình lũ chính vụ P = 5%.  Hình 1.5: Đường quá trình lũ chính vụ P = 1%. 1.4.3. Điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn 1.4.3.1. Điều kiện địa chất Kết quả khảo sát địa vật lý và khoan thăm dò cho thấy cửa vào và khoảng 400m đầu tuy nen TN2 nằm trong vùng đá granit thuộc phức hệ Bản Muồng, phần còn lại nằm trong đá phiến thạch anh thuộc phân hệ tầng Sông Cả. Đá granit phân bố chủ yếu ở thượng lưu của vai phải và phần lộ ra không thành một khối liên tục. Ranh giới giữa granit và đá biến chất của phân hệ tầng Sông Cả là không rõ ràng và thường ở thể xen kẹp. Về hướng nằm nhìn chung đá gốc nằm trên một đơn tà có hướng dốc cắm về phía đông bắc. Trong vùng đập chính nhiều nơi có dấu hiệu uốn nếp nhẹ nhưng phần lớn các điểm lộ đều đo được thế nằm của đá có hướng dốc khoảng 400 ~ 600, góc dốc dao dộng từ 500 ~ 750, tại khu vực tiếp xúc với khối đá granit đá biến chất bị nén ép uốn nếp nhẹ góc dốc tăng đến 700 ~ 800. Theo tuyến tuy nen địa tầng từ trên xuống dưới gồm có các lớp là: lớp đất tầng phủ (4a và 4b), lớp đá phong hóa hoàn toàn (5a và 5b), lớp đá phong hoá mạnh (lớp 6), lớp đá phong hoá vừa (lớp 7), lớp đá phong hoá nhẹ (lớp 8) và lớp đá tươi (lớp 9). Nói chung toàn bộ tuy nen TN2 nằm sâu trong lớp đá granit, phiến thạch anh tươi có tốc độ truyền sóng là Vp = 4000 ~ 6000 m/s và giá trị trung bình RMR = 70 thuộc loại đá nhóm II (RMR = 61 ~ 80). Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất đá được trình bày trong bảng sau: Bảng 1.9: Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất đá(phụ lục 9 ) Về mặt phá huỷ kiến tạo, qua khảo sát ta thấy có các hệ thống đứt gãy TB-ĐN, ĐB-TN, á vĩ tuyến và các đứt gãy trẻ á kinh tuyến, trong đó hệ thống đứt gãy TB-ĐN (gần song song với hướng dòng chảy) đóng vai trò chủ đạo bao gồm các đứt gãy bậc IV và V. Có 3 đứt gãy bậc IV cắt qua tuy nen TN2 đó là các đứt gãy IV-5, IV-8, IV-13 và IV-15 với các thông số trình bày trên bảng 1.10. Bảng 1.10: Các đứt gãy địa chất(phụ lục 10) 1.4.3.2. Điều kiện địa chất thuỷ văn Trong khu vực khảo sát mực nước ngầm ở thềm sông thường xấp xỉ mực nước sông, còn ở hai vai nước ngầm thường nằm sâu 20-30m hoặc thấp hơn nhiều. Hệ số thấm của đá gốc là khá nhỏ, đá quanh tuy nen hệ số thấm chỉ khoảng 1-5 Lugeon vì vậy mà toàn bộ tuy nen tuy nằm dưới mực nước ngầm nhưng lượng nước chảy vào tuy nen ít nên không gây khó khăn cho công tác thi công. Theo kết quả thí nghiệm phân tích thành phần hoá học,nước sông và nước ngầm có tên là Bicacbonat Natri Canxi và có tính ăn mòn khử kiềm. 1.5. ĐIỀU KIỆN GIAO THÔNG Về giao thông vận tải duy nhất chỉ có đường đá dăm thâm nhập nhựa từ thành phố Thanh Hoá đến công trường, rộng 7,5m và chất lượng khá tốt. Để thi công tuy nen sẽ sử dụng đường được thiết kế để phục vụ thi công cho toàn bộ Dự án. Khi thi công cần phải chú ý một số vấn đề giao thông quan trọng sau: Giao thông thuỷ: Nhìn chung việc thông thuyền bè trong thời gian xây dựng công trình không nhiều chủ yếu tập trung vào những năm đầu, phục vụ việc vận chuyển tre, gỗ khi giải phóng lòng hồ. Vì vậy trong quá trình thi công cần tạo điều kiện thuận lợi để việc giao thông thủy được nhanh chóng, an toàn góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng lòng hồ. Giao thông giữa hai bờ: Việc qua lại giữa 2 bờ trước đây chủ yếu bằng thuyền và bè mảng vì vậy để có thể thi công được các hạng mục bên bờ phải cũng như khai thác, vận chuyển đá từ mỏ để đắp đập yêu cầu phải có cầu giao thông nối 2 bờ. Cần phải được thiết kế đảm bảo cho các xe có tải trọng lớn đi qua và đảm bảo an toàn trong suốt thời gian thi công, đồng thời sau này làm đường quản lý và phục vụ dân sinh trong vùng. 1.6. NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU, ĐIỆN, NƯỚC 1.6.1. Đất đá, cát, sỏi Vật liệu đất : Vật liệu đất đắp bao gồm mỏ VL11 (đất tận dụng khi đào móng tràn vai phải đập chính) và đất bóc tầng phủ mỏ đá VLĐ9A. Nhìn chung các mỏ này đều gần khu vực tuyến đập và có thể khai thác làm vật liệu chống thấm, trữ lượng khá dồi dào, khoảng 4,5.106 m3 đủ phục vụ cho việc đắp đê quai và đắp tầng gia trọng thượng lưu khi đập hoàn thành. Vật liệu đá : Vật liệu đá được tận dụng từ đá đào móng tràn, tuy nen (mỏ VL11) và khai thác ở khu A và khu B mỏ VLĐ9A. Trữ lượng các mỏ lớn khoảng 25.106 m3, đá có chất lượng tốt đảm bảo yêu cầu đắp đập và làm cốt liệu cho bê tông. Hai mỏ này có chiều sâu đào móng và khai thác lớn, cần quan tâm đến vấn đề ổn định mái hố móng và góc tầng khai thác khi thi công và khai thác. Vật liệu cát sỏi : Nguồn cung cấp vật liệu cát sỏi là các mỏ CS16, CS17, CS23A và CS25A. Mỏ CS16 ở bờ phải sông Chu, cách tuyến đập chính khoảng 1,5km về phía hạ lưu. Mỏ CS17 ở bờ trái sông Chu, cách tuyến đập chính khoảng 0,5km về phía hạ lưu. Mỏ CS23A nằm cách cầu Bái Thượng 500m, từ mỏ đến khu đập chính khoảng 16-17km có chất lượng và cấp phối phù hợp với lớp đệm và lớp lọc của đập chính. Mỏ CS25A ở bờ phải sông Chu gần cầu Mục Sơn, từ mỏ đến khu đập chính khoảng 20km có chất lưọng tốt có thể sử dụng cho bê tông. Tổng trữ lượng của các mỏ khoảng 5.106 m3 đảm bảo được yêu cầu về khối lượng. 1.6.2. Xi măng, sắt thép Xi măng có thể mua tại Liên hioệp sản xuất xi măng Việt Nam; các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn – Thanh Hoá hoặc xi măng Hoàng Thạch - Hải Dương đều đảm bảo chất lượng tốt. Sắt thép có thể mua từ các công ty thép Việt Nam hoặc liên doanh như Thái Nguyên, Việt – Úc, Việt – Ý… 1.6.3. Điều kiện cung cấp điện, nước Hệ thống cung cấp điện cho công trường: Hệ thống cung cấp điện phục vụ thi công gồm đường dây tải điện 35KV từ huyện Thường Xuân vào công trường dài khoảng 9 km sau đó dẫn đến các trạm hạ thế tại các khu tiêu thụ để phục vụ thi công và sinh hoạt trên công trường.Qua tính toán xác định lượng điện tiêu thụ lớn nhất cho toàn bộ công trình 7100 KVA. Để đề phòng khi có sự cố điện lưới cần phải có trạm phát điện tại chỗ khoảng 1000 KVA. Hệ thống cung cấp nước cho công trường: Qua tính toán xác định được lượng nước cung cấp cho toàn bộ công trường khoảng 450m3/h. Hiện đã có hệ thống cấp nước đạt chất lượng khá tốt. Nước được lọc và chứa vào các bể chứa sau đó cung cấp cho nơi cần nước. 1.7. ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP VẬT TƯ, THIẾT BỊ, NHÂN LỰC Các nhà thầu có đủ khả năng cung cấp vật tư, thiết bị một cách đầy đủ và kịp thời cho các đơn vị thi công. Nên triệt để sử dụng lực lượng lao động địa phương, lực lượng này khá dồi dào và giá thuê khá rẻ. 1.8. THỜI GIAN THI CÔNG ĐƯỢC PHÊ DUYỆT Căn cứ vào quyết định phê duyệt báo cáo NCKT số 130/QĐ – TTg ngày 29/1/2003 nay được thay thế bằng quyết định số 348/QĐ – TTg ngày 7/4/2004 của thủ tướng chính phủ, thời hạn xây dựng công trình không quá 5 năm.Khởi công từ ngày 2/2/2004. 1.9. KẾT LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG 1.9.1. Về quy mô, kết cấu công trình Đập chính là đập đá đổ bản mặt bê tông nên có thể cho lũ tràn qua trong giai đoạn dẫn dòng thi công, tuy nhiên công việc gia cố đập xây dở sẽ rất khó khăn nếu không tính toán cẩn thận có thể dẫn đến thiệt hại lớn nhất là vở đập. Mặt khác cũng có thể lợi dụng tuynel dẫn nước vào nhà máy thuỷ điện, cũng như tràn xây dở để tham gia dẫn dòng. Khối lượng đào móng tràn khá lớn, vì vậy khi lợi dụng tràn xả lũ để dẫn dòng thì phải đặc biệt chú ý công tác đào móng tràn và đắp đập vượt lũ do cường độ công việc khá lớn. 1.9.2. Về điều kiện địa hình Tại khu vực tuyến đập lòng sông có dạng chữ U, chiều rộng trên 150m, thềm bậc một bên bờ phải khá rộng B≈190m, thích hợp để sử dụng sơ đồ dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp. Bãi bồi bờ phải khá bằng phẳng góc dốc trung bình 230 có thể tận dụng làm cống xả đáy hoặc kênh dẫn dòng. Bờ trái góc dốc lớn, trung bình 450 xem xét bố trí tuy nen dẫn dòng. Địa hình khu vực xây dựng tương đối phức tạp và được chia thành hai khu vực riêng biệt nằm ở hai bên bờ sông Chu, do vậy việc bố trí mặt bằng xây dựng nên được tiến hành với cả hai bên bờ. Bờ trái trừ khu vực phố Đạt tương đối bằng phẳng còn lại là đồi núi cao và dốc, việc bố trí mặt bằng tương đối khó khăn, chật chội, công tác san ủi mặt bằng lớn. Bờ phải cách tuyến đập về phía hạ lưu khoảng 1km có một bãi rộng khá bằng phẳng rất thuận tiện cho việc bố trí mặt bằng thi công. Địa hình khu vực xây dựng công trình biến đổi tương đối phức tạp, lại bị phân cắt bởi các khe nhỏ làm cho việc mở đường thi công cũng gặp nhiều khó khăn. 1.9.3. Về điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn Tầng phủ khá dày nên khối lượng đào móng công trình lớn dẫn đến khó khăn trong việc bố trí bãi thải. Phía bờ phải địa chất khá tốt, đá cứng chắc f = 8 ÷ 10 thuận lợi cho việc bố trí tuynen dẫn dòng. Tuy nhiên việc tồn tại các đứt gãy và khe nứt bậc 4 khiến cho công tác khoan nổ mìn và gia cố phải hết sức chú ý để đảm bảo an toàn. Ngoài ra bờ sông và thềm sông vai phải có tính thấm nước lớn K = 9x10-4 cm/s, không thích hợp để bố trí kênh dẫn dòng. Bờ trái địa chất kém độ cứng của đá f = 2 ÷ 3( f < 4  đá yếu ) không thích hợp bố trí tuy nen dẫn dòng. Do đá lòng sông và tầng phủ có tính thấm nước yếu, mực nước ngầm thấp nên vấn đề tiêu nước hố móng tương đối thuận lợi tuy nhiên công tác khoan đào giếng để lấy nước lại gặp nhiều khó khăn 1.9.4. Về điều kiện thủy văn, đặc điểm dòng chảy Đặc điểm dòng chảy sông Chu chia thành hai mùa rõ rệt, lưu lượng lớn nhất mùa lũ Qp=5%max = 5050m3/s trong khi mùa kiệt có Qp=5%max = 1230 m3/s. Chênh lệch lưu lượng khá lớn, tỷ lệ  Do vậy trong giai đoạn dẫn dòng thi công nên chia thành hai mùa dẫn dòng riêng biệt: mùa khô riêng và mùa lũ riêng. Theo TCXDVN 