Đặc điểm tổ chức công tác hạch toán kế toán tại xí nghiệp xây dựng 101

 

PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

VÀ QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 101

1. Lịch sử hình thành và phát triển của XNXN 101 1

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 3

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của XNXD 101 5

4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình

 công nghệ xây lắp. 9

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XNXD 101 11

1. Tổ chức bộ máy kế toán tại XNXD 101 11

2.Vấn đề vận dụng các chế độ kế toán hiện hành tại XNXD 101 14

3. Hạch toán kế toán trên các phần kinh tế kế toán tại XNXD 101. 22

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC

HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XNXD 101 45

1. Thành tựu đạt được 45

2. Tồn tại hạn chế 46

3. Kiến nghị 47

LỜI KẾT 50

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm tổ chức công tác hạch toán kế toán tại xí nghiệp xây dựng 101, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác phần hành cho nên nếu thiếu sự tập trung công việc sẽ rất khó khăn. 2.Vấn đề vận dụng các chế độ kế toán hiện hành tại XNXD 101 a. Chế độ chứng từ - Hiện nay, XNXD 101 sử dụng bộ chứng từ do Vụ chế độ kế toán, Bộ tài chính ban hành thống nhất trong cả nước từ ngày 01/01/1996 Với đặc thù là ngành xây dựng cơ bản, XNXD 101 sử dụng các loại chứng từ sau làm chứng từ bên trong (do Xí nghiệp thực hiện): Phần lao động tiền lương - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH - Phiếu xác nhận công việc hoàn thành - Phiếu báo làm thêm giờ - Hợp đồng giao khoán - Biên bản điều tra tai nạn lao động Phần vật tư - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho kiêm vận ở nội bộ - Biên bản kiểm nghiệm vật tư - Thẻ kho - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ - Biên bản kiểm kê vật tư Phần tiền mặt: - Phiếu thu - Phiếu chi - Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy thanh toán tiền tạm ứng - Bảng kiểm kê quỹ Phần TSCĐ: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Thẻ TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Biên bản đánh giá lại TSCĐ. Một số loại chứng từ khác: - Hợp đồng giao thầu - Hoá đơn khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành - Hợp đồng kinh tế Với tư cách là một khách hàng của nhiều đơn vị, XNXD 101 tiếp nhận các loại chứng từ bên ngoài, bao gồm: - Hoá đơn bán hàng - Hoá đơn giá trị gia tăng - Hoá đơn tiền điện - Hoá đơn tiền nước - Hoá đơn tiền điện thoại b. Chế độ Tài khoản XNXD 101 sử dụng hệ thống Tài khoản được quy định thống nhất theo Quyết định số 1141 (1/11/1995) (QĐ - BTC). Tuy nhiên do đặc điểm của ngành xây lắp và là một đơn vị nhà nước nên hệ thống tài khoản có một vài điểm khác biệt. XNXD 101 không sử dụng TK 112 " Tiền gửi ngân hàng" do mọi giao dịch của XNXD 101 với ngân hàng đều không thông qua Công ty cấp trên (Công ty xây dựng số 1). Trên thực tế, XNXD 101 nhận kinh phí, vốn, trả tiền cho người bán thông qua Công ty cấp trên. Xí nghiệp chỉ trực tiếp dùng tiền mặt để trả lương công nhân viên và thực hiện một số giao dịch quy mô nhỏ. Tài khoản tạm ứng TK 141 được chia thành 3 tiểu khoản để dễ quản lý, ghi chép. + TK 1411 - Tạm ứng bằng séc + TK 1412 - Tạm ứng bằng tiền mặt + TK 1413 - Tạm ứng bằng chứng từ +TK 1414 - Các khoản nhận nợ, báo nợ Để dễ dàng quản lý máy móc thiết bị với nhiều nguồn khác nhau, XNXD 101 đã sử dụng các Tài khoản 2113 - máy móc thiết bị, trong đó: + TK 211301: Từ vốn ngân sách đang dùng + TK 211371: Từ vốn tự bổ sung của máy móc thi công đang dùng + TK 211391: Vốn khác của máy móc thi công đang dùng TK 2115 - Thiết bị dụng cụ quản lý được chi tiết : + TK 211571: Từ vốn tự bổ sung của thiết bị dụng cụ quản lý đang cần dùng + TK 211591:Từ vốn khác thiết bị dụng cụ quản lý đang dùng Theo đó các TK hao mòn TSCĐ cũng được chi tiết theo cụ thể như sau: * TK 21413: Hao mòn máy móc thiết bị + TK 2141301: Hao mòn máy móc thiết bị vốn ngân sách đang dùng + TK 2141391: Hao mòn máy móc thiết bị thi công * Hao mòn thiết bị dụng cụ quản lý TK 21415 + TK 2141 571: Hao mòn vốn tự bổ sung dụng cụ quản lý đang cần dùng + TK 2141591: Hao mòn thiết bị văn phòng Trong TK vay ngắn hạn TK 311, Xí nghiệp chi tiết tiểu khoản TK 3118 - vay ngắn hạn của cán bộ TK phải trả cho người bán TK 331 được chi tiết thêm tiểu khoản TK 3311 - Phải trả cho khách hàng TK phải trả nội bộ TK 336 là TK đặc thù của XNXD 101 vì Xí nghiệp là đơn vị thành viên phụ thuộc vào Công ty cấp trên. TK 3362: Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp và nhận khoán nội bộ. TK 3368: Phải trả nội bộ khác. Trên thực tế, tại XNXD 101 không sử dụng TK 136 - Tài khoản phải thu nội bộ do mọi khoản phải thu nội bộ nhận của Công ty cấp trên và thu của đơn vị cùng cấp khác) được hạch toán trực tiếp trên TK 336 của đơn vị. Do là một đơn vị xây lắp XNXD 101 có sử dụng TK 623 - chi phí máy thi công. Tài khoản giá vốn hàng bán TK 632 tại đơn vị XNXD 101 được chi tiết như sau: TK 6321: Giá vốn hàng bán TK 6322: Giá vốn thành phẩm, sản phẩm xây lắp TK 63221: Giá vốn sản phẩm xây lắp Vấn đề tổ chức hạch toán vào các tài khoản sử dụng tại XNXD 101 được thực hiện theo đúng các nguyên lý và nguyên tắc kế toán, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn và thể hiện bản chất của kế toán. XNXD 101 không sử dụng các TK loại 4 trừ TK 421 do các quỹ xí nghiệp Công ty xây dựng số1đều quản lý. XNXD 101 cũng không sử dụng TK 642 do chi phí quản ký xí nghiệp được tập hợp trên TK 627. c. Chế độ sổ sách. XNXD 101 lựa chọn và sử dụng các loại sổ sách theo quy định chung do Bộ tài chính ban hành và dựa theo đặc thù ngành xây lắp, sổ sách kế toán được Xí nghiệp sử dụng với quy trình vào sổ như sau: Phần TSCĐ: Căn cứ vào các chứng từ ban đầu: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ và biên bản kiểm kê TSCĐ, kế toán ghi thẻ TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ. Mỗi TSCĐ được ghi vào 01 thẻ TSCĐ và 01 dòng trên sổ chi tiết TSCĐ. Các chứng từ này cũng được làm căn cứ để ghi sổ cái TK 211. Định kỳ hàng tháng, kế toán Xí nghiệp tính và lập ra Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Từ bảng phân bổ ghi vào sổ chi tiết và sổ cái TK 623 - Chi phí máy thi công. Phần tiền mặt Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ quản lý việc thu - chi - tồn quỹ bằng cách ghi sổ quỹ và tuỳ mục đích sử dụng tiền (trả lương, thanh toán với nhà cung cấp...) kế toán của từng phần hành sẽ ghi sổ cho phần hành đó. Phần lao động - tiền lương Ngày cuối tháng, XNXD 101 kiểm tra khối lượng công việc của người lao động về mặt khối lượng và giá cả để làm căn cứ tính lương. Đơn giá lương là