Tại Hoa kỳ, ở lứa tuổi < 60 chỉ có 1/17 phụ nữ là có biến cố bệnh động mạch v ành
trong khi nam giới là 1/5. Cả hai phái đều có nguy cơ tim mạch như nhau nhưng nam
giới phát triển bệnh động mạch vành sớm hơn nữ giới 10 -15 năm. Anh hưởng của
nguy cơ giới tính lên bệnh động mạch vành là phụ thuộc cholesterol. Trong nghiên
cứu của chúng tôi tỉ lệ nữ mắc bệnh so với nam chỉ là 48/88. Chúng tôi nhận thấy là
tuổi mắc hội chứng động mạch vành cấp trong nghiên cứu này là 64,8 tuổi, có thể đây
là lý do giải thích tại sao bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ không thấp như các nghiên cứu
khác.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân hội chứng mạch vành
cấp
Phương pháp: nghiên cứu mô tả
Kết quả: nghiên cứu trên 136 bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Tuổi trung bình
là 64,8 tuổi, nữ chiếm tỷ lệ 35,3%, rối loạn lipid máu chỉ 13,97%, đái tháo đường
22,79%, béo phì 31,62% và tăng huyết áp 70,59%. Triệu chứng đau ngực là 88,24%,
suy tim 21,32%, ST chênh lên trên điện tâm đồ 64,7% và 66,91% bệnh nhân có tăng
men tim troponin.
Kết luận: đặc điểm nổi bật của bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp ở bệnh viện Chợ
Rẫy và bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh là: tuổi lớn, tỷ lệ phái nữ cao, tỷ
lệ tăng huyết áp cao và bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là đau ngực.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROME
AT CHO RAY HOSPITAL AND UNIVERSITY MEDICAL CENTER
Tran Nhu Hai, Truong Quang Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 50 - 55
Objectives: Find out the characteristics of patients with acute coronary syndrome.
Methods: descriptive methode
Results: 136 patients with acute coronary syndrome were admitted in Cho Ray
hospital and University Medical Center. Their characteristics are: average age is 64.8,
female 35.3%, dyslipidemias 13.97%, diabetis mellitus 22.79%, obesity 31.62% and
hypertension 70.59%. Their clinical manifestations at admission are: chest pain
(82.24%), heart failure (21.32%) ST elevation on ECG (64.7%) and cardiac enzyme
troponin I elevated (66.91%).
Conclusions:The prominent characteristics of patients with acute coronary syndrome
at Cho Ray hospital and University Medical Center are: older, high rate of female,
hypertension and chest pain.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành là bệnh thường gặp và cũng là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ
bệnh này cũng đang gia tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội(11). Báo
cáo thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống Nhất, Viện Tim thành phố
Hồ Chí Minh, đều ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành đã gia tăng đáng kể
trong vài năm qua(11).
Hội chứng vành cấp (HCVC) là thuật ngữ bệnh học dùng để chỉ một phổ bệnh lý
bao gồm đau thắt ngực (ĐTN) không ổn định, nhồi máu cơ tim (NMCT) ST không
chênh lên và nhồi máu cơ tim ST chênh lên(2,6,10). Năm 2007 ở Mỹ, ước tính tần
suất mới mắc HCVC khoảng 700.000 người và 500.000 người tái phát hội chứng
vành cấp. Tử vong do NMCT là 221.000 người trong năm 2002(13).
Nhờ những hiểu biết gần đây về cơ chế bệnh sinh, cũng như những tiến bộ trong việc
điều trị các bệnh lý tim mạch bằng nhiều biện pháp điều trị mới, đã rất thành công
trong việc giảm tỉ lệ tử vong và tỉ lệ biến chứng.
