Công trình Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH . 1

LỜI NÓI ĐẦU . 2

Chƣơng I. PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI

PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG

PHÁ SẢN . 7

1. Phá sản và tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp . 7

1.1. Khái niệm và đặc điểm của phá sản . 7

1.2. Những tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp . 11

2. Sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng

phá sản . 16

2.1. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích tái tạo lại doanh nghiệp lâm

vào tình trạng phá sản . 17

2.2. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của phá

sản đối với xã hội . 18

2.3. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp góp phần làm thay đổi nhận thức về

phá sản . 18

3. Pháp luật về phá sản và những quy định về phục hồi hoạt động của

doanh nghiệp . 20

3.1. Pháp luật về phá sản . 20

3.2. Những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật phá sản . 22

Chƣơng II. NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT CỦA PHÁP VỀ

PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG

PHÁ SẢN . 24

1. Giới thiệu tổng quan về pháp luật phá sản của Pháp . 24

1.1. Sự hình thành và phát triển . 24

1.2. Vị trí vấn đề phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật về doanh nghiệp lâm

vào tình trạng khó khăn của Pháp . 29

2. Những quy định trong luật của Pháp về thủ tục phục hồi hoạt động của doanh

nghiệp . 32

2.1. Đối tượng áp dụng . 32

2.2. Điều kiện để mở Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp . 33

2.3. Các bước tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình

trạng phá sản . 37

3. Những quy định trong pháp luật phá sản của Pháp về phƣơng án phục hồi hoạt

động của doanh nghiệp . 47

3.1. Vấn đề tài chính . 47

3.2. Vấn đề quản lý doanh nghiệp . 48

3.3. Vấn đề xã hội . 49

4. Nhận xét về các quy định trong luật phá sản của Pháp về phục hồi hoạt động của

doanh nghiệp . 50

Chƣơng III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA

VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÁO GỠ TRÊN CƠ SỞ

VẬN DỤNG KINH NGHIỆM TỪ PHÁP . 52

1. Dự báo về tình hình phá sản của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới . 52

1.1. Cơ sở để dự báo . 52

1.2. Các con số dự báo . 54

2. Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam . 56

2.1. Những bất cập trong các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp . 56

2.2. Việc thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp theo quy định của Luật Phá

sản năm 2004 trong thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn . 64

3. Đề xuất các giải pháp trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm từ Pháp . 69

3.1. Khẳng định rõ mục tiêu của luật phá sản Việt Nam là phục hồi hoạt động của

doanh nghiệp . Error! Bookmark not defined.

