Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP LIÊN DOANHSẢN XUẤT ÔTÔ HOÀ BÌNH (VMC). 2

1.1Lịch sử hình thành và phát triển. 2

1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh ở XNLDSX ôtô Hoà Bình. 4

1.2.1 Chức năng của XNLDSX ôtô Hoà Bình. 4

1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 5

1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ của XNLDSX ôtô Hoà Bình. 8

1.4 Tổ chức bộ máy và tổ chức hạch toán kế toán tại XNLDSX ôtô Hoà Bình. 8

1.4.1Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 8

1.4.2 Tổ chức công tác kế toán tại XNLDSX ôtô Hoà Bình. 11

1.4.3 Phương pháp hạch toán và một số chính sách kế toán tại XNLDSX ôTô Hoà Bình. 13

PHẦN II : MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU CỦA XNLDSX ÔTÔ HOÀ BÌNH. 15

2.1. Hạch toán nguyên vật liệu. 15

2.1.1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại XNLDSX ôtô Hoà Bình. 15

2.1.2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại XNLDSX ôtô Hoà Bình. 21

2.2. Tổ chức hạch toán tính giá thành sản phẩm. 24

2.2.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 24

2.2.2. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp. 25

2.2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 26

2.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 27

2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá trị sản phẩm dở dang. 27

2.3. Hạch toán tài sản cố định tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình. 28

2.3.1.Đặc điểm, phân loại và tính giá tài sản cố định. 28

2.3.2. Hạch toán tăng, giảm TSCĐ. 29

2.3.3. Hạch toán khấu hao TSCĐ. 34

2.3.4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ. 34

2.3.5. Hạch toán kiểm kê TSCĐ. 37

2.3.6. Đánh giá lại TSCĐ. 38

2.4. Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại XNLDSX ôtô Hoà Bình. 38

2.4.1. Hình thức trả lương của Xí nghiệp. 38

2.4.2.Chứng từ sử dụng. 39

2.4.3.Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương. 40

2.4.4. Hạch toán tổng hợp. 41

PHẦN III : NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI XNLDSX ÔTÔ HOÀ BÌNH . 42

3.1. Đánh giá khái quát tình hình tổ chức kế toán tại XNLDSX ôtô Hoà Bình. 42

3.1.1. Ưu điểm. 42

3.1.2. Nhược điểm 42

KẾT LUẬN. 44

 

 

 

 

