Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức

1 Lời mở đầu

2 Phần I: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp

3 I.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cty CP que hàn điện VĐ

4 I.2 Chức năng nhiệm vụ của Cty CP que hàn điện Việt- Đức

5 I.2.1 Chức năng

6 I.2.2 Nhiệm vụ

7 I.3 Công nghệ sản xuất que hàn điện

8 I.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty

9 I.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất

10 I.4.2 Kết cấu sản xuất của Công ty CP que hàn điện Việt - Đức

11 I.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cty CP que hàn điện VĐ

12 I.6 Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

13 Phần II: Phân tích hoạt động SXKD của Cty CP que hàn điện VĐ

14 II.1 Phân tích các hoạt động Marketing

15 II.1.1 Sản phẩm của Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức

16 II.1.1.1 Một số sản phẩm que hàn

17 II.1.1.2 Sản phẩm dây hàn W49-VD

18 II.1.1.3 Bột hàn nóng chảy F6- VD

19 II.1.2 Kết quả tiêu thụ các sản phẩm que hàn

20 II.1.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Cty CP que hàn điện VĐ

21 II.1.4 Chính sách giá của công ty

22 II.1.5 Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp

23 II.1.5.1 Kênh phân phối gián tiếp

24 II.1.5.2 Kênh phân phối trực tiếp

25 II.1.6 Các hình thức xúc tiến bán hàng

26 II.1.7 Đối thủ cạnh tranh

27 II.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức

28 II.1.8.1 Những thành công và ưu điểm

 

