Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình
Chương 1: Mở Đầu
Tóm tắt đồ án 1
Đặt vấn đề 2
1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
1.3.1 Phương pháp thống kê 3
1.3.2 Phương pháp ma trận 4
1.3.3 Phương pháp điều tra thực nghiệm, lấy mẫu phân tích 4
1.3.4 Phương pháp đánh giá nhanh 5
1.3.5 Phương pháp điều tra xã hội học 5
1.3.6 Phương pháp học tập kinh nghiệm trong nước và thế giới 5
1.3.7 Phương pháp Bản Đồ 5
1.4 Đối tượng nghiên cứu 6
1.5 Phạm vi của đề tài 7
1.6 Ý nghĩa và thực tiển của đề tài 7
Chương 2:Tổng Quan Về Ngành Chăn Nuôi Heo và Ô Nhiễm Môi Trường
Do Chất Thải Chăn Nuôi 8
2.1 Giới thiệu về ngành chăn nuôi Heo 8
2.1.1 Ở Việt nam 8
2.1.2 Ở Đồng Nai 9
2.2 Những thuận lợi và khó khăn của nghành chăn nuôi 10
2.2.1 Thuân lợi 10
2.2.2 Khó khăn 10
2.3 Hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi Heo 11
2.3.1 Thành phần và tính chất của chất thải chăn nuôi gia súc 11
2.4 Chăn nuôi và các vấn đề liên quan 16
2.4.1 chất lượng nguồn nước sông và chăn nuôi 16
2.4.2 Dân số và vấn đề chăn nuôi 17
2.4.3 Chăn nuôi và sức khoẻ con người 17
2.4.4 Môi trường sống và hệ sinh vật 18
2.4.5 Thuỷ triều và vấn đề ô nhiễm trong lưu vực trong chăn nuôi 18
2.2.6 Anh hưởng đến môi trường đất 19
2.5. Anh hưởng một số chất ô nhiễm chính trong chăn nuôi 19
2.5.1 Chất hữu cơ 19
2.5.2 Nitơ, Phốt pho 20
2.5.3 Hydro sunfua (H2S) 21
2.5.4 Amôniac( NH3) 22
2.5.5 Mêtan (CH4) 23
2.5.6 Cacbonic (CO2) 23
2.6 Quản lý chất thải chăn nuôi 24
2.6.1 Quá trình thu gom 25
2.6.2 Quá trình lưu trữ 25
2.6.3 Quá trình vận chuyển 25
2.7 Hiện trạng áp dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm tại một số trang trại nuôi Heo 25
2.7.1 Hiện trạng xử lý chất rắn 26
2.7.2 Hiện trạng xử lý khí thải 26
2.7.3 Hiện trạng xử lý mùi hôi 27
2.7.4 Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi 28
102 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài trời.
- Đảm bảo vấn đề về vệ sinh môi trường.
- Tạo ra phân bón đem lại lợi ích kinh tế.
CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGTẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
3.1 Hiện trạng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Ngày nay quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn ngoại thành ngày càng tăng nhanh. Diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều so với trước đây. Nhu cầu về các sản phẩm từ chăn nuôi của người dân Đồng Nai nói riêng ngày một tăng cao. Do đó, các cơâ sở chăn nuôi phải tìm mọi cách mở rộng quy mô và nâng cao năng xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, tại một số vùng nông thôn, để tăng thu nhập cho gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi, các hộ chăn nuôi gia đình thường xây chuồng nuôi nhỏ để nuôi gia súc, gia cầm.
- Trong những năm qua Đồng Nai đã ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật của công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất. Ngoài ra, các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh cũng đã ứng dụng nhiều công nghệ cao trong trong phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp tự động và bán tự động như: trang bị hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống làm mát chuồng trại, xây dựng hầm Biogas để vừa xử lý chất thải, bảo vệ môi trường vừa lấy năng lượng phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi.
