Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản - Mimexco

Mặc dù, Công ty đạt được nhiều thành tích nhưng cũng đang tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục, giả quyết để Công ty tiếp tục phát triển, nhất là trong điều kiện cơ chế mở cửa hiện nay, thị trường cạnh tranh gay gắt không chỉ trong nội địa mà còn có yếu tố nước ngoài. Trước hết thị trường xuất khẩu của Công ty tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó nổi bật nên là thị trường Trung Quốc, Malaysia, Nhật, Lào. . . Việc khai thác thị trường, mở rộng xuất khẩu và tập trung vào các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương là phù hợp với tình hình kinh doanh XNK của Việt Nam từ 1998 trở về trước nhưng đến năm 1999 cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, tiền tệ khu vực bị tác động mạnh, kéo dài.

Do vậy, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam bắt đầu có su hướng chuyển sang thị trường Bắc Mỹ và EU. Đây là thị trường khó tính bởi những tiêu chuẩn phức tạp nhưng đầy tiềm năng, cho nên Công ty cần phải đầu tư nghiên cứu, có kế hoạch cụ thể để ra nhập thị trường này.

 

doc48 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản - Mimexco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các mặt hàng theo đơn đặt hàng tất nhiên là các mặt hàng đó được Nhà nước cho phép, thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Về mặt hàng tiêu dùng: Công ty nhập khẩu chủ yếu là xe máy từ thị trường Lào, một số phụ tùng xe (xăm lốp, vành. . .), máy bơm nước . . . phục vụ tiêu dùng nội địa. Những năm gần đây nước ta đã tự thay thế hàng nhập khẩu cho nên đối với một số hàng này đã hạn chế được nhiều. Về số công cụ trang thiết bị phục vụ khai thác hàng xuất khẩu ngày càng tăng như: thiết bị tuyển quặng máy thi công, máy súc. . . đó là những mặt hàng chủ lực mà Công ty thường xuyên nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản, Trung Quốc . . . Ngoài ra Công ty còn nhập khẩu một số đồ dùng bảo hộ lao động, dụng cụ đo lường nhiệt độ, vải địa kỹ thuật . . . đóng góp một phần không nhỏ cho doanh thu Công ty. Nhìn chung mặt hàng nhập khẩu của Công ty rất đa dạng, nhiều chủng loại nhưng lại không ổn định vì tình hình tài chính của Công ty rất eo hẹp không thể nhập khẩu tại chỗ mà chỉ khi nào thị trương có nhu cầu thì Công ty mới nhập khẩu vì thế mà rễ để lỡ cơ hội kinh doanh. Công ty nên có những biện pháp thiết thực để việc nhập khẩu được ổn định, có chiến lược hơn. Ngoài những mặt hàng kinh doanh XNK trên hiện nay Công ty còn tham gia vào lĩnh vực đấu thầu, làm dịch vu cho nước ngoài (nhận kiểm tra, thực hiện thanh toán tiền ), nhận thay mặt bên nước ngoài kiểm tra chất lượng, giám sát quá trình thah toán, giao nhận hàng hoá. Công ty còn tổ chức mở một số cửa hàng đại lý kinh doanh như: đại lý kinh doanh sắt thép xây dựng, đại lý kinh doanh đồ gỗ nội thất. Nhưng đều kinh doanh không có hiệu quả cuối cùng phải bỏ. 2: Thị trường hoạt động Bất kỳ Công ty kinh doanh nào thì yếu tố đầu ra là rất quan trọng, đó là thị trường nơi diễn ra trao đổi mua bán tiêu thụ hàng hoá. Tuy mới thành lập nhưng phạm vi hoạt động của Công ty rất rộng lớn do có sự tìm hiểu, phân tích thâm nhập thông qua thông tin thu thập được và qua sự giới thiệu môi giới của các bạn hàng truyền thống. Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường Châu á - Thái Bình Dương trong đó nổi bật là một số thị trrường như: Malayxia, Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Thái Lan . Đó là thị trường truyền thống có mức tiêu thụ khá cáo. Khách hàng ở thị trường này rất ổn định và có độ tin cậy cao tạo nên sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong tương lai Công ty từng bước thâm nhập vào một số thị trường Châu Mỹ, EU để phân tán rủi ro khi có sự khủng hoảng ở một thị rường nào đó, đây là bài học được giút ra từ bài học của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á - Thái Bình Dương, đồng thời có sự lựa chọn đối tác thích hợp sao cho có hiệu quả nhất. Có thể nói rằng thị trường tiêu thụ của Công ty khá rộng có mối quan hệ mật thiết với hơn 10 Công ty ở các quốc gia khác nhau tạo thế vững chắc và ônt định cho việc xuất khẩu hàng hoá, đồng thời có thể nhập khẩu từ thị trường đó những trang thiết bị hiện đại phục vu cho công cuộc khai khoáng, xây dựng tiêu dùng trong nước. Đối với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Malayxia, Trung Quốc hàng năm xuất khẩu sang thị trường này từ 500 - 800 MT thiếc thổi và quặng sắt. ngoài ra còn có thị trường Nhạt Bản, Hà Lan . . . hàng năm tiêu thụ từ 200 - 3000MT. Về thị trưòng nhập khẩu tập trung chủ yếu là Lào, Nhật Bản, Trung Quốc . . . Hàng năm trung bình đạt trên 75000 USD cải thiên cán cân XNK đồng thời thu được một khoản lợi nhuận khá lớn và phục vụ tốt hơn trong việc khai thác khoáng sản. Có thẻ nói thị trường hoạt động của Công ty khá rộng và tương đối ổn định đặc biệt là thị trường đầu ra (thị trường xuất khẩu) trong quá trình kinh doanh XNK của Công ty từ đó tạo sự ổn định về doanh thu và số lượng hàng hoá bán ra hàng năm. 3: Quan hệ đối tác kinh doanh Công ty XNK khoáng sản Việt Nam là một Công ty kinh doanh thương mại không trực tiếp sản xuất , tự thực hiện xuất khẩu hoặc nhận xuất khẩu uỷ thác. Vì vậy với Công ty quan hệ với các nhà cung cấp rất đa dạng . Trong nước là các doanh nghiệp sản xuất khoáng sản như: Công ty Luyện kim mầu Thái Nguyên, Công ty sắt Cao Bằng, Công ty luyện kim mầu Ngệ Tĩnh, Công ty khoán sản I . . . Đây là một số nhà cung cấp lâu năm uy tín đối với Công ty. Tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm nguồn hàng, MIMEXCO tăng cường tìm kiếm nhiều nhà cung cấp có chất lướngẽ là cơ hội tốt cho Công ty , với các đối tác nước ngoài đều là những bạn hàng truyền thống. Thị trường cung cấp lớn nhất là Malaysia và Trung Quốc bên cạnh đó còn có Lào. Tuy nhiên hiên nay một số nhà cung cấp trong nước đã dần dần mất đi do cơ chế thị trường thay đổi, họ có thể tự xuất khẩu mà không cần qua trung gian. Công ty nên có biện pháp và phương hướng tốt trong quan hệ đối tác hiện nay. Ngoài những nhà cung cấp khoáng sản, Công ty còn có quan hệ rất uy tín với nhiều ngân hàng trong nước, trong một số trường hợp Công ty không cần thế chấp tài sản mà vẫn có thể vay vốn kinh doanh được. Công ty đã có quan hệ kinh doanh với 11 Công ty ở các nước trên thế giới ngoài Malaysia, Trung Quốc còn có Nhật Bản, UK, Germany, Lào, Hà Lan, Hồng Kông, Anh, Nga, ý. Cho đến nay nhiều mặt hàng Xuất khẩu đi các nước Châu Âu và Hồng Kông không còn nữa chủ yếu là do Công ty không tìm được nguồn hàng trong nước, nên quan hệ với các đối tác đó tạm nắng suống, Công ty chú trọng vào hai thị