3.2. Các giải pháp sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật Phá sản năm 2004 về

phục hồi doanh nghiệp . 69

3.3. Các giải pháp tăng cường thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp trong

Luật Phá sản năm 2004 . 71

KẾT LUẬN . 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78

PHỤ LỤC . I

Phụ lục 1 . I

pdf89 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công trình Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồi, tuy nhiên quyết định thay đổi phải đảm bảo: - Thời điểm mất khả năng thanh toán không được xảy ra trước thời điểm quyết định mở thủ tục phá sản nhiều hơn 18 tháng; - Thời điểm mất khả năng thanh toán cũng không được xảy ra trước thời điểm ra quyết định cuối cùng của thỏa thuận hòa giải. Trách nhiệm chứng minh tình trạng mất khả năng thanh toán thuộc về người yêu cầu mở thủ tục phục hồi hoạt động, có thể là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chủ nợ, viện trưởng Viện kiểm sát hoặc chính bản thân Tòa án trong trường hợp Tòa án tự mở thủ tục 25. 2.2.2. Điều kiện về hình thức Điều kiện về hình thức xoay quanh các vấn đề về mở thủ tục phá sản và phục hồi hoạt động. Để phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán phải làm đơn đề nghị mở thủ tục phục hồi. Theo điều L631-3 của Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009, việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi hoạt động là bắt buộc. Đơn này phải được gửi tới Tòa án. Điều L631-3 quy định những đối tượng được quyền nộp đơn xin mở Thủ tục phục hồi gồm: doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, chủ nợ, viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Tòa án tự mở thủ tục. Việc nộp đơn đề nghị mở Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp được quy định rất chi tiết. Cụ thể: 25 Điều L631-8, Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009 36  Trường hợp nộp đơn của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ thời điểm mất khả năng thanh toán 26. Trong thời gian này, con nợ vẫn có quyền yêu cầu mở thủ tục hòa giải. Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không chỉ là quyền mà còn là một nghĩa vụ bắt buộc đối với con nợ nếu họ muốn phục hồi hoạt động. Nếu con nợ cố tình không tuyên bố tình trạng mất khả năng thanh toán, Tòa án có thể tuyên bố “phá sản cá nhân”, theo đó “cấm con nợ không được tham gia quản lý, điều hành, lãnh đạo, dù là gián tiếp hay trực tiếp, bất kỳ một hoạt động kinh doanh, thủ công, nông nghiệp hoặc bất kỳ một hoạt động nghề nghiệp độc lập nào” 27 (xem nguyên bản tiếng Pháp tại phụ lục 2). Hình phạt này áp dụng đối với con nợ là các cá nhân hoặc lãnh đạo của một pháp nhân. Việc yêu cầu mở thủ tục phá sản và thủ tục phục hồi phải được đưa lên Tòa án có thẩm quyền và phải nộp kèm theo các giấy tờ, văn bản cần thiết, trong số đó có các giấy tờ về tình trạng tài sản có sẵn, tài sản có và tài sản nợ của con nợ và giấy tờ liên quan đến số tiền trong tài khoản của doanh nghiệp được lập trong vòng không quá một tháng 28.  Trường hợp chủ nợ nộp đơn đề nghị phục hồi hoạt động Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp của chủ nợ được quy định trong khoản 5 điều L631 Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009, theo đó “thủ tục phục hồi hoạt động có thể được mở theo yêu cầu của chủ nợ, không phụ thuộc vào bản chất của khoản cho vay” (xem nguyên bản tiếng Pháp tại phụ lục 2). Tuy nhiên trong trường hợp con nợ đã ngừng hoạt động nghề nghiệp đó, đơn yêu cầu phải được thực hiện trong vòng một năm kể từ ngày con nợ bị xóa tên trong “Sổ Thương mại và Doanh nghiệp” (Registre du commerce et des sociétés) đối với pháp nhân có đăng ký; hoặc kể từ ngày ra quyết định kết thúc thủ tục thanh lý đối với pháp nhân không đăng ký; hoặc kể từ ngày ngừng hoạt 26 Điều L631, Bộ Luật Thương mại Pháp năm 2009 27 Điều L653-8, Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009 28 Điều L653-8, Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009 37 động đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủ công, nông nghiệp hoặc hoạt động nghề nghiệp độc lập. Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi mang hình thức của một đơn kiện ra tòa. Trong trường hợp này, việc chứng minh tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ thuộc về trách nhiệm của chủ nợ. Tuy nhiên, chủ nợ sẽ không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi nếu hai bên đang thực hiện thủ tục hòa giải.  Trường hợp Viện kiểm sát nộp đơn đề nghị phục hồi hoạt động Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thủ tục phục hồi của Viện kiểm sát được nêu trong điều L631-5 của Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009. Viện trưởng Viện kiểm sát sẽ nộp đơn yêu cầu đó cho Tòa án, trong đó thể hiện rõ những lý do của yêu cầu này. Sau đó, Tòa án sẽ triệu tập cả con nợ kèm theo đơn yêu cầu của Viện kiểm sát. Cũng giống như đối với chủ nợ, Viện kiểm sát không thể yêu cầu mở thủ tục phá sản khi con nợ đang thực hiện thủ tục hòa giải.  Trường hợp Tòa án tự mở Thủ tục phục hồi hoạt động Luật phá sản cũng cho phép Tòa án tự mở thủ tục phục hồi hoạt động một cách mặc nhiên mà không cần yêu cầu từ phía các bên 29. Để thực hiện điều này, Tòa án phải nắm được các thông tin về tình trạng tài chính của doanh nghiệp, những thông tin này có thể được công bố bởi chính con nợ hoặc bởi bên thứ ba. Tòa án bắt buộc phải triệu tập con nợ trước khi tuyên bố mở thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. 2.3. Các bƣớc tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Thủ tục tiến hành phục hồi hoạt động của doanh nghiệp gồm 3 giai đoạn: giai đoạn mở thủ tục, giai đoạn quan sát và giai đoạn quyết định. 2.3.1. Giai đoạn mở thủ tục phục hồi Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi và xem xét sự đầy đủ về các điều kiện về mở thủ tục phục hồi, Tòa án sẽ ra quyết định mở Thủ tục phục hồi 29 Điều L631-5, Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009 38 hoạt động của doanh nghiệp và thành lập các cơ quan liên quan đến giai đoạn mở thủ tục này. Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp bắt buộc phải đưa ra rất nhiều quyết định phức tạp: quyền quản lý doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ, tìm ra một giải pháp quyết định cho doanh nghiệp (phục hồi hay thanh lý) … , chính vì vậy, thủ tục phục hồi đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều cơ quan với sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ và công việc phải thực hiện. Theo luật của Pháp, hệ thống các cơ quan tham gia vào quá trình này được phân chia làm hai bộ phận: Cơ quan ra quyết định và Cơ quan giám sát. Mỗi cơ quan lại có các bộ phận khác nhau, đảm trách các chức năng khác nhau trong quá trình tiến hành các thủ tục (xem sơ đồ 3). Sơ đồ 3: Hệ thống các cơ quan tham gia vào quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo luật của Pháp Nguồn: Tác giả tự sơ đồ hóa từ việc tham khảo sách: “Entreprise en difficultés - Redressement judiciaire - Faillite”, Yves Guyon, édition Economica, 1991 39 Sơ đồ 3 cho thấy sự tham gia của rất nhiều cơ quan vào quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Đó là:  Cơ quan ra quyết định Cơ quan ra quyết định về việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp gồm có các cơ quan pháp luật và cơ quan chuyên môn trợ giúp.  