- Qua số liệu thống kê, đến năm 2005 tổng đàn Heo trên địa bàn tỉnh đã đạt khoảng 2.140.000 con, việc chăn nuôi các loại gia súc gia cầm khác trên địa bàn tỉnh cũng rất phát triển trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Long Thành, Trảng Bom và Tp.Biên Hòa, với phường Long Bình chiếm đại đa số tổng đàn của Tp.Biên Hòa, số còn lại tập trung ở các phường Trảng Dài, Tân Biên, Hố Nai,,, Hầu hết chăn nuôi được bố trí theo loại hình trại chăn nuôi hộ gia đình, đặc điểm chung của loại hình này là chuồng trại thường được bố trí ngay bên cạnh nhà ở với qui mô từ 50 – 500 con.
- Đa số chất thải chăn nuôi ở các hộ gia đình, các trang trại, nhất là chăn nuôi Heo chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Nước thải từ việc vệ sinh chuồng trại và gia súc của các hộ chăn nuôi đều thoát thẳng ra các cống thoát do các hộ tự xây rồi chảy thẳng ra các ao, sông , suối trong khu vực, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ nằm trong khu vực dân cư cho nước thải chảy tràn ra khu vực xung quanh chuồng trại, mương rãnh thoát nước và cho thấm tự nhiên gây mùi hôi thối, ruồi nhặng và mỹ quan khu vực. Nước thải từ các hộ chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn môi trường theo qui định trước khi xã thải ra môi trường, đặc trưng là hàm lượng các chất hữu cơ biểu thị qua các chỉ số BOD, COD, đặc biệt nguồn nước thải này có chứa nhiều vi sinh vật cũng như các ký sinh trùng gây bễnh. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng đang đối đầu với một khó khăn lớn, đó là giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi chưa được xử lý gây ra.
3.2 Khảo sát tình hình chăn nuôi
3.2.1. Aùp dụng tại trang trại chăn nuôi Sáu Hưng
- Địa chỉ :tổ 6, ấp 4, xã An Hòa, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
- Quy mô diện tích: với diện tích khoảng 6,2 ha đất phục vụ cho hoạt động sản xuất chăn nuôi, trong đó diện tích đất sử dụng xây dựng chuồng trại chiếm khoảng 25,34%, Khu vực dành cho hoạt động chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn (25.34%). Bên cạnh đó, khu vực dành cho vùng đệm môi trường chiếm tỉ lệ cao nhất (47.8%), đây là nguồn gốc dự trữ và cũng là vùng đệm quan trọng để giảm mức độ ảnh hưởng do chất thải chăn nuôi đến các hộ dân cư xung quanh.
- Số lượng: Heo 2266 con; Gà 8.782 con; Thỏ 463 con và một số cây ăn quả khác.
- Doanh thu từ chăn nuôi năm 2005 đạt khoảng 2.0 đồng.
3.2.1.1 Hiện trạng môi trường tại trang trại chăn nuôi Sáu Hưng
3.2.1.1.1 Hiện trạng sử dụng đất ở trang trại
- Trang trại thực hiện qui trình nuôi chuyên khu với từng lứa Heo, có từng chuồng riêng để nuôi các Heo khác nhau, từng lứa tuổi khác nhau theo cơ cấu đàn, thực hiện theo kiểu “cùng vào cùng ra” trong mỗi chuồng. Dựa trên qui trình này, với diện tích khoảng 6,2 ha đất phục vụ cho hoạt động sản xuất chăn nuôi, trong đó diện tích đất sử dụng xây dựng chuồng trại chiếm khoảng 25,34%, chuồng heo được chia ra các loại theo bảng sau:
Bảng 3.1:Hiện trạng sử dụng đất tại trang trại Sáu Hưng
STT
Mục Đích Sử Dụng
Diện Tích (m2)
Cơ Cấu (%)
1
Văn phòng làm việc, nhà nghiên cứu
8.652
14.02
2
Nhà nghỉ
520
0.84
3
Khu tập thể
1.450
2.37
4
Nhà ăn
300
0.49
5
Chuồng trại
15.654
25.34
6
Nhà kho
400
0.65
7
Phân xưởng thức ăn
628
1.02
8
Nhà máy phát điện và xưởng ấp trứng gà
453
0.73
9
Đường đi
2.000
3.2
10
Vườn hoa
1.000
1.6
11
Sân thể thao
1.200
1.94
12
Trồng cây và làm biogas
29.473
47.8
13
Tổng cộng
61.730
100
- Qua số liệu trên cho thấy trang trại đã có sự phân bổ diện tích đất hợp lý, có tính toán trước và coi trọng vấn đề lan truyền ô nhiễm không khí. Khu vực dành cho hoạt động chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn (25.34%). Bên cạnh đó, khu vực dành cho vùng đệm môi trường chiếm tỉ lệ cao nhất (47.8%), đây là nguồn gốc dự trữ và cũng là vùng đệm quan trọng để giảm mức độ ảnh hưởng do chất thải chăn nuôi đến các hộ dân cư xung quanh.
