Công ty TNHH Nam Sơn

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NAM SƠN 2

1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nam Sơn 2

1.2 - Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Nam Sơn 4

1.3 - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nam Sơn 5

1.4 - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. 6

1.5 - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty 6

1.6 - Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty. 10

PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH NAM SƠN. 15

2.1 - Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Nam Sơn. 15

2.2 - Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty TNHH Nam Sơn. 16

2.2.1. Chính sách kế toán chung áp dụng tại Công ty 16

2.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ tài khoản kế toán 19

2.2.3. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán 19

2.2.4. Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Nam Sơn 21

2.3 - Tổ chức một số phần hành kế toán cụ thể tại Công ty TNHH Nam Sơn. 22

2.3.1- Kế toán Tài sản cố định 22

2.3.2 - Kế toán nguyên vật liệu 25

2.3.3 - Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm 28

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH NAM SƠN. 38

3.1- Đánh giá chung về tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 38

3.2 - Đánh giá về tổ chức kế toán tại Công ty 39

KẾT LUẬN 41

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công ty TNHH Nam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác và hộ trợ nghiệp vụ 1.6 - Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty. Để thấy được tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty đã đạt được ta có thể so sánh các chỉ tiêu kinh tế trên, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo tài chính của Công ty qua 3 năm gần đây nhất Bảng 1.1: Tình hình Tài sản của Công ty Nam Sơn qua các năm Đơn vị tính: 1000 VNĐ Tài Sản Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A. Tài sản ngắn hạn 6.080.937 6.231.645 5.265.045 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 613.683 153.639 484.389 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.224.003 2.246.251 2.504.029 - Phải thu của khách hàng 2.224.003 2.246.251 2.504.029 4. Hàng tồn kho 3.236.973 3.727.944 2.276.626 - Hàng tồn kho 3.236.973 3.727.944 2.276.626 5. Tài sản ngắn hạn khác 6.278 103.810 0 - Thuế GTGT được khấu trừ 6.278 103.810 0 B. Tài Sản Dài Hạn 5.114.382 5.918.846 8.727.862 1.Tài sản cố định 5.114.382 5.918.846 8.727.862 - Nguyên giá 7.748.665 9.624.665 13.867.055 - Giá trị hao mòn luỹ kế 2.634.282 3.705.819 5.139.193 2. Bất động sản đầu tư 0 3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 4. Tài sản dài hạn khác 0 Tổng Tài Sản 11.195.319 12.150.491 13.992.907 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006, năm 2007, năm 2008 Bảng 1.2. Tình hình Nguồn Vốn của Công ty Nam Sơn Đơn vị tính: 1000 VNĐ Nguồn Vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A. Nợ Phải Trả 2.913.263 3.562.356 4.994.543 1. Nợ ngắn hạn 2.622.263 1.955.663 1.881.450 - Vay ngắn hạn 2.000.000 1.300.000 800.000 - Phải trả người bán 467.905 536.633 856.160 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 154.358 119.031 225.290 2. Nợ dài hạn 291.000 1.606.693 3.113.093 - Vay nợ dài hạn 291.000 1.606.693 3.113.093 B. Vốn Chủ Sở Hữu 8.282.056 8.588.135 8.998.364 1. Vốn chủ sở hữu 8.222.056 8.528.135 8.978.364 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7.460.000 7.460.0000 8.528.135 - Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 0 762.056 0 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 762.056 306.078 450.229 2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 60.000 60.000 20.000 Tổng cộng Nguồn Vốn 11.195.319 12.150.491 13.992.907 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006, năm 2007, năm 2008 Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Nam Sơn qua các năm Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.804.429 8.196.417 13.316.288 2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.804.429 8.196.417 13.316.288 3. Giá vốn hàng bán 10.640.392 7.508.729 11.708.684 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.164.037 687.688 1.607.603 5. Doanh thu hoạt động tài chính 1.017 725 6. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 300.250 300.250 120.792 120.792 550.103 550.103 7. Chi phí quản lý kinh doanh 312.508 142.804 332.907 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 551.278 425.109 725.318 9. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 551.278 425.109 725.318 10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 154.358 119.031 203.089 11. Lợi nhuận sau thuế 396.920 306.078 522.229 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2006, năm 2007, năm 2008 Nhìn vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng 3) trong 3 năm ta thấy. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm đều rất tốt, lợi nhuận sau thuế đặt được của Công ty rất cao, lợi nhuận đạt được của Công ty tăng dần qua các năm chứng tỏ chiến lược kinh doanh của Công ty đề ra là rất phù hợp, và bộ máy tổ chức quản lý của Công ty rất tốt thể hiên: Năm 2007 lợi nhuận sau thuế đạt được của Công ty giảm 23% so với năm 2006 nhưng tỷ suất sinh lời của lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần kinh doanh năm 2007 là 3.7%, năm 2006 là 3.4% chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty năm 2007 tốt hơn năm 2006. Năm 2008 lợi nhuận đạt được của công ty là 522.229.077 tăng 70.6% so với năm 2007 và 31,5% so với năm 2006 kết quả này đạt được là do doanh thu bán hàng năm 2008 tăng 62,5% so với năm 2007 và 12,8% so với năm 2006. Với tiêu trí không ngừng hoàn thiện và phát triển Công ty đã và đang tự khẳng định mình trên thị trường có được điều này là do Công ty đã có phương hướng kinh doanh đúng đắn, ngày càng tạo niềm tin cho khách hàng thông qua cung cách phục vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay Công ty Nam Sơn là một Công ty kinh doanh có lãi đã và đang tạo việc làm cho rất nhiều lao động và đóng góp một phần không nhỏ thuế cho Ngân Sách Nhà Nước. Phần 2 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Nam Sơn. 2.1 - Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Nam Sơn. Toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty TNHH Nam Sơn được tổ chức tại một phòng gọi là phòng Tài chính - Kế toán. Bộ máy hạch toán kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Toàn bộ công việc hạch toán từ khâu thu nhận xử lý luân chuyển chứng từ ghi sổ được thực hiện tại phòng kế toán tài chính của Công ty. Kế toán lập báo cáo kế toán phân tích hoạt động kinh doanh đều tại phòng Tài chính - Kế toán của Công ty. Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty 5 người trong đó: 3 kế toán trình độ đại học là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, thủ quỹ 2 kế toán có trình độ cao đẳng là kế toán bán hàng và thủ quỹ Chức năng nhiệm vụ của các kế toán: Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: Chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của phòng Tài chính - Kế toán, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính. Thực hiện các quy định của pháp luật về Kế toán - Tài chính trong đơn vị. Tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật. Lập Báo cáo tài chính. Thủ quỹ: Có nhiệm quản lý tiền thực trong quỹ và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền mặt theo giá trị đã ghi trên các phiếu thu và phiếu chi. Kế toán vật tư, hàng hoá và tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Tồn của từng loại vật tư, hàng hoá và tình hình tiêu thụ. Mở sổ theo dõi cho từng loại mặt hàng, vật tư thường xuyên đối chiếu công nợ. Bên cạnh đó chịu trách nhiệm ghi chép theo dõi sự biến động của TSCĐ, lập, phân bổ khấu hao TSCĐ. Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi khoản tiền gửi, tiền vay, tiền ký quỹ bảo lãnh tại Ngân hàng. Tính ra tiền lương, thưởng phải trả cho từng cán bộ công nhân viên trong Công ty. Kế toán phải thu của người lao động như BHYT, BHXH, KPCĐ lập quyết toán BHXH, BHYT với cơ quan bảo hiểm. Theo dõi đối chiếu công nợ đối với các khoản phải thu, phải trả với người mua và người bán. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tổng hợp các số liệu chứng từ của các bộ phận kế toán chuyển đến. Phản ánh các số liệu đó vào các sổ kế toán tổng hợp lập bảng cân đối kế toán, lập Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.1:Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH Nam Sơn Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán vật tư, hàng hoá tiêu thụ Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp 2.2 - Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty TNHH Nam Sơn. 2.2.1. Chính sách kế toán chung áp dụng tại Công ty - Chế độ kế toán: Hiện nay Công ty TNHH Nam Sơn đang sử dụng chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 48/2006/ QĐ-BTC - Công ty sử dụng tiền tệ trong kế toán: VNĐ (Việt Nam Đồng) - Phương pháp kế toán hàng tồn kho Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Quản lý hạch toán hàng tồn kho với mục đích theo dõi thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình biến động ( Nhập – Xuất – Tồn) của vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán. Trên các tài khoản hàng tồn kho kế toán ghi chép thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất vật tư, hàng hoá theo từng lần nhập xuất, do đó tại bất kỳ một thời điểm nào trong kỳ hạch toán trên cơ sở số liệu trên sổ kế toán đều có thể tính được trị giá vật tư, hàng hoá tồn kho mà không cần phải tiến hành kiểm kê thực tế. Cuối kỳ mới tiến hành kiểm kê thực tế để so sánh, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước: Phương pháp này được áp dụng trên giả định hàng tồn kho được mua trước thì được xuất trước lấy đơn giá mua thực tế của lần nhập đó để tính trị giá của hàng xuất kho. Trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo số lượng của hàng tồn kho và đơn giá của những lô hàng nhập sau cùng, ưu điểm của phương pháp này là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ gần sát với giá của thị trường hiện tại, nhược điểm là giá trị hàng xuất kho xa rời với giá trị của thị trường hiện tại. Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song Theo phương pháp này việc hạch toán được tiến hành ở hai nơi Tại kho: Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập - xuất kho hàng hoá để ghi vào thẻ kho về mặt số lượng, cuối ngày tính ra số tồn kho trên thẻ kho, hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho gửi phiếu nhập - xuất kho lên phòng kế toán. Tại phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ căn cứ vào phiếu nhập - xuất kho do thủ kho gửi đến kế toán ghi đơn giá tính bằng tiền rồi ghi vào sổ chi tiết vật tư, hàng hoá theo từng mặt hàng cả về mặt số lượng và giá trị, cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với thẻ kho về mặt số lượng sau đó tổng hợp số liệu ở các sổ chi tiết vật tư, hàng hoá lấy số liệu để ghi vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hoá theo từng danh điểm, từng loại vật tư, hàng hóa để đối chiếu số liệu kế toán tổng hợp nhập xuất vật tư, hàng hoá. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư, hàng hoá theo phương pháp thẻ song song Thẻ kho Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Sổ kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn - Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, vận dụng theo QĐ 206. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng được áp dụng theo công thức: Mức khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định / Thời gian sử dụng của tài sản Mức khấu hao trung bình phải trích hàng tháng bằng số khấu hao phải trích hàng năm chia cho 12 tháng. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế 2.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ tài khoản kế toán - Tổ chức hệ thống vận dụng Chứng từ kế toán Hoá đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02-GTTL-3LL). Hoá đơn GTGT (Mẫu 01-GTKT-3LL) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hoá đơn GTGT (Mẫu 02-GTTT) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, giấy báo có ...). Bảng thanh toán hàng gửi đại lý, ký gửi (Mẫu 01-BH). Hoá đơn kiêm xuất kho. Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT) , Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT). Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT). Bảng kê bán hàng dịch vụ (Mẫu 03-VT). Biên bản kiêm kê vật tư hàng hoá (Mẫu 08-VT). - Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán Công ty đang vận dụng hệ thống tài khoản kế toán theo đúng quy định của chế độ 48/2006/ QĐ-BTC bao gồm tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2. 2.2.3. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán Công ty TNHH Nam Sơn đang áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký - Sổ Cái: Quy trình ghi sổ theo phương pháp Nhật ký - Sổ cái Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký-Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chừng từ kế toán được lập cho những chứng từ kế toán cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập, . . . ) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào cột phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái . Khi kiểm, tra đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh cột “Phát sinh” ở = Nợ của tất cả các = Có tất cả các phần Nhật ký Tài khoản Tài khoản Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài khoản. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi đã khoá sổ được kiển tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. - Các sổ kế toán được áp dụng tại Công ty TNHH Nam Sơn Sổ Nhật ký – Sổ Cái: là sổ kế toán tổng hợp duy nhất dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế. Số liệu ghi trên Nhật ký – Sổ cái dùng để lập Báo cáo tài chính. Các sổ kế toán chi tiết như: sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết với người bán, sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết vật tư, hàng hoá... Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Nam Sơn. Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Nhật ký sổ cái Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng , hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra 2.2.4. Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Nam Sơn Báo cáo tài chính cung cấp tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp và yêu cầu của cơ quan nhà nước. Tại công ty TNHH Nam Sơn Kỳ lập Báo cáo tài chính của Công ty là kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm) Bao gồm các bảng biểu: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN) Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN) Bảng cân đối Tài khoản (Mẫu số F01-DNN) Tờ khai thuế GTGT 2.3 - Tổ chức một số phần hành kế toán cụ thể tại Công ty TNHH Nam Sơn. 2.3.1- Kế toán Tài sản cố định - Đặc điểm của tài sản cố định Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài và đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH Nam Sơn tài sản cố định chiếm phần lớn trong tổng số vốn điều lệ của Công ty, tài sản cố định của công ty chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất đá, và các dịch vụ vận chuyển hàng hoá. Tài sản cố định của công ty chia làm 2 loại: tài sản cố định của công ty và tài sản cố định thuê tài chính cả hai loại tài sản này được mua sắm, được thuê từ nguồn vốn chủ sở hữu và từ nguồn vốn vay của công ty. Tài sản cố định của công ty và tài sản cố định thuê tài chính được theo dõi trên 3 chi tiêu: Nguyên giá: là giá trị thực tế của tài sản cố định khi đưa vào sử dụng tại công ty. Giá trị hao mòn: là giá trị giảm dần của tài sản cố định trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đang áp dụng phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng để tính giá trị hao mòn của tài sản cố định và việc tính và trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện vào cuối mỗi tháng. Giá trị còn lại: là giá trị thực tế của tài sản cố định tại một thời điểm nhất định. Giá trị còn lại của tài sản chỉ được tính khi tài sản được mang đi nhượng bán hoặc góp vốn Tài sản cố định của công ty TNHH Nam Sơn bao gồm những tài sản: Tài sản cố định của công ty: 2 xe tải Ben 15T Huyndai, ô tô tự đổ Hoa Mai, ô tô tải 15T, xe tải Ben 23T, xe ô tô con, Văn phòng làm việc, Thiết bị văn phòng, Máy ủi D31P-17-33066, máy lu rung, máy biến áp, bể thép trụ ngang, dây truyền nghiền sàng đá. Tài sản cố định thuê tài chính: máy xúc, máy xúc đào, xe tải Ben 15T Huyndai, xe tải Ben 15T