Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tòa án Công lý quốc tế

Theo Điều 59 Quy chế của Tòa: “Quyết định của Tòa có giá trị bắt buộc chỉ đối với các bên tham gia vụ án mà chỉ đối với các vụ án cụ thể đó”.

Tuy nhiên cách giải thích của Tòa nhiều khi đã vượt ra khỏi phạm vi các quốc gia tham gia vụ kiện mà có tác động nhất định với cả các quốc gia ký kết điều ước nhưng không tham kiện đồng thời mỗi phán quyết của Tòa không đương nhiên có giá trị là tập quán quốc tế nhưng tên thực tế vẫn gián tiếp tác động tới thái độ của các quốc gia đối với vấn đề mà Tòa đã phân xử từ đó tác động tới cách quan niệm và ý chí của các chủ thể luật quốc tế. Vì vậy, trên bình diện chung, có thể đánh giá đóng góp quan trọng mà các bản án của Tòa đưa ra đối với sự phát triển của Luật quốc tế là việc, các chủ thể của Luật quốc tế ngoài việc viện dẫn kết quả giải quyết của Tòa với tính chất là tập quán quốc tế thì hoàn toàn có thể chấp nhận áp dụng từng phần hay toàn bộ phán quyết của Tòa với tư cách là phương tiện bổ trợ nguồn của Luật quốc tế. Cụ thể là các phán quyết sau này thường căn cứ vào những án lệ đã có từ trước để xác định những quy tắc.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tòa án Công lý quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Liên hợp quốc. Ngày 12-11-1974, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 3232 khẳng định lại một lần nữa Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan chính của Liên hợp quốc, có vai trò to lớn trong việc giải quyết hòa bình và các tranh chấp quốc tế. a) Cơ cấu của Tòa án Công lý quốc tế Tổ chức của Tòa được quy định cụ thể tại chương I của Quy chế Tòa án Công lý quốc tế, theo đó Tòa án công lý quốc tế là một Hội đồng các thẩm phán độc lập được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở nước họ để chỉ định giữ chức vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế ( Điều 2 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế). Tòa gồm 15 thẩm phán trong đó không thể có 2 người có cùng quốc tịch (Điều 3). Các thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm và có thể được bầu lại. Tuy nhiên đối với các thẩm phán của khóa bầu đầu tiên, 5 thẩm phán sẽ hết nhiệm kỳ sau 3 năm và 5 thẩm phán khác sẽ hết nhiệm kỳ sau 6 năm. Thành viên của Tòa sẽ do Đại hội đồng và Hội đồng bảo an bầu ra. Bầu cử được tiến hành 3 năm một lần nhằm thay đổi 1/3 thành phần Tòa với mục đích đổi mới sức mạnh. Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, thành viên của Tòa bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 2 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế thì còn được lựa chọn căn cứ vào các tiêu chuẩn mang tính chính trị - pháp lý. Theo tinh thần của Điều 9 thành phần của Tòa phải phản ánh được các hình thái văn minh chủ yếu và các hệ thống pháp luật cơ bản của thế giới. Điều này thể hiện mong muốn các quyết định của Tòa có hiệu lực cao và thu hút được sự tin cậy của các quốc gia trên thế giới trong việc sử dụng Tòa như một phương tiện hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Điều này mang nặng tính chính trị và được quyết định bởi nguyên tắc phân bổ công bằng về mặt địa lý. Theo đó thành phần của Tòa sẽ có đại diện của các nhóm: Tây Âu và các quốc gia khác, các nước Đông Âu, các nước Mỹ - La Tinh, các nước Châu Á, các nước Châu Phi. Khi trở thành thẩm phán của Tòa, các thẩm phán không đại diện cho chính phủ nào mà là các thẩm phán độc lập. Để đảm bảo sự độc lập này, các thẩm phán được hưởng các đặc quyền nhất định về vật chất cũng như các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao (Điều 19 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế). b) Thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế Thẩm quyền của Tòa được xác định bởi Quy chế và Nội quy của Tòa, trong đó Quy chế của Tòa kèm theo Hiến chương và là một bộ phận hợp thành của Hiến chương. Còn