Mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự quen biết, sự tôn trọng
và lòng tin cá nhân. Người Hàn quốc coi trọng nhất đức tính
khiêm tốn và thật thà. Các mối quan hệ kinh doanh tại Hàn quốc
được xây dựng giữa một nhóm cá nhân chứ không phải giữa các
doanh nghiệp với nhau. Nếu đối tác của bạn không phải thuộc
tuýp người coi trọng tập thể thì bạn hoàn toàn có thể trao đổi cá
nhân với họ. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã chiếm được lòng tin
của đối tác Hàn quốc thì chưa chắc họ đã tin tưởng những người
khác trong doanh nghiệp bạn. Vì thế việc mọi nhân viên trong
doanh nghiệp bạn thống nhất quan điểm đóng vai trò rất quan
trọng. Thậm chí việc thay đổi người giao dịch cũng khiến cho
quá trình đàm phán lại trở về số 0.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc – phần
1
Khi đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc, một số đối tác, đặt biệt
là những người đứng tuổi thường quan niệm bạn phải tuân theo
văn hóa truyền thống của họ. Còn giới trẻ, nhất là những người
sinh sống ở các vùng xung quanh thủ đô Seoul lại rất linh hoạt
và hiểu biết về văn hóa kinh doanh theo phong cách châu Âu.
Những kiến thức, hiểu biết cơ bản về văn hóa và văn hóa kinh
doanh của Hàn Quốc sẽ giúp bạn tạo dựng và củng cố mối quan
hệ kinh doanh với các đối tác Hàn Quốc. Dưới đây là một số gợi
ý giúp bạn đàm phán kinh doanh thành công tại thị trường này:
Xây dựng mối quan hệ
Văn hóa Hàn quốc là văn hóa tập thể. Tuy nhiên, nếu so với một
số nước châu Á khác, thì người Hàn Quốc vẫn coi trọng "chủ
nghĩa cá nhân" hơn. Xây dựng mối quan hệ cá nhân lâu dài và
tin cậy đóng vai trò khá quan trọng. Nếu như những đối tác từ
nền văn hóa khác cho rằng mối quan hệ lâu dài dần dần sẽ có
trong quá trình kinh doanh thì người Hàn Quốc lại luôn muốn
thực hiện ngay khi bắt đầu gặp gỡ. Vì thế, hãy bắt đầu ngay với
những vấn đề nghiêm túc khi đối tác thể hiện lòng tin với doanh
nghiệp bạn. Ngoài ra, bạn phải thường xuyên nhấn mạnh về
những lợi ích dài hạn và cam kết của bạn đối với việc xây dựng
mối quan hệ với đối tác. Luôn giữ liên lạc với họ trong suốt quá
trình đàm phán.
Mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự quen biết, sự tôn trọng
và lòng tin cá nhân. Người Hàn quốc coi trọng nhất đức tính
khiêm tốn và thật thà. Các mối quan hệ kinh doanh tại Hàn quốc
được xây dựng giữa một nhóm cá nhân chứ không phải giữa các
doanh nghiệp với nhau. Nếu đối tác của bạn không phải thuộc
tuýp người coi trọng tập thể thì bạn hoàn toàn có thể trao đổi cá
nhân với họ. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã chiếm được lòng tin
của đối tác Hàn quốc thì chưa chắc họ đã tin tưởng những người
khác trong doanh nghiệp bạn. Vì thế việc mọi nhân viên trong
doanh nghiệp bạn thống nhất quan điểm đóng vai trò rất quan
trọng. Thậm chí việc thay đổi người giao dịch cũng khiến cho
quá trình đàm phán lại trở về số 0.
Văn hóa Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề "giữ thể diện". Họ
thường cố gắng giữ hòa khí bằng mọi cách và luôn kiềm chế
cảm xúc của mình. Làm người khác bối rối có thể khiến cho cả
hai bên mất mặt và tác động xấu tới quá trình đàm phán. Trong
mọi trường hợp, danh tiếng và vị trí trong xã hội phụ thuộc vào
khả năng kiềm chế cảm xúc và thái độ thân thiện. Nếu bạn phải
nêu một vấn đề có thể làm người khác không hài lòng thì đừng
nói khi có đông người và luôn truyền đạt ý kiến của mình sao
cho vẫn thể hiện sự tôn trọng của mình. Luôn giữ bình tình và
đừng để lộ sự không hài lòng của mình. Làm cho người khác bối
rối hay mất bình tĩnh, cho dù không cố ý, cũng có thể tác động
xấu tới quá trình đàm phán. Ngoài ra, trong mọi trường hợp
đừng chỉ trích hay nói xấu đối thủ cạnh tranh.
