PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
- CHI NHÁNH THÁI BÌNH 1
I- Lịch sử hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ. 1
1. Công ty CSSV 1
2. Chi nhánh Cao su Thái Bình 2
3. Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty CSSV - Chi nhánh Thái Bình 4
3.1. Ban lãnh đạo 4
3.2. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. 4
II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty CSSV
chi nhánh Thái Bình. 6
1.Mua nguyên vật liệu: 6
2. Quy trình sản xuất săm xe đạp. 8
3.Quy trình sản xuất lốp xe đạp. 9
5. Bảo hành sản phẩm 11
PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CAO SU SAO VÀNG - CHI NHÁNH THÁI BÌNH 14
I .Tổ chức bộ máy kế toán 14
1.Phương thức xây dựng bộ máy kế toán. 14
2. Mô hình kế toán 14
3. Cơ cấu lao động kế toán 15
4. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán 16
II. Phân công lao động kế toán 16
1. Kế toán trưởng (hay trưởng phòng kế toán) 16
2. Kế toán thanh toán 17
3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ lao động: 17
4. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ, theo dõi công nợ với người mua. 18
5. Kế toán thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội 19
5. Thủ quỹ: 19
6. Nhân viên kinh tế phân xưởng: 20
III. Hình thức ghi sổ kế toán: 20
1. Các loại sổ kế toán: 20
2. Trình tự hạch toán chung: 21
3. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức “chứng từ ghi sổ” của Công ty cao su Sao Vàng – chi nhánh Thái Bình. 22
I. Kế toán tài sản cố định: 23
1. Các tài khoản chuyên dùng của Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình 23
2. Danh mục TSCĐ: 25
3. Phương pháp hạch toán tăng, giảm TSCĐ: 26
4. Khấu hao TSCĐ: 29
5. Hệ thống sổ sách mà chi nhánh sử dụng: 29
6. Trình tự ghi sổ. 29
II. Kế toán vốn bằng tiền: 31
1. Hạch toán tiền mặt: 31
2. Hạch toán tiền gửi Ngân hàng 34
3. Hạch toán tiền vay ngắn hạn 35
4. Phương pháp hạch toán vốn bằng tiền 36
III. Kế toán nguyên vật liệu 37
1. Tài khoản sử dụng 37
2. Hệ thống chứng từ sử dụng 37
3. Quy trình luân chuyển của chứng từ 38
4. Phương pháp hạch toán 38
IV. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 42
1.Tài khoản hạch toán 42
2. Cách tính lương và các khoản trích theo lương 42
3. Chứng từ sử dụng 43
4. Quy trình luân chuyển 43
5. Sổ sách sử dụng 43
6.Trình tự ghi sổ 44
V. Kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm 45
1. Phân loại chi phí 45
2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 45
3.Tài khoản sử dụng 46
4.Chứng từ sử dụng 46
5.Sổ sách sử dụng 46
6. Trình tự ghi sổ 46
VI. kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định
kết quả kinh doanh 48
1. Nguyên tắc hạch toán 48
2. Tài khoản hạch toán 48
3.Chứng từ sử dụng 48
4. Sổ sách sử dụng 48
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG - CHI NHÁNH THÁI BÌNH 50
1. Ưu điểm 50
1.1. Về phần tổ chức quản ý và tổ chức kinh doanh: 50
1.2. Về máy móc, trang thiết bị 50
1.4. Về công tác tổ chức hạch toán kế toán : 50
1.5. Về tổ chức lao động kế toán: 51
1.6. Về việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: 51
2. Những hạn chế 51
2.1. Về sổ sách trong qui trình hach toán chung: 51
2.2. Đối với từng phần hành 51
2.2.1 Về tài sản cố định 51
2.2.2.Về kế toán thanh toán, kế toán tiền mặt 52
2.2.3. Về kế toán nguyên vật liệu – công cụ lao động 52
2.2.4.Về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 52
2.2.5 Về kế toán thành phẩm - tiêu thụ thành phẩm 52
65 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công ty cao su Sao Vàng - Chi nhánh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sai sót để phản ánh cho những bộ phận có liên quan.