Nội quy quy định về các nguyên tắc của Tòa khi thực hiện chức năng của mình. Nội quy của Tòa thông qua ngày 6 – 5 – 1946. Hiện nay quy chế này đã được sửa đổi 2 lần vào năm 1972 và 1978 với mục đích cải tổ thủ tục tranh tụng trước Tòa đơn giản và nhanh chóng hơn. Trên cơ sở đó Tòa án Công lý quốc tế có 2 thẩm quyền chính sau: Thứ nhất là giải quyết, phù hợp với quy chế của mình các tranh chấp giữa các quốc gia và đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý mà Đại hội đồng, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng như các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các tổ chức chuyên môn được phép của Đại hội đồng yêu cầu. Ngoài ra, Tòa còn có thẩm quyền phụ: Chỉ định các Chánh án của Tòa trọng tài, Ủy ban Trọng tài hoặc hòa giải và các Ủy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các quốc gia… * Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Chức năng chính của Tòa là giải quyết hòa bình, trên cơ sở Luật quốc tế, các tranh chấp pháp lý quốc tế phát sinh giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Tòa giúp Liên hợp quốc đạt được một trong những nhiệm vụ cơ bản của mình là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo đúng những nguyên tắc của công lý và của pháp luật quốc tế. Theo quy định của Tòa, một tranh chấp pháp lý là “sự bất đồng trên một quan điểm của luật hay sự kiện, một sự đối kháng, một sự đối lập nhau giữa các lập luận pháp lý hoặc quyền lợi”. Các thành viên của Liên hợp quốc là các quốc gia đầu tiên được sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của Tòa. Quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc cũng có thể yêu cầu Tòa giúp đỡ với điều kiện trước tiên là họ phải chấp nhận quy chế của Tòa. Và chỉ có các quốc gia mới có quyền kiện ra Tòa để giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa họ. Khoản 1 Điều 34 Quy chế của Tòa không cho phép các tổ chức quốc tế xuất hiện trước Tòa với danh nghĩa nguyên đơn hay bị đơn. Khi có tranh chấp, Tòa có thể có hoặc không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó của Tòa là sự thỏa thuận rõ ràng đồng ý thẩm quyền của Tòa. Thẩm quyền này được thiết lập theo 3 phương thức: + Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc: đó là việc các quốc gia tranh chấp với nhau thỏa thuận thỉnh cầu, đề nghị Tòa xem xét phân giải tranh chấp giữa họ. Trong thỏa thuận ghi rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của Tòa, phạm vi luật áp dụng. + Chấp nhận thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế: đó là việc trong các điều ước song phương, đa phương, các bên đã thỏa thuận trù định về một điều khoản đặc biệt rằng khi có xảy ra tranh chấp trong việc giải quyết và thực hiện điều ước quốc tế, một bên có thể đưa tranh chấp ra trước Tòa. Số lượng các điều ước quốc tế có điều khoản xác lập trước thẩm quyền của Tòa đã lên tới hơn 400 trường hợp và đã có 60 nước thể hiện ý chí của mình chấp nhận trước thẩm quyền bắt buộc của Tòa trong các hiệp ước song phương. + Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa: Với việc vai trò của Tòa ngày càng tăng thì số lượng các quốc gia chấp nhận cơ chế của Tòa sẽ ngày càng tăng. Tại khoản 2 Điều 36 quy định như sau: “ Các nước thành viên của Quy chế này bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận bắt buộc, toàn hiệu lực và không cần một thỏa thuận đặc biệt nào, đối với một nước khác bất kỳ cũng chấp nhận một nghĩa vụ như vậy, thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với tất cả các tranh chấp pháp lý…” Cơ chế này cho phép quốc gia có thể viện dẫn đến sự giúp đỡ của Tòa để phân giải một tranh chấp đối với một quốc gia khác có cùng lập trường về thẩm quyền của Tòa. *Thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn : Tại Chương IV Quy chế của Tòa đã quy định cụ thể hơn về thẩm quyền này của Tòa. Cơ chế này chỉ được dành cho các cơ quan chính