MỤC LỤC
Trang phụ bìa . i
Lời cam đoan . .ii
Lý lịch khoa học. .v
Lời cảm tạ . .vi
Tóm lược. .vii
ABSTRACT . .viii
Mục lục . .ix
Danh sách bảng . xii
Danh sách hình.xiii
Danh sách các chữ viết tắt . xiv
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU .1
1.1 Đặt vấn đề.1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .2
1.4 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài.3
CHƯƠNG 2 .4
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.4
2.1 Tình hình sản xuất hoa màu ở Đồng bằng sông Cửu Long .4
2.1.1 Vị trí của việc sản xuất hoa màu trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng
sông Cửu Long.4
2.1.2 Hiện trạng sản xuất hoa màu.4
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn.6
2.2 Tình hình sản xuất hoa màu tỉnh Đồng Tháp .6
2.2.1 Hiện trạng sản xuất hoa màu của tỉnh Đồng Tháp .6
2.2.2 Định hướng phát triển hoa màu tỉnh Đồng Tháp .7
2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn.8
2.3 Tổng quan và tình hình sản xuất hoa màu huyện Châu Thành .8
2.3.1 Tổng quan huyện Châu Thành .8
2.3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình .8
2.3.1.2 Khí hậu . 10
2.3.1.3 Chế độ thuỷ văn. 11
2.1.1.4 Đặc điểm địa chất và đất đai. 11
2.3.2 Hiện trạng sản xuất hoa màu. 13
2.3.3 Định hướng phát triển hoa màu huyện Châu Thành . 16
2.3.4 Những thuận lợi và khó khăn. 17
2.4 Các nghiên cứu về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường canh tác trong
việc luân canh hoa màu.17
2.5 Kỹ thuật canh tác các cây màu nghiên cứu.21
2.5.1 Kỹ thuật canh tác đậu nành. 21
2.5.2 Kỹ thuật trồng sen. 22
2.5.3 Kỹ thuật trồng dưa hấu . 23
2.5.4 Kỹ thuật canh tác khoai lang. 25
2.5.5 Kỹ thuật trồng Ấu. 28
CHƯƠNG 3 . 30
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 30
3.1 Phương pháp tiếp cận. 30
3.2 Địa bàn nghiên cứu . 31
3.3 Phương pháp thu thập số liệu .31
3.3.1 Nguồn số liệu. 31
3.3.2 Tổ chức thực hiện . 31
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin . 31
3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu điều tra nông hộ.34
3.4.1 Phân tích thống kê . 34
3.4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế. 34
3.4.3 Phương pháp phân tích hồi qui tương quan (thực hiện cho mục tiêu 2) . 35
CHƯƠNG 4 . 36
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 36
4.1 Tình hình tổng quát .36
4.1.1 Đánh giá những khó khăn/cản trở và cơ hội trong việc luân canh màu trên
nền đất lúa . 36
4.1.2 Đặc điểm của nông hộ . 37
4.1.2.1 Thông tin về chủ hộ . 37
4.1.2.2 Thông tin về nông hộ. 45
4.1.2.3 Điều kiện đất đai . 54
4.2 Cơ cấu mùa vụ của các mô hình phổ biến .56
4.3 Kỹ thuật canh tác.61
4.3.1 Tình hình sản xuất lúa. 61
4.3.1.1 Giống lúa . 61
4.3.1.2 Lượng giống lúa gieo sạ. 62
4.3.1.3 Lao động sản xuất lúa . 63
4.3.1.4 Phân bón. 64
4.3.1.5 Thuốc Bảo vệ thực vật . 66
4.3.1.6 Chi phí và lợi tức sản xuất lúa/ha. 66
4.3.2 Tình hình sản xuất màu. 67
4.3.2.1 Giống màu . 67
4.3.2.2 Lao động sản xuất màu . 68
4.3.2.3 Phân bón. 69
4.3.2.4 Thuốc Bảo vệ thực vật . 70
4.3.2.5 Chi phí và lợi tức sản xuất màu/ha . 70
4.4 Phân tích và so sánh các chỉ tiêu kinh tế của các mô hình canh tác .73
4.4.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác phổ biến qui mô nông hộ 73
4.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế theo vùng . 74
4.4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác phổ biến theo qui mô diện
tích/ha . 76
4.5 Tương quan giữa các yếu tố đầu vào và thu nhập.80
CHƯƠNG 5 . 83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 83
5.1 Kết luận.83
5.2 Đề nghị.83
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 84
PHỤ CHƯƠNG . 89
127 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4551 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRẦN VĂN NHÃN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SO
SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH
LUÂN CANH MÀU TRÊN NỀN ĐẤT LÚA
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CẦN THƠ - 2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRẦN VĂN NHÃN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SO
SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH
LUÂN CANH MÀU TRÊN NỀN ĐẤT LÚA
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CẦN THƠ – 2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực.
