Đặc điểm chung của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ 2

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3

1.3. Tổ chức bộ máy ở Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê 4

1.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cơ khí tại Công ty 7

Chương II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ 8

2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 8

2.2. Các chính sách kế toán chung tại Công ty 9

2.4. Đặc điểm kế toán các phần hành chủ yếu tại Công ty 12

2.4.1. Đặc điểm kế toán phần hành TSCĐ 12

2.4.2. Đặc điểm kế toán phần hành nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 13

2.4.3. Đặc điểm kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành 15

2.4.4.Đặc điểm kế toán phần hành tiền mặt 17

Đối chiếu, kiểm tra số liệu 18

Chương III: HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ 19

3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp 19

3.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê 19

3.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20

3.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 22

3.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 25

3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê. 30

3.3.1. Tập hợp chi phí sản xuất 30

3.3.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang 31

3.3.3. Tính giá thành sản xuất sản phẩm 32

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 34

1. Những ưu điểm đạt được 34

2. Những hạn chế còn tồn tại 35

3. Một số kiến nghị 36

KẾT LUẬN 38

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm chung của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt, Nhật ký chứng từ số 1 và Sổ cái TK 111. Hằng ngày, thủ quỹ có nhiệm vụ phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ, có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ liên quan để viết phiếu thu, phiếu chi. Cuối ngày thủ quỹ sẽ tập hợp để lên báo cáo quỹ. Kế toán tiền mặt tiến hành kiểm tra và lên bảng kê số 1( bên nợ TK 111) và Nhật ký chứng từ số 1( bên có TK 111).Từ số liệu trên Nhật ký chứng từ, kế toán ghi vào Sổ cái TK 111 và đối chiếu số liệu trên Sổ cái TK111với bảng kê số 1. Sơ đồ 2.6: Trình tự hạch toán tiền mặt Phiếu thu, phiếu chi Báo cáo quỹ Kiểm tra Nhật ký chứng từ 1 Sổ cái TK 111 Bảng kê số 1 ( Thủ quỹ) ( Kế toán tiền mặt) ( Kế toán tiền mặt) Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra số liệu Chương III HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ 3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê là doanh nghiệp quốc doanh hoạt động độc lập với lĩnh vực hoạt động tương đối rộng. Công ty không chỉ sản xuất các mặt hàng, phụ tùng phục vụ cho ngành than mà còn cho nhiều ngành khác như xi măng, giao thông…Chính vì thế các mặt hàng của Công ty rất đa dạng và phong phú cả về chủng loại và số lượng. Một số sản phẩm tiêu biểu như: các loại xích, sàng than, xe goòng…Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại.Toàn bộ NVL chính dùng để sản xuất ra sản phẩm nào thì được đưa trực tiếp vào phân xưởng đó. Từ đó Công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là từng phân xưởng sản xuất và từng loại sản phẩm. Và đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí là các đơn hàng và đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành của đơn hàng đó. Kỳ tính giá thành của Công ty là theo tháng. Do thời gian đi thực tế tìm hiểu chưa nhiều nên em xin trình bày phương pháp trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm phát sinh trong tháng 6/2007 và tính giá thành của sản phẩm Xe goòng 3 tấn. Đây là sản phẩm được sản xuất thường xuyên và đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. 3.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành tập hợp cho từng phân xưởng và từng loại sản phẩm cụ thể theo ba khoản mục: · Chi phí NVL trực tiếp. · Chi phí nhân công trực tiếp. · Chi phí sản xuất chung. 3.