Tuy nhiên, hiểu rõ được đặc điểm của bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp sẽ giúp
ích trong việc phòng ngừa và phân tầng nguy cơ để tiên lượng bệnh. Vì vậy, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu để thấy rõ được đặc điểm của những bệnh nhân có hội chứng
vành cấp ở người Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có hội chứng vành cấp
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCMV cấp
Cơn đau ngực kiểu mạch vành, và/hoặc
Có dấu hiệu biến đổi ST trên điện tâm đồ, và / hoặc
Có men tim tăng và diễn biến theo kiểu NMCT cấp.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân không thỏa tiêu chí đánh giá nguy cơ của các thang điểm như đau
ngực không điển hình và những bệnh nhân không ghi nhận được số điện thoại. Bệnh
nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp tiến hành
Chọn bệnh nhân
Bệnh nhân được chẩn đoán NMCT hoặc ĐTN không ổn định nhập bệnh viện Chợ
Rẫy và BV Đại Học Y Dược trong thời gian từ tháng 12/ 2006 đến tháng 6/ 2007.
Ghi nhận các thông số
Lâm Sàng
Tuổi, giới.
Tiền căn hút thuốc lá, béo phì, cao huyết áp.
Tiền căn tiểu đường, tiền căn gia đình có bệnh mạch vành sớm.
Tiền căn dùng thuốc aspirin
Tiền căn đau ngực 6 tuần gần đây, 24 giờ trước vào viện.
Mạch, huyết áp.
Cận Lâm Sàng
Dấu hiệu suy tim (dựa vào lâm sàng và siêu âm tim).
Biến đổi đoạn ST trên điện tâm đồ.
Các xét nghiệm sinh hóa (chỉ số creatin huyết thanh, đường huyết, SGOT, SGPT,
bilan lipid).
Men tim (troponin I).
Xử lý số liệu thông kê.
Nhập và quản lý dữ liệu bằng phần mềm Access 2003, số liệu được phân tích
thông kê nhờ phần mềm stata8.0.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu, phân tích các biến số liên tục như tuổi, huyết áp, chỉ số
cơ thể (BMI), creatinin huyết thanh tìm ra giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Với
các biến số rời rạc tính tỉ lệ phần trăm. Tất cả các phân tích được kết luận có ý
nghĩa thống kê khi p <0,05 (khoảng tin cậy 95%).
KẾT QUẢ
Tuổi trung bình của bệnh nhân
Bảng 1
Biến
số
Số
BN
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Tuổi 136 64,84 ± 12,10 38 87
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thể bệnh HCVC
Bảng 2
Chẩn đoán
Số
người
%
Đau thắt ngực không ổn
định
31 22,79
NMCT ST chênh lên 88 64,71
NMCT ST không chênh
lên
17 12,50
Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình theo nhóm tuổi và giới tính
Bảng 3
Nhóm
BMI trung bình BMI trung bình
của Nam của Nữ
tuổi
S n S n
< 40 23,54 1,86 16 27,51 2,65 2
40-50 23,75 3,94 22 21,47 2,35 3
50-60 23,27 3,00 24 22,66 4,02 11
60-70 20,88 2,94 21 21,86 3,55 22
>= 70 20,03 5,69 5 21,02 5,19 10
Toàn
nhóm
X = 22,47 ± 3,66 (min12,40 -max
31,22)
Tỉ lệ hút thuốc lá theo giới tính
Bảng.4
Hút thuốc
lá
Nam Nữ Tổng
Không
(n(%))
21
(23,86%)
48 (100%)
69
(50,74%)
Có (n(%))
67
(76,14%)
0 (0,00%)
67
(49,26%)
Tổng
88
(100%)
48 (100%)
136
(100%)
Phân bố bệnh đái tháo đường theo lứa tuổi và giới tính.