Tác gi ả luận văn
Trần Văn Nhãn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iii
Đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH
TẾ CÁC MÔ HÌNH LUÂN CANH MÀU TRÊN NỀN ĐẤT LÚA TẠI HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP”.
Luận văn Thạc sĩ Phát triển Nông thôn do TRẦN VĂN NHÃN thực hiện và đề nạp.
Ý kiến của người hướng dẫn khoa học
Đồng ý bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học
Ts. Nguyễn Ngọc Đệ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iv
CHẤP NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn thạc sĩ với đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SO
SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH LUÂN CANH MÀU TRÊN NỀN
ĐẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP” do học viên
TRẦN VĂN NHÃN thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua.
Ủy viên thư ký Ủy viên
(Ký tên) (Ký tên)
TS. Nguyễn Văn Hồng TS. Nguyễn Ngọc Đệ
Phản biện 1 Phản biện 2
(Ký tên) (Ký tên)
PGS.TS. Dương Ngọc Thành TS. Nguyễn Công Thành
Cần Thơ, ngày 23 tháng 10 năm 2009
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên)
PGS.TS. Nguyễn Duy Cần
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v
LÝ LỊCH KHOA HỌC
1. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ và tên: TRẦN VĂN NHÃN
- Ngày sinh: 00/00/1974
- Nơi sinh: xã Tân Phú, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
- Quê quán: xã Tân Phú, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
- Dân tộc: Kinh.
- Đơn vị công tác: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Tháp.
- Điện thoại: 0945. 166 757
2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
- Tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm 1992 tại Trường Phổ Thông Trung Học Thanh
Bình 1, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
- Tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt năm 1999, hệ chính quy tại Trường Đại Học Cần Thơ.
3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
- Từ tháng 6/1999 đến tháng 2/2009: công tác tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng
Tháp.
- Từ tháng 3/2009 đến nay: công tác tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lân sản và
Thủy sản tỉnh Đồng Tháp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi
LỜI CẢM TẠ
Đề tài tốt nghiệp là kết quả của nhiều năm học tập tiếp thu kiến thức trong nhà trường,
Trong quá trình thực hiện đề tài Tôi được sự giúp đỡ tận tình của Quý Thầy Cô, các
bạn hữu, và các Anh Chị em của cơ quan.
Chân thành biết ơn,
- Ts. Nguyễn Ngọc Đệ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, hỗ trợ Tôi trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
- Ths. Ngô Thành Trí Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ Tôi trong quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
- Các anh chị Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, Trạm khuyến nông huyện
Châu Thành và Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã cung
cấp thông tin chính xác và nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho Tôi thực hiện tốt số
liệu của luận văn.
- Quý Thầy Cô Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long-Trường Đại
học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho Tôi trong suốt khóa
học.
- Các anh chị, em Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã hỗ trợ,
tạo điều kiện tốt cho Tôi hoàn thành luận văn này.
- Đặc biệt là sự chia sẽ những buồn vui, khó khăn của gia đình và của vợ Nguyễn Thị
Xuân Mai trong suốt thời gian học xa nhà và hoàn thành luận văn này.