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là một doanh nghiệp công nghiệp, Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê luôn coi tiết kiệm NVL là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của cán bộ trong Công ty ở tất cả các khâu từ khi mua về đến khi đưa vào sản xuất. Ở đây, NVL đưa vào sản xuất đều được quản lý theo định mức do bộ phận phòng kỹ thuật lập. Mỗi loại sản phẩm đều có bảng dự toán chi phí và đưa xuống các phân xưởng, các quản đốc phân xưởng sẽ thực hiện phân công, phân phối NVL đến từng đối tượng lao động theo định mức kỹ thuật đã lập sẵn. Hàng tháng các phân xưởng được quyết toán với phòng vật tư. Hạch toán chi tiết NVL ở Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê áp dụng theo phương pháp Sổ số dư. Hằng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho NVL, thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho về mặt số lượng sau đó chuyển chứng từ cho kế toán vật tư trên cơ sở các phiếu giao nhận. Mỗi thẻ kho được đánh một số riêng và mở riêng cho một loại NVL, mỗi chứng từ ghi trên một dòng. Cuối tháng, cộng số lượng nhập - xuất rồi tính số lượng tồn kho cho từng loại NVL và ghi vào Sổ số dư theo chỉ tiêu số lượng. Căn cứ vào chứng từ do thủ kho chuyển đến, kế toán vật liệu tiến hành lập Bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn. Cuối tháng, lấy sổ số dư từ thủ kho rồi ghi một lần theo chỉ tiêu giá trị, đồng thời vào sổ kế toán tổng hợp. Sơ đồ 3.1. Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp sổ số dư Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Phiếu giao nhận chứng từ nhập Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn vật tư Phiếu giao nhận chứng từ xuất Sổ số dư Kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng Do đặc điểm sản xuất của Công ty là sử dụng nhiều loại NVL, mỗi lần nhập giá khác nhau, vì thế để phục vụ cho việc hạch toán được thường xuyên, liên tục, Công ty sử dụng giá bình quân theo tháng để ghi sổ. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị NVL. Căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ. = Giá bq của 1 đơn vị NVL x Lượng vật liệu xuất kho Trong đó: Giá bq của 1 đơn vị NVL Giá TTcủa VL tồn đầu kỳ + Giá TT của VL nhập trong kỳ = Số lượng của VL tồn đầu kỳ + Số lượng VL nhập trong kỳ Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán xác định giá trị NVL xuất sử dụng cho từng đối tượng, từng loại sản phẩm để ghi sổ cụ thể.(Biểu 01) Ví dụ: Giá trị NVL xuất sử dụng cho chế tạo sản phẩm Xe goòng 3 tấn trong tháng 6/2007 như sau: Ở công đoạn 1 : Vật liệu chính : 33 120 753 đ Ở công đoạn 2 : Vật liệu chính : 228 930 264 Vật liệu phụ : 4 932 174 đ Công cụ dụng cụ : 764 255 đ Ở công đoạn 4 : Vật liệu chính : 24 125 230đ Vật liệu phụ : 3 748 567 đ Kế toán định khoản như sau: CĐ1: Nợ TK 621 – Xe goòng 3 tấn : 33 120 753 Có TK 152 (1521) : 33 120 753 CĐ2 : Nợ TK 621 – Xe goòng 3 tấn : 234 626 693 Có TK 152 (1521) : 228 930 264 Có TK 152 (1522) :4 932 174 Có TK 153 : 764 255 Tương tự cho các sản phẩm khác, sau đó tiến hành lập bảng Phân bổ số 2 – Phân bổ nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ. (Biểu 02). Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp trên Bảng kê số 4 ( Biểu 07). 3.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Ở Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản xuất sản phẩm. Khoản tiền đó bao gồm: tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ…và các khoản phụ cấp. Bộ phận chi phí nhân công trực tiếp này chiếm khoảng 10 – 12 % chi phí sản xuất sản phẩm trong giá thành sản phẩm. Do đó, việc hạch toán đúng, đủ chi phí này có quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm. Sử dụng hợp lý lao động là tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động. Tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Như vậy, tiền lương là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất. Ngoài tiền lương, nguời lao động còn được hưởng các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp. Các khoản này doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất. Việc tính toán chi phí về tiền lương phải dựa trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong quá trình sản xuất. Việc tính đúng, tính đủ thù lao lao động sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động. Đó cũng chính là biện pháp tích cực góp phần giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà Công ty đặt ra cho công tác hạch toán chi phí nhân công ở Công ty mình. Chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán việc sử dụng thời gian lao động là Bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất, theo dõi thời gian làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ của mỗi người làm căn cứ để tính lương thời gian hoặc bảo hiểm xã hội phải trả cho bộ phân đó. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành trong kỳ của từng bộ phận, tổ, đội sản xuất làm căn cứ tính lương sản phẩm cho bộ phận đó. Ngoài ra còn có các chứng từ khác như: Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội của từng bộ phận, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội… Hiện nay, ở Công ty áp dụng hai hình thức trả lương: lương thời gian (áp dụng đối với bộ phận hành chính và gián tiếp) và lương sản phẩm (áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng, tổ, đội). Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công của các bộ phận, kế toán tính ra tiền lương thời gian cho từng đối tượng: = x x Trong đó: = Căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương theo quy định của mỗi loại sản phẩm, kế toán tính ra tiền lương sản phẩm cho mỗi bộ phận: = x Sau đó tính ra tiền lương của từng công nhân: = x x Trong đó: = Việc tính toán tiền lương thực tế phải trả dựa trên cơ sở tổng quỹ lương của Công ty và các chỉ tiêu về sản lượng, định mức kinh tế -kỹ thuật do cấp trên giao. Lương phải trả là căn cứ để tính kinh phí công đoàn. Mức lương cơ bản được xây dựng dựa trên quy định chung của Nhà nước theo cấp bậc, chức vụ, trình độ, tay nghề của từng người. Lương cơ bản là cơ sở để tính ra lương phải trả và là căn cứ để tính ra bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Công ty thực hiện trích các khoản theo tiền lương như sau: BHXH 20% lương cơ bản, trong đó: tính vào CPSX 15% khấu trừ vào lương 5% BHYT 3 % lương cơ bản, trong đó: tính vào CPSX 2% khấu trừ vào lương 1% KPCĐ 2% lương phải trả, trong đó : tính vào CPSX 2% Sau khi tính toán xong, kế toán tiến hành lập Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho từng bộ phận và lập bảng tổng hợp lương của toàn Công ty. Trên cơ sở các Bảng thanh toán, kế toán tiến hành vào Sổ chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương. Cụ thể quỹ tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất Xe goòng ở công đoạn 1 là 5 987 365 đ thì mức trích : Bảo hiểm xã hội: 5 987 365 x 15% = 898 105 Bảo hiểm y tế : 5 987 365 x 2% = 119 747 Tổng tiền lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất Xe goòng trong tháng 6/2007 là 14 540 750 đ thì mức trích KPCĐ là: Kinh phí công đoàn : 14 540 750 x 2% = 290 815 đ Kế toán định khoản như sau: a. Nợ TK 622 – Xe goòng 3 tấn : 14 540 750 Có TK 334 : 14 540 750 b. Nợ TK 622 – Xe goòng 3 tấn : 1 308 667 Có TK 338 : 1 308 667 : 898 105 :119 747 : 290 815 Tương tự cho các sản phẩm khác. Kết quả được phản ánh trên Bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.(Biểu 08). Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trên Bảng kê số 4 (Biểu 07). 3.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng, các đội sản xuất. Đó là các khoản chi phí về NVL, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Chi phí về nhân viên quản lý phân xưởng phát sinh được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các khoản tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ…phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí về nguyên vật liệu dùng trong phân xưởng như: vật liệu để sửa chữa nhà xưởng… Chi phí về công cụ dụng cụ được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các loại như máy hàn xách tay, bảo hộ lao động…Số vật liệu này có giá trị thấp cho nên khi phát sinh kế toán tính cả vào chi phí sản xuất trong kỳ mà không cần phải phân bổ đưa vào TK 242. Chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty được tính vào chi phí sản xuất chung là phần chi phí về dịch vụ điện, nước…dùng cho bộ phận sản xuất. Chi phí khác bằng tiền là những chi phí phát sinh trực tiếp bằng tiền trong phạm vi phân xưởng. Ngoài các chứng từ hạch toán ban đầu về vật liệu, tiền lương và các khoản trích theo lương tương tự đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, kế toán còn sử dụng các chứng từ sau đây: Chứng từ tập hợp khấu hao máy móc thiết bị sản xuất ở phân xưởng Hoá đơn chứng từ về chi phí dịch vụ mua ngoài. Chứng từ thanh toán đối với các khoản phát sinh trực tiếp bằng tiền… Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng một số tài khoản sau: TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng công đoạn và yếu tố chi phí phát sinh. TK 6271 – Chi phí sản xuất chung CĐ1 Trong đó : 62711 - Chi phí vật liệu 62712 – Chi phí lương 62714 – Chi phí khấu hao 62717 – Chi phí dịch vụ thuê ngoài … … TK 6272 – Chi phí sản xuất chung CĐ2 TK 6276 – Chi phí sản xuất chung CĐ4 ……. Toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp theo từng công đoạn sản xuất đến cuối tháng mới phân bổ cho từng loại sản phẩm trong công đoạn đó theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng Việc trả lương cho nhân viên quản lý phân xưởng ở Công ty được áp dụng theo hình thức lương thời gian. Hàng tháng, tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, đồng thời trích KPCĐ theo lương phải trả. Căn cứ vào lương cơ bản trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí. Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng ở công đoạn 1 trong tháng 6/2007 tập hợp như sau: Tổng tiền lương phải trả là 265 121 233 đ, Tổng quỹ lương cơ bản là 89 374 365 thì mức trích BHXH và BHYT là 15 193 642 và mức trích KPCĐ là 4 341 041. Kế toán định khoản như sau: a. Nợ TK 6271 : 265 121 233 Có TK 334 : 265 121 233 b. Nợ TK 6271 : 19 534 683 Có TK 338 : 19 534 683 : 4 341 041 : 1 787 487 : 13 406 155 Việc hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng cho các công đoạn khác cũng tương tự như vậy. * Hạch toán chi phí vật liệu Vật liệu xuất dùng cho phân xưởng sản xuất nhưng không tham gia trực tiếp vào sản xuất, không cấu thành thực thể sản phẩm, do đó không thể định lượng được hạn mức cho mỗi sản phẩm. Thuộc chi phí này gồm có các loại vật tư như: vật tư phục vụ sửa chữa máy móc thiết bị ở phân xưởng, vật tư văn phòng phục vụ phân xưởng… Căn cứ vào các phiếu xin lĩnh vật tư và các phiếu xuất kho vật tư cho từng bộ phận, kế toán ghi: Ở công đoạn 1: N ợ TK 6271 : 64 869 031 C ó TK 152 (1521) : 64 869 031 Ở công đoạn 2 N ợ TK 6272 C ó TK 152 (1521) Tương tự cho các công đoạn khác. * Hạch toán chi phí dụng cụ sản xuất Dụng cụ sản xuất ở Công ty bao gồm các loại : thước cặp, máy hàn xách tay, bảo hộ lao động như quần áo, mũ, kính hàn, găng tay... Những dụng cụ này được cấp phát theo định kỳ, thường là 1 hay 3 tháng một lần tuỳ theo tính chất công việc hoặc mức độ hao mòn của từng loại dụng cụ. Nhưng dù là thời gian sử dụng ngắn hay dài, Công ty chỉ thực hiện phân bổ một lần giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Căn cứ vào phiếu xin lĩnh dụng cụ sản xuất và các phiếu xuất kho dụng cụ cho từng bộ phận, kế toán ghi: Ở công đoạn 1: Nợ TK 6271 :17 714 704 Có TK 153 : 17 714 704 Cũng thực hiện tương tự đối với các công đoạn khác * Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất cơ khí, giá trị tài sản cố định của Công ty tương đối lớn chủ yếu là máy móc thiết bị cơ khí, có biến động ít và không thường xuyên. Hiện nay việc tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định ở Công ty được áp dụng và thực hiện như sau: - Đăng ký thời gian sử dụng cho tất cả các loại TSCĐ của Công ty và phải đăng ký bổ sung khi có biến động tăng giảm TSCĐ. - Áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính ( khấu hao đều): = =Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Trong đó Tỷ lệ khấu hao = Hàng tháng, căn cứ vào mức trích khấu hao của tài sản cố định, kế toán tiến hành tổng hợp và phân bổ cho từng đối tượng sử dụng. Ở công đoạn 1: Nợ TK 6271 : 144 610 896 Có TK 214 : 144 610 896 * Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài Bao gồm toàn bộ chi phí điện năng, nước và các dịch vụ khác để phục vụ sản xuất trong phân xưởng. Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng sản xuất trong công đọan 1 phát sinh trong tháng 6/2007 là 2 285 700 đ. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6271 : 2 285 700 Có TK 111 : 2 285 700 * Hạch toán chi phí bằng tiền khác Những chi phí bằng tiền khác không thuộc các khoản mục chi phí trên phát sinh trong phạm vi phân xưởng của Công ty thường là những chi phí họp giao ban sản xuất hoặc là những chi phí phục vụ cho việc tiếp khách trong phạm vi phân xưởng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6271 : 5 691 600 Có TK 111 : 5 691 600 Cuối tháng, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh theo từng công đoạn và tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm. Ví dụ: Toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong công đoạn 1 của tháng 6/2007 là 677 081 469 đ. Kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. = = 13 344 315 Tương tự cho các sản phẩm khác và các công đoạn khác. Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp trên Bảng kê số 4.(Biểu 03) 3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê. 3.3.1. Tập hợp chi phí sản xuất Các khoản mục chi phí trên sau khi hạch toán và phân bổ cho từng đối tượng, từng sản phẩm cụ thể sẽ được tổng hợp và kết chuyển vào bên Nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154 được mở chi tiết cho từng công đoạn và cho từng sản phẩm. Ví dụ: Đối với Xe goòng 3 tấn, kế toán tiến hành kết chuyển tuần tự các khoản mục chi phí trong từng công đoạn: CĐ1: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Nợ TK 1541( Xe goòng 3 tấn) : 33 120 753 Có TK 621 : 33 120 753 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 1541 (Xe goòng 3 tấn ) : 15 849 417 Có TK 622 : 15 849 417 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 1541 (Xe goòng 3 tấn ) : 13 344 315 Có TK 627 : 13 344 315 CĐ2 và CĐ 4 cũng hạch toán tương tự như trên. Trình tự hạch toán các sản phẩm khác cũng tương tự như vậy. Việc tổng hợp chi phí sản xuất được thực hiện trên Bảng kê số 4 (Biểu 07) Để có thể theo dõi, quản lý và phân loại các khoản chi phí phát sinh trong kỳ nhằm mục đích phân tích cơ cấu chi phí và xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán cần phải tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. Việc tập hợp này được thực hiện trên Nhật ký chứng từ số 7. Phần I.Chi phí sản xuất kinh doanh .(Biểu 09) Cuối tháng, kế toán cộng số phát sinh của các tài khoản, rút số dư cuối tháng, khoá sổ và vào sổ cái các tài khoản (biểu 10). 3.3.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang ở Công ty là những sản phẩm đang trong quy trình chế tạo, chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra chất lượng để có thể nhập kho hoặc giao kho cho khách hàng. Giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí NVL trực tiếp, chỉ tính vào giá trị sản phẩm dở dang phần chi phí NVL trực tiếp, còn các chi phí khác như chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong tháng. Cuối tháng, căn cứ vào giá trị NVL đã xuất sử dụng trong tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng và số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng để tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: = x Ví dụ: Đối với sản phẩm Xe goòng 3 tấn (CĐ2) Giá trị SPDD đầu kỳ là : 247 476 821 Giá trị NVL xuất dùng trong tháng là : 234 626 693 Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng là : 10 chiếc Số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng là : 5 chiếc Kế toán tính ra giá trị SPDD cuối tháng là =x 5 = 154 510 409 Đối với những sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng, có thể có sản phẩm dở dang hoặc cũng có thể không nếu như sản phẩm đó phát sinh và hoàn thành ngay trong tháng. Khi đó, giá thành sản phẩm cũng chính là chi phí sản xuất phát sinh trong tháng. Ví dụ: Đối với sản phẩm Xích MC Skat 80 được sản xuất theo đơn đặt hàng trong tháng 6/2007 Giá trị SPDD đầu kỳ : 0 Giá trị SPDD cuối kỳ : 0 Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng : 449.595.882,6 Tổng giá thành sản phẩm : 449.595.882,6 3.3.3. Tính giá thành sản xuất sản phẩm Vào thời điểm cuối tháng, sau khi đã tổng hợp, tính toán được về số liệu chi phí sản xuất tháng, kế toán giá thành tiến hành tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí nên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo khoản mục chi phí ( phương pháp giản đơn). = + - Cuối tháng, căn cứ vào kết quả tổng hợp chi phí theo từng khoản mục và kết quả xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành lập Thẻ tính giá thành cho từng loại sản phẩm. (Biểu 11) Đối với Xe goòng 3 tấn : Ở công đoạn 1: - Giá trị SPDD đầu kỳ : 43 054 693 - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ : 62 314 485 - Giá trị SPDD cuối kỳ : 0 Tổng giá thành sản xuất sản phẩm Xe goòng 3 tấn (CĐ1) = 43 054 693 + 62 314 485 = 105 369 178 Ở công đoạn 2: - Giá