Cơ quan pháp luật Thủ tục phá sản nói chung và thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nói riêng là một thủ tục pháp lý, chính vì vậy, các cơ quan pháp luật tham gia vào thủ tục này đóng vai trò quan trọng nhất. Hơn nữa, quá trình phục hồi doanh nghiệp luôn gặp phải sự mâu thuẫn về lợi ích của các đối tượng khác nhau, vì vậy, chỉ có các cơ quan pháp luật, với các công cụ riêng của mình, mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng và cưỡng chế thi hành các quyết định đó. Tùy trường hợp cụ thể, các quyết định có thể được đưa ra bởi Tòa án (Tribunal), Chánh án Tòa án (Président du Tribunal) hoặc Thẩm phán-giám sát (Juge-commissaire). Tòa án có thẩm quyền ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp và trong suốt quá trình thực hiện thủ tục, Tòa án có quyền quyết định cao nhất. Tòa án chỉ định, giao nhiệm vụ và đình chỉ hoạt động của các cơ quan chính tham gia vào quá trình phục hồi doanh nghiệp, đặc biệt là Thẩm phán - giám sát, người quản lý tư pháp, người đại diện tư pháp. Tòa án cũng có thể chỉ định một hoặc một vài giám định viên để trợ giúp cho người quản lý tư pháp trong quá trình tiến hành thủ tục. Bên cạnh đó, Tòa án cũng có thẩm quyền đưa ra các quyết định quan trọng nhất như quyết định ban hành kế hoạch phục hồi, hủy bỏ kế hoạch phục hồi và tuyên bố thanh lý công ty. Chánh án Tòa án được trao cho một số thẩm quyền riêng để có thể đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn một khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, hội đồng doanh nghiệp hoặc các người đại diện nhân sự của doanh nghiệp có thể gặp trực tiếp Chánh án để trình bày các vấn đề của doanh nghiệp. Từ đó, Chánh án có quyền đưa ra các quyết định mở thủ tục phục hồi hay thanh lý. Thẩm phán - giám sát được chỉ định trong quyết định mở thủ tục phục hồi 40 hoạt động. Tòa án có thể chỉ định nhiều hơn một Thẩm phán - giám sát tùy theo sự phức tạp của vụ việc. Theo điều L621-9 của Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009, nhiệm vụ của Thẩm phán - giám sát là theo dõi quá trình diễn ra thủ tục phục hồi doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích trước mắt. Thẩm phán - giám sát đóng vai trò trung gian giữa Tòa án và các cơ quan chuyên môn trợ giúp, là người có quyền chỉ định các chủ nợ giám sát để kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.  Cơ quan chuyên môn trợ giúp Cơ quan chuyên môn trợ giúp bao gồm những người trực tiếp tiếp xúc với các bên của thủ tục phục hồi là con nợ và chủ nợ. Người trực tiếp làm việc và phụ trách con nợ là Người quản lý tư pháp (Administrateur judiciaire) và Người phụ trách các vấn đề liên quan đến chủ nợ là Người được ủy quyền tư pháp (Mandataire judiciaire). Người quản lý tư pháp được chỉ định bởi Tòa án theo quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động. Nhiệm vụ của Người quản lý tư pháp là theo dõi và trợ giúp con nợ trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Nếu tham gia điều hành hoạt động, Người quản lý bắt buộc phải tôn trọng các nghĩa vụ theo pháp luật và hợp đồng mà con nợ có nhiệm vụ phải thực hiện. Người quản lý cũng có quyền dùng tư cách của mình để sử dụng các tài khoản bị phong tỏa của con nợ. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Người quản lý là soạn thảo kế hoạch phục hồi doanh nghiệp trong giai đoạn quan sát và đưa kế hoạch này vào thực hiện trong giai đoạn phục hồi. Người được ủy quyền tư pháp cũng được chỉ định bởi Tòa án và hành động vì lợi ích chung của các chủ nợ. Người được ủy quyền tư pháp là trung gian giữa các chủ nợ giám sát với các cơ quan khác của thủ tục phục hồi doanh nghiệp, họ có nghĩa vụ gửi các kết quả giám sát của các chủ nợ giám sát cho Thẩm phán - giám sát và cho Viện kiểm sát. Tất cả số tiền mà Người được ủy quyền theo pháp luật hoặc các Chủ nợ giám sát thu hồi được sẽ được chuyển vào tài khoản của con nợ.  