Công ty dịch vụ kỹ thuật lajolla và độ nhạy cảm chuyển đổi

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1 1

ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH TẠI GENERAL MOTORS 1

I. TỔNG QUAN VỀ GENERAL MOTORS 1

1. Thăng trầm General Motors: 1

2. Tình hình kinh doanh General Motors 1

3. Phân tích báo cáo tài chính 2

3.1 Vị thế tài chính GM năm 2000 2

3.2 Tài chính Quý 1 – Năm 2001 3

II. CHÍNH SÁCH PHÒNG NGỪA CHÍNH THỨC CỦA GM 5

1. Treasurer’s office 5

1.1. Trách nhiệm của Treasurer’s office 5

1.2. Hoạt động của Treasurer’s office 5

1.3. Cơ cấu tổ chức của Treasurer’s Office 6

2. Chiến lược phòng ngừa rủi ro của công ty 6

2.1. Mục Tiêu 6

2.2. Cách Thức Phòng Ngừa Của Công Ty 7

III. ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH 7

1. Nguồn gốc độ nhạy cảm cạnh tranh của GM 7

2 Định lượng độ nhạy cảm cạnh tranh của GM đối với đồng Yên Nhật 9

2.1 Một số giả định 9

2.2 Đo lường độ nhạy cảm cạnh tranh 11

2.3 Phân tích độ nhạy – Hiện giá của tổn thất 12

2.4 Mô phỏng Monte Carlo 14

2.5 Độ nhạy cảm tổng quan đồng Yên của GM 16

3. Giải pháp cho vấn đề quản trị độ nhạy cảm cạnh tranh đối với đồng Yên của GM 17

3.1 Sử Dụng Chiến Lược Tài Chính Để Quản Trị Rủi Ro Độ Nhạy Cảm Cạnh Tranh 17

3.2. Sử Dụng Real Options Để Phòng Ngừa Rủi Ro Độ Nhạy Cảm Cạnh Tranh 18

CHƯƠNG 2 20

ĐỘ NHẠY CẢM KINH DOANH CỦA TOYOTA TẠI CHÂU ÂU 20

I. Giới thiệu về Toyota 20

II. Phân tích cơ bản 21

1. Tình hình thị trường chung châu Âu và đồng Euro: 21

2. Tình hình kinh doanh của Toyota tại châu Âu: 22

III. MINH BẠCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TOYOTA TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU. 24

1.Toyota và ngành công nghiệp sản xuất xe hơi 24

2. Sự biến động tiền tệ 25

3.Cách thức quản lý phù hợp để ứng phó tình hình 26

IV. ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT 27

1.Việc công ty Toyota đã trì hoãn quá lâu để xây dựng một trung tâm sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho thị trường châu Âu tại châu Âu. 27

2. Liệu vấn đề có được giải quyết khi nước Anh gia nhập thị trường tiền tệ chung châu Âu. 28

3. Phân loại các vấn đề trong ngắn hạn và dài hạn của Toyota tại châu Âu 29

4. Giải pháp hợp lý để giúp Toyota tại châu Âu giải quyết vấn đề trì trệ trong việc vận hành sản xuất ở châu Âu. 29

CHƯƠNG 3 31

CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT LAJOLLA VÀ ĐỘ NHẠY CẢM CHUYỂN ĐỔI 31

I. Sơ lược tình hình và vấn đề của công ty 31

II. Vấn đề tổn thất do chuyển đổi – có phải là vấn đề cần bỏ nhiều thời gian, công sức để quản lý? 31

1.Tổn thất do chuyển đổi là do phương pháp kế toán: 31

2.Có nên dồn thời gian, công sức để quản lý, kiểm soát tổn thất do chuyển đổi hay không? 33

III. Vấn đề gặp phải ở từng quốc gia: 35

1. Jamaica 35

2. Mexico 35

3. Venezuela 36

IV. Một số giải pháp đề xuất cho Meaghan: 36

1. Giải pháp chung cho công ty 36

1.1. Sử dụng các công cụ phái sinh 36

1.2. Cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị 37

2. Giải pháp cho mỗi quốc gia cụ thể 37

2.1. Jamaica 37

2.2. Mexico 38

2.3.Venezuela 38

PHỤ LỤC: BÀI DỊCH TÌNH HUỐNG 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