Bảng 5
Giới Tiểu
đường
Nhóm
tuổi (n(%))
Nam
(n,%)
Nữ
Tổng
<40 1 (6,67%) 0 (0,00%) 1 (3,23%)
40-50
4
(26,67%)
1 (6,25%)
5
(16,13%)
50-60
7
(46,67%)
6
(37,50%)
13
(41,94%)
60-70
2
(13,33%)
6
(37,50%)
8
(25,81%)
>=70 1 (6,67%)
3
(18,75%)
4
(12,90%)
Tổng
15
(100,00%)
16
(100,00%)
31
(100,00%)
Tỉ lệ tăng huyết áp trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 6
Huyết áp Tần số (n) Phần trăm
(%)
HA bình thường 40 29,41
Tăng HA 96 70,59
Tổng 136 100.00
Cholesterol toàn phần theo giới và nhóm tuổi
Bảng 7
Nam X=192,70 ±
48,53
Nữ
X=194,44 ±
47,38
Toàn
nhóm
X=193,32 ± 47,96
HDL-c theo giới và nhóm tuổi
Bảng 8
Nam X=36,65 ± 8,66
Nữ
X=37,81 ±
10,10
Toàn
nhóm
X=115,78 ± 45,45
LDL-c theo giới và nhóm tuổi
Bảng 9
Nam X= 113,04 ±
44,96
Nữ
X= 120,81 ±
46,37
Toàn
nhóm
X= 115,79 ± 45,45
Triglycerid theo giới và nhóm tuổi.
Bảng 10
Nam X= 218,12 ±
113,96
Nữ
X=
178,56±106,54
Toàn
nhóm
X= 204,16 ± 112,61
Số yếu tố nguy cơ (YTNC) theo phái tính
Bảng 11
Số YTNC Giới
n(%) 1 2 3 4 5
Nam
2
(2,27%)
19
(21,59%)
40
(45,45%)
21
(23,86%)
6
(6,82%)
Nữ
4
(8,33%)
20
(41,67%)
13
(27,08%)
9
(18,75%)
2
(4,17%)
Tổng
6
4,41
39
28,68
53
38,97
30
22,06
8
5,88
Nhận xét: Ở Nam giới BN có 3 yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao nhất (45,45%), trong
khi đó ở nữ tỉ lệ BN có 1 yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao nhất (41,67%). Số YTNC là 3
chiếm tỉ lệ cao nhất (38,97%) tính chung cho cả 2 giới.
Tỉ lệ phân suất tống máu (EF = ejection fraction), Creatinin, Troponin của mẫu
nghiên cứu
Lý do nhập viện của đối tượng nghiên cứu
Bảng 12
Lý do vào
viện
Tần số %
Đau hạ sườn
phải
1 0,74
Đau ngực 120 88,24
Đột quy 1 0,74
Hôn mê 1 0,74
Khó thở 5 3,68
Lý do vào
viện
Tần số %
Mệt 2 1,47
Nặng ngực 3 2,21
Ngừng thở 1 0,74
Oi ra máu 1 0,74
Khó thở và hôn
mê
1 0,74
Tổng 136 100,00
BÀN LUẬN
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
Nghiên cứu này được thực hiện trên 136 bệnh nhân HCVC. Qua khảo sát chúng tôi
đưa ra một số nhận xét về đặc điểm của mẫu nghiên cứu như sau:
Về tuổi
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 64,8 ± 12,1 cho cả hai giới (Bảng
1). Tuổi trung bình cao, phù hợp với các nghiên cứu trên đối tượng bệnh động mạch
vành cấp. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi 60-70.
Tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu Nguyễn Hải Cường(5) là
66,6±12,3 và tỉ lệ mắc bệnh cao (47,8%) ở lứa tuổi sau 65. Nghiên cứu của
Goncalces và cộng sự(7) cũng nêu lên con số tương tự (tuổi trung bình là 63,4 ±
10,8).
Tuổi là một yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh động mạch vành. Hầu hết các biến cố
tim mạch mới xuất hiện sau tuổi 65, nhất là ở phụ nữ và tỉ lệ tử vong do bệnh động
mạch vành tăng theo quy luật lũy thừa theo tuổi(12).
Về phái tính.