Cụ thể:
Kế toán kho thành phẩm tương tự như kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Kế toán tiêu thụ: tiếp nhận hoá đơn, chứng từ do khách hàng hoặc phòng thị trường cung cấp, phân loại và cập nhật vào sổ chi tiết tiêu thụ, kiểm tra tính chính xác của số liệu.
Mở sổ theo dõi chi tiết đối với từng khách hàng, từng lần nhập, xuất hàng theo số thực tế, từng lần trả tiền.
Cuối tháng, tổng hợp lập bảng kê, xác định số thuế đầu ra phải nộp. Định khoản và lập báo cáo chi tiết tiêu thụ, báo cáo chi tiết công nợ, đối chiếu xác nhận, đôn đốc thu hồi công nợ, tránh để tồn đọng, dây dưa.
Lập và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 10 tháng sau cho trưởng phòng.
5. Kế toán thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Chức năng, nhiệm vụ:
Căn cứ vào những số liệu tài liệu pháp lý của các bộ phận: lao động – tiền lương, bảng chấm công, bảng thanh toán lương của các phân xưởng, phiếu nghỉ ốm đau, thai sản.
Căn cứ vào các loại định mức tiêu hao: nguyên, nhiên vật liệu, công cụ lao động để xác định giá mua, bán vật tư cho từng loại sản phẩm
Tính toán, ghi chép đầy đủ, chính xác, phản ánh kịp thời số tiền lương thực trả cho từng công nhân, từng bộ phận trong Chi nhánh, phân bổ chính xác tiền lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp vào từng đối tượng sản phẩm.
Qua việc tính toán ghi chép và kiểm tra tình hình: quản lý lao động và tiền lương, chấp hành chính sách, chế độ…, cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác.
Quyền hạn:
Làm thủ tục thanh toán lương hàng tháng, báo cáo lao động tiền lương định kỳ.
Làm các thủ tục về chế độ chính sách đối với người lao động.
Tài liệu sử dụng:
Các quy định về lao động tiền lương mà Nhà nước đã ban hành.
Các nghị định hướng dẫn thực hiện mà Chính phủ đã ban hành.
Thoả ước lao động tập thể của công ty.
5. Thủ quỹ:
Chức năng, nhiệm vụ:
Kiểm nhận chính xác tiền thu bán hàng theo từng loại, đúng loại chứng từ.
Thu chi tiền mặt theo chứng từ kế toán.
Nhật ký quỹ, số dư quỹ hàng ngày, báo cáo quỹ hàng ngày.
Nộp tiền vào tài khoản tiền gửi.
Bảo quản kho tài liệu, tiền khỏi mục nát.
Tài liệu sử dụng:
Tất cả tài liệu, quy chế của công ty và chi nhánh.
6. Nhân viên kinh tế phân xưởng:
Chức năng, nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm về chế độ hạch toán trong công đoạn sản xuất của dây chuyền.
Thực hiện công tác chuyên môn theo ngành dọc.
Quản lý kinh tế của phân xưởng, tính toán, hạch toán, cân đối trong phân chia tiền thưởng, năng suất, tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên phân xưởng.
Tính toán chuẩn bị nguyên liệu, vật tư cho sản xuất theo kế hoạch được giao.
Quản lý chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm giữa các công đoạn trong dây chuyền sản xuất.
Quyền hạn:
Yêu cầu các bộ phận thực hiện và nộp các báo cáo chứng từ theo quy định tài chính của Nhà nước, của công ty và của Chi nhánh.
Yêu cầu các bộ phận báo cáo và tổng hợp lương hàng ngày, chia
lương đến từng người lao động.
Tạm dừng các loại bán thành phẩm không đủ quy cách, chất lượng đưa vào sản xuất và báo cáo với quản đốc phân xưởng.