Cơ quan giám sát Cơ quan giám sát (như sơ đồ 3 đã cho thấy) gồm có các chủ nợ, đại diện người lao động và Viện kiểm sát. 41 Các chủ nợ giám sát là người có quyền lợi trực tiếp từ việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, chính vì vậy họ có quyền được kiểm tra, giám sát quá trình diễn ra thủ tục này. Thông thường sẽ có 5 chủ nợ được Thẩm phán - giám sát chỉ định làm các Chủ nợ giám sát. Theo điều L621-11, các Chủ nợ giám sát sẽ trợ giúp Người được ủy quyền tư pháp và Thẩm phán - giám sát trong việc theo dõi việc quản lý doanh nghiệp. Họ được xem xét mọi tài liệu gửi cho Người quản lý và Người được ủy quyền với điều kiện họ phải giữ bí mật về các tài liệu này. Viện kiểm sát luôn có quyền tham gia mọi thủ tục phá sản vì họ có thể phát hiện ra sai phạm của các bên, hơn nữa theo quy định của điều L425 Luật tố tụng dân sự Pháp năm 2009, Viện kiểm sát có nhiệm vụ phải nắm bắt thông tin về tất cả các thủ tục dân sự, trong đó có thủ tục phục hồi doanh nghiệp. Theo pháp luật về phá sản, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu mở thủ tục phục hồi, có quyền giới thiệu các cơ quan tham gia thủ tục hay yêu cầu bãi miễn họ, góp ý hay yêu cầu bác bỏ các quyết định liên quan đến thủ tục phục hồi doanh nghiệp. Đại diện người lao động được bầu ra bởi hội đồng công ty hoặc đại diện nhân sự hoặc bởi chính những người lao động của công ty. Nhiệm vụ của Đại diện người lao động là xem xét và kiểm tra tất cả các khoản nợ lương và cung cấp thông tin cho Người được ủy quyền. Đại diện người lao động sẽ là người bảo vệ lợi ích của người lao động trước Người ủy quyền theo pháp luật. 2.3.2. Giai đoạn quan sát Giai đoạn quan sát lần đầu tiên được quy định trong Luật ngày 25/01/1985 và được coi như một sự đổi mới cơ bản trong pháp luật về phá sản của Pháp. Thủ tục phục hồi hoạt động sẽ được bắt đầu bằng bước chuẩn bị, giúp thiết lập một bản tổng kết kinh tế và xã hội của doanh nghiệp và từ đó xem xét khả năng phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Trong giai đoạn quan sát này, các nghĩa vụ của doanh nghiệp con nợ đối với chủ nợ sẽ được tạm dừng. Kết quả của giai đoạn quan sát là khác nhau tùy từng trường hợp, có thể là tiếp tục hoạt động, nhượng lại một phần hay toàn bộ doanh nghiệp hoặc thanh lý tài sản.  Về thời gian mở và tiến hành giai đoạn quan sát Theo khoản L631-15 của Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009, giai đoạn 42 quan sát phải được Tòa án ra quyết định tiến hành muộn nhất sau hai tháng kể từ ngày công bố quyết định mở thủ tục phá sản. Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì thời hạn này có thể được điều chỉnh đề phụ hợp với các mùa vụ. Thời gian thực hiện giai đoạn quan sát thông thường là 6 tháng, có thể gia hạn một lần 6 tháng nữa theo yêu cầu của Người quản lý, của con nợ hay của Viện kiểm sát. Trong trường hợp đặc biệt, giai đoạn quan sát có thể được gia hạn thêm một lần nữa theo yêu cầu riêng của Viện kiểm sát. Như vậy, thời hạn tiến hành giai đoạn quan sát nhiều nhất là 18 tháng. Riêng đối với thủ tục giản đơn áp dụng cho các công ty quy mô nhỏ, giai đoạn quan sát chỉ được phép kéo dài 4 tháng có gia hạn thêm 1 lần và 1 lần đặc biệt (mỗi lần 4 tháng) tương tự như giai đoạn quan sát thông thường.  Về thẩm quyền của Tòa án Trong giai đoạn quan sát, nếu nhận thấy tình trạng không thể phục hồi của doanh nghiệp, Tòa án có thể ra lệnh dừng hoạt động và tuyên bố ngay thủ tục thanh lý theo yêu cầu của con nợ, Người quản lý, Người được ủy quyền, Viện kiểm sát hay chính bản thân Tòa án. Tòa án cũng có thể tuyên bố kết thúc sớm giai đoạn quan sát nếu doanh nghiệp đã tích lũy đủ để thanh toán cho các chủ nợ.  