của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Các quốc gia không có quyền yêu cầu này về các tranh chấp của mình. Theo quy định tại Điều 96 của Hiến chương thì Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an có quyền yêu cầu tư vấn bất kỳ một vấn đề pháp lý nào, trong khi đó các tổ chức chuyên môn chỉ được yêu cầu tư vấn những vấn đề trong phạm vi hoạt động của mình. Tuy nhiên, tại Điều 65 của Quy chế lại đưa ra một phạm vi rộng hơn; “Tòa án có thể đưa ra những kết luận tư vấn về một vấn đề pháp lý bất kỳ nào theo yêu cầu của một cơ quan hoặc tổ chức bất kỳ được chính Hiến chương Liên hợp quốc, hoặc phù hợp với các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc, cho phép yêu cầu một kết luận tư vấn”. II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ Thực tế trong hơn 50 năm tồn tại của mình, tuy số lượng vụ việc được đưa ra giải quyết tại Tòa không lớn nhưng đối với kết quả giải quyết của Tòa, ngoài việc xem xét các tranh chấp quốc tế phát sinh, Tòa đã đóng góp nhiều ý kiến tư vấn về pháp lý cho Liên hợp quốc cũng như góp phần phát triển Luật quốc tế và khoa học pháp lý quốc tế. Điều này lý giải tại sao, dù con đường tài phán quốc tế thông qua Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc không phải là phương pháp hòa bình được sử dụng thường xuyên trong quan hệ giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể Luật quốc tế nhưng Tòa vẫn tồn tại và phát huy vai trò quan trọng của mình trong quan hệ quốc tế hiện đại. Hiệu quả hoạt động của Tòa án Công lý quốc tế được biểu hiện ở nhiều mặt khác nhau nhưng chủ yếu ở các phương diện sau đây: 1. Tòa án Công lý quốc tế - cơ quan thi hành Luật quốc tế nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế Tại Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc đã đề ra 4 mục đích chính của tổ chức này trong đó nhiệm vụ cơ bản nhất là: “Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế…, phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hòa bình…, điều chỉnh hoặc giải quyết các tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa lại sự phá hoại hòa bình bằng phương pháp hòa bình…” Như đã khẳng định ở trên, Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan chính của Liên hợp quốc. Không phải là tổ chức lập pháp, Tòa án Công lý quốc tế là một cơ quan tài phán, đưa ra các phán quyết và kết luận tư vấn trong chừng mực thẩm quyền cho phép. Tuy nhiên, ngày nay không có một cơ quan tài phán nào giải quyết các vấn đề của cộng đồng quốc tế trong một chỉnh thề và được các quốc gia sử dụng một cách chung nhất trong việc bảo vệ những giá trị tốt đẹp của Luật quốc tế như Tòa án Công lý quốc tế. Xem xét các phán quyết và kết luận tư vấn của Tòa, ta nhận thấy tất cả các khía cạnh của Công pháp cũng như Tư pháp quốc tế đều được đề cập đến, liên quan tới một số lượng đông đảo các quốc gia, các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới. Trong hoạt động của mình, Tòa đã chứng tỏ rằng không phải các vụ tranh chấp đưa ra trước Tòa có tầm quan trọng hay không mà chính là thông qua việc giải quyết các tranh chấp, Tòa đã cùng với các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc thúc đẩy quá trình duy trì hòa bình an ninh quốc tế và phát triển các mối quan hệ giữa các quốc gia. Ngay từ khi mới thành lập Tòa đã có những bước khởi đầu tốt đẹp qua các vụ Eo biển Corfou năm 1949. Quyền tị nạn năm 1950 hay các kết luận tư vấn bồi thường thiệt hại cho các hoạt động của các cơ quan của Liên hợp quốc năm 1949. Tuy nhiên, thời kỳ chiến tranh lạnh đã phủ một bóng đen kìm hãm hoạt động của Tòa trong việc thực hiện những mục tiêu cao cả mà những người sáng lập đã đặt ra. Kết luận tư vấn đầu tiên mà Đại hội đồng Liên hợp quốc đề nghị Tòa tư vấn chính là nhằm giải quyết sự đối đầu giữa 2 khối, giữa 2 siêu cường Mỹ và Liên Xô trong vấn đề kết nạp thành viên mới. Hiện