Công ty cơ giới và xây lắp 13

+ Vốn kinh doanh tăng dần từ 24.075 triệu đồng năm 1997 tăng lên 38.440 triệu đồng năm 2000.

+ Tổng doanh thu năm 1998 tăng lên 2.431 triệu đồng so với năm 1997 và tổng doanh thu năm 1999 tăng 14.508 triệu đồng so với năm 1998, năm 2000 tăng 448 triệu đồng so với năm 1999.

+ Tổng các khoản ngân sách phải nộp tăng 5 triệu đồng năm 1997 so với năm 1998 tăng 102 triệu đồng giữa năm 1999 so với năm 1998 và tăng 8 tỷ đồng năm 2000 so với năm 1999.

+ Lợi nhuận ròng từ 1.986 triệu đồng năm 1997 tăng lên 2.050 triệu đồng năm 2000.

+ Thu nhập bình quân của công nhân viên trong công ty từ 1.060.000đ lên 1.300.000đ vào năm 2000.

Như vậy là từ những con số cụ thể về thu nhập bình quân của từng công nhân được tăng lên theo từng năm cũng như tổng doanh thu tăng cho thấy công ty đã đi đúng hướng phát triển và trong những năm qua công ty luôn hoàn thành vượt mức % kế hoạch Nhà nước giao cho công ty.

 

doc15 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công ty cơ giới và xây lắp 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Chức năng, nhiệm vụ và sự phát triển của Công ty Cơ giới và Xây lắp 13 - Công ty Cơ giới và Xây lắp 13 trực thuộc Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên ngành xây dựng công nghiệp có chức năng và nhiệm vụ xử lý móng công trình, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, lắp máy xây dựng kỹ thuật hạ tầng, đê đập, đường xá, cấp thoát nước. Trang trí nội ngoại thất công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Kinh doanh nhà, kinh doanh khách sạn và các loại dịch vụ khác. Liên kết liên doanh với mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất. - Công ty được thành lập năm 1961 với tên gọi "Đội thi công cơ giới". Từ khi thành lập Đội thi công cơ giới đã thi công những công trình lớn nhất lúc đó: Hệ thống Bắc Hưng Hải, Nhiệt điện Lào Cai,... Cùng với sự phát triển của đất nước đáp ứng thực hiện những công trình lớn hơn, năm 1965 Đội thi công cơ giới được đổi thành "Công trường cơ giới số 57" rồi đổi thành "Xí nghiệp thi công cơ giới" (1980). Ngày 20/02/1993 đơn vị được thành lập lại theo Quyết định số 054A - Bộ Xây dựng có tên là Xí nghiệp cơ giới xây lắp số 13 thuộc Liên hiệp xí nghiệp thi công cơ giới và đến ngày 02/01/1996 - Bộ Xây dựng có Quyết định số 01 đổi thành Công ty cơ giới và xây lắp số 13 trực thuộc Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI. - Trụ sở Công ty cơ giới và xây lắp số 13: đường Bê Tông - phường Nhân Chính - quận Thanh Xuân - Hà Nội. Bên cạnh nghề truyền thống là san lấp mặt bằng xây dựng để đáp ứng nhu cầu xây dựng hiện nay công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình gồm xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, các công trình công nghiệp nhóm B, xây lắp các công trình giao thông (cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng), xây lắp đường dây và trạm biến áp, sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm, sản xuất gạch block, tấm lợp mầu các loại. Sản xuất kết cấu thép, khung nhà thép có khẩu độ vừa và lớn, các sản phẩm phi tiêu chuẩn. Cầu trục với sức nâng từ 2 tấn đến 50 tấn. Tấm lợp animăng xi măng kết cấu bê tông đúc sẵn, gạch lát và các loại vật liệu xây dựng khác. II. Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty. Môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty là tập hợp những yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty là phải làm rõ mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ mà Công ty gặp phải. * Các điều kiện về chính trị và xã hội: Để thành công trong kinh doanh Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 đã phân tích, dự đoán về chính trị và luật pháp cùng xu hướng vận động của nó, bao gồm: - Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao. - Sự cân bằng các chính sách của Nhà nước. - Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng. - Sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước. - Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. - Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành chúng. * Các đối thủ cạnh tranh: Mặc dù Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 có lịch sử phát triển lâu đời và có nhiều kinh nghiệm trong việc đóng cọc, san nền, đấu thầu các công trình xây dựng nhưng nó cũng phải cạnh tranh với các Công ty khác như: công ty cơ giới và xây lắp số 13, công ty đầu tư xây dựng Hà Nội, công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp, công ty thi công cơ giới Thăng Long cũng có chức năng và nhiệm vụ như Công ty. Chính vì vậy Công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có trong Công ty như vốn, lao động, uy tín, chất lượng thì mới có thể tồn tại và phát triển được. * Các bạn hàng cung ứng của Công ty. Là các tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước có chức năng và nhiệm vụ giống như Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13. Công ty cần xác định được số lượng, chủng loại mặt hàng. Sự lớn mạnh và khả năng cung ứng của nguồn hàng trong hiện tại lẫn trong tương lai. Để có quyết định mua đúng đắn, Công ty phải xác định rõ đặc điểm của từng nguồn hàng trên cơ sở đó lựa chọn đơn vị cung ứng tốt nhất và chất lượng có uy tín giao hàng có độ tin cậy bảo đảm cao và giá hạ. * Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Công ty cần lưu ý đến các mối đe doạ và tìm cơ hội phù hợp với các khuynh hướng của môi trường tự nhiên: - Sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô gồm các nguyên liệu vô tận, nguyên liệu tái sinh và nguyên liệu không thể tái sinh được. - Sự gia tăng chi phí năng lượng. - Mức tăng ô nhiễm buộc công ty phải tìm cách thay thế để sản xuất và đóng gói sản phẩm không tác hại đến môi trường. - Trình độ hiện tại của cơ sở hạ tầng sản xuất: đường xá, giao thông, thông tin liên lạc. * Các yếu tố kinh tế: hệ thống kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng. - Sự tăng trưởng kinh tế. - Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối. - Tiềm năng kinh tế của Công ty và sự gia tăng đầu tư vào các công trình. * Khách hàng của Công ty. Thường là những doanh nghiệp xây dựng, ngoài ra cũng có thể là các doanh nghiệp tư vấn, nhà sản xuất. Bên cạnh các khách hàng truyền thống có mối quan hệ thường xuyên, liên tục Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 đang sử dụng hợp lý tiết kiệm các loại chi phí sản xuất cùng với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Tăng cường đổi mới hoàn thiện không ngừng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp để thu hút những khách hàng mới. Có thể nói môi trường kinh doanh của Công ty tác động mạnh mẽ đến bộ máy tổ chức kinh doanh và bản chất của các mối quan hệ nội bộ cũng như mối quan hệ với bên ngoài. Chỉ trên cơ sở nắm vững những nhân tố của môi trường kinh doanh. Công ty mới đề ra mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn. Phải tiên đoán trước xu hướng biến động của chúng để có biện pháp ứng xử phù hợp với điều kiện môi trường. III. Các mặt hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty. Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 tổ chức hoạt động với một số ngành nghề kinh doanh trong đó chủ yếu là: san lấp mặt bằng, thầu xây dựng, gạch vật liệu với đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng nó tác động lên công tác tổ chức quản lý. Quy mô công trình xây dựng rất lớn, sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, một yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị xây dựng là phải lập lên mức giá dự toán (dự toán thiết kế và dự toán thi công). Trong quá trình sản xuất thi công, giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản chi phí thực tế phát sinh. Sau khi hoàn thành công trình giá dự toán lại cơ sở để nghiệm thu kiểm tra chất lượng công trình, xác định giá thành quyết toán công trình và thanh lý hợp đồng ký kết. Bên cạnh sự tác động của đặc điểm sản phẩm xây dựng thì việc