doc44 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i về mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, sản phẩm của công ty không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng với 460 đại lý lớn nhỏ trên toàn quốc. Bên cạnh việc đáp ứng phần lớn nhu cầu của các ngành: đóng tàu, giao thông, xây dựng...Năm 2001 lần đầu tiên công ty đã xuất khẩu được 100 tấn que hàn ra thị trường nước ngoài, năm 2002 mức xuất khẩu tăng gấp 2 lần năm 2001. Năm 2003 giá trị xuất khẩu của công ty đạt 147,8% so với năm 2002. Như vậy sản phẩm của công ty đã bước đầu tạo được sự tín nhiệm của bạn hàng Bảng 04: Bảng phân tích doanh số theo địa phương STT Địa phương % tiêu thụ 1 Miền Bắc 85% 2 Miền Trung 6% 3 Miền Nam 7% 4 Xuất khẩu 2% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Bảng 05: Bảng phân tích doanh số tiêu thụ theo lĩnh vực khách hàng STT Lĩnh vực % doanh số sản phẩm 1 Khách hàng đóng tàu 35 2 Khách hàng thuỷ điện và các công trình Quốc Gia 15 3 Khách hàng ngành GTVT 15 4 Khách hàng cơ khí sản xuất 18 5 Khách hàng tiêu dùng 10 6 Khách hàng khác 7 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Qua hai bảng trên ta thấy sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu ở khu vực phía Bắc với đối tượng khách hàng đóng tàu là chủ yếu. II.1.4 Chính sách giá của công ty Giá cả là một yếu tố then chốt trong cạnh tranh và đồng thời nó phản ánh chất lượng của hàng hoá, điều này đòi hỏi công ty phải đưa ra được một chính sách giá phù hợp. Do đặc tính của sản phẩm phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào và phải phối hợp các nguyên vật liệu với nhau để tạo ra các sản phẩm có tính năng khác nhau nên đối với mỗi loại sản phẩm lại có những hình thức giá khác nhau nhưng chúng đều phải trải qua các bước xác định giá sau: + Xác định mục tiêu đặt giá + Xác định nhu cầu đối với sản phẩm + Xác định chi phí + Xác định giá của đối thủ cạnh tranh... Phương pháp định giá: theo chi phí bình quân cộng phụ giá P = C + C * mc hoặc P = C + P * mp Trong đó: P: giá bán chưa có VAT C: giá thành toàn bộ hay chi phí bình quân mp: tỷ lệ lãi mong đợi trên giá bán hay tỷ lệ phụ giá trên giá bán mc: tỷ lệ lãi mong đợi trên chi phí hay tỷ lệ phụ giá trên chi phí Ngoài ra công ty còn áp dụng một số phương pháp xây dựng giá cả linh hoạt trong các trường hợp cụ thể và sử dụng phương pháp định giá theo hệ số kết hợp một số phương pháp sau: + Giá phân biệt ( giảm giá) dựa theo khối lượng và khả năng thanh toán. + Giá của sản phẩm theo khu vực. + Giá của sản phẩm theo loại khách hàng. Trưởng phòng KH- KD và trưởng phòng KT- CL là những người cùng đưa ra quyết định về giá sau đó trình Giám đốc thông qua. Hiện nay công ty đã áp dụng tỷ lệ chiết khấu theo khối lượng sản phẩm như sau: cứ 1kg sản phẩm các loại thì được chiết khấu 300đ. Riêng đối với sản phẩm que hàn J420VD; J421VD được chiết khấu 300.000đ/ 1tấn que hàn. Giá của các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào giá của các yếu tố đầu vào nên tại các thời điểm khác nhau, giá của các sản phẩm cũng khác nhau. Sau đây là bảng giá một số sản phẩm chính của Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức. Đây là giá bán tại công ty chưa tính cước vận chuyển. Bảng 06: Giá bán một số sản phẩm của Công ty CP que hàn điện Việt - Đức STT Tên sản phẩm Giá chưa thuế VAT VAT Giá thanh toán 1 Que hàn N46 F 2.5 10800 1080 11880 2 Que hàn J421 F 2.5 10500 1050 11550 3 Que hàn J 320 F 3.25,F 4 8800 880 9680 4 Que hàn N38 F 3 9400 940 10340 5 Que hàn N50-6B 11700 1170 12870 6 Que hàn đồng F 3 44800 4480 49280 7 Dây hàn H08A-VD F 1.6 10500 1050 11550 8 Bột hàn 7500 750 8250 II.1.5 Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Phân phối là hoạt động đưa hàng hoá, dịch vụ từ nhà sản xuất tới người sử dụng do đó phân phối hàng hoá là một khâu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Để quá trình kinh doanh diễn ra được an toàn, rủi ro tối thiểu và để cho quá trình lưu thông hàng hoá được nhanh chóng hiệu quả thì cần phải có một hệ thống phân phối hợp lý. Sơ đồ 03: Hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm Cty CP QHĐ Việt- Đức Đại lý Người tiêu dùng Người bán lẻ Người bán buôn Người tiêu dùng II.1.5.1 Kênh phân phối gián