Đặc điểm phân bố của loài nhện đỏ tetranychus urticae koch (acari: tetranychidae) trên cây bông

Đặc điểm phân bố của nhện đỏ ở các lá trên cành có vị trí khác nhau cũng tương tự như sự phân bố của nhện đỏ ở các lá trên thân chính. Tại Quảng Nam, giai đoạn cây bông được 80-85 NSG, nhện đỏ tập trung chủ yếu tại các cành bánh tẻ ở phần trên cây bông (hình 3). Nhện đỏ tập trung nhiều nhất trên lá ở ba cành thứ 2, 3 và 4 tính từ đỉnh sinh trưởng xuống (chiếm 72,45% tổng số nhện đỏ trên 7 cành). Do đó, trong quá trình điều tra theo dõi và phòng trừ nhện đỏ cần quan tâm đến các cành lá ở phần nửa trên của cây bông.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm phân bố của loài nhện đỏ tetranychus urticae koch (acari: tetranychidae) trên cây bông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐặC ĐIểM PHÂN Bố CủA LOàI NHệN Đỏ Tetranychus urticae KOCH (Acari: Tetranychidae) TRÊN CÂY BÔNG Distribution of the two spotted spider mite, Tetranychus urticae Koch (Acari: Tetranychidae), on cotton plant Mai Văn Hào(1), Nguyễn Văn Đĩnh(2), Nguyễn Văn Chính(1) Abstract The two spotted spider mite, Tetranychus urticae Koch (Acari: Tetranychidae), is an important pest of cotton in the Southern of Vietnam. The study is conducted to define its distribution within the cotton plant canopy. The study was carried out in Quang Nam, Binh Thuan and Gia Lai provinces of Vietnam from 2004 to 2006. The results showed that, in these cotton growing provinces, mites display a similar preference for upper parts of plants and living on the undersides of cotton canopy. However, there was difference from distribution of the T. urticae on mainstem node leaves of cotton. On the mainstem node leaves 5-7 (in Quang Nam), 2-4 (in Binh Thuan) and 3-5 (in Gia Lai) below the terminal bud the density of the motes was the highest. At different provinces the density of the mites was not the same during the vegetative stage. The highest density was observed at the branches 2-4 below the terminal bud at 80-85 days after sowing. The mite’s density was highest at the South-Westward of the cotton plant in Binh Thuan and Gia Lai province but its’ population was highest in the Eastward of the cotton plant in Quang Nam. Key words: Tetranychus urticae Koch, two spotted spider mite, Tetranychidae, distribution, cotton. I. Đặt vấn đề 1. Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. 2. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Mỗi loài nhện hại bông thường có đặc điểm phân bố đặc trưng trên cây. Xác định được vị trí nhện tập trung nhiều nhất trên cây bông sẽ giúp cho công tác điều tra thu mẫu được nhanh chóng và chính xác ngay cả khi mật độ quần thể nhện đỏ trên đồng ruộng thấp. Sự phân bố của nhện đỏ thường thay đổi tuỳ theo đặc điểm sinh thái ở từng vùng sản xuất với tập quán canh tác khác nhau. Một số kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới cho thấy, nhện đỏ hại bông thường phân bố không đồng nhất giữa các vị trí khác nhau trên cây bông. Loài nhện đỏ Tetranychus urticae gây hại nhiều nhất ở các lá thứ 3-5 bên dưới đỉnh sinh trưởng của cây bông ở úc (Wilson, 1993)[Error! Reference source not found.], tại vùng San Joaquin, California, Mỹ thì có đến 84-100% số cá thể của quần thể nhện đỏ tập trung ở phần trên của cây bông (Brito, 1980)[Error! Reference source not found.]