Ở quyết định 186 TC - CĐKT ngày 14/3/1995 , Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống mẫu biểu chứng từ kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành nói riêng ở Xí nghiệp chưa đồng bộ, chưa thống nhất. Các chứng từ kế toán ban đầu nói chung, các chứng từ kế toán ban đầu phục vụ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất - tính giá thành nói riêng vẫn là những chứng từ mẫu cũ.Việc áp dụng chứng từ kế toán ở Xí nghiệp còn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ, vì thế các thông tin kinh tế từ chứng từ kế toán chưa thật đầy đủ, phần nào làm giảm khả năng cung cấp thông tin kinh tế vốn có của công tác kế toán. Để khắc phục điều đó, Xí nghiệp nên áp dụng đồng bộ các chứng từ kế toán theo quyết định 186 TC-CĐKT nói trên để đảm bảo tính thống nhất của các thông tin kinh tế mà kế toán phản ảnh, từ đó tăng cường hiệu quả quản lý của Xí nghiệp.
29 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xí nghiệp in Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y 24/6/2003 Xí nghiệp in Thái Bình Lãnh đạo Xí nghiệp bầu ra.
Hội đồng quản trị gồm có:
Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc điều hành.
Phó chủ tịch HĐQT kiêm phó giám đốc phụ trách sản xuất.
Uỷ viên HĐQT kiêm Kế toán trởng.
Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc điều hành: Là người đại diện cho pháp nhân điều hành toàn Xí nghiệp, đồng thời là người điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Xí nghiệp theo pháp luật, điều lệ Xí nghiệp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của HĐQT.
Phó chủ tịch HĐQT kiêm phó giám đốc phụ trách sản xuất: Là người trực tiếp điều hành sản xuất, chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả những việc được phân công quản lý, điều hành.
Uỷ viên HĐQT kiêm Kế toán trưởng.
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp in Thái Bình được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, được tổ chức, sắp xếp thành 3 phòng ban nghiệp vụ:
Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp điều động cán bộ, công nhân viên trong toàn Xí nghiệp, về chế độ khen thưởng, xử phạt, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng lịch trình làm việc, tiếp khách, và bảo đảm an toàn cho Xí nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng kế hoạch sản xuất - vật tư: có chức năng điều hành, giám sát việc tổ chức sản xuất và kinh doanh ở các phân xưởng và trong toàn Xí nghiệp, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho các loại sản phẩm, xây dựng các kế hoạch sản xuất theo hợp đồng, tổ chức quản lý, phân bổ nguyên vật liệu và thành phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh số liệu hiện có và tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, hạch toán quá trình SXKD, phản ánh tình hình SXKD và kết quả SXKD trong từng kỳ hạch toán. Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu, chi tài chính, kiếm tra việc xuất nhập và sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chế độ chính sách quản lý kinh tế và kỷ luật tài chính của Nhà nước. Thường xuyên phản ảnh và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho giám đốc Xí nghiệp để có những quyết định chuẩn xác, kịp thời cho hoạt động SXKD của Xí nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, đồng thời giúp cho Giám đốc nắm được thực trạng tài chính của Xí nghiệp.
1.4. Tổ chức sản xuất ở Xí nghiệp in Thái Bình.
Mô hình tổ chức sản xuất ở Xí nghiệp in Thái Bình được căn cứ vào đặc điểm của quy trình công nghệ in. Xí nghiệp có 3 phân xưởng sản xuất là phân xưởng in OFSET, phân xưởng tổng hợp và phân xưởng sách. Hai kho nguyên vật liệu và thành phẩm được phòng kế hạch sản xuất - vật tư trực tiếp quản lý.
Trong từng phân xưởng, việc sản xuất được bố trí theo dây chuyền. Các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một dây chuyền sản xuất khép kín để sản xuất hàng loạt các sản phẩm, hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
* Phân xưởng in OFSET: phân xưởng này có nhiệm vụ in ấn các loại ấn phẩm màu, có hình thức đẹp và hoàn chỉnh. Phân xưởng có 4 tổ được bố trí theo dây chuyền sản xuất: tổ chế bản in điện tử và 3 tổ in OFSET 1, 2, 3. Đây chính là phân xưởng hiện đại nhất của Xí nghiệp, chiếm phần lớn năng lực sản xuất của đơn vị trong nhiều năm qua.