tiếp Bảng 07: Số lượng tiêu thụ sản phẩm qua các kênh Đơn vị: Tấn Kênh phân phối Năm % Tiêu thụ 2002 2003 2004 2002 2003 2004 Phân phối trực tiếp 6676 5881 5587 70% 68.5% 69.7% Phân phối gián tiếp 2861 2705 2429 30% 31.5% 30.3% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Hiện nay Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức đã thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước gồm 460 đại lý và các cửa hàng lớn nhỏ. Tuy nhiên sự phân bổ các mạng lưới này lại không đồng đều, các đại lý tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Thông qua kênh phân phối này, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty không ngừng được đẩy mạnh, sản lượng tiêu thụ chiếm từ 68-70% khối lượng tiêu thụ. Đây là một kết quả khá tốt xong công ty vẫn cần đưa ra các chiến lược phù hợp để kích thích kênh phân phối này trên toàn quốc đặc biệt là khu vực phía Nam. II.1.5.2 Kênh phân phối trực tiếp Do thương hiệu sản phẩm của Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức đã nổi tiếng cộng với 38 năm có mặt trên thị trường, ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng, do vậy các khách hàng đến mua trực tiếp sản phẩm cũng ngày một nhiều hơn chiếm 32-30 % khối lượng tiêu thụ. II.1.6 Các hình thức xúc tiến bán hàng Xúc tiến bán hàng là một trong những hoạt động Marketing rất quan trọng. Vì vậy để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức hiện rất quan tâm đến các hình thức xúc tiến bán. Hoạt động được duy trì thường xuyên nhất là Hội nghị khách hàng thường niên, bên cạnh đó công ty còn tham gia với tư cách là nhà tài trợ cho các hội thi thợ giỏi ngành đóng tàu- một khách hàng lớn và quan trọng của ngành vật liệu hàn. Một hoạt động hết sức quan trọng của hình thức xúc tiến bán là quảng cáo được công ty quan tâm hàng đầu.Tuy nhiên phương tiện quảng cáo hầu như không thay đổi qua các năm đó là báo và tạp chí. Công ty cũng đã và đang vận hành một công cụ tuyên truyền điện tử hiện đại là trang web tại địa chỉ http:// www.viwelco.com.vn. Đối với hoạt động khuyến mại, công ty rất ít khi tổ chức các chương trình khuyến mại nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm, việc này chỉ diễn ra vào 3 ngày làm việc đầu tiên sau những ngày nghỉ Tết cổ truyền nhằm tạo không khí sôi nổi ngay từ đầu năm. Hoạt động thứ hai là tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước như năm 2003 và 2005 tham gia hội chợ hàng Công nghiệp Việt Nam, hội chợ ngành hoá chất, năm 2002: hội chợ quốc tế hàng công nghiệp tại Myanmma hay Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Mêkông (Campuchia) vào năm 2004. Bảng 8: Ngân sách truyền thông của Công ty CP que hàn điện Việt - Đức Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Dự kiến 2005 Quảng cáo 45.2 82.5 37.3 36 11.6 Tuyên truyền 50 70 70 30 35 Khuyến mại 30 30 30 30 30 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính II.1.7 Đối thủ cạnh tranh Trên thị trường Việt Nam hiện nay tồn tại trên dưới 10 công ty nội địa chuyên sản xuất và cung ứng vật liệu hàn cùng một số lượng chưa thống kê các doanh nghiệp và cá nhân cung cấp các loại vật liệu nhập từ Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc... Các công ty cạnh tranh nhau chủ yếu là ở mặt hàng thông thường, chỉ có một số ít công ty là cạnh tranh nhau ở mặt hàng cao cấp. Giá của sản phẩm là một yếu tố quan trọng làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Giá bán các loại sản phẩm của Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức thấp hơn so với một số đối thủ cạnh tranh cụ thể là thấp hơn giá của hai công ty đứng đầu là Hà Việt và Kim Tín, cả hai công ty này đều nằm ở phía Nam, lý do một phần là giá nhân công ở miền Bắc rẻ hơn miền Nam do đó giảm được chi phí nhân công dẫn đến giá thành của sản phẩm cũng giảm theo. Bảng 09: Giá bán một số sản phẩm của công ty và đối thủ cạnh tranh Đơn vị: đồng Tên công ty Sản phẩm QH- N46 QH- J421 QH- J320 E 7016 Dây hàn Việt Đức 10800 10500 8800 15900 10500 Hà Việt 11300 10800 9500 Nam Triệu 10500 9900 9000 15500 11000 Kim Tín 11000 10800 9200 Hữu Nghị 10000 10200 8800 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Giá bán của các công ty chênh lệch nhau không nhiều chỉ dao động trong