tổ chức quản lý sản xuất, hạch toán kế toán các yếu tố đầu vào còn chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ. Hiện nay công ty đang áp dụng quy trình công nghệ chủ yếu sau: Khảo sát San nền Đúc cọc Đóng cọc Trên cơ sở nắm chắc các quy trình công nghệ của Công ty sẽ giúp việc cho việc tổ chức quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí đầu vào hợp lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết, theo dõi từng bước quá trình tập hợp chi phí sản xuất đến giai đoạn cuối cùng. Từ đó góp phần làm giảm giá thành một cách đáng kể, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 thuộc Tổng công ty Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động kinh tế độc lập, có con dấu riêng, có bộ máy kế toán, sổ kế toán riêng. Với tư cách pháp nhân công ty có thể đứng ra vay vốn, thay mặt đơn vị sản xuất cấp dưới nhận thầu xây dựng, ký kết các hợp đồng kinh tế phát sinh giữa Công ty với Nhà nước và giữa Công ty với các đơn vị đấu thầu. Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế này Công ty tiến hành giao khoán cho nhiều đơn vị sản xuất thi công cấp dưới. Có 3 đội xe máy thuộc đội cơ giới gồm: 1. Đội xe máy 1 2. Đội xe máy 2 3. Đội xe máy 3. Có 3 đội đóng cọc thuộc bộ phận thi công gồm: 1. Đội máy đóng cọc 1 2. Đội máy đóng cọc 2 3. Đội máy đóng cọc 3. Ngoài ra còn có 1 trạm trộn bè bê tông, 1 xưởng sửa chữa và 1 xưởng sản xuất gạch block. Mỗi đơn vị được phân công nhiệm vụ cụ thể và luôn cố gắng bảo đảm thi công các công trình theo hợp đồng đã ký kết. Ta có thể khái quát hệ thống tổ chức kinh doanh của Công ty theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh Đội xe máy I Đội xe máy II Đội xe máy III Xưởng sửa chữa Xưởng sản xuất gạch Đội máy đóng cọc I Đội máy đóng cọc II Đội máy khoan nhồi Trạm trộn bê tông Bộ phận cơ giới Bộ phận thi công Công ty Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 từ ngày thành lập đến nay đã trải qua hơn 30 năm đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng sản xuất. Một điều không thể nói đến là Công ty luôn tìm cách tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh nhằm thu hút khách hàng và ký kết các hợp đồng xây dựng. Để có thể ký kết nhận thầu công trình Công ty thực hiện theo cơ chế đấu thầu và xây lắp theo Quyết định số 60 - BXD/VKT ngày 30/3/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Đối với mỗi dự án công trình, hạng mục công trình, Công ty đều lập hồ sơ dự thầu lập ra các dự toán tối ưu để giành thầu công trình. IV. Tổ chức bộ máy của Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 Để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, phù hợp với khả năng của cán bộ và nhân viên quản lý. Bộ máy quản lý của Công ty gồm: Phòng kế toán tài vụ, phòng kinh doanh, phòng kinh tế kỹ thuật, phòng quản lý cơ giới, phòng quản lý vật tư, phòng tổ chức hành chính. Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng, cung cấp các thông tin số liệu, kiểm tra việc chấp hành các quy định, chỉ tiêu, chế độ chính sách đề ra và đưa ra các giải pháp giúp cho Ban giám đốc lựa chọn một cách đúng đắn. Ngoài ra giúp việc cho giám đốc là 02 phó giám đốc. Có thể khái quát bộ máy quản lý của Công ty qua sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Phòng kế toán tài vụ Phòng kinh doanh Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng quản lý cơ giới Phòng quản lý vật tư Phòng tổ chức hành chính Phó giám đốc Phó giám đốc Giám đốc Công ty đã tổ chức cơ cấu hoạt động của mình theo mô hình trực tuyến. Cơ cấu này tạo ra sự quản lý chặt chẽ các hoạt động bằng việc sử dụng các bộ phận chức năng và sự thừa hành công việc các đơn vị cơ sở. Chức năng các phòng ban: * Ban lãnh đạo: gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc tất cả các phòng ban, các văn phòng đại diện đều trực thuộc quyền quản lý của giám đốc. Giám đốc lại đại diện pháp nhân của Công ty là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng theo đúng quy định hiện