* Phân xưởng tổng hợp: gồm tổ cơ điện và tổ in TYPO, làm nhiệm vụ sửa chữa máy móc, thiết bị, in ấn các tài liệu ngắn đơn giản theo các hợp đồng nhỏ.
* Phân xưởng sách: gồm có 3 tổ sách 1, 2 và 3 có nhiệm vụ hoàn thành sản phẩm. ở đây thực hiện công đoạn cuối của quy trình sản xuất: cắt, khâu và đóng gói sản phẩm trước khi nhập kho thành phẩm.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất ở Xí nghiệp in Thái Bình như ở sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.2 : tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
ở Xí nghiệp in tháI bình.
Chủ tịch HĐQT Giám đốc điều hành
Phó chủ tịch HĐQT Phó giám đốc phụ trách sản xuất
phân xưởng
in OFSET
Tổ chế bản
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế
toán tài vụ
Tổ OFSET 1
Tổ OFSET 2
Tổ OFSET 3
Phân xưởng
tổng hợp
Tổ cơ điện
Tổ in TYPO
Phân xưởng
sách
Tổ sách 1
Tổ sách 2
Tổ sách 3
Phòng KH
sản xuất -vật tư
Kho nguyên
vật liệu
Kho thành
phẩm
Điều hành trực tuyến
Điều hành chức năng
Quản lý và chỉ đạo trực tiếp
Phần thứ hai: đặc điểm tổ chức kế toán tại xí nghiệp in tháI bình.
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở Xí nghiệp
Căn cứ vào quy mô và đặc điểm của công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu của công tác quản lý kinh tế, tài chính của đơn vị, bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và bố trí phòng kế toán tài vụ, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Xí nghiệp. Với hình thức tổ chức của phòng kế toán tài vụ như vậy, biên chế gọn, tập trung số liệu nhanh, dễ phân công công tác.
Bộ máy kế toán của Xí nghiệp bao gồm 4 người.
*Một kế toán trưởng : Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc Xí nghiệp và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của Xí nghiệp. Kế toán trưởng là người tham mưu cho giám đốc Xí nghiệp chỉ đạo việc thực hiện toàn bộ công tác tổ chức kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lý kinh tế. Kế toán trưởng là người tổ chức thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ, quyền hạn theo chức năng, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận trong phòng kế toán, điều hành mọi mặt công tác của phòng kế toán.
*Một kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành, theo dõi tiền lương, bảo hiểm và theo dõi tài sản cố định, tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp các chi phí sản xuất theo yếu tố để tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, theo dõi thành phẩm và việc tiêu thụ thành phẩm, tình hình biến động của TSCĐ và khấu hao TSCĐ, tổ chức tổng hợp số liệu của các bộ phận kế toán để lập báo cáo kế toán cuối kỳ, theo dõi tình hình biến động về cán bộ, công nhân viên, làm căn cứ và kết hợp với bảng chấm công của các bộ phận để tính lương và các khoản bảo hiểm theo đúng các chế độ quy định của Nhà nước.
* Một kế toán nguyên vật liệu, công cụ và dụng cụ, vốn bằng tiền, giao dịch với ngân hàng và thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và tổng hợp việc nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, theo dõi chặt chẽ việc mua sắm và xuất dùng dụng cụ và công cụ lao động nhỏ, theo dõi chặt chẽ tình hình tăng, giảm, số hiện có của từng loại vốn bằng tiền, vốn vay, vốn trong thanh toán, giám sát tình hình thanh toán, thu chi tiền phục vụ SXKD của Xí nghiệp một cách kịp thời, theo dõi tình hình trích nộp các khoản phải nộp ngân sách, theo dõi chặt chẽ biến động của số dư TK tại ngân hàng (cả TK tiền gửi, tiền vay và ngoại tệ).