khoảng 1000đ, giá bán của Việt Đức thấp hơn so với Hà Việt và Kim Tín song lại có giá cao hơn Nam Triệu và Hữu Nghị là 2 công ty thuộc khu vực phía Bắc ở một số sản phẩm. Việt Đức chủ yếu cạnh tranh với các công ty khác ở các sản phẩm cao cấp, với chủng loại phong phú hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Bảng 10: Sản phẩm của các công ty vật liệu hàn Việt Nam Tên công ty Sản phẩm thông thường Sản phẩm cao cấp Hà Việt HV-J420, HV-J421, HV-J422, HV-26, HV-N48 Không sản xuất, kinh doanh hàng nhập khẩu Nam Triệu E6013 E7016, E7018, Các loại dây hàn Hữu Nghị FS-E420, FS-E421, FS-E422, FS-E46, FS-E52, FS-I60, FS-D45 Kim Tín KT-N48,KT-421,KT-6013,KT-N46 KT GEMINI Atlantic J420,J421 Việt Đức N38-VD,N42-VD,N46-VD,J420-VD,J421- VD,N45-VD,VD-6013 GG33,N50-6B,N55-6B,E7016- VD,E7018VD,DMn350,DMN500,DMn-13B,HX5,DCr250,DCr60,N-308R,C5 Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh Doanh Bảng 11: Doanh thu từ que hàn và thị phần theo doanh thu của một số công ty vật liệu hàn Việt Nam trong năm 2004 Tên công ty Sản lượng tiêu thụ (tấn) Thị phần theo sản lượng tiêu thụ Doanh thu (tỷ đồng) Thị phần theo doanh thu Hà Việt 8500 22.3 86000 22.2 Nam Triệu 5800 15.2 60000 15.5 Hữu Nghị 2421 6.3 24000 6.2 Khánh Hội 1500 3.9 14870 3.8 Kim Tín 10000 26.2 101176 26.1 Việt Đức 7860 20.6 81000 20.9 Atlantic 2100 5.5 20818 5.4 Nguồn: Phòng Kế Hoạch- Kinh doanh Qua bảng tổng hợp trên ta thấy, Kim Tín lớn nhất về qui mô nắm 26,2% thị phần, Hà Việt về nhì với 22,3%, tiếp đó là Việt Đức với 20,6%. Như vậy Việt Đức cũng không thua kém mấy công ty này là bao và luôn đứng vững chắc trong ba công ty đầu đàn. II.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức Trải qua 38 năm có mặt trên thị trường, với bao biến động của nền kinh tế, sản phẩm của công ty vẫn được bạn hàng tín nhiệm. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty vẫn tồn tại một số hạn chế cần phải được khắc phục. II.1.8.1 Những thành công và ưu điểm Để giữ gìn và phát triển uy tín của các loại sản phẩm của mình trong những năm vừa qua Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức đã xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2002 đồng thời tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ và dịch vụ nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất và mang đến cho khách hàng những tiện ích cao nhất. Với tôn chỉ như vậy, trong những năm qua Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức đã thu được một số kết quả đáng mừng. Nhiều sản phẩm của công ty đã được tặng các huy chương vàng, ngôi sao chất lượng tại các kỳ hội chợ đó là que hàn N46-VD, VD-6013, J421, E7016...Đặc biệt sản phẩm N46, VD6013, E7018 đã được đăng kiểm Nhật Bản NK, CHLB Đức Germanicher- Lioyd và đăng kiểm Việt Nam cấp chứng chỉ. Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua đó cũng tăng lên đáng kể, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người trong một tháng lên tới 2,3 triệu đồng vào năm 2004. Những thành tựu này chứng tỏ bộ máy quản lý của công ty đã hoạt động có hiệu quả cùng với sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong công ty. Điều này cũng khẳng định công tác Marketing ở công ty đã được chú trọng và có hiệu quả nhất định. II.1.8.2 Hạn chế và tồn tại Cùng với việc ghi nhận các thành tích đã đạt được công ty còn tồn tại một số hạn chế. Thị trường xuất khẩu của công ty chưa được chú trọng, cho đến nay công ty mới chỉ xuất khẩu được một khối lượng nhỏ sang Malayxia, tỉ lệ xuất khẩu mới chỉ đạt 2% sản lượng tiêu thụ của công ty. Thị trường trong nước phát triển chưa đồng đều, tập chung chủ yếu ở khu vực phía Bắc ( chiếm tới 85% sản lượng tiêu thụ). Công ty cần đưa ra các biện pháp để đẩy mạnh việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế và mở rộng thị trường trong nước ở khu vực miền Trung và miền Nam. Công tác tuyên truyền thực hiện chưa đồng đều. Công ty chưa có một chính sách cụ thể nào cho các hình thức xúc tiến bán. Phương tiện quảng cáo hầu như không thay đổi qua các năm, tranh web của công ty mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu chưa có sự phong phú và không thể hiện một chiến lược hay tầm nhìn cụ thể... Công ty cần đưa ra các biện pháp khắc phục để nâng