Thân gởi về,
Các Anh Chị và các bạn cùng lớp cao học Phát triển nông thôn Khóa 13 lời chúc sức
khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất
Trần Văn Nhãn
.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vii
TRẦN VĂN NHÃN (2009), “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SO
SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH LUÂN CANH MÀU TRÊN NỀN
ĐẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP”. Luận Văn Thạc sĩ
Phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường
Đại Học Cần Thơ, 88 trang. Người hướng dẫn khoa học. Tiến sĩ. NGUYỄN NGỌC
ĐỆ.
TÓM LƯỢC
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lúa là nguồn thu nhập chính của người nông dân.
Tuy nhiên các mô hình độc canh cây lúa dần dần được thay thế bằng những mô hình
luân canh lúa màu đặc biệt là huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Bảy mô hình luân
canh trên đất lúa như 3 lúa, 2 lúa, 2 lúa-khoai lang, 2 lúa-đậu nành, ấu-lúa, lúa-dưa
hấu- khoai lang, chuyên sen được khảo sát tại huyện Châu Thành thuộc tỉnh Đồng
Tháp nhằm so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác màu trên nền đất lúa
phù hợp trong sản xuất.
Kết quả khảo sát cho thấy năm mô hình có hiệu quả kinh tế tốt tại huyện Châu
Thành là mô hình 2 lúa- khoai lang, lúa-dưa hấu-khoai lang, chuyên sen, ấu-lúa và 2
lúa. Trong đó, có hai mô hình cho hiệu quả rất cao trên nền đất lúa của huyện Châu
Thành là mô hình 2 lúa-khoai lang và mô hình lúa-dưa hấu-khoai lang. Mô hình
chuyên sen cũng cho hiệu quả tốt trên vùng đất trũng. Các mô hình lúa-ấu và mô hình
2 lúa vẫn cho hiệu quả kinh tế tốt tương đương nhau và có thể bố trí thích hợp tùy vào
vùng đất canh tác. Kết quả cũng chỉ ra mô hình 3 lúa và mô hình 2 lúa-đậu nành có
hiệu quả thấp nên không thể duy trì sản xuất tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Qua đây, có thể chuyển đổi dần từ mô 3 lúa hoặc mô hình 2 lúa-đậu nành sang các mô
hình có hiệu quả tốt tùy vùng đất canh tác.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
viii
TRAN VAN NHAN (2009), “EVALUATION THE PRODUCTION STATUS AND
COMPARISON THE ECONOMIC EFFICIENCY OF INTERCROPPING
SYSTEMS ON RICE LAND AT CHAU THANH DISTRICT, DONG THAP
PROVINCE”. Thesis for Master degree of Science in Rural Development, Mekong
Delta Development Researh Institute, Can Tho University, 88 pages. Supervisors: Dr.
NGUYEN NGOC DE.
ABSTRACT
Rice production is main income of farmers In Mekong delta. However, rice
monoculture system has been gradually replaced by intercropping systems between
rice and other crops especially in Chau Thanh district, Dong Thap province. Seven
intercropping system on rice land such as three rice crops, two rice crops, two rice-
sweet potatoes, two rice-soybean, water caltrop-rice, rice-watermelon-sweet potatoes,
lotus monoculture were surveyed at Chau Thanh district, Dong Thap province for
comparing the economic efficiency of these cropping systems on rice land.