trường chính là Malaysa và Trung Quốc. 4: Tình hình cạnh tranh. Là Công ty kinh doanh thương mại mà hoạt động chính là xuất khẩu khoáng sản (chủ yếu là thiếc và quặng sắt) nên các đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các Công ty thương mại cùng ngành nghề kinh doanh - đây là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường . Cụ thể là các Công ty kinh doanh khoáng sản thuộc doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp địa phương. Việc cạnh tranh này diễn ra gay gắt trong việc thu thập nguồn hàng xuất khẩu. Từ khi có chính sánh khuyến khích xuất khẩu Nhà nước, các thành phần kinh tế trực tiếp tham gia kinh doanh xuất khẩu ngày càng nhiều, cộng thêm các Công ty trực tiếp sản xuất cũng tham gia Xuất khẩu đây là các đối thủ cạnh tranh rất có thế mạnh bởi họ được hưởng nhiều ưu đãi của nhà Nước như thuế VAT, do họ trực tiếp sản xuất mặt hàng từ nguyên liệu thô chưa qua chế biến nên được miễn thuế. Nhưngbb do trình độ nghiệp vụ ngoại trương còn thấp cộng với chưa có uy tín với các đối tác nước ngoài nên một số Công ty vẫn phải xuất khẩu uỷ thác qua công ty MIMEXCO. Trong lĩnh vực đấu thầu, đây là một lĩnh vực mà Công ty mới tham gia nên khặp rất nhiều khó khăn, không chỉ khó khăn trong việc thiếu am hiểu về sản xuất và máy móc thiết bị mà đặc biệt gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ sản xuất trong ngành. Công ty tăng cường mở rộng thị trường mới nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật tư nguyên nhiên vật liệu của các đơn vị xản xuất cũng như các nhu cầu về đầu tư công nghệ sản xuất, mà Công ty có thế mạnh đáp cung ứng từ đó xây dựng mạng lưới cung cấp các vật tư nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ nói trên cho thị trường trong nước (như: các loại vật tư, nguyên vật liệu như than cốc, các sản phẩm Fero phụ gia cho công nghệ luyện kim, hoá chất phục vụ công nghiệp, các thiết bị vận tải và thiết bị chuyên dùng khác, công nghệ và thiêt bị chế biến khoáng sản luyện kim . . .) Khi tham gia thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cản trở đầu tiên đối với doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh nội địa do họ có sự hỗ trợ của Chính Phủ và tinh thần dân tộc của khách hàng. Bên cạnh đó còn có đối thủ cạnh tranh nước ngoài đang hoạt động trên thị trường đó. Nhà kinh doanh không thẻ trờ đợi một thái độ hợp tác hay những phản ứng thụ động mà ngược lại doanh nghiệp phải đối mặt với những biện pháp ứng phó khi trực tiếp khi gián tiếp , khi thô thiển khi tinh vi với nguồn lực có thể rấtđáng kể có thể chi phí cho cạnh tranh. Các phương thức cạnh tranh của Công ty cũng rất đa dạng và phong phú như cung cấp dịch vụ miên phí về sản phẩm cung cấp một số thông tin thiết thực , thực hiện phương thức thanh toán đơn giản , giao đúng hẹn đúng nơi , đảm bảo chất lượng hàng tốt hơn . . . Đựng trước những yếu tố cạnh tranh Công ty đã đánh giá nhân tố thị trường , phục vụ cho việc hoạch định chiến lược trong quá trình thâm nhập một số thị trường trọng điềm đồng thời Công ty không ngường nghieeen cứu thị trường tiềm năng và các phương thức hoạt động của nó để phục vụ cho quá trình kinh doanh được cao hơn. 5: Môi trường cạnh tranh khác Là một Công ty kinh doanh thương mại thuộc Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam và Công ty có cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty còn rât hạn chế, chưa có sự mở rộng, trong khi đó Công ty chưa có chinh sách hỗ chợ của các cơ quan ban ngành trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Việc vay vồn của Công ty cũng rất hạn hẹp chưa được hưởng chính sách ưu đãi về thuế , lãi suất và một số ưu đãi khác. Đây là những khó khăn rất lớn cho Công ty đặc biệt là vấn đề về vốn trong hoat đông kinh doanh của Công ty. Gần đây theo chỉ thị của thủ tướng Chính Phủ số 01/2003/CT-TTg ngày 16/1/2003 đã quy định chuyển biến sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty và thực hiên cổ phần hoá, giao, bán khoán, kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể phá sản các doanh nghiệp nhỏ thua lỗ và nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn cũng đã tác động không nhỏ tới Công ty. Tuy nhiên trong những năm qua Công ty đã hoạt động có hiệu quả nên không thuộc diên đã nêu trên. Nói đến môi trường tác động vào Công ty kinh doanh quốc tế nói chung và Công ty XNK thương mại nói riêng là chúng ta phải đề cặp đền các môi trường sau; môi trường chính trị; môi trưòng văn hoá; môi trường luật pháp; môi trường kinh tế. Nhưng do đặc thù khác biệt của Công ty MIMEXCO là chuyên kinh doanh hàng khoáng sản Việt Nam nên Công ty hầu như không chựu sự ảnh hưởng các yếu tố của môi trường chính trị, văn hoá, luật pháp tác động tới, nên trong bài viết này em xin không đề cặp đến. Mà chỉ có môi trường kinh tế là tác động tới hoạt động kinh doanh của Công ty, về cụ thể nó tác động tới như thế nào thì sẽ được phân tích ở phần sau. Phần III : đánh giá kết quả hoạt đông của Công ty MIMEXCO trong những năm gần đây 1: Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Trong giai đoạn 1999 - 2002 tổng kim ngạch XNK của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3 : Tổng kim ngạch XNK năm 1999 - 2002 Đơn vị: USD Năm Chỉ Tiêu 1999 2000 2001 2002 Xuất khẩu 9.458.405 6.772.504 7.933.504 4.784.000 Nhập khẩu 1.211.733 491.570 75.019 644.840 Tổng 10.670.138 7.264.074 8.008.523 5.428.840 Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh XNK của Công ty (1999 – 2000) Bảng trên cho thấy kim ngạch XNK của Công ty thời kỳ này có sự giảm sút rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 rất cao đạt 9.458.405 USD nhưng sang năm 2000, 2001, 2002 đã có sự giảm sút đáng kể đặc biệt là năm 2002 (4.784.000 USD), chỉ bằng xấp xỉ 1/2 kim ngạch của năm 1999. Không chỉ đổi mới xuất khẩu mà ngay cả kim ngạch nhập khẩu cũng giảm, đặc biệt là vào năm 2001. Điều này cho thấy trong những năm qua (2000 - 2002) Công ty đã có sự khó khăn trong XNK mà nguyên nhân chủ yếu là do có sự thay đổi về điều kiện kinh doanh. Cơ chế quản lý Nhà nước đã xó sự thay đổi lớn với Thông tư 02/2000TT - BCN: chỉ cho phép các đơn vị có mỏ mới được phép xuất khẩu khoáng sản, điều nay trực tiếp gây bất lợi cho Công ty vì không có đủ hàng xuất khẩu đồng thời đối thủ cạnh tranh lại tăng lên càng đưa Công ty vào thế bí, đòi hỏi phải có chiến lược sao cho phù hợp với tình hình mới. Một nguyên nhân nữa làm cho doanh số nhập khẩu giảm là Nhà nước đã chấm dứt cho phép đổi hàng xuất khẩu để nhập xe máy từ thị trường Lào về . . . Có thể nói, trong 3 năm gần đây, Công ty luôn gặp khó khăn cản trở trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong việc tìm