đơn giá thoả thuận giữa chủ nhiệm công trình và người lao động. Đối với lao động trong biên chế, chứng từ làm căn cứ tính lương là hợp đồng giao khoán kèm bảng nghiệm thu công việc hoàn thành, Bảng chấm công. Đối với lao động Xí nghiệp thuê ngoài chứng từ gồm có Hợp đồng lao động, Hợp đồng giao khoán, Bảng thanh toán khối lượng, Bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành là cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán tiền lương và bảng phân tích tiền lương. Bảng phân tích tiền lương lập cho từng đối tượng là các công trình bao gồm các nội dung: lương của công nhân trong biên chế, công nhân thuê ngoài, lương thời gian, lương sản phẩm và đối tượng sử dụng trực tiếp hay gián tiếp. Căn cứ vào Bảng thanh toán lương của các đối tượng kế toán Xí nghiệp tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí theo đúng chế độ và vào bảng phân bổ tiền lương. Chi phí nhân công trực tiếp phản ánh trên bảng phân bổ lương sẽ được kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung sau đó vào sổ cái TK 622 và các tài khoản khác có liên quan. Bảng phân bổ tiền lương, Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ là những căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết cho TK 622 Phần vật tư Về mặt chi tiết vật liệu, ở kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu về mặt số lượng. Mỗi thẻ kho được mở cho một loại nguyên vật liệu, vật liệu để tiện ghi chép, kiểm tra, đối chiếu. Chứng từ để thủ kho tiến hành ghi thẻ kho là các phiếu nhập, xuất vật tư. Tại phòng kế toán, kế toán mở sổ mức dư theo từng kho (kho công trình và kho chung của Xí nghiệp) sử dụng cho cả năm trong đó ghi số tồn kho cuối tháng của từng nhóm, loại nguyên, vật liệu theo chỉ tiêu về số lượng và giá trị. Định kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu chứng từ với thẻ kho và xác nhận vào thẻ kho. Từ chứng từ ban đầu là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và phiếu xuất vật tư theo hạn mức kế toán lập bảng chi tiết nhập, xuất vật tư theo từng tháng đối với từng công trình khác nhau. Bảng chi tiết nhập, xuất vật tư cho biết các thông tin nhập, xuất vật tư theo từng chứng từ và từng loại vật tư. Cuối tháng trên số liệu Bảng chi tiết nhập, xuất vật tư kế toán lập bảng tổng hợp, xuất vật tư. Số liệu trên Bảng tổng hợp này được tổng hợp theo 2 tài khoản TK 152, TK 153 và tổng hợp theo từng công trình. Cuối tháng kế toán lập Bảng lỹ kế nhập - xuất - tồn vật tư dựa trên số liệu của các Bảng tổng hợp nhập, xuất vật tư về mặt giá trị. Bảng lỹ kế nhập - xuất - tồn vật tư là cơ sở để kế toán đối chiếu số dư nguyên vật liệu trên sổ số dư của kế toán vật tư. Về mặt tổng hợp căn cứ vào các chứng từ ban đầu của vật tư, kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung theo đúng Bản chất. Từ đó tiến hành ghi sổ cái TK 152, TK153 và các Tài Khoản khác có liên quan. Thanh toán với nhà cung cấp: Đây là phần việc gắn liền với kế toán phần hành vật tư do các nhà cung cấp ở đây chủ yếu là các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Dựa trên các hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán lập bảng chi tiết thanh toán với người bán theo từng công trình. Đây chính là cơ sở để kế toán lên Bảng tổng hợp thanh toán với người bán vào cuối tháng, ghi theo từng công trình và tổng hợp theo từng nhà cung cấp. Cũng