cao uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước, để có thể vươn lên hơn nữa trong top 3 công ty đầu đàn . II.2 Phân tích tình hình lao động tiền lương II.2.1 Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức Để đất nước có một nền kinh tế phát triển thì cần có sự tham gia của các doanh nghiệp hùng mạnh mà con người chính là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Nhận thức được điều này Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức luôn quan tâm chăm sóc tới người lao động, lấy họ làm trung tâm để thực hiện sản xuất kinh doanh. Do đặc thù thuộc ngành công nghiệp nặng nên đòi hỏi đội ngũ công nhân sản xuất phải nhiệt tình làm việc, có sức khoẻ dẻo dai, thích ứng được với cường độ làm việc cao, nên công ty thu hút phần lớn lao động là nam giới, chiếm 65% lực lượng lao động, có nhiều trình độ khác nhau như: đại học, cao đẳng,trung cấp, công nhân kỹ thuật... Bảng 12: Cơ cấu lao động và trình độ lao động Diễn giải Năm 2003 Năm 2004 * Về số lượng - Tổng số lao động - Số công nhân sản xuất - ồ số lãnh đạo - ồ số CN kỹ thuật + Nghiệp vụ + Quản lý Số lượng % Số lượng % 288 130 20 138 100 45.14 6.95 47.91 238 108 20 110 100 45.38 8.40 46.22 * Về chất lượng - Trình độ ĐH – CĐ - Trung cấp, dạy nghề 83 205 28.82 71.18 76 162 31.93 68.07 Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Nhìn chung chất lượng lao động của toàn công ty đạt ở mức trung bình do đặc thù chủ yếu của công ty là sản xuất và bán hàng nên không đòi hỏi phải lao động trí óc nhiều mà chỉ đòi hỏi sức khoẻ, sự dẻo dai, khéo léo, chăm chỉ. Năm 2004 số lượng lao động giảm đi 50 người, chủ yếu là do công ty đầu tư nhiều trang thiết bị mới nên giảm được cường độ lao động tại một số khâu. II.2.2 Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động Mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được qui định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức- kỹ thuật- tâm sinh lý- kinh tế và xã hội xác định. Có hai phương pháp xây dựng mức thời gian lao động là phương pháp khái quát và phương pháp phân tích. Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức đã sử dụng phương pháp phân tích để xây dựng mức thời gian lao động cho các quá trình sản xuất qua việc điều tra phân tích và tính toán phân tích. Công ty đã kết hợp giữa hai phương pháp là bấm giờ công nhân làm việc và năng suất thiết bị của máy để đưa ra được mức thời gian hay mức sản lượng đối với các công nhân đứng các loại máy móc khác nhau trên dây chuyền sản xuất. Để xây dựng mức thời gian của một sản phẩm cụ thể công ty phải thực hiện việc xác định thời gian sản xuất chính, thời gian sản xuất phụ và thời gian quản lý sau đó tổng cộng lại để ra được mức thời gian. II.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động Lao động của Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức được chia làm 2 khối: - Khối sản xuất: bao gồm 3 ca làm việc + Ca thứ nhất: từ 6h sáng đến 2h chiều + Ca thứ hai: từ 2h chiều đến 10h tối + Ca thứ ba: từ 10h tối đến 6h sáng hôm sau. Công nhân công ty được nghỉ một ngày trong tuần và phải tận dụng hết thời gian sản xuất để tạo ra sản phẩm - Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ làm việc theo giờ hành chính, được nghỉ chủ nhật. Sáng làm việc từ 7h15’ đến 11h30’, chiều từ 13h đến 16h30’. II.2.4 Năng lực sản xuất Trang thiết bị: Năng lực sản xuất tối đa tới 8000T que hàn trong một năm. Về lao động và trình độ kỹ thuật: lao động hiện tại có bậc nghề và thâm niên sản xuất que hàn cao Hiện nay công ty vẫn tiếp tục đầu tư nghiên cứu, nâng cao phẩm cấp và đăng ký chất lượng hàng hoá. Hệ thống định mức lao động tại công ty ở một số khâu được qui định như sau: * Khâu cắt lõi que hàn Lõi F 4: 512 kg/1 ca máy Lõi F 3: 280 kg/ 1ca máy * Xử lý bề mặt lõi que Đánh rỉ, xử lý bề mặt lõi que F 4: 520 kg/ca Đánh rỉ, xử lý bề mặt lõi que F 4: 480 kg/ca * ép que hàn ép que hàn lõi F 4: 3000kg/ca máy ép que hàn lõi F 3: 1274kg/ca máy ép que hàn lõi F 2.5: 600kg/ca máy *Sấy khô que hàn bằng lò điện Que hàn lõi F 4: 1200kg/ca máy Que hàn lõi F 3: 840 kg/ca máy * Gói, lồng hộp que hàn F 4: 360kg/công F 3: 840kg/công * Gia công túi PE: 110 túi/công II.2.5 Năng suất lao động Năng suất lao động của một công