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo Công văn số 415TC/CĐKT của Bộ Tài Chính. Ngoài một số chứng từ dùng trong và ngoài xí nghiệp, xí nghiệp còn sử dụng một số chứng từ chỉ dùng trong nội bộ xí nghiệp, một số chứng từ được sử dụng phổ biến trong Xí nghiệp như : bảng chấm công, phiếu báo chi phí sản xuất, phiếu yêu cầu nội bộ, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu nhập, xuất kho, phiếu chi (cash vuocher), phiếu thu, biên bản quyết toán, hợp đồng kinh tế, quyết định thanh lý, biên nhận... Về tài khoản kế toán : Do doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán tổng hợp cho nên doanh nghiệp đã đăng ký hệ thống tài khoản phù hợp với phương pháp hạch toán tuy nhiên doanh nghiệp cũng đã đăng ký một số tài khoản dùng cho phương pháp kiểm kê định kỳ như : Tài khoản 631. Xí nghiệp vẫn chưa đăng ký lại hệ thống tài khoản cho đúng với Hướng dẫn số 89 ngày 9/10/2002 của Bộ Tài Chính như các Tài khoản 515-doanh thu hoạt động tài chính, TK 635 chi phí hoạt động tài chính, TK 242 chi phí trả trước dài hạn.. .và đổi tên một số tài khoản khác.Lý do mà kế toán của xí nghiệp đưa ra là Xí nghiệp đăng ký tài khoản áp dụng cho phương pháp kiểm kê định kỳ để không phải đăng ký lại khi thay đổi phương pháp hạch toán tổng hợp, còn việc Xí nghiệp chưa đăng ký hệ thống tài khoản cho phù hợp với hướng dẫn số 89 của Bộ Tài Chính do trong quá trình hạch toán Xí nghiệp ít sử dụng số hiệu tài khoản mà sử dụng tên gọi bằng tiếng Anh là chính nên không bị ảnh hưởng đến quá trình hạch toán như : Tài khoản phải thu khác (Other Income), Tài khoản doanh thu hoạt động Tài chính (Income Form Financial Activities). Về niên độ kế toán : Niên độ kế toán Xí nghiệp áp dụng từ ngày 01/01/N đến 31/12/N. Về sổ sách kế toán : Hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ. Xí nghiệp sử dụng các nhật chứng từ, các bảng kê, các sổ cái, các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ chi, thu tiền... Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Bảng kê Báo cáo kế toán Nhật ký chứng từ số1...9 Sơ đồ hạch toán tại XNLDSX ôtô Hoà Bình. Chứng từ gốc, bảng phân bổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng, quý Đối chiếu, so sánh Về báo cáo kế toán : Báo cáo tài chính của xí nghiệp được trình bày bằng đơn vị Nghìn Đồng Việt Nam(VNĐ’000), được lập theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với chế độ Kế toán Việt Nam đã được Bộ Tài Chính phê chuẩn tại Công văn số 415TC/CĐKT ngày 05/12/2000. Xí nghiệp có bốn báo cáo kế toán được sử dụng ở phạm vi trong và ngoài doanh nghiệp như : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra xí nghiệp còn sử dụng một số báo cáo dùng trong nội bộ xí nghiệp như : Báo cáo tình hình hàng tồn kho hàng tháng, Báo cáo phân tích tài chính, Báo cáo bộ phận... 1.4.3 Phương pháp hạch toán và một số chính sách kế toán tại XNLDSX ôTô Hoà Bình. Phương pháp hạch toán tổng hợp : Phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu : Phương pháp thẻ song song. Phương pháp hạch toán giá vốn hàng : Theo chi phí trực tiếp. Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ : Theo giá vốn . Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ : Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. 1.4.3.1 Hạch toán các nghiệp bằng ngoại tệ và chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đồng tiền khác VNĐ được chuyển đổi theo tỷ giá liên ngân hàng tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ kế toán được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (phần doanh thu, chi phí hoạt động tài chính). Cuối kỳ, các khoản công nợ phải thu, phải trả và vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày lập Bảng cân đối kế toán. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại tài sản, công nợ có gốc ngoại tệ cuối kỳ, bao gồm cả lãi do đánh giá lại các khoản công nợ dài hạn, được hạch toán vào tài khoản 413-Chênh lệch tỷ giá và được trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Lỗ do đánh giá lại các khoản nợ dài hạn được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.4.3.2 Chính sách thuế. Theo giấy phép đầu tư, thuế suất thuế Thu nhập Doanh nghiệp của Xí nghiệp là 18%.Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 5% trên giá bán ghi trên hoá đơn ròng. Phụ tùng thay thế và các dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%. Các loại thuế khác được thực hiện theo quy định hiện hành của Việt Nam. 1.4.3.3 Ghi nhận doanh thu và chi phí: Doanh thu được ghi nhận khi hoá đơn được phát hành sau khi trừ thuế và các khoản chiết khấu (nếu có) đối với hàng hoá và dịch vụ do Xí nghiệp cung cấp. Chi phí được ghi nhận khi phát sinh. 1.4.3.4 Hàng tồn kho, dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi. Hàng tồn kho bao gồm thành phẩm, phụ tùng, phụ kiện thay thế dưới dạng CKD, thiết bị nhà máy và nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, chi phí lương và chi phí quản lý cho hàng tồn kho được phản ánh theo chênh lệch giá giữa giá gốc và giá trị ròng có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho được tính theo giá đích danh, trong khi công cụ sản xuất được phản ánh theo phương pháp chi phí tiêu chuẩn. Giá trị ròng có thể thực hiện được xác định dựa trên giá có thể bán trừ đi chi phí bán hàng ước tính. Dự phòng cho hàng tồn kho được xác định theo quy định tại thông tư số 107/2001/TT-BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính. Dự phòng nợ khó đòi được lập trên cơ sở xem xét khả năng thu hồi nợ quá hạn của các khách hàng và được xác định theo quy định tại thông tư số 107/2001/TT-BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính. Phần ii Một số phần hành kế toán chủ yếu của xnldsx ôtô hoà bình. 2.1. Hạch toán nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là một phần hành kế toán quan trọng ở XNLDSX ôtô Hoà Bình bởi vì nó chiếm trên 90% trong giá thành đơn vị sản phẩm. Cho nên công tác hạch toán nguyên vật liệu chiếm một khối lượng lớn trong công tác hạch toán kế toán tại Xí nghiệp. 2.1.1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại XNLDSX ôtô Hoà Bình: Tại xí nghiệp, hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song trên cơ sở các chứng từ sau : Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, và các sổ sách chủ yếu là : sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho nguyên vật liệu. Tài khoản sử dụng để hạch toán NVL là TK 152, Xí nghiệp không sử dụng các tiểu khoản để phản ánh từng loại NVL mà hạch toán chung trên TK 152. Kế toán theo dõi NVL trên sổ cái TK 152 và sổ chi tiết NVL. Sổ chi tiết NVL được lập riêng cho từng loại NVL, cuối kỳ kế toán vào Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL. Phiếu nhập kho Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL tại XNLDSX ôtô Hoà Bình Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn Sổ kế toán chi tiết NVL Thẻ kho Phiếu xuất kho Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, so sánh 2.1.1.1. Tại Kho: Thủ kho mở thẻ kho để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn NVL dưới hình thái hiện vật để đối chiếu với phòng kế toán. * Khi nhập kho Đối với nguyên vật liệu nhập trong nước : Dựa trên yêu cầu mua hàng của các bộ phận gửi đến phòng vật (về mặt số lượng). Yêu cầu mua hàng gồm 2 liên : Liên 1 : Màu trắng, cùng