3.2.1.1.2 Hệ thống chuồng trại chăn nuôi
- Chọn kiểu chuồng hở, đảm bảo thông thoáng tự nhiên, có đủ không khí cần thiết để pha loãng các khí ô nhiễm trong chuồng nuôi do quá trình phân huỷ phân, nước tiểu khi chưa kịp dọn dẹp. Trên mái có hệ thống phun mưa làm mát máy khi cần thiết. Riêng chuồng Heo đực có hệ thống bạt tự động che, mở chạy dọc nhà và hệ thống làm mát đặt ở đầu và cuối chuồng.
- Trong mỗi khu nhà bố trí các ô chuồng thành 2 dãy chuồng nái đẻ nuôi con, Heo con sau cai sữa và cách ly bố trí 2 dãy nuôi.
+ Các chuồng giống đực làm việc, nái khô chờ phối, nái chửa, kiểm tra năng suất hậu bị thay đàn và hậu bị bố mẹ, Heo thịt bố trí thành 4 dãy nuôi.
+ Giữa các ô chuồng bố trí hành lang rộng rãi thuận lợi cho việc đi lại. Với bề rộng 1-1,5 m, việc cho các con Heo ăn uống, tắm rửa, vệ sinh phân nhanh chóng.
- Kiểu nền, quy cách và mái chuồng.
+ Cấu tạo của nền chuồng và qui cách chuồng ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh chuồng trại, khả năng lan truyền, phát tán chất thải và tạo môi trường thích hợp cho gia súc, gia cầm phát triển tốt. Tuỳ theo mục đích chăn nuôi mà cấu trúc chuồng nuôi sẽ khác nhau nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho gia súc, gia cầm phát triển.
Chăn nuôi ở trang trại đa số là loại chuồng với kiểu nền bê tông, chiếm tỷ lệ khoảng 70%, 30% còn lại là chuồng nển sàn cách mặt đất khoảng 1m với hệ thống hầm thu chất thải được bê tông hoá, không có kiểu chuồng nền đất. Do đó, ít có khả năng lan truyền gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm do kết cấu của chuồng. Tuy nhiên, diện tích chuồng nuôi như hiện nay là tương đối chật cho vật nuôi. Bên cạnh các yếu tố về giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, môi trường khí hậu cũng là vấn đề cần quan tâm hơn ở trung tâm, nhất là đối với Heo nái nuôi con, và Heo con theo mẹ.
Theo kết quả khảo sát, đo đạt cho thấy, tuỳ thuộc vào mỗi loại Heo của trang trại sử dụng kiểu nển và qui cách chuồng nuôi khác nhau như sau:
Bảng 3.2: Kiểu nền và qui cách chuồng nuôi.