trị SPDD đầu kỳ : 247 476 821 - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ : 283 007 970 - Giá trị SPDD cuối kỳ : 154 510 409 Tổng giá thành sản xuất sản phẩm Xe goòng 3 tấn (CĐ2) = 247 476 821 + 283 007 970 – 154 510 409 = 375 974 382 Ở công đoạn 4: - Giá trị SPDD đầu kỳ : 0 - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ : 57 210 577 - Giá trị SPDD cuối kỳ : 0 Tổng giá thành sản xuất sản phẩm Xe goòng 3 tấn (CĐ4) = 57 210 577 Như vậy, tổng giá thành sản xuất Xe goòng 3 tấn hoàn chỉnh là : 105 369 178 + 375 974 382 + 57 210 577 = 538 554 137 đ = = 53 855 413,7đ /chiếc MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Những ưu điểm đạt được Trong những năm qua, do nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt, Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức, hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động của công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Những thành công đã đạt được là: Thứ nhất, về bộ máy kế toán Đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty đa số có kinh nghiệm công tác, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có trình độ Đại học hoặc tương đương, sử dụng thành thạo máy vi tính và nhiệt tình với công việc, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, phân cấp, phân nhiệm cụ thể tạo điều kiện cho việc thực hiện nghiệp vụ chuyên trách cũng như phân phối - kết hợp trong công tác chung giữa kế toán viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Kế toán trưởng trong việc chỉ đạo nghiệp vụ chung của Phòng, tham mưu và giúp việc có hiệu quả cho giám đốc về tình hình tài chính cũng như tình hình hạch toán kinh doanh của Công ty. Về hình thức sổ sách kế toán Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như quy định chung của ngành, việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ là bắt buộc. Với một khối lượng công việc lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên tục và đa dạng song việc tổ chức hạch toán ban đầu cũng như hạch toán tổng hợp ở Công ty được thực hiện chính xác và kịp thời, phản ánh đúng đối tượng và thời điểm phát sinh chi phí. Sổ sách kế toán đầy đủ và đúng mẫu biểu quy định. Về công tác tổ chức thống kê phân xưởng Đội ngũ nhân viên thống kê phân xưởng của Công ty được tổ chức chặt chẽ và được đào tạo nghiệp vụ cơ bản, đáp ứng được yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát và ghi chép ban đầu về tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, thành phẩm, về việc chấm công tại phân xưởng sản xuất, về tình trạng máy móc thiết bị sản xuất, về chất lượng sản phẩm…cung cấp thông tin về số liệu cho kế toán cũng như các bộ phận khác có liên quan. Về nghiệp vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm. - Hạch toán chi phí nguyên vật liệu Do đặc điểm của Công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng cơ khí, nguyên vật liệu nhiều về khối lượng, đa dạng về chủng loại và thường xuyên biến động, vì thế việc tổ chức hạch toán hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp. Nguyên vật liệu khi xuất sử dụng được căn cứ theo “Phiếu lĩnh vật tư” từ phân xưởng trên cơ sở kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao đối với từng nhóm sản phẩm cụ thể và được theo dõi, đối chiếu cả về số lượng lẫn giá trị giữa thủ kho và kế toán vật tư. - Hạch toán chi phí nhân công Công ty áp dụng hai hình thức trả lương như hiện nay là phù hợp theo xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất. Việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm hoàn thành vừa phản ánh đúng mức hao phí lao động vừa có tác dụng khuyến khích công nhân gắn bó với Công ty, tăng năng suất và chất lượng hiệu quả công việc. Hiện nay ở Công ty tồn tại hai mức lương: Lương cơ bản: là mức lương tính theo chức vụ chuyên môn và tay nghề bậc thợ, đây là mức lương tối thiểu mà người lao động có thể nhận được. Lương thu nhập: là mức lương đã điều chỉnh, cân đối với kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành và áp dụng cho từng loại sản phẩm cụ thể là hợp lý. - Kỳ tính giá thành Việc xác định kỳ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm theo tháng là đúng đắn, điều này không những giúp cho việc hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0759.doc
Tài liệu liên quan