nguồn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên nếu nói về chủng loại mặt hàng xuất khẩu của Công ty lại rất đa dạng, điều này được phản ánh qua một số chỉ tiêu sau: 1.1 Về xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty chủ yếu là thiếc thỏi 99,75% , các loại quặng như quặng kẽm, quặng sắt, quặng chì, quặng Cromite, quặng wonframit, quặng Zireon ... Đây là những mặt hàng mà Công ty rất có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước và đó cũng là những mặt hàng truyền thống của Công ty. Những mặt hàng này đã đem lại doanh thu rất lớn cho Công ty và cũng đóng góp một khoản lớn cho ngân sách Nhà nước. Chỉ cần nhìn qua bảng dưới đây ta có thể thấy được tình hình xuất khẩu các loại khoáng sản của Công ty: Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty giai đoạn 1999 – 2000 Đơn vị :USĐ Năm Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Thiếc thỏi 5431531 57,4 3168976 46,8 3931380 49.55 2191460 45,8 Cromite 250230 2,6 107215 1,6 105045 1,32 Sắt 3089680 32,7 3275756 48,3 3911150 49,3 2548740 53,27 Fluospar 118776 1,3 129293 1,9 Wolframite 117795 1,48 43800 0,93 Loại khác 568188 6.0 91261 1,4 Tổng 9458405 100 6772504 100 7933504 100 4784000 100 Nguồn: Thống kê hoạt động kinh doanh của Công ty (1999 - 2002) Qua một vài con số thống kê trên, ta có thể thấy rằng trong sỗ các mặt hàng xuất khẩu thì mặt hàng thiếc thỏi 99,75% luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chứng tỏ đây là mặt hàng có ưu thế và có vị trí rất quan trọng đối với Công ty. Tuy nhiên qua các năm mặt hàng này lại không tăng đôi khi còn giảm (điển hình là năm 2002 vừa qua) nhưng không vì thế mà có tỷ trọng thấp hơn các mặt hàng khác. Ngoài ra Công ty còn xuất thiếc thỏi 99,95% nhưng với số lượng ít. Về loại khoáng sản thiếc thỏi này đã được khai thác từ nhiều mỏ thiếc ở nhiều vùng khác nhau như Nghệ An, Tây Nguyên, Lâm Đồng, Thanh Hoá, Tam Đảo ( Vĩnh Phúc), Đại Từ (Thái Nguyên) . . . Mặt hàng này ngày càng ít đi do khai thác ở các mỏ giảm dần, hoặc chủ sở hữu ở các mỏ có quyền tự xuất khẩu đây là nguyên nhân chính mà Công ty xuất khẩu giảm dần. Bên cạnh cạnh mặt hàng thiếc thì quặng sắt cũng được coi là mặt hàng chủ lức. Khi thiếc có su hường giảm thì quặng sắt lại tăng lên qua các năm và chiếm một tỷ trọng rất cao (cao hơn cả thiếc). Năm 2002 tăng gần gấp đôi so với năm 1999 và có thể khẳng định mặt hàng này tiếp tục có xu hướng phát triển hơn. Một sự giảm sút rõ rệt là quặng Cromit từ 250.230 (1,6%) năm 1999 xuống còn 105.045 (1.32&) năm 2001 và sang năm 2002 thì không còn Xuất khẩu nữa do lượng khai thác loại quặng này ngày càng ít đi và Công ty không thể tìm được nguồn hàng đó nữa. Hai mặt hàng thiếc thỏi và quặng sắt đã đem lại hơi 80% lợi nhuận cho Công ty và là mặt hàng chủ lực giúp cho Công ty xác định được ưu thế của mình trên thị trường xuất khẩu khai thác được lợi thế cạnh tranh từ đó trở thành bạn hàng chuyền thống đối với các đối tác nước ngoài đồng thời ngày một mở rộng thị trường hơn nữa . Ngoài các mặt hàng trên Công ty còn xuất khẩu một số mặt hàng sau tuy không nhiều nhưng cũng đem lại cho Công ty mức lợi nhuận đáng kể. - Angtimoon thỏi 99,6& Sb trước đây mỗi năm xuất khẩu được 200 tấn, trong các năm tiếp theo do mặt hàng này còn lại rất ít lượng nên mỗi năm Công ty chỉ xuất khẩu khoảng 100 tấn. Angtinoom thỏi 99,6% Sb là loại