Về tình trạng của doanh nghiệp trong giai đoạn quan sát Giai đoạn quan sát là giai đoạn mà trong đó hoạt động của doanh nghiệp vẫn được tiếp tục tiến hành nhằm tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi hoạt động. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta có thể bỏ qua tình trạng mất khả năng thanh toán cũng như việc doanh nghiệp đang phải tiến hành một thủ tục pháp lý. Chính bởi vậy mà con nợ phải chịu một số ràng buộc tạm thời trong một thời gian nhất định. Những ràng buộc đó là:  Bảo toàn vốn Các biện pháp bảo toàn vốn bắt buộc được quy định tại điều L631-10 của Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009, theo đó “Kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, các cổ phần, giấy chứng nhận góp vốn hoặc các giá trị động sản thuộc vốn của pháp nhân là đối tượng của quyết định mở thủ tục và thuộc quyền nắm 43 giữ, trực tiếp hoặc gián tiếp, của các nhà điều hành theo luật hoặc trên thực tế, dù được trả thù lao hay không, chỉ được chuyển nhượng trong các trường hợp do Tòa án quy định, nếu không sẽ bị vô hiệu”(xem nguyên bản tiếng Pháp tại phụ lục 2). Các loại vốn này sẽ được phong tỏa tại một tài khoản do Người quản lý tư pháp mở dưới tên doanh nghiệp. Mọi hoạt động liên quan đến tài khoản này đều phải có sự cho phép của Thẩm phán - giám sát.  Điều hành doanh nghiệp Trong giai đoạn quan sát, doanh nghiệp con nợ sẽ được trợ giúp bởi một người điều hành theo pháp luật do Tòa án chỉ định. Người điều hành này sẽ trợ giúp doanh nghiệp con nợ một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ cụ thể cũng như mức lương của người điều hành do Tòa án xác định.  Hiệu lực của những hợp đồng đang thực hiện Đối với những hợp đồng mà doanh nghiệp con nợ đang thực hiện và chưa hết hạn hiệu lực, luật của Pháp quy định rằng những hợp đồng này vẫn có giá trị trong giai đoạn quan sát. Điều L622-13 Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009 quy định, “không một sự hủy bỏ hợp đồng đang thực hiện nào là kết quả của thủ tục phục hồi trong giai đoạn quan sát”. Như vậy, đối tác của con nợ vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện các quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng. Về phần con nợ, người quản lý tư pháp, trong chừng mực của mình, sẽ cố gắng đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng này. Hợp đồng chỉ có thể bị hủy bỏ bởi Thẩm phán-giám sát theo yêu cầu của người quản lý tư pháp.  Về các chủ nợ trong giai đoạn quan sát Trong giai đoạn quan sát, hoạt động của doanh nghiệp con nợ vẫn được tiếp tục tiến hành. Các doanh nghiệp này cần có các khoản tín dụng để duy trì công việc kinh doanh, chính vì vậy, ngay trong giai đoạn quan sát - giai đoạn mà quyền lợi của các chủ nợ cũ đang bị tạm ngừng, vẫn có các chủ nợ mới xuất hiện và cho doanh nghiệp vay vốn. Như vậy, khái niệm chủ nợ sẽ được phân thành chủ nợ cũ và chủ nợ mới, phân biệt với nhau thông qua thời điểm ra quyết định tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động. Hai loại chủ nợ này có tính chất không giống nhau, vì vậy 44 họ được hưởng các quyền lợi hoàn toàn khác nhau. Đây là điểm rất đặc biệt của luật phá sản của Pháp so với luật phá sản của Việt Nam. Việc quy định về chủ nợ mới của doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán sẽ tạo điều kiện cho việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Nghiên cứu các quy định của Pháp về chủ nợ mới và chủ nợ cũ sẽ thấy rõ điều này.  