với hoá đơn mua hàng dùng để thanh toán. Liên 2 : Màu xanh, giao cho bộ phận lập yêu cầu giữ. Vietnam motors corporation Yêu cầu mua hàng Gửi đến : Bộ phận Vật tư Số : 10708 Ngày : 2-12-2002. Từ : Bộ phận sản xuất STT Số Lượng Đơn Vị Tính Tên Hàng Số Lượng Còn Trong kho Ghi Chú 1 2 3 5000 1000 4800 lít lít lít Dầu Diezel Dầu Hoả XăngA92 256 160 1600 Nơi nhận : Kho vật tư. Mục đích : Dùng cho sản xuất. Người yêu cầu người thông qua người duyệt (Ký) (Ký) (Ký) Căn cứ vào phiếu yêu cầu mua hàng, bộ phận vật tư sẽ lập đơn đặt hàng (cả về mặt số lượng và giá trị) và giao cho nhân viên cung tiêu đi mua hàng. Đơn đặt hàng gồm 2 liên : Liên 1 : Màu trắng, dùng để thanh toán. Liên 2 : Màu xanh, bộ phận vật tư giữ. Vietnam motors corporation đơn đặt hàng Số : 09571 Gửi đến : XN bán lẻ xăng dầu Hà Nội. Giao cho : VMC. Ngày : 2-12-2002 Thông qua : Kho vật tư - VMC. Số chứng từ : 10708 Ngày yêu cầu giao hàng : 5-12-2002 điều kiện : Trả tiền và giao hàng STT Số lượng đơn vị tính Tên hàng đơn giá Thành tiền 1 2 3 4800 5000 1000 Lít Lít Lít Xăng A92 Dầu Diezel Dầu hoả Tổng cộng 5.300 4.050 4.300 25.440.000 20.250.000 4.3000.000 49.990.000 Nguời viết người duyệt (Ký) (Ký) Khi hàng về đến kho của xí nghiệp, nhân viên KCS sẽ kiểm tra chất lượng hàng. Thủ kho sẽ kiểm hàng và làm phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 4 bản có đầy đủ chữ ký của thủ kho, người giao hàng, người kiểm tra, thủ trưởng đơn vị. Liên 1: Màu trắng, dùng để đính kèm với biên lai tiền mặt khi thanh toán. Liên 2 : Màu hồng, giao cho kế toán nguyên vật liệu. Liên 3 : Màu xanh, lưu tại kho. Liên 4 : Màu vàng cán bộ cung tiêu giữ. Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu : Khi nhận được đơn đặt hàng, bộ phận vật tư sẽ lập đơn đặt hàng và gửi đến nhà cung cấp. Hai bên cùng ký hợp đồng mua hàng hoá, trong đó ghi rõ số lượng, mặt hàng, qui cách, phẩm chất, điều kiện tín dụng, điều kiện thanh toán. Khi nguyên vật liệu được bên bán gửi về đến cảng, có chứng nhận của cơ quan hải quan hàng mới được vận chuyển về kho của xí nghiệp. Vật liệu trước khi nhập kho sẽ được nhân viên phòng KCS kiểm tra qui cách, phẩm chất. Thủ kho sẽ căn cứ vào hoá đơn bán hàng, biên bản kiểm tra chất lượng, kiểm tra chính xác số thực nhập để viết phiếu nhập kho. Trong trường hợp hàng về đến kho, thủ kho kiểm nhận thấy thừa hoặc thiếu so với hoá đơn, thủ kho sẽ làm báo cáo gửi lên phòng vật tư. Tại phòng vật tư, nếu hàng thừa so với hoá đơn và số hàng đó là hàng dùng được thì phòng vật tư sẽ báo cho bên bán biết và làm thủ tục trả tiền cho số hàng đó, nếu là hàng thừa không dùng được thì báo cho bên bán đến nhận lại, trong trường hợp bên bán không thể đến nhận được mà yêu cầu gửi trả lại thì mọi chi phí phát sinh bên bán phải chịu. Còn trường hợp hàng thiếu thì bộ phận vật tư sẽ yêu cầu bên bán gửi tiếp số hàng đó, nếu bên bán không đáp ứng thì làm phiếu đòi nợ số tiền đã thanh toán tương ứng với giá trị số hàng thiếu đã được xác nhận. *Khi xuất kho Nguyên vật liệu xuất kho được sử dụng chủ yếu cho lắp ráp ôtô, cho quản lý sản xuất chung. Hàng tháng khi có kế hoạch sản xuất, các phân xưởng hoặc phòng ban căn cứ vào nhu cầu vật tư viết phiếu yêu cầu nội bộ để đề nghị xuất vật tư. Phiếu yêu cầu nội bộ gồm 3 liên : Liên 1 : Màu trắng, giao cho kho vật tư. Liên 2 : Màu trắng, giao cho kế toán cùng với phiếu xuất kho. Liên 3 : Màu xanh, bộ phận có yêu cầu giữ. Vietnam motors corporation Phiếu yêu cầu nội bộ Gửi đến : Kho vật tư. số : 17539. Người sử dụng : Mr.Chiến ngày : 7-12-2002. Địa chỉ : Phân xưởng hoàn thiện. Phòng : Sản xuất STT đơn vị tính Số lượng Tên mặt hàng Mục đích sử dụng 1 2 Lít Lít 1000 1000 