III. Hình thức ghi sổ kế toán:
1. Các loại sổ kế toán:
Công ty cao su Sao Vàng – chi nhánh Thái Bình thực hiện ghi sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ”. Theo hình thức này gồm có các loại sổ kế toán:
Các sổ thẻ kế toán chi tiết.
Sổ cái.
Trong đó, các sổ thẻ kế toán chi tiết gồm có:
Sổ tài sản cố định.
Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Thẻ kho (ở kho vật liệu, sản phẩm, hàng hoá).
Sổ chi phí sản xuất.
Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay.
Thẻ tính giá sản phẩm dịch vụ.
Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, thanh toán nội bộ, thanh toán với Ngân sách,…
Sổ chi tiết tiêu thụ.
2. Trình tự hạch toán chung:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán các phần hành lập chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ, tổng số tiền phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
3. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức “chứng từ ghi sổ” của Công ty cao su Sao Vàng – chi nhánh Thái Bình.
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ”
Quy trình hạch toán từng phần hành tại Công ty cao su Sao Vàng – chi nhánh Thái Bình
Tại Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, công việc kế toán trong toàn chi nhánh được chia thành các phần hành:
Kế toán tài sản cố định.
Kế toán tiền mặt
Kế toán thanh toán.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ lao động.
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ.
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Kế toán chi phí – tính giá thành sản phẩm.
Kế toán báo cáo kết quả kinh doanh.
Cụ thể:
I. Kế toán tài sản cố định:
Trong Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, công việc kế toán tài sản cố định do trưởng phòng kế toán đảm nhiệm.
Chi nhánh hạch toán tài sản cố định theo nguyên giá của tài sản cố định (TSCĐ) sao cho luôn thể hiện 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, Giá trị còn lại và Giá trị đã hao mòn.
Phân loại TSCĐ theo các phương pháp phân loại đã quy định trong các báo cáo thống kê để mở sổ kế toán chi tiết theo dõi tình hình hiện có và tình hình tăng, giảm từng loại TSCĐ phục vụ cho yêu cầu quản lý và tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước.
1. Các tài khoản chuyên dùng của Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình
TK 211: Tài sản cố định hữu hình.
TK 213: Tài sản cố định vô hình.
TK 214: Hao mòn Tài sản cố định.
Công ty Cao su Sao Vàng - Chi nhánh Thái Bình là đơn vị hạch toán trực thuộc nên nguồn hình thành TSCĐ chủ yếu là do Công ty Cao su Sao Vàng cấp, Chi nhánh rất ít khi đi vay TSCĐ hoặc đầu tư mua sắm. Cách xác định nguyên giá, giá trị còn lại và giá trị hao mòn đã tuân thủ theo đúng nguyên tắc của chế độ Nhà nước quy định.
1.1. Tiêu chuẩn TSCĐ:
Về mặt giá trị phải từ 10 triệu đồng trở lên.
Về mặt thời gian: phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
Có khả năng đem lại thu nhập cho doanh nghiệp.
1.2. Các loại TSCĐ:
Trong Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, TSCĐ gồm có: nhà kho, phân xưởng săm, phân xưởng sản xuất lốp, nhà văn phòng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…
1.3. Cách xác định nguyên giá TSCĐ:
Đối với TSCĐ hữu hình được cấp trên cấp:
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá trị trong biên bản bàn giao
+
Chi phí tiếp nhận
+
Chi phí lắp đặt, chạy thử
Đối với TSCĐ mua sắm(nếu có)
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá mua
+
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
+
Chi phí lắp đặt chạy thử
-
Giảm giá (nếu có)
1.4. Nguyên tắc thủ tục nhập kho, xuất kho TSCĐ:
Khi có TSCĐ tăng do nhập (mua ngoài, cấp trên cấp, đánh giá lại TSCĐ) phải có Quyết định của Giám đốc Công ty:
Biên bản giao nhận của TSCĐ.
Biên bản xác nhận tình trạng kỹ thuật của TSCĐ.
Biên bản nghiệm thu TSCĐ.