Tại Hoa kỳ, ở lứa tuổi < 60 chỉ có 1/17 phụ nữ là có biến cố bệnh động mạch vành
trong khi nam giới là 1/5. Cả hai phái đều có nguy cơ tim mạch như nhau nhưng nam
giới phát triển bệnh động mạch vành sớm hơn nữ giới 10 -15 năm. Anh hưởng của
nguy cơ giới tính lên bệnh động mạch vành là phụ thuộc cholesterol(13). Trong nghiên
cứu của chúng tôi tỉ lệ nữ mắc bệnh so với nam chỉ là 48/88. Chúng tôi nhận thấy là
tuổi mắc hội chứng động mạch vành cấp trong nghiên cứu này là 64,8 tuổi, có thể đây
là lý do giải thích tại sao bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ không thấp như các nghiên cứu
khác.
Hút thuốc lá.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nữ nào hút thuốc, trong khi đó
nam có hút thuốc lá chiếm tỉ lệ 76,14%. Tỉ lệ này là khá cao, tương tự với kết quả
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Cường(5) (tỉ lệ hút thuốc là 40,9% cho cả hai giới).
Hút thuốc lá là một yếu tố tiên đoán mạch mẽ của nhồi máu cơ tim nhưng không tiên
đoán cho cơn đau thắt ngực không biến chứng. Điều này có nghĩa là thuốc lá có tính
gây huyết khối hơn là gây xơ vữa động mạch(12). Hút thuốc lá gây tăng nguy cơ biến
cố tắc động mạch vành do huyết khối, ở BN đã có sang thương xơ vữa động
mạch(1,10).
Béo phì
Nghiên cứu của chúng tôi, BMI trung bình ở cả hai giới là 22,47 ± 3,66 (Bảng3.3). Ở
nam giới không có nhóm tuổi nào có BMI cao (>23), trong khi ở nữ nhóm tuổi < 40
thì có BMI trung bình là 27,5. Tuy nhiên, nhóm tuổi này chỉ có 2 BN nên không thỏa
mãn điều kiện đưa vào phân tích (Bảng 3). Có 31,62% (43 BN) thuộc nhóm béo phì
(BMI >25). Yếu tố béo phì chiếm tỉ lệ khá cao. Cả hai nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Hải Cường(5) và của Goncalces(7) đã không khảo sát chỉ số khối cơ thể. Nghiên cứu
“khảo sát yếu tố tiên lượng nặng và tử vong trong NMCT cấp ở người có tuổi tại bệnh
viện Thống Nhất” của Lê Thị Ba(4) có tỉ lệ thừa cân 9,4% (14 BN), thấp hơn so với
nghiên cứu của chúng tôi.
Đái tháo đường.
Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành được giải thích là do các yếu tố
nguy cơ truyền thống khác liên quan đến đái tháo đường như cao huyết áp, rối loạn
lipid. Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ phụ thuộc giới tính và tương tác mạnh với
cholesterol gây nên bệnh động mạch vành(12).
Số BN bệnh đái tháo đường mắc HCVC là 31, chiếm tỉ lệ 22,79% (18,18% ở nam
và 34,09% ở nữ)-(Bảng 5). Nghiên cứu của Nguyễn Hải Cường cũng nêu con số
tương tự. Trong nghiên cứu của Goncalces có 23,5% BN bệnh đái tháo đường(7).
Tăng huyết áp.
Tăng huyết áp là một nguy cơ chính, độc lập của bệnh động mạch vành. Tăng huyết
áp làm tăng nguy cơ tử vong tương đối do bệnh động mạch vành từ 1,5 đến 2 lần cho
cả hai nhóm đối tượng có nguy cơ cao và thấp(12).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ BN có tăng huyết áp mắc bệnh HCVC là
70,59% (96 BN). Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với kết quả của Nguyễn Hải Cường
(57,5%). Khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả thể
bệnh NMCT ST chênh lên. Tuy nhiên, tỉ lệ BN cao huyết áp trong nghiên cứu của tác
giả Goncalces và cộng sự là 61,7%, không có chênh lệch nhiều so với nghiên cứu của
chúng tôi.
Về rối loạn lipid máu.
Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa mức lipid máu và tỉ lệ mắc bệnh mạch
vành. Tăng cholesterol và giảm HDL là yếu tố nguy cơ chính, độc lập mắc bệnh động
mạch vành(9). Trong nghiên cứu này, tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu trong nhóm
mắc bệnh động mạch vành cấp là 13,97%. Tỉ lệ thấp này hơn nhiều so với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Hải Cường (57,5%). Trị số trung bình của cholesterol,
triglyceride, LDL-C trong nghiên cứu của chúng tôi, lần lượt là 115,78 mg%, 204,16
mg%, 115,79 mg%. Chỉ số LDL-C đều tăng ở hai phái tính (Bảng 7, 8, 9, 10).
Về số lượng yếu tố nguy cơ của từng bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có trường hợp nào có đủ 5 yếu tố nguy cơ
(hút thuốc lá, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, béo phì, tiền căn gia đình mắc bệnh
mạch vành sớm và rối loạn lipid máu). Số BN có 2 yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao
nhất (39,87%) và số bệnh nhân không có YTNC nào chiếm tỉ lệ 4,41% (Bảng 11).
Trong tất cả các YTNC, tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao nhất (70,59%) (Bảng 11).
Nghiên cứu của tác giả Goncalces(7) cho kết quả tương tự như nghiên cứu của chúng
tôi (61,7%). Trong khi đo, kết quả của Nguyễn Hải Cường(5) thì yếu tố tăng lipid máu
chiếm tỉ lệ cao nhất (65,6%).
Về đau ngực, suy tim, creatinin, men tim.
Hầu như đau ngực là lý do chính khiến bệnh nhân vào viện, tỉ lệ đau ngực khi vào
viện trong nghiên cứu của chúng tôi là 88,24%, chiếm tỉ lệ khá cao. Những triệu
chứng khác ít gặp hơn, điều này phản ánh triệu chứng điển hình trong hội chứng
vành cấp là đau ngực(10). Nghiên cứu của Nguyễn Hải Cường tỉ lệ BN đau ngực là
84,9%.
Men tim troponin I là chất chỉ điểm cho hoại tử tế bào cơ tim, kết quả nhiều nghiên
cứu cho thấy mức độ tăng troponin I tương quan đến độ nặng của bệnh và tỉ lệ xảy ra
biến cố tim mạch (tử vong hoặc nhồi máu cơ tim không tử vong). Trong nghiên cứu
FRISC, tỉ lệ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim trong vòng 40 ngày gia tăng từ 5,7% (ở
bệnh nhân có mức troponin thấp) lên 12,5%, 15,75% ở hai mức troponin cao hơn(1).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 91 bệnh nhân tăng troponin, chiếm tỉ lệ 66,91%
(Biểu đồ 1).
Nồng đồ creatinin trong máu bệnh nhân đánh giá chức năng thận và là yếu tố tiên
đoán độc lập nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch (đau ngực tái phát, nhồi máu cơ tim
hoặc tử vong)(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tăng creatinin máu là 27,21%
(Biểu đồ 1).
Suy tim trong nhồi máu cơ tim là một yếu tố tiên lượng nặng. Theo bảng phân loại
Killip, tỉ lệ tử vong tăng cao theo độ nặng của suy tim. Trong nghiên cứu của
chúng tôi số bệnh nhân suy tim trái (EF < 40%) chiếm tỉ lệ 21,37% (Biểu đồ 1)
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 136 bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp chúng tôi tìm ra được
những đặc điểm sau:
Tuổi mắc bệnh tương đối cao: 64,8
Phái nữ chiếm tỷ lệ cao: 35,3%
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: rối loạn lipid máu chỉ 13,97%, đái tháo
đường 22,79%, béo phì 31,62% và tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,59%.
Bệnh cảnh lâm sàng: triệu chứng đau ngực là thường gặp nhất và là nguyên nhân
chính khiến bệnh nhân vào viện. Suy tim trong bệnh cảnh hội chứng mạch vành cấp
chỉ có 21,37%.
Có đến 64,7% bệnh nhân là có ST chênh lên trên điện tâm đồ và 66,91% bệnh nhân
có tăng men tim troponin.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47_7835.pdf