STT
Loại
Kiểu Nền
Kiểu Chuồng
Diện Tích (m x m)
1
Heo nái khô chữa,
chờ phối, hậu bị
Nền bê tông
Lồng sắt
0.8x1.6
2
Heo cai sữa
Sàn kim loại
Ôâ
1.4x1.8
3
20 nái
Nền bê tông
Lồng
8.8x1.6
4
50 nái
Nền bê tông
Lồng
8.8x1.6
5
Heo nái sinh sản
Sàn kim loại
Ôâ sắt
2x3.5
6
5 mái sàn, 5 mái nền
Nền kim loại, nền bê tông
Ôâ sắt
3.5x3
7
Heo đực giống
Nền bê tông
Ô
3x3.5
8
Heo kiểm tra cá thể
Nền bê tông
Lồng
0.8x1.6
9
Heo thịt huấn luyện
Nền bê tông
Ôâ
3.5x3
10
Heo thịt nghiên cứu
Nền bê tông
Ôâ
3.5x3
Tóm lại, sức khoẻ và năng suất của đàn Heo chịu tác động của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hàm lượng các khí độc trong chuồng nuôi. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng trong chăn nuôi vùng nhiệt đới.
- Hiện trạng tại 10 khu nhà chăn nuôi Heo trong trang trại dùng toàn mái tôn. Thực trạng này cho thấy sự đầu tư cơ sở hạ tầng đã được đầu tư và quan tâm. Bởi khí hậu của trung tâm điển hình cho khí hậu miền nam, nóng ẩm nhiều, nhiệt độ mùa khô tương đối cao.Vì vậy yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sinh trưởng của vật nuôi.
3.2.1.1.3 Vị trí chuồng nuôi đến các khu vực xung quanh
- Hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ đến con người và động vật. Việc phát tán ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy khi xây dựng chuồng trại cần cách li với khu vực nhà ở, cách xa giao thông, trường học, bệnh viện, nhà máy,Trước đây khu trang trại Sáu Hưng nằm cách xa khu dân cư nhưng khi nhu cầu đô thị hoá cao, vấn đề nhà ở thiết yếu hành đầu nên nhà cửa xây gần khu chăn nuôi. Điều này đã được cấp lãnh đạo quan tâm trước khi bắt đầu xây dựng trang trại chăn nuôi Sáu Hưng. Nhưng với sự gia tăng dân số ngày càng nhanh, vốn đất thổ cư ngày càng cạn, việc người xây dựng nhà ở xung quanh trang trại là ngoài sự kiểm soát. Theo kết quả đo đạt, khoảng cách từ chuồng nuôi đến các khu vực xung quanh như sau:
Nhà ở của khu dân cư gần nhất theo hướng gió là 20m.
Giếng nước của nhà dân gần nhất chịu tác động là khoảng 195m.
Giếng nước phục vụ cho heo uống là 5m.
Giếng nước phục vụ cho việc vệ sinh chuồng trại là 2m.
Khu vực văn phòng là 25m.
Nguồn nước mặt (suối) là khoảng 200m.
- Với khoảng cách 20m cách nhà dân như hiện nay, mùi hôi sinh ra do quá trình phân huỷ chất thải phát tán theo gió có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Những chất ô nhiễm trong phân có thể thấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, đặc biệt với khoảng cách 2m -5m như hiện nay.
3.2.1.1.4 Hoạt động chăn nuôi
Trong quá trình hoạt động công suất chăn nuôi tại trang trại Sáu Hưng được trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3 : Công suất chăn nuôi
Công Suất Thực Tế
Công Suất Thực Tế
(số có mặt thường xuyên trong quý)
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Cả năm
Heo nái: 300 con
272
291
316
232
278
Heo thịt : 550 con
416
356
376
379
382
Heo đực kiểm tra:163 con
162
213
143
68
147
Heo con: 400 con
367
258
296
390
328
Heo đực làm việc: 36 con
31
36
23
21
28
3.2.1.1.5 Sản phẩm chăn nuôi
Sản phẩm chăn nuôi của trang trại Sáu Hưng năm 2005 được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Sản phẩm chăn nuôi trong năm 2005
Loại sản phẩm
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Cả năm
Heo hậu bị cái (35-90 kg)
22 con
103 con
54 con
47 con
226 con
Heo đực giống (60-110 kg)
43 con
72 con
75 con
71 con
261 con
Heo con giống (18-25 kg)
50 con
90 con
201 con
161 con
602 con
Heo thịt
212 con
150 con
161con
75 con
608 con
Heo đực loại
122 con
92 con
51 con
24 con
289 con
Heo nái loại
66 con
38 con
76 con
32con
212 con
- Trong hoạt động, trang trại Sáu Hưng luôn có những kế hoạch cho hoạt động chăn nuôi, làm sao cho môi trường chăn nuôi tốt nhất, qui trình chăm sóc tốt nhất nhằm đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt, tăng trọng cao. Từ đó tạo được thế mạnh nâng cao hiệu quả kinh tế ngày càng nhiều cho trang trại với thị trường các tỉnh phía nam.