Xăng A92 Dầu Diezel Dùng cho sản xuất Dùng cho sản xuất Người yêu cầu Người thông qua Người xuất hàng Người nhận (Ký) (Ký) (Ký) (Ký) Căn cứ vào yêu cầu nội bộ từ các bộ phận gửi đến, thủ kho tiến hành xuất kho, đồng thời lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho gồm 4 bản và phải có đầy đủ chữ ký đại diện cho bộ phận yêu cầu, người thông qua, người xuất hàng và người nhận. Liên1 : Màu trắng, giao cho bộ phận kế toán. Liên2: Màu xanh, giao cho người nhận. Liên3 : Màu vàng, lưu tại kho. Sau khi nhập, xuất nguyên vật liệu, thủ kho tiến hành vào thẻ kho. Mỗi nguyên vật liệu vào một tờ thẻ kho. Thẻ kho được theo dõi liên tục trong cả một năm. Tại kho thủ kho chỉ vào thẻ kho về mặt số lượng. Thẻ kho Mã hàng : 413 tên vật tư : dầu Diezel Tên kho : Kho vật tư. Tháng 12 Năm 2002 Ngày Số chứng từ Diễn Giải Đơn vị Số Lượng Nhập Xuất Tồn 5/12 7/12 9/12 17274 17491 17508 Số dư đầu tháng 12 Công ty xăng dầu Xuất cho Mr Chiến Xuất cho FX Sơn Số dư cuối tháng12 Lít Lít Lít Lít 5000 1000 1500 256 2756 2.1.1.2. Tại phòng kế toán. Mở sổ kế toán chi tiết NVL để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn NVL cả về mặt số lượng hiện vật lẫn giá trị. *Khi nhập kho : Đối với nguyên vật liệu mua trong nước : Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ thanh toán tiền nhập nguyên vật liệu, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào hoá đơn VAT, đối chiếu với báo cáo nhận hàng để ghi vào sổ cái TK 152 và sổ chi tiết nguyên vật liệu cả về số lượng và giá trị. Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu : Khi nhận được hoá đơn do nhà cung cấp chuyển sang, kế toán lưu vào bộ hồ sơ “Hàng đang đi đường”, sau khi tập hợp đầy đủ chi phí liên quan đến hoá đơn đó kế toán ghi vào sổ cái TK 152 và sổ chi tiết nguyên vật liệu, với giá được tính như sau : Giá trị NVL = Trị giá CIF x Tỷ giá +Tiền thuế nhập khẩu + Thuế VAT + Chi phí vận chuyển + Chi phí nhận hàng + Chi phí khác (nếu có). *Khi xuất kho : Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán vào sổ chi tiết NVL và bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu với giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. Hàng tháng, kế toán sẽ phải đối chiếu sổ chi tiết nguyên vật liệu với thẻ kho của thủ kho và đối chiếu bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho NVL với sổ cái. 2.1.2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại XNLDSX ôtô Hoà Bình. Hiện nay, công tác hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại XNLDSX ôtô Hoà Bình được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL Chứng từ gốc, bảng phân bổ Nhật ký chứng từ số1, 2, 5, 6, 7, 10 Báo cáo kế toán Bảng kê số 3 Sổ cái TK152 Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL Bảng tổng hợp nhập -xuất - tồn Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu,so sánh 2.1.2.1. Hạch toán các nghiệp vụ biến động tăng nguyên vật liệu. Vật liệu về nhập kho, kế toán căn cứ vào các chứng từ cần thiết như : giấy thông báo thuế và các khoản phụ thu, tờ khai hàng hoá, phiếu nhập kho, hoá đơn... để làm căn cứ hạch toán nguyên vật liệu. Đa số nguyên vật liệu của Xí nghiệp đều do nhập khẩu và mua ở thị trường trong nước (không tự chế biến được) nên để tiện cho việc quản lý nên khi hàng về nhập kho kế toán căn cứ vào hoá đơn để ghi sổ chi tiết NVL, các Nhật ký chứng từ và vào sổ cái TK 152. Đồng thời kế toán theo dõi tình hình thanh toán với nhà cung cấp trên sổ chi tiết liên quan (sổ chi tiết phải trả người bán). Nếu mua nguyên vật liệu trả tiền ngay, kế toán ghi định khoản. Đồng thời kế toán phản ánh vào Nhật ký chứng từ số 1, 2. Nhật ký chứng từ số 1, 2 được mở và