từ các chứng từ ban đầu, kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung và vào sổ chi tiết thanh toán với người bán cũng như sổ cái TK 331. Phần chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: Sổ cái TK 621 là sổ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được ghi theo từng chứng từ. Sổ cái và sổ chi tiết TK 622, TK 623 là sổ theo dõi hai loại chi phí: chi phí nhân công trực tiếp và chi phí máy thi công. (Quy trình vào sổ các TK 621, TK 622, TK 623 đã được trình bày trong các phần trước). Riêng chi phí sản xuất chung được kế toán quản lý bằng cách ghi sổ cái và sổ chi tiết của từng loại chi phí sản xuất chung: - TK 6271: phản ánh tiền lương nhân viên quản lý đội - TK 6272: chi phí vật liệu - TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ không phải máy thi công ở các đội - TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: chi phí bằng tiền khác dùng cho quản lý đội sản xuất. Quy trình ghi sổ các tài khoản này được tiến hành như quy trình ghi sổ các tài khoản TK 621, TK 622 ở trên. Cuối tháng từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong từng tháng của từng công trình, hạng mục công trình theo 4 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất của từng công trình cũng được luỹ kế theo từng quý và theo từng năm. Sổ cái TK 154 theo dõi việc kết chuyển chi phí sản xuất từ các TK 621,TK 622, TK 623, TK 627 và kết chuyển giá trị công trình khi công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Sổ chi tiết TK 154 sẽ theo dõi riêng cho từng công trình. Nó tập hợp giá trị dở dang của công trình. Sổ chi tiết TK 154 sẽ khoá lại khi toàn bộ giá trị công trình được kết chuyển (công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư). Cuối kỳ, sau khi xác định giá trị khối lượng xây lắp dở dang, từ đó tính được giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hình thành trong kỳ, kế toán phản ánh thông qua nhật ký chung và lập bảng tổng hợp chi phí của sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. d. Chế độ báo cáo kế toán Theo quy định nhà nước, XNXD 101 hàng quý lập các báo cáo, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Phần I: Lổ - lãi) và lập các Bảng thuyết minh các báo cáo tài chính. Xí nghiệp không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài ra theo yêu cầu quản trị và do đặc thù sản xuất của đơn vị, XNXD 101 còn lập 3 loại báo cáo khác nữa là: Báo cáo chi tiêu tài chính, báo cáo giá trị sản xuất kinh doanh và doanh thu, Báo cáo tổng hợp chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp. Các báo cáo này được lập và trình lãnh đạo Xí nghiệp và Công ty cấp trên ( Công ty xây dựng 101) hàng quý và hàng năm. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Bảng chi tiết chứng từ Sổ quỹ Thẻ kho Nhật ký chung Bảng tổnh hợp chi tiết chứng từ Sổ cái Bẩng cân đối TK Báo cáo Tài chính, Báo cáo quản trị 3. Hạch toán kế toán trên các phần kinh tế kế toán tại XNXD 101. a. Kế toán TSCĐ. TSCĐ là đối tượng ít chịu biến động tại XNXD 101. Thực tế TSCĐ của Xí nghiệp chỉ bao gồm một số thiết bị văn phòng và máy móc thi công, không có TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính. Ngoài ra Xí nghiệp cũng không có TSCĐ tăng do đầu tư xây dựng cơ bản vì nhà cửa văn phòng, kho vật tư đều thuộc cấp trên, do cấp trên cho quyền sử dụng, hàng tháng Xí nghiệp