Cuộc đối đầu giữa P&G và Unilever

P&G có dầu gội Pantene đuợc mệnh danh là Global Brand. U không có một lọai dầu gội nào xứng đáng với tầm vóc Global brand cả, dù rằng đã cố hết sức đẩy Dove lên ngang hàng, nhưng con đuờng vẫn còn mờ mịt. Còn huyền thoại về Sunsilk thì đã tắt ngấm từ lâu, với lý do đơn giản: quá nhiều sản phẩm trong dòng sản phẩm chăm sóc tóc của Sunsilk, sơ sơ có khoảng trên 20 loại dầu gội mang tên Sunsilk.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc đối đầu giữa P&G và Unilever, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc đối đầu giữa P&G và Unilever PHẦN 1 Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG - Fast Moving Consumer Goods),Unilever và P&G (Procter & Gamble) luôn là 2 tên tuổi đầu sỏ lớn nhất trên thế giới.Lịch sử phát triển của 2 tập đoàn khổng lồ này cũng na ná nhau.Cả 2 đều là corporate - sáp nhập từ 2 công ty.Đối với Unilever là công ty Uni (Margarine Union) của Hà Lan và công ty Lever (Lever Brothers - khởi đầu sản xuất xà phòng),còn P&G là công ty Procter và Gamble đều của Mỹ (một công ty sản xuất nến,cái còn lại sản xuất xà phòng) và sở hữu rất nhiều brand - nhãn hiệu nổi tiếng rất quen thuộc với người tiêu dùng,không những Việt Nam mà còn các nước trên thế giới.Các sản phẩm này hầu như đi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Cả 2 đều có các brand đối đầu trực tiếp với nhau.Có thể kể một vài sản phẩm như bột giặt Tide (P&G) đối đầu (vs) với với bột giặt Omo(Unilever),nước xả vải Downy (P&G) với Comfort (Unilever),xà bông Safeguard (P&G) với Lifebouy (Unilever),dầu gội đầu Head & Shoulders (P&G) với Clear (Unilever),Rejoice (P&G) với Sunsilk (Unilever),Pantene (P&G) với Dove (Unilever),kem dưỡng da Olay Total Effects+ (P&G) với Pond (Pond’s Early Defense - Unilever),thuốc nhuộm tóc Wella (P&G) và Sunsilk Color (Unilever)... Nếu so sánh về mức độ phổ biến của cả 2 trên thế giới (chủ yếu nói về thị trường Mỹ và Châu Âu) thì P&G hơn hẳn Unilever,còn tại thị trường Việt Nam thì Unilever có phần lấn lướt hơn nhờ mảng marketing rất mạnh,đa dạng và độc đáo,đơn cử như để đẩy mức độ phổ biến và tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực chăm sóc quần áo,chiến lược "Đám cưới vải" quá thành công vì độc đáo và tạo được tiếng vang lớn.P&G thì không được như thế vì chiến lược tổ chức khác xa so với Unilever thì phải.Theo mình được biết cơ cấu tổ chức của P&G không phải dạng cây mà là dạng biểu đồ tròn,phân theo đặc trưng từng lĩnh vực,miếng này là bên nguyên liệu,kho bãi...,miếng kia là về sales và marketing,miếng khác lại là bộ phận quản lý và lãnh đạo...và quản lý theo vùng,vùng nào mạnh nhất vùng đó có ảnh hưởng đến các vùng khác,vì thế kinh phí rót cho marketing ở Việt Nam có giới hạn,người ta không đủ khả năng để tổ chức các chương trình hoành tráng và rầm rộ như Unilever,hoặc là marketing của Unilever tài giỏi hơn... Về sự xâm nhập vào thị trường Việt Nam,thật ra thế hệ cha anh chúng ta đã từng biết đến bột giặt Tide Mỹ từ thế chiến thứ 2.Do ở Mỹ,P&G hầu như là độc quyền,họ trúng được hợp đồng cung cấp bột giặt cho lính Mỹ viễn chinh ở Việt Nam (còn cái gì khác nữa không thì không biết),nên cấp tốc xây dựng nhà máy sản xuất bột giặt ở Philippine để cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam,kể từ đó Tide trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam.Cũng như đã đề cập ở trên,Philippine có nhà máy lâu đời và thị phần cũng lớn mạnh hơn so với Việt Nam nên được quyền chi phối về ngân sách marketing chẳng hạn (đoán vậy thui,cũng không biết rõ). Hiện tại,chi phí sản xuất cho bột giặt Tide đã gần bằng so với tiền lời,nhưng P&G vẫn phải duy trì và phát triển nó vì nó là thương hiệu lâu đời,là bộ mặt,là giá trị của tập đoàn (cũng đoán vậy thui),hehehe... P&G luôn là người tiên phong.Chính tập đoàn này đã đề ra khái niệm quản trị thương hiệu và là nơi khai sinh ra hình thức quảng cáo trailer (kiểu các trailer của các bộ phim bom