docx69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2797 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công ty dịch vụ kỹ thuật lajolla và độ nhạy cảm chuyển đổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh số càng ngày càng tăng với tốc độ khá ổn định, thị phần của Toyota tại châu Âu ngày càng được mở rộng.Toyota đã mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình ra thị trường toàn cầu với mạng lưới sản xuất và phân phối khắp nơi trên thị trường thế giới. Thị trường châu Âu là thị trường ngoại địa lớn thứ 2 của Toyota – chỉ sau thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên với thị trường rộng lớn như vậy mà Toyota chỉ có một nhà máy sản xuất tại nước Anh, còn lại tại thị trường châu Âu chỉ có các công ty sản xuất và lắp ráp linh kiện, điều đó cho thấy rằng khả năng sản xuất của Toyota tại châu Âu không thể bắt kịp với nhu cầu của người dân ở đây, do đó với quy mô không tương xứng như vậy sẽ buộc Toyota nhập sản phẩm sản xuất từ các nhà máy sản xuất khác vào lại thị trường châu Âu, và từ đó Toyota châu Âu đối mặt với một rủi ro rất cao xuất phát từ độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm kinh doanh. III. MINH BẠCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TOYOTA TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU. Vào tháng 1 năm 2002, nhà sản xuất mô tô tại châu Âu của Toyota (TMEM) gặp phải rắc rối.Đặc biệt hơn, Ông Toyoda Shuhei, chủ tịch mới của TMEM, cũng gặp phải rắc rối.Ông đang trên đường tới văn phòng bên ngoài Tokyo của công ty ô tô Toyota (TMC) để giải thích sự suy giảm liên tục trong sản xuất và doanh số tại Châu Âu. CEO của TMC, ông Hiroshi Okuda, đang trông đợi một đề xuất từ ông Shuhei để hạn chế và tiến tới loại bỏ những thiệt hại đó. Tình cảnh căng thẳng này đưa đến việc TMEM là chi nhánh duy nhất của công ty Toyota bị lỗ hoạt động. 1.Toyota và ngành công nghiệp sản xuất xe hơi TMC là nhà sản xuất xe hơi hàng đầu ở Nhật Bản, nhà sản xuất lớn thứ 3 thế về doanh số (5,5 triệu chiếc hay một chiếc trong mỗi 6 giấy), nhưng lại đứng thứ tám tại lục địa Châu Âu. Trong tình hình khó khăn chung của nền công nghiệp ô tô của thế giới, Toyota tiếp tục hợp lý hóa sản xuất cùng với Region lines và gia tăng sản lượng nội địa hóa ở Bắc Mỹ. Năm 2001, hơn 60% doanh số của Toyota Bắc Mỹ là được sản xuất tại khu vực này. Nhưng sản lượng của Toyota Châu âu thì không được như vậy. Hầu hết xe hơi và xe tải cho thị trường Châu Âu đều được sản xuất ở Nhật Bản. Năm 2001, chỉ 24% số lượng xe được bán ra tại Châu Âu là được sản xuất tại châu Âu (bao gồm cả Vương quốc Anh), phần còn lại được xuất khẩu từ Nhật Bản (xem hình 2.5). Hình 2.4: Cấu trúc thị phần của công ty Toyota tại châu Âu TME đã bán 634000 xe ô tô trong năm 2000. Năm tài chính 2001, TMEM báo cáo thua lỗ 9,879 Tỷ yên(tương đương 82,5 triệu Đôla với mức tỷ giá 1USD=120 Yên). Tháng 11 năm 2000, TME thông báo chính sách không tạo lợi nhuận trong hai năm tới do sự suy yếu của đồng Euro. Gần đây, Toyota đã trình làng một mẫu xe mới- tại thị trường Châu Âu, chiếc Yaris, được xem là rất thành công. Yaris, một siêu xe với một động cơ 1.000 cc, đã bán được hơn 180.000 đơn vị vào năm 2000. Mặc dù Yaris được thiết kế đặc biệt cho thị trường châu Âu, nhưng từ đầu lại được quyết định là sản xuất tại Nhật Bản. 2. Sự biến động tiền tệ Một nguyên nhân sâu xa khiến cho việc vận hành của TMEM bị trì trệ là sự sụt giảm giá trị của đồng Euro.Xuyên suốt năm 1999 và nửa đầu năm 2000, đồng Yên đã lên giá