* Một thủ quỹ: là người duy nhất có nhiệm vụ bảo quản và thực hiện các công việc thu chi tiền mặt và những chứng từ có giá trị như tiền, theo dõi chặt chẽ dòng tiền mặt thu chi trong Xí nhiệp, lập báo cáo quỹ đầy đủ theo quy định của nhà nước.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp in Thái Bình được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 : tổ chức bộ máy kế toán Xí nghiệp
Kế toán trưởng
Kế toán
Nguyên vật
liệu,côngcụ,
dụng cụ,vốn
bằngtiền,
ngân hàngvà
thanh toán
Kế toán
Tập hợp chi
phí sản xuất,
giá thành,
tiền lương
BH,TSCĐ,
và tổng hợp
Thủ
quĩ
2.2 Tổ chức vận dụng kế toán tại xí nghiệp.
Xí nghiệp in Thái Bình hiện đang áp dụng chế độ kế toán, hệ thống TK kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính, Xí nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Đặc điểm chủ yếu của Phương pháp này là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp, việc ghi sổ kế toán theo thứ tự thời gian tách rời với việc ghi sổ kế toán theo hệ thống trên hai loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản.
Sổ sách kế toán trong hình thức này bao gồm:
+ Sổ cái: là sổ phân loại (ghi theo hệ thống) dùng để hạch toán tổng hợp.
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng. Mọi chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đều phải đăng ký vào sổ này để lấy số hiệu và ngày tháng. Số hiệu của chứng từ ghi sổ được đánh liên tục từ đầu tháng đến cuối tháng. Ngày tháng trên chứng từ ghi sổ tính theo ngày ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Bảng cân đối TK: dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn.
+ Các sổ và thẻ hạch toán chi tiết: dùng để phản ánh các đối tuợng cần hạch toán chi tiết (vật liệu, dụng cụ, TSCĐ, chi phí SX ...).
+ Chứng từ ghi sổ: thực chất là sổ định khoản theo kiểu tờ rời để tập hợp các chứng từ gốc cùng loại, sau khi vào sổ đăng ký, chứng từ ghi sổ mới được dùng làm căn cứ vào sổ cái.
Trình tự ghi sổ kế toán ở hình thức chứng từ ghi sổ như sau :
- Hàng ngày (hay định kỳ) căn cứ chứng từ gốc đã kiểm tra hợp lệ để phân loại rồi lập chứng từ ghi sổ. Các chứng từ gốc cần ghi sổ chi tiết đồng thời ghi vào sổ kế toán chi tiết.
- Các chứng từ thu, chi tiền mặt hàng ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển cho kế toán.
- Căn cứ chứng từ ghi sổ đã lập để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái các TK.
- Cuối tháng, căn cứ các sổ (thẻ) kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết, căn cứ vào sổ cái các TK để lập các bảng cân đối số phát sinh các TK.
- Cuối tháng kiểm tra đối chiếu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết, giữa bảng cân đối số phát sinh các TK và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ cân đối của phương pháp này là :
Tổng số tiền Tổng số phát sinh bên nợ (hoặc bên có)
Trên sổ đăng ký = của tất cả các TK trong sổ cái
Chứng từ ghi sổ (hay bảng cân đối TK)
Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.2 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Sổ quĩ
Chứng từ gốc
(bảng tổng hợp CT gốc)
Sổ thẻ hạch
toán chi tiết
Sổ đăng ký
CT ghi sổ
chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối TK
Báo cáo kế toán
Bảng tổng
hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
(1) (1)
(2)
(3) (5)
(4)
(6)
(8)
(7)
(9) (9)
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ mà Xí nghiệp áp dụng là dễ ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công công tác và áp dụng vi tính trong công tác kế toán. Việc mở sổ, ghi sổ kế toán ở Xí nghiệp được thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định, phù hợp với hình thức kế toán mà Xí nghiệp áp dụng, đáp ứng được những nhu cầu của Bộ máy quản lý Xí nghiệp đặt ra trong công tác hạch toán kế toán hoạt động SXKD.