nay, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là xu hướng tất yếu mà các quốc gia lựa chọn. Tuy nhiên, sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế lại tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn bất đồng thậm chí có thể nói, số lượng tranh chấp còn tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của quan hệ quốc tế. Các tranh chấp quốc tế được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau và một trong số các biện pháp đó là biện pháp sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Khoảng thời gian 1960 – 1970 niềm tin vào hoạt động của Tòa cũng như số lượng các tranh chấp và yêu cầu các kết luận tư vấn giảm sút bởi nhiều lý do khác nhau và để khắc phục những chậm trễ, thiếu sót của mình, Tòa đã sửa đổi nội quy của mình vào những năm 1972 – 1978 và tình hình đã thay đổi. Thể hiện ở một số mặt như: các kết luận tư vấn đều có kết quả sau 3 – 6 tháng. Thời gian cũng được rút gọn cho thủ tục tranh chấp khoảng 2 – 3 năm/vụ. Trong thành phần của Tòa, đại diện của các nước thế giới thứ 3 cũng được tăng lên (đại diện của Braxin, Ấn Độ, Mêhico, Sri Lanka…). Tòa cũng áp dụng thể thức tòa rút gọn để giải quyết các tranh chấp có tính đặc thù. Đây là dạng tòa đặc biệt đầu tiên gắn với một dạng tranh chấp đặc thù được thành lập trên cơ sở Điều 26 của Quy chế trong toàn bộ lịch sử của cả Pháp viện thường trực lẫn Tòa án Công lý quốc tế. Những thay đổi này đã đóng vai trò quan trọng trong việc lấy lại lòng tin của các quốc gia và các tổ chức quốc tế đối với Tòa. Từ năm 1946 đến nay đã có hơn 70 phán quyết và 23 kết luận tư vấn. Các vụ án đưa ra trước Tòa từ các nước đang phát triển cũng tăng lên. Các vụ tranh chấp đều được giải quyết và các phán quyết được các quốc gia thi hành khá nghiêm túc. Ví dụ như vụ Thềm lục địa Tuynidi – Libi, Tranh chấp lãnh thổ Libi – Sát, Tranh chấp chủ quyền trên các đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan. Các phán quyết của Tòa thể hiện tính khách quan hơn trước. Trong vụ Các hành động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa, Tòa đã xử cho Nicargoa thắng, yêu cầu Mỹ phải chấm dứt mọi sự đe dọa và sử dụng vuc lực chống lại Nicaragoa. 2. Tòa án Công lý quốc tế và sự phát triển của luật quốc tế a) Đóng góp trong lĩnh vực luật chung của luật quốc tế Khoản 1 Điều 38 Quy chế của Tòa án xác định cơ sở để Tòa giải quyết các tranh chấp bao gồm: các công ước quốc tế chung hoặc riêng đã thiết lập ra những nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận (luật điều ước), các tập quán quốc tế như là một chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận là một tiêu chuẩn pháp lý, những nguyên tắc pháp lý được các dân tộc văn minh thừa nhận, các nghị quyết xét xử và các luận thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau được coi là phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý. Việc áp dụng luật quốc tế trong quá trình giải quyết các tranh chấp của Tòa có một ý nghĩa hết sức quan trọng bởi hoạt động này đưa các quy định của luật đi vào thực tiễn, cũng như góp phần giải thích, làm rõ những quy định này. Khái niệm luật điều ước được hiểu bao gồm không chỉ là các điều ước, hiệp ước song phương, đa phương, khu vực, toàn cầu mà con bao gồm tất cả các thỏa thuận quốc tế khác kể cả không có tính chính thức miễn là chúng được thiết lập trên sự thỏa thuận rõ ràng giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia phải tuyên bố rõ ràng thừa nhận hoặc chấp nhận một điều ước quốc tế nào đó để giải quyết tranh chấp, tuy nhiên tính rõ rãng chính xác của những văn bản này thường rất ít. Vì vậy nhiệm vụ của Tòa là phải giải thích các văn kiện đó, xác định nội dung và hiệu lực của chúng đồng thời đưa ra kết luận liệu chúng có thể được áp dụng vào việc giải quyết các tranh chấp hay không. Hoạt động này đã được Tòa tiến hành đến 3/4 tổng số các điều ước được đưa ra trước Tòa. Để làm điều này, Tòa thường