khoáng sản hiên nay rất hiếm và nó còn được sử dụng cả trong nước nên chữ lượng xuất khẩu rất ít. Quặng kẽm ở Thái Nguyên tồn tại dưới hai dạng : Kẽm Oxit (ZnO) 60% mỗi năm xuất khẩu từ 40 - 50 ngàn tấn. Tuy nhiên sang năm 2002 Công ty không tham gia xuất lhẩu mặt hàng này. ZnS 52% chủ yếu chủ yếu qua chế biến rồi xuất khẩu, mỗi năm được khoảng 1000 tấn. Tóm lại các mặt hàng mà Công ty tham gia xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô chưa qua chế biến, là những mặt hàng được xếp vào loại quý hiếm của Việt Nam. Tình hình lượng khoáng sản xuất khẩu của Công ty giảm đi có thể quy vào một số nguyên nhân sau : Sau khi có QĐ57/CP của Chính Phủ mở rộng diện tích xuất khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, do vây các đơn vị chế biến đều trực tiếp xuất khẩu hàng hoá của mình mà không cần uỷ thác qua các Công ty thương mại XNK. Tài nguyên khoáng sản tại các vùng mỏ trong nước ngày một cạn kiệt. Các vùng mỏ khác chưa được đánh giá lượng chính xác cho nên dẫn đến ngây rủi ro trong đầu tư xây dựng mỏ vì thế lượng khoáng sản của các mỏ sản xuất ra ngày càng ít đi. Về giá quốc tế mặt hàng thiếc bắt đầu từ cuối năm 2000 giảm liên tục. Có thể tham khảo thị trường thiếc LME Luân Don, là nơi quy định giá quốc tế về kim loại. Từ các nguyên nhân trên đẫn đến tỷ trọng mặt hàng chính thiếc thỏi trong cơ cấu xuất khẩu của Công ty giảm đi cả về số lượng và giá cho nên làm giảm kim ngạch cũng như kết quả kinh doanh của Công ty trong các năm qua. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều Công ty cũng tham gia xuất khẩu khoáng sản nện sự cạch tranh diễn ra gay gắt, điều đó có nghĩa là mỗi bên phải chia xẻ một phần thị trường của mình. Chính vì vậy lượng khoáng sản xuất khẩu đi nước ngoài của Việt Nam vẫn tăng nhưng qua Công ty thì có giảm. 1.2 Về nhập khẩu Kể từ khi được thành lập, Công ty có quyền nhập khẩu tất cả các trang thiết bị máy móc đạt yêu cầu về kỹ thuật phục vụ cho khoáng sản và cả ngoài ngành khi thị trường trong nước cần đến. Về nhập khẩu trong ngành và ngoài ngành của Công ty được trình bầy trong bảng thống kê sau: Bảng 5: Giá trị nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1999 – 2002 Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Trong ngành 1.121.730 434.768 61.000 343.830 Ngoài ngành 121.830 56.802 14.019 301.010 Tổng 1.243.560 491.570 75.019 644.840 Nguồn: Thống kê hoạt động kinh doanh của Công ty (1999 - 2000) Một điều hiển nhiên thấy rõ là năm 1999 có giá trị nhập khẩu khá cao đạt 1.243560 USD một con số vược bậc cả trong ngành và ngoài ngành. Đến năm 2001 thì giá trị nhập khẩu lại giảm xuống rất nhiều chỉ được ở mức 75019 USD. Điều này một phần cũng do có sự biến động giá cả trên thị trường quốc tế và thị trường nội địa có thể ít sử dụng hơn. Nhưng trên thực tế mặc dù đã đạt được mức độ cao hay thấp Công ty vẫn cố gắng đạt được một mức ổn định và mang lại doanh thu cao cho Công ty. Xét theo khía cạnh từng mặt hàng thì qua các năm sẽ thể hiên rõ hơn những mặt hàng nào được ưa chuộng và những mặt hàng nào đang hạn chế nhập khẩu. Bảng 6: Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1999 - 2002 Tỷ trọng: % Đơn vị: USD Năm Mặt hàng xuất khẩu 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kẽm 170700 12,8 Xe máy Honda 1120850 84,3 Suzuki 120CC 111600 22,7 Suzuki 125CC 200400 40,77 