3.2.1.1.6 Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm
Theo thống kê này cho thấy, qui mô chăn nuôi của trang trại rất lớn và đa dạng vật nuôi.
Bảng 3.5 : Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm
Loại heo
Đầu heo (con )
Đàn heo
2266
Nái sinh sản từ lứa 2
280
Nái sinh sản từ lứa 1
190
Heo đực làm việc
8
Heo con
880
Heo thương mại
908
Đàn gà
8782
Gà đẻ
3354
Gà hậu bị
4353
Gà con úm
1075
Đàn thỏ
463
Thỏ đực làm việc
19
Thỏ cái đẻ
74
Thỏ hậu bị
139
Thỏ con
231
Bảng 3.6 : Cơ cấu đàn heo năm 2005
Loại heo
Lượng thức ăn
Đầu heo
(con)
Cơ cấu
(%)
(bao)
(kg)
Heo đực
70
1734
28
1.4
Heo nái
1010
25244
342
16.8
Heo thương mại
60
1492
368
18.1
Heo cai sữa
301
7514
334
16.4
Heo hậu bị
1850
46243
960
47.3
TỔNG
3220
82235
2032
100
- Việc giải quyết phân và nước thải thật không dễ đối với một trang trại như trang trại Sáu Hưng. Khối lượng phân, nước thải hàng ngày thải ra rất lớn, phân huỷ nhanh gây ô nhiễm môi trường, nhất là những trang trại gần khu dân cư, công trình công cộngAûnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người và hạn chế năng suất chăn nuôi, nhất là ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như ở nước ta.
3.2.1.2 Qui trình tổ chức chăn nuôi và chế độ phòng ngừa dịch bệnh .
3.2.1.2.1 Qui trình tổ chức chăn nuôi
Để tiến hành chăn nuôi Heo trang trại đã nghiên cứu và đưa ra tổ chức chăn nuôi heo như sau
Heo giống
Loại
Sản phẩm tận thu
Sản phẩm đem bán : heo thịt, heo hậu bị
Heo con
(6o ngày tuổi)
Heo hậu bị
(61 ngày tuổi)
Heo thịt
(61-95 ngày tuổi)
Heo kiểm tra cá thể
Hình 3.1: Quy trình tổ chức chăn nuôi Heo.
- Sau 21 ngày theo mẹ Heo con được cai sữa và được nuôi cho đến 60 ngày tuổi, trong quá trình nuôi dưỡng ở giai đoạn này sẽ tiến hành chọn lựa chia ra làm 2 loại heo thịt và heo kiểm tra cá thể.
- Heo thịt sau khi được kiểm tra đạt tiêu chuẩn thú y sẽ là sản phẩm đem bán . Khi kiểm tra cá thể sẽ phân loại ra những heo hậu bị được trang trại giữ lại làm giống, phần dư sẽ được bán dưới dạng con giống. Heo giống khi hết thời hạn sử dụng sẽ bán lại trở thành sản phẩm tận thu.
- Thức ăn cung cấp trong trại được điều phối bởi phòng thức ăn, thức ăn mua từ xí nghiệp thức ăn gia súc như Proconco, Cp Việt Nam, Cargil.Chúng được chứa trong kho, rồi vận chuyển dần xuống các chuồng bằng xe cải tiến. Mỗi loại heo bố trí một máng thích hợp, các vật liệu làm máng của trại rất chắc chắn để tránh không cho heo gặm làm hỏng máng .