Samsung. - Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận tài sản cố định Hợp đồng Hoá đơn mua tài sản cố định, hoá đơn bán tài sản cố định Biên bản thanh lý tài sản cố định Bảng trích khấu hao tài sản cố định - Tài khoản sử dụng: TK211, TK212, TK214, TK111, TK133, TK627, TK642 - Sổ sách kế toán: Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký – Sổ cái tài khoản 211, Nhật ký – Sổ cái tài khoản 212, Nhật ký – Sổ cái tài khoản 214, Nhật ký – Sổ cái tài khoản 642, Nhật ký – Sổ cái tài khoản 627 Sổ kế toán chi tiết: Sổ tài sản cố định, Sổ chi tiết TK 211, sổ chi tiết TK 212, sổ chi tiết TK 214 - Trình tự ghi sổ tài sản cố đinh. Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ, hoá đơn bán TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ hoặc Bảng tổng hợp chứng từ TSCĐ cùng loại đã được kiểm tra làm căn cứ để ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái TK211, TK212, TK214..., sau khi được ghi vào Sổ tổng hợp Nhật ký – Sổ cái thì các biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ, hoá đơn bán TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ hoặc Bảng tổng hợp chứng từ TSCĐ cùng loại được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết TK211, TK212, TK214... cuối tháng sau khi đã phản ánh toàn bộ các chứng từ kế toán về TSCĐ phát sinh trong tháng vào sổ tổng hợp Nhật ký – Sổ cái TK211, TK212, TK214... và sổ, thẻ kế toán chi tiết TK211, TK212, TK214... kế toán tiến hành cộng số liệu của cột phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, Có của từng tài khoản ở Sổ cái các TK211, TK212, TK214... để ghi vào cột phát sinh cuối tháng, căn cứ số phát sinh tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng các TK211, TK212, TK214... trên Nhật ký – Sổ cái. Các sổ thẻ kế toán chi tiết cũng được cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra được số dư cuối tháng của các TK211, TK212, TK214... căn cứ vào số liệu khoá sổ của sổ, thẻ kế toán để lập bảng tổng hợp chi tiết các TK211, TK212, TK214... số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết các TK211, TK212, TK214... được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của các TK211, TK212, TK214... trên Nhật ký – Sổ cái. Số liệu trên Nhật ký – Sổ cái và trên bảng tổng hợp chi tiết các TK211, TK212, TK214... sau khi đã khoá sổ được kiểm tra đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập Báo cáo tài chính. -Biên bản giao nhận TSCĐ -Hợp đồng -Hoá đơn mua TSCĐ, hoá đơn bán TSCĐ -Biên bản thanh lý TSCĐ -Bảng trích khấu haoTSCĐ Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ tài sản cố định Sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi Bảng tổng hợp kế toán chứng từ TK211, TK212, ... Sổ thẻ kế toán chi tiết TK211, TK212, TK214... Nhật ký sổ cái TK211, TK212, TK214, TK627, TK641... Bảng tổng hợp chi tiết TK211, TK212, TK214... Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng , hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra 2.3.2 - Kế toán nguyên vật liệu - Đặc điểm nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động cần thiết để tiến hành sản xuất được thể hiện dưới dạng vật hoá. Đặc điểm chung của nguyên vật liệu là thời gian luân chuyển ngắn thường là trong vòng một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Vật liệu trong Công ty TNHH Nam Sơn chủ yếu phục vụ cho xây dựng các công trình dân dụng, khai thác chế biến đá như xi măng, gạch, cát, thuốc mìn, kíp mìn các loại vật liệu này có đặc điểm là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vật liệu của công ty có từ 2 nguồn là mua ngoài và tự sản xuất. Giá vật liệu mua ngoài là giá thị trường bao gồm giá ghi trên hoá đơn đã khấu trừ thuế cộng thêm chi phí thu mua, phương thức thanh toán vật liệu mua ngoài là phương thức thanh toán trực tiếp và mua chịu. Giá vật liệu tự sản xuất là giá thực tế ghi sổ của vật liệu do công ty sản xuất nhập kho là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm xuất ra. Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư trên sổ kế toán, phương pháp tính giá vật liệu xuất kho là phương pháp Nhập trước xuất trước, và hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. - Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT (Liên 2), hoá đơn bán hàng, Bảng kê thu mua hàng hoá Hoá đơn cước phí vận chuyển. Phiếu nhập kho. Biên bản kiểm nhận hàng hoá, biên bản thừa, thiếu, tổn thất Phiếu chi tiền mặt, Bảng kê thanh toán tạm ứng, Giấy báo nợ của ngân hàng - Tài khoản sử dụng: TK 152, TK133, TK 111, TK 331 - Sổ sách kế toán: Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký sổ cái TK111 (Nếu trả tiền), TK152, TK 133, TK 331 (Nếu chưa trả tiền), Sổ chi tiết: Sổ chi tiết nguyên vật liệu, Sổ chi tiết phải trả người bán (Nếu chưa trả tiền), sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng - Trình tự ghi sổ Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ như Hoá đơn GTGT (Liên 2), hoá đơn bán hàng, Bảng kê thu mua hàng hoá, hoá đơn cước phí vận chuyển, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nhận hàng hoá, biên bản thừa, thiếu, tổn thất, phiếu chi tiền mặt, Bảng kê thanh toán tạm ứng, Giấy báo nợ của ngân hàng, hoặc Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra làm căn cứ để ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái các TK 152, TK133, TK 111, TK 331, sau khi được ghi vào Sổ tổng hợp Nhật ký – Sổ cái thì hoá đơn GTGT (Liên 2), hoá đơn bán hàng, Bảng kê thu mua hàng hoá, hoá đơn cước phí vận chuyển, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nhận hàng hoá, biên bản thừa, thiếu, tổn thấtphiếu chi tiền mặt, Bảng kê thanh toán tạm ứng, Giấy báo nợ của ngân hànghoặc Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết các TK 152, TK133, TK 111, TK 331 cuối tháng sau khi đã phản ánh toàn bộ các chứng từ kế toán liên quan đến nguyên vật liệu phát sinh trong tháng vào sổ tổng hợp Nhật ký – Sổ cái TK 152, TK133, TK 111, TK 331 và sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 152, TK133, TK 111, TK 331 kế toán tiến hành cộng số liệu của cột phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, Có của từng tài khoản ở Sổ cái các TK 152, TK133, TK 111, TK 331 để ghi vào cột phát sinh cuối tháng, căn cứ số phát sinh tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng các TK 152, TK133, TK 111, TK 331 trên Nhật ký – Sổ cái. Các sổ thẻ kế toán chi tiết cũng được cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra được số dư cuối tháng của các TK 152, TK133, TK 111, TK 331 căn cứ vào số liệu khoá sổ của sổ, thẻ kế toán để lập bảng tổng hợp chi tiết các TK 152, TK133, TK 111, TK 331 số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của các TK 152, TK133, TK 111, TK 331 trên Nhật ký – Sổ cái. Số liệu trên Nhật ký – Sổ cái và trên bảng tổng hợp chi tiết sau khi đã khoá sổ được kiểm tra đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập Báo cáo tài chính. -Hoá đơn GTGT, hoá đơn cước phí vận chuyển - Phiếu nhập kho, xuất kho - Biên bản kiểm nhận - Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ nguyên vật liệu Sổ thẻ kế toán chi tiết TK 152,TK133, TK 111,TK 331, Sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi Bảng tổng hợp kế toán chứng từ về TK 152 cùng loại Bảng tổng hợp chi tiết TK152, TK133, TK111, TK 331, Nhật ký sổ cái TK 152, TK133, TK 111, TK331, Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng , hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra 2.3.3 - Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm - Đặc điểm của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm Thành phẩm là sản phẩm được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho. Là một Công ty chuyên khai thác đá nên thành phẩm chủ yếu của công ty là các loại đá như đá mạt, đá 1x2, đá 2x3 các loại thành phẩm này được công ty xuất ra để xây dựng các công trình dân dụng hoặc xuất bán cho các nhà đầu tư, các cá thể để phục vụ cho nhu cầu của tiêu dùng của xã hội. Thành phẩm nhập, xuất, tồn kho được phản ánh theo giá thành thực tế. Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho chính là giá thành sản xuất thực tế, giá thực tế của thành phẩm xuất kho công ty áp dụng theo phương pháp nhập trước xuất trước, hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song. Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5837.doc
Tài liệu liên quan