301255 46,7 Máy thi công 343830 53,3 Máy xúc bánh lốp 61000 81.3 Thiết bị phụ tùng Tuyển ôtô 14019 18,7 Thiết bị thuỷ điện 122768 2497 Thiết bị tuyển quặng 56802 11,56 Vải địa kỹ thuật 10483 0.8 Quặng nhôm 26400 2.1 Tổng 1328430 100 481570 100 75019 100 645085 100 Nguồn: Tài liệu thống kê hoạt động kinh của Công ty (1999 - 2002). Có thể đánh giá một số nhận định về các mặt hàng nhập khẩu của Công ty như sau : Năm 1999 Do nhu cầu của người tiêu dùng cao nên Công ty nhập khẩu chủ yếu là xe máy Honda chiếm 84.3% đáp ứng được một phần không nhỏ cho thị trường nội địa. Về các phụ tùng máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác các mặt hàng xuất khẩu đã không được nhập trong năm 1999 có thể do nhu cầu chưa cần thiết và giá thành cao chi phí quá lớn mà vốn Công ty có hạn nên đã không ngập khẩu. Năm 2000 Sang năm nay hàng tiêu dùng vẫn được Công ty chú trọng nhập khẩu nhiều nhất nhưng đã giảm tỷ trong so với năm trước và đạt 63,47%. Tuy nhiên một số mặt hàng phục vụ cho khai thác khoáng sản cũng được nhập khẩu như thiết bị thuỷ điên đạt 24,97%, thiết bị tuyển quặng 11,56%. Đây là một bước tiến của Công ty đã nhập được rất nhiều mặt hàng . Năm 2001. Việc nhập khẩu thiết bị máy móc tăng lên rất nhiều đạt 81,3% co với năm 2000, và phục vụ cho hàng tiêu dùng lại giảm xuống còn 18,7%. Trong năm nằy Công ty chú trọng tới nhập khẩu các máy móc thiết bị phục vụ cho ngành khoáng sản, mặc dù tổng giá trị nhập khẩu lại giảm xuống ( đạt 75019 USD) chỉ bằng 5,56 lần so với năm 1999. Năm 2002 Vẫn ưu tỉên nhập khẩu máy móc nhưng lại giảm chỉ chiếm ở mức 53,3%. Qua các năm 1999 - 2002 Công ty nhập khẩu khá nhiều mặt hàng nhưng lại không đồng đều qua các năm: như năm 1999, 2000 chủ yếu nhập khẩu mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhưng đến năm 2001, 2002 thì lại nhập nhiều hàng phục vụ khai thác các sản phẩm xuất khẩu. Nguyên nhân do hai năm gần đây trong nước tự sản xuất được nên thay thế mặt hàng nhập khẩu (với hàng tiêu dùng). Đất nước càng đẩy mạnh công nghiệp hoá thì nhu cầu về thiết bị hiện đại để phục vụ công nghiệp hoá ngày càng tăng, lắm bắt được tình hình đó Công ty đã quyết định chú trọng vào loại sản phẩm này, dựa trên nguyên tắc nhập đúng chất lượng sản phẩm yêu cầu, chánh tình trạng nhập những trang thiết bị quá cũ gây lãng phí cho Nhà nước. Nếu xét tổng gía trị sản phẩm nhập khẩu thì lại không tăng qua các năm đặc biệt năm 2001 lại giảm mạnh cũng có thể do thị trường nhập khẩu biến động trong các năm qua (1999 - 2002) tình hình xuất nhập khẩu của Công ty giảm sút đi rất nhiều đặc biệt là vào năm 2001. Điều này cũng không thể tránh khỏi do có những thay đổi trong nước. Việt Nam ngày càng thúc đẩy quan hệ hợp tác, mở cửa nền kinh tế thông thoáng hơn đây được coi vừa là cơ hội hừa là khó khăn cho Công ty. Trước những khó khăn trên mà điển hình là QĐ 57/CP của chính phủ ban hành với nội dung cho không cho phép các doanh nghiệp không có mỏ được phép xuất khẩu trực tiếp. Trước tình hình đó doanh nghiệp đã chuyển hướng kinh doanh chú trọng sang kĩnh vực đấu thầu cung cấp các trang thiết bị cho các dự án xây dựng và cải tạo nhà máy cụ thể là các dự án như: Dự án nghiền xiêu mịn với giá trị 20 tỷ, dự án xây dựng lò cao luyện ngang giá trị 21 tỷ, dự án luyện thép, dự án cung cấp thiết bị vận tải và thi công . . . tất cả các dự