. Tương tự như loài T. urticae, loài nhện đỏ T. cinnabarinus cũng tập trung ở các lá phần trên của cây bông tại các vùng Imperial, California, Mỹ (Mollet, 1984) [Error! Reference source not found.], Nam Phi (Botha, 1984) [Error! Reference source not found.] và Zimbabwe (Duncombe, 1977) [Error! Reference source not found.]. Tuy nhiên, tại vùng San Joaquin, California, Mỹ thì ba loài nhện đỏ T. pacificus McGregor, T. turkestani Ugarov and Nikolski và T. urticae lại tập trung nhiều ở các lá phần giữa cây bông (Carey, 1982; Wilson, 1983) [Error! Reference source not found.], [Error! Reference source not found.]. Trên cây bông vụ khô ở nước ta, nhện đỏ Tetranychus urticae Koch là một trong những loài dịch hại nguy hiểm (Nguyễn Thị Hai, 2005; Le Quang Quyen, 2004) [Error! Reference source not found.], [Error! Reference source not found.]. Do khả năng di chuyển chậm chạp và hệ số gia tăng quần thể cao nên khi gặp điều kiện sống thích hợp, chúng tăng nhanh số lượng và gây thiệt hại lớn cho sản xuất bông. Nhện đỏ thường tập trung gây hại cục bộ, đặc biệt là ở những nơi khô, thoáng và khu vực gần bờ. Sự phân bố và gây hại cục bộ cộng với đặc điểm cơ thể nhỏ bé của nhện đỏ (<0,5 mm) là trở ngại lớn cho điều tra phát hiện trên đồng. Hơn nữa, điều kiện tiểu khí hậu và mức độ phù hợp của nguồn thức ăn ở mỗi vùng trồng bông, mỗi tầng lá trên cây bông thường không giống nhau nên sự phân bố và gây hại của nhện đỏ cũng khác nhau. Vì vậy, xác định đặc điểm phân bố của nhện đỏ trên cây bông ở nước ta có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để chọn mẫu điều tra phát hiện nhanh nhằm phục vụ tốt cho nghiên cứu và quản lý nhện đỏ hại bông. II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu: Giống bông lai VN01-2 trồng phổ biến trong sản xuất, kính lúp cầm tay và một số vật liệu chuyên dụng khác để nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra mật độ trưởng thành cái loài nhện đỏ T. urticae ở tất cả các lá thành thục của 90 cây bông tại 3 khu đồng đại diện cho mỗi vùng nghiên cứu (huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, Huyện Ajunpa tỉnh Gia Lai và huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam) vào giai đoạn cây bông được 80-85 ngày sau gieo (NSG). Các cây bông điều tra phân bố đều trên ruộng, không điều tra trên những cây bông gần bờ. Đếm nhện ở mặt trên lá, mặt dưới lá, các tầng lá trên thân chính, lá trên các cành và lá ở các hướng khác nhau. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Phân bố của loài nhện đỏ Tetranychus urticae ở các lá trên cây bông Loài nhện đỏ Tetranychus urticae Koch tồn tại và gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá của cây bông, chiếm 94,1-94,6% tổng số nhện trên lá (hình 1). Khi mật độ quần thể trên cây bông cao, một số cá thể nhện đỏ T. urticae có mặt cả ở mặt trên lá (chiếm 5,4-5,9%), ở tai đài, cuống lá và những cành non. Sống ở mặt dưới lá bông có thể giúp cho nhện tránh được ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất lợi như sự chiếu trực tiếp của ánh sáng mặt trời, sự rửa trôi của mưa,... Hình 1. Tỷ lệ nhện đỏ Tetranychus urticae phân bố ở các lá trên thân chính cây bông VN01-2 giai đoạn 80-85 ngày sau gieo trong vụ khô 2003/2004 tại Bình Thuận và Gia Lai 3.2. Phân bố của nhện đỏ trên cây bông Nhện đỏ Tetranychus urticae Koch hại bông là loài ưa thích sinh sống và gây hại tại những nơi có điều kiện khô nóng và thông thoáng với nguồn thức ăn là những lá bông không quá non. Khi cây được 80-85 NSG thì điều kiện tiểu khí hậu và nguồn dinh dưỡng của lá bông ở các tầng lá khác nhau thường không giống nhau nên sự phân bố của quần thể nhện đỏ có sự khác biệt giữa các lá (Hình 1&2). Nhện đỏ tập trung nhiều ở các lá thuộc phần nửa trên của cây bông (trên 80%) tại cả ba vùng Quảng Nam, Bình Thuận và Gia Lai. Tỷ lệ nhện đỏ ở 7 lá bông phần nửa trên thân chính cây bông tại Bình Thuận, Gia Lai và Quảng Nam tương ứng là 89,87%, 88,67% và 80,34%. Hầu như không có nhện đỏ tồn tại ở các lá gần gốc cây bông tại cả ba vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, đặc điểm khí hậu, đất đai và tập quán canh tác khác nhau đã làm cho sự sinh trưởng của cây bông cũng khác nhau giữa các vùng Bình Thuận, Gia Lai và Quảng Nam. Vì vậy, sự phù hợp của nguồn thức ăn và không gian sống cho nhện đỏ ở các lá trên cây bông có sự khác biệt giữa ba vùng, đặc biệt là điều kiện nhiệt độ và số giờ nắng. Số giờ nắng trung bình ở các tháng sau khi gieo bông đến khi cây bông được 80-85 NSG tại Bình Thuận là cao nhất, sau đó là Gia Lai và Quảng Nam. Điều này đã tạo nên đặc điểm phân bố đặc trưng của nhện đỏ ở các lá trên thân chính của cây bông tại từng vùng sinh thái. Nếu tại Bình Thuận, ba lá bông trên thân chính có số nhện đỏ tập trung gây hại nhiều nhất là các lá thứ 2, 3 và 4 bên dưới đỉnh sinh trưởng (chiếm 48,69%) thì tại Gia Lai nhện đỏ tập trung ở các lá bông thứ 3, 4 và 5 (chiếm 53,55%). Trong khi đó, tại Quảng Nam, ba lá bông thứ 5, 6 và 7 lại là những lá có số nhện đỏ nhiều nhất (chiếm 53,6%). Nhìn chung, ở giai đoạn cây bông được 80-85NSG, nhện đỏ T. urticae phân bố chủ yếu tại các lá thuộc phần nửa trên cây bông. Ba lá thành thục bên dưới đỉnh sinh trưởng ở thân chính cây bông có nhện đỏ tập trung gây hại nhiều nhất tại Quảng Nam là các lá thứ 5, 6, 7; tại Bình Thuận là các lá thứ 2, 3 và 4 và tại Gia Lai là các lá thứ 3, 4 và 5. Hình 2. Loài nhện đỏ Tetranychus urticae Koch phân bố ở các lá trên thân chính của cây bông VN01-2 giai đoạn 80 NSG trong vụ khô 2005/2006 tại Quảng Nam 3.3. Phân bố của loài nhện đỏ Tetranychus urticae ở các cành của cây bông Hình 3. Loài nhện đỏ Tetranychus urticae phân bố ở các cành trên cây bông giống VN01-2 giai đoạn 80-85 NSG trong vụ khô 2005/2006 tại Quảng Nam Đặc điểm phân bố của nhện đỏ ở các lá trên cành có vị trí khác nhau cũng tương tự như sự phân bố của nhện đỏ ở các