Chủ nợ cũ Do mục tiêu chính của giai đoạn quan sát là tìm cách cứu doanh nghiệp nên quyền lợi của các chủ nợ cũ trong giai đoạn này bị giảm đi. Thứ nhất, các quyền lợi cá nhân của chủ nợ đều bị tạm dừng và ngay cả các biện pháp để giành lại quyền lợi đó cũng bị ngăn cản. Điều L622-22 của Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009 quy định rằng chủ nợ cũ phải tạm ngừng quyền bắt con nợ phải thanh toán khoản nợ hay thực hiện một hợp đồng thay vì thanh toán khoản nợ đó. Thứ hai, Luật cũng tạm thời hủy bỏ quyền kiện các con nợ ra tòa. Thứ ba, trong giai đoạn quan sát, dòng chảy lãi suất theo pháp luật hoặc theo các hợp đồng, kể cả các khoản lãi phạt do trả chậm của các khoản cho vay thời hạn từ một năm trở lên đều bị dừng lại. Thứ tư, theo điều L622-29, các chủ nợ mà khoản nợ chưa đến hạn sẽ không được xem xét đến. Như vậy, các chủ nợ này chưa thể đòi tiền ngay mà phải chờ đến khi khoản vay của mình đến hạn như thỏa thuận đã giao kết. Tuy nhiên, bên cạnh việc bị mất các quyền lợi nêu trên, Luật vẫn dành cho các chủ nợ cũ này quyền đòi lại các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Việc này được quy định tại Điều L624 Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009. Các quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu tài sản hơn là bảo vệ các khoản nợ. Điều này có nghĩa là các chủ nợ cũ thực hiện quyền này với tư cách của một chủ sở hữu chứ không phải với tư cách của một chủ nợ. Các chủ nợ có nghĩa vụ phải kê khai các khoản cho vay của mình đúng thời hạn quy định. Nếu quá thời hạn này mà chủ nợ vẫn chưa kê khai thì sẽ mất quyền hưởng phần phân chia tài sản của doanh nghiệp con nợ, trừ phi có lý do hợp lý.  Chủ nợ mới Chủ nợ mới là những chủ nợ xuất hiện sau khi có quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Họ là người đã biết rõ tình trạng khó khăn 45 của doanh nghiệp và biết những rủi ro mà mình có thể gặp phải, song họ vẫn quyết định cho doanh nghiệp vay vốn. Sự xuất hiện của các chủ nợ mới là điều kiện quan trọng quyết định khả năng phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, các khoản vay mới cũng góp phần quan trọng trong việc giải quyết các khoản nợ cũ. Chính vì vậy, để khuyến khích các khoản vay mới, về nguyên tắc, Luật phá sản của Pháp cho phép các chủ nợ mới được hưởng một số quyền ưu tiên so với chủ nợ cũ: “Các chủ nợ xuất hiện sau quyết định tiến hành thủ tục do yêu cầu của việc tiến hành thủ tục hay giai đoạn quan sát, hoặc để tạo thêm một khoản tiền cho con nợ trong giai đoạn này, sẽ được trả theo đúng thời hạn. Trong trường hợp không thể trả theo đúng thời hạn, họ sẽ được ưu tiên trả nợ trước tất cả các chủ nợ khác, dù là chủ nợ có đảm bảo hay không” 30 (xem nguyên bản tiếng Pháp tại phụ lục 2) Theo quy định này, các chủ nợ mới muốn được hưởng quyền ưu tiên phải đảm bảo hai tiêu chí: Thứ nhất, các chủ nợ mới phải xuất hiện sau thời điểm ra quyết định mở thủ tục phục hồi; thứ hai, các khoản cho vay phải nhằm mục đích giúp tiến hành các thủ tục phục hồi doanh nghiệp chứ không phải vào bất kỳ mục đích nào khác. Đảm bảo được các điều kiện như vậy, các chủ nợ mới sẽ được hưởng sự đảm bảo thời hạn trả nợ cũng như thời gian trả nợ. Điều này sẽ tạo động lực khuyến khích sự xuất hiện của các chủ nợ mới, nhờ đó mà doanh nghiệp có thêm điều kiện vật chất để tiến hành phục hồi hoạt động.  Về tình trạng của người lao động trong giai đoạn quan sát Người lao động hoàn toàn không phải người hưởng lợi từ giai đoạn quan sát, mặc dù thiệt hại của họ là ít hơn các chủ nợ. Song, họ đứng trước hai mối quan tâm: được trả lương và giữ được công việc.  