so với đồng Euro (xem bảng 2.6).Mặc dù đồng Euro có xu hướng đi lên vào thời gian cuối năm 2000, nhưng vẫn không đủ mạnh. Hình 2.5: tỷ giá giao dịch hàng ngày của Yên so với Euro Như đã được trình bày trong bảng 2.6, giá trị tiền tệ gốc tính làm giá bán cho các loại xe ô tô trong thị trường châu Âu là đồng Yên Nhật. Khi đồng Yên lên giá so với đồng Euro, chi phí tăng mạnh khi được tính toán bằng đồng Euro .Nếu Toyota muốn giữ cho mức giá của mình đảm bảo khả năng cạnh tranh trong thị trường châu Âu, nó phải nương theo toàn bộ các thay đổi của tỷ giá, chấp nhận giảm thiểu hoặc là chấp nhận lợi nhuận biên âm đối với cả mặt hàng xe hơi hoàn chỉnh và măt hàng bộ phận lắp ráp của xe vận chuyển tới trung tâm sản xuất của Toyota ở châu Âu, quyết định sản xuất mặt hàng Yaris tại Nhật Bản chỉ càng trầm trọng hóa vấn đề. 3.Cách thức quản lý phù hợp để ứng phó tình hình Ban quản lý của Toyota không khoanh tay đứng nhìn tình hình diễn ra như vậy. Trong năm 2001, họ đã tiến hành các hoạt động lắp ráp vận hành tại Valenciennes, Pháp. Mặc dù Valenciennes vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng thị phần nhỏ trên toàn bộ thị trường châu Âu, kể từ tháng 01/2002, Toyota dự định sẽ phát triển và mở rộng công suất và tiềm năng của nó để đến năm 2004, nó có thể chiếm 25% tỷ trọng của thị trường tại châu Âu. Dây chuyền lắp ráp của Yaris được dự định di dời sang Valenciennes trong năm 2002. Vấn đề tiếp theo là nó vẫn chỉ là một công cụ lắp ráp, nghĩa là rất nhiều bộ phận quan trọng để cấu thành nên một chiếc xe vẫn phải nhập từ Nhật Bản hoặc Mỹ. Ông Shuhei, với sự phê duyệt của ông Okuda, đã đề xuất một chương trình tìm kiếm và mua bán nguồn nguyên liệu tại chỗ cho thị trường sản xuất tại Anh. TMEM có mục đích giảm thiểu số lượng các bộ phận hợp thành của xe hơi nhập từ công ty Toyota tại Nhật Bản để làm giảm thiểu sự tác động của sự biến động tiền tệ của đơn vị tại Anh. Nhưng 1 lần nữa, vấn đề sụt giảm giá trị của đồng Euro đối với đồng Bảng Anh, được trình bày trong hình 2.7, làm suy yếu đi tác động của giải pháp này. Hình 2.6: tỷ giá giao dịch hàng ngày của Bảng Anh so với Euro IV. ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT 1.Việc công ty Toyota đã trì hoãn quá lâu để xây dựng một trung tâm sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho thị trường châu Âu tại châu Âu. Đến năm 2002, thị trường châu Âu đã trở thành một thị trường quan trọng của Toyota, nhưng Toyota cũng mới chỉ có một nhà máy sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho thị trường châu Âu đặt trụ sở tại Anh Quốc, và một vài nhà máy sản xuất và lắp ráp phụ kiện ô tô tại một số nước như Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác. Tổng sản lượng của các nhà máy này chỉ cung cấp được 26% tổng doanh thu cho Toyota tại thị trường châu Âu, và chỉ 24% số lượng xe hơi bán tại thị trường châu Âu là được sản xuất trực tiếp tại châu Âu, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.Việc không có một trung tâm sản xuất hàng hóa trực tiếp tại châu Âu, do đó để đáp ứng nhu cầu, Toyota đã phải nhập khẩu hơn 70% sản phẩm giao dịch tại Châu Âu từ các nước khác đã khiến cho Toyota phải đối diện với rủi ro rất lớn về tỷ giá, do đó Toyota có một độ nhạy cảm giao dịch rất lớn, cụ thể là độ nhạy cảm giao dịch gắn liền với giá trị đồng Euro so với đồng Yen. Mẫu xe Yaris của Toyota và các sản phẩm ô tô cung cấp cho thị trường châu Âu được sản xuất tại vương quốc Anh cũng góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề độ nhạy cảm giao dịch của Toyota tại châu Âu, vì vương quốc Anh không sử dụng đồng tiền chung Euro mà sử dụng đồng GBP. Những vấn đề trên có thể được khắc phục bằng cách chuyển đổi xây dựng một trung tâm sản xuất hàng hóa cho Toyota tại châu Âu, khắc phục những rủi ro do tỷ giá thay đổi, qua đó làm giảm thiểu vấn đề độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm tỷ giá của quá trình kinh doanh của Toyota tại châu Âu. Do đó, chúng ta có thể thấy được rằng việc xây dựng một trung tâm sản xuất hàng hóa của Toyota tại châu Âu là một việc làm cấp thiết, cần thiết xúc tiến. 2. Liệu vấn đề có được giải quyết khi nước Anh gia nhập thị trường tiền tệ chung châu Âu. Hệ thống tiền tệ châu Âu được thành lập vào năm 1979, và càng ngày càng phát triển cho đến hiện nay (2002), nhưng nước Anh vẫn đứng ngoài khu vực tiền tệ chung châu Âu và vẫn sử dụng đồng GBP của mình trong mọi giao dịch.Những cuộc thảo luận nóng bỏng về đề tài Anh Quốc sẽ tham gia vào thị trường tiền tệ châu Âu vẫn còn đang tiếp diễn, nhưng có một thực tế hiện giờ là vẫn chưa có một kế hoạch rành mạch cụ thể nào để thực hiện việc đó. Bằng nhiều cách, Vương Quốc Anh tin rằng dựa vào thực lực của chính mình sẽ có thể thu được những lợi ích to lớn của một cường quốc châu Âu chứ không phụ thuộc vào đồng Euro.Do tính chất lịch sử của đồng Bảng Anh, nước Anh muốn xem đồng Bảng Anh là một biểu tượng cho sự hùng mạnh của đấy nước của họ, và những lí do kinh tế chiến lược khác nên nước Anh vẫn duy trì việc sử dụng đồng Bảng Anh chứ không thay thế bằng đồng Euro. Nếu Vương Quốc Anh tham gia vào Liên Minh Thị Trường tiền Tệ Châu Âu sẽ làm mất đi sự chênh lệch trong giá trị tiền tệ giữa đồng Bảng Anh và đồng Euro. Với 24% doanh thu của Toyota tại châu Âu được sản xuất tại Anh với chi phí được tính trực tiếp bằng Bảng Anh, việc nước Anh chuyển đổi sang sử dụng đồng Euro sẽ làm giảm đáng kể độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm kinh doanh của Toyota tại châu Âu (24%). Theo quan sát biểu đồ tỷ giá giao dịch hàng ngày của Bảng Anh so với Euro, có thể thấy được rằng đồng euro ngày càng mất giá trị so với đồng Bảng Anh, do đó việc sản xuất tại Anh và tiêu thụ tại thị trường chung châu Âu sẽ khiến cho Toyota phải gánh chịu một rủi ro tỷ giá rất lớn, cụ thể là việc chi phí sản xuất sẽ tăng cao đi kèm với sự gia tăng giá trị của đồng Bảng Anh so với Euro, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận trong dài hạn của Toyota tại châu Âu. Nếu Anh gia nhập vào thị trường tiền tệ chung châu Âu, sẽ khiến nước Anh phải sử dụng đồng tiền chung Euro và mất đi vị thế độc tôn của đồng Bảng Anh, vốn là một đồng tiền có giá trị cao và có thể được lưu hành rộng rãi trên toàn thế giới với giá trị chuyển đổi cao. Ngoài ra khi đó nước Anh ít nhiều mất đi sự độc lập về công cụ tiền tệ của mình, ảnh hưởng đến quá trình điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ. Vì những lí do đó nên trong thời gian sắp tới, nước Anh vẫn sẽ không gia nhập thị trường tiền tệ chung châu Âu và giữ vị thế của đồng Bảng Anh. 3. Phân loại các vấn đề trong ngắn hạn và dài hạn của Toyota tại châu Âu Vấn đề ở đây, theo như các dữ liệu cơ bản đã được trình bày, chính là vấn đề tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả. Ta có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, Toyota tại châu Âu gặp vấn đề do giá trị của đồng Euro sụt giảm so với giá trị của đồng Yen và đồng Bảng Anh. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách tăng giá bán trong một chừng mực nhất định, nhưng không thể giải quyết toàn vẹn vấn đề, vì nếu tăng giá bán sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Toyota tại thị trường châu Âu. Do đó, Toyota tại châu Âu phải gánh chịu những thiệt hại đem đến bởi rủi ro tỷ giá biến đổi. Có thể phân loại vấn đề của Toyota tại châu Âu trong thời gian này như sau: Trong ngắn hạn: Vấn đề thua lỗ do tỷ giá thay đổi, chi phí tăng cao. Trong dài hạn: Lợi nhuận kinh doanh lâu dài của Toyota tại thị trường châu Âu. 4. Giải pháp hợp lý để giúp Toyota tại châu Âu giải quyết vấn đề trì trệ trong việc vận hành sản xuất ở châu Âu. Nếu Toyota sẵn sàng tiếp tục chấp nhận lỗ hoạt động tại thị trường châu Âu, và đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường cao hơn mục tiêu lợi nhuận, họ sẽ tiếp tục duy trì chiến lược vận hành sản xuất và giá cả hiện nay và chính sách giá cả phải đi theo một kế hoạch cụ thể . Đồng Euro đã có dấu hiệu khôi phục so với đồng Yên trong năm nay. Ngoài ra họ có thể áp dụng cái biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các công cụ phái sinh: Hợp đồng kỳ hạn: với tình hình tăng giá hiện nay của đồng Bảng Anh so với đồng Euro, Toyota tại châu Âu có thể thực hiện nghiệp vụ mua kỳ hạn đồng Bảng Anh và bán kỳ hạn đồng Euro để hạn chế sự tổn thất do biến động giá cả của đồng Yen Nhật và đồng euro trong tương lai. Việc tiến hành phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn như vậy có thể giảm thiểu rủi ro kiệt quệ tài chính cho Toyota ở châu Âu do đã làm giảm thiểu những rủi ro về tỷ giá. Hợp đồng giao sau: cũng sử dụng với cặp tỷ giá GBP/EUR, Toyota tại châu Âu có thể thực hiện nghiệp vụ mua giao sau đồng Bảng và bán giao sau đồng Euro. Việc các khoản thanh toán của hợp đồng giao sau được thực hiện điều chỉnh theo thị trường hàng ngày sẽ làm giảm thiểu tác động bất lợi của tỷ giá, làm giảm nguy cơ công ty bị lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Hợp đồng quyền chọn: ta có thể mua các hợp đồng quyền chọn mua Bảng Anh và mua các hợp đồng quyền chọn bán Euro để hạn chế rủi ro tỷ giá thay đổi trong tương lai, dùng biện pháp này Toyota châu Âu sẽ phải gánh chịu một khoản phí quyền chọn nhưng đổi lại họ có thể chủ động hơn trong việc thích nghi với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong dài hạn, tập đoàn Toyota, cũng như các tập đoàn đa quốc gia khác, cần phải xem xét việc di chuyển nhiều hơn quá trình sản xuất và chi phí sản xuất vào thị trường châu Âu, không phải trong nước Nhật và không phải trong nước Anh. CHƯƠNG 3 CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT LAJOLLA VÀ ĐỘ NHẠY CẢM CHUYỂN ĐỔI I. Sơ lược tình hình và vấn đề của công ty Lajolla là một công ty dịch vụ đa quốc gia chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng hệ thống phân phối điện năng. Điều đặc biệt là đơn vị kinh doanh này đã phải chịu chi phí để sở hữu và vận hành các thiết bị chi phí cao và thiết bị nặng chuyên dụng liên quan trong việc truyền tải điện năng và xây dựng hệ thống phân phối thường được gọi là “Big Iron”.Khi Meaghan O’Connor đảm nhận vị trí giám đốc tài chính của bộ phận thiết bị kỹ thuật của Lajolla, Bà đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bà phát hiện ra rằng các công ty con ở Mỹ latinh của bộ phận thiết bị kỹ thuật của Lajolla là nguồn gốc của những tổn thất của công ty. Hoạt động gần đây của LaJolla được tập trung vào bốn quốc gia: Argentina, Jamaica, Venezuela, và Mexico. Thật không may, giá trị của các đồng