Cũng như bất kỳ một đơn vị sản xuất nào, Xí nghiệp in Thái Bình sử dụng kế toán như là một công cụ đắc lực để quản lý và phát triển tài sản của mình trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Mặc dù sản phẩm của Xí nghiệp chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu văn hoá, chính trị, xã hội, nhưng trong môi trường SXKD ở cơ chế thị trường đòi hỏi việc sản xuất phải có hiệu quả. Vì vậy, đối với Xí nghiệp việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là vấn đề quan trọng. Chính vì thế, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp là khâu trọng yếu của công tác kế toán.
- . Hệ thống chứng từ kế toán - sổ kế toán.
Xí nghiệp in Thái Bình hiện đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, trình tự luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán ở Xí nghiệp được miêu tả như sau:
Từ các chứng từ gốc, kế toán phân loại và ghi vào sổ, thẻ hạch toán chi tiết các khoản mục theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, sản phẩm), lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, mở sổ chi phí sản xuất chi tiết cho từng phân xưởng, từng sản phẩm theo các khoản mục tính giá. Số liệu ghi vào sổ chi phí sản xuất là số liệu ở các chứng từ ghi sổ đã được lập. Tiếp đó ghi sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627 và TK 154 vào cuối kỳ (kỳ hạch toán của Xí nghiệp là một tháng). Đồng thời tiến hành tổng hợp số liệu đã theo dõi ở sổ chi phí sản xuất theo từng khoản mục cho mỗi loại sản phẩm ở từng phân xưởng . Số liệu tổng hợp đó là căn cứ để tính giá thành sản phẩm sau này.
Như vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện trên sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng phân xưởng cho từng loại sản phẩm và sổ cái TK154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, cùng các TK621, 622, 627. Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng phân xưởng là các chứng từ gốc, các bảng phân bổ chi phí và các chứng từ ghi sổ có liên quan, còn để tổng hợp chi phí sản xuất toàn Xí nghiệp thì dựa vào các chứng từ ghi sổ.
- . Phương pháp kế toán.
Nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất ở Xí nghiệp có nhiều loại, bao gồm các chủng loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính: giấy các loại, mực các loại.
+ Nguyên vật liệu phụ: keo dán các loại, chỉ khâu các loại, bản in các loại, gôm các loại..
+ Nhiên liệu: dầu hoả, dầu nhờn...
Tùy theo từng loại sản phẩm mà tỷ trọng nguyên vật liệu chính trong sản phẩm có sự thay đổi nhưng nhìn chung chi phí nguyên vật liệu chính chiếm khoảng 80% tổng chi phí sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp.
Phần lớn nguyên vật liệu của Xí nghiệp là mua ngoài. Giá trị nguyên vật liệu mua về nhập kho được xác định theo giá thực tế.
Giá thực tế nguyên vật liệu mua ngoài
=
Giá mua ghi
trên hoá đơn
+
Các chi phí mua thực tế
(phí vận chuyển, bốc xếp...)
Khi xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất, kế toán tính giá trị theo giá thực tế bình quân gia quyền. Phương pháp này phù hợp với Xí nghiệp vì có tần suất nhập xuất nguyên vật liệu lớn.
Theo đó, kế toán căn cứ theo giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ để xác định giá bình quân 1 đơn vị vật liệu (đơn giá bình quân).
Đơn giá
bình quân
=
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ
+
Số lượng nhập trong kỳ
Sau đó căn cứ vào lượng vật liệu xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế của vật liệu xuất trong kỳ.
Giá thực tế vật liệu xuất trong kỳ
=
Số lượng vật liệu xuất kho
x
Đơn giá bình quân
Kế toán Xí nghiệp sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất.
Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất, kế toán ghi trực tiếp cho từng phân xưởng, từng sản phẩm .