285: 2002 tần suất thiết kế các công trình tạm p=5%. Vì vậy toàn bộ mặt bằng công trình ở cả hai bên bờ phải được xây dựng trên mực nước lũ thiết kế. Với tần suất p = 5%, Q = 5050 m3/s, tra quan hệ Q ~ ZHL ta có mực nước sông Chu tại khu vực bố trí mặt bằng là 38,2 m. Vì vậy để đảm bảo không bị ngập trong mùa mưa lũ toàn bộ mặt bằng công trường phải bố trí từ cao trình 38,5 m trở lên. 1.9.5. Về điều kiện vật liệu Công trường Cửa Đạt, vật liệu đá tại các mỏ chính không nhiều, có thể tiết kiệm đá đào móng tràn và đá đào tuynen đủ tiêu chuẩn để đắp đập. Cần bố trí mặt bằng hợp lý và tiến độ thích hợp để công tác đào móng và đắp đập thành một dây chuyền nhằm giảm khối lượng công tác vận chuyển đá. Vật liệu sắt thép, xi măng có thể mua trong tỉnh với chất lượng tốt vận chuyển cũng thuận lợi. 1.9.6. Về điều kiện dân sinh kinh tế khu vực Khu vực xây dựng dân cư thưa thớt, cơ sở công nghiệp, dịch vụ, trường học, bệnh viện còn thiếu thốn, hầu như không có. Các cơ sở hạ tầng gần như phải xây dựng mới hoàn toàn. Khu vực xây dựng cách trung tâm thị trấn Thường Xuân gần 10km việc cung cấp lương thực thực phẩm cũng không thật sự khó khăn, kiến nghị nên thuê riêng một đơn vị cung cấp thực phẩm của xí nghiệp cung cấp thực phẩm để đảm bảo chất lượng. Các cơ sở chế tạo, xưởng sản xuất, gia công cơ khí địa phương có quy mô nhỏ, yếu kém không thể cùng liên kết để sản xuất. Vì vậy các cơ sở sản xuất phục vụ công tác thi công đều phải được các đơn vị thi công điều đến từ nơi khác. Mạng lưới điện nước, thông tin liên lạc được xây dựng khá đầy đủ. Hệ thống giao thông đảm bảo chất lượng, thuận tiện cho thi công. 1.9.7. Về năng lực đơn vị thi công Đơn vị thi công là liên doanh các nhà thầu gồm nhà thầu chính là Tổng công ty Vinaconex, các nhà thầu khác như Tổng công ty xây dựng thuỷ lợi 4, công ty xây lắp cơ điện 1, công ty Sông Đà 10, công ty Sông Đà 9, công ty xây dựng Miền Trung…Đây là các công ty mạnh với đội ngũ cán bộ, nhân viên có nhiều kinh nghiệm, với đội ngũ xe máy đông đảo có thể đáp ứng được yêu cầu của tiến độ thi công đặt ra. Đơn vị thi công đập chính là tổng công ty xây dựng thủy lợi 4, khả năng lên đập qua báo cáo thực tập là 6m. Qua quan sát thực tế em nhận thấy nếu việc khảo sát địa chất tốt có thể khai thác đá nhanh hơn và nếu đừng chừa chân thi công bản đáy quá rộng thì sẽ có được mặt bằng đắp đập rộng  thuận lợi thì khả năng thi công có thể lên tới 10m  một năm có thể đắp được 60 ÷ 70m. Đội thi công cơ giới khá mạnh với 9 máy đầm rung 25T, 3 máy ủi 320CV, 4 máy ủi 180CV, 1 máy đào Komatsu (3,4m3), 2 máy đào Komatsu (3,2m3), 1 máy đào Komatsu BC – 710 (2,8m3), ….và nhiều xe ôtô vận chuyển lớn với thùng 12m3, 15m3, 17m3, 20m3. CHƯƠNG 2 : CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG 2.1. ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG Dựa theo phần kết luận chương 1, đề nghị 3 phương án dẫn dòng sau: 2.1.1. Các phương án so sánh Phương án DD  Thứ tự  Thời gian  Công tác dẫn dòng  lưu lưg  Việc cần làm 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnghiTN.doc
  • dwgBAN CHAN.dwg
  • dwgBAN MAT.dwg
  • dwgcop pha mat C-T.dwg
  • dwgdan dong.dwg
  • dwgMat bang tong the.DWG
  • dwgtiendo.dwg