The results showed that: five cropping systems giving high economic efficiency at
Chau Thanh district were two rice-sweet potatoes, rice-watermelon-sweet potatoes,
lotus monoculture, water caltrop-rice and two rice. In these systems, two cropping
systems giving highest economic efficiency on rice land were two rice-sweet potatoes
and rice-watermelon-sweet potatoes. Lotus monoculture is also giving high economic
efficiency on lower land. Rice-water caltrop and two rice had equal economic
efficiency and were recommended to grow in specific areas with suitable soil
conditions. Three rice crops and two rice crops-soybean had low economic efficiency,
therefore these systems should not be applied in Chau Thanh district, Dong Thap
province. From these results, we suggest that farmers in Chau Thanh district should
replace three rice crops and two rice crops-soybean systems by other cropping systems
with higher profit.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ix
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước. Ước tính
có khoảng trên 1,89 triệu ha đang được trồng lúa, chiếm khoảng 46% diện tích cả
nước (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009). ĐBSCL không những sản xuất lúa gạo cung
cấp cho cả nước mà còn xuất khẩu để thu ngoại tệ góp phần phát triển kinh tế cho khu
vực. Năm 1998 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất xếp thứ 2 trên thế
giới sau Thái Lan (Nguyễn Duy Cần, 2003).
Từ năm 2000 Chính phủ có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn đã có tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp ĐBSCL. Nhiều địa phương cố
gắng thực hiện chủ trương của Chính phủ, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù
hợp với sinh thái vùng và đáp ứng yêu cầu của thị trường (Nguyễn Duy Cần, 2003).
Các mô hình canh tác độc canh cây lúa dần dần được thay thế bằng những mô hình
luân canh lúa màu. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy mô hình luân canh cây lúa-
đậu nành sau 3 năm làm tăng hàm lượng đạm, lân và được khuyến cáo áp dụng ở
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, qua đó giúp tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền
vững của vùng sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Văn Quang và Lê Thanh Phong, 2007).
Sự thay đổi từ mô hình canh tác lúa độc canh chuyển sang mô hình luân canh lúa màu
sẽ làm gia tăng năng suất lúa. Kết quả nghiên cứu tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
trong vụ Thu Đông 2005 cho thấy năng suất lúa ở mô hình chuyên canh lúa chỉ đạt 3,3
tấn/ha, trong khi đó mô hình luân canh lúa-bắp-lúa thì năng suất lúa đạt 4,1 tấn/ha, mô
hình lúa-đậu xanh-lúa đạt 4,5 tấn/ha. Tương tự kết quả nghiên cứu ở huyện Cầu Kè,
tỉnh Trà Vinh cho thấy vụ Đông Xuân 2006, mô hình thâm canh 3 vụ lúa chỉ đạt 2,9
tấn/ha, trong khi đó mô hình luân canh lúa-bắp-lúa giúp gia tăng năng suất lúa đạt 4,3
tấn/ha, mô hình lúa-đậu xanh-lúa, năng suất lúa đạt 3,2 tấn/ha
( name=News&sid=94). Mặt khác, sự thay đổi
mô hình độc canh lúa sang mô hình luân canh lúa màu cũng làm ngăn chặn được dịch
bệnh xãy ra trên cây lúa, từ đó làm giảm chi phí đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế hơn.
Trong những năm gần đây cùng với việc thâm canh tăng vụ và sản xuất những giống
lúa chất luợng cao, dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã gây ra thiệt hại rất nghiêm
trọng cho người sản xuất lúa. Từ năm 2005-2006 đến nay hầu như vụ nào các tỉnh
ĐBSCL đều bị bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (Phạm Văn Kim, 2006). Theo Nguyễn
Văn Hòa (2006), vụ lúa Hè Thu 2006 và lúa Đông Xuân 2006-2007 bệnh vàng lùn và
lùn xoắn lá gây hại cây lúa trở thành đại dịch lan ra khắp 12 tỉnh ĐBSCL và dịch bệnh
này đã gây thiệt hại hàng nghìn ha (Nguyễn Thơ, 2007).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2
Theo báo cáo tổng kết phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành 2007 cho
thấy, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có diện tích trồng lúa 32.467 ha, giảm 2.214
ha so với năm 2006, diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày cả năm là 3.091