Thành phần cơ bản của thức ăn bao gồm:
Đạm thô: 20-40%
Xơ thô: 5-20%
Tinh bột: 30-60%
Khoáng đa lượng: 3-5%
Khoáng vi lượng: <1%
Vitamin, kích tố : <0.1%
Định mức tổng quát thức ăn cho heo như sau:
Heo nái nuôi con: 4-7 kg/con/ngày
Heo nái có chửa: 2-3 kg/con/ngày
Heo nái hậu bị: 2-4 kg/con/ngày
Heo con: 0.5-1kg/con/ngày
Heo đực giống: 2-4 kg/con/ngày
3.2.1.2.2 Vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh
Chương trình vaccin đang được sử dụng đối với heo được đưa ra trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Chương trình vaccin đang được sử dụng đối với Heo
Loại heo
Loại vaccin
Thời gian tiêm
Heo đực giống
Dịch tả
2 lần/năm
Lở mồm long móng
2 lần/năm
Phó thương hàn
2 lần/năm
Tụ huyết trùng
2 lần/năm
Aujeszky
2 lần/năm
parvovirus
2 lần/năm
Heo hậu bị
Các loại vaccin trên
Trước khi phối giống
Heo nái
Aujeszky
Trước khi sanh 5 tuần
Sổ lãi
Trước khi sanh 1-2 tuần
Parvovirus
Sau khi sanh 2 tuần
Dịch tả
Sau khi sanh 3 tuần
Phó thương hàn
Sau khi sanh 3 tuần
Lở mồm long móng
Sau khi sanh 4 tuần
Tụ huyết trùng
Sau khi sanh 4 tuần
mycoplasma
Sau khi sanh 30 ngày tuổi
Heo con
Chích sắt
Sau khi sanh 3 ngày
Heo thịt
Heo cai sữa
Thiến heo
7-10 ngày
Ngừa Mycoplasma
30 ngày
Dịch tả
21 ngày tuổi
Phó thương hàn
26 ngày tuổi
Lở mồm long móng
42 ngày tuổi
Tụ huyết trùng
56 ngày tuổi
Lở mồm long móng - tụ huyết trùng
10 tuần tuổi
- Trong những năm qua nước ta và cả thế giới đang lo lắng đối mặt với dịch cúm ở người mà nguyên nhân do lây lan từ gia cầm. Chúng là vi rút lây lan trong không khí, nếu không có giải pháp ngăn chặn và đề phòng đúng cách thì rất nguy hiểm. Trước dịch hoạ này gây tổn thất rất nhiều tiền của và công sức cho các nước, tạo ra thị trường cung cấp thịt biến động mạnh. Đối mặt với những vấn đề nhạy cảm, rộng lớn, mới mẻ này. trang trại Sáu Hưng rất cẩn thận trong công tác thực hiện chủ trương kiên quyết ngăn ngừa dịch bệnh sẵn sàng cắt ngay từ đầu sự lan tràn dịch bệnh nếu có dấu hiệu.
3.2.1.3.Hiện trạng quản lý môi trường của trang trại
3.2.1.3.1 Nguồn phát sinh chất thải
- Hoạt động chăn nuôi của trang trại hàng ngày với quy mô lớn nên lượng chất thải sinh ra rất nhiều. Theo kết quả khảo sát cho thấy, hiện trạng thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại tương đối tốt, có hệ thống xử lý nước thải được xây dựng nhằm đảm bảo xả nước thải của trang trại ra ngoài môi trường tiếp nhận tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Lượng chất thải sinh ra tại trang trại rất nhiều và ở tất cả các khâu hoạt động chăn nuôi. Bên việc thu gom lưu trữ và xử lý là việc quan trọng, rất cần có hệ thống mới giảm nhẹ tác động đến môi trường. Nhìn chung việc quản lý chất thải chăn nuôi Heo đang gặp nhiều khó khăn. Cần có nhiều biện pháp tích cực kết hợp để giải quyết vấn đề và khắc phục sự ô nhiễm môi trường do lượng chất thải khá lớn này gây ra.