Ví dụ: Ngày 25 tháng 01 năm 2003, Công ty Cao su Sao Vàng đã cấp cho phân xưởng lốp của chi nhánh cao su Sao Vàng Thái Bình một máy nén khí, giá trị bàn giao: 160.000.000 đồng. Thủ tục bàn giao gồm có:
Quyết định số 75 ngày 25 tháng 01 năm 2003 của Giám đốc Công ty Cao su Sao Vàng về việc điều chuyển máy nén khí từ công ty về Chi nhánh.
Biên bản bàn giao TSCĐ.
Phiếu xác định tình trạng kỹ thuật của thiết bị của phòng kỹ thuật.
Kế toán TSCĐ xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ.
Biên bản nghiệm thu TSCĐ.
Khi phát sinh nghiệp vụ nhập hay xuất TSCĐ, kế toán phải mở sổ TSCĐ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ. Phòng kế toán mở sổ hoặc thẻ để hạch toán chi tiết TSCĐ. Thẻ TSCĐ lập thành 1 bản để tại phòng kế toán để theo dõi, ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ.
2. Danh mục TSCĐ:
a. Máy móc thiết bị
STT
Loại thiết bị
đvt
1999
2000
2001
2002
1
Máy luyện 450 sơ luyện
Cái
2
2
2
2
2
Máy luyện 550 sơ luyện
2
2
2
2
23
Máy luyện 450 hỗn luyện
1
1
1
1
4
Máy luyện 550 hỗn luyện
1
1
1
1
5
Máy phối liệu
2
2
2
2
6
Máy đùn lọc
2
2
2
2
7
Máy nhiệt luyện 450
1
1
1
2
8
Máy ép xuất 1 miệng
1
1
1
2
9
Máy ép xuất 2 miệng
1
1
2
2
10
Máy nén khí
2
2
1
2
11
Máy thành hình
2
1
2
2
12
Nồi hơi
1
1
1
2
13
Nồi hơi nóng
2
2
2
2
14
Nồi lu hoá
3
3
3
4
15
Máy cán tráng vải mành
2
2
2
2
16
Máy cắt vải
1
2
2
2
17
Máy làm tanh
1
1
1
1
18
Máy cán mặt lốp
1
1
2
1
19
Máy lưu hoá
1
1
1
2
20
Máy bao gói
2
2
2
2
21
Máy in kim
3
2
2
2
22
Máy in laze
3
3
3
3
23
Máy photocopy
1
1
1
1
24
Máy vi tính
6
6
6
6
Bảng tổng hợp thiết bị cơ bản
b. Tài sản cố định khác:
Nhà cửa, vật kiến trúc.
Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
Thiết bị dụng cụ quản lý.
Các TSCĐ khác.
3. Phương pháp hạch toán tăng, giảm TSCĐ:
3.1. Phương pháp hạch toán tăng TSCĐ:
Đối với TSCĐ qua xây dựng cơ bản được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị. Khi nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 241
Đồng thời, căn cứ vào nguồn vốn đầu tư ghi:
Nợ TK 411,336
Nợ TK 414
Có TK 411
Khi mua sắm đầu tư TSCĐ
Nợ TK 211, 213
Nợ TK 133
Có TK 11, 112, 331
đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 441
Nợ TK 414
Có TK 411
Đối với TSCĐ được cấp trên cấp (cấp vốn bằng TSCĐ), được biếu tặng, viện trợ, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 411, 336
Trường hợp TSCĐ phát hiện thừa phải xác định nguyên nhân để giải quyết:
Trường hợp TSCĐ thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán đã căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng.
Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK 642
Có TK 214
Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu chưa xác định được chủ tài sản đó, trong thời gian chờ xử lý, kế toán đã tạm thời theo dõi phản ánh vào TK ngoài bảng cân đối kế toán. Khi có quyết định của Nhà nước, của cấp trên về đánh giá lại TSCĐ tăng, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 412
3.2. Phương pháp hạch toán giảm TSCĐ:
TSCĐ của Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình giảm do các nguyên nhân là thanh lý và nhượng bán. Khi thanh lý, nhượng bán cần căn cứ vào phiếu xác định hiện trạng kỹ thuật của TSCĐ do Hội đồng thanh lý lập và biên bản đề nghị thanh lý. Ngoài ra, còn phải có Bảng kê, Bảng tổng hợp danh mục tài sản cần thanh lý và quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền. Khi đó, kế toán TSCĐ ghi bút toán:
Nợ TK 811
Nợ TK 214
Có TK 211
Phản ánh số tiền thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711
TSCĐ thiếu khi kiểm kê:
Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể:
Nếu chờ quyết định để xử lý:
Nợ TK 214
Nợ TK 138
Có TK 211, 213
Nếu có quyết định xử lý ngay:
Nợ TK 214
Nợ TK 1388
Nợ TK 411
Nợ TK 811
Có TK 211
Bảng tổng hợp giá trị TSCĐ năm 2002
(đơn vị tính: đồng)
STT
Tên tài sản
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
4.433.688.639
1.906.478.015
2.527.210.624
2
Máy móc thiết bị
20.561.763.348
8.821.548.209
11.740.215.139
3
Phương tiện vận tải truyền dẫn
1.155.586.500
494.905.195
660.681.305
4
Thiết bị, dụng cụ quản lý
206.081.614
88.605.090
117.476.524
5
TSCĐ khác
481.098.588
206.874.091
274.224.497
Tổng
26.838.218.689
11.518.410.600
15.319.808.089
4. Khấu hao TSCĐ:
Để hạch toán khấu hao TSCĐ, Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình đã sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sản xuất do trích khấu hao và những khoản tăng – giảm hao mòn khác của TSCĐ.
Tài khoản 214 ở Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình có 2 TK cấp 2:
TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình.
TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình.
Mọi TSCĐ của Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình đều được huy động vào sử dụng và đều phải trích khấu hao để thu hồi đủ vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá của TSCĐ.
Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều theo thời gian và dựa theo Thông Tư 166 của Bộ tài chính ban hành và dựa vào yêu cầu quản lý của Chi nhánh để lựa chọn phương pháp khấu hao cho từng loại TSCĐ.
5. Hệ thống sổ sách mà chi nhánh sử dụng:
Hệ thống sổ sách mà Chi nhánh sử dụng bao gồm:
Sổ (thẻ) kế toán TSCĐ.
Chứng từ ghi sổ.
Sổ cái TK 211, 214.
Ví dụ: Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 20 ngày 25 tháng 1 năm 2003, kế toán TSCĐ vào sổ TSCĐ, sau đó lên chứng từ ghi sổ.
Số liệu tập hợp từ chứng từ ghi sổ, cuối tháng vào Sổ cái. Cuối tháng cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh.
6. Trình tự ghi sổ.
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế tóan ghi sổ theo trình tự sau:
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái tk 211, 213, 214
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ tăng, giảm tscđ,khấu hao tscđ
Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
II. Kế toán vốn bằng tiền:
Trong mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình nói riêng, tiền là một loại tài sản lu động, tuy nhiên đây lại là loại tài sản có tính “lỏng” cao, nó có thể dễ dàng chuyển sang một hình thái khác mà vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu. Vì vậy, tiền đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh: tiền được sử dụng để tạo ra các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, tiền còn là phương tiện thanh toán giữa các bên trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng như các đơn vị khác, tại Công ty Cao su Sao Vàng - Chi nhánh Thái Bình tiền tồn tại dới hai hình thức là tiền mặt và tiền gửi (gửi Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác).
1. Hạch toán tiền mặt:
1.1. Hệ thống tài khoản sử dụng:
Tại Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, để theo dõi tình hình biến động tăng giảm lượng tiền mặt tại quỹ, kế toán sử dụng tài khoản 111 – Tiền mặt Việt nam.
1.2. Hệ thống chứng từ sử dụng:
Theo chế độ quy định hiện hành của Bộ tài chính và theo quy định quản lý của Chi nhánh, mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải có phiếu thu và phiếu chi. Kèm theo phiếu thu, phiếu chi còn có các chứng từ gốc để chứng minh tính hợp lệ, hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như:
Giấy đề nghị tạm ứng.