ha, tăng hơn 944 ha so với năm 2006. Theo kế hoạch sản xuất nông nghiệp nông thôn
huyện Châu Thành năm 2008, diện tích cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày là
3.500 ha, tăng 500 ha so với năm 2007, ngược lại diện tích lúa gieo trồng cả năm là
29.000 ha, giảm 3.466 ha so với năm 2007. Đây cũng là một huyện năm 2007 có diện
tích lúa bị bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá khoảng 619,8 ha tính cả 3 vụ. Cho nên theo kế
hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành 2008, các nơi có mô hình chuyên canh
lúa phải được chuyển sang mô hình luân canh lúa màu (Phòng Nông nghiệp & PTNT
huyện Châu Thành, 2007), tuy nhiên hiện nay các loại mô hình trồng màu trên nền đất
lúa cũng chưa được quy hoạch từng vùng thích hợp và chưa có cơ sở khẳng định loại
cây màu nào thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các hộ nông dân chuyên trồng
lúa muốn chuyển sang mô hình luân canh lúa màu hoặc chuyên màu còn mang tính tự
phát hoặc trồng rải rác chưa chọn được mô hình nào phù hợp mang lại hiệu quả kinh
tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ đó đề tài “Đánh giá hiện trạng sản
xuất và so sánh hiệu quả kinh tế việc trồng màu trên nền đất lúa tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả kinh tế các loại mô
hình trồng màu trên nền đất lúa thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, thông qua đó
giúp định hướng cho phòng nông nghiệp cũng như nông dân chọn lựa mô ình trồng
màu trên nền đất lúa thích hợp đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cho
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
So sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất màu trên đất lúa nhằm định hướng mô hình
canh tác màu thích hợp, giúp nâng cao giá trị sản xuất và lợi nhuận trong việc trồng
màu trên nền đất lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất màu.
- Mục tiêu 2: Xác định và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác màu trên nền
đất lúa.
- Mục tiêu 3: Đề xuất mô hình sản xuất màu thích hợp trên nền đất lúa tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hiện trạng sản xuất của các mô hình canh tác cây màu trên nền đất lúa tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp như thế nào?
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3
- Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng màu trên nền đất lúa ra sao?
- Trong số các mô hình canh tác màu trên đất lúa, mô hình canh tác nào có hiệu quả?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Địa bàn: thực hiện ở các xã Tân Nhuận Đông; Phú Hựu; Phú Long; An Khánh và
Hòa Tân có diện tích luân canh màu trên đất lúa lớn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp.
- Loại màu: tập trung trên 5 loại cây màu chính luân canh trên đất lúa như dưa hấu;
khoai lang; đậu nành; ấu và sen có khả năng phát triển ở vùng nghiên cứu. Đây là 5
loại cây màu được trồng phổ biến trong huyện.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1.1 Vị trí của việc sản xuất hoa màu trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng
sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước, hàng năm xuất khẩu
đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Tuy nhiên, còn một thế mạnh mà
nước ta chưa phát huy hết tiềm lực đó là ngành sản xuất hoa màu. Một số loại hoa
màu như đậu nành, bắp, khoai lang, sen, ấu … là các loại hoa màu chủ yếu và thích
hợp với điều kiện tự nhiên cũng như đất đai ở ĐBSCL. Ngoài ra, trồng hoa màu luân
canh với lúa cũng là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng một
nền nông nghiệp bền vững (Viện rau hoa quả Việt Nam, 2009).
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trên 70.000 ha rau màu, với sản lượng khoảng
1 triệu tấn, chiếm gần 18% sản lượng rau màu trên cả nước. Hàng ngày, toàn vùng
ĐBSCL tiêu thụ bình quân gần 3.000 tấn rau, màu các loại. Phát triển diện tích rau
màu trong tương lai là tất yếu, đáp ứng đúng chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp-nông thôn vùng ĐBSCL (Viện rau hoa quả Việt Nam, 2009).