Trình tự tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
Sau khi ký hợp đồng với khách hàng về sản phẩm, phòng kế hoạch sản xuất vật tư tiến hành lên định mức vật liệu xuất cho phân xưởng sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư ghi vật liệu được xuât cho loại sản phẩm nào, phân xưởng nào sản xuất, kế toán căn cứ vào phiếu đó để phân bổ cho loại sản phẩm tương ứng.
2.3 Tổ chức kế toán một số phần hành chủ yếu của xí nghiêp.
Về kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho SX
Trong công tác kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất, Xí nghiệp coi tất cả nguyên vật liệu chính, phụ và một số công cụ, dụng cụ nhỏ dùng vào sản xuất đều là nguyên vật liệu và đều được hạch toán từ TK152 - Nguyên vật liệu vào TK621 - Chi phí NVL trực tiếp. Điều này không đúng với quy định. Trong danh mục nguyên vật liệu của Xí nghiệp, một số loại sau đây nên được coi là công cụ, dụng cụ và cần được thể hiện ở TK153 - công cụ, dụng cụ:
- Danh mục số 52 : Bóng đèn phơi.
- Danh mục số 65 : Kim khâu
- Danh mục số 64 : Lưỡi dao
- Danh mục số 66 : Kim móc ......
Các danh mục này được theo dõi trên TK153 thì khi tập hợp chi phí sản xuất - khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp - TK621 sẽ không có, như thế mới đúng và chính xác.
Khi xuất dùng các công cụ, dụng cụ đó cho sản xuất, chúng vẫn cấu thành trong giá thành sản phẩm nhưng không phải là ở TK621 mà là ở TK 627.3- Chi phí dụng cụ, điều đó đảm bảo cho việc tập hợp chi phí sản xuất đúng khoản mục cấu thành trong giá thành sản phẩm.
+ Vấn đề hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung ở Xí nghiệp chỉ bao gồm 3 loại là : chi phí nhân viên phân xưởng (TK 627.1), Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 627.4), chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 627.7), song do không phân biệt công cụ lao động trong danh mục nguyên vật liệu mà Xí nghiệp đã bỏ qua chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng ( TK 627.2) và chi phí dụng cụ sản xuất ở phân xưởng (TK627.3). Như vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất chung (TK 627) không đầy đủ và không đúng đối tượng, dẫn tới cơ cấu chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm thiếu chính xác, thông tin kinh tế từ đó chưa được đầy đủ và xác thực. Chính từ sự tập hợp chi phí sản xuất chung không đầy đủ, thiếu khoản mục như vậy nên khi phân bổ chi phí sản xuất chung trong Xí nghiệp không được chính xác làm ảnh hưởng tới sự chính xác của giá thành sản phẩm.
+ Về TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ
TSCĐ của Xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản của Xí nghiệp, chủ yếu là máy móc sản xuất hiện đại, có giá trị lớn. Vấn đề đặt ra là phấn đấu sử dụng TSCĐ có hiệu quả để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư nhanh. Nguồn hình thành TSCĐ là máy móc thiết bị, chủ yếu là từ nguồn vốn vay Ngân hàng, Xí nghiệp phải chịu một khoản trả lãi tiền vay không nhỏ. Riêng quý I năm 2007 số dư vay dài hạn và ngắn hạn đầu tư cho thiết bị máy móc đã là 7.644.500.45đ.
Do vậy, việc sử dụng TSCĐ làm sao có hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của Xí nghiệp khi mà chi phí khấu hao TSCĐ của bộ phận sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm. Theo báo cáo quyết toán quý 2 năm 2007, tỷ trọng khấu hao TSCĐ trong giá thành 1 đơn vị sản phẩm (quy chuẩn) là 2%. ở Xí nghiệp TSCĐ là thiết bị máy móc sản xuất có giá trị lớn (trị giá hơn 6 tỷ đồng), hàng tháng mức trích khấu hao của 1 số thiết bị này lên tới 78 triệu đồng, chiếm khoảng 12% trong giá thành sản xuất của Xí nghiệp. Theo em, để giải quyết vấn đề trên, khi vay vốn Ngân hàng để mua sắm mới TSCĐ Xí nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét hiệu quả của việc đầu tư, mua sắm TSCĐ đó có lợi cho sản xuất kinh doanh hay không. Hơn nữa quá trình sử dụng và quản lý TSCĐ (nhất là máy móc thiết bị sản xuất) đòi hỏi phải phát huy hết công suất máy móc, thiết bị, qua đó tiết kiệm được chi phí đầu vào, đây là yếu tố tích cực để hạ giá thành sản phẩm.