Bảng 3.8 :Thống kê các dạng chất thải và nguồn sinh ra tại trang trại Sáu Hưng
Dạng Chất Thải
Nguồn Phát Sinh
Phân trấu gà
Chuồng gà
Vỏ trứng gà
Trại ấp
Ổå lót nhau thai, tai, đuôi heo con
Chuồng heo nái đẻ, heo cai sữa
Bao thức ăn
Tất cả các chuồng
Bao bì, vỏ chai thuốc thú y
Phòng thú y, tất cả các chuồng
Máng ăn, máng uống, ống dẫn nước
Tất cả các chuồng
Xác động vật chết
Tất cả các chuồng
Cặn lắng
Bể lắng sơ bộ
Bùn lắng
Bể lắng bùn
Nước tiểu heo
Tất cả các chuồng
Nước rò rỉ
Tất cả các chuồng
Nước vệ sinh chuồng trại, tắm heo
Tất cả các chuồng
Các loại khí gây mùi hôi
Chuồng chăn nuôi heo, gà, hệ thống xử lí nước thải
Phân heo tươi
Chuồng heo nái đẻ, heo nái chờ phối, heo con cai sữa
3.2.1.3.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
- Độ ẩm không khí: Trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, độ ẩm không khí trung bình hằng năm vào khoảng 82% - 83%, độ ẩm này càng gia tăng đối với chuồng nuôi xây dựng thiếu thông thoáng hoặc do các qui định kỹ thuật. Sự gia tăng độ ẩm càng gây ảnh hưởng đối với Heo con theo Heo mẹ.
Nhiều thí nghiệm cho thấy: nuôi Heo trong chuồng có độ ẩm tương đối cao trong thời gian dài sẽ làm giảm tính thèm ăn, sức tiêu hoá giảm, Heo con sinh trưởng chậm, hiệu suất chăn nuôi thấp.
- Nhiệt độ: Qua khảo sát thực tế, trang trại Sáu Hưng có đầu tư trang thiết bị nhằm giảm nhiệt độ như máy quạt thông gió, các khu chuồng trại thông thoáng ra các phía. Sau đây là kết quả đo nhiệt độ được theo dõi tại trang trại:
Bảng 3.9: Kết quả đo nhiệt độ trong và ngoài chuồng (0C)
Thời gian
Vị trí
8h30
11h30
14h30
16h30
Ghi chú
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
Trại huấn luyện chăn nuôi heo
29.5
31
33
35.5
31.5
33.5
29.5
31.5
Không hệ thống làm lạnh
Trại nghiên cứu chăn nuôi heo
29.5
31
28.5
35.5
28.5
33.5
29
31.5
Có hệ thống làm lạnh kiểu nhỏ giọt
(1): trong chuồng (2): ngoài chuồng
- Từ kết quả đo ở bảng cho thấy nhiệt độ bên trong chuồng nuôi thấp hơn bên ngoài. Sự chênh lệch nhiệt độ thể hiện rất rõ ở trại nghiên cứu heo vao buổi trưa, ở đây trung tâm sử dụng hệ thống làm lạnh kiểu nhỏ giọt để tạo điều kiện tốt nhất cho Heo ngoại và Heo lai phát triển (28.50C). Tuy nhiên, vào những buổi trưa nắng gắt nhiệt độ tăng cao (330C) làm hô hấp của động vật tăng, gây ảnh hưởng đến mức độ tăng trọng và tiêu tốn thức ăn.
3.2.1.3.3 Phương thức vệ sinh chuồng trại :
- Cũng như phương thức xử lý chất thải từ chăn nuôi quyết định đến môi trường sống của gia súc, gia cầm và môi trường xung quanh. Nếu vệ sinh chăn nuôi tốt sẽ hạn chế sự lan truyền ô nhiễm chất thải trong trang trại và khu vực lân cận.
- Theo kết quả khảo sát cho thấy, công tác vệ sinh chuồng trại được bộ phận thú y trong trang trại thực hiện rất tốt, mọi người ra vào trang trại đều phải tuân thủ theo quy định nhằm ngăn ngừa sự lan truyền dịch bệnh cho người và vật nuôi.