nhân viên WNV = Năm 2002: WNV = 28.22 tấn/người Năm 2003: WNV = 29.64 tấn/người Năm 2004: WNV = tấn/người Năng suất lao động của công nhân viên tăng lên qua các năm chứng tỏ công ty đã sử dụng lao động một cách hiệu quả. II.2.6 Tuyển dụng và đào tạo lao động * Tuyển chọn nhân viên mới: Công ty áp dụng hình thức tuyển chọn trực tiếp tại công ty. Nhưng hiện nay do đầu tư nhiều dây chuyền thiết bị mới nên công ty thực hiện tổ chức sản xuất, tinh giản lao động. Vì vậy rất ít khi công ty tuyển chọn các vị trí mới mà chỉ tuyển bổ sung các chỗ trống. * Công tác đào tạo lao động Hiện nay Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức chưa có một ngân quỹ riêng cho việc đào tạo lao động, công việc đào tạo diễn ra một cách không thường xuyên, nguyên nhân chủ yếu là do các cán bộ nhân viên trong công ty đều có thâm niên lâu năm trong nghề. Hàng năm tuỳ theo yêu cầu của công việc công ty mới tiến hành đào tạo theo hai hình thức sau: + Tự đào tạo: công ty có đội ngũ nhân viên kỹ thuật được phân công đào tạo nâng bậc cho công nhân theo yêu cầu của công ty. + Gửi ra ngoài: áp dụng với các trường hợp cần nâng cao nghiệp vụ, nâng cấp nâng bậc. Các nhân viên sẽ được công ty gửi sang các đơn vị bên ngoài để được đào tạo theo yêu cầu của công việc. II.2.7 Tổng quỹ lương của công ty Tổng quỹ lương của công ty trong năm kế hoạch được xác định theo công thức: Quỹ lương bổ sung Trong đó: là số lượng theo kế hoạch sản xuất sản phẩm i là đơn giá lương tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm i n: số loại sản phẩm sản xuất năm kế hoạch Quỹ lương bổ sung là phần quỹ lương nằm ngoài quỹ lương sản phẩm (ồ QiDi), để trả cho những ngày nghỉ việc được hưởng lương và lương trả cho những lao động mà thời gian làm việc của họ chưa được tính vào đơn giá lương tổng hợp và các khoản khác, cụ thể bao gồm: + Tiền lương trả cho những ngày nghỉ được hưởng lương TL1 + Tổng phụ cấp theo chức vụ TL2 + Tổng phụ cấp làm thêm giờ TL3 + Tổng lương thưởng theo chất lượng và khối lượng công việc được giao TL4 +Tổng quỹ phụ cấp ( lễ, phép, họp...) TL5 II.2.8 Cách xây dựng đơn giá tiền lương * Phương pháp xác định: được tính theo phần trăm doanh thu: Đối với sản phẩm que hàn: tỷ lệ tiền lương là 9% doanh thu Đối với sản phẩm dây hàn: tỷ lệ tiền lương là 3.5%doanh thu Quỹ TL trong được hưởng trong tháng = tỷ lệ tiền lương theo doanh thu* Doanh thu thực hiện theo sản lượng nhập kho * tỷ lệ khuyến khích chất lượng * Tỷ lệ khuyến khích chất lượng - Hàng nhập kho đạt chất lượng cấp 1 quỹ thu nhập hưởng 100% đơn giá. - Hàng nhập kho đạt chất lượng cấp 2 quỹ thu nhập hưởng 70% đơn giá. - Hàng nhập kho đạt chất lượng cấp 3 quỹ thu nhập không được hưởng 1ương. II.2.9 Các hình thức trả lương ở doanh nghiệp * Đối với khối công nhân trực tiếp sản xuất công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Đg = Lg x Tsp - Đg: đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm; - Lg: tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân, phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp - Tsp: Mức lao động của một đơn vị sản phẩm ( tính bằng giờ-người). Lương tháng = Đg * sản lượng thực tế * phân hạng thành tích + thu nhập khác * Đối với các phòng ban, nhân viên kỹ thuật được trả lương theo thời gian Lương tháng = Lương theo chức danh * ngày công thực tế * phân hạng thành tích + thu nhập khác Phân hạng thành tích: Loại A thì hưởng 100% thu nhập lương. Loại B thì hưởng 80% thu nhập lương. Loại C thì hưởng 50% thu nhập lương II.2.10 Nhận xét về tình hình lao động tiền lương ở doanh nghiệp Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức đã thực hiện việc trả lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng qui định của Nhà nước. Phương pháp tính lương theo phần trăm doanh thu là rất phù hợp đối với một doanh nghiệp sản xuất như công ty vì nó thúc đẩy được sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm hoàn thành. Tổng số lao động trong công ty có xu hướng ngày càng giảm, mức thu nhập bình quân đầu người tăng khẳng định công ty đã sử dụng một cách hiệu quả lao động và quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. II.3 Phân tích tình hình quản lý vật tư tài sản cố định II.3.1 Tình hình quản lý nguyên vật