Cách tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất ở Xí nghiệp hiện nay là tính gộp khấu hao phải trích cho tổng số TSCĐ của các phân xưởng, sau đó phân bổ đều cho từng phân xưởng theo tỷ lệ tiền lương của công nhân sản xuất. Theo em, cách tính này không đảm bảo chính xác và chưa hợp lý. Xí nghiệp nên tính khấu hao phải trích trực tiếp cho từng phân xưởng sản xuất. Phân xưởng nào dùng loại thiết bị gì thì tính mức khấu hao cho phân xưởng đó theo trang thiết bị được sử dụng. Có như thế khi hạch toán giá thành sản xuất ra sản phẩm ở từng phân xưởng mới đảm bảo chính xác, công bằng, tạo điều kiện để tăng cường công tác quản lý thiết bị máy móc dùng cho sản xuất cả về số lượng, chất lượng cũng như giá trị thiết bị.
+ Về chi phí nhân viên phân xưởng :
Nên tính trực tiếp cho từng phân xưởng, không nên tập hợp rồi phân bổ như cách làm hiện nay của Xí nghiệp. Khi tính trực tiếp chi phí nhân viên phân xưởng cho từng phân xưởng sản xuất, Xí nghiệp sẽ tính chính xác và có thông tin chính xác về vấn đề sử dụng lao động gián tiếp và hiệu quả quản lý cụ thể của đội ngũ này ở từng phân xưởng. Trên cơ sở đó có những biện pháp tổ chức sản xuất cụ thể, hợp lý cho từng phân xưởng đảm bảo hạ thấp chi phí quản lý sản xuất trong giá thành sản phẩm ở ngay từ nơi phát sinh ra chi phí đó. Nếu làm như vậy, chi phí sản xuất chung cần phân bổ cho từng phân xưởng lúc này chỉ còn lại khoản mục dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền mà thôi. Khi đó việc phân bổ chi phí này trở thành đơn giản, nhanh chóng, thông tin về giá thành sẽ đến sớm hơn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp nhưng mức độ chính xác thì cao hơn cách làm hiện nay của Xí nghiệp, giá thành đối với từng lại sản phẩm chắc chắn sẽ có sự thay đổi, chính xác hơn.
Phần thứ ba: đánh giá bộ máy quản lý tổ chức tại xí nghiệp.
1. Về tổ chức bộ máy quản lý.
Để giảm bớt chi phí quản lý, Xí nghiệp đã tinh giảm bộ máy đến mức thấp nhất số lao động ở các phòng ban. Bộ máy kế toán của Xí nghiệp tất cả chỉ có 4 người, trong đó đã có 1 kế toán trưởng và 1 thủ quỹ.
Toàn bộ các phần hành kế toán, nhất là kế toán quá trình sản xuất cũng chỉ do 2 người tiến hành. Mặt khác toàn bộ công tác kế toán chỉ tập trung ở phòng kế toán Xí nghiệp mà không có các nhân viên hạch toán ở các phân xưởng sản xuất hỗ trợ. Điều này chỉ phù hợp khi Xí nghiệp hoạt động bình thường. Vào những thời điểm “nóng” trong năm kế toán (thường là quý 3 và quý 4 hàng năm), khối lượng khách hàng nhiều, hoạt động sản xuất sôi động thì với bộ máy kế toán mỏng như vậy, các cán bộ kế toán sẽ rất vất vả và khó có thể đảm bảo là không mắc những thiếu sót trong quá trình hạch toán, theo dõi, tổ chức và quản lý các phần hành kế toán. Xí nghiệp cần nghiên cứu để có biện pháp hỗ trợ cho phòng kế toán làm tốt chức năng của mình.