Về việc trả lương cho người lao động Người lao động cần tiền lương để đảm bảo cuộc sống. Vì vậy, không thể nào ấn định một thời hạn trả tiền cho họ trong giai đoạn quan sát như đối với các chủ nợ. Họ có quyền được trả lương và được hưởng một sự đảm bảo cho tương lai bởi vì trong giai đoạn quan sát, họ vẫn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp. 30 Điều L622-17, Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009 46 Thông thường việc trả lương cho công nhân sẽ được thực hiện bởi chủ doanh nghiệp, song trong trường hợp doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục phục hồi và tài sản có của doanh nghiệp không đáp ứng được việc trả lương cho người lao động thì khoản tiền này sẽ được trả bởi Tổ chức quản lý chế độ bảo hiểm các khoản nợ công nhân (AGS) nhưng chỉ trong giới hạn một tháng rưỡi tiền lương 31.  Về việc sa thải người lao động Trong giai đoạn quan sát, nếu việc sa thải người lao động nhằm một mục đích kinh tế nào đó mà việc sa thải này là bắt buộc và khẩn cấp, Người quản lý tư pháp có thể quyết định việc sa thải với sự cho phép của Thẩm phán - giám sát. Trước khi hỏi ý kiến Thẩm phán - giám sát, người quản lý tư pháp phải hỏi ý kiến của Hội đồng công ty hoặc đại diện nhân sự. 2.3.3. Giai đoạn quyết định Khi giai đoạn quan sát kết thúc, người quản lý tư pháp có nghĩa vụ phải đệ trình lên Tòa án bản tổng kết về tình trạng của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra kế hoạch phục hồi doanh nghiệp. Nếu xét thấy doanh nghiệp có khả năng phục hồi, Tòa án sẽ ra quyết định tiến hành phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, Tòa án có thể đưa ra quyết định thanh lý doanh nghiệp. Trong mọi trường hợp, Tòa án là người duy nhất có thẩm quyền đưa ra quyết định. Thời hạn tiến hành quá trình phục hồi hoạt động được quy định tại khoản 12 điều L626 Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009, theo đó, kế hoạch phục hồi hoạt động không được vượt quá 10 năm. Thời hạn này có thể kéo dài đến 15 năm đối với con nợ hoạt động trong ngành nông nghiệp. Nếu con nợ không thực hiện đúng các cam kết trong thời gian đã được quy định bởi Bản kế hoạch phục hồi, Tòa án có quyền tuyên bố hủy kế hoạch phục hồi hoạt động sau khi được sự chấp thuận của Viện kiểm sát. Trường hợp này coi như việc phục hồi hoạt động không thành công và doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố phá sản, kéo theo đó là thủ tục thanh lý. 31 Yves Guyon, “Entreprise en difficultés : Redressement judiciaire – Faillite”, Édition Economica 1991 47 3. Những quy định trong pháp luật phá sản của Pháp về phƣơng án phục hồi hoạt động của doanh nghiệp Phương án phục hồi hoạt động có mục đích phục hồi hoạt động dựa vào chính tiềm lực của doanh nghiệp. Đây là phương án được mong chờ nhiều nhất. Các biện pháp cụ thể nhằm đưa doanh nghiệp tiếp tục hoạt động được đề cập trong Bản kế hoạch phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Tòa án cũng có thể cử một Ủy viên để giám sát quá trình thực hiện kế hoạch phục hồi, đó có thể là người điều hành theo pháp luật hoặc người đại diện cho người lao động. Chính Tòa án sẽ xác định nhiệm vụ cụ thể của Ủy viên giám sát này. Thông thường, kế hoạch phục hồi hoạt động của doanh nghiệp đề cập đến ba vấn đề: Vấn đề tài chính, vấn đề pháp lý và vấn đề xã hội. 3.1. Vấn đề tài chính Về vấn đề tài chính, Bản kế hoạch phải nêu rõ các biện pháp để kết toán các khoản nợ và tổ chức tài chính của công ty trong giai đoạn thực hiện kế hoạch.  Về kết toán các khoản nợ Để có thể giải quyết các khoản nợ của mình, doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán có thể tìm sự trợ giúp từ phía các chủ nợ để yêu cầu giãn nợ hoặc xóa nợ. Người được ủy quyền tư pháp sẽ làm nhiệm vụ thu thập ý kiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của việt nam.pdf
Tài liệu liên quan