lá trên thân chính. Tại Quảng Nam, giai đoạn cây bông được 80-85 NSG, nhện đỏ tập trung chủ yếu tại các cành bánh tẻ ở phần trên cây bông (hình 3). Nhện đỏ tập trung nhiều nhất trên lá ở ba cành thứ 2, 3 và 4 tính từ đỉnh sinh trưởng xuống (chiếm 72,45% tổng số nhện đỏ trên 7 cành). Do đó, trong quá trình điều tra theo dõi và phòng trừ nhện đỏ cần quan tâm đến các cành lá ở phần nửa trên của cây bông. 3.4. Phân bố của loài nhện đỏ Tetranychus urticae ở các hướng của cây bông Tại Bình Thuận và Gia Lai, trước khi cây bông giao tán, tỷ lệ nhện đỏ T. urticae phân bố ở các lá thuộc hướng Tây (26,81%; 26,24% tương ứng tại Bình Thuận; Gia Lai) và hướng Nam (25,18; 25,94%) cao hơn so với hướng Đông (23,78; 23,40%) và hướng Bắc (24,23; 24,42%). Tuy nhiên, sự phân bố của nhện đỏ trên lá bông ở các hướng khác nhau không có sự sai khác lớn tại cả 2 vùng nghiên cứu (hình 4). Hình 4. Loài nhện đỏ Tetranychus urticae phân bố ở các hướng của cây bông VN01-2 giai đoạn 80-85NSG trong vụ khô 2003/2004 tại Bình Thuận, Gia Lai và vụ khô 2005/2006 tại Quảng Nam Tại Quảng Nam, khi cây bông được 80-85 NSG (vào cuối tháng 3) nhện đỏ tồn tại và gây hại lá bông ở cả 4 hướng. Tuy nhiên, khác với tập quán canh tác đơn canh tại vùng Bình Thuận và Gia Lai, cây bông tại Quảng Nam được trồng xen canh với các cây trồng khác như đậu cô-ve, lạc, ngô, thuốc lá,... thành hàng theo hướng Đông Tây. Nghiên cứu phân bố của nhện đỏ trên cây bông trong điều kiện trồng bông xen canh với đậu cô-ve cho thấy sự sinh trưởng và phát triển nhanh chóng của 2 hàng đậu cô-ve xen giữa hai hàng bông đã làm cho cây đậu che phủ các lá của cây bông ở hướng Nam và Bắc trong thời gian dài nên các lá bông này không nhận đủ ánh sáng bằng các lá ở hướng Đông và Tây. Do đó, nhện đỏ gia tăng số lượng nhanh trên các lá thuộc hướng Đông và Tây. Mật độ nhện đỏ trên các lá nằm ở hướng Đông cao nhất (35,99%), tiếp đến là hướng Tây (28,21%), hướng Bắc (19,01%) và hướng Nam (16,79%). Đây là điểm khác cơ bản so với sự phân bố của loài nhện đỏ T. urticae trên cây bông trồng thuần tại Bình Thuận và Gia Lai, cây bông hoàn toàn không bị tranh chấp ánh sáng với cây trồng khác. Tóm lại, sự phân bố của loài nhện đỏ T. urticae trên cây bông trồng vụ khô rất đặc trưng cho từng vùng sinh thái. Trong quá trình điều tra phát hiện và quản lý nhện đỏ hại bông cần đặc biệt lưu ý đến mặt dưới các lá bông thành thục tại phần nửa trên của cây bông. Khi điều tra phát hiện nhện đỏ trên cây bông vụ khô, tại Quảng Nam nên điều tra ở các lá thành thục trên thân chính thứ 5, 6, 7 ở bên dưới đỉnh sinh trưởng, tại Bình Thuận điều tra các lá thứ 2, 3, 4 và tại Gia Lai điều tra các lá thứ 3, 4, 5. Đặc biệt, để điều tra phát hiện nhanh các ổ dịch nhện đỏ hại bông phục vụ quản lý đối tượng này trong sản xuất, ngoài theo dõi trên các lá ở thân chính như trên nên lưu ý điều tra ở các lá thuộc về hướng Tây - Nam của cây bông tại Bình Thuận và Gia Lai; hướng Đông của cây nếu trồng bông xen đậu cô-ve theo hàng có hướng Đông Tây tại Quảng Nam. IV. Kết luận - Có đến 94,1-94,6% số cá thể loài