2.1.2 Hiện trạng sản xuất hoa màu
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003), một số loại hoa màu như đậu nành, bắp… chưa được
cung cấp đủ theo yêu cầu. Thực trạng hiện nay là các loại cây trồng cạn cũng chỉ được
phát triển ở dạng trồng luân canh với lúa. ĐBSCL chưa thật sự có vùng quy hoạch
riêng để phát triển các loại cây màu trồng cạn. Do chưa có chính sách tạo vùng
nguyên liệu cho cây trồng cạn nên nông dân trồng một cách tự phát, rải rác... dẫn đến
diện tích không cao, có thể sẽ gặp những khó khăn trong thu gom sản phẩm và tìm thị
trường tiêu thụ (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Những năm gần đây, trung bình mỗi năm nước ta nhập khẩu từ 300-600 ngàn tấn bắp.
Còn đậu nành thì sản xuất cũng chỉ đáp ứng được 25-30% nhu cầu (Nguyễn Bảo Vệ,
2003). Cũng theo Nguyễn Bảo Vệ (2003) cho biết số liệu của Cục Chăn nuôi, năm
2006 nước ta đã nhập 1,5 triệu tấn khô dầu đậu tương, quy ra thành 2 triệu tấn đậu
tương hạt để chế biến 6,6 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Nhiều công ty phải nhập nguyên
liệu bắp và đậu nành từ nước ngoài để chế biến.
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003) thì FAO (2001) đã dự đoán đến năm 2010 ngành chăn
nuôi nước ta cần trên 16 triệu tấn thức ăn gia súc nên nhu cầu bắp và đậu nành là rất
lớn. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của ngành chế biến này, Bộ Nông Nghiệp và
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
5
Phát Triển Nông Thôn dự kiến đến năm 2005 cả nước phải có khoảng 1 triệu ha bắp
(ĐBSCL khoảng 150.000 ha) và khoảng nửa triệu ha đậu nành. Tính đến năm 2000 thì
diện tích bắp của cả nước có 714 ngàn ha với sản lượng là 1,93 triệu tấn. Còn đậu
nành mới chỉ có 122.000 ha và sản lượng chỉ có 145.000 tấn.
Trong thời gian qua, mặt dù ngành nông nghiệp của Việt Nam đã có nhiều cố gắng để
gia tăng năng suất bắp và đậu nành, tuy nhiên năng suất bắp và đậu nành vẫn còn thấp
so với bình quân của các nước trong khu vực và thế giới nên giá thành sản phẩm còn
cao. Năng suất bắp của cả nước bình quân là 2,7 tấn /ha, trong khi năng suất bình quân
của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là 3,6 tấn/ha, còn bình quân của thế giới là 4,2
tấn/ha (Nguyễn Bảo Vệ, 2003). Qua đây cho thấy việc sản xuất bắp và đậu nành của
nước ta còn thấp, chi phí sản xuất còn khá cao, nên hiệu quả kinh tế chưa được hấp
dẫn cho người nông dân chuyển đổi cơ cấu canh tác độc canh cây lúa sang mô hình
luân canh với cây trồng khác. Nếu xét về khía cạnh môi trường thì cần thiết phải luân
canh màu trên nền đất lúa. Có lẽ do điều kiện trồng lúa liên tục nhiều vụ trong năm đã
làm đất bị ngập nước hầu như quanh năm, về lâu dài có thể bị ảnh hưởng đến môi
trường đất và sâu bệnh nhiều hơn, do đó có thể phải chuyển đổi mô hình chuyên canh
cây lúa sang mô hình luân canh lúa- màu (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Bên cạnh đó, ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng của mùa lũ hàng năm, ngoài việc phải
sống chung với lũ, người dân đã biết tận dụng và khai thác tốt tiềm năng của lũ để
phát triển các mô hình sản xuất như trồng các loại cây thủy sinh, nuôi thủy sản kết
hợp, trồng rau màu…Trong các loại cây trồng thủy sinh cho thấy cây sen có thể là loại
cây trồng không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn có nhiều hữu dụng đối với đời
sống con người (Nguyễn Quốc Huy, 2005). Hơn nữa, cây sen là loại cây trồng thích
nghi với vùng đất trũng và vùng ngập lũ hàng năm của ĐBSCL và cũng là loại cây
giúp người dân xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm và giảm bớt thời gian nông
nhàn trong mùa lũ (Nguyễn Quốc Huy, 2005). Thêm vào đó, cây ấu cũng là loại cây
trồng thủy sinh mang lại nhiều lợi ích cho người dân khi được trồng trên nền đất lúa.