Giấy đề nghị nộp tiền.
Hoá đơn giá trị gia tăng.
Hoá đơn bán hàng.
1.3. Quy trình luân chuyển chứng từ:
1.3.1. Các nghiệp vụ thu tiền:
Tại Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, tiền mặt tại quỹ tăng lên là do các nguyên nhân chủ yếu: thu tiền hàng, thu hoàn ứng, thu do đi vay của cán bộ công nhân viên, của các tổ chức khác…
Sự luân chuyển chứng từ thu tiền theo sơ đồ sau:
Kế toán thanh toán
Người nộp tiền
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
đề nghị nộp
Lập phiếu thu
Ký duyệt
Thu tiền
Ghi sổ, bảo quản
Sơ đồ: Quy trình luân chuyển phiếu thu
Trên cơ sở hoá đơn GTGT hoặc hợp đồng kinh tế…người nộp tiền (khách hàng, người tạm ứng…) sẽ lập giấy đề nghị nộp tiền và gửi lên phòng kế toán tài chính.
Kế toán thanh toán sẽ xem xét, lập phiếu thu và chuyển chờ kế toán trưởng ký duyệt. Phiếu thu được lập thành 3 liên: liên 1 kế toán thanh toán lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nộp, liên 3 giao thủ quỹ giữ.
Sau khi phiếu thu được kế toán trưởng, giám đốc chi nhánh ký duyệt, thủ quỹ sẽ tiến hành thu tiền theo đúng số tiền ghi trên phiếu thu, đồng thời lập báo cáo quỹ gửi tới kế toán thanh toán.
1.3.2. Các nghiệp vụ chi tiền
Các khoản chi chủ yếu ở Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình gồm có chi tạm ứng công tác, chi thanh toán chung, chi thanh toán với nhà cung cấp. Cách thức luân chuyển phiếu chi được thực hiện theo sơ đồ:
Người nhận tiền
Đề nghị xin chi
Giám đốc chi nhánh, kế toán trưởng
Duyệt chi
Kế toán thanh toán
Lập phiếu chi
Giám đốc chi nhánh, kế toán trưởng
Ký phiếu chi
Kế toán thanh toán
Chi tiền
Ghi sổ, bảo quản, lưu trữ
Thủ quỹ
Sơ đồ: Quy trình luân chuyển phiếu chi
1.4. Sổ sách tổng hợp và sổ chi tiết:
1.4.1. Sổ sách tổng hợp:
Do Chi nhánh áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để hạch toán nên sổ sách tổng hợp mà chi nhánh sử dụng gồm có:
Chứng từ ghi sổ.
Sổ cái tài khoản 111.
Định kỳ, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, kế toán thanh toán sẽ lập chứng từ ghi sổ và căn cứ vào các chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản riêng biệt.
Cuối ngày, kế toán thanh toán sẽ tiến hành đối chiếu so sánh với thủ quỹ về số tiền thu chi trong ngày.
Cuối quý, tiến hành cộng dồn xác định số dư để lên báo cáo kế toán.
1.4.2. Sổ sách chi tiết:
Để hạch toán chi tiết tiền mặt, kế toán thanh toán sử dụng sổ kế toán chi tiết tài khoản 111.
2. Hạch toán tiền gửi Ngân hàng
Thanh toán qua Ngân hàng là một phương thức thanh toán hữu hiệu và nhanh gọn, việc các công ty mở tài khoản ở Ngân hàng và tiến hành thanh toán với nhau qua Ngân hàng đã trở nên thông thường bởi sự hữu hiệu, thuận tiện, dễ dàng của loại hình thanh toán này.
2.1. Tài khoản sử dụng
Chuẩn theo chế độ 1141/BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 1/11/1995 để theo dõi tình hình tăng giảm tiền gửi ngân hàng (TGNH), Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình đã sử dụng tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các đơn vị khác, Chi nhánh đã chi tiết tài khoản TGNH theo đối tượng tín dụng.
TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng Công thương Thái Bình.
2.2. Hệ thống chứng từ sử dụng
Để Ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán hộ, công ty uỷ nhiệm cho ngân hàng thông qua các chứng từ gốc như: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi. Các chứng từ này thường đi kèm với các hoá đơn, chứng từ khác như hoá đơn GTGT, giấy đề nghị tạm ứng, giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản.
2.3. Quy trình luân chuyển
Từ các nhu cầu thanh toán với bên ngoài về tiền mua NVL, về thanh toán với Nhà nước…kế toán thanh toán lập uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu. Chứng từ này được lập thành 4 liên và phải có chữ ký của kế toán thanh toán, kế toán trưởng, giám đốc chi nhánh. Cả 4 liên được gửi lên Ngân hàng Công thương Thái Bình kèm theo các chứng từ liên quan (hoá đơn GTGT, giấy nộp tiền vào ngân sách,…).
Ngân hàng sẽ kiểm tra số dư trên tài khoản TGNH của Chi nhánh, so sánh đối chiếu với số tiền trên uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu và thực hiện dịch vụ thanh toán.
Chi nhánh sẽ nhận được 1 liên uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, giấy báo số dư khách hàng, phiếu thu dịch vụ kiêm hoá đơn (thông báo dịch vụ của ngân hàng, lệ phí và phần thuế GTGT).
Sau khi nhận được uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu do ngân hàng trả lại, kế toán thanh toán tiến hành ghi sổ tổng hợp, sổ chi tiết tài khoản 112 và lưu trữ.
2.4. Sổ sách hạch toán
Do Chi nhánh áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ nên sổ sách tổng hợp gồm có: chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 112
Sổ chi tiết có sổ chi tiết TK 112.
3. Hạch toán tiền vay ngắn hạn
Trong Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, vay ngắn hạn chủ yếu thông qua ngân hàng và vay ngắn hạn của cán bộ công nhân viên Chi nhánh.
3.1. Tài khoản hạch toán:
Để hạch toán các nghiệp vụ vay ngắn hạn, kế toán thanh toán sử dụng tài khoản 311 – Vay ngắn hạn. Để chi tiết hơn, kế toán còn sử dụng các tiểu khoản: TK 3111 – Vay ngắn hạn ngân hàng.
TK 3112 – Vay ngắn hạn khác.
Ngoài ra, chi tiết hơn cho khoản vay ngắn hạn khác, kế toán thanh toán còn sử dụng các tiết khoản đối với từng đối tượng cho vay.
3.2. Sổ sách sử dụng hạch toán
Sổ sách tổng hợp gồm có: chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 3111, TK 3112.
4. Phương pháp hạch toán vốn bằng tiền
TK 511,512 TK 111,112 TK 151,152…
Doanh thu bán hàng trực tiếp Chi mua sắm nguyên vật liệu
bằng tiền (chưa thuế VAT) bằng tiền (chưa thuế VAT)
TK 711,515 TK 133
Thu nhập hoạt động tài chính Thuế VAT đầu vào được
và thu nhập khác khấu trừ khi mua vật tư,…
(chưa thuế VAT)
TK 333 TK311, 331,…
Thuế và các khoản phải Chi thanh toán tiền vay,
nộp Nhà nước tiền mua vật tư,…
TK131,141,… TK 112
Thu khác Nộp tiền vào tài khoản
tiền gửi
Sơ đồ hạch toán vốn bằng tiền
III. Kế toán nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Tại một doanh nghiệp sản xuất như Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, nguyên vật liệu, công cụ lao động thể hiện vai trò rất quan trọng, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu gồm có: cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, tanh thép, vải mành,…
1. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán vật tư, nguyên vật liệu, công cụ lao động, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 152 – Nguyên vật liệu
TK 1522 – Nguyên vật liệu chính
TK 1523 – Nguyên vật liệu phụ
TK 1524 – Nhiên liệu (than đốt)
TK 1525 – Phụ tùng thay thế
TK 1526 – Vật liệu xây dựng
TK 153 – Công cụ dụng cụ
TK 1531 – Công cụ dụng cụ
TK 1532 – Bao bì đóng gói
TK 622 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
TK 336 – Phải trả, phải nộp nội bộ
2. Hệ thống chứng từ sử dụng
Để theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu, công cụ lao động được chặt chẽ, các nghiệp vụ làm tăng, giảm nguyên vật liệu, công cụ lao động được minh chứng bởi các chứng từ theo chế độ kế toán gồm:
Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho
Biên bản kiểm nhận
Biên bản kiểm kê
Các chứng từ khác.