tiền này vào những năm gần đây đã không tốt lắm – đặc biệt là so với đồng đôla Mỹ. Mỗi một công ty con của LaJolla ở những nước này là sử dụng đồng tiền địa phương của quốc gia đó. Mỗi công ty này tạo ra phần lớn doanh thu từ những hợp đồng dịch vụ ở địa phương và nhiều chi phí hoạt động cũng ở địa phương. Tuy nhiên, các đơn vị này đã đầu tư vào một số thiết bị chuyên dụng được gọi là “Big Iron” đã dẫn đếnthiệt hại tài sản ròng khi LaJolla đã hoàn thành hợp nhất các hoạt động ở nước ngoài hàng năm cho mục đích báo cáo tài chính.Những lợi ích và tổn thất từ sự chuyển đổi tiền tệđã tích lũy trong dòng điều chỉnh chuyển đổi tích lũy trên sổ sách hợp nhất của công ty. II. Vấn đề tổn thất do chuyển đổi – có phải là vấn đề cần bỏ nhiều thời gian, công sức để quản lý? 1.Tổn thất do chuyển đổi là do phương pháp kế toán: Các công ty có báo cáo thu nhập và bảng cân đối. Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của tài sản và nợ phải trả của công ty. Những thay đổi trong những định giá có thể đưa ra một khoản tăng hoặc lỗ vốn được báo cáo trong báo cáo thu nhập. Một yếu tố ngoại sinh như một sự thay đổi trong lãi suất có thể thay đổi giá trị tài sản và các khoản nợ và tạo ra một tăng hoặc lỗ vốn. Nhưng sự tăng hoặc giảm vốn này không có mối quan hệ nào với các quyết định về hoạt động của công ty. Những thay đổi trong định giá tài sản và nợ phải trả của công ty là một vấn đề đặc biệt trong hoạt động quốc tế vì sự biến động tỷ giá hối đoái có thể tạo ra lợi ích và thiệt hại trên sổ sách cho công ty mẹ. Việc định giá tài sản và nợ phải trả của công ty phải được chuyển đổi sang tiền tệ của công ty nội địa. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm phát sinh các khoản lợi ích hoặc thiệt hại cho công ty và bút toán trên báo cáo thu nhập có thể dẫn đến những ấn tượng bị bóp méo về những gì xảy ra ở công ty. Có hai phương pháp kế toán thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ từ tài khoản nước ngoài: Phương pháp current – rate: (hay còn gọi là phương pháp Closing – Rate Method): Tất cả các tài sản và nợ được chuyển đổi theo tỷ giá hiện tại của ngày lập bảng cân đối kế toán. Các mục trong báo cáo thu nhập, mà đại diện cho dòng chảy trong thời gian kế toán, được chuyển đổi theo tỷ giá hiện hành tại thời điểm dồn tích. Cổ tức và phân phối khác được chuyển đổi theo tỷ giá hiện hành tại thời điểm họ đã được trả tiền. Phương pháp tạm thời: Tài sản tiền tệ và nợ phải trả (tiền mặt, chứng khoán thanh khoản, tài khoản phải trả và phải thu, nợ) được chuyển đổi theo tỷ giá hiện tại của trao đổi. Các tài sản phi tiền tệ và nợ phải trả (tài sản cố định và hàng tồn kho) được chuyển đổi ở mức giá lịch sử. Vì vậy, không có lợi nhuận kế toán vốn hoặc lỗ phát sinh từ các mặt hàng này. Các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân các kỳ kế toán, trừ trường hợp khấu hao hoặc chi phí hàng tồn kho bán, trực tiếp liên kết với các sản phẩm phi tài chính. Các khoản mục này sẽ được chuyển đổi ở mức giá lịch sử. Cổ tức và các bản phân phối khác được chuyển đổi theo tỷ giá hiện tại của thời điểm họ được chi trả. Các công ty ở Mỹ thường có các nguyên tắc để sử dụng phương pháp kế toán như sau: Nếu báo cáo tài chính của các công ty liên kết nước ngoài là đola thì không cần chuyển đổi. Nếu báo cáo tài chính của các công ty liên kết nước ngoài là đồng tiền địa phương và đây cũng là đồng tiền chức năng thì sử dụng phương pháp current –rate. Nếu báo cáo tài chính của các công ty liên kết nước ngoài là đồng