Luôn khiêm tốn và gắng hết sức để duy trì mối quan hệ thân mật
là điều kiện tiên quyết giúp bạn thành công tại thị trường Hàn
Quốc. Mặc dù, tại Hàn Quốc, hành vi nhã nhặn và thái độ khiêm
tốn là nền tảng cho quan hệ kinh doanh đi đến thành công,
nhưng hai yếu tố này không tác động gì nhiều tới việc họ có
quyết định hợp tác với bạn hay không. Họ rất kiên nhẫn và luôn
nhất quán với mục tiêu đã đề ra.
Xã hội Hàn Quốc dựa trên những niềm tin vào Đạo Khổng, điều
này cũng đồng nghĩa việc họ rất kính trọng bố mẹ, cấp trên.
Phần lớn người lãnh đạo cao cấp trong công ty thường là những
người đứng tuổi. Vì vậy, khi gặp họ bạn nhớ phải thể hiện sự
kính trọng, bạn nên bắt chuyện và chào họ trước, đừng hút thuốc
hay đeo kính râm khi nói chuyện.
Giao tiếp
Tiếng Hàn là ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi trên
khắp cả nước. Không phải doanh nhân Hàn Quốc nào cũng có
thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy. Vì vậy, tốt nhất bạn nên
thuê phiên dịch viên. Hỏi đối tác trước xem phiên dịch viên có
được tham dự buổi họp hay không. Tuy vậy, bạn cũng phải lưu
ý rằng không phải phiên dịch viên nào cũng có khả năng nói và
hiểu tiếng Anh thành thạo. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy
nói thật ngắn gọn, sử dụng những câu đơn giản và tránh dùng từ
lóng hoặc từ quá kỹ thuật. Hãy nói với tốc độ vừa phải và dùng
đúng ngữ pháp tiếng Anh, không nên nói một cách rời rạc,
thường xuyên tóm tắt lại những ý chính và dừng lại một khoảng
thời gian hợp lí cho phiên dịch. Bạn đừng cho rằng ai cũng hiểu
ngay được ý bạn. Kể cả khi đối tác Hàn Quốc không hiểu họ sẽ
không biểu lộ cho bạn biết vì điều này sẽ làm cho họ cảm thấy
mất mặt.
Người Hàn Quốc thường trao đổi với giọng nói rất nhỏ nhẹ và
giữ im lặng một vài lần. Tuy nhiên, sự im lặng này không có
nghĩa là họ không hiểu ý bạn. Ngoài ra, người Hàn quốc thường
khó chịu nếu khi phát biểu bạn chỉ "đánh bóng" bản thân chứ
không phải giới thiệu về doanh nghiệp của mình. Khi ăn trưa
hoặc ăn tối tại nhà hàng, bạn nên giữ tốc độ giao tiếp ở mức vừa
phải. Tuy nhiên, người Hàn Quốc cũng rất thích trò chuyện với
những ai có hiểu biết xã hội rộng. Bạn có thể tạo dựng những
mối quan hệ này thông qua những cuộc hội họp thân mật giữa
các thành viên, tại những buổi tiệc rượu, bữa ăn. Quan trọng là
tại những buổi tiệc đó luôn có sự tham dự của các đối tác kinh
doanh và họ thảo luận công việc một cách thân thiện. Hãy nhớ
rằng người Hàn Quốc không ngần ngại bàn bạc công việc ngay
tại bữa ăn trưa.
Vì rất coi trọng thể diện, nên người Hàn quốc thường không trả
lời trực tiếp. Việc họ thường nói "vâng" hoặc gật đầu trong khi
giao tiếp không có nghĩa là họ đồng ý. Họ không nói "Không"
khi phải trả lời câu hỏi cho dù trong đầu họ có ý muốn như thế
mà thay vào đó họ thường đưa ra những câu nói như 'Chúng tôi
sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề này" hoặc "Việc này đòi hỏi phải có
sự kiểm tra thêm".
Không nên có những hành động đụng chạm vào người khác trừ
bắt tay hoặc đó là mối quan hệ bạn bè hoặc ngang hàng, đặc biệt
đối với người già, người khác giới và những người bạn không
thân thiết và không có họ hàng với mình. Đàn ông Hàn Quốc
thường cúi đầu chào hoặc đôi khi là bắt tay nhẹ khi gặp mọi
người, ánh mắt nhìn thẳng vào người đối diện. Khi bắt tay, tay
trái họ thường đỡ dưới cánh tay phải. Bạn có thể vẫy tay ra hiệu
với một người ngang hàng hoặc nhỏ tuổi hơn mình, nhưng
không nên đung đưa ngón tay cái hướng về phía mình, người
Hàn coi đây là hành động thô lỗ. Tại Hàn Quốc, họ quan niệm
bàn chân là một bộ phận không sạch sẽ vì vậy không nên vô ý
đụng chạm bàn chân vào người đối diện. Khi ngồi ở những chỗ
đông người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc
xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người
khác.