nhện đỏ Tetranychus urticae Koch gây hại ở mặt dưới lá của cây bông. Ngoài ra, một số cá thể nhện đỏ T. urticae còn tồn tại cả ở mặt trên lá, tai đài, cuống lá và những cành non cây bông. - Khi cây bông vụ khô được 80-85 NSG, nhện đỏ tập trung nhiều ở các lá thuộc phần nửa trên thân chính của cây bông tại cả ba vùng Quảng Nam (80,34%), Bình Thuận (89,87%) và Gia Lai (88,67%). Trong đó, 3 lá bên dưới đỉnh sinh trưởng ở thân chính cây bông có tỷ lệ nhện đỏ T. urticae gây hại cao nhất tại Bình Thuận là các lá thứ 2-4 (48,69%), tại Gia lai là các lá thứ 3-5 (53,55%) và tại Quảng Nam là các lá thứ 5-7 (53,6%). - Ba cành bông có tỷ lệ nhện đỏ cao nhất trên cây bông tại Quảng Nam là các cành thứ 2-4 tính từ đỉnh sinh trưởng xuống khi cây được 80-85 NSG (72,45%). - Tại Bình Thuận và Gia Lai, tỷ lệ nhện đỏ phân bố ở các lá thuộc hướng Tây (26,81; 26,24%), hướng Nam (25,18; 25,94%), hướng Đông (23,78; 23,40%) và hướng Bắc (24,23; 24,42%). Tại Quảng Nam, trong điều kiện trồng xen bông với đậu cô-ve thành hàng theo hướng Đông Tây, mật độ nhện đỏ trên các lá ở hướng Đông cao nhất, kế đến là hướng Tây, hướng Bắc và hướng Nam. TàI LIệU THAM KHảO Brito 1980. Factors affecting the distribution and abudance of 3 species of Tetranychus spider mites and the effect of their damage on transpiration and photosynthesis, PhD Dissertation, University of California, Riverside. Carey J. R., 1982. Within-plant distribution of tetranychid mites on cotton. Environmental Entomology 11: 796-800. Botha J. H., 1984. The effect of Tetranychus cinnabarinus (Boisduval) (Acari: Tetranychidae) on cotton yields. Phytophylactica 16: 243-250. Duncombe W.G., 1977. Cotton losses caused by spider mites (Acarina: Tetranychidae). Rhodesia Agriculture Journal 74:141-146. Mollet J.A., V. Sevacherian, 1984. Pesticide and seasonal effects on within-plant distribution of Tetranychus cinnabarinus (Boisduval) (Acari: Tetranychidae) in cotton. Journal of Economic Entomology 77: 925-928. Nguyễn Thị Hai, Mai Văn Hào, Phan Công Kiên và ctv, 2005. Nghiên cứu phòng trừ sâu chích hút và bệnh cây bông con trồng vụ Đông xuân. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ năm 2004, Viện nghiên cứu và phát triển cây bông, Ninh Thuận, 36 trang. Le Quang Quyen, Nguyen Thi Hai, Tran Anh Hao, Mai Van Hao, Nguyen Thi Thanh Binh, Dang Nang Buu, Duong Xuan Dieu, Evelyn Underwood, 2004. Cotton production in Vietnam, The III workshop of GMO ERA Project, Ho Chi Minh City, 41pp. Wilson, L. J., R. Morton, 1993. Seasonal abundance and distribution of Tetranychus urticae (Acari: Tetranychidae), the two spotted spider mite, on cotton in Australia and implications for management. Bulletin of Entomological Research 83: 291-303. Wilson, L.T., D. Gonzalez, T.F. Leigh, V. Maggi, C. Foristiere, P. Goodell, 1983. Within-plant distribution of spider mite (Acari: Tetranychidea) on cotton: a developing implementable. Environmental Entomology 12: 128-134.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặC ĐIểM PHÂN Bố CủA LOàI NHệN Đỏ Tetranychus urticae KOCH.doc