Theo em có 2 cách:
- Hoặc là Xí nghiệp biên chế thêm từ 1 đến 2 cán bộ kế toán cho phòng kế toán. Giải pháp này sẽ làm giảm cường độ vất vả cho các cán bộ kế toán, các phần hành kế toán được phân công cho nhiều người hơn sẽ làm cho công tác theo dõi, quản lý và hạch toán nói chung có hiệu quả hơn, sâu sắc hơn. Tuy nhiên, như thế, trong chi phí quản lý sẽ tăng thêm làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh trong Xí nghiệp, nhưng hiệu quả quản lý kinh tế như thế sẽ tốt hơn.
Hoặc là Xí nghiệp bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê kinh tế cho đội ngũ nhân viên phân xưởng để họ thu thập các số liệu, chứng từ ban đầu của công tác kế toán gửi về phòng kế toán để sử lý và tổng hợp - làm như vậy, công tác quản lý kinh tế sẽ cụ thể hơn, toàn diện hơn và sâu sắc hơn. Các thông tin kinh tế được phản ánh từ chính nơi phát sinh chi phí sản xuất sẽ đầy đủ hơn, kịp thời hơn và hơn cả là công tác kế toán của Xí nghiệp cụ thể hơn, có điều kiện nâng cao trình độ tổng hợp và phân tích cho đội ngũ cán bộ kế toán. Những thời điểm sản xuất sôi động thì công tác kế toán không bị chi phối nhiều, kết quả hạch toán ổn định, chính xác, mà Xí nghiệp vẫn đảm bảo được mô hình tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung của mình.
2.Đánh giá tổ chức kế toán tại xí nghiệp.
Cùng với sự phát triển của Xí nghiệp, hệ thống quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, trong đó đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Để đứng vững trong cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra, bên cạnh các chiến lược, biện pháp về marketting, Xí nghiệp rất chú trọng đến vấn đề quản lý chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Vấn đề này được xác định là trọng tâm trong công tác quản lý kinh tế ở Xí nghiệp.
Qua một thời gian ngắn thực tế tại Xí nghiệp, bản thân em nhận thấy công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã đáp ứng khá tốt những yêu cầu mà Xí nghiệp đặt ra trong nhiệm vụ tổ chức quản lý sản xuất và ra các quyết định điều hành sản xuất đúng đắn, kịp thời. Song em xin mạnh dạn nêu một số điểm mạnh, và một số điểm cần khắc phục sau đây:
2.1 Về mặt mạnh:
Công tác kế toán ở Xí nghiệp nhìn chung được tổ chức chặt chẽ, hợp lý, bộ máy kế toán có trình độ nghiệp vụ cơ bản, công tác kế toán có nền nếp tốt, tuân thủ tốt các chế độ kế toán tài chính hiện hành, phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Mỗi phần hành kế toán được tổ chức mạch lạc, công tác hạch toán chặt chẽ, các phần hành kế toán quan hệ hài hoà và thống nhất, có tác dụng tốt góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiêu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần hạch toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm thường xuyên được quan tâm chu đáo, tổ chức đủ bộ sổ kế toán, việc ghi chép đầy đủ, rõ ràng, chính xác và kịp thời, xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành phù hợp đã có tác dụng thiết thực trong việc quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn có hiêụ quả.
Tuy nhiên, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành nói riêng cũng vẫn còn những khiếm khuyết, chưa hợp lý, chưa chính xác, mà nếu khắc phục được khiếm khuyết đó chính là biện pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Xí nghiệp trong thời gian tới đây.
2.2 Những điểm tồn tại:
2.2.1. Về hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán.
ở quyết định 186 TC - CĐKT ngày 14/3/1995 , Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống mẫu biểu chứng từ kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành nói riêng ở Xí nghiệp chưa đồng bộ, chưa thống nhất. Các chứng từ kế toán ban đầu nói chung, các chứng từ kế toán ban đầu phục vụ công tác kế toán tập hợp chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5873.doc