hành. Là người quyết định và tổ chức thực hiện quyết định một cách hiệu quả. * Phòng kế toán: gồm 07 người, đứng đầu là kế toán trưởng chỉ đạo hoạt động của các kế toán viên trong phòng kế toán. Các kế toán viên gồm: kế toán tổng hợp, kế toán chi phí sản xuất và giá thành, kế toán vật tư, kế toán ngân hàng + thanh toán lương, kế toán TSCĐ + Thủ quỹ, kế toán thanh toán khối lượng công trình thống kê. Mỗi nhân viên kế toán làm tròn bổn phận của mình trong mối quan hệ với cấp trên và các phân xưởng, các đội ở phía dưới. * Phòng kinh doanh: gồm 06 người, gồm có trưởng phòng và phó phòng có chức năng nghiên cứu tổ chức hợp lý và thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng và các bạn hàng, đánh giá thông tin về thị trường. Còn 04 thành viên còn lại trực tiếp điều hành công tác xuất, nhập các sản phẩm của công ty. * Phòng kinh tế kỹ thuật: gồm 04 người, trưởng phòng và phó phòng có trách nhiệm tham mưu và áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất và sửa chữa máy móc. Còn 02 nhân viên còn lại chịu trách nhiệm giám sát các công nghệ mới ở các phân xưởng. * Phòng quản lý cơ giới: gồm 04 người, trưởng phòng và phó phòng chịu trách nhiệm tham mưu giúp đỡ về công tác kế hoạch nhận thầu các công trình xây dựng, chiến lược ngắn, dài hạn cho thi công cơ giới và xây lắp các công trình giao thông. 02 người còn lại giúp đỡ tham gia ý kiến. * Phòng quản lý vật tư: gồm 04 người, trưởng và phó phòng chịu trách nhiệm tham mưu và giúp đỡ về lĩnh vực vật tư như mua sắm vật tư, bảo quản kho vật tư, và quản lý vật tư. 02 người còn lại giám sát các xưởng sửa chữa, bảo quản vật tư, thực hiện gia công lắp dựng kết cấu thép và bê tông cốt thép. * Phòng tổ chức hành chính: gồm 05 người, có trách nhiệm giúp đỡ và tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức đào tạo và tuyển dụng cán bộ và tiền lương trong đó trưởng phòng và phó phòng chịu trách nhiệm cao nhất vào công việc trên, còn 03 người còn lại làm nhiệm vụ giúp đỡ cho trưởng phòng và phó phòng thực hiện những ý định và phương hướng tham gia góp ý kiến đề xuất để hoàn thành tốt công việc mà ban giám đốc đề ra. Ngoài ra còn có Văn phòng công đoàn, có chức năng tham mưu cho Đảng uỷ và giám đốc công ty về công tác Đảng, công tác chính trị. Tổ chức các phong trào thi đua văn hoá, văn nghệ trong toàn Công ty. Bảo vệ quyền lợi các anh chị em công nhân trong sản xuất cũng như đời sống tinh thần. V. Tình hình lao động tiền lương tại Công ty. Khi còn trong thời kỳ bao cấp, các Công ty đều có bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Bởi vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiệm vụ đầu tiên và đặc biệt quan trọng của Công ty là cố gắng sắp xếp lại bộ máy tổ chức và lực lượng lao động sao cho hoạt động sản xuất có hiệu quả cao nhất. Cùng với sự phát triển quy mô hoạt động và đổi mới thiết bị công nghệ người lao động phải có tay nghề, có trình độ văn hoá ngày càng cao. Xuất phát từ công việc Công ty đã để công nhân viên được học thêm các lớp để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình còn các công nhân phân xưởng thì được học thêm các khoá học để nâng cao tay nghề. Năm 2000 tổng số lao động của Công ty là 523 người. Trong đó lao động nữ chiếm 198 người chiếm tỷ lệ 37,8%. Xét dưới góc độ thời hạn hợp đồng bao gồm: + Lao động dài hạn: 220 người chiếm tỷ lệ 42% + Lao động ngắn hạn: 160 người chiếm tỷ lệ 30,6% + Lao động hợp đồng: 143 người chiếm tỷ lệ 27,4% Trong đó cơ cấu lứa tuổi và giới tính của Công ty bao gồm: Tổng số lao động: 523 người. Lao động nữ: 198 người chiếm tỷ lệ 37,8% Lao động nam: 325 người chiếm tỷ lệ 62,2% Xét về lứa tuổi: Từ 18 - 50: 418 người chiếm tỷ lệ 80% Từ 60 - 60: 105 người chiếm tỷ lệ 20% Trình độ học vấn của các cán bộ công nhân viên trong Công ty: + Trên Đại học: 02 người chiếm tỷ lệ 0,38% + Đại học: 230 người chiếm tỷ lệ 43,9% + Cao đẳng: 63 người chiếm tỷ lệ 12% + Trung cấp: 78 người chiếm tỷ lệ 14,9% + Sơ cấp: 38 người chiếm tỷ lệ 7,2% + Công