nộp tiền thuê văn phòng, kho vật tư cho Công ty xây dựng số 1. Tại XNXD 101, TSCĐ được quản lý theo nguyên giá và giá trị còn lại. Căn cứ vào loại TSCĐ và nguồn hình thành của tài sản, kế toán hạch toán như sau: Hạch toán các nghiệp vụ về tăng TSCĐ. - TSCĐ tăng do mua sắm không cần qua lắp đặt, kế toán ghi Nợ TK 211: Nguyên giá không có thuế GTGT TK 211301: vốn ngân sách đang dùng TK 211371: vốn tự bổ sung của MMTC đang dùng TK 211391: vốn khác của MMTC đang dùng TK 211571: vốn tự bổ sung của DCQL đàng dùng TK 211591: Vốn khác của DCQL đang dùng Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111: Trả bằng tiền mặt (tổng giá thanh toán) Có TK331: Còn nợ người mua. Có TK 341, 342: Vay dài hạn để trả người bán Có TK 336: Mua báo nợ qua Công ty - TSCĐ mua sắm cần qua lắp đặt, kế toán ghi : Khi mua : Nợ TK 241 (2411): Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 331, 341, 336: Tổng giá thanh toán Khi mua phát sinh chi phí lắp đặt : Nợ TK 241 (2411): Tổng chi phí lắp đặt thực tế Nợ TK 133: Thuế GTGT của thuê ngoài lắp đặt Có TK 152, 153,334,338...: Tự lắp đặt Có TK 111, 331, 336: Thuê ngoài lắp đặt (Tổng giá thanh toán) Khi lắp đặt xong: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 241 (2411): Tổng chi phí thực tế - TSCĐ tăng do được cấp phát biếu tặng, kế toán ghi: Nợ TK 211: Giá trị TSCĐ xác định Có TK 336: Giá trị TSCĐ xác định - Nhận TSCĐ đã sử dụng từ điều chuyển nội bộ: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Có TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 336: Giá trị còn lại - TSCĐ tăng do công cụ dụng cụ chuyển thành Công cụ dụng cụ còn mới chưa sử dụng : Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 153: Giá thực tế Nếu công cụ dụng cụ đã qua sử dụng: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 214: Giá trị đã phân bổ Có TK 142 (1421): Giá trị còn lại chưa phân bổ Hạch toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ - TSCĐ giảm do nhượng bán thanh lý, kế toán ghi các bút toán sau: Ghi giảm TSCĐ Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Nợ TK 821: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá Kế toán phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình nhượng bán thanh lý Nợ TK 821: Tổng chi phí thực tế Nợ TK 133: Thuế GTGT (nếu có) Có TK 334, 338, 152, 111...:Tổng giá thanh toán Phản ánh thu từ thanh lý, nhượng bán Nợ TK 111, 131, 152: Giá có thuế GTGT Có TK 721: Giá bán không thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp - TSCĐ giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ, Nếu TSCĐ mới chưa sử dụng, kế toán ghi Nợ TK 153: giá trị thực tế Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ đã qua sử dụng, kế toán ghi Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Nợ TK 627, 623: Giá trị còn lại nhỏ, phân bổ một lần Nợ TK 142: Giá trị còn loại lớn, phân bổ nhiều lần Có TK 211: Nguyên giá Định kỳ, cuối năm Xí nghiệp sẽ tổ chức kiểm kê TSCĐ và xử lý các trường hợp thừa thiếu trong kiểm kê như sau: - Nếu thừa đã rõ nguyên nhân: + Do kế toán quên chưa ghi sổ thì căn cứ vào hồ sơ gốc ghi tăng theo từng trường hợp cụ thể (nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì có trích bổ sung khấu hao). + Nếu TSCĐ thừa của đơn vị khác thì báo cho chủ tài sản, trong khi chờ xử lý kế toán ghi: Nợ TK 002: Giá trị TSCĐ thừa - Nếu thừa chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 211: nguyên giá Có TK 2141: Giá trị hao mòn Có TK 3381: Giá trị còn lại - Nếu thiếu đã rõ nguyên nhân: Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Nợ TK 1388: Người phạm lỗi bồi thường Nợ TK 336: Giảm nguồn phải trả cấp trên Nợ TK 821: Xí nghiệp chịu tổn thất Có TK 211: Nguyên giá - Nếu thiếu chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 2141: Giá trị hao mòn Nợ TK 1381: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá Đối với các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, Xí nghiệp đều có trích trước hàng tháng: Nợ TK 623, 627: Mức trích trước mỗi lần Có TK 335: Mức trích trước mỗi lần - Khi chi phí sửa chữa thực tế phát sinh Nợ TK 2413: Tổng chi phí thực tế (không có thuế GTGT) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 152, 153, 334, 338...: Xí nghiệp tự sửa chữa Có TK 111, 331.... : Thuê ngoài sửa chữa (Tổng giá thanh toán) - Khi công việc sửa chữa hoàn thành Nợ TK 335: Tổng chi phí thực tế Có TK 2413: Chi phí sửa chữa thực tế - Nếu có chênh lệch giữa số chi phí thực tế phát sinh và chi phí trích trước: + Nếu chi phí thực tế lớn hơn, kế toán ghi: Nợ TK 623, 627: Số chênh lệch Có TK 335: Số chênh lệch + Nếu chi phí thực tế nhỏ hơn, kế toán ghi: Nợ TK 335: Số chênh lệch Có TK 721: Số chênh lệch Trong trường hợp TSCĐ cần phải sửa chữa lớn đột xuất kế toán thực hiện hạch toán như sau: - Khi chi phí sửa chữa thực tế phát sinh, kế toán tập hợp Nợ TK 2413: Tổng chi phí không có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 152, 153,334, 338.....: Tự sửa chữa Có TK 111, 331: Thuê ngoài sửa chữa ( tổng giá thanh toán) - Khi công việc hoàn thành: Nợ TK 142 (1421): Tổng chi phí thực tế Có TK 2413: Tổng chi phí thực tế - Định kỳ, kế toán phân bổ chi phí này vào chi phí sản xuất Nợ TK623, 627: Mức phân bổ mỗi lần Có TK 142 (1421): Mức phân bổ mỗi lần Tại XNXD 101 không thực hiện việc sửa chữa nâng cấp TSCĐ. Về vấn đề khấu hao TSCĐ tại XNXD 101, kế toán sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo quyết định số 1062TC/QĐ/CSTC (14/11/1996) của Bộ Tài Chính. Mức trích khấu hao hàng tháng được tính như sau: Mức trích khấu hao tháng = Nguyên giá hoặc giá trị còn lại của TSCĐ Số năm còn phải trích khấu hao x 12 Số năm trích khấu hao của TSCĐ được cục quản lý vốn và tài sản nhà nước duyệt căn cứ vào chủng loại và hiện trạng của TSCĐ. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào mức trích khấu hao ở sổ chi tiết khấu hao TSCĐ và tỷ lệ giờ máy thi công làm việc tại từng công trình với tổng số giờ máy làm việc trong tháng để phân bổ mức khấu hao TSCĐ, và kế toán ghi như sau: Nợ TK 623 (6234): chi tiết theo công trình Có TK 2141: Chi phí khấu hao của từng công trình Đồng thời khi Nợ TK 009 " Nguồn vốn khấu hao xây dựng cơ bản" Đối với những TSCĐ không phải là máy thi công, hàng tháng kế toán trích khấu hao và phân bổ cho từng công trình, hạch toán như sau: Nợ TK 627 (6274): chi tiết theo công trình Có TK 214 (2141): chi phí khấu hao Đồng thời ghi Có TK 009 " Nguồn vốn khấu hao xây dựng cơ bản" b. Kế toán vật tư (nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ sản xuất) Giá thực tế của vật tư nhập kho được tính như sau: Giá thực tế của vật tư nhập kho = Giá mua thực tế (ghi trên hoá đơn) + Chi phí thu mua vật tư - giảm giá (nếu có) Trong đó giá mua