tiền địa phương nhưng đồng tiền chức năng là đola thì sử dụng phương pháp tạm thời. Từ các nguyên tắc trên thì rõ ràng phương pháp kế toán mà Lajolla sử dụng là phương pháp current – rate. Theo phương pháp này thì tỷ giá sử dụng là tỷ giá hiện tại. Nhưng thực tế tỷ giá biến động rất mạnh, các đồng tiền địa phương biến động theo xu hướng bất lợi thì việc chuyển đổi của công ty sẽ gây ra một khoản tổn thất rất lớn. Vấn đề được đặt ra là nhiều người cho rằng đây hoàn toàn là một hiện tượng kế toán, không nên mất nhiều thời gian và công sức cho việc quản lý, kiểm soát những tổn thất này.Vậy đâu là lựa chọn đúng cho Meaghan? 2.Có nên dồn thời gian, công sức để quản lý, kiểm soát tổn thất do chuyển đổi hay không? Nhiều người cho rằng, tổn thất ở đây hoàn toàn là do phương pháp kế toán, không nên bỏ nhiều công sức để quản lý, kiểm soát nó. Tuy nhiên, ý kiến của nhóm cho rằng trong trường hợp của Meaghan O'Connor, bà không thể bỏ qua những tổn thất như vậy, bởi vì các nguyên nhân sau: Hiện tượng này thường được đánh giá là phương pháp kế toán đơn thuần và có thể chỉ hơi ảnh hưởng đến một số công ty đa quốc gia, tuy nhiên với Lajolla, tổn thất chuyển đổi có một tác động đáng kể vào lợi nhuận của LaJolla. Với hầu hết các công ty con đặt 4 quốc gia và sử dụng đồng tiền địa phương, việctất cả các đồng tiền của các quốc gia này đều giảm giá so với đôla Mỹ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền hợp nhất của công ty. Khi lợi nhuận, tài sản được chuyển về công ty mẹ ở nước ngoài, giá trị các đồng tiền địa phương giảm sẽ làm cho giá trị chuyển về giảm đáng kể.Điển hình là khoảng tổn thất 7 triệu đôla Mỹ trong quý IV năm 2003.Và tất nhiên, là một giám đốc tài chính, O'Connor phải tập trung giải quyết vấn đề này. Thứ hai, những tổn thất trên sẽ ảnh hưởng đến mức độ tính nhiệm và sức khỏe tài chính của công ty, làm cho chi phí sử dụng vốn gia tăng. Tuy các khoảng lỗ là do nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên chúng được phản ảnh rõ ràng trên báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến các tỷ số tài chính của công ty.Một công ty với chỉ số sức khỏe tài chính không tốt, thường xuyên có những khoản lỗ lớn sẽ không phải là điều thuận lợi cho công ty trong quá trình huy động vốn. Chi phí sử dụng vốn của công ty sẽ gia tăng cùng với mức rủi ro cao mà nó phải gánh chịu. Bên cạnh đó, với các cổ đông và nhà đầu tư, tình hình không tốt của công ty sẽ làm cho nhà đầu tư, cổ đông có cái nhìn không tốt về cổ phiếu của công ty, cũng như thận trọng hơn trong quá trình đầu tư. Từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của công ty và sự sụt giảm giá trị công ty. Thứ ba, sự mất mát cơ hội đầu tư. Lajolla có thể có những cơ hội đầu tư tốt, tuy nhiên công ty sẽ không đủ tiền để thực hiện các cơ hội đó.Và sự bỏ qua các cơ hội đầu tư tốt là một sự tổn thất lớn đối với công ty. Nếu kiểm soát được các khoản lỗ do chuyển đổi, dòng tiền không bị sụt giảm, công ty có thể đầu tư vào các cơ hội tốt đó và nâng cao tỷ suất sinh lợi của công ty,làm gia tăng giá trị của công ty. Và cuối cùng, với Meaghan, là một giám đốc tài chính mới được bổ nhiệm, cô không thể lơ là đối với các khoản tổn thất lớn như vậy.Kết quả công việc của Bà được phải ảnh, đánh giá qua kết quả kinh doanh của Lajolla.Cho nên.bà phải điều tra tình hình nhiều hơn nữa, và đánh giá được các mức tốn thất cũng như các lựa chọn để có thể khắc phục. Bằng cách giải quyết các vấn đề như vậy và cố gắng để quản lý các tổn thất , O'Connor