nhân kỹ thuật: 83 người chiếm tỷ lệ 15,8% + Chưa đào tạo: 29 người chiếm tỷ lệ 5,82% Bảng phân bố lực lượng lao động của Công ty Các chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch 2000/1999 Số người Tỉ trọng % Số người Tỉ trọng % Số người Tỉ trọng % Tổng số lao động 487 100 523 100 36 6,88 Phòng kế toán tài vụ 5 1,02 7 1,33 2 140 Banh lãnh đạo 3 0,61 3 0,57 0 100 Phòng kinh doanh 4 0,82 6 1,14 2 150 Phòng kinh tế kỹ thuật 3 0,61 4 0,76 1 133 Phòng quản lý cơ giới 4 0,82 4 0,76 0 100 Phòng quản lý vật tư 4 0,82 4 0,76 0 100 Phòng tổ chức hành chính 3 0,61 5 0,95 2 166 Các phân xưởng trực thuộc 208 42,74 213 40,77 5 102,4 Lao động trực tiếp 253 51,95 277 52,96 24 109,4 Đối với các phòng ban chức năng, các xí nghiệp, văn phòng,... thì số lượng lao động chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động xấp xỉ khoảng 48,04%. Cụ thể trong năm 1999 tổng số lao động là 234 người chiếm tỷ lệ 48,04%, đến năm 2000 tổng số lao động đó là 246 người chiếm tỷ lệ 47,03%. Thời gian làm việc của công nhân viên là 08 giờ/ngày, một tuần 40 giờ. Tổ chức làm 03 ca đối với trạm trực điện và bảo vệ tuần tra. Thời gian nghỉ giữa ca: thực hiện như chế độ quy định. * Trả lương và các biện pháp kích thích vật chất. Bảng Tình hình trả lương cho nhân viên của công ty trong năm 1998 - 2000 Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 Chênh lệch 99/98 Chênh lệch 2000/99 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng chi phí tiền lương tr đ 8.282,6 8.789 9.071 +506,4 106,1 +282 103,2 Lao động bình quân người 515 487 523 -28 94,5 +36 107,4 Tiền lương bình quân 1 nhân viên/tháng tr đ 1.006 1.278 1.300 +0,272 127,0 +0,022 101,7 Qua số liệu bảng trên ta thấy được tình hình trả lương của Công ty năm 2000, 1999 so với năm 1998 có xu hướng tốt cụ thể tiền lương bình quân tháng của nhân viên năm 1999 tăng 272.000 đồng tăng 27%, năm 2000 tăng lên 22.000 đồng so với năm 1999. Về hình thức trả lương Công ty áp dụng hình thức trả lương theo ngày công, phương thức phân phối tiền lương được xác định theo hai kỳ: - Lương kỳ 1: Căn cứ vào hệ số lương theo Nghị định 26/CP kể cả phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại và giờ làm thêm. Cách tính lương kỳ 1 như sau: = x ( + ) + - Lương năng suất kỳ 2: a. Đối với hợp đồng 1 năm. Tiền lương = K1 x NT x K3 x K4 b. Đối với hợp đồng 3 năm. Tiền lương = (K1 + K2) x NT x K3 x K4 Trong đó: K1 : Hệ số trách nhiệm cá nhân K2 : Hệ số bổ sung K1 K3 : Hệ số tiền lương, tiền công (đơn giá 1 điểm) K4 : Hệ số phân loại chất lượng công tác A, B, C NT : Ngày công làm việc thực tế trong tháng. Năm 1999 Công ty có 49 công nhân được nâng bậc và 33 cán bộ công nhân viên được nâng lương. Cách sắp xếp bậc lương dựa theo trình độ của mỗi người công nhân qua từng đợt thi tay nghề lên bậc. - Lương công nhân viên lao động trực tiếp có trình độ kỹ thuật thấp lương cơ bản là 350.000đ - Lương công nhân bậc 5: 550.000đ - Lương công nhân bậc 6: 650.000đ - Lương công nhân bậc 7: 780.000đ - Lương kỹ sư: 1.050.000đ Nếu công nhân viên làm việc ở môi trường độc hại sẽ được hưởng thêm phụ cấp độc hại tuỳ từng mức độ khác nhau. Cơ sở tăng lương dựa vào những đợt thi nâng bậc và những công nhân viên đã hoàn thành tốt vượt mức kế hoạch được giao và đặc biệt những công nhân viên có sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất. VI. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 đã từng bước khắc phục khó khăn đưa công ty trở lên lớn mạnh vững vàng. Công ty cũng có số vốn kinh doanh khá lớn. Bảng kết quả kinh doanh Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Vốn kinh doanh 24.075 31.963 37.643 38.440 Tổng doanh thu 35.813 38.244 52.752 53.200 Thuế phải nộp 1.920 2.325 2.427 2.435 Lãi ròng 1.986 2.000 2.043 2.050 Tổng số lao động 524 515 487 523 Thu nhập bình quân 1,006 1,106 1,278 1,300 + Vốn kinh doanh tăng dần từ 24.075 triệu đồng năm 1997 tăng lên 38.440 triệu đồng năm 2000. + Tổng doanh thu năm 1998 tăng lên 2.431 