Hiệu quả kinh tế mô hình luân canh lúa-ấu cao hơn nhiều lần so với mô hình trồng lúa
3 vụ liên tục (Nguyễn Phước Tuyên, 2008). Năm 1996, các công ty Đài Loan đã mang
giống ấu của họ sang phổ biến cho nông dân và tổ chức thu mua. Giống ấu Đài Loan
đã nhanh chóng phát triển trên chân đất ruộng thành hệ thống canh tác lúa Đông
Xuân-ấu Hè Thu và trở thành cây sống chung với lũ (Nguyễn Phước Tuyên, 2008).
Mặt khác, trong các loại cây trồng luân canh ở ĐBSCL cho thấy cây khoai lang cũng
đóng vai trò quan trọng trong những năm gần đây. Theo đài truyền hình Vĩnh Long
(2009) cho biết từ số liệu của tổng cục thống kê (2006), diện tích khoai lang của
ĐBSCL là 13,4 nghìn ha (cả nước là 181,2 nghìn ha), đạt sản lượng 271,5 nghìn tấn
(so với cả nước là 1.456,7 nghìn tấn). Nhờ chuyển đổi cây trồng theo hướng lúa-khoai
mà nhiều địa phương trong huyện đã phá được thế độc canh cây lúa, tạo điều kiện để
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
6
hình thành nền sản xuất nông nghiệp bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó
không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho nông hộ, mà còn góp phần làm tăng giá trị thu
hoạch trên một đơn vị diện tích đất sản xuất của nông dân.
Song song với các loại cây màu, cây dưa hấu cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
nông dân. Đây là mô hình luân canh được áp dụng rộng rãi nhất so với các loại cây
trồng màu khác. Lợi nhuận từ việc trồng luân canh của cây dưa hấu rất hấp dẫn, nhất
là vào dịp tết nguyên đán (Phạm Văn Nghi, 2003).
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn
Theo Trương Trọng Ngôn (2003), khi chuyển dịch từ mô hình chuyên canh lúa sang
mô hình luân canh lúa với màu (như bắp, đậu nành, đậu xanh, mè…) người nông dân
luôn phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn sau:
-Về thuận lợi: Điều kiện tự nhiên thích hợp cây màu sinh trưởng và phát triển; trình
độ tiếp thu khoa học kỹ thuật của nông dân nhạy bén; người dân sử dụng đất đai năng
động; cải tạo và nâng cao độ phì của đất; giúp bảo vệ môi trường được tốt do giảm
lượng phân và thuốc xịt; nguồn thu nhập đa dạng.
Còn theo Hứa Thị Thía (2006) việc luân canh lúa với màu cũng gặp thuận lợi nhờ
thiên nhiên ưu đãi nước ngọt quanh năm cộng với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh luôn
bảo đảm đủ nước trong mùa hạn và không để xảy ra ngập úng khi lũ về.
- Về khó khăn: Nhu cầu giống cho đầu vụ thường không đáp ứng đủ; phẩm chất hạt
giống thường không đảm bảo; việc làm cỏ không kịp thời và thích hợp; không có
giống kháng với sâu bệnh chính; không có những giống chống chịu với điều kiện khắc
nghiệt của môi trường (Trương Trọng Ngôn, 2003).
Theo Quang Minh Nhựt (2005), khi trồng màu đòi hỏi công đầu tư lao động cao, do
sản xuất nhỏ, lao động thủ công; thiếu kiến thức phù hợp trong chuyển đổi từ sản xuất
lúa độc canh sang mô hình luân canh lúa-màu; giá thấp và không ổn định; công nghệ
chế biến chưa phát triển để chế biến sản phẩm; khó bảo quản hạt giống trong điều kiện
tự nhiên.