án này đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng cho Công ty. Tuy nhiên bước đầu tham gia vào đấu thầu gặp rất nhiều khó khăn nện lượng dự án còn thấp, giá trị gói thầu không cao, sự hạn chế này không thể tránh khỏi do MIMEXCO là một Công ty kinh doanh thương mại không có sản xuất nên việc tiếp cận tìm hiểu công nghệ sản xuất cung cấp cho các dự án khá khó khăn. Bên cạnh đó một số dự án đã không thể thực hiện được, hoặc triển khai chậm do chủ yếu là chủ đầu tư không có năng lực tài chính, điều này đã gây tổn thất cho Công ty. 2. Thị trường xuất nhập khẩu Đối với bất kỳ công ty kinh doanh XNK nào thì thị trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhận biết được tầm quan trọng của thị trường và cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động XNK Việt Nam, công ty MIMEXCO đã đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều khách hàng trên nhiều nước khác nhau. Ngoài các thị trường truyền thống, công ty đã trú trọng tìm hiểu và mởi rộng thị trường mới ở hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể kể đến thị trường truyển thống của công ty là Malaixia, Trung Quốc, Nhật Bản... Trong tương lai công ty sẽ hướng ra và thâm nhập vào thị trường khu vực Châu á Thái Bình Dương và khu vực ASEAN. Việc đa dạng hoá thị trường giúp công ty tránh được rủi ro do yếu tố kinh tế chính trị văn hoá biến động đồng thời tận dụng được các thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, tăng khách hàng cho sản phẩm của mình. 2.1 Về thị trường xuất khẩu, Ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 7: Giá trị xuất khẩu trên các thị trường giai đoạn 1999 - 2002 Tỷ trọng : % Đơn vị : USD Năm Thị trường 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Malaysia 3045589 32,2 3057697 45,15 3931380 48,68 2235260 46,72 Trung Quốc 3917300 41,4 3382971 49,95 4027215 49,86 2548740 53,28 Nhật Bản 118776 1,26 129293 1,91 UK 111281 1,64 58781 0.728 Germany 59014 o.732 Lào 1429366 15,1 Hà Lan 91261 1,35 Hồng Kông 103439 1,09 Anh 320110 3,38 Nga 317472 3,38 ý 206344 2,2 Tổng 9458405 100 6772504 100 8076390 100 4784000 100 Nguồn: Báo cáo hoạt động XNK các năm 1999 – 2002 Bảng trên cho thấy, thị trường xuất khẩu của công ty tập trung chủ yếu ở khu vực Châu á Thái Bình Dương. Đặc biệt tập trung ở hai thị trường Trung Quốc và Malaixia. Từ năm 1999 đến 2002 hai thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm. Tại Malaixia năm 1999 chiếm 32,2% nhưng đến năm 2001 đạt 49,55%. Tuy nhiên việc xuất khẩu sang thị trường này biến động không đều đó là năm 2002 chỉ chiếm 46,72% thấp hơn so với năm 2001 các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là Thiếc thỏi 99,75% chiếm trên 50% tổng kim ngạch. Tại Trung Quốc việc xuất khẩu sang thị trường này tăng đều qua các năm từ 41,4% ( năm 1999) lên 53,28% năm 2002. Thị trương này tiêu thụ chủ yếu hàng của công ty là quặng Cromite, quặng sắt, quặng Mangan. Có thể thấy rằng hai thị trường này tương đối ổn định qua các năm và là thị trường truyền thống của công ty chiếm trên 80% kim ngạch xuất nhập khẩu và các mặt hàng truyền thống. Bên cạnh hai thị trường lớn, công ty còn xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, UK, Anh, Nga... Tuy tỷ trọng không lớn nhưng cũng là những thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC722.doc
Tài liệu liên quan