quan tâm hơn đến độ nhạy cảm, và rủi ro của việc gia tăng độ nhạy cảm chuyển đổi. Và đồng thời, O'Connor nên tiếp tục điều tra tình hình và cân nhắc giữa lợi ích thu được từ việc giảm tổn thất và chi phí cho việc điều tra. III.Vấn đề gặp phải ở từng quốc gia: Trước tình hình chung của công ty như vậy, Làm thế nào để có thể kiểm soát được các tổn thất trên? Để giải quyết được vấn đề trên, chúng tôi tiến hành phân tích các vấn đề và điều kiện cụ thể ở mỗi quốc gia để có thể đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho từng quốc gia. Jamaica LaJolla đã khá quan tâm và hoạt động công ty con ở Jamaica được bắt đầu sớm. Tất cả doanh thu bằng Dola Jamaica (đồng tiền địa phương). Sự sụt giá của đồng đola Jamaica đã gây ra những khoản tổn thất cho Lajolla khi chuyển đổi tiền tệ.Sau sự sụt giảm của dola Jamaica năm 2003, Lajolla đã thỏa thuận chia sẻ rủi ro tiền tệ.Lajolla sẽ được thanh toán bằng tiền địa phương, nhưng bất cứ sự thay đổi tỷ giá hối đoái nào cũng được chia sẻ. Kết quả tiếp theo của thỏa thuận này cũng có nghĩa là sự sụt giảm trong đồng dola Jamaica sẽ gây ra sự tổn thất nghiêm trọng do chuyển đổi tiền tệ cho Lajolla. Bởi vì thỏa thuận này trói buộc Lajolla vào đồng tiền địa phương.Lajolla có một rủi ro chuyển đổi lớn.Chúng ta có thể thấy khi tiền tệ mất giá và yếu đi, chiến lược được quan tâm là giảm tài sản và gia tăng nợ trong chiến lược chuyển đổi sẽ cải thiện tác động lên báo cáo tài chính. Mexico Các công ty con ở Mexico chỉ mới bắt đầu hoạt động vài năm (2000 so với 2003). Nhưng khoản tổn thất do chuyển đổi tăng lên nhanh chóng. Meaghan nhận ra rằng báo cáo tài chính được viết quá lên các khoản tổn thất chuyển đổi tiền tệ hàng quý.Và những vấn đề không chính xác trong báo cáo tài chính có thể xuất phát từ các quy định của chính phủ về việc chỉ số hóa các tài sản liên quan đến tiền tệ và chuẩn mực kế toán được quy định ở Mexico.Đồng Peso Mexico giảm giá so với đồng USD, rủi ro chuyển đổi rất cao và tổn thất chuyển đổi cũng bị đội lên. Bên cạnh đó, việc chỉ số hóa cũng tạo ra các thiệt hại theocấp số nhân. Chỉ số hóa có thể đã gây ra báo cáo không chính xác vì tỷ giá hối đoái thực sự, cho dù hiện tại hay lịch sử không được sử dụng đúng giá trị các hạng mục cụ thể. Đồng tiền chức năng ở đây là đồng peso.  Venezuela Riêng với Venezuela,Venezuela đã gặp phải cuộc khủng hoảng chính trị, và ảnh hưởng đến giá trị đồng Bolivar. Do sử dụng đồng Bolivar là đồng tiền chức năng nên khi chuyển đổi dòng tiền về công ty mẹ, công ty cũng gặp phải những tổn thất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các vấn đề về thanh toán chậm của các cơ quan chính phủ, các khoản phải thu bị trì hoãn đến 180 ngày cũng là ảnh hưởng đến khoản doanh thu bằng USD. Và đề xuất được đưa ra là di chuyển công ty con ra nước ngoài. IV. Một số giải pháp đề xuất cho Meaghan: Giải pháp chung cho công ty Từ việc phân tích các vấn đề của công ty, chúng tôi đưa ra mội số giải pháp có thể góp phần quản lý và hạn chế được những tổn thất do chuyển đổi. Trước hết là những biện pháp chung có thể sử dụng cho toàn công ty, để có một sự đồng nhất trong quản lý. 1.1. Sử dụng các công cụ phái sinh Công ty có thể sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa những tổn thất từ sự chuyển đổi. Sử dụng hợp đồng quyền chọn: hợp đồng quyền chọn là một ký kết giữa bên mua hoặc bên bán mà th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCông ty dịch vụ kỹ thuật lajolla và độ nhạy cảm chuyển đổi.docx
Tài liệu liên quan