2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA MÀU TỈNH ĐỒNG THÁP
2.2.1 Hiện trạng sản xuất hoa màu của tỉnh Đồng Tháp
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Tháp (2007) đã báo cáo tổng kết
phát triển kinh tế nông nghiệp năm 2007 và kế hoạch cho năm 2008 với diện tích hoa
màu, cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh Đồng Tháp cả năm ước đạt 33.093 ha, đạt
82,73% kế hoạch đề ra, tăng hơn 3.202 ha so với năm 2006 với các cây chủ lực như
đậu nành, bắp, mè…, trong đó: Diện tích cây mè 2.668 ha/2.600 ha, đạt 102,6% kế
hoạch đề ra, năng suất trung bình đạt 1,3 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 8 triệu đồng/ha; cây
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
7
đậu nành diện tích 7.634 ha/11.000 ha, đạt 69,4% kế hoạch đề ra, năng suất trung bình
đạt 2,3 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 8,9 triệu đồng/ha; cây bắp diện tích 4.374 ha/6.000
ha, đạt 72,9% kế hoạch đề ra, năng suất trung bình khoảng 7 tấn/ha, lợi nhuận khoảng
7,5 triệu đồng/ha và hoa màu các loại khác là 18.417 ha. Trong quá trình chuyển đổi
diện tích lúa sang trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày còn chậm do giá lúa
ổn định ở mức cao, dễ sản xuất, dễ bảo quản, dễ bán, trong khi đó sản xuất hoa màu
đòi hỏi lực lượng lao động nhiều, thị trường tiêu thụ không ổn định.
Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp (2008) cho biết năm
2008, diện tích xuống giống hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày tuy có giảm so
với năm trước do nông dân tăng diện tích trồng lúa, nhưng vẫn đạt 28.975 ha, chiếm
80,84% kế hoạch đề ra, trong đó: Diện tích bắp 5.223 ha, đậu nành 6.150 ha, mè 2.522
ha, sen 1.830 ha và màu các loại khác 13.250 ha. Năng suất hoa màu đạt khá cao,
nhiều loại nông dân có lãi trung bình gấp từ 1,2 – 2,5 lần so với trồng lúa. Công tác
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất hoa màu được ngành nông
nghiệp quan tâm đầu tư thực hiện. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn khuyến nông đã thực
hiện các mô hình giảm giá thành và cơ giới hóa ứng dụng công cụ sạ hàng để tỉa bắp,
đậu nành, cây mè; trình diễn máy thu hoạch đậu nành, mè với tổng diện tích 16 ha ở
các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò, thị xã Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, giá thành sản xuất
đậu nành, mè trong mô hình thấp hơn từ 495 đồng/kg đến 1.750 đồng/kg và năng suất
cao hơn bên ngoài từ 0,1 tạ/ha đến 0,6 tạ/ha. Ngành Nông nghiệp cũng đã thực hiện
mô hình sản xuất khoai lang gắn kết với tiêu thụ sản phẩm ở huyện Tân Hồng với diện
tích thực hiện 12 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha, lợi nhuận 50 triệu đồng/ha (Sở
Nông nghiệp & PTNT Đồng Tháp, 2008).
2.2.2 Định hướng phát triển hoa màu tỉnh Đồng Tháp
Kế hoạch sản xuất của sở Nông nghiệp và PTNT năm 2009 thì diện tích hoa màu và
cây công nghiệp ngắn ngày là 39.245 ha, tăng 10.270 ha so với năm 2008, trong đó
các loại cây chủ lực là đậu nành là 10.000 ha, bắp 6.000 ha, mè 2.700 ha… (Sở Nông
nghiệp & PTNT Đồng Tháp, 2008). Các giải pháp điều hành trong sản xuất của định
hướng phát triển hoa màu trong năm 2009 là hỗ trợ các vùng chuyên canh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp.PDF