liệu II.3.1.1 Các loại nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất kinh doanh Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được chia thành các nhóm như sau: - Lõi que: + Các loại dây thép :H08A, CB08A,CT3, SWRY11 + Lõi đồng + Lõi inox - Các nguyên liệu để chế tạo vỏ bọc nói chung: Rutil,Iminhit, Fero các loại, Fenspat, thạch anh, huỳnh thạch, trường thạch, hoạt thạch, mica, caolanh, bột xenlulô, đá vôi, đôlômit, quặng sắt... - Chất kết dính: hiện nay công ty sử dụng chủ yếu 2 loại silicat là silicat Kali và silicat Natri. Ngoài các loại nguyên liệu chính trên còn phải có các loại nhiên liệu, bao bì và vật liệu cơ khí hoá chất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh II.3.1.2 Cách xây dựng định mức nguyên vật liệu Mỗi nguyên liệu có những công dụng nhất định và phải phối hợp các công dụng khác nhau thành một công dụng nhất định trên cơ sở đó người ta phối liệu để sản xuất ra que hàn. Thực tế tiêu hao nguyên vật liệu của từng công đoạn là căn cứ quan trọng để công ty xây dựng định mức nguyên vật liệu. Dựa vào kinh nghiệm đã tích luỹ của các cán bộ định mức hay những công nhân lành nghề và dựa vào số liệu thống kê của các kỳ sản xuất trước đó mà công ty đã xác định được mức sử dụng nguyên vật liệu. Trung bình hàng tháng công ty sử dụng khoảng 200T nguyên liệu làm vỏ bọc, 450T lõi, 80T nước silicat để tạo ra được từ 650-700T sản phẩm/tháng. Định mức vật tư chính cho 1T que hàn không kể năng lượng: - Vật tư kết dính: 80 kg - Lõi thép: 710kg - Fero Mg: 50Kg - Thuốc bọc: 340 kg - Túi PE: 250 cái - Hộp cát tông: 250 cái II.3.1.3 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu * Tình hình dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu. Do ngành nghề kinh doanh khá phức tạp do có nhiều mặt hàng khác nhau nên cần có nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Do đó mà công tác quản lý nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn và tương đối phức tạp. Do đó công ty chủ yếu là cung ứng và quản lý nguyên vật liệu theo kho. Sản xuất mặt hàng nào thì mua vật tư đó, không mua nhiều để lại trong kho để tránh lãng phí và sự bất ổn về giá. Thường công ty chỉ dự trữ nguyên vật liệu cho nửa tháng đến một tháng sản xuất. Chính nhờ phương pháp quản lý như vậy đã góp phần giúp cho việc quản lý tránh được những thất thoát và hư hỏng, tiết kiệm được vật tư và quan trọng hơn cả là giảm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm giúp công ty ngày càng đứng vứng trên thị trường. * Cấp phát nguyên vật liệu: Căn cứ vào bảng phân giao và thời gian cung ứng nguyên vật liệu mà phòng KH-KD có trách nhiệm cấp phát kịp thời các nguyên vật liệu để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra một cách nhịp nhàng và đều đặn. Khi các phân xưởng sản xuất lĩnh vật tư thì phải có phiếu lĩnh tại kho. II.3.2 Tài sản cố định II.3.2.1 Cơ cấu tài sản cố định Tài sản cố định của công ty được phản ánh theo nguyên giá và khấu hao đều. Khi tài sản được bán thanh lý, lãi lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả kinh doanh trong phần lãi-lỗ. Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định ở trạng thái có thể dùng được Nguyên giá = Giá mua – các khoản + các khoản thuế + các chi phí giảm trừ liên quan Khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan của doanh nghiệp nhằm ghi nhận phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm hoàn thành nhằm thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá - Hao mòn luỹ kế tài sản cố định Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đều cho các loại máy móc thiết bị và nhà xưởng. Bảng 13: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2004 Đơn vị: đồng STT Tài sản cố định Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại 1 Nhà cửa 7.608.321.000 5.753.472.000 1.854.849.000 2 Phương tiện vận tải 1.719.379.000 883.027.000 836.352.000 3 Dụng cụ 219.355.980 186.865.000 32.490.980 4 Thiết bị công nghiệp 8.209.464.000 6.833.695.000 1.375.769.000 5 Tài sản cố định vô hình 267.135.000 249.326.000 17.809.000 Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán Qua bảng trên ta thấy các thiết bị công n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC956.doc
Tài liệu liên quan