dựa vào Điều 31 của Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế: “Một điều ước phải được giải thích thiện chí phù hợp với nghĩa gốc các từ ngữ của điều ước trong bối cảnh của chúng và dưới ánh sáng của đối tượng và mục tiêu của điều ước. Điển hình cho vấn đề này là trong kết luận tư vấn: Các điều kiện để kết nạp một quốc gia vào Liên hợp quốc (kết luận tư vấn ngày 4 – 5 – 1948), trong kết luận tư vấn này Tòa đã tiến hành làm rõ nội dung Điều 4 của Hiến chương Liên hợp quốc về cơ chế bỏ phiếu kết nạp thành viên mới của tổ chức này. Việc áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp là một điều hết sức thận trọng chỉ được sử dụng khi tập quán đó được chấp nhận như một bằng chứng của thực tiễn chung được thừa nhận như là luật. Điều đó có nghĩa là quy tắc tập quán này phải được hình thành, kết tinh và trở thành bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong đó có các quốc gia là bên tranh chấp. Trong thực tiễn Tòa cũng đã có một khẳng định hết sức quan trọng có ý nghĩa to lớn đó là khẳng định rõ vị trí của tập quán quốc tế so với điều ước quốc tế. Đây là 2 nguồn chính tương đương có giá trị như nhau, không có nguồn nào đứng trên nguồn nào. Trong vụ Các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa, Tòa đã đưa ra nhận xét: “ Có rất nhiều lý do để xem xét, thậm chí nếu hai quy phạm từ hai nguồn luật này xuất hiện với nội dung như nhau, thậm chí các quốc gia hữu quan bị ràng buộc bởi cả hai loại quy tắc trên, trên phương diện luật điều ước quốc tế và trên phương diện luật tập quán quốc tế, thì các quy phạm này vẫn tồn tại một cách độc lập…rõ ràng luật tập quán quốc tế vẫn tiếp tục tồn tại và được áp dụng cách biệt với luật điều ước quốc tế, thậm chí ngay cả khi hai quy phạm luật này cùng một nội dung giống nhau. Việc các nguyên tắc tập quán được khác biệt hóa hoặc đưa vào trong các công ước đa phương không thể nói rằng chúng đã chấm dứt tồn tại và áp dụng như là các nguyên tắc của luật tập quán, ngay cả đối với các quốc gia là thành viên của công ước đó.” Cùng trong vụ án này, Tòa cũng đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định ranh giới giữa nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyền con người; giữa nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và quyền can thiệp nhân đạo…vốn là những vấn đề nóng bỏng của luật quốc tế và thời sự quốc tế. Theo Điều 59 Quy chế của Tòa: “Quyết định của Tòa có giá trị bắt buộc chỉ đối với các bên tham gia vụ án mà chỉ đối với các vụ án cụ thể đó”. Tuy nhiên cách giải thích của Tòa nhiều khi đã vượt ra khỏi phạm vi các quốc gia tham gia vụ kiện mà có tác động nhất định với cả các quốc gia ký kết điều ước nhưng không tham kiện đồng thời mỗi phán quyết của Tòa không đương nhiên có giá trị là tập quán quốc tế nhưng tên thực tế vẫn gián tiếp tác động tới thái độ của các quốc gia đối với vấn đề mà Tòa đã phân xử từ đó tác động tới cách quan niệm và ý chí của các chủ thể luật quốc tế. Vì vậy, trên bình diện chung, có thể đánh giá đóng góp quan trọng mà các bản án của Tòa đưa ra đối với sự phát triển của Luật quốc tế là việc, các chủ thể của Luật quốc tế ngoài việc viện dẫn kết quả giải quyết của Tòa với tính chất là tập quán quốc tế thì hoàn toàn có thể chấp nhận áp dụng từng phần hay toàn bộ phán quyết của Tòa với tư cách là phương tiện bổ trợ nguồn của Luật quốc tế. Cụ thể là các phán quyết sau này thường căn cứ vào những án lệ đã có từ trước để xác định những quy tắc. Về vấn đề chủ thể của Luật quốc tế, Tòa đã có những cống hiến trong việc xác định các yếu tố hình thành nên quốc gia cũng như tổ chức quốc tế. Có thể kể đến một số vụ việc điển hình như: Quyền qua lại trên lãnh thổ Ấn Độ, chủ quyền trên một số vùng đất biên giới (Bỉ / Hà Lan), Tranh chấp biên giới Buốckina phasô/Mali…Tất cả các vụ này phát triển những lý luận về thụ đắc lãnh thổ, nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu và góp phần tích cực giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ. Trong kết luận tư vấn ngày 11 – 4 – 1949 về Bồi thường các thiệt hại gây ra cho hoạt động của Liên hợp quốc, Tòa đã kết luận rằng: “Tổ chức (Liên hợp quốc) có quyền năng chủ thể. Điều đó không có nghĩa là nói tổ chức là một quốc gia, nó hoàn toàn không đúng vậy, hoặc quyền năng chủ thể của nó, các quyền và nghĩa vụ của nó cũng giống như các quyền và nghĩa vụ của quốc gia. Càng không đúng khi nói rằng tổ chức là một “siêu quốc gia”, dù nghĩa của cách biểu thị này như thế nào…Điều này có nghĩa rằng tổ chức là một chủ thể của Luật quốc tế, rằng nó có khả năng là bên thụ hưởng các quyền và nghĩa vụ quốc tế và nó có khả năng thể hiện các quyền của mình bằng con đường yêu sách quốc tế”. Các phán quyết khác của Tòa về các lĩnh vực như đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, quyền quá cảnh, quyền tị nạn đã làm rõ thêm vai trò của Tòa trong việc phát triển Luật quốc tế. b) Đóng góp trong lĩnh vực luật Biển Đây là lĩnh vực thể hiện rõ nhất những đóng góp to lớn có hệ thống, có hiệu quả của Tòa, đặc biệt đối với lĩnh vực hết sức phức tạp, nhiều đổi mới và đã trải qua một quá trình pháp điển hóa lâu dài và gay go. Các tranh chấp về Biển chiếm một tỷ trọng đáng kể trong số những tranh chấp được đưa ra xem xét tại Tòa. Những thành tựu to lớn mà luật Biển đạt được hôm nay có một phần to lớn sự góp công của Tòa án Công lý quốc tế trong việc đưa ra các phán quyết. + Đóng góp về quy chế pháp lý của eo biển quốc tế: Phán quyết đầu tiên của Tòa là một phán quyết về eo biển: Vụ eo biển Corfou (Vương quốc Anh/Anbani). Trong phán quyết năm 1949 này, Tòa đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền qua lại không gây hại qua eo biển quốc tế, góp phần giải thích và thúc đẩy pháp điển hóa Luật biển quốc tế. Quyền này đã được công ước Giơnevơ 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp công nhận và sau đó được phát triển, điểu chỉnh trở thành quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế ghi nhận trong Công ước luật biển 1982. Các eo biển quốc tế là các eo biển nối liền hai phần của biển cả và phục vụ cho hàng hải quốc tế. Tòa cho rằng các quốc gia vào thời kỳ hòa bình có quyền cho các tàu chiến của họ đi lại qua các eo biển quốc tế mà không phải báo trước, quốc gia ven biển không được cản trở việc thực hiện quyền này nếu các tàu chiến không làm ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, chủ quyền và các quyền tài phán khác của các quốc gia ven biển đó. Đồng thời quốc gia ven biển phải có nghĩa vụ thông báo cho tàu thuyền đi lại qua eo biển với bất kỳ mối nguy hiểm nào có thể xảy ra… + Đóng góp về đường cơ sở thẳng: Phán quyết năm 1951 của Tòa trong Vụ Ngư trường NaUy (Anh kiện NaUy), Tòa đã tuyên bố: “Người ta không thể khăng khăng biểu thị đường ngấn nước thủy triều thấp nhất như một nguyên tắc bắt buộc chạy theo bờ biển tại tất cả các chỗ uốn gập của nó. Người ta cũng không thể biểu thị như các ngoại lệ của quy tắc này, các vi phạm nhiều đến nỗi chúng gợi lên các mấp mô của một bờ biển gồ ghề; quy tắc sẽ mất đi trước các ngoại lệ, toàn bộ một đường bờ biển như vậy đòi hỏi phải áp dụng một phương pháp khác: đó là đường cơ sở cách đường hình thể của bờ biển một khoảng cách hợp lý”. Tòa đã công nhận việc phân định của NaUy dựa trên kỹ thuật đường cơ sở thẳng “không trái với luật pháp quốc tế”. Nguyên tắc áp dụng đường cơ sở thẳng năm 1935 của NaUy đã trở thành tiêu chuẩn mới của Luật quốc tế thể hiện tại Điều 4 Công ước luật biển 1958 và Điều 7 Công ước luật biển 1982. Ngày nay, đường cơ sở thẳng đã trở thành một quy phạm mang tính điều ước và tập quán. + Đóng góp về khái niệm Thềm lục địa: Khái niệm Thềm lục địa mặc dù đã được đề cập trong Tuyên bố Truman năm 1945 và Công ước Giơnevơ năm 1958 nhưng nó chỉ được làm sáng tỏ nhất trong phán quyết Thềm lục địa biển Bắc (Cộng hòa Liên bang Đức/Đan Mạch, Cộng hòa Liên bang Đức/Hà Lan). Trong phán quyết này, Tòa án đã khôi phục và phát triển thêm nguyên tắc kéo dài tự nhiên đã được đề cập trước đó. Đối với Tòa, không phải tính tiếp giáp, cũng không phải tính kế cận có thể minh chứng cơ bản trong việc mở rộng thẩm quyền quốc gia trên thềm lục địa nằm ngoài lãnh hải mà chính là khái niệm sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển đã mang lại danh nghĩa quyền chủ quyền cho quốc gia ven biển trên phần thềm lục địa đó. “Trên thực tế, danh nghĩa mà luật pháp quốc tế quy thuộc một cách pháp lý ipso jure cho quốc gia ven biển trên thềm lục địa của họ bắt nguồn từ việc các vùng đáy biển này có thể được coi như một phần lãnh thổ thực sự trên đó quốc gia ven biển từng thực hiện quyền lực của mình: hay người ta có thể nói rằng, trong khi hoàn toàn bị che phủ bởi nước, các vùng đáy biển này vẫn là một sự kéo dài, một sự tiếp nối, một sự mở rộng lãnh thổ này dưới biển”. Từ đó Tòa đã nêu ra được nguyên tắc “Đất thống trị biển” và nguyên tắc “Thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển”. Chính chủ quyền của quốc gia ven biển trên lãnh thổ đã ipso facto đem lại quyền chủ quyền cho họ trên phần thềm lục địa kéo dài của lãnh thổ đất liền ra biển. Ngay cả khi một vùng đáy biển là gần lãnh thổ của một quốc gia hơn là lãnh thổ của mọi quốc gia khác, người ta cũng không thể coi rằng nó thuộc quốc gia này một khi nó không phải là phần mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó ra biển. Nguyên tắc này đã được Công ước về luật biển năm 1982 ghi nhận tại Điều 76. + Đóng góp về vịnh lịch sử: Tại Điều 10 của Công ước luật biển 1982 đã đề cập đến như thế nào là vịnh, tuy nhiên không đưa một định nghĩa nào về vịnh lịch sử. Trong vụ Tranh chấp biên giới đất liền, đảo và biển giữa En Sanvađo và Ônđurát, Tòa đã đưa ra phán quyết của mình, trong đó đã khẳng định vịnh Fonseca là vịnh lịch sử, mỗi nước ven bờ vịnh có lãnh hải đa hải lý và vùng nước vịnh, nằm ngoài vùng nước thuộc chủ quyền tiếp tục được đặt dưới chế độ cộng quản, đồng chủ quyền giữa 3 nước ven bờ vịnh: En Sanvađo, Ônđurát và Nicaragoa. Phán quyết đã góp phần làm sáng tỏ thêm quy chế của một vịnh lich sử, điều mà Công ước 1982 không nói rõ. + Đóng góp về phân định biển: Công ước luật biển 1982 đã có hiệu lực từ ngày 16 – 11 – 1994 đặt ra một trật tự pháp lý mới trên biển và việc phân chia lại các nguồn tài nguyên biển cả. Công ước đã đặt ra một vấn đề hết sức khó khăn: Xác định các đường biên giới biển. Đặc biệt vấn đề xác định thềm lục địa là vấn đề được tranh cãi nhiều nhất và rất khó thỏa thuận. Nội dung quy định tại Điều 74 và Điều 83 của Công ước quy định việc phân định phải theo nguyên tắc công bằng nhưng không đề cập đến như thế nào là công bằng. Trong hơn chục năm qua Tòa án đã tập trung nỗ lực của mình trong việc làm rõ và phát triển các khái niệm về phân định biển mà Công ước này chưa nói rõ theo phương châm “Công bằng không có nghĩa là bằng nhau”. Điều này được thể hiện trong các phán quyết đối với các vụ Thềm lục địa biển Bắc, Thềm lục địa Tuynidi / Libi, Vịnh Maine và Thềm lục địa Libi / Manta. 3. Vấn đề thi hành các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế Như đã đánh giá ở trên, phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế có một giá trị hết sức to lớn. Về mặt pháp lý, phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên. Việc giải quyết tranh chấp sẽ trở nên vô nghĩa nếu các quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa không được các bên thi hành, cũng đồng nghĩa với việc vai trò và chức năng của Tòa không thực hiện được. Vì vậy, các quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa phải được thực hiện nghiêm túc nhất là đối với bên thua kiện. Tại Điều 94 bên cạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả hoạt động của Tòa án Công lý quốc tế.doc
Tài liệu liên quan