theo dõi cho đến hết tháng, mỗi nghiệp vụ phát sinh ghi trên 1 dòng. Từ Nhật ký chứng từ số 1, 2 xác định được trị giá thực tế của NVL nhập kho mua bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Nếu mua NVL bằng tiền tạm ứng, Kế toán theo dõi tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng trên sổ chi tiết theo dõi tạm ứng (lập riêng). Mỗi người được theo dõi trên 1 dòng về số đã tạm ứng. Số tiền tạm ứng đã chi để mua NVL và tình hình thanh toán tạm ứng. Cuối tháng, kế toán phản ánh vào Nhật ký chứng từ số 10 ghi Có TK 141 và ghi Nợ TK có liên quan. Nếu nhập kho NVL đang đi đường, Kế toán phản ánh vào Nhật ký chứng từ số 6 ghi Có TK 151 và ghi Nợ TK có liên quan. Mỗi nghiệp vụ phát sinh ghi một dòng và theo dõi theo từng tháng.Từ Nhật ký chứng từ số 6 kế toán xác định được giá trị thực tế của NVL nhập kho từ hàng đang đi đường. Nếu NVL mua thanh toán trả chậm, kế toán thanh toán theo dõi tình hình thanh toán với nhà cung cấp trên sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người bán rồi từ đó phản ánh vào Nhật ký chứng từ số 5. Nếu nhập kho NVL trả chậm, mỗi nhà cung cấp được theo dõi riêng trên từng trang sổ đối với nhà cung cấp thường xuyên, còn những nhà cung cấp không thường xuyên thì theo dõi trên cùng một trang sổ.Từ Nhật ký chứng từ số 5 kế toán xác định giá trị thực tế NVL mua bằng nguồn trả chậm. Cuối mỗi tháng, dựa vào các nhật ký chứng từ đã lập số 1, số 2, số 5, số 6, số 10, kế toán tổng hợp xác định được giá trị của NVL đã mua trong tháng chính bằng số tổng cộng của NVL mua bằng các nguồn nói trên và ghi vào Bảng kê số 3 “ Bảng tính giá trị thực tế NVL và Công cụ dụng cụ”. Từ Bảng kê số 3 kế toán tiến hành ghi vào Sổ cái TK 152. Tại XNLDSX ôtô Hoà Bình, có số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều với giá trị lớn do đó kế toán sẽ tính giá thành NVL theo từng tháng và quyết toán cuối năm là tập hợp của 12 tháng. VD : Trong tháng 12/2002 căn cứ váo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh trên các nhật ký chứng từ số 1, 2, 5 , 6, 10 kế toán xác định giá thành thực tế của NVL nhập kho và ghi vào sổ cái TK 152 như sau : Nợ TK 152 : 25.472.334.852,98 Có TK 112 : 83.140.000,00 Có TK 151 :8.546.879.256,00 Có TK 141 : 395.768.544,98 Có TK 331 : 16.446.547.052,00 2.1.2.2. Hạch toán các nghiệp vụ biến động giảm NVL: Quản lý NVL không chỉ quản lý tình hình thu mua, bảo quản và dự trữ NVL mà còn quản lý cả việc dùng NVL. Đây là khâu cuối cùng trước khi NVL chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị thành phẩm. Chi phí NVL là một trong những yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm, do vậy kế toán tại XNLDSX ôtô Hoà Bình còn tiến hành phân bổ giá trị NVL xuất dùng cho từng đối tượng xuất phát từ công tác tính giá thành và đặc điểm quy trình công nghệ, kế toán NVL tập hợp toàn bộ giá trị NVL xuất dùng trong tháng cho các đối tượng sử dụng trên “ Bảng tổng hợp NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng”. Bảng tổng hợp NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng. TK ghi Nợ TK ghi Có TK 152 TK 153 621 627 642 632 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí sản xuất chung Chi phí QLDN Giá vốn vật liệu tiêu thụ 16.446.547.052 185.580.298,27 1.216.993.940 2.534.727.643 396.514.200 2.542.896 2.915.795 210.878.543 Cộng 20.383.848.933,27 412.851.434 Căn cứ vào bảng tổng hợp NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng kế toán phản ánh váo nhật ký chứng từ số 7 (ghi có TK 152) và được sử dụng để tính giá thành. Vietnam motors corporation Sổ cái Tên tài khoản : nguyên vật liệu. Số hiệu tk : 152 Ngày Diễn Giải Số chứng từ Ghi nợ Ghi có Tồn 5/12/02 15/12/02 18/12/02 25/12/02 31/12/02 31/12/02 Số dư đầu tháng 12/02 Nhập NVL phụ Nhập NVL chính Mua hàng theo giấy tạm ứng số 1754 Hàng đi đường kỳ trước nhập kho Xuất vật liệu phụ cho sản xuất Xuất NVL chính cho sản xuất Số dư cuối tháng 12/02 CV12568 CV12626 CV 12678 JV12-35-02 JV12-36-02 JV12-37-02 83.140.000 16.446.547.052 395.768.544,98 8.546.879.256 11.707.680 13.175.938.329,87 15.836.259.845 28.120.948.688,11 Căn cứ vào số CV (Phiếu chi), số JV (bảng tổng hợp chứng từ) kế toán xác định được nguyên nhân tăng giảm NVL. Bên cạnh việc hạch toán vật liệu nhập, xuất kho, kế toán còn coi trọng công việc kiểm kê NVL nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng và giá trị từng loại vật liệu hiện có, đồng thời kiểm tra tình hình bảo quản NVL, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng hao hụt, mất mát... từ đó nâng cao trách nhiệm bảo quản và sử dụng NVL. Công tác kiểm kê NVL tại XNLDSX ôtô Hoà Bình tiến hành 1 lần trong 1 năm vào ngày 31 tháng 12. Công tác kiểm kê được tiến hành toàn diện trên cả 2 mặt : số lượng và chất lượng của từng loại NVL theo từng kho. Kết quả kiểm kê được phản ánh trên biên bản kiểm kê tồn kho NVL được lập cho từng kho trong đó ghi rõ tên vật liệu, số lượng tồn thực tế. Căn cứ vào biên bản kiểm kê hội đồng kiểm kê ra quyết định xử lý đồng thời kế toán NVL dựa vào các quyết định đó để tiến hành ghi sổ cái TK 152. 2.2. Tổ chức hạch toán tính giá thành sản phẩm. 2.2.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Hiện nay, XNLDSX ôtô Hoà Bình có 24 mẫu xe các loại tuỳ từng thời điểm mà xí nghiệp lựa chọn mẫu xe để sản xuất. Tuy nhiên, việc lựa chọn mẫu xe còn tuỳ thuộc vào sự đồng ý của các đối tác nước ngoài cũng như sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam như Bộ Công Nghiệp, Bộ Giao Thông Vận Tải... việc sản xuất sản phẩm nào với số lượng bao nhiêu đều được Xí nghiệp lên kế hoạch từ năm trước để làm cơ sở phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm đơn chiếc. Phương pháp hạch toán chi phí theo giai đoạn quy trình công nghệ. 2.2.2. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp. Khi có nhu cầu về NVL phục vụ cho sản xuất, bộ phận đó sẽ viết phiếu yêu cầu nội bộ gửi đến phòng vật tư. Căn cứ vào phiếu yêu cầu nội bộ bộ phận vật tư xuất kho NVL, phòng vật tư gửi phiếu xuất kho và phiếu yêu cầu nội bộ cho kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp.Và đối chiếu với báo cáo sản xuất hàng ngày của từng phân xưởng, phòng ban kế toán tiến hành phân bổ chi phí nguyên vật liệu theo định mức từng loại sản phẩm. Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp Chứng từ gốc, bảng phân bổ Nhật ký chứng từ số7 Báo cáo kế toán Bảng kê số 4 Sổ cái TK 621, 154 Báo cáo sản xuất hàng ngày Báo cáo sản xuất tháng Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, so sánh Kế toán vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Kế toán vào Nhật ký chứng từ số 7 ghi Có TK 152 ghi Nợ TK có liên quan ở đây là TK 621”Chi phí NVL trực tiếp”,ngoài ra kế toán vào bảng kê số 4 dùng để tập hợp chi phí. Từ bảng kê và các nhật ký chứng từ kế toán vào sổ cái TK 621, 154. Vietnam motors corporation Báo cáo sản xuất hàng ngày Bộ phận : Lắp ráp. Phân xưỏng : Gò. Ngày 7/5/03. STT Kiểu Xe Chi Phí NVL 1 2 Mazda626 BMW325iA 210.987.650 364.850.623 2.2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào báo cáo sản xuất gửi lên phòng kế toán (báo cáo sản xuất được lập theo từng phân xưởng bao gồm 2 bản, 1 bản phản ánh chi phí NVL, 1 bản phản ánh nhân công trực tiếp), vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ chi tiết được lập riêng cho từng phân xưởng