triệu đồng so với năm 1997 và tổng doanh thu năm 1999 tăng 14.508 triệu đồng so với năm 1998, năm 2000 tăng 448 triệu đồng so với năm 1999. + Tổng các khoản ngân sách phải nộp tăng 5 triệu đồng năm 1997 so với năm 1998 tăng 102 triệu đồng giữa năm 1999 so với năm 1998 và tăng 8 tỷ đồng năm 2000 so với năm 1999. + Lợi nhuận ròng từ 1.986 triệu đồng năm 1997 tăng lên 2.050 triệu đồng năm 2000. + Thu nhập bình quân của công nhân viên trong công ty từ 1.060.000đ lên 1.300.000đ vào năm 2000. Như vậy là từ những con số cụ thể về thu nhập bình quân của từng công nhân được tăng lên theo từng năm cũng như tổng doanh thu tăng cho thấy công ty đã đi đúng hướng phát triển và trong những năm qua công ty luôn hoàn thành vượt mức % kế hoạch Nhà nước giao cho công ty. VII. Công tác quản trị của Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 - Về bộ máy công ty: được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được bố trí hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người. Chính vì thế mà việc hạch toán nội bộ có hiệu quả góp phần đắc lực vào công tác quản lý của công ty. Ban giám đốc công ty luôn tạo ra bầu không khí nội bộ, đoàn kết trong lành để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ. Có những biện pháp kích thích người lao động làm việc với năng suất lao động cao nhất bằng chế độ thưởng phạt, bằng tinh thần, vật chất. Lắng nghe những ý kiến đề xuất, những nguyện vọng của cấp dưới. - Về vật tư: công ty giao quyền chủ động cho đội trưởng chịu trách nhiệm mua sắm những vật tư còn thiếu cần sử dụng ngay, phải đảm bảo vật tư đúng chất lượng, đúng thủ tục theo hiện hành. - Về máy thi công: nếu không có hoặc thiếu công ty thuê ngoài bằng hình thức hợp đồng, thuê thiết bị. Toàn bộ kinh phí hợp đồng được chuyển về phòng tài vụ để theo dõi hạch toán. Đồng thời giải quyết cấp kinh phí kịp thời để các đội triển khai thi công. Sự phối hợp giữa các phòng ban công ty với đội phân xưởng luôn đảm bảo cho việc tính đầy đủ chính xác giá thành công trình, giải quyết tốt mối quan hệ giữa công ty với người lao động, với chủ đầu tư, Nhà nước và các bên liên quan. Khi nhận được công trình xây dựng Công ty lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai các phương án hành động sau khi đã phân tích rõ những cơ hội và nguy cơ. VIII Đánh giá và nhận xét tổng quát về Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13 từ ngày thành lập đã trải qua hơn 30 năm, đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản xuất. Công ty đã đứng vững được trên thị trường và một điều không thể nói đến là Công ty luôn mở rộng thị trường quy mô kinh doanh nhằm thu hút một số lượng lớn khách hàng và nhận thầu được các công trình xây dựng. Có được những thành tựu như vậy là do những đóng góp không nhỏ từ Ban lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên trong công ty. Ngoài ra công ty còn có những tồn tại như: việc tổ chức quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ toàn diện nên vì thế mà giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Trong sản phẩm công ty nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là một trong những hướng chính để hạ giá thành sản phẩm. Đối với những vật tư cần thay thế hoặc lắp đặt công ty có thể tận dụng những phụ tùng sử dụng nhưng chất lượng vẫn còn bảo đảm. Trong thực tế khi các đội thi công nhận công trình mới thường đề nghị giám đốc mua mới rất nhiều thiết bị quản lý phụ tùng. Chính vì thế mà giá thành sản phẩm tăng lên làm giảm lãi từ doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh em xin nêu một số ý kiến đề xuất: - Hàng năm, theo định kỳ kiểm tra trình độ tay nghề của người lao động. - Đào tạo chuyển sâu tay nghề cho công nhân, cử cán bộ các phòng ban nâng cao trình độ quản lý và sản xuất. - Tinh giảm bộ máy quản lý gọn nhẹ, bớt cồng kềnh, chồng chéo trong phòng ban. - Cải thiện hệ thống trả lương tương xứng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC348.doc
Tài liệu liên quan