3. Quy trình luân chuyển của chứng từ
Nguyên vật liệu quản lý tại kho Chi nhánh, khi mua về hoặc được công ty điều chuyển về nhập kho. Căn cứ vào hoá đơn GTGT do cán bộ thu mua gửi về, nhân viên phụ trách cung ứng lập phiếu nhập kho, thủ kho kiểm tra, ký vào các chứng từ, nhập kho nguyên vật liệu. Sau đó gửi lên phòng tài chính kế toán. Kế toán nguyên vật liệu tiến hành ghi sổ chi tiết, lập thẻ kho, ghi sổ tổng hợp đồng thời bảo quản lưu trữ.
Khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất: phân xưởng, bộ phận sản xuất cần nguyên vật liệu lập chứng từ xin xuất nguyên vật liệu, chuyển giám đốc chi nhánh, kế toán trưởng ký duyệt lệnh xuất, phòng cung ứng lập phiếu xuất nguyên vật liệu, chuyển thủ kho xuất nguyên vật liệu, chuyển kế toán nguyên vật liệu ghi sổ, bảo quản, lưu trữ.
4. Phương pháp hạch toán
4.1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu :
Nguyên vật liệu trong Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình có rất nhiều chủng loại khác nhau. Do vậy, khi hạch toán nguyên vật liệu, chi nhánh đã sử dụng phương pháp thẻ song song. Sổ sách gồm có:
Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu.
Thẻ kho.
Sổ kế toán chi tiết TK 1522, 1523,…
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Bảng tổng hợp nhập – xuất - tồn kho nguyên vật liệu
Kế toán tổng hợp
Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ lao động
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ lao động
4.2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu
4.2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu – công cụ lao động
TK111,112,… TK 152, 153 TK 621
Mua nguyên vật liệu Xuất nguyên vật liệu
(chưa thuế VAT) trực tiếp cho sản xuất
TK 151 TK 627,641
Vật liệu đi đường kỳ trước Xuất vật liệu cho phân xưởng
về nhập kho cho bán hàng,…
TK 411 TK138,642
Nhận cấp phát, biếu tặng Vật liệu thiếu khi kiểm kê
TK336 TK 412
Điều chuyển từ công ty về Đánh giá giảm
TK 338,642
Phát hiện thừa khi kiểm kê Đánh giá tăng
Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu – công cụ lao động
5.Trình tự ghi sổ.
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán ghi sổ theo trình tự sau:
Hạch toán chi tiết theo pp thẻ song song
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái tk 152, 153
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc vật tư và bảng phân bổ vật tư
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra IV. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.Tài khoản hạch toán
Để hạch toán tiền lương - BHXH trong chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình, kế toán sử dụng tài khoản:
TK334- Phải trả công nhân viên.
TK3341- Phải trả viên chi nhánh.
TK3342 –Phải trả công nhân viên công ty.
TK 338- Phải trả, phải nộp khác.
Tk3382 - Kinh phí công đoàn.
TK3383 – Bảo hiểm xã hội
TK3384 – Bảo hiểm y tế.
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
2. Cách tính lương và các khoản trích theo lương
2.1. Cách tính lương
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm:
Chi nhánh sử dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm không hạn chế. Với hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lương sản phẩm hoàn thành đúng qui cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm đã qui định.
Đối với cán bộ nhân viên thuộc khối phụ trợ:
Lương khối phụ trợ
=
Mức lươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC833.doc