thực tế ghi trên hoá đơn là giá không bao gồm GTGT. Chi phí thu mua vật tư bao gồm các loại chi phí - Chi phí vận chuyển bốc dỡ bảo quản - Tiền thuê kho bãi - Tiền công tác chi phí của cán bộ thu mua - Chi phí hao hụt trong định mức Giá thực tế của vật tư xuất kho mà Xí nghiệp áp dụng là giá thực tế đích danh XNXD 101 áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để quản lý và hạch toán vật tư. Kế toán hạch toán vật tư nhập kho như sau: Khi mua ngoài nhập kho: thực tế Nợ TK 152, 153: giá thực tế chưa có GTGT Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111: trả ngay bằng tiền Có TK 141: tạm ứng mua vật tư Có TK 331: còn nợ nhà cung cấp Có TK 311: vay ngắn hạn để trả Có TK 336: Mua bằng Séc của Công ty Khi nhập từ công trình về kho do chưa sử dụng hết kế toán ghi: giảm chi phí Nợ TK 152, 153: Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ Nợ TK 142: Giá trị còn chờ phân bổ của công cụ dụng cụ có mức phân bổ từ 2 lần trở lên. Có TK 621: Chi tiết theo từng công trình Có TK 627 (6272): Chi tiết theo từng công trình - Nếu Xí nghiệp được hưởng chiết khấu mua hàng khi thanh toán sớm. Nợ TK 111, 331: số tiền được chiết khấu Có TK 711: Thu nhập tài chính - Nếu hàng không đúng quy phẩm chất trả lại người bán hoặc được giảm giá: Nợ TK 111, 331: Tổng giá có thuế Có TK 152: Giá không thuế của hàng trả lại hoặc giảm giá Có TK 133: Thuế của hàng trả lại hoặc giảm giá -Trường hợp vật tư thừa, thiếu so với hoá đơn, kế toán xử lý như sau: Ghi Nợ TK 002: Giá trị nguyên vật liệu thừa +Nếu trả lại số thừa kế toán ghi: Có TK 002: Giá trị nguyên vật liệu thừa trả lại +Nếu mua lại số thừa ghi: Nợ TK 152: Giá thực tế không có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331: Tổng giá thanh toán Đồng thời ghi Có TK 002: Giá trị nguyên vật liệu thừa mua lại +Nếu hàng thiếu so với hoá đơn, kế toán ghi: Nợ TK 152: Nếu hao hụt trong định mức Nợ TK 1388, 111, 334: Quy trách nhiệm bồi thường. Nợ TK 1381: Giá trị vật tư thiếu chờ xử lý Có TK 111, 331: Giá trị của vật tư thiếu hụt Hạch toán tổng hợp xuất vật tư Vật tư tại XNXD 101 xuất chủ yếu với mục đích sản xuất vì vậy khi xuất nó được tính ngay vào chi phí, ghi chi tiết cho từng công trình. Nợ TK 621: Xuất trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 (6272,6723): Xuất dùng cho quản lý đội Nợ TK 142 (1421): Xuất công cụ dụng cụ có mức phân bổ nhiều lần Có TK 152, 153: Giá thực tế của vật tư xuất dùng Hàng tháng với những công cụ dụng cụ giá trị lớn sẽ tính ra mức phân bổ và ghi vào chi phí như sau: Nợ TK 627 (6273): Mức phân bổ một lần Có TK 142 (1421): Mức phân bổ mỗi lần Định kỳ Xí nghiệp thực hiện công tác kiểm kê vật tư, phát hiện thừa thiếu vật tư sẽ lập biên bản và hạch toán như sau: Nếu vật tư thừa so với sổ sách, kế toán ghi - Trường hợp vật tư của Xí nghiệp: Nợ TK 152: Giá trị vật tư thừa Có TK 3381: Giá trị vật tư thừa chờ xử lý - Trường hợp vật tư của đơn vị khác: Nợ TK 002: Giá trị vật tư thừa Khi trả lại ghi Có TK 002: Giá trị vật tư thừa trả lại Nếu vật tư thiếu hụt so với sổ sách, kế toán ghi : Nợ TK 621, 623, 627: Ghi tăng chi phí Nợ TK 1388, 111, 334: Quy thủ kho bồi thường Nợ TK 1381: Thiếu chưa rõ nguyên nhân Có TK 152: Giá trị vật tư thiếu Để hạch toán chi phí vật tư, XNXD 101 sử dụng phương pháp sổ số dư, quy trình hạch toán đã nêu ở phần trước. Sơ đồ quá trình hạch toán chi