Bảng 3.10 : Phương thức vệ sinh chuồng trại cho từng vật nuôi tại
Trang trại Sáu Hưng
Loại vật nuôi
Phương thức vệ sinh
Heo nái chữa, heo nái đẻ và heo con theo mẹ
Hốt phân – không rửa chuồng
Heo con cai sữa
Hốt phân – không rửa chuồng
Heo hậu bị
Rửa chuồng + phân
Heo đực làm việc
Rửa chuồng + phân
Heo kiểm tra cá thể
Rửa chuồng + phân
Heo nái khô chữa
Hốt phân – không rửa chuồng
Heo thịt
Rửa chuồng + phân
- Phương thức rửa chuồng heo song song với việc dội phân, làm phân rửa ra hòa vào nước thải, làm thế hạn chế được thời gian lao động, dội nước thường xuyên có thể giảm mồi hôi đặc trưng trong chuồng. Tuy nhiên, với phương thức này chất dinh dưỡng trong phân bị mất đi nhiều, và ở các máng dẫn bị lắng đọng chất thải. Ngoài ra, việc dùng quá nhiều nước làm cho khối lượng nước thải tăng lên, có thể gây quá tải đối với hệ thống máng dẫn và hệ thống xử lý nước thải.
Bảng 3.11 : Kết quả phân tích mẫu nước thải tại trang trại Sáu Hưng
STT
Chỉ Tiêu
Đơn Vị
Kết Quả Phân Tích
Tiêu Chuẩn B TCVN 5945-2005
M1
M2
1
pH
-
6,3
7,4
5,5 - 9
2
BOD5
MgO2/l
974
226
50
3
COD
MgO2/l
1728
195
100
4
Coliform
MNP/100ml
4,8.107
7,8.104
1.104
(Nguồn: Trung tâm quan trắc Sở Tài nguyên & Môi trường-Đồng Nai, 2005)
Ghi chú:
- M1: Nước thải vệ sinh chuồng trại trước khi vào hố biogas.
- M2: Nước thải sau khi qua hố biogas.
Nhận xét:
- Nước thải chủ yếu tại hộ chăn nuôi heo của là nước thải vệ sinh chuồng trại. Kết quả lấy mẫu và phân tích cho thấy nước thải này bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh lớn: BOD5 = 974 MgO2/l; COD = 1728 MgO2/l; Coliform = 4,8.107 MNP/100ml.
- Sau khi qua xử lý bằng hố Biogas, các chỉ tiêu chính như BOD5, COD, TSS vẫn không đạt tiêu chuẩn. Chỉ tiêu BOD5 còn cao gấp 4 lần, COD cao gấp 2 lần giá trị quy định trong mức tiêu chuẩn thải ra nguồn loại B, TCVN 5945 – 2005.
- Qua tình hình trên ta có thể thấy rằng nồng độ ô nhiễm hữu cơ tại các hộ chăn nuôi Heo tuy không lớn nhưng cũng đã góp phần tạo nên ô nhiễm các dòng sông, các con kênh, con rạch của địa phương và góp phần làm ô nhiễm nguồn nước của con sông lớn đó làû sông Đồng nai.
- Do đó, trước tình hình trên thì vấn đề giải quyết ô nhiễm nguồn nước do chăn nuôi là không thể chần chừ và kéo dài được. Hơn nữa trong vài năm trở lại đây nhu cầu đời sống ngày càng cao thì vấn đề cung cấp thực phẩm có prôtêin như thịt heo là không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày và cùng với xu hướng phát triển chung của huyện bà con trong xã cũng phát triển ngành chăn nuôi một cách đáng kể. Càng phân tích ta càng thấy vấn đề giải quyết nước thải do chăn nuôi là vô cùng hợp lý. Trước mắt là chăn nuôi hộ gia đình và sau đó là chăn nuôi theo hướng trang trại và chăn nuôi tập trung.
Bảng 3.12 Khí thải đo dược trong và ngoài chuồng:mg/m3
Chỉ Tiêu
Đo Được
TCVN
Trong chuồng
Ngoài chuồng
T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DO AN TOT NGHIEP.doc
- 1_N.VU LVAN.doc