và theo loại sản phẩm. Báo cáo sản xuất được lập riêng cho từng phân xưởng, từng bộ phận. Mẫu báo cáo sản xuất hàng ngày về nhân công như sau: STT Kiểu xe Thời gian Từ Đến 1 2 Mazda 626 BMW 325iA 7h30’ nt 4h30’ nt Danh sách nhân công : Lập bởi. Người ký duyệt (Ký) (Ký) Căn cứ vào báo cáo sản xuất kế toán tính ra tổng số giờ công của từng phân xưởng và tính ra được số giờ công cho từng loại sản phẩm. Chi phí nhân công được tính như sau : CP nhân công = số giờ công x 0,56(USD). Sau khi tính ra được số tiền chi phí nhân công trực tiếp kế toán vào bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7, cuối tháng kế toán tập hợp chi phí trên báo cáo sản xuất tháng, sau đó kế toán vào sổ cái TK 622, 154. 2.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung bao gồm : chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi phí NVL dùng cho sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng (được lấy ra từ Bảng thanh toán tiền lương cho phòng sản xuất). Chi phí khấu hao TSCĐ được lấy ra từ bảng tính và phân bổ khấu hao. Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung : Hàng năm Xí nghiệp lập kế hoạch sản xuất về số lượng, chủng loại xe và phân kế hoạch cho từng tháng. Dựa trên những số liệu kế hoạch Xí nghiệp tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức chi phí CKD của từng loại xe, sau khi tính ra được chi phí sản xuất chung kế hoạch cho từng chiếc xe căn cứ vào số lượng xe sản xuất thực tế hàng tháng kế toán tiến hành phản ánh chi phí sản xuất chung vào Nhật ký chứng từ số 7, Bảng kê số 4, sau đó kế toán vào sổ cái cho TK 627, 154. Số chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung kế hoạch hàng năm được hạch toán vào giá vốn hàng bán trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá trị sản phẩm dở dang. Giá trị sản phẩm dở dang được tính theo chi phí thực tế phát sinh, tức là sản phẩm dừng ở giai đoạn nào sẽ tính toàn bộ chi phí phát sinh đến giai đoạn đó. Căn cứ vào số liệu trên Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7 kế toán vào sổ cái TK 154, đồng thời vào Báo cáo sản xuất hàng tháng của doanh nghiệp. Mẫu báo cáo sản xuất của Xí nghiệp : Vietnam motors corporation Báo cáo sản xuất Tháng7 Năm 2002. Xe BMW. Đơn vị tính : Nghìn đồng Tên SP Số Lượng CPSXDD đầu kỳ CP NVL CP NCTT CPSX chung CPSXDD cuối kỳ Tổng chi phí CP Bình quân BMW 2 0 980.560 105.210 85.645 0 1.166.415 583.275,5 Từ các báo cáo sản xuất của từng sản phẩm, kế toán tổng hợp vào một báo cáo chung cho toàn bộ các loại sản phẩm, mỗi sản phẩm ghi một dòng. 2.3. Hạch toán tài sản cố định tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình: Đặc điểm, phân loại và tính giá tài sản cố định: 2.3.1.1. Đặc điểm tài sản cố định: Do đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp là liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô - một sản phẩm có giá trị lớn và đòi hòi trình độ kĩ thuật cao, chính vì vậy tài sản cố định của Xí nghiệp có giá trị rất lớn và chiếm một vai trò quan trọng. Những tư liệu lao động tại Công ty chủ yếu là TSCĐ, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều quá trình sản xuất. Tài sản cố định ở Xí nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị...; có những loại không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả. Mỗi loại có đặc điểm và mục đích sử dụng khác nhau, có thể phục vụ cho mục đích sản xuất, phục vụ quản lý, bán hàng..., do vậy yêu cầu quản lý của chúng cũng rất khác nhau. Nhưng TSCĐ tập trung lớn nhất là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, lắp ráp sản phẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC727.doc
Tài liệu liên quan