tấn nhằm mục đích quảng cáo,marketing hay PR gì đó...) Còn đối với Unilever,ở Việt Nam rất mạnh về mảng thực phẩm và beverage (thức uống),bỏ xa P&G,với một số thương hiệu lẫy lừng như nước mắm và bột nêm từ thịt Knorr,bánh snack Taro,trà Lipton...còn P&G ở Việt Nam mình chỉ biết được mỗi thương hiệu bánh Crist (quên cách viết gòy) và khoai tây chiên Pringles (hàng nhập khẩu thì phải) Theo ý kiến chủ quan,sản phẩm của P&G tốt hơn so với Unilever,chất lượng miễn bàn.P&G còn sở hữu một số thương hiệu độc chiếm và lừng danh như bàn chải đánh răng Oral-B,dao cạo râu Gillette,tã giấy Pampers và dầu gội đầu Pantene (2 sản phẩm thành công nhất của P&G),pin Duracell (cũng là sáp nhập) Trong lĩnh vực chất lỏng (dầu gội,nước xả...) của cả 2 bên đều có lợi nhuận cao nhất vì thực chất đặc trưng của sản phẩm chất lỏng đến 80% là nước (nghe đồn thế) Cả 2 tập đoàn đều có các chương trình quản trị viên tập sự - Trainee Manager rất thử thách và hấp dẫn cho các sinh viên khối kinh tế - kĩ thuật học lực khá và mới ra trường (thử thi cả 2 đều rớt) lNhững cặp đối thủ xứng tầm P&G - Unilever Tide - Omo Downy - Comfort Head & Shoulder - Clear Rejoice - Sunsilk Pantiene - Dove Olay - Pond Gillete - Rexona Crest - P/S ... Ngôi dẫn đầu của từng nhóm sản phẩm Theo tôi, tùy theo tùy mảng thị trường, cũng như tùy từng trận đấu cụ thể mới mà ưu thế sẽ nghiêng về bên này hay bên kia. Tôi được biết ở thị trường châu Á, Unilever có sự trỗi dậy mạnh mẽ, trong khi ở châu Âu, PG chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Vì vậy, chúng ta có thể thấy chiến lược của Unilever ở thị trường châu Á, đặc biệt ở Việt Nam, là bằng bất cứ mọi giá cầm chân sự phát triển của P&G. 2 bên đã áp dụng rất nhiều phương pháp : giảm giá, hệ thống phân phối, đối đầu trực tiếp, nói xấu,...nhưng nhìn chung theo đánh giá của tôi, P&G vẫn có vẻ cao cấp hơn, và U chiếm nhiều thị phần hơn. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào... Unilvever dường như cao tay hơn khi luôn ra những chiêu thức marketing và quảng cáo dường như"đàn áp" đối thủ cạnh tranh P&G. Có thể nói như vậy, vì Unilever có vẻ khá áp đặt được với phong cách và lối sống của người Việt Nam trong khi P&G vẫn mang tính khu vực nhiều hơn. Nếu xét đến chiến lược toàn cầu, P&G vẫn hơn hẳn U với định vị cao cấp hơn và chiếm vị trí độc tôn ở nhiều ngành hàng và nhiều thị trường quan trọng. Bằng việc thâu tóm Gillete và tập trung vào các mặt hàng chiến lược của mình, P&G vẫn sẽ tiếp tục bành trướng. Gillete là một nhãn hiệu nổi tiếng từ lâu thuộc dòng sản phẩm chăm sóc dành cho nam giới: dao cạo râu, kem cạo râu, lăn khử mùi... P&G đã thành công trong vị trí độc tôn của dòng sản phẩm này, trong khi đó U chỉ mới khởi đầu loay hoay với anh chàng Rexona. P&G có mỹ phẩm SK2 nổi tiếng, tầm cỡ Estee Lauder. U không có gì cả. P&G có khăn giấy Tissue nổi tiếng. U bỏ rơi Kotex, vì thế lại mất điểm vào tay P&G. P&G có dầu gội Pantene đuợc mệnh danh là Global Brand. U không có một lọai dầu gội nào xứng đáng với tầm vóc Global brand cả, dù rằng đã cố hết sức đẩy Dove lên ngang hàng, nhưng con đuờng vẫn còn mờ mịt. Còn huyền thoại về Sunsilk thì đã tắt ngấm từ lâu, với lý do đơn giản: quá nhiều sản phẩm trong dòng sản phẩm chăm sóc tóc của Sunsilk, sơ sơ có khoảng trên 20 loại dầu gội mang tên Sunsilk. Nhưng về mảng thực phẩm, thì xem bộ U lại dẫn đầu. Về nhóm hàng chăm sóc răng miệng, thì hơn 80 triệu dân VN ai ai cũng biết đến P/S. Trong khi đó anh chàng Crest của P&G chỉ chiếm thị phần rất nhỏ bé. Omo & Comfort của U vẫn ở thế thượng phong tại VN so với Tide & Downy của P&G. Mặt dù tại Mỹ Tide là bộ giặt số 1. Bên cạnh đó U còn có anh chàng "Áo trắng ngời sáng tương lai" Viso - cùng bàng trướng ở ngành hàng bột giặt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccuoc_doi_dau_cua_2_ong_trum_hang_tieu_dung_viet_nam_uni_pg_phan_1_01.doc
  • doccuoc_doi_dau_cua_2_ong_trum_hang_tieu_dung_viet_nam_uni_pg_phan_2_2955.doc