tiết vật tư tại XNXD 101 Phiếu nhập kho Bảng chi tiết nhập vật tư Bảng tổng hợp nhập vật tư Thẻ kho Sổ số dư Bảng luỹ kế Nhập - xuất - tồn Phiếu xuất kho Bảng chi tiết xuất vật tư Bảng tổng hợp xuất vật tư Sổ kế toán tổng hợp c. Kế toán lao động tiền lương Hiện nay lực lượng lao động của XNXD 101 bao gồm cả lao động trong biên chế và lao động thuê ngoài và các hình thức trả lương mà Xí nghiệp áp dụng là: trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm và trả lương khoán. Lương sản phẩm được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng theo khối lượng công việc hoàn thành. Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy chỉ đạo sản xuất và áp dụng trong trường hợp có những công việc không định mức hao phí ngày công mà phải tiến hành công nhật. Lương khoán được áp dụng cho các công việc không định lượng được thời gian. Việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ đối với công nhân biên chế của XNXD 101 được thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Còn đối với lao động thuê ngoài, Xí nghiệp không trích BHXH, BHYT ,KPCĐ. Hàng tháng Xí nghiệp sẽ thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp làm hai đợt: - Từ ngày 15 - 20 hàng tháng thanh toán lương tạm ứng - Từ ngày 5 - 10 tháng sau thanh toán tiền lương còn lại của tháng trước. Sơ đồ hạch toán tiền lương của công nhân viên XNXD 101 TK 338 (3383, 3384), 1388, 141... TK 334 Khấu trừ các khoản vào thu nhập của công nhân viên TK622,623,627 Tiền lương, tiền ăn ca phải trả TK 111, 112 Thanh toán lương, thưởng, BHXH cho công nhân viên TK 335 Tiền lương, nghỉ phép thực tế phát sinh Trích trước tiền lương nghỉ phép của CN sản xuất TK 3388 TK 3383 Khi lĩnh Tiền lương của CNV đi vắng chưa lĩnh BHXH phải trả công nhân viên d. Kế toán thuế Từ năm 1999, khi luật thuế GTGT ra đời, Xí nghiệp XNXD 101 đã nhanh chóng áp dụng loại thuế này và tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Hàng tháng Xí nghiệp tập hợp thuế GTGT theo từng công trình với các nhóm địa bàn khác nhau. Những công trình khai tại Hà Nội sẽ được kê khai riêng và những công trình khai tại các địa phương khác sẽ kê khai riêng. Thuế GTGT đầu ra, đầu vào cùng với thuế doanh nghiệp của công trình kê khai tại Hà Nội ( thực hiện tại Hà Nội ) và những loại thuế khác Xí nghiệp sẽ tập hợp báo cáo lên Công ty xây dựng số XNXD 101 và thực hiện trách nhiệm với nhà nước thông qua Công ty xây dựng số 1. Thuế GTGT đầu ra, đầu vào và thuế doanh thu của những công trình thực hiện tại các địa phương khác Hà Nội sẽ được kê khai riêng và Xí nghiệp tự thực hiện việc khấu trừ và nộp thuế tại địa phương có công trình. Việc thanh toán các loại thuế của XNXD 101 được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán thuế tại XNXD 101 TK 111 TK 333 TK 133 Nộp thuế trực tiếp tại các địa phương khác Hà Nội bằng tiền Khấu trừ thuế GTGT đầu vào TK 336 TK 421 Nộp thuế qua Công ty hoặc nộp thuế cho các địa phương bằng séc Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phải nộp TK 211 Thuế trước bạ phải nộp TK 627 Lệ phí và các loại thuế khác e. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh được kế toán ghi chi tiết theo từng công trình hạng mục công trình. Để tổng hợp chi phí này kế toán sử dụng tài khoản 154 (chi tiết cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0471.doc
Tài liệu liên quan